De cuong Vat lieu xay dung p2
Câu1:Ảnh hưởng của cấu trúc và cấu tạo vật liệu tới khả năng dẫn nhiệt của VLXD:
Trả lời: Khả năng cách nhiệt của vật liệu không những phụ thuộc vào độ rỗng mà còn phụ thuộc vào đặc tính của lỗ rỗng, sự phân bố, kích thước và mức độ đóng kín của chúng.
Qua thực nghiệm, để tăng độ cách nhiệt, người ta cố gắng tạo rỗng cho vật liệu có dạng tổ ong nhỏ và lớp khí mỏng nằm giữa những lớp sợi.
Ngoài ra tính cách nhiệt còn phụ thuộc vào tỉ lệ giữa thể tích ko khí ở trong các lỗ rỗng kín với thể tích chất rắn trong một đơn vị thể tích vliệu. Lớp chất rắn bọc túi khí càng mỏng, cách nhiệt càng tốt
Vậy tạo rỗng cho VLCN có thể được thực hiện bằng cách: dúng phụ gia tạo bọt và khí để tạo cấu trúc rỗng tổ ong…
Câu 2: THủy tinh xây dựng nhận được sau khí để nguội hỗn hợp silicat nóng chảy.Nguyên liệu chủ yếu của thủy tinh bao gồm cát thạch anh Sio2 và xôđa Na2Co3. Đặc tính cấu tạo của kính xây dựng: là chất rắn vô định hình.
Những tính chất của VL kính xây dựng cần quan tâm: tính chất cơ học ( cường độ chịu nén, uốn), độ dẫn nhiệt( chứa nhiều oxit kiềm độ dẫn nhiệt sẽ nhỏ), độ bền hóa học, đặc tính trang trí, tính chất quang học.
Câu 3: Tính chất xây dựng của CKDHC:
Đặc tính kĩ thuật(4 ý)
- Dễ liên kết với vật liệu khoáng bằng lớp màng mỏng và ổn định nước.
- Có độ nhớt nhất định, nên khi thi công nó bao bọc quanh vật liệu khoáng, còn trong thời kì làm việc nó gắn kết những Vl khoáng với nhau và phat triển cường độ.
- Ít thay đổi tính chất trong quá trình sử dụng
- Hòa tan ít trong nước, hòa tan nhiều trong dung môi hữu cơ
Câu 4:
- TÍnh quánh: thay đổi trong phạm vi rộng, phụ thuộc vào hàm lượng các nhóm cấu tạo hóa học, nhiệt độ của môi trường. Nó ảnh hưởng tới tính chất cơ học của hỗn hợp vật liệu khoáng với chất kết dính, quyết định công nghệ chế tạo và thi công loại vật liệu có dùng bitum
- Tính dẻo: đặc trưng cho khả năng biến dạng của bi tum dưới tác dụng của ngoại lực, phụ thuộc vào nhiệt độ và thành phần nhóm
- Tính ổn định nhiệt:sự thay đổi của tính dẻo, tính quánh khi thay đổi nhiệt độ. Vậy sự thay đổi đó càng nhỏ, bitum có tính ổn định càng cao. Nó phụ thuộc vào thành phần hóa học.
- Tính dính bám của bitum lên bề mặt VL khoáng: trước hết nó phụ thuộc vào thành phần của bitum, nhóm chất nhựa càng nhiều, liên kết với vl khoáng càng tốt
Câu 5: các tính chất cơ bản của BTA:
thay đổi đáng kể theo nhiệt độ:ở nhiệt độ thường có tính đàn hồi-dẻo, khi tăng nhiệt độ sẽ có tính chảy dẻo, khi giảm nhiệt độ,BTA trở nên giòn
gồm 7 tính chất cơ bản:
- Cường độ:Tc cơ học của BTA biểu thị khả năng chịu lực và độ ổn định của bêtông ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau.
Về lí thuyết,cường độ của BTA được xác định bằng cường độ của màng bitum
+ Cường độ của BTA được xác định ở nhiệt độ 50 độC, 20 và 0. Cường độ ở 50 độ C biểu thị tính ổn định động của VL, ở 0 độ là tính chống nứt, 20 độ là nhiệt chuẩn tiến hành thí nghiệm.
+ Cường độ BTA phụ thuộc vào thành phần VL, công nghệ làm đặc bê tông, nhiệt độ và tốc độ biến dạng
- Tính biến dạng:đặc trưng bởi 2 chỉ tiêu: môdul đàn hồi và độ nhớt
- Độ mài mòn: xảy ra do tác dụng của lực ma sát. độ đặc của bê tông, độ cứng của cốt liệu và sự dính bám của cốt liệu vs bitum càng cao thì độ chống mài mòn càng lớn.
- Độ ổn định nước:phụ thuộc vào độ đặc và sự ổn định của độ dính bám
- Độ rỗng: ảnh hưởng lớn tới dộ ổn định nước. BTA cần đạt độ rỗng từ 3-6%
- Độ ổn định nhiệt
- Tính dễ tạo hình: đảm bảo cho việc vận chuyển, rải đầm chắc, đặc trưng bởi độ dẻo hay cứng
Câu 6: Vai trò bột khoáng: không những chèn lấp hết khoảng trông giữa những hạt cố tiệu lớn như đá dăm( sỏi), cát làm tăng độ đặc của hỗn hợp mà còn tăng diện tích tiếp xúc , làm màng bitum mỏng, lực tương tác giữa chúng tăng, đồng nghĩa với việc tăng cường độ.
Câu 7: Thành phần nhóm và cấu trúc chết tạo BTA:
1. Thành phần của bitum dầu mỏ xây dựng đường
Bitum dầu mỏ là một hỗn hợp phức tạp của các hợp chất hydrocacbon (metan, naftalen, các loại mạch vòng) và một số dẫn suất phi kim loại khác. Nó có màu đen, hoà tan được trong benzene (C6H6), cloruafooc (CHCl3), disunfuacacbon (CS2) va một số dung môi hữu cơ khác.
Thành phần hoá học của bitum dầu mỏ như sau:
+ C:73-87%;
+ H:8-12%;
+ O: 1-2%;
+ S : 1-5% ;
+ N : 0,5 -1%.
Nhữnghợp chất hiđrôcacbon có cấu tạo hóa họcvàtínhchất vật lí giốngnhau được sắp xếp trong một nhóm cấutạo hóa học, chúng có ảnh hưởnglớnđếntínhchấtcủabitum.Cácnhómcấutạohóahọcchủyếu bao gồm:
- Nhóm chất dầu gồm những hợp chất có phân tử lượng thấp (300-600), không màu, khối lượng riêng nhỏ (0,91-0,925). Nhóm chất dầu làm cho bitum có tính lỏng. Nếu hàm lượng nhóm này trong bitum tăng lên sẽ làm cho tính quánh giảm.Trong bi tum nhóm chất dầu chiếm 45-60%.
- Nhóm chất nhựa gồm những hợp chất có phân tử lượng cao hơn (600-900), màu nâu sẫm, khối lượng riêng xấp xỉ 1. Nó có thể hòa tan trong benzen, etxăng, clorofooc. Nhóm chất nhựa trung tính (tỉ lệ H/C=1,6-1,8) làm cho bitum có tính dẻo. Nếu hàm lượng nhóm này trong bitum tăng lên sẽ làm cho tính dẻo tăng. Nhóm chất nhựa axit (tỉ lệ H/C=1,3-1,4) làm tăng tính bám dính của bitum với vật liệu khoáng. Trong bi tum dầu mỏ nhóm chất nhựa chiếm 15-30%.
- Nhóm asfalt rắn gồm những hợp chất có phân tử lượng lớn (1000-6000), màu nâu sẫm hoặc đen, khối lượng riêng 1,1-1,15). Nhóm này không bị phân giải khi đốt. Ở nhiệt độ lớn hơn 300oC thì bị phân giải ra khí và cốc. Nhóm asfalt rắn có tỉ lệ H/C=1,1. Nó có thể hòa tan trong clorofooc, têtracloruacacbon (CCl4), không hòa tan trong ête, dầu hỏa và axêtôn (C3H5OH). Tính quánh và sự biến đổi tính chất theo nhiệt độ của bitum phụ thuộc chủ yếu vào nhóm này. Nếu hàm lượng nhóm này trong bitum tăng lên sẽ làm cho tính quánh và nhiệt độ hóa mềm của bitum cũng tăng lên.Trong bitum nhóm này chiếm 10-38%.
- Nhóm cacben và cacboit, tính chất của cácben gần giống như chất atphan, chỉ khác là không hoà tan trong benzen và trong CCl4, hoà tan được trong đisunfuacacbon khối lượng riêng lớn hơn 1. Cacboit là một chất rắn dạng muội, không hoà tan trong bất cứ dung môi nào. Hàm lượng của các chất này ở trong bitum nhỏ hơn 1,5%, làm bitum kém dẻo.
- Nhóm axit atphan và anhydrite: nhóm này là những chất nhựa hoá (nhựa axit) mang cực tính (gồm những phân tử co chứa gốc cacboxyl – COOH); nó là thành phần hoạt tính bề mặt lớn nhất của bitum, dễ hoà tan trong rượu cồn, benzene, clorofooc và khó hoà tan trong etxăng. Axit asphalt có khối lượng riêng nhỏ hơn 1, màu nâu sẫm, hàm lượng trong bitum nhỏ hơn 1%. Khi hàm lượng tăng lên, khả năng thấm ướt và cường độ liên kết của bitum với bề mặt vật liệu khoáng dạng cácbonat tăng lên.
- Nhóm paraffin là những hydro cacbua ở dạng rắn. Parafin có thể làm giảm khả năng phân tán và hoà tan của atphan vào trong các nhóm khác, có thể làm giảm tính đồng nhất của bitum. Nếu tỷ lệ paraffin tăng lên, nhiệt độ hoá mềm, tính giòn của bitum ở nhiệt độ thấp sẽ tăng lên, bitum hoá lỏng ở nhiệt độ thấp hơn so với bitum không chứa paraffin. Tỷ lệ của paraffin trong bitum dầu mỏ đến 5%.
Dựa vào thành phần các nhóm cấu tạo hóa học có thể chia bitum dầu mỏ thành 3 loại:
+ Bi tum loại 1 có nhóm asfalt > 25%, nhựa < 24% và dung dịch cacbon >50%.
+ Bitum loại 2 có hàm lượng nhóm cấu tạo hóa học tương ứng: >18%; >36% và < 48%
+ Bitum loại 3 tương ứng là 21- 23%; 30 - 34%; 45-49%.
2. Cấu trúc của bitum dầu mỏ xây dựng đường
Bitum dầu mỏ là một hệ thống keo phức tap có cấu trúc cơ bản là cấu trúc mixen.
Theo lý thuyết mixen đối với những chất cao phân tử, Menep va Mark coi cấu trúc của chúng như một hệ thống tinh thể (mixen). Mỗi mixen là một hệ thống phức tạp bao gồm một số lượng lớn các phân tử có phân tử lượng nhỏ bao quanh một thể bằng những lực tương hỗ. Khi lực tương hỗ lớn thì mỗi một mixen là một nút của mạng. Cấu trúc mixen được coi là những pha phân tán. Với bitum, pha phân tán là atphan, xung quanh chúng là những chất nhựa và môi trường phân tán là chất dầu.
Trong bitum quánh và cứng, mixen chiếm tỷ lệ lớn. Còn trong bitum lỏng chúng chiếm một tỷ lệ nhỏ đến nỗi không có tương tác gì với nhau nên có thể chuyển động tự do trong chất dầu.
Quan hệ giữa hàm lượng và cấu tạo của các nhóm trong bitum (dầu, nhựa, atphan) có thể tạo nên các cấu trúc phân tán khác nhau (sol, gel, sol-gel) có những tính chất cơ lý nhất định.
Cấu trúc sol đặc trưng cho bitum có hàm lượng chất dầu và chất nhựa lớn. Khi đó các mixen không tạo ra được tác dụng tương hỗ lẫn nhau và chuyển động tự do trong môi trường dầu, cấu trúc sol có ở trong bitum lỏng và bitum quánh nấu nóng chảy.
Khi tỷ lệ atphan trong bitum lớn sẽ tạo nên cấu trúc gel. Trong cấu trúc gel các hạt nhân atphan mở rộng ra, các mixen xích lại gần nhau và có tác dụng tương hỗ lẫn nhau, tạo nên mạng cấu trúc không gian. Cấu trúc đó tạo ra tính đàn hồi cho chất kết dính và là đặc trưng cho cấu trúc của bitum cứng ở nhiệt độ thấp.
Cấu trúc sol-gel đặc trưng cho bitum quánh ở nhiệt độ thường. Ở nhiệt độ này vật liệu sẽ có tính đàn hồi dẻo và tính nhớt.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro