Tin học, kỹ thuật phần mềm, khoa học phần cứng, thực trạng VN
câu 1
Tin học là ngành khoa học chuyên nghiên cứu việc thu thập thông tin, quản lý thông tin, xử lý thông tin và truyền nhận thông tin theo cách nào đó nhằm đạt được ở mức độ tốt nhất mục tiêu đặt ra từ trước của con người.
Phân biệt hai lĩnh vực ktpc và ktpm: Hai lĩnh vực được tập trung nghiên cứu và phát triển song hành của tin học là: kỹ thuật phần cứng và khoa học kỹ thuật phần mềm.
- Khoa học kỹ thuật phần cứng bao gồm toàn bộ các vấn đề về thiết bị của máy tính và các phương tiên thông tin hiện đại.
- Khoa học kỹ thuật phần mềm bao gồm các chương trình phục vụ nhu cầu điều khiển hoạt động của máy tính, của toàn bộ hệ thống trang thiết bị và các chương trình xử lý thông tin tự động
Khoa học kỹ thuật phần mềm:
Công nghệ phần mềm hay kỹ nghệ phần mềm (tiếng Anh: software engineering) là sự áp dụng một cách tiếp cận có hệ thống, có kỷ luật, và định lượng được cho việc phát triển, sử dụng và bảo trì phần mềm. Ngành học kỹ nghệ phần mềm bao trùm kiến thức, các công cụ, và các phương pháp cho việc định nghĩa yêu cầu phần mềm, và thực hiện các tác vụ thiết kế, xây dựng, kiểm thử (software testing), và bảo trì phần mềm. Kỹ nghệ phần mềm còn sử dụng kiến thức của các lĩnh vực như kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, quản lý, toán học, quản lý dự án, quản lý chất lượng, công thái học phần mềm (software ergonomics), và kỹ nghệ hệ thống (systems engineering).
Lịch sử công nghệ phần mềm:
Công nghệ phần mềm có một lịch sử khá sớm. Các công cụ được dùng cũng như các ứng dụng được viết đã tham gia vào kỹ nghệ phần mềm theo thời gian.
Dòng thời gian:
Thập niên 1940: Các chương trình cho máy tính được viết bằng tay.
Thâp niên 1950: Các công cụ đầu tiên xuất hiện như là phần mềm biên dịch Macro Assembler và phần mềm thông dịch đã được tạo ra và sử dụng rộng rãi để nâng cao năng suất và chất lượng. Các trình dịch được tối ưu hoá lần đầu tiên ra đời.
Thập niên 1960: Các công cụ của thế hệ thứ hai như các trình dịch tối ưu hoá và công việc kiểm tra mẫu đã được dùng để nâng cao sản phẩm và chất lượng. Khái niệm công nghệ phần mềm đã được bàn thảo rộng rãi.
Thập niên 1970: Các công cụ phần mềm, chẳng hạn trong UNIX các vùng chứa mã, lệnh make, v.v. được kết hợp với nhau. Số lượng doanh nghiệp nhỏ về phần mềm và số lượng máy tính cỡ nhỏ tăng nhanh.
Thập niên 1980: các PC và máy trạm ra đời. Cùng lúc có sự xuất hiện của mô hình dự toán khả năng. Lượng phần mềm tiêu thụ tăng mạnh.
Thập niên 1990: Phương pháp lập trình hướng đối tượng ra đời. Các quá trình nhanh như là lập trình cực hạn được chấp nhận rộng rãi. Trong thập niên này, WWW và các thiết bị máy tính cầm tay phổ biến rộng rãi.
Hiện nay: Các phần mềm biên dịch và quản lý như là .NET, PHP, Java, 1C:DOANH NGHIỆP làm cho việc thiết kế, viết phần mềm ứng dụng trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Hướng tương lai của kỹ nghệ phần mềm:
Lập trình định dạng và các phương pháp linh hoạt sẽ giữ vai trò quan trọng trong tương lai của công nghệ phần mềm. ICSE 2005 đã tham gia theo dõi cả hai chủ đề này. (ICSE là dạng viết tắt của International Conference on Software Engineering tức là Hội nghị Quốc tế về Kỹ nghệ Phần mềm.)
– Lập trình định dạng (aspect-oriented programming) sẽ giúp người lập trình ứng xử với các yêu cầu không liên quan đến các chức năng thực tế của phần mềm bằng cách cung ứng các công cụ để thêm hay bớt các khối mã ít bị thay đổi trong nhiều vùng của của mã nguồn. Lập trình định dạng mô tả các đối tượng và hàm nên ứng xử như thế nào trong một tình huống cụ thể.
Thí dụ: Lập trình định dạng có thêm vào các cơ cấu kiểm soát hiệu chỉnh lỗi, biên bản và khoá cho tất cả các đối tượng của một số kiểu. Các nhà nghiên cứu đang tìm cách ứng dụng lập trình định dạng để thiết kế mã cho mục tiêu thông thường.
– Phát triển phần mềm linh hoạt: nhằm hướng dẩn các đề án phát triển phần mềm mà trong đó bao gồm việc thoả mãn các nhu cầu thay đổi và sự cạnh tranh của thị trường một cách nhanh chóng. Các quá trình cồng kềnh, nặng về hồ sơ tính như là TickIT, CMM và ISO 9000 đang lu mờ dần tầm quan trọng
Hội nghị Future of Software Engineering (FOSE) tin rằng ICSE 2000 đã hồ sơ hoá các tính năng hiện đại nhất của kỹ nghệ phần mềm và nêu ra nhiều vấn đề cần được giải quyết trong thập niên tới.
Đề án Feyerabend có ý định tìm hiểu tương lai của kỹ nghệ phần mềm qua tìm kiếm và xuất bản các ý kiến sáng tạo.
Các ngành con:
Kĩ nghệ phần mềm có thể được chia thành 10 ngành con, đó là:
Yêu cầu phần mềm: Phân tách, phân tích, đặc tả và phê chuẩn các yêu cầu đối với phần mềm.
Thiết kế phần mềm: Việc thiết kế phần mềm thường được hoàn thành bằng các công cụ Computer-Aided Software Engineering (CASE) và sử dụng các tiêu chuẩn định dạng, như Unified Modeling Language (UML).
Phát triển phần mềm: Xây dựng phần mềm thông qua việc dùng các ngôn ngữ lập trình.
Kiểm thử phần mềm
Bảo trì phần mềm: Các hệ thống phần mềm thường có nhiều vấn đề và cần được cải tiến trong một thời gian dài sau khi đã được hoàn tất vào lần đầu tiên. Lĩnh vực con này xem xét các vấn đề đó.
Quản lí cấu hình phần mềm: Bởi vì các hệ thống phần mềm rất phức tạp, cấu hình của chúng (ví dụ như kiểm soát phiên bản và mã nguồn) phải được quản lí bằng các phương pháp chuẩn và có cấu trúc.
Quản lí kĩ nghệ phần mềm: Quản lí hệ thống phần mềm vay mượn rất nhiều khái niệm từ quản lí dự án, nhưng có nhiều khác biệt nhỏ gặp trong phần mềm mà không gặp trong các ngành quản lí khác.
Quy trình phát triển phần mềm: Quy trình xây dựng phần mềm là điều tranh cãi giữa các nhà thực hành; một số quy trình nổi tiếng là Mô hình Thác nước, Mô hình Xoắn ốc, Phát triển Tăng tiến và Lặp, và Phát triển Linh hoạt.
Các công cụ kĩ thuật phần mềm
Chất lượng phần mềm
Các sản phẩm phần mềm :
Đối tượng chính của công nghệ phần mềm là sản xuất ra các sản phẩm phần mềm.
Sản phẩm phần mềm là các phần mềm được phân phối cho khách hàng cùng với các tài liệu mô tả phương thức cài đặt và cách thức sử dụng chúng.
Phân loại:
Sản phẩm tổng quát: là các phần mềm đứng riêng, được sản xuất bởi một tổ chức phát triển và bán vào thị trường cho bất kỳ khách hàng nào có khả năng tiêu thụ.
Sản phẩm chuyên ngành: là phần mềm được hỗ trợ tài chính bởi khách hàng trong chuyên ngành. Phần mềm được phát triển một cách đặc biệt cho khách hàng qua các hợp đồng.
Cho đến thập niên 1980 hầu hết sản phẩm phần mềm đều làm theo đơn đặt hàng riêng (đặc biệt hóa). Nhưng kể từ khi có PC tình hình hoàn toàn thay đổi. Các phần mềm được phát triển và bán cho hàng trăm ngàn khách hàng là chủ các PC và do đó giá bán các sản phẩm này cũng rẻ hơn nhiều. Microsoft là nhà sản xuất phần mềm lớn nhất hiện nay.
Thuộc tính của sản phẩm phần mềm:
Thuộc tính của một sản phẩm phần mềm là các đặc tính xuất hiện từ sản phẩm một khi nó được cài đặt và được đưa ra dùng. Các thuộc tính này không bao gồm các dịch vụ được cung cấp kèm theo sản phẩm đó. Ví dụ: mức hiệu quả, độ bền, khả năng bảo trì, khả năng dùng ở nhiều nền là các thuộc tính.
Các thuộc tính biến đổi tùy theo phần mềm. Tuy nhiên những thuộc tính tối quan trọng bao gồm:
Khả năng bảo trì: Nó có khả năng thực hành những tiến triển để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.
Khả năng tin cậy: Khả năng tin cậy của phần mềm bao gồm một loạt các đặc tính như là độ tin cậy, an toàn, và bảo mật. Phần mềm tin cậy không thể tạo ra các thiệt hại vật chất hay kinh tế trong trường hợp hư hỏng.
Độ hữu hiệu: Phần mềm không thể phí phạm các nguồn tài nguyên như là bộ nhớ và các chu kì vi xử lý.
Khả năng sử dụng: Phần mềm nên có một giao diện tương đối dễ cho người dùng và có đầy đủ các hồ sơ về phần mềm.
kỹ thuật phần mềm ở việt nam:
Công nghiệp phần mềm là ngành công nghiệp quan trọng của công nghệ thông tin. Công nghiệp phần mềm bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và cung ứng các dịch vụ phần mềm. Phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt công nghiệp phần mềm là chủ trương được Ðảng và Nhà nước ta ưu tiên quan tâm, là một trong những cách đi tắt, đón đầu để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh quốc gia.
Thực hiện Nghị quyết số 49/CP ngày 04 tháng 08 năm 1993 của Chính phủ về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta, trong những năm qua, công nghệ thông tin đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa, bước đầu đã được ứng dụng trong các ngành kinh tế – kỹ thuật và giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân. Ðội ngũ chuyên môn về công nghệ thông tin có trình độ đại học đã tăng lên đáng kể. Các mạng máy tính chuyên dùng đã được thiết lập và phát huy hiệu quả trong một số lĩnh vực kinh tế – xã hội, góp phần phục vụ công tác quản lý Nhà nước. Song, cho đến nay vẫn còn thiếu các chính sách và biện pháp đồng bộ để khuyến khích xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm.
Phát triển công nghiệp phần mềm của nước ta có những thuận lợi cơ bản là: thị trường công nghệ thông tin trên thế giới ngày càng tăng; yêu cầu đầu tư ban đầu không lớn; con người Việt Nam có khả năng tiếp thu nhanh công nghệ này; cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm và có nguyện vọng hợp tác và đầu tư tại Việt Nam.
Tuy nhiên, việc phát triển công nghiệp phần mềm của nước ta còn gặp nhiều khó khăn và thách thức: thị trường công nghệ thông tin trong nước còn hạn hẹp; hạ tầng viễn thông đáp ứng chưa đầy đủ yêu cầu phát triển công nghệ thông tin nói chung và công nghiệp phần mềm nói riêng; môi trường đầu tư cho công nghiệp phần mềm ở nước ta chưa thuận lợi, còn có khoảng cách lớn so với các nước xung quanh; nhận thức chung của toàn xã hội về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn thấp, đặc biệt là về quyền tác giả đối với các sản phẩm phần mềm.
Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP về việc Xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 5/6/2000 đã xác định rõ: ” Công nghiệp phần mềm là một ngành kinh tế mới, có giá trị gia tăng cao, có nhiều triển vọng. Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và phát triển ngành công nghiệp này… “
Năm năm qua, ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam có bước phát triển bứt phá về quy mô và thị trường. Đội ngũ doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ ngành có sự lớn mạnh nhanh chóng về quy mô, số lượng và trình độ. Thị trường của ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin phát triển mạnh, hàng năm tăng trưởng trung bình trên 30%.Thị trường xuất khẩu của ngành phần mềm và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao, xuất khẩu được nhiều các sản phẩm như: gia công phần mềm, kiểm thử phầm mềm nhúng…
ngành kỹ thuật phần cứng ở việt nam:
Nhìn lại quá trình phát triển 20 năm, cơ bản ngành đã thỏa mãn được nhu cầu thị trường nội địa các sản phẩm điện tử tiêu dùng và điện lạnh thông dụng. Từ gia công lắp ráp đơn giản đã nghiên cứu thiết kế chế tạo một số sản phẩm điện tử Việt nam và phụ tùng linh kiện xuất khẩu. Thu hút được dòng vốn ngoại nhờ các chính sách đổi mới và tham gia WTO.
Một điểm yếu khác của ngành công nghiệp phần cứng này là thiếu các viện nghiên cứu đầu ngành về công nghệ, công nghiệp, các trung tâm thiết kế IC mạnh. Trong khi, cơ chế thương mại hóa các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực điện tử, CNTT chưa rõ ràng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro