Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin (CNTT) là công nghệ tổng hợp giữa máy tính (của tin học), truyền thông (đặc biệt là viễn thông) và tất cả các nguồn lực đảm bảo và phục vụ cho hoạt động của hệ thống trang thiết bị được sử dụng từ hai lĩnh vực kể trên.
Thuật ngữ “Công nghệ Thông tin” xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong bài viết xuất bản tại tạp chí Harvard Business Review. Hai tác giả của bài viết, Leavitt và Whisler đã bình luận: “Công nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng. Chúng ta sẽ gọi là công nghệ thông tin (Information Technology – IT).”
Các lĩnh vực chính của công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu, xử lý, lưu trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin số bởi các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông. Một vài lĩnh vực hiện đại và nổi bật của công nghệ thông tin như: các tiêu chuẩn Web thế hệ tiếp theo, sinh tin, điện toán đám mây, hệ thống thông tin toàn cầu, tri thức quy mô lớn và nhiều lĩnh vực khác. Các nghiên cứu phát triển chủ yếu trong ngành khoa học máy tính.
Trong những năm gần đây, CNTT đã có những tác động, ảnh hưởng đáng kể, ảnh hưởng sâu sắc đến sự biến đổi của xã hội. Cụ thể là CNTT đã tạo nên chín sự thay đổi lớn:
-Thay đổi cách thức giao tiếp của con người.
– Thay đổi cách thức sử dụng và khai thác thông tin
– bản chất công việc và hình thức lao động
– cách thức làm việc: thiết kế, xây dựng, sản xuất, dịch vụ
– cách thức học tập và hoạt đọng giáo dục
– cách thức nghiên cứu
– cách thức chăm sóc sức khỏe và hoạt động y tế
– bản chất của thương mại và kinh doanh
– cách thức hoạt động của chính phủ
Tác động của CNTT tới đời sống xã hội ngày nay:
Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của CNTT. CNTT đã ở một bước phát triển cao đó là số hóa tất cả các dữ liệu thông tin, luân chuyển mạnh mẽ và kết nối tất cả chúng ta lại với nhau. Mọi loại thông tin, số liệu âm thanh, hình ảnh có thể được đưa về dạng kỹ thuật số để bất kỳ máy tính nào cũng có thể lưu trữ, xử lý và chuyển tiếp cho nhiều người. Những công cụ và sự kết nối của thời đại kỹ thuật số cho phép chúng ta dễ dàng thu thập, chia sẻ thông tin và hành động trên cơ sở những thông tin này theo phương thức hoàn toàn mới, kéo theo hàng loạt sự thay đổi về các quan niệm, các tập tục, các thói quen truyền thống, và thậm chí cả cách nhìn các giá trị trong cuộc sống. CNTT đến với từng người dân, từng người quản lý, nhà khoa học, người nông dân, bà nội trợ, học sinh tiểu học….Không có lĩnh vực nào, không có nơi nào không có mặt của CNTT. Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển…ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH,HĐH. (CT số 58-CT/TW ngày 17- 10- 2000 của BCT khoá VIII). Tác động của CNTT đối với xã hội loài người vô cùng to lớn, nó không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, mà còn kéo theo sự biến đổi trong phương thức sáng tạo của cải, trong lối sống và tư duy của con người Trong nền kinh tế tri thức, các quy trình sản xuất đều được tự động hoá. Máy móc không chỉ thay thế con người những công việc nặng nhọc, mà thay thế con người ở những khâu phức tạp của sản xuất và quản lý, không chỉ thay thế thao tác lao động của con người mà cả thao tác tư duy. Trong nền kinh tế toàn cầu, với sự phát triển của internet, thương mại điện tử đang trở thành một lĩnh vực phát triển rất mạnh mẽ, nó thúc đẩy các ngành sản xuất dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới, và đặc biệt quan trọng với các nước đang phát triển, nhất là đối với vùng xa xôi hẻo lánh, các nước và các vùng này có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế. Công nghệ thông tin là chiếc chìa khoá để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức. Mạng thông tin là môi trường lý tưởng cho sự sáng tạo, là phương tiện quan trọng để quảng bá và nhân rộng nhanh vốn tri thức, động lực của sự phát triển, thúc đẩy phát triển dân chủ trong xã hội, phát triển năng lực của con người…CNTT sẽ nhanh chóng thay đổi thế giới một cách mạnh mẽ, sự chuyển đổi này có vị thế trong lịch sử như một cuộc cách mạng kinh tế – xã hội và có ảnh hưởng to lớn đến đời sống con người. Đối với y tế, việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và CNTT đã trở thành một hình thức phổ biến có tác dụng hỗ trợ kịp thời và thiết thực trong việc chữa bệnh cho nhân dân. Ví dụ, hiện nay đã dùng công nghệ siêu âm 3D (ba chiều), hoặc các bác sĩ có thể hội chẩn từ xa (thậm chí từ nhiều nước khác nhau trên thế giới). Sử dụng CNTT để hỗ trợ về mặt kỹ thuật và phương pháp điều trị cho những vùng xa trung tâm y tế đã mang lại giá trị to lớn về mặt tinh thần cũng như vật chất cho nhân dân. Trong lĩnh vực Giáo dục, đào tạo việc ứng dụng CNTT đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp, các bậc học, mở rộng thêm nhiều loại hình đào tạo như đào tạo từ xa, phối hợp liên kết giữa các trường, các Quốc gia với nhau đang nhằm đưa chất lượng giáo dục của nước ta ngang bằng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính phủ điện tử trên cơ sở điện tử hoá các hoạt động quản lý nhà nước đang hình thành và ngày càng trở nên phổ biến. Mạng thông tin lớn và mạnh có thể nối các cơ quan quản lý với đối tượng quản lý, giúp cho quá trình ra quyết định được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác và tiết kiệm thông qua các hoạt động giao ban trực tuyến từ Trung ương đến cơ sở theo định kỳ hoặc khi có sự vụ đột biến xảy ra. Thương mại điện tử xuất hiện, khách hàng có thể tiếp xúc và tìm hiểu mọi thông tin về công ty dễ dàng ở bất cứ nơi nào, lúc nào. công ty sẽ nhận được phản hồi của khách hàng nhanh chóng về chiến lược tiếp thị hoặc danh mục hàng hoá của các doanh nghiệp để từ đó có những thay đổi về chiến lược kinh doanh cho phù hợp với thị hiếu của thị trường. An ninh quốc phòng cũng có những thay đổi cơ bản, công nghệ thông tin đã tạo ra những thế hệ vũ khí, phương tiện chiến tranh “thông minh”, từ đó xuất hiện hình thái chiến tranh, phương thức tác chiến mới, làm thay đổi sâu sắc học thuyết quân sự của nhiều quốc gia. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế, phương thức tổ chức và sản xuất, cách tiếp cận của từng người tới tri thức, giải trí, phương pháp tư duy và giải quyết công việc và các mối quan hệ trong xã hội. Sáng tạo ra những giá trị mới và các việc làm mới, cuộc cách mạng này sẽ mang lại những thị trường mới và những nghề nghiệp mới với những đột phá công nghệ có tính thách thức đối với toàn thế giới. Hơn nữa, chính bản thân công nghệ thông tin đã trực tiếp tạo ra sự biến đổi lớn lao trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội loài người. Chưa bao giờ quá trình dân chủ hoá lại được mở rộng và có nhiều điều kiện để thực hiện như bây giờ. CNTT đi vào cuộc sống sẽ lan toả đến mọi nơi, mọi lĩnh vực, máy tính sẽ có mặt ở khắp mọi nơi, việc kết nối mạng cũng trở nên dễ dàng và thuận tiện nhất cho tất cả mọi người dân. Bên cạnh đó, mặt trái của công nghệ thông tin, của nền kinh tế tri thức đang đặt ra những thách thức rất lớn, đó là sự cách biệt giàu nghèo, sự phân hoá giữa một bên là các quốc gia, dân tộc biết nắm bắt và khai phá những nguồn lợi từ công nghệ thông tin, hạn chế những mặt tiêu cực mà nó đưa lại với các quốc gia dân tộc không có hoặc chưa phát triển những công nghệ đó. Vì vậy với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin hiện nay, quốc gia nào, dân tộc nào nhanh chóng nắm bắt và làm chủ được công nghệ thông tin thì sẽ khai thác được nhiều hơn, nhanh hơn lợi thế của mình. Và cũng chính từ đây nảy sinh một thách thức rất lớn đối với các nước đang phát triển như nước ta đó là làm thế nào để phát huy được thế mạnh của CNTT thúc đẩy sự phát triển của xã hội mà không mất đi văn hoá truyền thống quý báu của dân tộc. Sự nghiệp CNH,HĐH ở nước ta hiện nay tất yếu phải khai thác được những tiềm năng thế mạnh của công nghệ thông tin, thúc đẩy những ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, coi đó là một điều kiện cần thiết để đạt được những mục tiêu của giai đoạn đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước. Nhận thức rõ vai trò của CNTT trong việc góp phần nâng cao hiệu quả công tác, cải cách hành chính, đổi mới phương thức, lề lối làm việc. Trong những năm qua Trường Chính trị Nghệ An đã tập trung chỉ đạo và triển khai đầu tư ứng dụng nhiều loại hình CNTT và bước đầu đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Cụ thể nhà trường hiện có trên 30 máy vi tính được kết nối mạng LAN, khu vực nhà làm việc chính được lắp đặt hệ thống phát sóng internet không dây, lắp đặt được 7 máy chiếu (Projector) tại các phòng học…. Mọi hoạt động của nhà trường được đưa lên địa chỉ Webside để cán bộ, giảng viên, học viên, các trung tâm chính trị huyện và những người quan tâm đến hoạt động của nhà trường cập nhật một cách nhanh chóng, tiết kiệm. Trang thông tin điện tử “Truongchinhtrina,gov.vn” vẫn luôn là địa chỉ tin cậy ngày càng có nhiều người cập nhật. Đặc biệt nhà trường vừa hoàn thành dựng Dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh “Hỗ trợ xây dựng mô hình văn phòng di động (M-Office) tại trường Chính trị Nghệ An”. Văn phòng di động tuy mới bước đầu đưa vào ứng dụng nhưng nó đã thể hiện được tính hữu ích trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào triển khai thực hiện nhiệm vụ và đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý, điều hành và giải quyết mọi công việc của nhà trường nhanh chóng, khoa học và hiệu quả hơn. Tin rằng trong thời gian tới đây sẽ là một mô hình được nhân rộng tại nhiều cơ quan đơn vị .
Con người cũng tác động trở lại Công nghệ thông tin
CNTT ở Việt Nam:
* Dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngành công nghiệp CNTT-TT của Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng khoảng 20%/năm. Doanh nghiệp CNTT của Pháp đưa ra nhận định: Việt Nam chắc chắn sẽ là thị trường rất tiềm năng trong thời gian tới.
* Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của công ty tư vấn hàng đầu thế giới của Mỹ A.T.Kearney thì Việt Nam là một trong 10 quốc gia hấp dẫn về gia công phần mềm. Năm 2010, Việt Nam có 26,7 triệu người sử dụng internet, đạt khoảng gần 30% dân số, tăng 10 lần so với năm 2003 và đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 6 khu vực Châu Á và thứ 18 thế giới.
Nhiều DN kinh doanh trong lĩnh vực CNTT của Pháp cũng đưa ra nhận định Việt Nam chắc chắn sẽ là thị trường rất tiềm năng trong thời gian tới, đặc biệt là phần mềm, phần cứng, công nghiệp phụ trợ, đào tạo và cung ứng nhân lực cho ngành CNTT.
* Thời gian qua Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh về CNTT, được các nước trên thế giới đánh giá cao.
Việt Nam vẫn nằm trong top 10 nước châu Á – Thái Bình Dương và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về số người sử dụng Internet.
Theo xếp hạng của tập đoàn A.T.Kearney, Việt Nam được xếp hạng thứ 8 trong số 50 nước hấp dẫn nhất về gia công phần mềm.
Theo báo cáo của Gartner, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách top 30 nước dẫn đầu thế giới về gia công dịch vụ và top 10 châu Á – Thái Bình Dương.Năm 2012, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn tuy nhiên ngành công nghiệp công nghệ thông tin vẫn tăng trưởng khá ấn tượng với tổng doanh thu đạt trên 23 tỷ USD, tăng trưởng 70% so với năm 2011.
* Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam đã bỏ ra nhiều kinh phí để phát triển công nghệ thông tin ( IT ), nhưng kết quả chưa thực sự khả quan.Sự trì trệ về công nghệ thông tin do việc thiếu trầm trọng nguồn nhân lực khiến nhiều chuyên gia ngoại quốc đánh giá tiềm năng công nghệ thông tin ( IT ) của Việt Nam thua xa nhiều nước trong khu vực và do đó khó có cơ hội tiếp cận với tốc độ bùng nổ công nghệ thông tin ( IT ) trên khắp thế giới hiện nay.
Thực trạng ứng dụng CNTT vào lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước ta hiện nay:
Cùng với sự cố gắng của các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trong việc ưu tiên ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước, đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tạo ra một phương thức làm việc mới có sử dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước, nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ công chức nhà nước. Nhiều cơ quan nhà nước đã chuyển từ điều hành thủ công truyền thống sang điều hành qua mạng máy tính. Lần đầu tiên thiết lập được hệ thống thông tin điện tử trong cả nước, hình thành hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ, bao gồm trung tâm tích hợp dữ liệu của các bộ, các tỉnh, mạng cục bộ (LAN) của mỗi cơ quan thuộc cơ cấu bên trong của bộ, tỉnh, mạng diện rộng liên kết các hệ thống tin học của bộ, tỉnh. Trong đó điểm hội tụ của toàn hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ là cổng thông tin điện tử Chính phủ được khai trương và đưa vào vận hành ngày 9-9-2005.
Hệ thống thông tin điện tử của các bộ, tỉnh đã vận hành các phần mềm ứng dụng tin học hóa quản lý hành chính nhà nước và cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo của bộ, tỉnh và Thủ tướng Chính phủ. Hơn 25 nghìn văn bản quy phạm pháp luật được cập nhật và công bố trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Hơn 300 hệ thống thông tin điện tử được cài đặt tại các bộ, tỉnh, trong đó 35% hệ thống thông tin đã được vận hành trong bộ máy hành chính. Hơn 60% số cán bộ công chức biết sử dụng thư điện tử hành chính (dạng gov.vn) và khai thác mạng internet.
Trong thời gian qua, gần 60 nghìn công chức hành chính được đào tạo ứng dụng tin học để vận hành hệ thống thông tin điện tử đang triển khai tại các bộ, tỉnh. Hầu hết cán bộ tin học của các bộ, tỉnh đã được đào tạo tin học theo chuẩn, có trình độ quản trị cơ bản để khai thác – quản lý các hệ thống thông tin điện tử của các bộ, tỉnh. Tạo ra nhu cầu và động lực phát triển cho lực lượng CNTT của đất nước, nhất là doanh nghiệp tin học vừa và nhỏ, thoát khỏi tình trạng bế tắc và bắt đầu phát triển nhờ các chính sách đầu tư thông qua Ðề án 112 của Chính phủ.
Về cơ bản, các hệ thống thông tin đã bắt đầu cung cấp thông tin phục vụ trực tiếp cho công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan cấp bộ, tỉnh. Những kết quả chủ yếu trên đây của Ðề án 112 kết hợp những kết quả đạt được của Ðề án 169 là những yếu tố cơ bản để triển khai giai đoạn II tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước và góp phần quan trọng trong việc hiện đại hóa nền hành chính điện tử của nước ta.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro