Đề kiểm tra 45′_lớp 10
Câu 1: R có cấu hình electron ngoài cùng là 3p4. Vị trí của R trong BTH là:
A.Chu kì 3, nhóm IIA B.Chu kì 3, nhóm IIB
C.Chu kì 3, nhóm VIA D. Chu kì 3, nhóm IVB
Câu 2: M(Z=16) Công thức oxit cao nhất và công thức với H của M là:
A.RO3, RH3 B.R2O3, RH3
C.R2O5, RH3 D.RO3, RH2
Câu 3: Nguyên tố A có cấu hình electron cuối cùng điền vào phân lớp 3d2.Vị trí của X trong BTH:
A.Chu kì 3, nhóm IIIA B. Chu kì 3, nhóm VA
C. Chu kì 4, nhóm IIIB D. Chu kì 4, nhóm IVB
Câu 4: Co(Z=27) cấu hình Co3+ là:
A.1s22s22p63s23p63d6 B. 1s22s22p63s23p63d44s2
C. 1s22s22p63s23p63d54s1 D. 1s22s22p63s23p64s2 3d4
Câu 5: Trong các hiddoxit dưới đây, chất nào là bazo mạnh nhất:
A.Al(OH)3 B. Ca(OH)2 C.NaOH D.Mg(OH)2
Câu 6: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là R2O5. R thuộc nhóm và công thức với H là:
A.Nhóm VIA , RH3 B.Nhóm VA, RH3
C.Nhóm IIIA, RH3 D.Nhóm IIA, RH3
Câu 8:Hòa tan hoàn toàn 4,6gam một kim loại kiềm vào nước thu được 2,24 lít khí H2. Kim loại đó là:
A. Mg B.K C.Na D.Ca
Câu 9: Cho các nguyên tố B (Z=5), Al(Z=13), C(Z=6),F(Z=9).Các nguyên tố thuộc một chu kì là:
A.B, Al, C B.Al, B
C.F, B, Al D.B, C, F
Câu 10: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử thì:
A.Bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần.
B.Bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện giảm dần.
C. Bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện tăng dần.
D. Tính kim loại giảm dần, độ âm điện tăng dần.
Câu 10: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm IIIA. Cấu hình electron của R là:
A. 1s22s22p63s23p63d3 B. 1s22s22p63s2
C. 1s22s22p63s23p1 D. 1s22s22p63s23p14s2
Bài tập:
Bài 1:R là nguyên tố thuộc nhóm A, nguyên tử có 2 electron lớp ngoài cùng. Trong oxit cao nhất của R, R chiếm 60,01% về khối lượng.
a) Tìm nguyên tố R.
b) Cho nguyên tố R tác dụng với dung dịch HCl 0,1M thu được 336 ml khí H2 (đktc).Tính khối lượng dung dịch HCl (d=0,8g/ml)
Na=23, Mg=24, Ca=40, K=39, Al=27,H=1,O=16, S=32, Cl=35,5
Bài 2 :Cho X, Y, A2+, B2- có electron sau cùng điền vào phân lớp lần lượt là:2p5, 3p4, 3p6,2p6.Viết cấu hình electron đầy dủ và xác định vị trí của M, N, A, B trong bảng tuần hoàn (có giải thích).
Bài 3: Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính phi kim tăng dần.( có giải thích)
N (Z=7), O(Z=8), F(Z=9)
Filed under: Đề kiểm tra
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro