De Thi Khoi C 2010
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2011
Môn thi : ĐỊA LÝ – Giáo dục trung học phổ thông
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I (3,0 điểm)
1. Trình bày hoạt động của gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng của nó đến thiên nhiên nước ta.
2. Cho bảng số liệu
Lao động có việc làm của nước ta (nghìn người)
Năm
2000
2009
Tổng số dân
37609,6
47743,6
Trong đó khu vực I
24480,6
24788,5
(Theo Niên giám Thống kê 2008, 2009 - NXB Thống kê)
a) Dựa vào bảng số liệu, hãy tính tỉ trọng của khu vực I ( nông - lâm - thủy sản) trong cơ cấu lao động có việc làm cả nước năm 2000 và năm 2009.
b) Vì sao có sự thay đổi tỉ trọng của khu vực I trong cơ cấu lao động có việc làm cả nước năm 2009 so với năm 2000?
Câu II (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu :
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo thành phần kinh tế (%)
Năm
2005
2006
2007
2008
Nhà nước
25,1
22,4
20,0
18,5
Ngoài nhà nước
31,2
33,4
35,4
37,1
Có vốn đầu tư nước ngoài
43,7
44,2
44,6
44,4
(Theo Niên giám Thống kê 2009 - NXB Thống kê)
1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo bảng số liệu trên.
2. Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta từ năm 2005 đến năm 2008.
Câu III (3,0điểm)
1. Sử dụng Atlat Địa Lý Việt Nam và kiến thức đã học , hãy :
a) Kể tên các ngành của mỗi trung tâm cộng nghiệp sau : Biên Hòa, Vũng Tàu.
b) Cho biết tại sao trong quá trình phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường?
2. Trình bày thế mạnh về tự nhiên và hiện trạng phát triển cây chè của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu IV.b)
Câu IV.a Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Tóm tắt những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên trong việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta.
Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Tóm tắt những thuận lợi và khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp của Đồng bằng Sông Hồng.
BÀI GIẢI GỢI Ý
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I (3,0 điểm)
1. Gió mùa mùa đông : Từ tháng XI đến tháng IV, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắcdi chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.
Vào các tháng XI, XII, I, khối khí lạnh di chuyển qua lục địa châu Á rộng lớn, mang lại cho mùa đông miền Bắc nước ta thời tiết lạnh khô.
Đến các tháng II , III, khối khí lạnh di chuyển về phía đông qua biển vào nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng ở miền Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Gió mùa đông bắc nước ta thành từng đợt, và chỉ tác mạnh mạnh ở miền Bắc, tạo nên một mùa đông có 2 – 3 tháng lạnh (to < 18oC). Khi di chuyển xuống phía nam, khối khí suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, hình thành một mùa khô, nắng nóng ở Nam Bộ.
2. a. Tỉ trọng của khu vực nông lâm thủy sản trong cơ cấu lao động có việc làm cả nước năm 2000 là 65,1%; năm 2009 là 51,9%.
2. b. Có sự thay đổi tỉ trọng của khu vực I trong cơ cấu lao động có việc làm cả nước năm 2009 so với năm 2000 vì nước ta đang xây dựng đất nước với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: tăng tỉ trọng khu vực II (công nghiệp và xây dựng), khu vực III (dịch vụ); giảm tỉ trọng khu vực I (nông – lâm – thủy sản).
Câu II (2,0 điểm)
1. Vẽ biểu đồ miền :
Năm
%
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2008
2. Nhận xét :
- Nhìn chung cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta không cân đối và thay đổi từ năm 2005 đến năm 2008.
- Từ năm 2005 – năm 2008 :
+ Khu vực nhà nước : cơ cấu giảm liên tục, giảm 6,6%.
+ Khu vực ngoài nhà nước : cơ cấu tăng liên tục, tăng : 5,9%.
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài : cơ cấu tăng : 0,7%.
- Giải thích : có sự chuyển dịch như trên là phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ đổi mới, thành phần kinh tế ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài tỉ trọng ngày càng tăng (do nước ta mở rộng quan hệ với nước ngoài, nhất khi Việt Nam gia nhập WTO).
Câu III (3,0 điểm)
1. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học :
a/ Các ngành của mỗi trung tâm công nghiệp:
_ Biên Hòa: công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, điện tử, hóa chất phân bón, sản xuất giấy xenlulô, dệt, may
_ Vũng Tàu: công nghiệp luyện kim đen, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, hóa chất phân bón, dệt, may, nhà máy nhiệt điện, đóng tàu.
b/ Quá trình phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường vì Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước với nhiều ngành kinh tế dẫn đầu cả nước.
- Trong công nghiệp : phát triển nhất nước và đặc biệt là có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài do đó những vấn đề môi trường phải luôn được quan tâm. Sự phát triển của công nghiệp cũng tránh làm tổn hại đến ngành du lịch mà vùng có nhiều tiềm năng.
- Trong nông lâm nghiệp : cần phải bảo vệ vốn rừng trên vùng thượng lưu các sông để tránh mất nước ở các hồ chứa, giữ được mực nước ngầm. Cần cứu các vùng rừng ngập mặn đang bị triệt phá để lấy than củi và nuôi thủy sản không có quy hoạch tốt. Các vườn quốc gia cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
- Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển :
+ Cần bảo vệ môi trường du lịch biển (Vũng Tàu).
+ Về khai thác dầu khí: đây là cơ sở lớn khai thác dầu khí, trong việc phát triển công nghiệp lọc hóa dầu cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.
2. Thế mạnh tự nhiên và hiện trạng cây chè:
- Tự nhiên :
+ Có phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du).
+ Khí hậu của vùng mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi. Đông Bắc địa hình tuy không cao, nhưng lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc, là khu vực có mùa đông lạnh nhất nước ta. Tây Bắc tuy chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu hơn, nhưng do nền địa hình cao nên mùa đông vẫn lạnh.
- Hiện trạng cây chè : Vùng này có thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Đây chính là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.
II. Phần riêng. Phần tự chọn (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu IV a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn:
- Những thuận lợi :
+ Sự phân hóa mùa vụ cho phép sản xuất các sản phảm chính vụ và trái vụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác nhờ có mùa vụ khác nhau giữa các vùng mà việc cung cấp thực phẩm cho người, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến diễn ra đều đặn hơn giữa các tháng trong năm.
+ Sản phẩm nông nghiệp đa dạng.
+ Khả năng xen canh, tăng vụ lớn.
+ Thế mạnh khác nhau giữa các vùng.
- Những khó khăn :
+ Tính mùa vụ khắc khe trong nông nghiệp.
+ Thiên tai (lũ ở vùng cao, lụt ở đồng bằng, hạn hán, bão, côn trùng, dịch bệnh…), tính chất bấp bênh trong nông nghiệp.
Câu IV b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng :
- Thuận lợi :
+ Dân cư– lao động : Lao động dồi dào. Có kinh nghiệm và trình độ
+ Cơ sở hạ tầng : mạng lưới giao thông, điện, nước
+ Cơ sở vật chất – kỹ thuật : tương đối tốt, phục vụ sản xuất công nghiệp.
+ Thủ đô Hà Nội : là trung tâm về chính trị - kinh tế - công nghiệp lớn của cả nước.
+ Thế mạnh khác : Thị trường. Lịch sử khai thác lãnh thổ
- Khó khăn :
+ Đồng bằng sông Hồng là vùng có dân số đông nhất, mật độ dân số của vùng lên đến 1.225 người/km2, gấp khoảng 4,8 lần mật độ trung bình của cả nước (năm 2006).
+ Trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển, việc làm, nhất là ở khu vực thành thị đã trở thành một vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng.
+ Sự quá tải của cơ sở hạ tầng, của các cơ sở dịch vụ giáo dục, y tế
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Số dân đông, kết cấu dân số trẻ tất yếu dẫn đến nguồn lao động dồi dào. Trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển, việc làm, nhất là ở khu vực thành thị đã trở thành một vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng.
+ Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.
KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
MÔN THI: NGỮ VĂN; Khối C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn về sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.
Câu II (3,0 điểm)
Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội.
Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau :
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11,
Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 39)
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
(Tràng giang – Huy Cận, Ngữ văn 11,
Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 29)
Câu III.b Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:
(…) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về (…)
(Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12 Nâng cao,
Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 157)
(…) Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả
(Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường
Môn:
ĐỊA LÍ; Khối: C
I.cau 1:Trình bày những biểu hiện suy giảm và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta
cau 2:Ch
ứng minh dân số nước ta còn tăng nhanh. Điều đó gây khó khăn như thế nào cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ?
II.cau 1:Trình bày cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta. Tại sao cần phải phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ?
cau 2:Phân tích th
ế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đây là gì ? Tại sao
IV.cau 1:Trình bày nh
ững thay đổi trong việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta. Tại sao Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất trong cả nước ?
cau 2:So sánh chuyên môn hoá s
ản xuất nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao giữa hai vùng lại có sự khác nhau về chuyên môn hoá ?
Môn: L
ỊCH SỬ
cau 1:Trình bày nội dung cơ bản chiến lược toàn cầu của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973 và việc triển khai chiến lược đó ở Tây Âu trong những năm 1947 – 1949.
cau 2:Nêu và nh
ận xét về nhiệm vụ và lực lượng cách mạng được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
cau 3:B
ằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc từ năm 1941 đến năm 1945, hãy làm sáng tỏ vai trò của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.
Chi
ến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) là chiến dịch nào ? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của ta và ý nghĩa của chiến dịch đó.
Cu
ộc tiến công chiến lược nào của quân và dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hoá" trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam ? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, diễn biến và kết quả của cuộc tiến công đó.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro