Chuong3 CKDHC mars
CHƯƠNG 3 CHÂT KẾT DÍNH HỮU CƠ
3.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI
3.1.1. Khái niệm
Chất kết dính hữu cơ (BITUM) là hỗn hợp của các chất hữu cơ có phân tử lượng tương đối cao, tồn tại ở thể rắn, dẻo hay lỏng.
Nguyên liệu để sản xuất chất kết dính hữu cơ là các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ như dầu mỏ, than đá, than bùn...Sau khi gia công hóa lí, ngoài các sản phẩm chính người ta còn nhận được một số loại nhựa cặn. Nhựa cặn được gia công tiếp tục để thành chất kết dính hưu cơ.
Chất kết dính hữu cơ (nhất là bi tum và guđrông) được ứng dụng rộng rãi để xây dựng các lớp phủ mặt đường, vỉa hè, nền nhà công nghiệp, bảo vệ bê tông và kim loại khỏi bị ăn mòn.
Chất kết dính hữu cơ có những đặc tính kĩ thuật sau:
- Dễ liên kết với vật liệu khoáng bằng lớp màng mỏng bền và ổn định nước.
- Có độ nhớt nhất định, nhờ đó mà trong thời gian thi công nó bao bọc quanh vật liệu khoáng còn trong thời kì làm việc nó gắn kết những vật liệu khoáng thành một khối đồng nhất, tạo ra cường độ cần thiết.
- Tương đối ổn định khí quyển, ít thay đổi tính chất trong quá trình sử dụng.
- Hòa tan ít trong nước và trong axit vô cơ, hòa tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
3.1.2. Phân loại
Căn cứ vào các đặc điểm sau để phân loại chất kết dính hữu cơ.
- Theo thành phần hóa học, chia ra : Bitum và guđrông.
- Theo nguồn gốc nguyên liệu chia ra:
+ Bitum dầu mỏ là sản phẩm cuối cùng của dầu mỏ.
+ Bitum đá dầu là sản phẩm khi chưng đá dầu.
+ Bitum thiên nhiên là loại bitum thường gặp trong thiên nhiên ở dạng kết tinh hay lẫn với các loại đá.
+ Guđrông than đá là sản phẩm khi chưng khô than đá.
+ Guđrông than bùn là sản phẩm khi chưng khô than bùn.
+ Guđrông gỗ là sản phẩm khi chưng khô gỗ.
- Theo tính chất xây dựng chia ra:
+ Bitum và guđrông rắn: ở nhiệt độ 20 - 25oC là một chất rắn có tính giòn và tính đàn hồi, ở nhiệt độ 180 - 200oC thì có tính chất của một chất lỏng.
+ Bitum và guđrông quánh: ở nhiệt độ 20 - 25oC là một chất mềm, có tính dẻo cao và độ đàn hồi không lớn lắm.
+ Bitum và guđrông lỏng : ở nhiệt độ 20 - 25oC là một chất lỏng và có chứa thành phần hyđrôcacbon dễ bay hơi, có khả năng đông đặc lại sau khi thành phần nhẹ bay hơi và sau đó có tính chất gần với tính chất của bitum và guđrông quánh.
+ Nhũ tương bitum và guđrông: là một hệ thống keo bao gồm các hạt chất kết dính phân tán trong môi trường nước và chất nhũ hóa.
3.2. BITUM DẦU MỎ XÂY DỰNG ĐƯỜNG
3.2.1. Thành phần và cấu trúc của bitum dầu mỏ xây dựng đường
1. Thành phần của bitum dầu mỏ xây dựng đường
Bitum dầu mỏ là một hỗn hợp phức tạp của các hợp chất hydrocacbon (metan, naftalen, các loại mạch vòng) và một số dẫn suất phi kim loại khác. Nó có màu đen, hoà tan được trong benzene (C6H6), cloruafooc (CHCl3), disunfuacacbon (CS2) va một số dung môi hữu cơ khác.
Thành phần hoá học của bitum dầu mỏ như sau:
+ C:73-87%;
+ H:8-12%;
+ O: 1-2%;
+ S : 1-5% ;
+ N : 0,5 -1%.
Nhữnghợp chất hiđrôcacbon có cấu tạo hóa họcvàtínhchất vật lí giốngnhau được sắp xếp trong một nhóm cấutạo hóa học, chúng có ảnh hưởnglớnđếntínhchấtcủabitum.Cácnhómcấutạohóahọcchủyếu bao gồm:
- Nhóm chất dầu gồm những hợp chất có phân tử lượng thấp (300-600), không màu, khối lượng riêng nhỏ (0,91-0,925). Nhóm chất dầu làm cho bitum có tính lỏng. Nếu hàm lượng nhóm này trong bitum tăng lên sẽ làm cho tính quánh giảm.Trong bi tum nhóm chất dầu chiếm 45-60%.
- Nhóm chất nhựa gồm những hợp chất có phân tử lượng cao hơn (600-900), màu nâu sẫm, khối lượng riêng xấp xỉ 1. Nó có thể hòa tan trong benzen, etxăng, clorofooc. Nhóm chất nhựa trung tính (tỉ lệ H/C=1,6-1,8) làm cho bitum có tính dẻo. Nếu hàm lượng nhóm này trong bitum tăng lên sẽ làm cho tính dẻo tăng. Nhóm chất nhựa axit (tỉ lệ H/C=1,3-1,4) làm tăng tính bám dính của bitum với vật liệu khoáng. Trong bi tum dầu mỏ nhóm chất nhựa chiếm 15-30%.
- Nhóm asfalt rắn gồm những hợp chất có phân tử lượng lớn (1000-6000), màu nâu sẫm hoặc đen, khối lượng riêng 1,1-1,15). Nhóm này không bị phân giải khi đốt. Ở nhiệt độ lớn hơn 300oC thì bị phân giải ra khí và cốc. Nhóm asfalt rắn có tỉ lệ H/C=1,1. Nó có thể hòa tan trong clorofooc, têtracloruacacbon (CCl4), không hòa tan trong ête, dầu hỏa và axêtôn (C3H5OH). Tính quánh và sự biến đổi tính chất theo nhiệt độ của bitum phụ thuộc chủ yếu vào nhóm này. Nếu hàm lượng nhóm này trong bitum tăng lên sẽ làm cho tính quánh và nhiệt độ hóa mềm của bitum cũng tăng lên.Trong bitum nhóm này chiếm 10-38%.
- Nhóm cacben và cacboit, tính chất của cácben gần giống như chất atphan, chỉ khác là không hoà tan trong benzen và trong CCl4, hoà tan được trong đisunfuacacbon khối lượng riêng lớn hơn 1. Cacboit là một chất rắn dạng muội, không hoà tan trong bất cứ dung môi nào. Hàm lượng của các chất này ở trong bitum nhỏ hơn 1,5%, làm bitum kém dẻo.
- Nhóm axit atphan và anhydrite: nhóm này là những chất nhựa hoá (nhựa axit) mang cực tính (gồm những phân tử co chứa gốc cacboxyl – COOH); nó là thành phần hoạt tính bề mặt lớn nhất của bitum, dễ hoà tan trong rượu cồn, benzene, clorofooc và khó hoà tan trong etxăng. Axit asphalt có khối lượng riêng nhỏ hơn 1, màu nâu sẫm, hàm lượng trong bitum nhỏ hơn 1%. Khi hàm lượng tăng lên, khả năng thấm ướt và cường độ liên kết của bitum với bề mặt vật liệu khoáng dạng cácbonat tăng lên.
- Nhóm paraffin là những hydro cacbua ở dạng rắn. Parafin có thể làm giảm khả năng phân tán và hoà tan của atphan vào trong các nhóm khác, có thể làm giảm tính đồng nhất của bitum. Nếu tỷ lệ paraffin tăng lên, nhiệt độ hoá mềm, tính giòn của bitum ở nhiệt độ thấp sẽ tăng lên, bitum hoá lỏng ở nhiệt độ thấp hơn so với bitum không chứa paraffin. Tỷ lệ của paraffin trong bitum dầu mỏ đến 5%.
Dựa vào thành phần các nhóm cấu tạo hóa học có thể chia bitum dầu mỏ thành 3 loại:
+ Bi tum loại 1 có nhóm asfalt > 25%, nhựa < 24% và dung dịch cacbon >50%.
+ Bitum loại 2 có hàm lượng nhóm cấu tạo hóa học tương ứng: >18%; >36% và < 48%
+ Bitum loại 3 tương ứng là 21- 23%; 30 - 34%; 45-49%.
2. Cấu trúc của bitum dầu mỏ xây dựng đường
Bitum dầu mỏ là một hệ thống keo phức tap có cấu trúc cơ bản là cấu trúc mixen.
Theo lý thuyết mixen đối với những chất cao phân tử, Menep va Mark coi cấu trúc của chúng như một hệ thống tinh thể (mixen). Mỗi mixen là một hệ thống phức tạp bao gồm một số lượng lớn các phân tử có phân tử lượng nhỏ bao quanh một thể bằng những lực tương hỗ. Khi lực tương hỗ lớn thì mỗi một mixen là một nút của mạng. Cấu trúc mixen được coi là những pha phân tán. Với bitum, pha phân tán là atphan, xung quanh chúng là những chất nhựa và môi trường phân tán là chất dầu.
Trong bitum quánh và cứng, mixen chiếm tỷ lệ lớn. Còn trong bitum lỏng chúng chiếm một tỷ lệ nhỏ đến nỗi không có tương tác gì với nhau nên có thể chuyển động tự do trong chất dầu.
Quan hệ giữa hàm lượng và cấu tạo của các nhóm trong bitum (dầu, nhựa, atphan) có thể tạo nên các cấu trúc phân tán khác nhau (sol, gel, sol-gel) có những tính chất cơ lý nhất định.
Cấu trúc sol đặc trưng cho bitum có hàm lượng chất dầu và chất nhựa lớn. Khi đó các mixen không tạo ra được tác dụng tương hỗ lẫn nhau và chuyển động tự do trong môi trường dầu, cấu trúc sol có ở trong bitum lỏng và bitum quánh nấu nóng chảy.
Khi tỷ lệ atphan trong bitum lớn sẽ tạo nên cấu trúc gel. Trong cấu trúc gel các hạt nhân atphan mở rộng ra, các mixen xích lại gần nhau và có tác dụng tương hỗ lẫn nhau, tạo nên mạng cấu trúc không gian. Cấu trúc đó tạo ra tính đàn hồi cho chất kết dính và là đặc trưng cho cấu trúc của bitum cứng ở nhiệt độ thấp.
Cấu trúc sol-gel đặc trưng cho bitum quánh ở nhiệt độ thường. Ở nhiệt độ này vật liệu sẽ có tính đàn hồi dẻo và tính nhớt.
3.2.2. Các tính chất và yêu cầu kỹ thuật của bitum dầu mỏ xây dựng đường
3.2.2.1. Tính chất và yêu cầu kỹ thuật của bitum quánh
1. Tính quánh
Tính quánh của bitum thay đổi trong phạm vi rộng. Nó ảnh hưởng nhiều đến các tính chất cơ học của hỗn hợp vật liệu khoáng với chất kết dính, đồng thời quyết định công nghệ chế tạo và thi công lọai vật liệu có dùng bitum.
Độ quánh của bitum phụ thuộc vào hàm lượng các nhóm cấu tạo hóa học và nhiệt độ của môi trường. Khi hàm lượng nhóm asfalt tăng lên và hàm lượng nhóm chất dầu giảm thì độ quánh của bi tum tăng lên. Khi nhiệt độ của môi trường tăng cao nhóm chất nhựa sẽ bị chảy lỏng độ quánh của bitum sẽ giảm xuống.
Để đánh giá độ quánh của bitum người ta dùng chỉ tiêu độ cắm sâu của kim (có trọng lượng 100g, đường kính 1mm) của dụng cụ tiêu chuẩn (Hình 3-1) vào bitum ở nhiệt độ 25oC trong 5 giây. Độ kim lún ký hiệu là P (đo bằng độ, 1 độ bằng 0,1 mm). Trị số P càng nhỏ thì độ quánh của bitum càng cao.
1. Tính dẻo
Tính dẻo đặc trưng cho khả năng biến dạng của bitum dưới tác dụng của ngoại lực.
Tính dẻo của bitum cũng giống như tính quánh, phụ thuộc vào nhiệt độ và thành phần nhóm, khi nhiệt độ tăng tính dẻo cũng tăng và ngược lại. Trong trường hợp đó bitum dùng làm mặt đường hay trong các kết cấu khác có thể tạo thành các vết nứt. Tính dẻo của bitum được đánh giá bằng độ kéo dài, ký hiệu là L (cm) của mẫu tiêu chuẩn và được xác định bằng dụng cụ đo độ dài
Nhiệt độ thí nghiệm tính dẻo là 25oC, tốc độ kéo là 5cm/phút. Độ kéo dài càng lớn thì độ dẻo càng cao.
1. Tính ổn định nhiệt
Khi nhiệt độ thay đổi, tính quánh, tính dẻo của bitum thay đổi, sự thay đổi đó càng nhỏ thì bitum có tính ổn định nhiệt độ càng cao.
Tính ổn định nhiệt của bitum phụ thuộc vào thành phần hóa học của nó. Khi hàm lượng nhóm asfalt tăng thì tính ổn định nhiệt của bitum tăng và ngược lại.
Bước chuyển của bitum từ trạng thái rắn sang trạng thái quánh rồi hóa lỏng và ngược lại xảy ra trong khoảng nhiệt độ nhất định. Do đó tính ổn định nhiệt của bitum có thể biểu thị bằng khoảng nhiệt độ đó. Khoảng biến đổi nhiệt độ ký hiệu là T được xác định bằng công thức:
T = Tm - Tc
(3-1)
Trong đó :
+ Tm : nhiệt độ hóa mềm của bitum.
+ Tc : nhiệt độ hóa cứng của bitum.
Nếu T càng lớn thì tính ổn định nhiệt của bitum càng cao. Trị số nhiệt độ hóa mềm của bitum ngoài việc dùng để xác định khoảng biến đổi nhiệt độ T nó còn có ý nghĩa thực tế quan trọng. Trong xây dựng đường người ta thường dùng bitum để rải mặt đường, do đó khi gặp nhiệt độ cao nếu Tm không thích hợp thì bitum có thể bị chảy làm cho mặt đường có dạng làn sóng, dồn đống.
Vì vậy, nhiệt độ hóa mềm cũng là một chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá chất lượng của bitum. Nhiệt độ hóa mềm của bitum được xác định bằng dụng cụ “vòng và bi“ (Hình 3-3). Khối lượng của viên bi bằng 3,5g, đường kính 9,53mm và vòng có kích thước như hình vẽ.
Để xác định nhiệt độ hóa mềm người ta đun nóng bình chứa chất lỏng (thường là nước) với tốc độ 5oC/phút. Dưới tác dụng của nhiệt độ tăng dần, đến một lúc nào đó bitum bị nóng chảy lỏng ra, viên bi cùng bitum rơi xuống. Nhiệt độ chất lỏng trong bình, ứng với lúc viên bi tiếp xúc với bản dưới của giá đỡ được xem là nhiệt độ hóa mềm của bitum.
Nhiệt độ hóa cứng của bitum có thể xác định bằng dụng cụ đo độ kim lún. Nhiệt độ hóa cứng là nhiệt độ ứng với độ kim lún bằng 1 độ.
1. Tính hóa già
Do ảnh hưởng của thời tiết mà tính chất và thành phần của bitum thay đổi nghĩa là làm cho bitum bị hóa già. Sự hóa già làm cho tính quánh, tính dòn của bitum tăng lên, làm xuất hiện các vết nứt trong lớp phủ mặt đường, tăng quá trình phá hoại do ăn mòn.
Quá trình hoá già của lớp phủ mặt đường có thể chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 cường độ và tính ổn định biến dạng tăng. Giai đoạn 2 bitum bắt đầu già, cấu trúc thay đổi, làm lớp phủ bị phá hoại. Tuy vậy sự hoá già của bitum phát triển chậm, thường sau 10 năm sử dụng sự hoá già mới ở mức độ cao.Tính hoá già có thể xác định ngay tại hiện trường hoặc bằng mẫu thử thí nghiệm trong các buồng khí hậu nhân tạo.
2. Tính ổn định khi đun nóng
Khi dùng bitum người ta thường phải đun nóng lên đến nhiệt độ 160oC trong thời gian khá dài, do đó các thành phần nhẹ có thể bốc hơi, làm thay đổi tính chất của bitum.
Sau khi tiến hành thí nghiệm này các loại bi tum dầu mỏ quánh phải có hao hụt trọng lượng không được lớn hơn 1%, độ kim lún và độ kéo dài thay đổi không được lớn hơn 40% so với trị số ban đầu.
3. Nhiệt độ bốc cháy
Khi đun bitum đến một nhiệt độ nhất định thì các chất dầu nhẹ bốc hơi hòa lẫn vào môi trường xung quanh tạo nên một hỗn hợp dễ cháy.
Để xác định nhiệt độ bốc cháy, người ta dùng dụng cụ riêng (Hình 3-4).
Trong thí nghiệm, nếu ngọn lửa lan khắp mặt bitum thì nhiệt độ lúc đó được xem là nhiệt độ bốc cháy. Nhiệt độ bốc cháy của bitum thường nhỏ hơn 200oC. Nhiệt độ này là một chỉ tiêu quan trọng về an toàn khi gia công bitum.
1. Tính bám dính
Sự liên kết của bitum với bề mặt vật liệu khoáng có liên quan đến quá trình thay đổi lý hoá khi hai chất tiếp xúc với nhau. Sự liên kết này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên cường độ và tính ổn định với nước, với nhiệt độ của bitum và vật liệu khoáng.
Khi nhào trộn bitum với vật liệu khoáng, các hạt khoáng được thấm ướt bằng bitum và tạo thành một lớp hấp phụ. Khi đó các phân tử bitum ở trong lớp hấp phụ sẽ tương tác với các phân tử của vật liệu khoáng ở lớp bề mặt. Tương tác đó có thể là tương tác lý học hay hoá học.
Lực liên kết hoá học lớn hơn rất nhiều so với lực liên kết lý học, do đó khi bitum tương tác hoá học với vật liệu khoáng thì cường độ liên kết sẽ lớn nhất.
Liên kết của bitum với vật liệu khoáng trước hết phụ thuộc vào thành phần của bitum. Khi nhóm chất nhựa trong bitum càng nhiều thì sự liên kết của nó với vật liệu khoáng càng tốt.
Liên kết của bitum với vật liệu khoáng còn phụ thuộc vào tính chất của vật liệu khoáng. Các loại đá bazơ liên kết với bitum tốt hơn với các loại đá axit.
Mức độ liên kết của bitum với bề mặt vật liệu đá hoa có thể đánh giá theo độ bền của màng bitum trên bề mặt đá hoa khi nhúng trong nước sôi. Nếu sau khi thí nghiệm, hơn 2/3 bề mặt của hạt đá hoa vẫn được bitum bao bọc thì độ liên kết của bitum với bề mặt đá hoa là tốt.
Thực tế khi chế tạo hỗn hợp bitum và vật liệu khoáng, người ta dùng nhiều loại đá khác nhau, do đó mức độ liên kết của nó cũng có thể khác nhau.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro