Chương 44: Chiến dịch Tổng phản công Xuân-hè (3).
Thứ bảy, ngày 12 tháng 1 năm 2024.
8:30 phút sáng.
Cuộc thảo luận về chiến dịch Tổng phản công vẫn tiếp tục.
......
-Chiến trường của chúng ta trải rộng tới hơn 579 km. Vậy nên ta cần phải có mục đích rõ ràng và các mũi tiến công cụ thể và mạnh mẽ. Và đây cũng là chủ đề chính trong buổi họp ngày hôm nay.
-Trước hết, chúng ta cần phải có mục tiêu chiến lược cái đã. Xin mời các đồng chí hãy thảo luận rồi thống nhất lại!
Xì xào, xì xào....
9:27 phút...
-Đã hết thời gian thảo luận. Xin mời các đồng chí hãy đưa ra ý kiến của mình!
Nguyễn Đức Tài, bây giờ là thượng tướng, được phòng hội nghị chọn làm người phát biểu, đứng dậy và nói:
-Thưa Tổng Tư lệnh, đầu tiên, chúng ta cần đẩy lui địch về phòng tuyến sát biên giới gốc. Thứ 2, ta phải đánh thiệt hại thật nghiêm trọng sinh lực của địch. Thứ 3, bẽ gãy tất cả những lực lượng chủ lực của địch. Thứ 4, dành lấy thế chủ động chiến lược. Thứ 5, phá vỡ các kế hoạch của địch. Và cuối cùng, hạn chế thương vong tới mức tối đa để chuẩn bị cho các kế hoạch tiếp theo.
-Xuất sắc! Không hổ là những người được đào tạo bài bản. Rất đúng ý tôi. Chấp thuận.
-Vậy là xong phần mục đích chiến dịch. Tiếp theo, ta sẽ bàn về các mũi và hướng tiến công!
Vậy là ngài ấy cầm lấy tấm bản đồ, trải ra mặt bàn ở bên cạnh. Những người khác cũng đứng dậy, đi ra chỗ đó.
.......
-Tôi nghĩ, mũi tấn công quan trọng nhất sẽ là hướng về phía Lào Cai và Lai Châu đấy. Các khu vực này chứa khá nhiều các mỏ quặng quan trọng và các cứ điểm phòng thủ từ phòng tuyến xây từ 2036. Nếu lấy lại được các khu vực này, ta sẽ có được bàn đạp để tiếp tục tấn công sang Tàu. (Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng)
-Tôi không nghĩ như thế. Nếu quan trọng thì phải nói tới hướng Hà Giang-Cao Bằng. Nơi này cũng có nhiều khoáng sản và chia dọc Bắc Bộ. Nếu đánh chiếm được nó, ta sẽ chia đôi được lực lượng chủ lực của địch, từ đó bao vây và tiêu diệt hoàn toàn chủ lực của bọn chúng. ( Tham mưu trưởng Binh chủng bộ binh).
-Hợp lí!
-Đúng đó! Tôi cũng nghĩ vậy.
-Chưa hẳn. Tôi lại nghĩ cánh Lạng Sơn-Quảng Ninh mới là quan trọng nhất. Nơi này có rất nhiều mỏ than, đóng vai trò rất quan trọng trong ngành năng lượng và luyện kim. Trong khu vực đó còn có cả Tp. Hải Phòng, khu siêu công nghiệp của ta, còn là lối ra biển quan trọng. Đã thế, đây còn là nơi đóng quân của PDQ số 4 của địch, là lực lượng mạnh thứ 2 sau PDQ Trung tâm đang kẹt ở Hà Nội. Chưa hết, đây là khu vực gần với các lực lượng đổ bộ nhất. Vậy nên ta cũng cần phải xử lí nó càng nhanh càng tốt.
Xì xào....(Tiếng thảo luận, bàn tán).
........
-Thôi! Được rồi! Ồn ào quá!
Ngài Tổng tư lệnh lên tiếng. Tất cả đều im lặng.
-Nếu như các cậu đang phân vân chưa biết chọn mũi nào, thì kết hợp cả 3 cái là xong. Có mỗi vậy thôi mà cũng cãi nhau ầm ĩ hết cả lên.
Ừ nhỉ. Ổng nói cũng hợp lý đó chứ! Trường hợp có nhiều mũi tấn công chính cũng từng xuất hiện trong lịch sử. Trong chiến dịch Baragtion, cũng có 2 mũi tiến công chính khiến quân Đức bất ngờ rồi thua trận.
.....
-Vậy tóm lại là thế này: Mũi thứ nhất đánh từ Phú Thọ tới Hà Giang. Mũi thứ hai đánh từ Thái Bình, vòng qua Bắc Giang rồi đến Quảng Ninh, đẩy PDQ số 4 của địch vào Hải Phòng, cùng hải quân nhanh chóng xử lí. Mũi còn lại, tấn công vòng lên Lai Châu, chừa lại Điện Biên, kết hợp với quân Lào bao vây nốt PDQ số 7 và số 8 của địch. Còn phía hải quân, tiếp tục bình định Hải Nam, rồi chuẩn bị cho chiến dịch mới sau chiến dịch này.
Rồi sau đó, họ lại tiếp tục bàn với nhau về từng mũi tiến công cụ thể:
-Vậy cánh trực diện, xin giao lại cho PDQ Bắc và PDQ Trung Tâm. Cánh Đông thì giao cho PDQ Đông Bắc. Cánh Tây thì giao cho PDQ Tây Bắc. Các vị nhớ kĩ nhé!
............
-Được rồi! Vậy là hoàn thành. Việc cuối cùng là lựa chọn thời điểm thôi. Đây cũng là 1 vấn đề rất quan trọng đó.
-Thưa Tổng tư lệnh, tôi nghĩ thế này: Ta nên bắt đầu chiến dịch khoảng 2 tháng sau trận Hà Nội để quân nghỉ ngơi, tái bổ sung lực lượng trước. (Phó tư lệnh Quân đoàn 4)
-Cậu nói đúng. Ta cần phải làm như thế để bảo toàn lực lượng hiện có và chuẩn bị cho chiến dịch này. Nhưng tôi nghĩ, chưa đến lúc bàn việc này. Ta nên tập trung vào Hà Nội đã. (Tư lệnh TĐQ số 15)
-Ừm. Như vậy đi. Được rồi, cuộc họp tới đây là kết thúc. Mời các đồng chí nghỉ ngơi.
..........
----------------------
Phần của tác giả.
Hè sắp tới! Hè sắp tới!
Cuối cùng, tôi đã được tha bổng khỏi những giờ học kinh khủng. Vui quá!
Nhưng ngại cái, chúng tôi vẫn còn phải đi học đến hôm tổng kết cơ. Tôi muốn nghỉ hè!
Thôi, xàm đến đây là hết! Hẹn gặp lại mọi người vào tuần sau!
Tác giả.
Soviet_Katri.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro