Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Đề cương tổng hợp Luật hình sự.

KHÁI NIỆM LHS VỚI TƯ CÁCH 1 NGÀNH LUẬT

-      All các QPPL quy định về TP và hình phạt trong sự liên hệ hữu cơ và bổ sung cho nhau -> ngành LHS

-      Đối tượng điều chỉnh : các QHXH – 2 chủ thể

o    NN CHXHCN VN ( tham gia thông qua các cq chuyên môn : TA, VKS, cq điều tra)

§  Quyền:

·         Điều tra

·         Truy tố

·         Xét xử

·         Buộc người phạm tội chịu TNHS và HP Theo quy định LHS về TP họ đã thực hiện

§  Nghĩa vụ:

·         Bảo đảm sự tôn trọng các quyền vs lợi ích hợp pháp của người phạm tội

o    Người phạm tội

§  Quyền :   yêu cầu NN tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp

§  Nghĩa vụ: Chấp hành các bp cưỡng chế NN áp dụng

-      Phương pháp điều chỉnh:

o    Là cách thức NN sử dụng tác động tới cák xử sự của đối tượng điều chỉnh

o    Biện pháp cưỡng chế

§  Người phạm tội phải phục từng bp mà NN áp dụng

§  Việc bắt buộc bảo đảm quyền lực NN độc lập với ý chí người phạm tội  - PP quyền uy

2- Chức năng, nhiệm vụ của LHS trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN ở VN hiện nay

Nhiệm vụ :( điều 1)

-  Bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN

-  Đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm

-  Giáo dục mọi người ý thức tuân theo PL, ý thúc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm

Chức năng:

3 nhiệm vụ của LHS tương ứng 3 chức năng

     -    Bảo vệ

     -    Phòng ngừa tội phạm

     -    Giáo dục (giáo dục những người phạm tội và những người khác)

KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN TẮC CỦA LHS VÀ MỐI LIÊN HỆ CỦA CHÚNG VỚI CÁC NGUYÊN TẮC CỦA HỆ THỐNG PLVN

-      KN: Tư tưởng chủ đạo – định hướng cơ bản được thể hiện trg PL HS cũng như trong việc giải thích và thực tiễn áp dụng PLHS thông qua một hay nhiều quy phạm của nó

-      7 nguyên tắc

o    Nguyên tắc PHÁP CHẾ       

§  Bất kỳ hvi nào chỉ vị coi là TP và bị xử lí về chế tài pháp lý HS vs Hậu quả pháp lí HS khác -> CHỈ và PHẢI do BLHS quy định

§  Địa vị pháp lý - các quyền nghĩa vụ của

·         Người  phạm tội đã được miễn TNHS hoặc k bị truy cứu TNHS do hết thời hiệu

·         Người bị kết án đã được miễn hình phạy hoặc k phải chấp hành bản án do hết thời hiệu

·         Người chấp hành xong hình phạt vs được xóa án tích

è  k thể bị hạn chế so với địa vị những CD khác k có án tích

§  Việc thực hiện PLHS nhất thiết phải trên cơ sở

·         Tuân thủ

·         Chấp hành

·         Áp dụng nghiêm chỉnh và nhất quán các QPPL HS

§  Tuyệt đối k áp dụng LHS Theo ngt tương tự

o    Nguyên tắc BÌNH ĐẲNG TRƯỚC LHS

§  Những người phạm tội đều phải chịu TN một cáh bảng đảng k phân biệt

·         Giới tính

·         Nghề Nghiệp

·         Địa vị

·         …

o    Nguyên tắc CÔNG MINH

§  Hình phạt, các biện pháp tư pháp, chế định pháp lý HS được áp dụng với ngườii phạm tội cần đảm bảo : phù hợp

·         Mức độ nguy hiểm của hậu quả

·         Mục đích

·         Động cơ

·         Mức độ lỗi

·         Tính chất nguy hiểm

§  K 1 người phạm tội nào có thể chịu TNHS 2 lần cùng 1 tội

o    Nguyên tắc NHÂN ĐẠO

§  Hình phạt, các biện pháp tư pháp và chế định pháp lý HS áp dụng với người phạm tội k vì mục đích

·         Gây đau đớn

·         Hạ thấp nhân phẩm

§  Thiếu 1 trong 5 đặc điểm TP

·         Hành vi k được coi là phạm tội

·         Người phạm tội k coi là chủ thể TP

·         TNHS loại trừ

§  Mức độ TNHS của ng phạm tội sau giảm nhẹ hơn so với ng thường phạm tội

·         Người có NL TNHS hạn chế

·         Người chưa thành niên

·         Phụ nữa có thai

·         Người quá già yếu

·         Mắc bệnh hiểm nghèo

o    Nguyên tắc K TRÁNH KHỎI TRÁCH NHIỆM

§  Những người phạm tội phải chịu TNHS nếu k có căn cứ

·         Miễn TNHS

·         Miễn hình phạt

Ý nghĩa: phản ánh tư tưởng của” nguyên tắc xử lý” trg BLHS

o    Nguyên tắc TRÁCH NHIỆM DO LỖI

§  Chịu trách nghiệm HS khi do Lỗi của mình

§  Thực hiện hành vi 1 cách có lỗi – do người đủ NL TNHS thực hiện

     Ý nghĩa: xuát phát từ quan điểm tiến biij thừa nhận chung của KH LHS: coi tính chất lỗi là dấu hiện Chủquan bắt buộc của TP -? Chỉ được phép buộc tội chủ quan

o    Nguyên tắc TRÁCH NHIỆM CÁ NHÂN

§  Chỉ bản thân người nào có lỗi trg thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH mà quy định là TP mới phải chịu TNHS

§  Nhất thiết dựa trên lỗi ngươi trực tiếp phạm tội

    Ý nghĩa: Nhằm loại trừ nguyên tắc TNHS tập thể của “ nên tư pháp  hình sự” với bản chất đàn áo và dã man dưới các chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, phát xít và cực quyền …

4- Nêu khái niệm, nội dung chính và ý nghĩa các nguyên tắc của LHS VN

 

Khái niệm:

  Nguyên tắc của LHS là tư tưởng chủ đạo và là định hướng cơ bản đc thể hiện trong PLHS, cũng như trong việc giải thích và trong thực tiễn áp dụng PLHS thông qua một hay nhiều quy phạm( hoặc chế định) của nó

Nội dung chính và ý nghĩa các nguyên tắc:( 7 nguyên tắc)

1-       Nguyên tắc pháp chế

ND: chỉ người nào phạm một tội đã dc BLHS quy định mới phải chịu TNHS (điều 2)

Ý nghĩa: - Cụ thể hoá trong BLHS nguyên tắc hiến định của Hiến pháp VN

             - Phù hợp với tư tưởng plí tiến bộ của nhân loại “ không có tội phạm, không có hình phạt nếu điều đó không đc luật quy định “, chống lại các nguyên tắc tương tự như là một trong nhg nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng vô PL, tuỳ tiện, xâm phạm thô bạo đến các quyền và tự do của CD trong việc áp dung LHS tại các nhà nc PK

2-       Nguyên tắc bình đẳng trước LHS

ND: Mọi ng phạm tội đều bình đẳng trc PL, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị Xhội (khoản 1 - điều 3)

Ý nghĩa:- góp phần cụ thể hoá nguyên tắc hiến định của hiến pháp trong LHS về sự bình đẳng của mọi công dân trc PL

    - phù hợp với tư tưởng plí tiến bộ của nhân loại về sự bình đẳng của tất cả mọi ng trc PL

3-       Nguyên tắc công minh

ND: mọi hvi phạm tội phải đc phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng PL ( khoản 1- điều 3)

       Công minh tức là hình phạt, các bp tư pháp và các chế định pháp lí hsự khác đc áp dụng với ng phạm tội phải phù hợp với tchẩt và mức độ nghỉêm trọng của hậu quả , động cơ và mđich phạm tội, mức độ lỗi cũng như tc nguy hiểm cho XH

        Không một ng phạm tội nào có thể phải chịu TNHS 2 lần về cùng một tội phạm

Ý nghĩa: phù hợp với tư tưởng plí tiến bộ của nhân loại về sự công bằng của PL “ PL là nghệ thuật của sự thật và công lí”

4-       Ntắc nhân đạo

         ND: - hình phạt, các bpháp tư pháp và các chế định plí HS khác đc áp dụng với                           ng phạm tội k nhằm gây nên nhg đau đớn về thể xác và hạ thấp nhân phẩm con ng

-  nếu trong việc gây thiệt hại về măt pli HS mà thiếu dù chỉ là 1 trong 5 đặc điểm của tội phạm, hvi ấy k phải là tội phạm, ng thực hiện hvi k phải là chủ thể của tội phạm và TNHS bị loại trừ

-  mức độ TNHS của ng phạm tội là ng có năng lực TNHS bị hạn chế, ng chưa thành niên, phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ, ng quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì đc giảm nhẹ hơn so với ng thg phạm tội

  ( khoản 3.4.5- điều 3)

           Ý nghĩa:- cụ thể hoá qđịnh của hiến pháp trong LHS

              - phù hợp tư tg pháp lí tiến bộ của nhân loại về sự nhân đạo của PL

5-       NTắc không tránh khỏi trách nhiệm

          ND:nhg ng phạm tội phải chịu TNHS theo các quy định của LHS, tức là nếu không có căn cứ của luật định để miễn TNHS hay miễn hình phạt thì họ phải chịu hình phạt hoặc các bpháp có tác động có tchất plí hình sự khác do BLHS qui định

         

           Ý nghĩa:-thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với ntắc pháp chế và bđẳng

                       - phản ánh rõ tư tưởng ntắc xử lý trong PL VN hiện hành(khoản1- điều 3)

6-       NTắc trắch nhiệm do lỗi

ND: không ai có thể phải chịu TNHS về hành vi nguy hiểm cho XH cũng như việc gây nên hoặc đe doạ thực tế gây nên thiệt hại cho các lợi ích đc bvệ bằng PLHS mà không phải do lỗi của mình

Ý nghĩa:- xuẩt phát từ quan điểm tiến bộ coi tchất lỗi là dấu hiệu chủ quan bắt buộc của tội phạm nên chỉ đc phép buộc tội chủ quan mà không đc phép buộc tội khách quan( biểu hiện rõ nét nhất của tình trạng vô PL và tuỳ tiện trong lvực tư pháp HS)

7-       Ntắc trách nhiệm cá nhân:

ND:chỉ bản thân ng nào có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH mà LHS quy định là phạm tội thì mới phải chịu TNHS- dựa trên ntắc TN do lỗi nhg nhất thiết phải là lỗi do chính bthân ng pham tôi

Ý nghĩa: loại trừ ntắc TN tập thể

KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA KHOA HỌC LHS

Khái niệm:

  Khoa học LHS là một nghành khoa học PLý, một bộ phận của khoa học pháp lý nói chung nghiên cứu về PLHS

Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu:

-Cung cấp các dữ liệu khoa học cho việc xây dựng và không ngừng bổ sung, hoàn thiện PLHS

-Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, đề ra các giải pháp phát huy hiệu quả của PLHS trong thực tiễn

-Nghiên cứu toàn diện các vấn để thuộc đối tuợng điều chỉnh của LHS,các quy phạm, các chế định của LHS về tội phạm,CTTP, Cơ sở TNHS, TNHS trong đồng phạm, TNHS đối với chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, nhg tình tiết loại trừ tchất tội phạm của hvi, mục đích của hình phạt và hệ thống hình phạt, các nguyên tắc quyết định hình phạt.. qua đó xây dựng hệ thống lý luận Kh HS góp phần làm hoạt động cơ quan tư pháp HS tiến hành đúng đắn

- Nghiên cứu lịch sử xây dựng PLHS, tìm ra kinh nghiệm tốt kế thừa hoàn thiện Lhs trong hiện hành

6- Khái niệm và cấu tạo của đạo LHS Vn

Khái niêm:

  Đạo luật là Vbản quy phạm do cquan quyền lực nhà nc cao nhất ban hành theo một trình tự thủ tục nhất định

  BLHS hiện hành( dc quốc hội thông qua ngày 21/12/1999, có hiệu lực ngày 1/7/2000) là nguồn duy nhất của LHS VN, do quốc hội ban hành, là đạo luật hsự hchỉnh tập hợp đầy đủ các quy pham PLHS

Cấu tạo:gồm 2 phần

-  Phần chung:quy phạm quy định nvụ của LHS, cơ sở của TNHS, hiệu lực của BLHS, các kniệm chung về tội phạm và hình phạt, các chế định khác liên quan đến việc xđịnh tội phạm và quyết định hình phạt, nhg quy định về TNHS với ng chưa thành niên phạm tội

-  Phần các tội phạm: gồm nhg quy phạm quy định dấu hiệu pháp lý của các tội phạm cụ thể, loại hình phạt và mức hình phạt với các tội phạm đó

KHÁI NIỆM VÀ CẤU TẠO CỦA QPPL HS

 

-      KN (Theo LLC)

o    Là quy tắc hành vi có tính bắt buộc chung. Do NN đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của NN nhằm điều chỉnh các qhe XH

o    Cấu trúc:

§  Giả định

§  Quy định

§  Chế tài

-      Giả định: nêu ra chủ thể, điều kiện, hoàn cảnh tại đó chủ thể phải kiềm chế, k thực hiện phạm tội được nêu ra ở Quy định

o    Giả định LHS K có dạng đầy đủ vì phần giả định thường có nội dung giống nhau với tất cả các tội phận chu thể

-      Quy định: nêu ra các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của một loại TP

o    Quy định giản đơn: nêu ra tên TP ( tội danh ) , k có dấu hiệu : trốm cắp, giết ng…

o    Quy định mô tả: nêu tên tội phạm và dấu hiệu đặc trưng

o    Quy định viện dẫn: nêu tên TP nhưng muốn xác định có thuộc nhưng muốn xác định rõ TP phải ng cứu ND điều luật khác or VB khác

-      Chế tài: quy định hình phạt và mức hình phạt đối với các TP nêu ra ở phàn quy định của quy phạm đó, phân chia Theo mức độ xác định Chế tài

o    Chế tài xác định tương đối:Luật quy định mức tối đa và tối thiểu của hình phạt tương ứng hoặc chỉ quy định mức tối đa

o    Chế tài lựa chọn: từ 2 loại hình phạt trở lên với 1 loại TP, TA lưacj chọn 1 trong số các hình phạt và quyết định áp dụng với người phạm tội

8- Hiệu lực của BLHS

 

  1- hiệu lực của BLHS theo không gian

Điều 5: hiệu lực của BLHS đối với nhg hvi phạm tội trên lãnh thổ nc CHXHCN VN

Điều 6: hiệu lực của BLHS đối với nhg hvi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nc CHXHCN VN

2-hiệu lực của BLHS về thời gian: điều 7

VẤN ĐỀ HIỆU LỰC HỒI TỐ CỦA ĐẠO LUẬT HS

-      K.2  Đ.7 BLHS 1999

o    LHS VN as các nước đều thừa nhận nguyên tắc chung

§  K áp dụng đạo luật HS mới với hành vi được thực hiện tại thời điểm khi chưa có đạo luật HS đó

§  Phù hợp các nguyên tắc công bằng vs nhân đạo của PL HS

o    Hình phạt nặng hơn là

§  mức phạt của cùng loại TP quy định tại BLHS 99 > 85

§  cùng mức hình phạt nhưng mức phạt tối đa khung hình phạt 99 >85

o    Tình tiết tăng nặng

§  Đ.48

o    Quy định khác k có lợi: quy định mới được sửa đổi, bổ sung gây bất lợi người phạm tội so với áp dụng BLHS 89

-      K.3   Đ.7 BLHS 1999

o    Xóa bỏ Tp quy định BLHS 85  mà 99 k quy định là TP

o    Xóa bỏ hình phạt quy định BLHS 85 mà 99 k quy định

o    Xoa bỏ tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết tăng nặng định khung tại BLHS 85 mà 95 k quy định

o    Hình phạt nhẹ hơn:   

§  Cùng 1 TP: BLHS 99 bỏ hình phạt nặng nhất quy định BLHS 85

§  Cùng 1 TP: BLHS 99 quy định mức tối đa khung hình phạt < 85, hoặc tối đa như nhau nhưng tối thiếu 99> 85

§  Cùng 1 TP: BLHS 99 quy định hình phạt chính nhẹ hơn để TA lựa chọn mà 85 k quy định

§  Cùng 1 TP: cùng hình phạt chính như nhau, BLHS 99 bỏ hình phạt bổ sung

o    Quy định khác có lợi

§  Quy định mới trg BLHS 99 mà 85 chưa quy định – có lợi cho người phạm tội khi áp dụng

10- Vấn đề áp dụng nguyên tắc tương tự trong LHS VN

 

- Trc khi ban hành BLHS năm 1985, do ycầu bvệ lợi ich của nhà nc, cdân và trật tự XH, nhiều hvi có tchất và mức độ nguy hiểm cho XH đáng kể cần phải đc xử lý về hsự nhg chưa đc quy định trong các văn bản PLHS và cũng chưa có đk bổ sung PLHS một cách kịp thời, Nhà nc đã cho phép Tan áp dụng PL tương tự để xét xử nhg ng thực hiện hành vi đó

- Áp dụng tương tự PLHS:là dựa vào các ntắc chung của LHS và ý thức PL XHCN để truy cứu TNHS một ng thực hiện hành vi nguy hiểm cho Xh nhg chưa có luật quy định và không tuơng tự với một tội phạm nào đó đã đc LHS quy định

- Áp dụng tương tự quy phạm PLHS : là căn cứ vào quy phạm quy định một tội phạm để xử lý một hành vi nguy hiểm cho XH chưa đc quy định là tội phạm, nhưng tương tự với tội phạm đã đc quy định trong quy phạm đó. Điều kiện áp dụng:

  + Hvi phải có tính chất và mức độ nguy hiểm đáng kể nhg chua đc quy định là tội phạm trong PLHS

  +Hvi phải tương tự với một tội phạm cụ thể đc quy định trong một VB quy Pham PLHS :- cùng tchất và mức đọ nguy hiểm cho XH

          - phải giống tội phạm đã đc quy định về khách thể, về mậưt chủ quan, và chủ thể, chỉ tương tự về nhg dấu hiệu thuộc mặt khach quan

          -cá biệt có thể chấp nhận sự tương tự về khách thể và chủ thể nhg không chấp nhận sự tương tự về mặt chủ quan

KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ CÁC HÌNH THỨC GIẢI THÍCH  ĐẠO LHS

-      KN: làm sáng tỏ ND tư tưởng cácQPPL HS

-      Bản chất: Giai đoạn quá trình áp dụng LHS

-      Hình thức

o    Giải thích chính thức LHS

§  Là giải thik của các cq NN có thảm quyền

·         UBTVQH giải thích HP, L, PL

·         UBTVQH có quyền chính thức giai thích ĐLHS

§  Bằng Văn bản

o    Giải thik của cq xét xử

§  TA khi xét xử vụ án HS chọn QPPLHS phù hợp vs giải thik chúng để áp dụng

§  Sự giải thik có giá trị bắt buộc -> Nhiệm vụ vs quyền của TANDTC

o    Giải thik LHS có tính chất khoa học

§  Giải thik k chính thức -> k có gtrị bắt buộc vơi cq NN và CD

§  Được trình bày trong các báo cáo khoa học, SGK, sách chuyên khảo,…

 

12-Khái niệm tội phạm, nguồn gốc, bản chất của tội phạm

 

Khái niệm:

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho XH, trái PLHS, do nguời có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện một cách có lỗi( cố ý hoặc vô ý)

 

·                       Dấu hiệu của tội phạm( 3 bình diện với 5 đặc điểm)

+khách quan: tội phạm là hvi nguy hiểm cho XH(1)

+pháp lý: tội phạm là hvi trái PLHS(2)

+chủ quan: tội phạm là hvi do ng có năng lực TNHS(3) đủ tuổi chịu TNHS(4) thực hiện một cách có lỗi(5)

 

 

Nguồn gốc, bản chất :

Tội phạm là một hiện tượng XH- pháp lí gắn liền với sự ra đời của nhà nc và PL, cũng như sự xuất hiện của sở hữu tư nhân về TLSX và sự phân chia XH thành các giai cấp đối kháng.

Trong mọi hình thái kinh tế- xã hội , các quy định của PLHS về tội phạm đều thể hiện ý chí của giai cấp thống trị về KTế và Ctrị- giai cấp nắm quyền lực nhà nc

* trong nhà nc chiếm hữu nô lệ, các quy định về tội phạm phản ánh rất rõ rệt tchất bất bình đẳng trc LHS căn cứ vào sự phụ thuộc về đẳng cấp trong XH (bất kì sự xâm phạm nào dù là không đáng kể của giai cấp nô lệ với giai cấp chủ nô đều bị coi là trọng tội và trừng phạt dã man,ngc lại, sự xâm phạm dù là rất nghiêm trọng của chủ nô với nô lệ  đều k bị coi là tội phạm nên k bị trừng phạt)

* trong nhà nc PK, các quy định PLHS về tội phạm cũng công khai ghi nhận sự bất bình đẳng trc LHS căn cứ vào địa vị của các tầng lớp khác nhau trong XH

    -   Nếu như LHS của nhà nc CHNL và PK không biết đến k/n chung của tội phạm          

        Thì từ tkỉ 17-18, lần đầu tiên trong LHS tư sản đã biết đến K/n tội phạm như là

         một hvi bị LHS cấm bằng việc đe doạ áp dụng hình phạt

    -   Với thắng lợi của CM tháng 10 Nga, trong LHS của các nhà nc XHCN đã chính

         thức ghi nhận về mặt lập pháp dấu hiệu XH của tội phạm, khi nó dc coi là hvi

         gây nên hoặc đe doạ gây nên thiệt hại cho các lợi ích của ND lao động dc PLHS

    bảo vệ.

 

 

PHÂN BIỆT TỘI PHẠM VỚI CÁC HÀNH VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC VÀ CÁC VP ĐẠO ĐỨC

 

Trg 130 – 131 -132 Giáo trình

 

14- Khái niệm, ý nghĩa và căn cứ phân loại tội phạm

 

Khái niệm:

Phân loại tội phạm trong LHS là chia nhg hvi nguy hiểm cho XH bị LHS cấm thành từng loại( nhóm) nhất định theo nhg tiêu chí này hoặc nhg tiêu chí khác để làm tiền đề cho việc cá thể hoá TNHS và hình phạt hoặc tha miễn TNHS và hình phạt

 

Ý nghĩa: phân loại tội phạm đúng

- là tiền đề cơ bản cho việc áp dụng chính xác các biện pháp trong hoạt động tư pháp HS( khởi tố bị can, xác định thẩm quyền điều tra, truy tố…)

- không chỉ là một trong nhg căn cứ quan trọng để phân hoá TNHS và hình phạt mà còn tạo đkiện thuận lợi cho việc xdựng một cách cxác và khoa học các chế tài plí hsự

- là đk quan trọng cho việc thực hiện một loạt các ntắc tiến bộ của LHS trong nhà nc pháp quyền( 7 ntắc), góp phần bảo vệ quyền và tự do của CD trong lvực tư pháp hsự

 

Căn cứ phân loại tội phạm:

 

 *Phần chung ( 4 tiêu chí)

 

  1-tính chất nguy hiểm cho XH

-là dấu hiệu khách quan khẳng định bản chất XH của tội phạm

-phản ánh thuộc tính vật chất cơ bản nhất của hvi phạm tội và thể hiện trong khả năng gây nên thiệt hại của hvi đó cho các khách thể dc bvệ bằng PLHS

     

2-mức độ nguy hiểm cho XH

-là tiêu chí khách quan về số lượng, có tchất bổ sung để phân biệt rõ hơn từng loại tội phạm, nói lên sự gây nguy hại cho XH đến chừng mực nào

     

3-tính chất lỗi( cố ý hoặc vô ý)

- là sự biểu hiện cụ thể thái độ tâm lí của ng phạm tội đối với hvi và hậu quả do hvi đó gây ra

-là tiêu chí chủ quan có tchất bổ sung để phân biệt rõ hơn từng loại tội phạm

     

4-chế tài

- là tiêu chí pháp lí có tchất bổ sung như là thước đo để các CQ tư pháp hsự phân biệt dc rõ ràng nhất từng loai tội phạm, phản ánh trình độ lập pháp, sự hiểu biết pl và khác với 3 tiêu chí trên nó hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chính nhà làm luật

 

* Phần riêng( 2 tiêu chí)

  1-tính chất và tầm quan trọng của khách thể đc bảo vệ bằng PLHS

  2-Sự tái phạm vi phạm pháp luật hành chính hoặc mức độ gây nguy hại cho Xh đã vượt quá giới hạn tối đa bị xử phạt bằng chế tài hành chính đối với chính vi phạm ấy

 

 

PHÂN LOẠI TP TRONG BLHS 1999

 

-      Căn cứ tính chất

-      Căn cứ mức độ nguy hiểm cho XH của hành vi bị LHS cấm

-      Căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt mà luật quy định K.3  Đ.8 BLHS 99

o    Ít nghiêm trọng ( max: đến 3 năm tù )  - nguy hại k lớn đến XH

o    Nghiêm trọng ( max: đến 7 năm tù )  - nguy hại lớn đến XH

o    Rất nghiêm trọng (max: đến 15 năm tù ) – nguy hại rất lớn đến XH

o    Đặc biệt nghiêm trọng (max: > 15 năm đến tử hình ) – nguy hại đbiệt lớn đến XH

 

è  Phân biệt các nhóm TP có ý nghĩa với

o    Áp dụng nhiều quy định của BLHS

o    Áp dụng 1 số quy định của cá ngành luật có liên quan đến vấn đề TNHS, như luật TTHS

16- Khái niệm, ý nghĩa CTTP? Mối tưong quan giữa CTTP và TPhạm

 

Khái niệm:

CTTP là tổng hợp những dấu hiệu đc quy định trong LHS đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể

  +Các dấu hiệu CTTP có tính đặc trưng, điển hình.Các dấu hiệu CTTP của một loại tội phạm nào đó phản ánh đầy đủ bản chất loại tội phạm ấy và đủ để phân biệt loại tội phạm này với các tội phạm khác

  + Các dấu hiệu CTTP có tính bắt buộc. Xác định hvi nào đó của một ng phạm tội phải chứng minh đc hvi ấy có đầy đủ các dấu hiệu của một CTTP đc quy định trong LHS, thiếu một dấu hiệu nào đó sẽ không CTTP

 

Ý nghĩa:

- Những dấu hiệu của CTTP trở thành một căn cứ xđịnh một hvi nguy hiểm cho XH nào là tội phạm, là cơ sở pháp lí thống nhất để truy cứu TNHS người thực hiện tội phạm

 

Mối tương quan giữa CTTP và tội phạm:

 

*Là quan hệ giữa hiện tượng và khái niệm

-Tội phạm là hiện tượng xuất hiện trong đs XH, là hvi của con ng có tchất nguy hiểm cho XH đc thực hiện trong nhg điều kiện nhất định, chịu sự chi phối của đặc điểm đa dạng cá nhân

- CTTP là khái niệm pháp lí của tội phạm. Từ nhiều trường hợp phạm tội cụ thể của một loại tội phạm, nhà làm luật mô tả vào nội dung quy phạm PLHS những dấu hiệu cơ bản, điển hình tạo thành cấu thành của từng loại tội phạm. CTTP là tổng hợp các dấu hiệu của một loại tội phạm đã đc khái quát hoá.

 

*Là quan hệ giữa cái chung và cái đặc thù

- K/n chung về tội phạm nêu ra nhg dấu hiệu Plí- ctrị chung nhất của tất cả hvi phạm tội là tính nguy hiểm cho XH, tính có lỗi và tính trái PLHS

- CTTP là mô hình của một loại tội phạm nhất định đc quy định trong LHS. Nhg dấu hiệu của tội phạm nêu ra ở K/n chung về tội phạm đc cụ thể khi quy định CTTP của các loại tội cụ thể

 

VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI CTTP

-      Theo mức độ nguy hiểm cho XH

o    CTTP cơ bản   K.1 Đ133 BLHS 99

§  All dấu hiệu đặc trưng, bắt buộc với các trg hợp của 1 loại tội

§  Phản ánh bản chất của loại tội đó

§  Cho phép phân biệt được loại TP này với TP khác

o    CTTP tăng nặng   K.1 Đ.133 BLHS 99 kèm Theo dấu hiệu K.2 + 3

§  Bao gồm dấu hiện định tội : thể hiện mức độ nguy hiểm cho XH của TP

o    CTTP giảm nhẹ K.1 Đ.93 kèm Theo q định K 2

§  Bao gồm dấu hiệu định tội: thể hiện mức độ nguy hiểm cho XH giảm đi

è  những dấu hiệu thể hiện mức độ nguy hiểm tăng lên hoặc giảm đi rõ rệt gọi là dấu hiệu định khung tăng nặng hoặc giảm nhẹ

è  Môi TP có CTTP cơ bản, có thể có them 1 hoặc nhiều CTTP tăng nặng hoặc giảm nhẹ

 

-      Theo đặc điểm cấu trúc CTTP

o    CTTP vật chất

§  Mặt khách quan quy định

·         Dấu hiệu hành vi

·         Dấu hiệu hậu quả:

o    hành vi gây ra hậu quả mà điều luật quy định mới CTTP  - Đ.145 BLHS

o    hành vi đã gây hậu quả mà điều luật quy định tội phạm được coi là hoàn thành – hậu quả chưa xảy ra – xảy ra chưa phù hợp với quy định -> TP chưa đạt Đ.93 BLHS

·         MQH nhân quả

o    CTTP hình thức

§  Mặt khách quan quy định

·         Dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho XH: 1 người thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong điều luật quy định TP thì bị coi là phạm tội và tội phạm hoàn thành

 

-      Theo cách thức được nhà luật sử dụng quy định CTTP trong LHS K.3 Đ.104

o    CTTP giản đơn: mô tả 1 loại hành vi xâm hại 1 khách thể cụ thể

o    CTTP phức hợp: mô tả 2 loại hành vi or 2 hình thức lỗi hoặc khách thể cụ thể trg ND

18- Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của khách thể tội phạm

 

Khái niệm:

Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội đc LHS bảo vệ bị tội phạm xâm hại

 

Bản chất:

Khái niệm khách thể của tội phạm chỉ rõ bản chất giai cấp của LHS:

bất cứ nhà nước nào cũng sử dụng LHS để bảo vệ những quan hệ XH phù hợp với lợi ích và nền thống trị của giai cấp cầm quyền

 

Ý nghĩa:

- khách thể của tội phạm là một căn cứ để phân biệt tội phạm với nhg hvi không phải là tội phạm

- giúp ta nhận thức đầy đủ và sâu sắc nhiệm vụ của LHS và bản chất của tội phạm, là căn cứ quan trọng nhất đẻ phân loại tội phạm

PHÂN LOẠI KHÁCH THỂ TP

 

-      Khách thể chung

o    Tổng thể các QHXH được LHS bảo vệ bị TP xâm hại

o    Thể hiện phạm vi các QHXH được NN bảo vệ bằng LHS

§  Quy định cụ thể tại Đ.1

-      Khách thể loại

o    1 nhóm các QH

§  Cùng tính chất

§  MQH qua lại

§  Được 1 nhóm các QPPL HS bảo vệ

o    Là cơ sở phân loại TP trong phần Riêng = 1 chương BLHS

 

-      Khách thể trực tiếp

o    QHXH cụ thể được một QPPL HS bảo vệ bị 1 loại TP trực tiếp xâm hại

o    QHXH này phải thể hiện tính chất nguy hiểm cho XH của hành vi đó

o    Mỗi loại TP có khách thể trực tiếp – or nhiều khách thể trực tiếp ( xâm hại nhiều QHXH)

o    Là căn cứ để quy định các laoij TP vào các chương, mục nhất định của BLHS- cơ sở định tội danh

20-Khái niệm và các loại đối tượng tác động của tội phạm

 

Khái niệm:

Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận khách thể của tội phạm mà khi tác động tới bộ phận này ng phạm tội gây thiệt hại hoặc đe doạ thiệt hại cho quan hệ XH đc LHS bảo vệ

 

Các loại đối tượng tác động của tội phạm:

 

Con người: thực tiễn cho thấy rằng có nhg QHXH chỉ có thể bị gây thiệt hại khi có sự tác động làm biến đổi tình trạng bình thường của con ngươi

Vd: hvi giết ng tác động đến con ng về mặt tính mạng, hvi vu khống tác động đến con ng trên phương diện danh dự, nhân phẩm

     -    Những vật cụ thể của thế giới bên ngoài( vật thể của tội phạm):VD:hvi chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu tài sản

     -    Hoạt động bình thường của con ng khi tham gia các QHXH với tư cách là chủ thể cảu QHXH:VD: hvi đưa hối lộ tác động làm thay đổi xử sự bthg của ng có chức vụ gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm là hđộng đúng đắn của các CQ nhà nc

KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA MẶT KHÁCH QUAN CỦA TP

 

-      KN

o    Là mặt bên ngoài TP

o    Là 1 yếu tố của CTTP

o    Bao gồm các dấu hiệu biểu hiện TP  diễn ra trong thế giới khách quan

§  Hành vi nguy hiểm XH = dấu hiệu bắt buộc

§  Các biểu hiện khác = dấu hiệu định tội – định khung

-      Ý nghĩa

o    Từ biểu hiện khách quan -> xác định được TP đã xảy ra, làm rõ các yếu tố khác CTTP

§  Chủ quan

§  Chủ thể

§  Khách thể

o    Cơ sở phân biệt các TP và xác định chính xác khi mô tả ~ dấu hiệu khác quan đặc trưng, điển hình từng loại TP

o    Các dấu hiệu khách quan khác được mô tả trong CTTP tăng nặng – giảm nhẹ xác định mức độ nguy hiểm TP đã thực hiện

22-Khái niệm, ý nghĩa hvi khách quan nguy hiểm cho XH và các hthức bhiện của nó

 

Khái niệm:

  Hvi nguy hiểm cho Xh là xử sự cụ thể của con ng đc thể hiện ra thế giới khách quan dưới nhg hình thức nhất định, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại cho các QHXH đc LHS bvệ

( hvi nguy hiểm cho XH phải là hoạt động cụ thể đc chủ thể nhận thức và điều khiển, có nội dung trái với các ycầu và đòi hỏi của PLHS)

 

Ý nghĩa:

- là dấu hiệu khách quan bắt buộc của tất cả các CTTP và là dấu hiệu trung tâm cho mặt khách quan của tội phạm

 

Hình thức biểu hiện: ( 2 dạng)

- hành động phạm tội: là chủ thể làm một việc mà PL cấm, qua đó làm thay đổi trạng thái bình thường của đối tượng tác động gây thiệt hại cho khách thể tội phạm

(có thể lá sự tác động trực tiếp, có thể thông qua dụng cụ, phương tiện phạm tội, có thể là động tác mang tính thể chất hoặc lời nói)

- không hành động phạm tôi: là chủ thể không làm hoặc làm không đầy đủ một việc mà pháp luật quy định phải làm mặc dù có đủ khả năng và Đk thực hiện việc đó. Vì vậy, làm biến đổi trạng thái bình thưòng của đối tượng tác động, gây thiệt haị cho khách thể tội phạm

KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA HẬU QUẢ NGUY HIỂM CHO XH CỦA CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA NÓ

 

-      KN:

o    Là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho ~ QHXH được LHS bảo vệ

o    Mỗi TP đều gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nhất định. Trong số ~ hậu quả gây ra:

§   ~ hậu quả trực tiếp trong ND quy định của CTTP mới là dấu hiệu định tội hoặc khung hình phạt

§  ~ hậu quả khác -> xem xét khi giải quyết TNHS và quyết định hình phạt

o    LHS có ~ CTTP quy định

§  Hậu quả xảy ra thực tế:

§  Khả năng gây ra hậy quả nguy hiểm cho XH ( KN thực tế và cụ thể )

-      Ý nghĩa

-      Các hình thức biểu hiện

o    Là một biểu hiện mặt khách quan TP

§  TP có CTTP vật chất:

·         hậu quả nguy hiểm XH  = mặt khách quan CTTP

·         Lỗi thuộc chủ quan là lỗi cố ý trực tiếp -> TP hoàn thành ( thời điểm xuất hiện hậu quả nguy hiểm là thời điểm TP hoàn thành )

·         Thực hiện hành vi nguy hiểm nhưng chưa hậu quả nguy hiểm = TP chưa đạt

·         Lỗi vố ý -> hậu quả nguy hiểm XH được quy định trong điều luật = căn cứ xác định hành vi đã thực hiện là CTTP ( Hậu quả chưa xảy ra -> k phải TP )

§  TP có CTTP hình thức

·         LHS k quy định hậu quả nguy hiểm cho XH = dấu hiệu CTTP -> hậu quả nguy hiểm k phải

o    dấu hiệu định tội

o    căn cứ xác định tội phạm hoàn thành

o    Tính nguy hiểm thể hiện ở chỗ hành vi phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho XH

o    Hậu quả thể hiện ở chỗ hành vi nguy hiểm tác động làm thay đổi trang thái bt của đối tượng tác động lên TP

o    Biểu hiện cụ thể

§  Thiệt hại vật chất: hvi phạm tội thay đổi tình trang bt của đối tượng tác động về vật chất cụ thể Đ.143 – 231

§  Thiệt hại thể chất: hvi phạm tội thay đổi tình trang bt của con người về thể chất : thương tích, tổn hại sức khỏe, chết người,…

§  Thiệt hại tinh thần: hvi gây ra gây ra cho nhân phẩn,danh dự, tự do con người

§  Thiệt hại chính trị: hvi gây ra đôiv với sự tồn tại vững mạng của chế độ, NN, an ninh quốc gia

24- Vấn đề mối qhệ nhân quả trong LHS

 

- Quan hệ nhân quả giữa hvi và và hậu quả của hvi là một dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm. XĐịnh đc vấn đề này là một nội dung bắt buộc để giải quyết đúng đắn vđề TNHS trong TH có hậu qủa nguy hiểm cho XH xảy ra

- Hvi trái PL phải xảy ra trc hậu quả nguy hiểm cho XH xét về thời gian. Hvi trái PL phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho XH. Khả năng chứa đựng trong hvi có tính nguy hiểm cho XH và trái PL, trong nhg ĐK nhất định sẽ làm sản sinh nhg hậu quả nguy hiểm cho XH.Với tư cách là nguyên nhân, hvi trái PL sẽ gây thiệt hại cho khách thể

- Nhưng hậu quả nguy hiểm cho Xh xảy ra phải do chính hvi trái PL đã thực hiện gây ra, là sự phát triển của khả năng chứa đựng trong hvi trái PL thành thiệt hại trong thực tế:

+Quá trình nguyên nhân sản sinh ra KQ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố với tính cách là Đk. Thưc tiễn cho thấy rằng có TH hậu qủa nguy hiểm cho XH xảy ra tương ứng với khả năng gây thiệt hại chứa đựng trong hvi trái PL, nhưng thực tế k phải là KQ của hvi đó mà do hvi khác gây nên.

  +Các cơ quan chức năng có trách nhiệm chứng minh tội phạm phải xem xét, đánh giá cụ thể và toàn diện các sự kiện thực tế khi Xđịnh mối qhệ nhân quả để giải quyết TNHS

NHỮNG DẤU HIỆU KHÁC TRONG MẶT KHÁCH QUAN ( k phải dấu hiệu bắt buộc )

 

Ngoài   Hành vi nguy hiểm XH – Hậu quả nguy hiểm XH – Mối quan hệ nhân quả, còn có

 

-      Phương tiện phạm tội

o    Là ~ vật dụng, dụng cụ được người phạm tội sử dụn thực hiện TP

o    Trong 1 số tội là căn cứ xác định mức độ nguy hiểm cho XH của hvi phạm tội

§  Vd dùng vũ khí, phương tiện thủ đoạn nguy hiểm khác ở k.2 Đ.133 là định khung tăng nặng -> Phương tiện có ý nghĩa tăng khung hình phạt

 

-      Phương pháp, thủ đoạn

o    Là cách thức thực hiện hành vi phạm tội

o    Trong 1 số tội là căn cứ định tội ( dấu hiệu của CTTP cơ bản )

§  Vd gian dối -> chiếm đoạt TS Đ.139

o    Những trg hợp k quy định PP, thủ đoạn là dấu hiệu định khung or dịnh tôik -> thủ đoạn căn cứ đánh giá mức độ nguy hiểm cho XH của TP -> quyết định hình phạt

§  Vd dùng thủ đoạn xảo quyệt,… gây nguy hại nhiều người -> định khung tăng nặng K1 Đ48 )

 

-      Thời gian phạm tội

o    Là môt thời điểm or Là 1 khoảng tgian nhất định mà hành vi phạm tội diễn ra

o    Là dấu hiệu định tội ( dấu hiệu cấu thành cơ bản ) với 1 số ít TP Đ 337

o    Là dấu hiệu của CTTP tăng nặng K2 Đ 330

 

-      Địa điểm phạm tội

o    Là giới hạn lãnh thổ nhất định mà

§  TP bắt đấu, kết thúc

§  Hoặc hậu quả TP xảy ra

o    Có thể là vùng – lãnh thổ - địa điểm khác K.2 Đ 33…

 

-      Hoàn cảnh phạm tội

o    All tình tiết kquan xung quanh thực hiện TP có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho XH

o    Có thể là dấu hiệu định khug D.153: lợi dụng ctranh, thiên tai,… -> tăng nặng

 

26-Khái niệm chủ thể của tội phạm. TSao LHS VN không chấp nhận pháp nhân là chủ thể của tội phạm

 

Khái niệm:

  Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH trong tình trạng có năng lực TNHS và đạt độ tuổi doLHS quy định

 

LHS VN không chấp nhận pháp nhân là chủ thể của tội phạm vì:

  Xuất phát từ nguyên tắc TNHS là trách nhiệm cá nhân, mục đích của các biện pháp TNHS là giáo dục, cải tạo các cá nhân cụ thể đã thưc hiện tội phạm. Trường hợp người có chức vụ, quyền hạn trong các pháp nhân đã điều hành hoặc lợi dụng trách nhiệm pháp lí của các pháp nhân gây thiệt hại cho XH thì TNHS đc đặt ra với nhg cá nhân đó chứ k phải cho pháp nhân

KHÁI NIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN NL TNHS

-      KN

o    Là khả năng 1 người ở thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH

§  nhận thức được tính nguy hiểm cho XH của hành vi mình thực hiên

§  điều khiển được hành vi đó

o    Khi đạt đến độ tuổi nhất định -> nhận thức đầy đủ các đòi hỏi vs chuẩn mực XH và điều khiển hành vi của mình Theo các chuẩn mực đó-> độ tuổi chịu TNHS

 

-      Điều kiện NL TNHS

o    PL k quy định cụ thể Đk NL TNHS mà quy định đối lập: Trg hợp k có NLTNHS

o    Điều kiện cụ thể

§  K ở trg trạng thái k nhận thức được hoặc k điều khiển được hành vi do

·         Bệnh tâm thần

·         Các bệnh rối loạn hoạt động tâm thần

è  Người phạm tội trong trạng thái này k phải chịu TNHS nhưng áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh

§  Tình trạng k có NL TNHS xác định trên 2 dấu hiệu

·         Dấu hiệu y học:

o    Mắc bệnh tâm thần kinh niên : lâu dài, liên tục

o    Mắc bệnh rối loạn tâm thần tạm thời: xuất hiện đột ngột ( thèm thuốc =)) )

·         Dấu hiệu tâm lý  ( thường là hệ quả dấu hiệu y học )

o    Về lý trí: k đánh giá được ý nghĩa XH của hành vi

o    Về ý chí: k có khả năng điều khiển hành vi, k kiềm chế được

28-Tuổi chịu TNHS theo LHS VN

 

  Điều 12-BLHS quy định

1-Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm

2-Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

 

VẤN ĐỀ TNHS ĐỐI VỚI TRG HỢP SAY DO DÙNG RƯỢU HOẶC CHẤT KÍCH THÍCH MẠNH KHÁC

 

Đ.14 BLHS “ vẫn phải chịu TNHS “ = ngoại lệ

-      NL nhận thức và NL hành vi trg tình trang say hoặc dùng chất kích thích mạnh

o    Giảm sút

o    Mất đi

-      Tình trạng này chỉ là tạm thời -> sau 1 thời gian nhất định sẽ được khôi phục

-      Biện pháp giáo dục k chỉ với người đó mais người khác vì vẫn phải chịu TNHS

-      Vẫn có TNHS vi

o    Họ tự đặt mình vào tình trang đó

o    Tự tước bỏ NL năng lực nhận thức vs Năng lực điều kiển hành vi

o    Có lỗi với tình trạng say -> có lỗi khi thực hiện tình trạng đó

30- Vấn đề chủ thể đặc biệt của tội phạm

 

  Một số tội phạm đc quy định trong LHS có chủ thể của tội phạm không phải là bất kì ng nào có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS mà ng thực hiện hvi phạm tội phải có một số đặc điểm khác có tính đặc thù:

  -Những đặc điểm liên quan đến nghề nghiệp của một người( tội vi phạm các quy định về cho vay trong hđộng của các tổ chức tín dụng- Đ197)

  -Những đặc điểm về chức vụ, quyền hạn( tội tham ô-Đ278)

  -Những đặc điểm liên quan đến nghĩa vụ mà nhà nc xác định đối với nhg ng nhất định( Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự-Đ259)

  -Những đặc điểm về tuổi, giới tính, QH gia đình( tội hiếp dâm- Đ111)

  -Những đặc điểm của chủ thể đặc biệt đc quy định trong BLHS có ý nghĩa là dấu hiệu định tội (dấu hiệu CTTP cơ bản) hoặc là dấu hiệu định khung hình phạt( dấu hiệu trong CTTP tăng nặng)

KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA MẶT CHỦ QUAN

 

-      KN:

o    mặt bên trong của TP

o    thái độ - tâm lý người phạm tội với hành vi nguy hiểm cho XH

o    Bao gồm

§  Lỗi

§  Động cơ phạm tội

§  Mục đích phạm tội

o    Thể hiện thông qua mặt khách quan ( bên ngoài TP) – thống nhất khách quan

-      Ý nghĩa

o    ND của chủ quan TP có ý nghĩa k giống nhau trong các CTTP

o    Lỗi = dấu hiệu chủ quan bắt buộc = dấu hiệu định tội

§  Động cơ – mục đích phạm tội = dấu hiệu định tội

§  Động cơ – mục đích phạm tội = dấu hiệu định khung ( trg 1 số trg hợp )

32-Khái niệm và bản chẩt của lỗi hsự

Khái niệm:

  Lỗi là thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho XH và đối với hậu quả của hvi ấy gây ra cho XH thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý

Bản chất:

  Bản chất của lỗi là sự phủ định chủ quan (thái độ phủ định) của chủ thể đối với các lợi ích XH, sự phủ định chủ quan này của chủ thể đc phản ánh qua việc thực hiện hvi gây hại cho các quan hệ XH đc LHS bảo vệ

KHÁI NIỆM VÀ CÁC DẠNG LỖI CỐ Ý PHẠM TỘI

 

-      KN

o    Là thái độ tâm lý ( diễn ra trogn quá trình thực hiện phạm tội ) của chủ thể với hành vi nguy hiểm cho XH

o    Đối với hậu quả của hành vi ấy gây ra

§  Vô ý

§  Cố ý

 

-      CÁC DẠNG LỖI CỐ Ý

Đ.9 BLHS

o    Cố ý trực tiếp

§  Lỗi của 1 người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH

§  Nhận thức được hành vi có tc nguy hiểm ( phụ thuộc trình độ hiểu biết, học vấn, hiểu biết PL,…) -> mặt lý trí

§  Mong muốn hậu quả xảy ra: đã hình dung ra trước hậu quả xuất hiện  -> mặt ý chí

 

o    Cố ý gián tiếp

§  Lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH

§  Nhận được tính chất nguy hiểm

§  Thấy trước hậu quả

§  Không mong muốn nhưng để mặc hậu quả xảy ra ( sự khác biệt với cố ý trực tiếp ở ý chí ) : Theo đuổi 1 mục đích khác, thấy trước hậu quả xảy ra k phù hợp với mục đích và chấp nhận để hậu quả đó xảy ra

o    Ngoài ra còn phân chia

§  Cố ý có dự mưu

§  Cố ý k có dự mưu ( đột xuất )

34- Khái niệm và các dạng lỗi vô ý phạm tội

 

Khái niệm:

  Điều 10-BLHS quy định: “Vô ý phạm tội là phạm tội trong những TH sau đây:

1-                Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình cthể gây ra hậu quả nguy hại cho XH, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc cthể ngăn ngừa được

2-                Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình cthể gây ra hậu quả nguy hại cho XH, mặc dù có thể thấy trc hậu quả đó ”

 Các dạng lỗi vô ý phạm tội:

1-        vô ý phạm tội vì quá tự tin: là lỗi của một ng trong TH thấy trước hvi của mình cthể gây ra hậu quả nguy hiểm cho XH nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc cthể ngăn ngừa đc, vì vậy đã thực hiện hvi gây nguy hiểm cho XH

 2- vô ý phạm tội vì cẩu thả: là lỗi của một ng trong TH gây ra hậu quả nguy  

       hiểm cho XH vì cẩu thả đã không thấy trc đc hậu quả đó mặc dù phải thấy

               trc và có thể thấy trc đc

CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘI LỖI

 

-      xác định mức độ lỗi = làm rõ mức độ chủ thể nhận thức tính nguy hiểm + mức độ thấy trước hậu quả

-      Mức độ lỗi thể hiện:

o    Mức độ Nhận thức đầy đủ tính nguy hiểm XH của hành vi

o    Mức độ Nhìn thấy trước khả năng xảy ra hậu quả

o    Mong muốn or no  hậu quả nguy hiểm của XH xảy ra

36- Động cơ phạm tội và mục đích phạm tội

Động cơ phạm tôi:

-  Động cơ phạm tội là các nhân tố bên trong( các lợi ích, các nhu cầu đc nhận thức) thúc đẩy ng phạm tội thực hiện tội phạm

-  Csở tạo thành động cơ phạm tội là những nhu cầu về vật chẩt, tinh thần, các lợi ích và tư tưởng sai lệch của cá nhân, cũng có thể là nhg nhu cầu bình thường nhg chủ thể đã lựa chọn cách thoả mãn chúng trái với các lợi ích và chuẩn mực XH

-  Động cơ của phạm tội chỉ có trong TH phạm tội cố ý. Những tội phạm vô ý ng phạm tội không mong muốn thực hiện tội phạm, không nhận thức đc tchất tội phạm của hvi, vì thế khi thực hiện hvi, bên trong tội phạm không có động cơ thúc đẩy

-  LHS quy định động cơ phạm tội là dấu hiệu định tội với một số ít tội phạm ( tội sử dụng trái phép tài sản, động cơ vụ lợi đc quy định là dấu hiệu định tội- Đ142)

-  Động cơ phạm tội cũng có thể đc quy định là dấu hiệu CTTP tăng nặng hoặc giảm nhẹ, tức là dấu hiệu định khung hình phạt với một số tội phạm (động cơ “đê hèn” là dấu hiệu định khung trong CTTP tăng nặng tội giết ng- khoản 1 điều 93)

Mục đích phạm tội:

-  Mục đích phạm tội là mô hình đc hình thành trong ý thức ng phạm tội và ng phạm tội mong muốn đạt đc điều đó trong thực tế bằng cách thực hiện tội phạm

-  Mục đích phạm tội chỉ có với những tội phạm đc thực hiện do cố ý trực tiếp. Ng phạm tội do cố ý trực tiếp nhận thức đc tchẩt nguy hiểm cho XH của hvi họ thực hiện, mong muốn hậu quả đó xra để đạt đc mục đích nhất định.

-  LHS quy định mđích phạm tội là dấu hiệu định tội của một số tội phạm. Những tội cố ý trực tiếp có cấu thành hình thức, hvi phạm tội đc mô tả trong điều luật quy định tội phạm đã thể hiện rõ mục đích của phạm tội( hvi sdụng vũ lực để giao cấu với ng khác trong cấu thành tội hiếp dâm-Đ111 đã thể hiện rõ mục đích phạm tội của chủ thể.

-  Có thể phân loại mđích phạm tội thành :mđ chống chính quyền, mục đích cá nhân, những mđ khác

-  Các tội phạm có mục đích phạm tội chia thành 2 nhóm: nhóm thứ nhất, mục đích phạm tội đạt đc khi gây ra hậu quả cho XH, hậu quả này có ý nghĩa như một phương tiện để đạt đc mđ phạm tội; nhóm thứ 2, mục đích phạm tội thể hiện qua chính hvi phạm tộiedh cangucCTTP taen

SAI LẦM VÀ TNHS ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP SAI LẦM

-      Sai lầm:

o    là sự hiểu làm của chủ thể về

§  Ý nghĩa pháp lý

§  Các tình tiết thực tế của hành vi

o    Sai lầm về PL

§  Là sự hiểu lầm của 1 người đối với Pl về tính trái PL của hành vi

·         Người thực hiện tưởng PL k quy định TNHS với hành vi thực hiện -> TNHS được giải quyết Theo nguyên tắc chung : nhận thức sai k phải yếu tố bắt buộc của lỗi

·         Người thực hiện hành vi lầm tưởng hvi thực hiện luật quy định là TP nhưng luật k quy định là TP -> k có TNHS, luật k quy định hành vi nào đó là TP k phải chịu TNHS

o    Sai lầm thực tế :

§  Là sự hiểu lầm của 1 người về các tình tiết thực tế của hành vi ( k phải tất cả đều ảnh hương TNHS, chỉ ~ sai lầm về các yêu tố CTTP )

·         Sai lầm khách thể: Người phạm tội hiểu k đúng về QHXH hành vi xâm hại:

§  Dự định xâm hại khách thể có tầm qtrg cao nhưng thực tế ít hơn -> phải chịu TNHS về khách thể xâm hại ( vd: chống người thi hành công vụ gây thương tíchh cho người qua đường )

§  Dự định xâm hại đồng thời nhiều khác thể nhưng thực tế chỉ 1 -> phải chịu TNHS về khác thể bị xâm hại  và TNHS ở mức độ phạm tội chưa đath nếu thực tế chưa xâm hại ( vd: vào kho phi tang nhưng bị bắt giữ ngay)

§  Hành vi  k cố ý xâm hại đén QHXH được LHS bảo vệ nhưng xâm hại kháh thể của TP -> phải chịu TNHS ( đi săn tưởng người là thú ) – vô ý

·         Sai lầm về đối tượng: hiểu sai về đối tượng tác động của TP -> k ảnh hưởng TNHS

§  Sai lầm đối tượng tác động -> k có sự sai lầm về khách thể

§  Sai lầm về khách thể -> có thể sai lầm đối tượng tác động

§  Vd: lấy cặp da để trộm tiền nhưng trg cặp k có tiền ( sai lầm đối tượng)

·         Sai lầm về phương tiện

§  Do sử dụng sai phương tiện k thuộc dự định từ trước -> chịu TNHS về tội chưa đạt

§  Vdu: lấy sung giết người nhưng súng cũ -> giết người chưa đạt

·         Sai lầm về quan hệ nhân quả

§  Người phạm tội k đánh giá đúng hậu quả

§  Người phạmt ội k đánh giá đúng mqh nhân quả từ hành vi của mình -> chịu TNHS về tội vô ý

§  Vd: vượt đèn đỏ đâm chết người

-      TNHS với trường hợp sai lầm

38- khái niệm loại trừ TNHS và các TH loại trừ TNHS đc quy định trong BLHS

 

Khái niệm:

  Miễn TNHS là miễn những hậu quả pháp lí về các tội phạm của nhg người thực hiện tội phạm khi có nhg đkiện theo quy định của pháp luật

 

Các TH loại trừ TNHS đc quy định trong luật:( điều 25 quy định 3 TH miễn TNHS)

  

1-Miễn TNHS do sự chuyển biến của tình hình

- Ng phạm tội đc miễn TNHS nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hvi phạm tội hoặc ng phạm tội không còn nguy hiểm cho XH nữa ( khoản 1-Đ25)

- VD: ng phạm tội sau khi thực hiện tội phạm mắc bệnh hiểm nghèo không còn khả năng tiếp tục phạm tội thì việc truy cứu TNHS đối với ng đó không cần thiểt nên họ đc miễn TNHS

  

2-Miễn TNHS do hvi tích cực của ng phạm tội

- Trong TH trc khi hvi phạm tội bị phát giác, ng phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, thì có thể đc miễn TNHS( khoản 2- Đ25)

 

3- Miễn TNHS do đại xá

- Đại xá là quyết định của quốc hội miễn TNHS hoặc miễn hình phạt hoặc thay đổi một hình phạt đã tuyên bằng một hình phạt nhẹ hơn cho một loạt ng phạm tội hoặc đối với 1 hay nhiều tội phạm mà không huỷ bỏ quy phạm PLHS quy định về tội phạm và hình phạt đối với các hvi phạm tội đó

- Đại xá thg đc công bố nhân các sự kiện trọng đại của đất nc

  Ngoài 3 hthức trên, BLHS nc ta còn quy định các TH miễn trừ TNHS đối với từng loại tội phạm cụ thể( khoản 6-Đ290 quy định: ng môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trc khi bị phát giác thì cthể đc miễn TNHS…)

KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG

 

Đ.15 BLHS

-      KN

o    Là hành động tự về trước sự tấn công trái PL nhằm ngăn ngừa, hạn chế hậu quả, tác hại do sự tán công trái PL gây ra

-      Bản chất

o    Là tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm XH -> gây thiệt hại trong phòng vệ chính đáng k phải TP

o    Khuyển khích CD chủ dộng ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho XH

 

-      Điều kiện

o    Có hành vi đang xâm hại đến lợi ích của NN, tc, quyền và lợi ích chính đáng của ng' phòng vệ hoặc ng khác

§  Hành vi xâm hại k nhất thiết xâm hại đến lợi ích người phòng vệ mais NN –tc –quyền vs lợi ích chính đáng cá nhân khác

·         Tính mạng

·         Tài sản

·         Sức khỏe

·         Tự do

§  Cơ sở pháp lý để ND chỉ động chống TP

o    Hành vi xâm hại phải trái PL và nguy hiểm đáng kể

§  K có hành vi trái PL =k có phòng vệ chính đáng ( pb với hành vu gây thiệt hại lợi ích cá nhân đc PL cho phép: CA bắt …)

§  Hành vi xâm hại đó đủ yếu tố CTTP

o    Hành vi xâm hại phải đang hiện hữu, đã bắt đầu, đang xảy ra, chưa chấm dứt hoặc có nguy cơ xảy ran gay tức khác

§  Người phòng vệ phản ứng nhạy bén để đối phó

§  Thông thường là sự chống trả . Nhưng khi tấn công chấm dứt mới chống trả gây hậu quả -> k còn được coi là phòng vệ chính đáng

o    Hành vi phòng vệ phải gây thiệt hại cho ng' có hành vi xâm hại chứ k phải 1 người khác

§  Sự chống trả phải nhằm vào người có hành vi trái PL gây nguy hiểm -> mục đích phòng vệ chính đáng

§  Cơ sở phân biệt phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết

o    Hành vi phòng vệ gây thiệt hại cho người xâm hại là cần thiết

§  Cần thiết = xuất phát từ vị trí người phòng vệ để đánh giá ( thông thường ng' phong vệ gây ra thiệt hại nhỏ cho người tấn công)

§  Người phòng vệ tùy trường hợp sử dụng cack thức, cường độ,.. để chống trả -> gây thiệt hại ít hay nhiều tùy thuộc vào đánh giá của họ

§  Nếu vượt quá mức độ cần thiết -> hvi nguy hiểm cho XH

40-Khái niệm, bản chất, điều kiện của tình thế cấp thiết

 

Khái niệm:

  Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ đến lợi ích của nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của ng khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm(Đ16-BLHS)

 

Bản chất:

  -Bản chất của TTCT xuất phat từ quyền công dân.Ng ở trong TTCT buộc phải lựa chọn, hoặc để cho thiệt hại xảy ra theo diễn biến khách quan của nguồn nhuy hiểm, hoặc hi sinh một lợi ích nhỏ (một thiệt hại nhỏ) để bảo vệ một lợi ich lớn hơn( ngăn chặn một thiệt hại lớn hơn)

  -Hvi của ng trong TTCT nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp nên mặc dù ng có hành vi trong TTCT gây nên thiệt hại khách quan về hình sự nhg đc loại trừ TNHS

 

Các ĐK của TTCT:(3 đk)

  1-Sự nguy hiểm thực tế đang de doạ lợi ích hợp pháp là cơ sở để thực hiện hvi trongTTCT

  2-Việc gây thiệt hại cho lợi ích hơp pháp này là cách duy nhất để bảo vệ lợi ích hợp pháp khác

  3-Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần khắc phục

PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU GIỮA PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG VÀ TÌNH THẾ CẤP THIẾT

 

-      khách thể:

o    phòng vệ chính đang: gây thiệt hại cho người có hành vi xâm phạn chứ k phải 1 người khác

o    tình thế cấp thiết: k phải trong trg hợp nào cũng xâm phạm tối người xâm phạm mà còn có các khách thể khác

§  vd: cháy nhà, k thể một mình dập tắt có thể dỡ ngói

-      khách quang:

o    phòng vệ chính đáng: người chống trả tùy Theo từng trường hợp và đánh giá về mức độ nguy hiểm để lựa chọn cường độ chống trả, phương thức, cách thức… dẫn đến hậu quả khác nhau với các trường hợp khác nhau

o    tình thế cấp thiết: hậu quả phải được xác định nhỏ hơn hậu quả thực tế, nếu vượt quá hậu quả nghiêm trọng được cho phép, là hành vi nguy hiểm.

§  Trong trg hợp có mục đích gây hậu quả nhỏ hơn nhưng thực tế lại gây hậu quả lớn hơn -> miễn TNHS

§  Trong trg hợp gây hậu  quả nhỏ hơn -> k bị truy cứu TNHS

 

42- Khái niệm giai đoạn phạm tội . Tsao hsự VN không quy định ý định phạm tội là một giai đoạn phạm tội

 

Khái niệm:

Các giai đoạn phạm tội là các bước trong quá trình thực hiện tội phạm do cố ý( trực tiếp) được quy định trong LHS, phản ánh tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ở từng thời điểm

 

LHS VN không quy định ý định phạm tội là một giai đoạn phạm tội vì:

 

  -LHS VN không coi ý định phạm tội là tội phạm. Theo quan điểm Mac- lênin, tội phạm là một hiện tượng XH bao gồm một thể thống nhất các yếu tố khách quan và chủ quan, ý định phạm tội chỉ mới thoả mãn dấu hiệu chủ quan, chưa có dấu hiệu khách quan nên không thể coi là tội phạm. Ý định phạm tội chưa có cơ sở của TNHS

  - Trên thực tế không thể chứng minh đc ý định phạm tội nếu ý định đó không đc biểu hiện ra ngoài thế giới khách quan bằng các hvi nên không thể coi ý định phạm tội là tội phạm

  - Biểu hiện ý định phạm tội khác với chuẩn bị phạm tội ở chỗ không tạo ra nhg đk vật chất và tinh thần để thực hiện tội phạm nên nchung LHS k coi hành động bhiện ý định phạm tội là tội phạm trừ một vài TH do tchất đặc biệt nguy hiểm của chúng mà LHS quy định thành một tội phạm độc lập( tội đe doạ giết người-Đ103)

 

 

GIAI ĐOẠN PHẠM TỘI CÓ ĐƯỢC ĐẠT RA VỚI TP CÓ CẤU THÀNH HÌNH THỨC VÀ TP ĐƯỢC THỰC HIỆN K PHẢI BẰNG LỖI CỐ Ý TRỰC TIẾP?

-      Theo BLHS 1999, Giai đoạn phạm tội chỉ đạt ra với Lỗi cố ý trực tiếp, k đặt ra với

§  Cố ý gián tiếp ( trong 1 số trường hợp thực tiễn xét xử vẫn thừa nhận nguyên tắc coi lỗi cố ý gián tiếp có giai đoạn phạm tội vì

·         Có ý thức lựa chọn 1 xử sự phạm tội

·         Tuy chủ thể k nhằm tới hậu quả nhưng chấp nhận cho nó xảy ra)

§  Vô ý quá tự tin và quá cẩu thả

Vì:

o    Lỗi vô ý:

§  Người phạm tội k nhận thức tc nguy hiểm cho XH của hvi  và hậu quả nguy hiểm XH ( vô ý vì cẩu thả )

§  Người phạm tội thấy trước khả năng gây nguy hiểm nhưng cho rằng hậu quả sẽ k xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được ( vô ý quá tự tin)

è  k xác định mục đích khi hành động

è  k mong muốn thực hiện hành vi phạm tội

è  k hướng hành vi của mình phạm 1 tội nhất định

è  k có giai đoạn chuẩn bị và phạm tội chưa đạt -> k có giai đoạn phạm tội

o    Cố ý trực tiếp

§  Người phạm tội nhận thức được hành vi nguy hiểm và hậu quả nguy hiểm

§  Hướng mục đích và hành vi nhằm thực hiện 1 tội phạm nhất định

-      Theo BLHS 1999. Giai đoạn phạm tội k đặt ra với TP có cấu thành hình thức, mặc dù có lỗi cố ý trực tiếp, nhưng k có chuẩn bị tội phạm và tội phạm chưa đạt nên k có giai đoạn phạm tội

o    Vd thấy ng trong hoàn cảnh hiểm nghèo có khả năng mà k cứu

44-Khái niệm và nhg dấu hiệu của giai đoạn chuẩn bị phạm tội

 

Khái niệm:

  Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn người phạm tội tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra nhg đkiện khác để thực hiện tội phạm(Đ17)

 

Dấu hiệu của giai đoạn chuẩn bị phạm tôi

Người phạm tội chưa bắt tay vào thực hiện hvi phạm tội đc quy định trong CTTP mà chỉ có các hoạt đông tạo đk thuận lợi cho việc thực hiện phạm tội

Hành vi chuẩn bị phạm tội chưa trực tiếp xâm hại đến QHXH đc LHS bảo vệ, chưa làm thay đổi, biến dạng đối tượng tác động của tội phạm mà chỉ đặt khách thể đó trong tình trạng nguy hiểm

Hậu quả của tội phạm chưa xảy ra, do chưa thực hiện hành vi phạm tội đc quy định trong CTTP

CĂN CỨ PHÂN BIỆT CHUẨN BỊ TP VÀ PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT

 

 

46- Khái niệm, các dấu hiệu và các dạng của phạm tội chưa đạt

 

Khái niệm:

  Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhg không thực hiện đc đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn cảu người phạm tội (Đ18)

 

Các dấu hiệu( 3 DH)

 

1-Người phạm tội đã thực hiện hành vi được quy định trong mặt khách quan của CTTP, nhưng chưa thực hiện đc đến cùng- tức là hvi của họ chưa thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu khách quan của một CTTP- hvi ở nhg dạng sau:

  +Ng phạm tội mới thực hiện hành vi liền trc hvi mô tả trong mặt khách quan của CCTP

  +Chưa thực hiện đc đầy đủ ndung hvi khách quan đc mô tả trong CCTP( mới thực hiện đc 1 phần hvi hoặc một trong số nhg hvi đc mô tả)

  +Đã thực hiện hết nhg hvi mô tả trong CTTP nhg chưa gây hậu quả nguy hiểm cho XH, hoặc đã gây hậu quả nhg chưa phù hợp với hậu quả mô tả trong CTTP

 

 2-Hậu quả của tội pham chưa xra hoặc ng phạm tội đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho XH nhg chưa phù hợp với hậu quả đc quy định trong CCTP

  +Hvi phạm tội chưa đạt chưa gây thiệt hại cho các QHXH đc LHS bảo vệ mà mới chỉ đặt quan hệ ấy trong tình trạng bị uy hiếp

  +Hvi phạm tội chưa đạt gây ra hậu quả nguy hiểm cho XH, tuy nhiên hậu quả này chưa thoả mãn các dấu hiệu về mức độ thiệt hại cho các QHXH đc quy định trong CTTP

   

3-Nguyên nhân của việc không thực hiện tội phạm đến cùng là những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của ng phạm tội. Nguyên nhân gồm:

  +Do ng bị hại hoặc nhg ng khác phát hiện hvi phạm tội đã ngăn cản nên tội phạm k thực hiện đc đến cùng

  +Do thời tiết hoặc các đk tự nhiên khác cản trở

  +Do nhg nguyên nhân khách quan thuộc về bản thân ng phạm tội: sự không thành thạo trong hành động, hạn chế nhận thức về ptiện gây án…

 

Các dạng của phạm tội chưa đạt:

 

1-        Căn cứ vào mức độ thực hiện hành vi mà ng phạm tội dự định thực hiện có:

Phạm tội chưa đạt chưa thành: là TH cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện đc đến cùng do nhg nguyên nhân ngoài ý muốn của ng phạm tội và họ cúng chưa t/h hết nhg hvi dự định làm

Phạm tội chưa đạt đã thành: là TH cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện đc đến cùng do những nguyên nhân ngoài ý muốn của ng pham tội nhưng họ đã thực hiện đc hết những hvi dự định làm

 

2-        Căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến phạm tội chưa đạt có thể phân thành:

Phạm tội chưa đạt vô hiệu: phạm tội chưa đạt do nhg nguyên nhân khách quan thuộc về bản thân ng phạm tội

Các trường hợp chưa đạt khác: do những nguyên nhân thuộc về các đk khách quan khác

 

PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT VÔ HIỆU VÀ TNHS ĐỐI VỚI TRG HỢP NÀY?

 

-      Phạm tội chức đạt vô hiệu do những hạn chế thuộc về bản thân người phạm tội và có các trường hợp sau

o    Người phạm tội định hướng vào 1 đối tượng nhất định nhưng trên thực tế k có hoặc có nhưng k giống tc người phạm tội mong muốn -> k gây hại QHXH

o    Người phạm tội do hạn chế nhận thức đã sử dụng cc, phương tiện phạm tội k có khả năng gây hậu quả nghiệm trọng

48- Khái niệm tội phạm hoàn thành và sự thể hiện của nó trong BLHS 1999

 

  Khái niệm:

Tội phạm hoàn thành là hành vi phạm tội đã thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu đc mô tả trong mặt khách quan của CTTP

 

  Sự thể hiện của nó trong BLHS:

Tội phạm hoàn thành đc coi là TH phạm tội thông thường mà hvi phạm tội xảy ra trong thực tế hoàn toàn phù hợp hvi mô tả trong CTTP. Do vậy, LHS không có thêm điều luật riêng quy định về tội phạm hoàn thành

 

PHÂN BIỆT TP HOẰN THÀNH VỚI TP KẾT THỨC. Ý NGHĨA SỰ PHÂN BIỆT

-      TP hoàn thành

o    Là hành vi phạm tội thảo mãi các dấu hiệu mô tả trg khách quan của CTTP

o    Thời điểm hoàn thành tuy thuộc từng loại TP, k phụ thuộc việc người phạm tội đã thực hiện được ý định phạm tội hay đã kết thúc hay chưa

§  CT vật chất: thời điểm hoàn thành = khi thỏa mãn all dấu hiệu mặt khách quan: hành vi nguy hiểm XH, hậu quả nguy hiểm XH, mqh nhân quả

§  CT hình thức: dấu hiệu hành vi nguy hierm XH là TP đã ở thời điểm hoàn thành

§  Ct cắt xén: chỉ cần có hành động biểu hiện ý định phạm tội đã ở thời điểm hoàn thành – vdu: tc lật đổ chính quyền

 

-      TP kết thúc

o    Chấm dứt trên thực tế do bất kỳ nguyên nhân nào: có thể trùng thời điểm hoàn thành hoặc k

50-khái niệm, bản chất, ý nghĩa và đk của chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

 

Khái niệm:

-Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện việc phạm tội đến cùng tuy không có gì ngăn cản (Đ119)

-Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đc miễn TNHS về tội định phạm, nếu hvi thực tế định thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội phạm khác thì ng đó phải chịu TNHS về tội phạm này

 

Bản chất:

Thực chất hvi của người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đã thoả mãn một số dấu hiệu của CTTP(CTTP của phạm tội chưa hoàn thành), nhg do chính sách của nhà nc ta muốn tạo cơ hội cho ng đã trót có hđộng chuẩn bị phạm tội hay bắt tay vào thực hiện tội phạm, nếu nhận ra sai lầm của mình, thực sự từ bỏ ý định phạm tội thì sẽ không bị trừng phạt, không bị truy cứu TNHS

 

  Ý nghĩa:

- Chế định thể hiện chính sách khoan hồng và phân hoá tội phạm của nhà nc ta trong việc xử lý tội phạm

- Góp phần hạn chế việc gây ra hậu quả nguy hiểm cho XH của hvi phạm tội

 

  Điều kiện:

ĐK khách quan:Việc dừng thực hiện hvi phạm tội phải xra trong quá trình thực hiện tội phạm( LHS chỉ thừa nhân việc chấm dứt t/h tội phạm ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa thành và chuẩn bị phạm tội mới là tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội. Còn ở thời điểm phạm tội đã thành và phạm tội chưa đạt đã thành thì không đc coi là tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội)

Đk chủ quan: Việc dừng phạm tội phải do ng phạm tội hoàn toàn tự nguyện quyết định khi nhận thức đc đk khách quan vẫn cthể tiếp tục thực hiện tội phạm mà k bị ngăn cản

 

TNHS VỚI CÁC GIAI ĐOẠN PHẠM TỘI

 

-      Chuẩn bị phạm tội

o    Phải chịu TNHS vì hành vi thỏa mãn các dấu hiệu CTTP của hành vi phạmt ội chưa hoàn thành

§  Khách quan: chuẩn bị công cụ, phương tiện – QHXH PL bảo vệ bị đe dọa

§  Chủ quan: có hành vi phạm tội và mong muốn thực hiện

o    K phải mọi hành vi chuẩn bị TP đều bị truy cứu TNHS mà

§  Người phạm tôi rất nghiêm trọng

§  Người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng      

-      TP chưa đạt Đ.52 BLHS

o    Mọi trường hợp đều bị truy cứu TNHS ( căn cứ từ sự khác nhau về mức độ của chuẩn bị TP và TP chưa đạt )

o    K đầy đủ dấu hiêu CTTP thì k phài chịu TNHS

o    Mức phải chịu TNHS

§  Cao nhất trung thân -> tử hình ( đặc biệt nghiêm trọng) – thường có Theo tình tiết tăng nặng chứ k đơn thuần chỉ thực hiện chưa đath 1 TP đặc biệt nghiêm trọng

§  NẾu luật áp dụng có quy định hình phạt tù có thời hạn- > cao nhât k quá ¾ mức phạt tù luật định

-      TP hoàn thành

o    Người có hành vi phạm tội hoàn thành -> chịu TNHS nặng hơn  ( ở cùng 1 tội danh)

§  Người có hành vi phạm tội chủa đạt

§  Người đang trg gd chuẩn bị phạm tội

-      Tự ý nửa chừng chấm dút Đ19 BLHS

o    ĐƯợc miễn TNHS

o    Trogn trg hợp có đủ dấu hiệu CTTP -> chịu TNHS

52- Phân biệt tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội với các TH phạm tội sơ bộ:

 

  - Người cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện đc đến cùng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn ngăn cản thì bị coi là chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt tuỳ theo thời điểm hành vi phạm tội bị dừng lại và phải chịu TNHS

  -Còn việc dừng thực hiện phạm tội do ng phạm tội tự nguyện( do tỉnh ngộ, nhận thức đc sai lầm của mình, thực sự từ bỏ ý định phạm tội)thì đc coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

KHÁI NIỆM, DẤU HIỆU CỦA ĐỒNG PHẠM VÀ Ý NGHĨA UCAR VIỆC QUY ĐỊNH CHẾ ĐỊNH ĐỒNG PHẠM BLHS 1999

 

-      KN:

o    Trước BLHS 85 , chưa có một văn bản pháp luật hình sự nào quy định chung về chế định đồng phạm

o    BLHS 95 kế thừa tiwf 17 và có bổ sung sửa đôi:

§  Đồng phạm là trường hợp có 2 người trở lên

§  Cố ý cùng thực hiện tội phạm

 

-      Dấu hiệu:

o    Khách quan

§  Có sự tham gia của 2 người trở lên vào việc thực hiện TP

·         Dấu hiện bắt buộc : từ 2 người trở lên

·         Những người tham gia có đầy đủ điều kiện chủ thể của TP

·         Những người tham gia có hành vi tham gia tội phạm (trực tiếp hoặc:

o    Xúi giục

o    Tổ chức

o    Giúp sức

è  Hành vi tham gia có tc gây nguy hiểm XH

è  Tùy mức độ tham gia dù cùng là hành vi đồng phạm

§  Có sự cùng chung hành động của những người tham gia thực hiện TP

·         Phải cùng chung thực hiện 1 TP cố ý – hành vi có tính chất nguy hiểm trong mqh thống nhất, qua lại -> “ nhằm mục đích thực hiện một TP nhất định và để đạt được 1 kết quả phạm tội thống nhất”

·         ĐP giản đơn: mỗi đồng phạm thực hiện trọn vẹn 1 hành vi mô tả CTTP hoặc 1 phần hành vi và tổng hợp lại tạo thành hành vi chứa đầy đủ CTTP cụ thể

·         ĐP phức tạp: có sự phân công vai trò -  hậu quả phạm tội là kết quả chung

o    Xúi giục làm ng' khác thực hiện tội

o    Giúp sức tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi đạt kết quả

è  Hành vi tổ chức, xúi giục bao giờ cũng xảy ra trước hành vi người phạm tội

è  Hành vi giúp sức xảy ra trước hoặc sau hành vi phạm tội của người thực hành đã kết thúc

o    Chủ quan

§  Có sự cùng cố ý của ~ người tham gia thực hiện TP

·         Dấu hiệu bắt buộc

·         Lý trí: Mỗi đồng phạm nhận thức rõ hành vi gây hậu quả nguy hiểm XH, tính chất TP tham gia thực hiện và hậu quả của nó, mong muốn cùng thực hiện TP – ( đông người tham gia k nhất thiết phải biết nhau và bàn bạc chung )

·         Ý chí: Mong muốn có hoạt động phạm tội chung và đều ý thức được hậu quả nguy hiểm

-> Chỉ đặt ra với TP cố ý – nếu vô ý thì mỗi người chịu TNHS độc lâpj về hành vi vô ý phạm tội

§  Mục đích trong đồng phạm

·         Dấu hiệu bắt buộc : ~ người đồng phạm phải có cùng mục đích phạm tội  - khác mục đích thì TNHS độc lập nhau

·         Vdu Đ 91 BLHS

 

-      Ý nghĩa của việc quy định Chế định đồng phạm:

54-Khái niệm và các đặc điểm của những người đồng phạm:

 

Khái niệm:

Đồng phạm là TH có 2 người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm( khoản 1-Đ20)

 

Đặc điểm:

1-   Dấu hiệu khách quan:

-Có sự tham gia của 2 người trở lên vào việc thực hiện một tội phạm:

-Có sự cùng chung hành động( hay liên hiệp hành động) của những ng tham gia vào việc thực hiện một tội phạm

2-   Dấu hiệu chủ quan:

-Có sự cùng cố ý của nhưng người tham gia thực hiện tội phạm

  +Về lý trí: mỗi ng đồng phạm trong việc thực hiện tội phạm đều nhận thức đc rõ hvi của mình có tchất nguy hiểm cho XH, đồng thời phải biết đc hoạt động của nhau và mong muốn nhg ng đồng phạm cùng hoạt động với mình

  +Về ý chí: tuy nhận thức đc như trên nhưng nhg ng đồng phạm vẫn thực hiện hành vi của mình vì mong muốn có hoạt động phạm tội chung và có ý thức để mặc cho hậu quả xra

  ! theo LHS VN thì đồng phạm chỉ đặt ra với những TH cùng phạm tội cố ý

-Mục đích trong đồng phạm: trong TH đồng phạm những tội có mđích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc, thì những ng đồng phạm phải có cùng mđích phạm tội đó. Nếu k thoả mãn dấu hiệu cùng mđích phạm tội thì sẽ khong có đồng phạm

PHẠM TỘI CÓ TỐ CHỨC -  TỔ CHỨC PHẠM TỘI – TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC

 

-      Phạm tội có tổ chức

o    Hình thức đồng phạm

o    Có sự kết cấu chặt chẽ giữa ~ người thực hiện TP

-      Tổ chức phạm tội

o    Có sự phân công vai trò rõ rệt  giữa những người cùng tham gia

o    Tùy thuộc số lượng ng tham gia và mức độ phân công – có cả thủ lĩnh – cầm đầu

o    Thực hiện cùng 1 loại tội

-      Tội phạm có tổ chức

o    Có đồng phạm

o    Có sự kết cấu chặt chẽ

o    Thường dưới 2 dạng hành vi

§  Vũ trang

§  Bạo lực

56- Những nguyên tắc TNHS trong đồng phạm:

 

  3 nguyên tắc

1- Nguyên tắc tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toản bộ tội phạm đã thưc hiện

  -Tất cả nhg ng đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng một tội đanh mà họ đã cùng ng thưc hành thực hiện và theo cùng một điều luật cũng như trong cùng một phạm vi chế tài mà điều luật ấy quy định

  -Tất cả nhg ng đồng phạm phải cùng chịu về nhg tình tiết tăng nặng đc quy định ở điều 48-blhs nếu họ đều biết

  -Nhg quy định có tính nguyên tắc chung cho tất cả các Th phạm tội đều đc áp dụng chung cho tất cả nhg ng đồng phạm trong vụ đồng phạm như: quy định về csở plý của TNHS, ntắc xử lý…

 

2-Nguyên tắc mỗi ng đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm

  - Nhg ng đồng phạm chỉ chịu TN về nhg hvi mà cả bọn cùng chung hành động và cung chung ý định phạm tội chứ không chịu TN về hvi vượt quá của ng thực hành hoặc của nhg ng đồng phạm khác

  -Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS liên quan đến ng đồng phạm nào thì chỉ áp dụng riêng với ng đó

  -Việc miễn TNHS, miễn hình phạt… đối với ng đồng phạm nào thì ng đó đc hưởng chứ không áp dụng với nhg ng đồng phạm khác

  -hvi của ng tổ chức, xúi giục hay giúp sức mặc dù chưa đưa đến việc t/h tội phạm nhg vẫn phải chịu TNHS

 

3- Nguyên tắc cá thể hoá TNHS của nhg ng đồng phạm

  -Khi quyết định hình phạt đối với nhg người đồng phạm, TA phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm(Điều 53)

KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM  TNHS? PHÂN BIỆT TNHS VỚI CÁC DẠNG TNPL KHÁC

-      KN:

o    1 trg ~ chế định cơ bản LHS

o    Là hậu quả pháp lý của việc thực hiệ n  tội phạm mà cá nhân ng' phạm tội phải gánh chịu trước NN về hành vi phạm tội của mình và được thực hiện bằng hình phạt và các biện pháp cưỡng chế hình sự khác Theo quy định BLHS

-      Đặc điểm

o    Là 1 dạng cụ thể TNPL

§  Thỏa mãn các dấu hiện TNPL và có đặc điểm riêng cụ thể hóa trong LHS

o    Là hậu quả pháp lý tất yếu của việc thực hiện TP

§  Bảo đảm công bằng và bình đẳng mọi công dân trước PL

§  Người đủ tuổi, có NL TNHS phải chịu hậu quả ply bất lợi nếu phạm tội

o    Bản chết là sự lên án của NN đối với hành vi phạm tội

§  NN thể hiện thái độ Bằng áp dụng cưỡng chế

§  Năng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ trất tự tư pháp, giáo dục ý thức công về PL

o    LÀ QH PL đặc biệt giữa NN và người thực hiện phạm tội

§  NN thông qua các cơ quan bảo vệ PLHS truy cứu- xét xử - áp dụng biện pháp cưỡng ché HS với ngươi phạm tội

§  TNHS phát sing thời điểm thực hiện TP và kết thúc khi hết thời hiệu truy cứu

§  TNHS tồn tại khách quan k phụ thuộc cơ quan có thẩm quyền phát hiện TP

o    Mang tính công

§  Chỉ có NN thông qua các cq có thẩm quyền truy cứu TNHS

§  TP gánh chịu hậu quả về TNHS trước NN

o    Là trách nhiệm cá nhân

§  Pháp nhân k chịu TNHS

§  Con người cụ thể mới phải chịu TNHS

o    Được thực hienj bằng biện pháp cưỡng chế NN đặc biêt là hình phạt

§  Biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất – bảo đảm thực hiện bằng bộ máy cưỡng chế NN

§  Ngoài hình phạt: bắt buộc chưa bệnh, đưa vào trại giáo dưỡng, giáo dục tại địa phương

§   

-      Phân biệt TNHS với các dạng TNPL khác

o    TNHS mang đủ đ đ TNPL:

§  Cơ sở thực tế TNPL là vi phạm PL

§  Sự lên án của NN với vi phạm PL

§  Sự thực hiện các chế tài của QPPL

§  Cơ sở truy cứu là quyết định có hiệu lực

o    Phân biệt

§  TNHS : được TA áp dụng với ng có hành vi phạm tội được quy định trong BLHS do QH ban hành – chế tài nghiêm khắc nhất

§  TNHC: chủ yếu cac cq quản lý NN áp dụng với cá nhân or tổ chức thực hiện vi phạm HB – chế tài ít nghiêm khắc hơn ( phạt tiền , cảngh cáo,..)

§  TNDS: TA áp dụng với các chủ thể vi phạm DS ( cá nhân – pháp nhân ) – chế tài chủ yếu mang tính bồi thường thiệt hại

§  TN Kỷ Luật: do thủ trưởng cq, giám đốc, … áp dụng với cán bộ, nhân viên, người lao động,…- chế tài là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương,…

§  TN vật chất: biện pháp buộc cán bộ , nvien NN bồi hoàn thiệt hại cho NN – đi kèm TN kỷ luật

 

58- Cơ sở và đk của TNHS

 

Cơ sở:

  Điều 2 BLHS quy định: Chỉ người nào phạm một tội đã đc BLHS quy định mới phải chịu TNHS

Cơ sở khách quan: Một ng đã có hành vi gây thiệt hại cho XH và hvi đó đã đc BLHS quy định thành điều cấm thì ng đó phải chịu nhg hậu qủa pháp lí bất lợi( chế tái) do PL quy định. Có như vậy TNHS mới là biện pháp pháp lí hữu hiệu để phòng ngừa tội phạm.

Cơ sở chủ quan: Ng thực hiện hvi nguy hiểm cho XH đã có lỗi vì thế phải chịu TNHS vì đã tự mình lựa chọn cách xử sự phạm tội trong hoàn cảnh hoàn toàn có thể lựa chọn cách sử xự khá a CTTP cụ thể

 

Điều kiện:

- Đã thực hiện hvi nguy hiểm cho XH, gây thiệt hại hoạ đe doạ gây thiệt hại cho các QHXH đc BLHS bảo vệ

- Hvi đó đc BLHS quy định là tội phạm

- Ng đó có NLHS, tức là khi thực hiện hvi nguy hiểm cho XH có khả năng nhận thức và điều khiển hvi của mình

- Ng có đủ tuổi chịu TNHS theo quy định Đ12-BLHS

- Ng đó có lỗi( cố ý hoặc vô ý theo quy định của PL) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH đó

KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA QUY ĐỊNH THỜI HIỆU TRUY CỨU TNHS

Đ.23 BLHS 99

-      KN:

o    Là thời hạn do BLHS quy định mà khi hết, người phạm tội k bị truy cứu TNHS

-      Ý nghĩa quy định

o    Lần 1er trong PLHS VN ghi nhận riêng biệt định nghĩa ply khái niệm thời hiệu truy cứu TNHS -> ý nghĩa thực tiễn qtrg với sự phát triển của PL HS VN

o    Thể hiện

§  Quyền truy cứu TNHS của các cq tư pháp HS có thẩm quyền đối với ng phạm tội – chỉ trong thời hạn nhất định do luật quy định , k phải vô hạn

§  Khi hết thời hạn quy định, người dù có lỗi k bị truy cứu TNHS

§  Để k bị truy cứu TNHS do hết thời hiệu, người phạm tội đáp ứng đầy đủ đòi hỏi – căn cứ pháp lý chung – điều kiện cụ thể khác

§  Căn cứ giai đoạn tố tung, việc truy cứu so hết thời hiệu chỉ được thực hiện bởi cq tư pháp HS có thẩm quyền nhất đinh khi có đủ căn cứ pháp lý chung và điều kiện cụ thể

-> Hết thời hiệu k phải là 1 căn cứ miễn TNHS

60-Các điều kiện để ng phạm tội đc hưởng thời hiệu truy cứu TNHS

 

  3 điều kiện

-ĐK 1: kể từ khi thực hiện tội phạm đã trải qua một thời hạn do BLHS quy định. Khoản 2- Đ23 quy định

  +Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng, tức tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là 3 năm tù

  +Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng, tức là tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là 7 năm tù

+Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng, tức là tội phạm mà

mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là 15 năm tù

  +Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tức tội phạm cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, chung thân hoặc tử hình

 

-ĐK 2: trong thời hạn quy định trên, ng phạm tội không phạm tội mới mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt ấy là trên 1 năm tù

 

-ĐK 3: trong thời hạn nói trên ng phạm tội không cố tình trốn tránh hoặc mặc dù ng phạm tội trốn tránh nhg không có lệnh truy nã của cơ quan có thẩm quyền

KHÁI NIỆM MIỄN TNHS VÀ ~ TRƯỜNG HỢP MIỄN TNHS

 

Đ.25 BLHS 99

 

-      KN:

o    Là sự hủy bỏ hậu quả pháp lý của việc thực hiện TP khi có các căn cứ do PL HS quy định

o    Bản chất

§  Sự phản ánh nguyên tắc nhân đạo NN của chính sách LHS

§  Chỉ đặt ra với người nào là chủ thể của chính TP ấy – k có đủ căn cứ để được miễn TNHS thì người đó phải chịu TNHS Theo quy định PL

§  Người được miễn TNHS k phải chịu hậu quả pháp lý HS của hành vi phạm tội nhưng Theo tình tiết cụ thẻ vẫn phải chịu 1 hoặc nhiều biện pháp tác động

·         Ngăn chặn Theo quy định tố tụng HS

·         Phải phục hồi lại tình trạng ban đầu

·         Bồi thường thiệt hại …

§  Phụ thuộc giai đoạn tố tụng, miễn TNHS thực hiện với 1 cq tư pháp HS có thẩm quyền nhất định khi có đủ căn cứa bắt buộc PL quy định

-      Những trường hợp miễn TNHS

o    Do chuyển biến tình hình – k còn nguy hiểm cho XH nữa

§  Đ.48 BLHS 85 “có thể được miễn” – Đ.25 BLHS 99 “ được miễn” : thể hiện tính bắt buộc chung

§  Biến chuyển = thay đôi tình hình kinh tế chính trị… / thay đổi phạm vi của 1 vùng, tỉnh,… nhưng biến chuyển dấn đến

·         K còn nguy hiểm cho XH nữa ( hành vi k bị coi là phạm tội nữa)

·         Trước đây hành vi luật quy định phạm tội n k còn là phạmt ội nữa

·         Bản thân người phạm tội trở nên k còn nguy hiểm, có ích cho XH ( tại thời điểm điêu tra, tố tụng) – nguyên nhân thay đổi là sự thay đổi tình hình chứ k phải nố lực bản thân

o    Do sự ăn năn hối cải của người phạm tội

§  “ có thể được miễn” – tính chất tùy nghi

§  Tự thú: trước khi bị phát giác, tự mình khai ra hành vi phạm tội cho đại diện cơ quan NN + biểu hiện sự ăn năn hối cải

§  Khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra TP : thành khẩn khai báo thông tin có liên quan được coi là có lợi cho việc điều tra

§  Hậu quả TP: thiệt hại cụ thể về vật chất, thể chất, tinh thần do hành vi phạm tội gây nên

o    Do có quyết định đại xá

§  TNHS có tính bắt buộc với cq HS tư pháp HS có thẩm quyền khi NN ban hành văn bản đại xá ( lịch sử duy nhất 1 lần 19-8-1945

§  Bản chất

·         Trước qd đại xá : bị coi là phạm tội nguy hiểm XH

·         Sau qd đại xá: loại trừ loại hành vi ấy ra khỏi BLHS k quy định bq cưỡng chế về HS với việc thực hiện chúng

§  Thể hiện nguyên tắc nhân đạo

KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH PHẠT HS? PHÂN BIỆT HÌNH PHẠT VS BIỆN PHÁP TƯ PHÁP

 

Đ.26 BLHS

-      KN

o    Là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của NN nhằm tước bỏ hoặc hạn ché quyền, lợi ích người phạm tội

o    Do TA quyết định

-      Đặc điểm

o    Hình phạt bao h cũng nghiêm khác hơn các biện pháp cưỡng chế khác ( bồi thường , xử phạt vi phạm HC,…)  hình thức có thể giống nhau – phạt tiền nhưng HS > HC, thể hiện

§  Tính cưỡng chế - trừng trị

§  Tính Giáo dục – Thuyết phục

o    Người bị áp dụng hình phạt mang án tích – 1 thời hian nhất dịnh khi chưa xóa án tích phải chịu hậu quả plý bất lợi

o    Chỉ TA quyết định dựa Theo quy định của BLHS với chính cá nhân đã thực hiện hành vi phạm tội Theo trình tự riêng biệt

o    Là công cụ bảo đảm cho LHS thưc hiện được nhiệm vụ bảo vệ vs đấu tranh chônhs tội phạm : biện pháp cuơnxg chế đặc thù LHS

 

62-Các mục đích của hình phạt hình sự:

 

- Hình phạt có mục đích trừng trị và mục đích cải tạo, giáo dục ng phạm tội, ngăn ngừa họ phạm tội mới

- Hình phạt có mục đích ngăn ngừa nhưng người “ không vững vàng” trong XH phạm tội

  +Đối với nhg ng “ không vững vàng” trong XH khi gặp hoàn cảnh khách quan thuân tiện của XH dễ bị lôi kéo vào con đường phạm tội thì việc áp dụng hình phạt với ng phạm tội có tác dụng răn đe, kiềm chế, GD, ngăn ngừa họ không đi vào con đường phạm tội

-Hình phạt có mục đích GD các thành viên khác trong XH nâng cao ý thức PL, tích cưc tham gia vào cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm

HỆ THỐNG HÌNH PHẠT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÓ? PHÂN BIỆT HÌNH PHẠT CHÍNH VS BỔ SUNG

-      KN

o    Tổng thể các hình phạt NN quy định trg LHS có sự liên kết chặt chẽ với nhau Theo 1 trình tự nhất định  do tính chất nghiêm khắc của từng loại hình phạt quy định

-      Đặc điểm

o    Cụ thể với các mức độ khác nhau, với nội dung, phạm vi và điều kiện áp dụng được quy định chặt chẽ trong BLHS

o    Đa dạng hóa hệ thống hình phạt phù hợp xu thế phát triển chung, bảo đảm xét xử công bảng và hợp lú

o    Nội dung – phạm vi – điều kiện áp dụng k thống nhất, liên kết k Theo trật tự 

o    Thể hiện chính sách HS 1 quốc gia

-      Phân biệt hình phạt chính vs hình phạt bổ sung

o    Khả năng áp dụng độc lập của loại hình phạt với mỗi tội phạm cụ thể

§  Hình phạt chính:

·         áp dụng độc lập

·         Áp dụng với các TP quy định trg BLHS

·         mỗi TP chỉ áp dụng 1 hình phạt chính

§  Hình phạt bổ sung

·         Áp dụng kèm Theo hình phạt chính – k áp dụng độc lập

·         Chỉ áp dụng với 1 số loại TP, kèm thep hình phạt chính LHS quy định

·         Hỗ trợ cho hình phạt chính -> giúp cả thể hóa tội phạm rõ ràng, chính xác

·         Nghiêm khắc hơn dù áp dụng kèm theo

64- Khái niệm, nội dung và đkiện áp dụng các hình phạt chính cụ thể trong BLHS

 

  7 hình phạt chính

1- Cảnh cáo:

  -K/n: là sự khiển trách công khai của Nhà nước do Toà án tuyên phạt đối với ng bị kết án

  -Nội dung: kèm theo hình phạt cảnh cáo luôn luôn có hậu quả pháp lí là án tích. Ng bị kết án sẽ phải mang án tích trong thời hạn thông thường là 1 năm( khoản 2-Đ64). Ng bị kết án đc xoá án nếu từ ngày chấp hành xong bản án hoặc kể từ khi việc thi hành án đã quá thời hiệu và ng ấy không phạm tội mới trong thời hạn nói trên

  -ĐK:Cảnh cáo đc áp dụng với ng phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhg chưa đến mức miễn hình phạt(Đ29)

 

2- Phạt tiền(Đ30)

  -K/n: Phạt tiền là hình phạt buộc người bị kết án phải nộp một khoản tiền nhất định sung quỹ nhà nước

  -Ndung: đây là hình phạt có tchất kinh tế đc áp dụng với ng bị kết án nhằm tước đoạt khoản tiền bất chính mà họ đã thu đc và trừng phạt họ về mặt KTế. Phạt tiền có thể đc áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung tuỳ quy định của PL

  - ĐK: đc áp dụng với các nhóm tội phạm sau:

+Nhóm tội phạm ít nghiêm trọng xâm phạm đến trật tự quản lí Ktế( VD: buôn lậu( k1-đ153),kinh doanh trái phép(Đ 159)

+Nhóm tội phạm về môi trường

+Nhóm tội ít nghiêm trọng xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng( hành nghề mê tín dị đoan(Đ247), đánh bạc(Đ248)…

+Nhóm tội ít nghiêm trọng xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính

+Nhóm các tội ít nghiêm trọng khác do BLHS quy định: Xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điên thoại, điện tín của ng khác(Đ125), xâm phạm quyền tác giả(Đ131), sử dụng trái phép tài sản(Đ142), vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chât kích thích khác(Đ201)

 

3-Cải tạo không giam giữ(Đ31)

  K/n:  cải tạo không giam giữ là không buộc người bị kết án phải cách li môi trường sống bình thường mà vẫn để họ tham gia lao động , học tập và sinh hoạt có tổ chức và kỉ luật trong môi trg sống thích hợp, dưới sự giám sát, GD của cơ quan tổ chức, đvị quân đội, cơ sở GD, đào tạo, UBND xã phường nơi họ cư trú và gia đình họ nhằm GD ý thức tuân theo Pl và các quy tắc của Xh

  Nội dung: cải tạo không giam giữ đc áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với ng phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do luật quy định mà đang có nơi làm việc và cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách li ng phạm tội khỏi XH

  ĐK:3 đk

+hình phạt cải tạo không giam giữ đc áp dụng với nhg ng phạm tội ít nghiêm trọng(áp dụng phổ biến)

+hình phạt này cũng đc áp dụng với nhg tội nghiêm trọng trong nhg TH đc Luật quy định( thực tế rất hạn chế,VD:tội lập quỹ trái phép(Đ166), tội vi phạm nhg quy định về điều khiển ptiện giao thông(Đ202)…)

+Ng phạm tội đang có nơi làm viêc ổn định hoặc nơi cư trú rõ ràng

 

4- Trục xuất

  K/n:là hình phạt buộc ng nc ngoài phải rời khỏi lãnh thổ nc CHXHXN VN

  Ndung+Đk: Đ 32 không quy đinh những đk cụ thể để áp dụng hình phạt này, đồng thời cũng k quy định hình phạt này vào các điều luật cu thể trong phần các tội phạm do tchất phức tạp của nhg TH chủ thể là ng nc ngoài. Nên hình phạt này đc áp dụng với bất kì tội phạm nào đc quy định trong phần tội phạm của LHS

 

5-Tù có thời hạn

  K/n: tù có thời hạn là việc buộc ng bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định

  ND:Tù có thời hạn đối với một ng phạm một tội có mức tối thiểu là 3 tháng, mức tối đa là 20 năm

        Thời hạn tạm giam, tạm giữ đc trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù,cứ một ngày tạm giam, tạm giữ bằng một ngày tù

  ĐK:ng phạm tội phải chấp hành hình phạt tù có thời hạn đc quy định trong các điều khoản phần tội phạm của BLHS

 

6-Tù chung thân

  K/n:tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn đc áp dụng với ng phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhg chưa đến mức phải tử hình

  Ndung+ đkiện: không áp dụng tù chung thân đối với ng chưa thành niên phạm tội

                        Thực tiễn cho thấy tù chung thân áp dụng vói nhg TH phạm tội gây hậu qủa đặc biệt nghỉêm trọng về an ninh, ctrị, trật tự an toàn XH, tính mạng,sở hữu tài sản có nhiều tình tiết tăng nặng đáng kể

 

7- Tử hình

  K/n:tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với nhg ng phạm tội đặc biệt nghiêm trọng

  Ndung: hình phạt này không đặt ra mục đích cải tạo giáo dục bản thân ng phạm tội mà có mục đích trừng trị tước bỏ quyến sống của họ, loại bỏ hoàn toàn khả năng phạm tội từ phía họ. Hình phạt này nghiêng về phía răn đe phòng ngừa chung

  ĐK:-tử hình chỉ đc áp dụng với ng phạm tội khi điều luật về phạm tội có quy định

                -Không áp dụng với ng chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi đang bị xét xử

(trong Th này hình phạt tử hình chuyểnt thành trung thân)

KHÁI NIỆM, NÔI DUNG VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT CÁC HÌNH PHẠT BỔ SUNG CỤ THỂ TRONG BLHS

 

-      KN:

o    Là biện pháp cưỡng chế NN quy định BLHS do Ta áp dụng với người phạm tội

o    Bổ sung cho hình phạt chính – hỗ trợ hình phạt chính – áp dụng kèm Theo hình phạt chính

-      Nội dung : k được quy định cụ thể trg BLHS as hình phạt chính

o    Cấm đảm nhiệm cvụ - Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định Đ.36 BLHS

§  Áp dụng với người phạm tội mà TA xét thấy nếu để tiếp tục đảm nhiệm cvu, hành nghề, thì gây nguy hại XH

§  Khi áp dụng hp này, TA phải nêu rõ trong bản án cấm đảm nhiệm cvu j

·         Vd: phạm tội tham ô cấm đảm nhiệm qlý TS

§  Thời hạn: 1-5 năm từ ngày chấp hành xong hình phạt tù

§  Thời điểm bắt đầu tùy đối tượng

o    Cấm cư trú   - Đ.37 BLHS

§  Chỉ áp dụng trg ~ trg hợp luật có quy định

§  Áp dụng k bắt buộc, do TA quyết định tùy mức độ nguy hiểm XH, nhân thân người hạm tội, tình tiết tăng nặng – giảm nhẹ

§  Trg thời gian chấp hành án , ngoài nơi bị cấm, người phạmt ội chọn nơi cư trú Theo quy định PL. Chính quyền có trách nhiệm tiếp nhận – quản lý, giáo dục

§  K chấp hành ( quay lại nơi cư trú ) – xử phạt HC

§  Thời hạn 1-5 năm từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. Chấp hành ½ bản án mà cải tạo tốt thì Theo y/c của chính quyền địa phương TA quyết định miễn chấp hành hình phạt còn lại

o    Quản chế   - Đ.38 BLHS

§  Người bị kết ắn phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở địa phương dưới sự kiểm soát vs giáo dục của địa phương

§  Bản chất: tước bỏ quyền tự do cư trú:

·         người chấp hành quyết định này k có quyền tự do lựa chọn nơi cư trú –

·         k được tự ý rời bỏ nới cư trú nếu k xin phép cơ quan có thẩm quyền

·         bị tước 1 số quyền CD: ứng cử, bàu cử Đb cq NN và phục vụ LL vũ trang ND

·         bị cấm hành nghề làm việc nhất định ( nghề in nếu có tội tuyên truyển chống phá NN, Đảng )

§  Phải cải tạo ở nơi cư trú

§  Nghiêm khắc nhất – áp dụng TP an ninh QG, người tái phạm nghuy hiểm, 1 số trg hợp khác

§  Thời hạn 1-5 năm từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. Chấp hành ½ bản án mà cải tạo tốt thì Theo y/c của chính quyền địa phương TA quyết định miễn chấp hành hình phạt còn lại

o    Tước 1 số quyền CD  - Đ.39 BLHS

§  Chỉ áp dụng người có quốc tịch VN – CD VN

§  Các quyền bị tước= quyền chính trị cơ bản

·         Ứng cử, bầu cử Đb CQ quyền lực NN

·         Quyền làm trg các cq NN và phục vụ LL vũ trang ND

§  Thường với với TP xâm phạm an ninh QG

§  Thời hạn 1-5 năm từ ngày chấp hành xong hình phạt tù . Bản án ghi rõ tước quyền j

o    Tịch thu tài sản Đ.40 BLHS

§  Sung quỹ NN-> Làm cho người phạm tôi k còn cơ sở kinh tế để tiếp tục phạm tội

§  Tịch thu 1 phần hoặc toàn bộ TS của người bị kết án – chỉ tịch thu của người phạm tội

·         k phải tang vật liên quan trực tiếp đến vụ án

·         k phải bồi thường thiệt hại vật chất di hành vi phạm tội gây ra

§  Hình phạt nghiêm khắc – áp dụng tôi nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng

§  Mức độ tịch thu tùy thuộc mức độ nguy hiểm Xh. Nghiêm trọng

§  Trong bản án quy định rõ tịch thu 1 phần hay toàn bộ - chỉ rõ phần TS tịch thu – Việc tịch thu xuất phát từ tính nhân đạo

 

66- Khái niệm và các đặc điểm của các biện pháp tư pháp hình sự:

        

Khái niệm:

         Các biện pháp tư pháp là nhg biện pháp cưỡng chế hình sự đc quy dịnh trong LHS do VKS hay TA áp dụng đối với ng thực hiện hành vi phạm tội hoặc có dấu hiệu tội phạm trong các giai đoạn tố tụng hình sự

         Các biện pháp tư pháp gồm có: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; bắt bc chữa bệnh; GD tại xã phường,thị trấn; đưa vào trg giáo dưỡng

 

Đăc điểm:

-Các biện pháp tư pháp không phải là hình phạt, do đó ng bị áp dụng một trong các biện pháp tư pháp không phải chịu án tích

-khi đc áp dụng các biện pháp này có khả năng hỗ trợ cho hình phạt đối với ng phạm tội và nhiều Th có thể thay thế hình phạt, giúp cho việc xử lý tội phạm đc triệt để

 

KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA CHẾ ĐỊNH HÌNH PHAT? MQH CỦA NÓ VỚI ĐỊNH TỘI DANH

 

-      KN

o    Là biện pháp cưỡng chế NN quy định BLHS do Ta áp dụng với người phạm tội

o    Bổ sung cho hình phạt chính – hỗ trợ hình phạt chính – áp dụng kèm Theo hình phạt chính

-      Ý nghĩa

o    Trừng trị người phạm tội

o    Giáo dục ng phạm tội có ích cho XH, ý thức tuân thủ PL

o    Ngăn ngừa tội phạt mơi

o    Giáo dục đấu tranh phòng ngừa TP

-      MQH với Định tội danh

68-Các nguyên tắc quyết định hình phạt

         4 nguyên tắc

1- căn cứ vào các quy định của BLHS

- Căn cứ vào các quy định phần chung khi    quyết định hình phạt

         +Nhg quy định có tính nguyên tắc chung cho việc quyết định hình phạt( Cơ sở của TNHS, nguyên tắc xử lý…)

         +Nhg quy định có tính nguyên tắc chung cho từng loại hình phạt: quy định về hệ thống hình phạt(Đ28), nhg quy định về nội dung, đk, phạm vi áp dụng của nhg hình phạt chính và hình phạt bổ sung(Đ29 đến Đ40)

         + Nhg quy định có tính nguyên tắc chung đối với các TH đc áp dụng biện pháp tha miễn ( quy định về miễn TNHS(Đ19,25),miễn hình phạt(Đ54)…)

         +Nhg quy định ỏ chương 10 phần chung có tính nguyên tắc cho việc quyết định hình phạt đối với ng chưa thành niên phạm tội

- Căn cứ vào các quy định của phần các tội phạm khi quyết định hình phạt

 

2-Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho XH của tội phạm

Thông thường TA thương xem xét các DH sau:

Tính chất, tầm quan trọng và giá trị của các QHXH bị tội phạm xâm hại hoặc đe doạ xâm hại

Hvi nguy hiểm cho XH đã thực hiện

Tchất và mức đọ thiệt hại đã gây ra hoặc đe doạ gây ra

Mức độ thực hiện tội phạm như chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, tội phạm hoàn thành

Phạm tội riêng lẻ hay là đồng phạm, đồng phạm giản đơn hay đồng phạm có tổ chức

Công cụ, phương tiện phạm tội, phương pháp, thủ đoạn, tgian, địa điểm, hoàn cảnh thực hiện tội phạm

Hình thức lỗi,mức độ lỗi, mục đích, động cơ phạm tội

Nhg đặc điểm nhân thân có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hvi phạm tội

 

3-Căn cứ vào nhân thân ng phạm tội

-nhg đặc điểm nhân thân liên quan trực tiếp đến việc thực hiện tội phạm: phạm tội lần đầu, phạm tội do trình độ lạc hậu, trình độ nghiệp vụ còn non kém, tự thú, ăn năn hối cải, lập công chuộc tội,cải tạo tốt, là ng chưa thành niên hoặc là phạm tội nhiều lần, đã có tiền sụ, tái phạm nguy hiểm, phạm tội có tchất chuyên nghiệp…

-Nhg đặc điểm nhân thân khác có quan hệ đến đối tg chính sách của Đảng và nhà nc: ng phạm tội thuộc dân tộc ít ng,ng làm nghề tôn giáo,ng có công với đất nc…

-Đặc điểm nhân thân phản ánh hcảnh đặc biệt của ng phạm tội:ng phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo, già yếu, phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ…

 

4-Những tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS

- Nhg tình tiết giảm nhẹ TNHS

  18 tình tiết quy định ở khoản 1 - Điều 46- BLHS

-Nhg tình tiết tăng nặng

  14 tình tiết quy định ở khoản 1- Điều 48- BLHS

 

 

KHÁI NIỆM CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT VÀ MQH CỦA NÓ VỚI NGUYÊN TẮC QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

 

-      KN:

o    Là việc TA lựa chọn loại hình phạt cụ thể ( chính và bổ sung) với mức độ cụ thẻ trong phạm vi luật định để áp dụng với ng phạm tội

o    Là giai đoạn qtrg trg hoạt động xét xử của TA

o    Quyết dịnh căn cứ

§  Nguyên tắc cơ bản LHS

-      MQH của CĂn cứ QDHP và Nguyên tắc QDHP

o    Căn cứ Hình phạt = yêu cầu cơ bản buộc TA tuân Theo khi quyết định hình phạt với người phạm tội

o    Nguyên tắc Quyết định HP:

§  BLHS85: Quyết định Theo Nguyên tắc QDHP nhưng đó chỉ là căn cứ của QDHP – Nếu ra các nội dung mà các nội dung này chính là căn cứ QDHP

§  BLHS 99: thay “nguyên tắc QDHP” thành “ Căn cứ QDHP”

o    Khi QDHP:

§  Ta căn cứ vào quy định BLHS, cân nhắc tính chất – mức độ nguy hierm Xh của hành vi phạm tội,..

§  QDHP của TA phải dựa trên nguyên tắc

·         Pháp chế XHCN

·         Nhân đạo XHCN

·         Cá thể hóa hình ohatj

·         Công bằng

è  Nguyen tắc QDHP định hướng – cơ sở TA đưa ra QDHP

è  Căn cứ QDHP : yêu cầu cơ bản TA tuân theo

 

70- Tại sao luật lại quy định khi quyết định hình phạt lại căn cứ vào các quy định của BLHS

  Các quy định của BLHS là căn cứ cơ bản nhất của việc quyết định hình phạt, đó cũng là đòi hỏi quan trọng của nguyên tắc pháp chế XHCN khi áp dụng hình phạt

  Dựa vào căn cứ này cho phép xác định đựoc khung hình phạt để áp dụng hoặc khẳng định có thể áp dụng đc nhg biện pháp tha miễn như miễn TNHS hoặc miễn hình phạt đc hay không

 

ĐỂ XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT VÀ MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA HÀNH VI PHẠM TỘI CẦN CĂN CỨ VÀO NHỮNG YẾU TỐ NÀO?

-      Là đặc tính về lượng của mỗi TP phạm cụ thể, cho phép  phân biệt mức độ nguy hiểm cho XH giữa các TP cùng nhóm – 1 tội nhưng trong trg trường hợp phạm tội khác nhau-> TA phải cân nhắc, tính chất , mức độ nguy hiểm cho XH của TP

-      Dấu hiệu  cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm hành vi phạm tội

o    Tính chất – tầm qtrg và giá trị của QH XH bị TP xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại

o    Hành vi nguy hiểm cho XH đã thực hiện

o    Tính chất và mức độ hạu quả thiệt hại đã gây ra hoặc đe dọa gây ra

o    Mức độ thực hiện TP như chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt ( chưa đạt hoàn thành – chưa đạt đã hoàn thành ), TP hoàn thành

o    Phạm tội riêng lẻ or đồng phạm? đồng phạm giản đơn – có tổ chức?

o    Công cụ phương tiện phạm tội, phương pháp thủ đoạn- thời gian – địa điểm – hoàn cảnh thực hiện phạm tội

o    Hình thức lỗi ( cố ý – vô ý? ), mức độ lỗi – động cơ mục đích phạm tội

o    Nguyên nhân – điều kiện phạm tội

o    Đặc điểm nhân thân có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội

72-Khái niệm nhân thân người phạm tội. Cần phải xem xét nhg gì thuộc về nhân thân ng phạm tội khi quyết định hình phạt

Khái niệm:

Trong LHS, nhân thân người phạm tội là tổng hợp các đặc điểm riêng biệt nói lên tính chất của một con người

  Việc xem xét nhân thân ng phạm tội giúp cho TA không nhg hiểu đc tính chất con ng phạm tội mà còn đánh giá đc khả năng GD, cải tạo họ để có hình phạt phù hợp

Nhg điểm cần xem xét về nhân thân ng phạm tội:

  Xem nguyên tắc 3 câu 68

KHÁI NIỆM TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ, TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG VÀ PHÂN BIỆT VỚI TÌNH TIẾT ĐỊNH KHUNG VÀ TÌNH TIẾT ĐỊNH TỘI

-      KN

o    Là những tình tiết nói lên mức đọ nguy hiểm khác nhau của hành vi phạm tội về mặt khách quan – chủ quan

o    Vận dụng k đúng có thể dẫn đến xử quá nhẹ - quá nặng / Vận dụng đúng –công băng

-      Phân biệt với Định tội

o    Tình tiết định tội: Dấu hiệu định tội là ~ tình tiết mà

§  Nếu k có nó  -> hành vi k CTTP

§  Nếu có nó  -> hành vi CTTP nghiêm trọng hơn ( tăng nặng ) hoặc bớt nghiêm trọng đi ( gảim nhẹ )

o    Tình tiết định tội k phải tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ

§  Khi 1 tình tiết nào đó được quy định tại BLHS như 1 dấu hiệu định tội thì dấu hiệu đó k còn được coi là dấu hiệu tăng năg hay giam nhẹ nữa

§  Vduj: giết người vượt quá phòng vệ chính đáng là dấu hiệu định tội, thì khi xét xử, Ta k coi đây là tình tiết giảm nhẹ

-      Phân biệt với Định khung

o    Tình tiết định khung: Dấu hiệu định khung là ~ tình tiết mà

§  Nếu có nó TA phải áp dụng ở khung hình phạt mà điều luật quy định có tình tiết đó đối với người phạm tội

o    Tình tiết định khung là dấu hiệu CTTP bao gồm

§  Cấu thành cơ bản

§  Cáu thành tăng nặng

·         Cấu thành có 1 số tình tiết khác ngoài cấu thành cơ bản – làm tăng mức độ nguy hiểm của TP

·         Khung hình phạt > khung hình phạt CT cơ bản

§  Cấu thành giảm nhẹ

·         Cấu thành có 1 số chi tiết khắc ngoài cầu thành cơ bản – làm giảm mức độ nguy hiểm TP

·         Khung hình phat < khung hình phạt CT cơ bản

o    Tình tiết tăng nặng – giảm nhẹ là dấu hiệu định khugn thì k được coi là tình tiết tăng nặng giảm nhẹ khi TA quyết định hình phạt nữa

74-Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì có đc coi là tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS không? TS

  Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không đc coi là tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS (khoản 3- Điều 46, khoản 2- Điều 48)

  Vì tình tiết định tội và định khung hình phạt có tính chất bắt buộc, còn tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS có ý nghĩa về mặt lượng hình để tăng hoặc giảm nhẹ một hình phạt trong một khung hình phạt nhất định.Khi xét xử, TA phải xác định tội danh và khung hình phạt trước, sau đó mới đến các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS

TRÌNH BÀY NỘI DUNG CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ VÀ TĂNG NẶNG ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG BLHS

 

-      Các tình tiết Giảm nhẹ  - Đ.46 BLHS

o    Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của TP

§  Sauk hi hoàn thành TP có hành vi trực tiếp giảm bớt tác hại TP

§  K phải tự ý chấm dứt nửa chừng

o    Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại , khắc phục hậu quả

§  Sau khi hoàn thành TP có hành vi trực tiếp… ( ngay hoặc sau 1 tg nhất định nhưng phải trước khi có bản án)

§  Việc sửa chữa – bồi thường… tiến hành dưới mọi hình thức – tính tự nguyện là bắt buộc

o    Phạm tội trong trg hợp vượt quá yc của tình thế cấp thiết

§  Chống trả quá mức cần thiết = vượt quá tình thế cấp thiết

§  Hành vi được thực hiện nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình or ng khác dù vượt quá phòng vệ chính đáng

§  Mức độ giảm nhẹ tùy thuộc tc – cường độ  của nguy cơ phải đối phó, mức độ chênh lệch giữa thiệt hại thực tế và thiệt hại cần ngăn ngừa

o    Phạm tội trong trg hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái PL của người bị hại hoặc người khác gây ra

§  Vì bị cơn xúc động bột phát có phản ứng tức thời  vời ng bị hại  hoặc vói người khác do hành vi trái pl của ~ người đó gây ra

§  Người phạm tội rơi vào trạng thái k làm chủ bản thân

§  Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc tc hành vi trái PL của người bị hại hoặc ng khac, mức độ bị kích động về tinh thần , tc- mức độ hvi

o    Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà k phải di mình tự gây ra

§  Do hoàn cảnh khó khăn đặc biệt mà ng phạm tội k vượt qua được

·         Hoàn cảnh của ng đó or gia đình

·         Hoàn cảnh tạm thời or lâu dài

·         Do kinh tế - thiên tai - …

§  Mức độ giảm nhẹ tùy thuộc mức độ khó khăn - ảnh hưởng của khó khăn với người phạm tội – sự cố gắng khắc phục khó khăn của ng đó

o    Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại or thiệt hại k lớn

§  Chưa xảy ra trên thực tế

§  Mức độ giảm nhẹ tùy thuộc mức độ gây thiệt hại k lớn, tc – mức độ nguy hiểm của TP – hình thức lỗi

o    Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng

§  Lần đầu thực hiện phạm tội loại tội ít nghiêm trọng hoặc các yếu tố k khiến tội đó ít nghiêm trọng

o    Phạm tội vì bị người khác đe dọa, cưỡng bức

§  Phạm tội vì bị người khác uy hiếp mặt tinh thân

§  Sự uy hiếp phải có khả năng thành sự thật

§  Cướng bức: sự dụn bạo lực về thể chất – tinh thần với ng phạm tội dưới bất kỳ hình thức nào

§  Mức độ giảm nhẹ tùy thuộc tc – mức độ bạo lực hoặc tc trái PL của hvi đe dọa, cưỡng bưc,… trở thành hiện thực và thái độ người đi đe dọa,…

o    Phạm tội do lạc hậu

§  Hạn chế về mặt nhận thức

§  Nguyên nhân : hoàn cảnh địa phương

§  Mức độ giảm nhẹ tùy thuộc  mức độ sự lạc hậu vs nguyên nhân ảnh hưởng đến sự lạc hậu

o    Người phạm tội là phụ nữ có thai

§  Vì trg thời gian thai nghén= thay đổi quan trọng về tâm sinh lý -> dễ bị kích động, hạn chế khả năng kiểm soát hvi

§  Thời gian thai ghen tính từ khi có thai – sinh con

o    Người phạm tội là người già

§  Vì tuổi ỉa = trí lực và thể lực gảm sút -> ảnh hưởng khả năng nhận thức - ảnh hưởng hành vi

§  Thực tiễn xét xử: Già = hơn 60t

o    Ngườfi có bệnh bị hạn chế KN nhận thức vs khả năg điều khiển hành vi

§  Phải có kết luận của Hội đồng giám định tâm thần về tình trạng bệnh lý làm hạn chế KN nhận thức – KN điều khiển hành vi

o    Tự thú

§  Đến thú tội vơi các cq – tc XH về hành vi phạm tội và đồng phạm

§  TRuy nã – tự ra trình diện và khai báo được giảm nhẹ ở mức độ ít hơn

o    Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải

§  Khi bị phát hiện, tự nguyện khai báo hành vi phạm tội và đồng phạm

o    Người phạm tội tik cực giúp đỡ các cq có trách nhiệm phát hiện – điều tra TP

§  Cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng cho cq chuyên trách – điều tra vụ án

§  Mức độ giảm nhẹ tùy thuộc tác dụng – hiệu quả thực tế hành vi trên

o    Người phạm tội ăn năn hối cải

§  Thể hiện thái độ ân hận, quyết tâm cải tạo bằng các hành động tích cực trg chấp hành PL, gương mẫu kỷ luật,…

o    Người phạm tội đã lập công chuộc tội

§  Hành vi tích cực đạt thành tích cao chuộc tội

§  Mức độ giảm nhẹ tùy thuộc mực độ tích cực của hành động

o    Là người có thành tích xuất sắc trg sx, chiến đấu,học tập công tác

§  Khi thực hiện hvi phạm tội – có sáng chết phat minh có gtri lơn  hoặc nhiều năm được công nhận csy thi đua, ưu tú,…danh hiệu cao quý khác

-      Các tình tiết tăng nặng   - Đ.48 BLHS

o    Phạm tội có tổ chức

§  Hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa ~ ngườii cùng thực hiện

§  Mức độ tăng nặng  tùy thuộc tính chất mức độ cấu kết và mức độ nghuy hiểm

o    Phạm tộ có tính chất chuyên nghiệp

§  Lấy việc phạm tội làm nghề sống chính

§  Tạo nguồn thu nhật

§  Mức độ tăng nặng phụ thuộc tc chuyên nghiệp – tg hoạt động phạm tội – mức độ thu nhập bằng con đường phạm tội

o    Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội

§   Lợi dụng chức quyền Trogn phạm vi công tác của mình lợi dụng khả năng, uy tính trg công tác đối với người khác

§  Gây thiệt hại cho NN, quyền – lợi ích CS , tổn thương uy tín các bộ - giảm hiệu lực quản lý NN

§  Mức độ tăng nặng tùy thuộc mức độ lợi dụng Cvu – quyền hạn – tc – tầm quan trọng cvu -  quyen han

o    Phạm tội có tính chất côn đồ

§  Bằng hành hung phá phác vô văn hóa, càn quấy xúc phạm đến nhiều người

o    Phạm tội vì động cơ đê hèn

§  Tính chất hèn nhát – phản bội – ích kỷ - bội bạc

§  Tình tiết thuộc chủ quan

o    Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng

§  Có quyết tâm thực hiện phạm tội cao, tìm mọi cách gạt bỏ trở nhạu nhằm thực hiện phạm tội đến cùng

§  Mức độ tăng nặng phụ thuộc tc cường độ quyết tâm

o    Phạm tội nhiều lần, tái phạm,. Tái phạm nguy hiểm

§  Hai lần trở lên

§  TP cùng loại hoặc k cùng loại – Hoàn thành và chưa hoàn thành

§  Mức độ tăng nặng tùy thuộc số lần

o    Phạm tội với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người trogn tình tranh k thể tự vệ hoặc người lệ thuộc mình về vc – tinh thần – công tác – các mặt khác

§  Đối tượng bị tác động là trẻ em , phụ nữ có thai, người già..

§  Trẻ em: dưới 16 t

§  Người già: từ 60 t

§  Phụ nữ có thai : mang thai – sinh con

§  Người trg thể trạng yếu đuối : ốm đau, thần kinh…

§  Bị khống chế bởi qh phụ thuộc k dám chống cự hoặc k dám chống cự  mạnh mẽ

§  Mức độ tăng nặng phụ thuộc  tc – mức độ nghiêm trogn TP đã thực hiện

o    Xâm phạm TS NN

§  Đối tượng tác động là TS thuộc sở hữu NN

o    Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng

§  Gây ra hậu quả nói trên trg giới hạn khung hình phạt

§  Hậu quả thể hiện dưới dạng VC – thể chất – phi VC

§  Xác định tính rất – đặc biệt nghiêm trọng phải gắn với  từng loại TP cụ thể

o    Lợi dụng hoàn cảnh ctranh, tình trang khẩn cấp, thai tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh khó khăn khác thực hiện hvi phạm tội

§  Mức độ tăng nặng tùy thuộc tc – hoàn cảnh ctranh ,…

o    Thủ đoạn xảo quyệt , tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có KN gây hại nhiều người

§  Sử dụng mánh khoeas, cách thức tinh vi thâm độc, tàn nhẫn, man rợ

§  Gây ra đâu đớn về thể xác cho nạn nhân – tinh thần người thân nạn nhân

§  Mức độ tăng nặng tùy thuộc mức độ xảo quyệt

§  Gây gại nhiều người : chất nổ, chất cháy,..

§  Mức độ tăng nặng trg hợp àny tùy thuộc thủ đoạn, phương tiện, số lượng

o    Xúi giục người chưa thành niên phạm tội

§  Kích động – Dụ dỗ - Thúc đẩy  người chưa đủ 18 t

§  Mức độ tăng nặng tùy thuộc số lượng người bị xúi giục , tc nguy hiểm hành vi

o    Hành động xảo quyệt , hung hãn nhắm trốn tránh, che giấu TP

§  Sử dụng thủ đoạn tinh vi nhằn trốn tránh, đánh lạc hướng điều tra, cản trỏ việc phát hiện TP

§  Mức độ tăng nặng tùy thuộc tc mức độ xảo quyệt , hung hãn cảu thủ đoạn

76-Khái niệm và những nguyên tắc quyết định hình phạt trong TH phạm nhiều tội

Khái niệm

  Phạm nhiều tội là TH người phạm tội đã phạm những tội khác nhau đc quy định trong LHS mà những tội này chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS và cũng chưa bị đưa ra xét xử và kết án lần nào nay bị TA đưa ra xét xử cùng một lúc

Nguyên tắc:

-  Khi người phạm tội có nhiều hành vi, mỗi hvi cấu thành một tội và nhằm nhg mục đích khác nhau, không có quan hệ hữu cơ với nhau, thi cần phải xử về nhiều tội, không kể hvi đó xảy ra trong cùng thời gian hay trong nhg khoảng thời gian khác nhau và gây thiệt hại cho một người hay nhiều người

-  Khi người phạm tội có nhiều hvi, mỗi hvi có cấu thành một tội phạm khác nhau, nhưng có mối quan hệ với nhau và cùng nhằm một mục đích phạm tội thì cần xử về nhiều tội nếu các hvi phạm tội đó đều nghiêm trọng như nhau

-  TH khác, nếu trong nhg hvi phạm tội đó có hvi ít nghiêm trọng thì có thể chỉ xử về một tội nghiêm trọng và có nhg hvi khác là tình tiết tăng nặng

-  TH người phạm tội chỉ có một hvi, nhg hvi này lại cấu thành nhiều tội khác nhau thì tuỳ từng vụ án cụ thể mà xét xử về nhiều tội hoặc chỉ xét xử về một tội. Nếu trong TH các tội đều nghiêm trọng ngang nhau thì phải xét xử về nhiều tội, còn nếu có tội ít nghiêm trọng hơn hẳn so với các tội khác thì xét xử về một tội và coi nhg hvi kia là tình tiết tăng nặng

VẤN ĐỀ TỔNG HỢP HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ NHIỀU BẢN ÁN

Đ.51 BLHS 99

-      3 điều kiện

o    1 người phài chấp hành 1 bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này

o    1 người đang chấp hành 1 bản án nhưung phạm 1 tội mới bà bị TA đưa ra xét xử

o    1 người chấp hành nhiểu bản án đã có hiệu lực PL nhưng vì 1 lý do nào đó mà các hình phạt chưa được tổng hợp

-      K phải tất cả các trg hợp phậm nhiều tội, các TP đều được phát hiện và đưa ra xét xử cùng 1 lần

-      Xét xử các tội khác nhau ở các thời điểm khác nhau -> Tổng hợp bản án

-      Nguyên tắc tổng hợp bản ná = quyết định hình phạt trong trg hợp phạm nhiều tội

o    TA quyết định hình phạt với TP đang xét xử

o    Cộng với hình phạt bản án trước

o    Hình phạt của bản án trước đang đc chấp hành thì thời hian chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào  thời hạn chấp hành chung

-      Với người đang chấp hành 1 bản án lại tt phạm tội mới ( mức độ nghiêm trọng hơn vì NN đang xem xét thái độ hvi ng đó) – tổng hợp Theo ng tắc sau

o    TA quyết định  hình phạt tội mới

o    Cộng hình phạt đã tuyên với phần hình phạt chưa chấp hành bản án trc. Hình phạt chung k vượt quá quy định Đ.50

-      1 người chấp hành hình phạt nhiều bản án nhưng chưa được tổng hợp, thẩm quyền

o    Việc tổng hợp của 2 bản án cùng 1 TA do chánh án TA đó

o    Tổng hợp 2 bản án của 2 TA cùng cấp do chánh án TA ra bản án sau cùng (về tg)

o    Tổng hợp 2 bản án của 2 TA khác cấp do chánh án TA cấp cao hơn

o    Tổng hợp hình phạt 2 bản án trg đó có TA nước ngoài đã được TA VN công nhận do Chánh án TANDTC

78-Quyết định hình phạt đối với TH chuẩn bị phạm tội

-TNHS đc áp dụng đối với ng có hvi chuẩn bị thực hiện tội phạm theo cùng một điều, khoản, và cùng tội danh mà người có hvi chuẩn bị phạm tội thực hiện tuỳ theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho XH của hvi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và nhg tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện đc đến cùng

-Nếu điều luật đc áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất đc áp dụng với ng có hvi chuẩn bị phạm tội không quá 20 năm tù

-Nếu điều luật đc áp dụng là hình phạt tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định

QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT

-      Hình phạt được quyết định Theo các điều của BKHS tương ứng

o    TA dựa vào điểu – khoản cụ thể

o    Và dựa vào Đ.17.18 .52 BLHS

-      Quyết định hình phạt với hvi phạm tội chưa đạt , TA cân nhắc tc – mức độ ngy hiểm XH của hvi

o    Dựa vào yếu tố khách quan vs chủ quan

o    Khách thể bị xâm hại – công cụ - phương tiệnm thời gian,….

-      Căn cứ mức độ thực hiện ý định phạm tội: ở dạng nào

o    Chưa đạt chưa hoàn thành?

o    Chưa đạt hoàn thành

o    Chưa đạt vô hiệu tuyệt đối?

o    Chưa đạt vô hiệu tương đối?

-      Căn cứ tình tiết khác khiên người phạm tội k thực hiện đến cùng

o    Xác định loại và  mức hình phạt

o    Phân biệt phạm tọi chưa đạt với tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

-> TA xuất phát từ nguyên tắc: càng tiến gần mục đihcs và kết quả phạm tội : càng nguy hiểm -> áp dụng nghiêm khắc hơn

§  TP hoàn thành nguy hiểm hơn TP chưa đạt

§  TP chưa đạt nguy hiểm hơn giai đoạn chuẩn bị phạm tội

è  nếu có quy định tử hình hoặc tù chung thân với TP chưa đạt, chỉ có thể áp dụng  trg trg họp TP đặc biệt nghiêm trọng

è  nếu có quy định tù có thời hạn = ¾ mức tù quy định

80-Quyết định hình phạt đối với TH đông phạm

  (Đ53)

-  Khi quyết định hình phạt đối với nhg người đồng phạm, TA phải xét đến tchất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng ng đồng phạm

-  Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ TNHS thuộc ng đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với ng đó

KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT PHÁP LÝ, CĂN CỨ VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT NHẸ HƠN QUY ĐỊNH CỦA BLHS

Đ47 BLHS 99

-      Có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ K.1 Đ 46 BLHS , TA có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt liền kề nhẹ hơn

o    2 tình tiết giam nhẹ

§  2 tình tiết giảm nhẹ thuộc K1.Đ47

§  3 tình tiết trở lên trong đó 2 thuộc k.1 Đ46 và 1 ở K2.Đ46

o    K hạn chế áp dụng loại tội nào -> áp dụng mọi tội

§  Tội càng nghiêm trọng, các tình tiết giảm nhẹ do TA lấy làm căn cứ càng phải có ý nghía lớn ( thường là tình tiết giảm nhẹ đặc biệt)

-      2 quy phạm

o    Quyết dịnh hình phạt dưới mức thấp nhất của khung

§  Thấp hơn mức tối thiểu của hình phạt ở chết tài của khung hình phạt t.ư

·         Phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn

·         Hoặc một hinh phạt dươics mức thấp nhất của khung ( luật chỉ có 1 khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là nhẹ nhất)

o    Quyết dịnh hình phạt chuyển sang một hình phạt khác loại nhẹ hơn

§  Thay thế loại hình phạt được quy định trg điều luật với tội đang xét xử bằng 1 hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn

·         Xuất phát từ thang bậc: ít nghiên trọng -> …->đặc biệt nghiêm trọng

-      Lý do giảm nhẹ phải được ghi rõ trogn bản án cụ thể rõ ràng đầy đủ - quyết định hình phạt phải viện dẫn điều 47

82- Khái niệm, ý nghĩa và nhg đk để ng bị kết án đc hưởng thời hiệu không phải thi hành bản án

 

Khái niệm:

  Thời hiệu thi hành bản án là thời hạn do LHS quy định bản án có hiệu lực thi hành. Nếu hết thời hạn đó mà bản án chưa đc thi hành thì không buộc ng bị kểt án phải thi hành bản án nữa

Ý nghĩa:

 -Về nguyên tắc, các bản án đã có hiệu lực PL phải đc thi hành nghiêm chỉnh. Tuy nhiên trong một số Th do thiếu xót của CQ thi hành án nên một số bản án, quyết định đã có hiệu lực PL của TA bị bỏ quên hoặc thất lạc không đc thi hành

- Nếu trong một thời gian dài, ng bị kết án đã làm ăn lương thiện, không trốn tránh PL, không phạm tội mới, thì đối với nhg ng này không cần thiết phải buộc họ phải thi hành bản án nữa

-Quy định này thể hiện rõ tính nhân đạo của LHS VN đối với nhg ng bị kết án

ĐKiện:

-  Tính từ ngày bản án có hiệu lực PL đã qua nhg thời hạn sau đây:

+5 năm đối với TH xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 3 năm trở xuống

+10 năm đối với TH xử phạt tù từ trên 3 năm đến 15 năm

+15 năm đối với TH xử phạt tù trên 15 năm đến 30 năm

-  Trong các thời hạn nói trên, ng bị kết án k phạm tội mới.Nếu bị xử phạt tù vì phạm tội mới thì thời gian đã qua k đc tính và thời hiệu tính lại kể từ ngày phạm tội mới

-  Trong thời hạn nói trên ng bị kết án k cố tình trốn tránh việc thi hành án và không có lệnh truy nã của cơ quan chức năng. Nếu cố tình trốn tránh và có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh k đc tính và thời hiệu sẽ tính lại kể từ ngày ng đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ

PHÂN BIỆT CHẾ ĐỊNH MIỄN TNHS VỚI MIỄN HÌNH PHẠT

84-Khái niệm, bản chất pháp lí của chế định miễn chấp hành hình phạt và các TH miến chấp hành hình phạt:

Khái niệm:

  Miễn chấp hành hình phạt là không buộc ng bị kết án phải chấp hành hình phạt mà TA đã tuyên đối với họ

Bản chất pháp lí : chế định miễn chấp hành hình phạt thể hiện rõ sự khoan hồng trong chính sách của nhà nc ta. Hình phạt trong chế độ XH nc ta nhằm mục đích trừng trị, cải tạo, GD ng phạm tội trở thành ng có ích cho XH và thực hiện sự răn đe phong ngừa chung. Đối với nhg TH, nếu việc áp dụng hình phạt xét thấy không cần thiết nữa thì TA có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt cho ng phạm tội

Các TH miễn chấp hành hình phạt:

-Đối với nhg ng cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn chưa chấp hành hình phạt, theo đề nghị của Viện trg VKS, TA có thể cho miễn chấp hành toàn bộ hình phạt nếu có đủ các ĐK sau:

  +Đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo

  +Ng bị kết án không còn nguy hiểm cho XH nữa

-Nếu ng bị kết án đã đc đặc xá hoặc đại xá thị họ đc miễn chấp hành hình phạt

-Đối với nhg ng bị kết án vì tội ít nghiêm trọng đã đc hoãn chấp hành hình phạt theo Đ61- BLHS, nếu thời gian đc hoãn đã lập công

-Đối với nhg ng bị kết án vì tội ít nghiêm trọng đã đc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt theo Đ62-BLHS, nếu trong thời gian đc hoãn đã lập công

-Ng bị kết án phạt tiền nếu đã tích cực chấp hành một phần hình phạt nhg bị lâm vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không tiếp tục chấp hành đc hình phạt còn lại hoặc đã lập công lớn

- Ng bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành đc 1/2 thời hạn hình phạt và đã cải tạo tốt

KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA CHẾ ĐỊNH ÁN TREO VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ NGƯỜI BỊ KẾT ÁN ĐƯỢC HƯỞNG ÁN TREO

Đ60. BLHS 99 – trg 432

-      KN

o    Là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện

-      Ý nghĩa Chế định Án treo

o    Là một chế định pháp lý tiến bộ, trong biểu hiện cụ thể với phương châm “ trừng trị kết hợp với giáo dục”

o    Là một biện pháp giáo duc : khuyển khíchh sự tự nguyện laod dộng – cải tạo – k buộc người phạm tội cách ly cs

o    As 1 biện pháp cảnh cáo người phạm tội trg thời gian thử thách nếu tt phạm tội -> chap hành án tù đã tuyên

-      ĐIều kiện được hưởng Án treo

o    Về mức hình phat

§  K quá 3 năm tù – bất cứ tội nào – kể cả tổng hợp hình phạt

o    Về nhân than người phạm tộiư

§  Chấp hành đúng chính sách

§  Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bản thân

§  Chưa có tiền án tiền sự - lần đầu tiên phạm tội

§  Sau khi phạm tội ăn năn hối cải thành khẩn nhận tội

§  Người đó bị rủ rê, lừa phỉnh, ép buộc, động cơ k xấu lắm, đã bồi thường, bồi hoàn thiệt hại, cố gắng sửa chữa tội lỗi

o    Có nhiều tình tiết giảm nhẹ

§  2 tình tiết trở lên trg đó ít nhất 1 điều Quy định tại 46 BLHS

o    Là trường hơp k cần phải bắt chấp hành hình phạt tù giam

§  Xem xét đánh giá tổng hợp các căn cứ về nhân thân, tình tiết giảm nhj, mức hình phạt

 

86-Khái niệm, bản chất pháp lí của chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt

 

Khái niệm:

 

Bản chất pháp lí:

  Trong chế độ nc ta, mục đích của hình phạt là trừng trị kết hợp với GD, cải tạo. Việc quy định chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt không chỉ khuyến khích nhg ng kết án cải tạo tốt mà còn thể hiện rõ tinh thần nhân đạo của nhà nc ta luôn coi trọng con ng, dùng GD, cải tạo để biễn nhg phần tử phạm tội thành ng có ích cho XH

ĐIỀU KIỆN GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP THÔNG THƯỜNG

 

-      Điều kiện chung

o    ĐÃ chấp hành hình phạt đc 1 tg nhất định

o    Có nhiều tiến bộ thể hiện sự quyết tâm cải tạo của họ

§  Hối lỗi

§  Tích cực laod dộng học tập nghiênm cứu

§  Chấp hành chế dộ nội quy trại cải taoj , chế độ cải tạo k giam giữ

o    Phải có sự đề nghị

§  Chính quyền hoặc cq, tc với ng bị kết án cải tạo k giam giữ

§  Cq thi hành án vói ng bị kết án phạt từ ( có thời hạn hoặc chung thân )

-      ĐIều kiện được xét giảm lần đâu

o    Với ng bị phạt cải tạo k giam giữ : 30 năm trở xuống -> 1/3 thời hạn TA quyết định

o    Với ng bị phạt từ chung thân -> chấp hành được 12 năm tù

-      Mức giảm

o    30 năm trở xuống :

§  mỗi lần giảm 1 tháng – 3 năm

§  mỗi người được giảm nhiều lần n k quá ½ hình phạt đã tuyên

o    chung thân

§  lần đầu xuống 30 năm tù

§  giảm nhiều lần bảo đảm thời gian đã thực hiện 20 năm

 

88-Đk giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong TH đặc biệt:

 

  Đ59-BLHS quy định: ng bị kết án có lý do đáng đc khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì TA có thể xét giảm thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và quy định tại điều 58

  -Ng bị kết án đã lập công như: tố cáo, giúp trại cải tạo hoặc cơ quan điều tra phát hiện tội phạm, có sáng kiến hoặc cải tiến KT trong sản xuất, cứu tính mạng ng khác trong tình trạng hiểm nghèo…

  - Ng bị kết án đã quá già yếu là ng đã 70 tuổi trở lên, hoặc trên 60 tuổi mà thường xuyên ốm yếu. Mắc bệnh hiểm nghèo là: lao nặng, ung thư, bại liệt…

VẤN ĐỀ HOÃN VÀ TẠM ĐÌNH CHỈ CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TỪ ĐƯỢC BLHS QUY ĐỊNH NTN?

 

-      Hoàn chấp hành hình phạt  - Đ.61BLHS 99

o    Là việc cho người bị kết án phạt tù tiếp tục sống và làm việc ngoài XH, chưa buộc họ phải vào trại giam để chấp hành hình phạt

o    4 trường hợp hoãn chấp hành hình phạt

§  Người bị xử phạt tù mà bệnh nặng có thể hoãn đến khi phục hồi

§  Là phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, hoãn -> đủ 36 tuổi

§  Người bị kết án tù k phải về tội xâm phạm an ninh QG, or tội rất-db nghiêm trọng nếu chấp hành án tù gia đình gặp khó khăn đặc biệt – hoãn đến 1 năm

§  Tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu nông vụ, hoãn đến 1 năm

o    Người được hoãn trong thời gian hoãn tt vi phạm – chấp hành án cũ + án mới

-      Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt

o    Là việc tạm dừng k buộc ng bị kết án phạt tù đang chấp hành hình phạt tại trại giam để chấp hành hình phạt nữa – được trả tự do nếu k bị giam giữ về tội khác

o    ĐK: Người đang chấp hành phạt tù + thuộc người được hoãn hình phạt ở K1. Đ61

o    Thời gian tạm dình chỉ k trừ vào thời gian chấp hành hình phạt tù

 

 

90-Khái niệm, ý nghĩa, bản chất pháp lý của chế định xoá án tích

 

Khái niệm:

  Xoá án tích là việc người phạm tội coi như chưa bị kết án và đc TA cấp giấy chứng nhận

 

Ý nghĩa

  Thể hiện tính nhân đạo của chính sách nhà nc, khuyến khích nhg ng bị kết án chấp hanh nghiêm chỉnh bản án và cải tạo tốt để trở thành công dân có ích cho XH

 

Bản chất pháp lý:

  Ng đc xoá án tích coi như chưa can án và đc cấp giấy chứng nhận. Trong giấy tờ căn cước, lý lịch cấp cho họ phải ghi là họ chưa can án. Nhg án đã đc xoá k đc dùng làm căn cứ để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm

NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐƯƠNG NHIÊU XÓA ÁN TÍCH?

Đ.64 BLHS 99

 

-       Là trường hợp được coi là chưa can án mà k cần có sự xem xét và quyết định của TA ( TA chỉ cấp giấy chứng nhận cho người được xóa án yêu cầu)

-      2 trường hợp đương nhiên xóa an

o    Miễn hình phạt, sau khi bản án đã có hieuj lực PL ( người bị kết án cũng chỉ được xóa án khi chấp hành xong ~ quyết định khác của bản án: án phí,bồi thường,…)

o    Người bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo k giam giữ hoặc bị phạt tù nhưng hưởng án treo nếu có đủ các đk:

§  K phải TP xâm phạm an ninh QG, phá hoại hòa bình, chống loài người, chiến tranh

§  Người bị kết án chấp hành xong hình phạt chính, phạt bổ sung, các quyet định khác of bản án

§  K phạm tội mới sau khi bản án quá thời hiệu :

·         1 năm với phạt cảnh cáo – phạt tiền – cải tạo k giam giữ - phạt từ hưởng án treo

·         3 năm với hình phạt đến 3 năm tù

·         5 năm với hình phạt  hơn 3 năm đến 15 năm

·         7 năm với hình phạt trên 15 năm tù

92-Nhg TH xoá án tích do TA  quyết định

 

-Ng bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án

-Sau khi đã chấp hành xong bản án hoặc từ khi việc thi hành bản án đã hết thời hiệu, ng bị kết án không phạm tội mới trong thời hạn sau:

  +3 năm trong TH đã bị phạt tù đến 3 năm

  +Bảy năm trong TH đã bị phạt tù trên 3 năm đến 15 năm

  +10 năm trong TH đã bị phạt tù trên 15 năm

XÓA ÁN TÍCH TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

 

Đ.66 BLHS

-       4 điều kiện

o    Có tiến bộ rõ rêth – chấp hành xong bản án, hết thời hiệu thi hành bản án, người bị kết án hòa nhập cuộc sống, tgia các hoạt động XH, làm ăn lương thiện,…

§  Thái độ hoạt động thê rhieenj họ quyết tâm hào nhập vào cộng đồng, làm ăn lương thiện

§  K vi phạm chủ trương – cs NN

o    !! Và Lập công: thành tích xuất sắc trong lao động, chiến đấu, công tác được khen thưởng

o    Được cơ quan tchuc địa phương nơi cư trú đề nghị

o    Đủ 1/3 thời hạn quy đinh Đ.64 – 65 khi chấp hành xong bản án hoặc kết thúc bản án

94- Khái niệm và nhg đặc điểm tâm sinh lý của ng chưa thành niên phạm tội

 

Khái niệm:

  Người chưa thành niên phạm tội chỉ bao gồm những người tủ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH đc quy định trong LHS là tội phạm

 

Đăc điểm tâm sinh lý:

  -Ng chưa thành niên không còn thoả mãn với vai trò thụ động của ng đc GD mà bắt đầu hình thành ý thức độc lập trong việc quyết định cuộc sống riêng của mình

  -hành động thường bồng bột, xốc nổi, nhẹ dạ, thiếu kinh nghiệm sống, dễ va vấp, sự hiểu biết về PL rất hạn chế, thiếu chính xác

  -Có trình độ nhận thức về tính chất nguy hiểm cũng như chống đối XH của hành vi phạm tội và khả năng kiềm chế còn yếu

  - Chịu sự chi phối của Xh, dễ tiếp thu nhg thói hư, tật xấu, dễ bị tha hoá về nhân cách, lôi kéo vào nhg hvi phạm tội

  Sự phát triển về thể chất cũng như về đặc điểm nhân thân ng chưa thành niên chịu sự tác động có tính quyết định của môi trg sống nên LHS không coi ng chưa thành niên phạm tội có năng lực TNHS như ng thành niên phạm tội

ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ VỀ HS ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

 

-      Độ tuổi chụy TNHS của ng' chưa thành niên Đ.68 BLHS 99

o    Đủ 14 đến dưới 18 chịu TNHS của chương này

§  Căn cứ vào NL TNHS của bản thân người chưa thành niên phụ thuộc

·         Sự phát triển

·         Trình độ nhận thức

·         Khản năng tự kiểm chế ở mỗi lứa tuổi vs môi trường sống

§  Áp dụng cưỡng chế hành chin có tc giáo dục với <14 t

·         Giáo dục tại xá phuuwofng thị trấn

·         Đưa vào trường giáo dưỡng

o    Đủ 14 t đến dưới 16 t chịu TNHS về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trong

§  Đã có NL TNHS – NL hạn chế, chưa đầy đủ

§  Khi xét xử phải chú ý đặc điểm nhân thân

o    Đủ 16 tuôi phải chịu TNHS về mọi TP

§  Đã có NL TNHS đầy đủ - lao động độc lạp và nhận thức đầy đủ

 

-      Nguyên tắc cơ bản xử lý ng chưa thành niên phạm tội

o    Chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho XH

o    Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn TNHS

§  Nếu phạm tội ít nghiêm trọng – nghiêm trọng + nhiều tình tiết giảm nhẹ -> gai đình, cq tc giám sát, giáo dục

o    Việc truy cứu TNHS và áp dụng hình phạt chỉ trg ~ trg hợp cần thiết và phải căn cứ

§  tc hành vi phạm tội

§  đặc điểm nhân thân

§  yêu cầu của việc phòng ngừa tp

o    Khi xét xử nếu thấy k cần thiết áp dụng hình phạt  -> áp dụng các bp tư pháp tại Đ.70 BLHS 99

o    Quyết định hình phạt

§   phạt tử hình – chugn thân

§  Tù có hạn: mức án nhẹ hơn áp dụng với ng đã thành niên phạm tội tương ứng

§  K áp dụng phạt tiền  với người đủ 14 chưa 16

§  K áp dụng hình phạt bổ sung

o    Án đã tuyên với người <16 k tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm

§  Chưa phát triển đầy đủ thể chất và tâm sinh lý -> nhằm giáo dục

o    Ng chưa thành niên chịu tác động chủ yếu từ môi trườg - > trách nhiệm về gia đình, nhà trường -> cq tố tụng phải xác định khả năng nhận thức và những nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội

o    Ng chưa thành niên có nhiều khả năng tiếp thu sự giáo dục, cải tạo nếu có bp tổ chức thik hợp -> tính giáo dục trg việc xử lý về HS cao

o    Đ.68 BLHS 99

96-Nhg biện pháp tư pháp và nhg hình phạt áp dụng với ng chưa thành niên phạm tội

 

Các biện pháp tư pháp:

  -Giáo dục tại xã phường, thị trấn

Áp dụng với TH phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng gây nguy hại không lớn cho Xh, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhân thân tốt, môi trg sống tốt, có nơi cư trú ổn định

  -Đưa vào trường giáo dưỡng

Đối với Th hành vi phạm tội có tchất nghiêm trọng, nhân thân và môi trg sống xấu

 

Các hình phạt:

-hình phạt cảnh cáo:

  Đối với TH phạm tội ít nghiêm trọng có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhân thân tốt nhg chưa đến mức miễn hình phạt

 

-Phạt tiền

  Chỉ đc áp dụng với tư cách là hình phạt chính đối với nhg ng chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi nếu ng đó có thu nhập riêng

  Mức phạt tiền không qúa 1/2 so với mức tiền phạt mà luật quy định

 

-Cải tạo không giam giữ

  Áp dụng với ng chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng do luật quy định, không có tình tiết tăng nặng đáng kể, môi trg sống thuận lợi cho việc cải tạo GD

 

-Tù có thời hạn:

  Áp dụng với Th ng chưa thành niên phạm tội nghiêm trọng, có nhiều tình tiết tăng nặng đáng kể, nhân thân xấu, môi trg sống xấu

  + Đối với ng từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi khi phạm tội:

. Nếu hình phạt là chung thân hoặc tử hình thì hình phạt cao nhất áp dụng với họ là không quá 18 năm tù

. Nếu hình phạt là tù có thời hạn thì hình phạt cao nhất áp dụng không qúa 3/4 mức luật định

  +Đối với ng từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi;

.Nếu hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình thì hình phạt cao nhất áp dụng không quá 12 năm tù

.Nếu hình phạt là tù có thời hạn thì hình phạt cao nhất không quá1/2 mức luật định

 

NHỮNG ĐẶC THÙ VỀ TỔNG HỢP HÌNH PHẠT, GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT VÀ XÓA ÁN TÍCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

-      Tổng hợp hình phạt

o    Chứ đủ 18t – sau khi đủ 18 t – Phạm nhiều tội trong lứa tuổi chưa thành niên

§  Tội năng nhất được thực hiện khi ng đó chưa đủ 18 t thì hình phạt chung k quá mức phạt cao nhất tại Đ.74 BLHS

§  Tội nặng nhát được thực hiện khi Tròn 18 t thì hình phạt chung k vượt quá hình phạt cao nhất quy định tại Đ.74 BLHS

-      Giảm thời hạn chấp hành hình phạt

o    Người thành niên bị kếts án cải tạo k giam giứ hoặc tù có hạn nếu cải tạo tốt -> Đ.58BLHS

o    Người chưa thành niên phạm tội cải tạo k giam giữa hoặc tù có thời hạn -> Đ. 76BLHS

o    TA giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại với

§  Người bị kết án cải tại k giam giữ hoặc tù có hạn nếu lập công – mắc bệnh hiểm nghèo

§  Người chưa thành niên bị phạt tiefn nhưng lâm vào hc kinh tế khó khăn kéo dài – thiên tai – hỏa hoạn – tai nạ - đau ốm -.. Theo đề nghị của Viện trg VKS

o    Ng chưa thành niên bị phạt tù nhưng hưởng án treo nếu đã chấp hành ½ thời hạn thử thách – có nhiều tiến bộ -> miễn phần thử thách còn lại ( or chưa được 1.2 nhưng lập công – mắc bệnh hiểm nghèo )

o    Ng chưa thành niên bị kết án chưa chấp hành hình phạt nhưng có công lơn – mắc bênh – k còn nguy hiểm cho XH -> Miễn  Đ.57 BLHS

-      Xóa án thích

o    Ng chưa thành niên phạm tội được ấp dụng các bp tư pháp giáo dục tại xã phương Đ.70, Đ.77

o    Án đã tuyên với ng phạm tội từ 14 – chưa đủ 16 k coi là có án -> k lấy làm căn cứ tái phạm, tái phạm nguy hiểm

o    Chưa thành niên bị kết án cảnh cáo – phạt tiền – cải tạo k giam giữ - phạt từ nhưng cho hướng án treo – tù có hạn -> xóa án tich là ½ thời hạn quy định Đ.77

§  K phải tội xâm phạm an ninh QG – Tp quốc tế  mà bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo k giam giữ, được xóa án tích -> được xóa án nếu

·         Từ khi chấp hành xong bản án or hết hiệu lực bản án k phạm tội mới trg 6 tháng

§  K phải tội xâm phạm an ninh QG – Tp quốc tế được xóa án tích từ khi chấp hành xong bản án hoặc hết thời hiệu thi hành bản án k phạm tội mới trg thời hạn

·         18 tháng trg trg hợp phạt tù đến 3 năm

·         30 tháng trg trg hợp phạt tù trên 3 năm đến 15 năm

·         42 tháng trg trg hơp phạt tù từ trên15 năm

98- Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc định tội danh. Mối quan hệ giữa định tội danh và quyết định hình phạt

Khái niệm:

  Định tội danh là một quá trình nhận thức lý luận có tính logic, đồng thời là một trong nhg dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng PLHS cũng như TNHS, đc tiến hành bằng cách dựa trên cơ sở  nhg chứng cứ tài liệu thu thập đc và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự để đối chiếu, so sánh và ktra nhằm xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hvi nguy hiểm cho XH đc thực hiện với các dấu hiệu của CTTP cụ thể tương ứng doLHS quy định

Đặc điểm:

-  ĐTD là một qúa trình nhận thức có tính logic

-  Đtd còn có thể hiểu là một hình thức hoạt động thực tiễn pháp lí của cơ quan tư pháp hình sự

-  Việc xác lập các dấu hiệu đặc trưng cơ bản và điển hình để xác định bản chất pháp lí của hvi nguy hiểm cho XH đc thực hiện trong thực tế khách quan là một qúa trình quan trọng của ĐTD

-  ĐTD là một hoạt động thực tiễn đc tiến hành theo 4 bước cụ thế:

+Xem xét và thiết lập đúng các tình tiết thực tế của vụ án trong sự phù hợp vời thực tế khách quan

+Nhận thức một cách thống nhất và chính xác nội dung các quy phạm PLHS đang có hiệu lực thi hành

+Lựa chọn đúng các điều tương ứng trong phần các tội phạm cụ thể để so sánh, đối chiếu các dấu hiệu CTTP đó với các tình tiết cụ thể của hvi nguy hiểm cho Xh

+Ra một vbản áp dụng PL mà trong đó đưa ra kết luận có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục về sự phù hợp của hvi thực tế với CTTP tương ứng

Ý nghĩa:

- ĐTD cụ thể hoá các quy phạm PL hsự trừu tưọng vào thực tế

- Hỗ trợ việc thực hiện một loạt các ngtắc tiến bbọ đc thừa nhận chung của LHS cũng như LQtế

-Là một trong nhg cơ sở để áp dụng chính xác các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, bảo đảm các quyền và tự do công dân trong tư pháp hsự

Mối quan hệ của định tội danh với quyết định hình phạt:

-  ĐTD đúng sẽ góp phần có quyết định hình phạt đúng đắn, phù hợp với các hành vi phạm tội

-  Ngc lại định tội danh sai sẽ không đảm bảo đc tính công minh, có căn cứ và đúng PL của hình phạt do TA quyết định, truy cứu TNHS ng vô tội, bỏ lọt kẻ phạm tội, thậm chí xam phạm thô bạo đến quyền vầ tự do của công dân

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: