Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

đề cương thi bí thư chi bộ

ĐỀ CƯƠNG THI BÍ THƯ CHI BỘ.

1.     Nội dung sửa đổi bổ sung chương 1 nói về Đảng viên của Điều lệ Đảng khóa 11?

Chương I: Đảng viên, chương này gồm 8 điều (từ điều 1-8)

Điều 1: Về tiêu chuẩn đảng viên(có bổ sung mới)

Quy định đảng viên là ai và hội tụ những tiêu chuẩn, điều kiện gì; điểm mới bổ sung cụm từ: "...nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam;..."

Tiêu chuẩn người đảng viên trong ĐLĐ sau khi được bổ sung là: "Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam ...".

Điều 2: Quy định về 4 nhiệm vụ chủ yếu của đảng viên (có bổ sung mới)

Trong điều này có bổ sung thêm cụm từ tại cuối khoản 2 "Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm".

Điều 5: Quyđịnh về thời kỳ dự bị của đảng viên, công nhận đảng viên chính thức và xóa tên đảng viên dự bị (sửa đổi mới)

Sửa đổi của quy định về cách tính tuổi đảng của đảng viên là: Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp.(so với điều lệ khóa 10 là:tính từ ngày ghi trong quyết định công nhận đảng viên chính thức).

2.     Điểm mới về nguyên tắc tổ chức và cơ cấu tổ chức Đảng trong Điều lệ đảng khóa 11?

Chương II: Nguyên tắc tổ chức và cơ cấu tổ chức của Đảng gồm có 6 Điều ( từ Điều 9 - 14).

Điều 12: Quy định về tiêu chuẩn cấp ủy viên, số lượng cấp ủy viên các cấp, cách thức bầu cử và cách tính kết quả bầu cử đã được nêu cụ thể trong Điều lệ Đảng (3 điều cơ bản giữ nguyên)

Tại khoản 3, Điều 12 có bổ sung 1 từ để nhất quán trong cách tính kết quả bầu cử: " Người trúng cử phải được số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đại biểu được triệu tập hoặc so với tổng số đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ được triệu tập".

Điều 13: Quy định về cấp ủy khóa mới được điều hành ngay công việc sau khi được bầu, việc bổ sung cấp ủy viên thiếu, việc thôi tham gia cấp ủy (có sửa đổi tại khoản 5)

Khoản 5, Điều 13 - Điều lệ Đảng khóa X quy định: "Đối với tổ chức đảng mới thành lập, cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ định cấp ủy lâm thời; chậm nhất trong vòng một năm kể từ ngày có quyết định chỉ định, tổ chức đảng đó phải tiến hành đại hội; nếu kéo dài thêm thời gian phải được cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý".

Điều lệ Đảng Đại hội XI đã sửa đổi quy định này như sau:

"Từ tổ chức cơ sở đảng đến đảng bộ trực thuộc Trung ương nếu được thành lập mới, chia tách, hợp nhất, sáp nhập trong nhiệm kỳ, thì cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ định cấp ủy chính thức; chỉ đạo xây dựng hoặc bổ sung nhiệm vụ cho phù hợp; nhiệm kỳ đầu tiên của các cấp ủy này không nhất thiết là 5 năm để nhiệm kỳ đại hội phù hợp với nhiệm kỳ đại hội của tổ chức đảng cấp trên".

3.     Nội dung mới sửa đổi, bổ sung về thành lập tổ chức cơ sở Đảng trong điều lệ Đảng khóa 11?

Chương V: Tổ chức cơ sở đảng, gồm 4 Điều (từ Điều 21 - 24)

Điều 21: Quy định về vị trí của tổ chức cơ sở đảng; điều kiện thành lập tổ chức cơ sở đảng...(có sửa đổi) lại Khoản 2 của Điều 21 được quy định như sau:

" Ở xã, phường, thị trấn có từ 3 đảng viên chính thức trở lên thì thành lập tổ chưc cơ sở đảng (trực thuộc cấp ủy cấp huyện). Ở cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác có từ 3 đảng viên chính thức trở lên thì lập tổ chức đảng (tổ chức cơ sở đảng hoặc chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở); cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định việc tổ chức đảng đó trực thuộc cấp ủy cấp trên nào cho phù hợp; nếu chưa đủ 3 đảng viên chính thức thì cấp ủy cấp trên trực tiếp giới thiệu đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ sở đảng thích hợp".(so với điều lệ khóa 10: ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, hợp tác xã, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị cơ sở trong quân đội, công an và các đơn vị cơ sở khác có từ 3 đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng, nếu chưa đủ 3 đảng viên chính thức thì cấp ủy cấp trên trực tiếp giới thiệu đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ sở đảng thích hợp).

4.     Điểm mới sửa đổi bổ sung về tổ chức đảng trong quân đội và công an trong điều lệ khóa 11?

Chương VI: Tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam, gồm có 5 Điều (từ Điều 25 - 29).

Điều 25: Quy định về nguyên tắc đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Việt Nam (có bổ sung mới)

Bổ sung mới là: quy định cụ thể vai trò lãnh đạo của Đảng ở Khoản 1 Điều 25: Đảng lãnh đạo Quân đội và Công an tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt; Sự lãnh đạo của đảng được tập trung thống nhất vào Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Đảng quyết định những vấn đề cơ bản xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân... Đồng thời cũng cụ thể hóa sự quản lý của Nhà nước đối với LLVT, đó là: Nhà nước thống nhất quản lý đối với Quân đội, Công an và sự nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Nội dung này được diễn đạt là: "Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt; sự lãnh đạo của Đảng được tập trung thống nhất vào Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Đảng quyết định những vấn đề cơ bản xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân bảo bệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tham gia xây dựng đất nước. Nhà nước thống nhất quản lý đối với Quân đội, Công an và sự nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của Hiến pháp và pháp luật".

Điều 26: Quy định về cách thức thành lập, cơ cấu, nhiệm vụ của Quân ủy Trung ương; nhiệm vụ của cơ quan chuyên trách công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội(có sửa đổi)

Điều lệ Đảng khóa XI đã sửa đổi tên gọi Đảng ủy Quân sự trung ương thành Quân ủy Trung ương. Ở Khoản 1 có bổ sung thêm quy định "đồng chí Tổng bí thư là Bí thư Quân ủy Trung ương".

Toàn văn câu này là: "Quân ủy Trung ương do Bộ Chính trị chỉ định, gồm một số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương công tác trong Quân đội và một số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương công tác ngoài Quân đội, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đồng chí Tổng Bí thư là Bí thư Quân ủy Trung ương".

Điều 27: Quy định về cơ cấu, nhiệm vụ của cấp ủy trong Quân đội, nguyên tắc lãnh đạo của cấp ủy cùng cấp đối với tổ chức đảng trong bộ đội chủ lực, bộ đội biên phòng, đảng ủy quân khu, đảng ủy quân sự tỉnh, thành phố, huyện, quận, thị xã(có bổ sung mới)

Bổ sung ở cuối khoản 4 nội dung "đồng chí bí thư cấp ủy địa phương trực tiếp làm bí thư đảng ủy quân sự cùng cấp".

Đọc toàn văn câu này là: "Đảng ủy quân sự tỉnh, thành, huyện, quận, thị xã gồm các đòng chí công tác trong đảng bộ quân sự địa phương do đại hội cùng cấp bầu, đồng chí bí thư cấp ủy địa phương và một số đồng chí ngoài đảng bộ quân sự địa phương được cấp ủy địa phương chỉ định tham gia. Đồng chí bí thư cấp ủy địa phương trực tiếp làm bí thư đảng ủy quân sự cùng cấp.

5.     Quy định mới về thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm trong điều lệ khóa 11 ?

Điều 36: Thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm (có bổ sung mới).

Điều lệ Đại hội X đã quy định: "Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ (kể cả cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp trên giao)

Tuy vậy, tại các khoản 2,3 Điều 36, Chương VIII Điều lệ Đảng X lại chưa thể hiện nội dung giao cho cấp ủy từ cấp huyện và tương đương trở lên thẩm quyền quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo đảng viên (kể cả cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp trên giao).

Điều lệ Đại hội XI đã bổ sung thêm nội dung trên vào Khoản 2, Khoản 3 Điều 36, như sau:

2. Cấp ủy tỉnh, huyện, quận và tương đương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý vi phạm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp ủy viên cùng cấp vi phạm nhiệm vụ do cấp ủy giao.

Ban thường vụ cấp ủy quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên; cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý vi phạm nhiệm vụ chuyên môn được giao.

3. Ban Chấp hành Trung ương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên kể cả Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên ban Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; khiển trách, cảnh cáo Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

6.     Nhiệm vụ công tác tư tưởng của chi bộ? làm rõ nv 1?

1 là, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức và thống nhất hành động, thực hiện thanứg lợi các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.

Tập trung giáo dục đường lối, chủ trương do đại hội đại biểu toàn quốc của đảng xác định. Giáo dục chủ nghĩa Mác lê nin, tư tưởng HCM, nhằm làm cho cán bộ đv kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thấu suốt quan điểm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nội dung đấu tranh giai cấp và động lực phát triển đất nc trong tkỳ mới; tầm qtrọng và các giải pháp xây dựng nguồn lực con người VN để phát huy nội lực; các quan điểm của đảng về củng cố và tăng cường khối đại đk dtộc; tầm qtrọng của các giải pháp để xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh; tăng cường bản chất chính quyền của dân, do dân, vì dân.

2 là, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, đấu tranh chống lãng phí, tham nhũng, quan liêu, chống tư tưởng và hành vi cơ hội, ngăn chặn tác tệ nạn xh.

3 là, đẩy mạnh cuộc vận động xd và chỉnh đốn đảng, xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch vmạnh.

4 là, đtranh chống DBHB về tư tưởng, văn hóa, lối sống.

5 là, không ngừng đổi mới các hình thức, phương pháp công tác tư tưởng của chi bộ.

7.     Phương châm, phương hướng kết nạp Đảng viên mới? Trong QĐ cần chú trọng kết nạp đối tượng nào ?

Phương châm:

1.     Coi trọng chất lượng, chống khuynh hướng chạy theo số lượng đơn thuần, bảo đảm chặt chẽ về nguyên tắc, không định kiến hẹp hòi.

2.     Kết nạp đảng viên luôn gắn với củng cố tổ chức đảng, làm trong sạch đội ngũ đảng viên.

3.     Cảnh giác đề phòng những phần tử cơ hội và phản động chui vào hàng ngũ của đảng.

Phương hướng:

Nghị quyết đại hội 10 của đảng tiếp tục khẳng định: chú trọng và tăng cường công tác phát triển đảng, sớm khắc phục tình trạng 1 số cơ sở, địa bàn chưa có đảng viên, tổ chức đảng. việc kết nạp đảng viên phải coi trọng chất lượng, đặc biệt tiêu chuẩn giác ngộ lý tưởng của đảng, đạo đức lối sống, năng lực hoàn thành nhiệm vụ; trọng tâm phát triển hướng vào thế hệ trẻ, công nhân, nông dân, trí thức, quân nhân, con em các gia đình có công với cách mạng. Coi trọng giáo dục rèn luyện đảng viên dự bị, đảng viên trẻ. Cụ thể:

-         Coi trọng kết nạp vào đảng những quần chúng ưu tú trong công nhân, nhất là công nhân trực tiếp sản xuất công nghiệp, công nhân kỹ thuật để nâng cao tỉ lệ đảng viên là công nhân trong đảng.

-         Thường xuyên lãnh đạo xây dựng các tổ chức quần chúng, nhất là đoàn thanh niên cộng sản Hồ chí Minh vững mạnh, quan tâm bồi dưỡng giáo dục thanh niên để lựa chọn những đoàn viên, hội viên ưư tú có đủ tiêu chuẩn kết nạp đảng, từng bước trẻ hóa đội ngũ đảng viên.

-         Chú ý kết nạp đảng viên trong nông dân, trong trí thức, cán bộ khoa học ký thuật, giáo viên, sinh viên, học sinh các trường đại hoạc và cao đẳng; trong lực lượng vũ trang; là phụ nữ, người dân tộc ít người, là con em cán bộ có công với cách mạng.

-         Quan tâm lựa chọn những quần chúng ưu tú ở những nhành kinh tế, kỹ thuật; ở những cơ sở trọng điểm,những nơi còn ít hoặc chưa có đảng viên.

-         Lựa chọn những quần chúng ưu tua trong các tầng lớp nhân dân lao động khác có đủ tiêu chuẩn và đkiện kết nạp đảng, ở những nơi đang mất đoàn kết nội bộ, tổ chức đảng yếu kém và chưa có phong trào quần chúng, phải củng cố tổ chức đảng, xây dựng phong trào quần chúng rồi mới tiến hành công tác kết nạp đảng viên.

8.     Đối tượng, nội dung kiểm tra giám sát của chi bộ ?

Đối tượng ktgs: của chi bộ là tất cả đv đang shoạt trong chi bộ, cần lưu ý ktra trước những đv đang giữ những nvụ qtrọng. đối với đv là cấp ủy viên các cấp và cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý, nếu chi bộ thấy cần kt thì bcáo với cấp ủy mà đv đó là thành viên và ủy ban ktra của cấp ủy qlý cán bộ đó để tiến hành ktra.

Nội dung ktgs của chi ủy, chi bộ:

Kiểm tra giám sát việc thực hiện, bảo đảm đường lối chủ chương chính sách của đảng, pháp luật của nhà nc, các nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên đc chấp hành nghiêm chỉnh, ktra tổ chức đảng và đảng viên chấp hành điều lệ đảng.

Đối với việc kiểm tra giám sát chấp hành điều lệ đảng, cần coi trọng ktgs việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đkết, thống nhất nội bộ, giữ gìn phẩm chất đạo đức lối sống và giữ mối lien hệ với tổ chức đảng nơi cư trú.

Cần coi trọng nội dung kiểm tra giám sát đảng viên thực hiện nghị quyết chi bộ, nhiệm vụ đc chi bộ phân công, tiêu chuẩn đảng viên.

Nếu thấy đảng viên có dấu hiệu vi phạm hoặc bị tố cáo, chi bộ chi ủy cần kịp thời kiểm tra xem xét hoặc báo cáo đảng ủy, ủy ban kt của đảng ủy để kt, nếu đảng viên vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật, chi bộ cần chủ động xem xét quyết định, hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đồng chú chi ủy viên đc phân công công tác ktra có nhiệm vụ giúp chi ủy, chi bộ tổ chức thực hiện các nội dung  nhiệm vụ ktra trên.

9.     Nội dung thay đổi ở phần mở đầu của điều lệ đảng khóa 11 ?

 Phần mở đầu: Đảng và những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng

     Phần mở đầu của Điều lệ Đảng khóa X và XI nói về Đảng và những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng, gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

           a) Tên Đảng;

         b) Bản chất mục đích của Đảng;

         c) Nền tảng tư tưởng của Đảng;

         d) Chủ nghĩa quốc tế;

         e) Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng;

 Thay cụm từ “liên hệ mật thiết với nhân dân” bằng từ “ gắn bó mật thiết với nhân dân”

         g) Mối liên hệ với nhân dân;

         h) Quy luật phát triển của Đảng.

10.                        Điểm giống và khác nhau giữa chi bộ cơ sở và chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở ?

Chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở là chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở 2 cấp. Ví dụ: chi bộ tham mưu, chi bộ hậu cần trung đoàn.

Chi bộ cơ sở là chi bộ thuộc đảng ủy  cơ sở 3 cấp. Ví dụ: chi bộ đại đội thuộc đảng ủy bộ phận tiểu đoàn.

11.                         Trong đại hội chi bộ có đồng chí đảng viên chính thức không thuộc diện miễn sinh hoạt đảng, vắng mặt không tham dự đại hội thì có tính vào tổng số đảng viên của chi bộ để tính kết quả bầu cử không ?

Quy định hướng dẫn thi hành điều lệ Đảng khóa 11 ghi rõ “số thành viên của đại hội đảng viên, hội nghị đảng viên là tổng số đảng viên chính thức trong đảng bộ, chi bộ, trừ số đảng viên đã đc giới thiệu sinh hoạt đảng tạm thời ở đảng bộ khác và đảng viên đã đc miễn công tác và sinh hoạt đảng không có mặt ở đại hội(nếu đảng viên đó có mặt ở đại hội, hội nghị đảng viên tham gia bầu cử, biểu quyết thì vẫn tính), trừ số đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, bị khởi tố, truy tố, tạm giam”.

Căn cứ quy định trên, đảng viên chính thức không thuộc diện được miễn công tác và sinh hoạt đảng vắng mặt không tham dự đại hội thì vẫn đc tính vào số đảng viên của chi bộ để tính kết quả bầu cử.

12.                         Quân ủy Trung ương do ai bầu? cơ cấu ntn ?

Toàn quân có quân ủy trung ương do bộ chính trị chỉ định, gồm 1 số UV BCH TW công tác trong Qđ, và 1 số ủy viên ban chấp hành trung ương công tác ngoài quân đội, đặt dưới sự lãnh đạo của ban chấp hành trung ương mà thường xuyên là Bộ chính trị, Ban bí thư. Ban thường vụ Quân ủy trung ương có từ 5 đến 7 đồng chí. Đồng chí tổng bí thư là Bí thư quân ủy trung ương. Sau đại hội toàn quốc của đảng, căn cứ vào điều lệ đảng và sự phân công công tác của bộ chính trị, Quân ủy trung ương nhiệm kỳ trước chủ trì phối hợp với ban tổ chức trung ương đề nghị với bộ chính trị chỉ định quân ủy trung ương nhiệm kỳ mới, nhiệm kỳ của quân ủy trung ương được tính từ khi bộ chính trị chỉ định và kết thúc khi bộ chính tri có quyết định chỉ định quân ủy trung ương nhiệm kỳ mới.

13.                         Đảng viên chuyển công tác đến đơn vị mới nhưng chưa chuyển giấy sinh hoạt đảng chính thức có được tham gia đại hội chi bộ không ?

Quy định hướng dẫn thi hành điều lệ Đảng khóa 11 ghi rõ “số thành viên của đại hội đảng viên, hội nghị đảng viên là tổng số đảng viên chính thức trong đảng bộ, chi bộ, trừ số đảng viên đã đc giới thiệu sinh hoạt đảng tạm thời ở đảng bộ khác và đảng viên đã đc miễn công tác và sinh hoạt đảng không có mặt ở đại hội(nếu đảng viên đó có mặt ở đại hội, hội nghị đảng viên tham gia bầu cử, biểu quyết thì vẫn tính), trừ số đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, bị khởi tố, truy tố, tạm giam”.

Căn cứ quy định trên, đảng viên chưa chuyển đảng chính thức về đảng bộ, chi bộ thì chưa đủ đk tham dự đại hội với tư cách là đại biểu chính thức.

14.                         Chi bộ có 5 đảng viên, trong đại hội có cần làm đủ thủ tục khai mạc, bế mạc, chào cờ, hát quốc ca, quốc tế ca không  ?

Hướng dẫn 01 – HD/TW ngày 5/1/2012 hướng dẫn các bước tiến hành đại hội như sau:

1.     chào cờ(hát quốc ca, qt ca )

2.     bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu( nếu đã bầu ở phiên trù bị thì mời lên làm việc)

3.     diễn văn khai mạc, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

4.     đọc báo cáo chính trị

5.     báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu( ở đại hội đảng viên thì báo cáo tình hình đảng viên tham dự đại hội)

6.     thảo luận báo cáo chính trị và văn kiện cấp trên nếu có

7.     phát biểu của đại diện cấp ủy cấp trên(tùy điều kiện cụ thể để bố trí trình tự phù hợp)

8.     thực hiện bầu cử(bầu ban kiểm phiếu và thực hiện các công việc theo quy trình bầu cử)

9.     thông qua nghị quyết đại hội và chương trình hành động

10.                        bế mạc(hát qc, qt ca)

như vậy, chi bộ có 5 đảng viên khi tiến hành đại hội vẫn phải thực hiện các thủ tục trên.

15.                         Điều kiện trở thành đảng viên đảng cộng sản việt nam ?

Trong Điều lệ Đảng, mục 2, điều 1, chương I, phần nói về Đảng viên, có nêu: “Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng,tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong 1 tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng”.

16.                        Hồ sơ kết nạp đảng viên mới cần những văn bản nào ?

Điểm 13, quy định số 45 – QĐ/TW quy định hồ sơ đảng viên khi được kết nạp đảng gồm:

1.     Chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về đảng.

2.     Đơn xin vào đảng.

3.     Lí lịch của người vào đảng và các văn bản thẩm tra kèm theo.

4.     Giấy giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ.

5.     Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào đảng của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ chí Minh hoặc của công đoàn cơ sở ( nếu có )

6.     Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị xã hội nơi làm việc và chi ủy( hoặc chi bộ) nơi cư trú đối với người vào đảng.

7.     Nghị quyết xét đề nghị kết nạp kết nạp đảng viên của chi bộ.

8.     Báo cáo thẩm định của đảng ủy bộ phận (nếu có).

9.     Nghị quyết xét đề nghị kết nạp đảng viên của đảng uỷ cơ sở

10.                         Định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền

11.                         Lí lịch đảng viên

12.                         Phiếu đảng viên

17.                        Nội dung, chương trình buổi lễ kết nạp ĐV mới ?

Lễ kết nạp đảng viên mới phải được tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một( nếu kết nạp từ 2 gnười trở lên trong cùng một buổi lễ).

Trang trí lễ kết nạp nhìn từ dưới lên: Trên cùng là khẩu hiệu Đảng cộng sản VN quang vinh muôn năm, cờ đảng, cờ tổ quốc, tượng hoặc ảnh chủ tịch HCM( bên trái), ảnh Mác – Lênin(bên phải), tiêu đề lễ kết nạp đảng viên.

Chương trình buổi lễ kết nạp:

-         Chào cờ(hát quốc ca, quốc tế ca)

-         Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

-         Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy đọc quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền

-         Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ.

Đại diện chi ủy nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người đảng viên, nhiệm vụ của chi bộ và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dụ bị

-         Đại diện cấp ủy cấp trên phát biểu ý kiến(nếu có)

-         Bế mạc(hát quốc ca, quốc tế ca)

18.                         Một đồng chí đảng viên dự bị( đã hết thời gian dự bị) được chi bộ làm thủ tục xét chuyển đảng chính thức, nhưng chưa có quyết định của cấp trên có thẩm quyền, Khi tiến hành đại hội chi bộ( lúc ĐV chưa có quyết định công nhận ĐV chính thức), đảng viên đó có được bầu vào chi ủy, bầu vào bí thư ko ?

Điều 3, điều lệ đảng quy định các quyền của đảng viên, trong đó đảng viên dự bị có tất cả các quyền của đảng viên trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của đảng.

Theo quy định trên, tại thời điểm đại hội chi bộ tiến hành bầu chi ủy khoa mới, đảng viên dự bị chưa có quyết định của cấp ủy có thẩm quyền công nhận là đảng viên chính thức thì không đc quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử chi ủy khóa mới của chi bộ.

19.                        Người xin vào đảng có vợ, chồng là con ngoài giá thú, nên không rõ bố đẻ là ai có được xem xét kết nạp vào Đảng ko?

Trong Điều lệ Đảng, mục 2, điều 1, chương I, phần nói về Đảng viên, có nêu: “Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng,tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong 1 tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng”.

Theo quy định trên thì con ngoài giá thú đc cơ quan nhà nước cấp giấy khai sinh và chứng minh nhân dân, có nguyện vọng phấn đấu vào đảng cũng đc xem xét kết nạp. Vì lý do nào đó, người xin vào đảng thực sự không biết rõ bố đẻ là ai để khai trong lý lịch, thì tổ chức đảng yêu cầu người đó làm bản cam đoan về vấn đề này báo cáo chi bộ( văn bản này đc lưu trong hồ sơ xét kết nạp đảng). Đối với vợ hoặc chồng của người xin vào đảng là con ngoài giá thú cũng thực hiện như nội dung nêu trên.

20.                         Khi giới thiệu người ưu tú đi học lớp bồi dưỡng nhận thức về đảng, phải thực hiện các thủ tục văn bản nào  ?

Định kỳ hàng tháng, chi bộ xét, đề nghị cho cảm tình đảng có triển vọng đi học lớp bồi dưỡng nhận thức về đảng, và báo cáo bằng văn bản đề nghị đảng ủy cơ sở.

Từ đề nghị của các chi bộ, định kỳ hàng tháng đảng ủy cơ sở xét, đề nghị cho cảm tình đảng đi học lớp bồi dưỡng nhận thức về đảng, và báo cáo bằng văn bản đề nghị huyện ủy và tương đương.

Định kỳ hàng tháng, huyện ủy và tương đương xét đề nghị của cấp ủy cơ sở đẻ bổ sung, điều chỉnh danh sách cảm tình đảng chỉ đạo trung tâm bồi dưỡng chính trị mở lớp bồi dưỡng nhận thức về đảng cho cảm tình đảng, nơi không có trung tâm bồi dưỡng chính trị thì ban thường vụ cấp ủy trực tiếp bồi dưỡng.

21.                         Nơi có tổ chức đảng, khi chi bộ quyết định cho người vào đảng làm thủ tục và xét đề nghị kết nạp đảng, có phải xét từ tổ đảng lên ko ?

Điều 4 điều lệ đảng quy định thủ tục xét kết nạp người vào đảng không quy định phải xét từ tổ đảng, tổ đảng và các đảng viên trong tổ nơi người xin vào đảng có trách nhiệm trình bày ý kiến nhận xét bằng văn bản về người xin vào đảng với chi ủy và phát biểu ý kiến tại hội nghị chi bộ khi xem xét quyết định cho người xin vào đảng làm thủ tục cũng như khi xét đề nghị kết nạp người vào đảng.

22.                         Thời hạn sử dụng tài liệu trong hồ sơ xét kếp nạp đảng ntn ?

Quá 12 tháng kể từ khi lập hồ sơ đề nghị xét kết nạp người vào đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp được thì phải làm lại các tài liệu sau:

-         văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ người vào đảng.

-         nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào đảng của ban chấp hành đoàn TNCS HCM cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn cơ sở.

-         văn bản thẩm tra bổ sung lý lịch của người vào đảng nếu có thay đổi so với thời điểm thẩm tra lần trước.

-         ý kiến nhận xét bổ sung của đoàn thể chính trị xã hội nơi người vào đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với người xin vào đảng.

Quá 60 tháng kể từ khi người vào đảng được cấp giấy chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp thì chi bộ phải giới thiệu người vào đảng học lại để đc cấp giấy chứng nhận mới trước khi xem xét kết nạp.

23.                         Người vào đảng tự khai xong lý lịch của mình thì cấp ủy nơi xét người vào đảng ký tên, đóng dấu xác nhận vào lí lịch đó trước hay sau khi thẩm tra, xác minh?

Điểm d, mục 3.4 hướng dẫn số 01 ngày 5/1/2012 của BCH TW quy định trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người xin vào đảng:

+ kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch người xin vào đảng (chi ủy chưa nhận xét và cấp ủy cơ sở chưa xác nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch).

+ gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người vào đảng đến cấp ủy cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra.

+ tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào đảng.

Như vậy, Người vào đảng tự khai xong lý lịch của mình thì cấp ủy nơi xét người vào đảng ký tên, đóng dấu xác nhận vào lí lịch đó sau khi thẩm tra, xác minh

24.                         Khi khai lý lịch, người xin vào đảng có phải khai cha mẹ kế, anh chị em của cha mẹ kế? anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha kế ko ? quan hệ chính trị của những người nêu trên có ảnh hưởng ntn đối với tiêu chuẩn điều kiện của người xin vào đảng ?

Người xin vào Đảng phải tự khai lý lịch trung thực, đầy đủ, rõ ràng về lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp Nhà nước của cha, mẹ đẻ (hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ); cha, mẹ vợ (hoặc cha, mẹ chồng); vợ (hoặc chồng); anh, chị, em ruột của bản thân, của vợ (hoặc chồng); các con; ông, bà nội, ngoại,. Hướng dẫn không quy định người xin vào Đảng phải khai thêm các mối quan hệ khác. Do vậy, nếu người xin vào Đảng không khai trong lý lịch cũng không vi phạm quy định của Trung ương và không ảnh hưởng đến tiêu chuẩn và điều kiện của người xin vào Đảng./.

25.                         Nội dung lời tuyên thệ của đảng viên mới đọc trong buổi lễ kết nạp ?

Lời tuyên thệ của đảng viên mới đọc trong buổi lễ kết nạp do chính đảng viên tự chuẩn bị theo nhận thức của mình, trung ương không quy định sẵn mẫu lời tuyên thệ này, song lời tuyên thệ phải nêu đc 2 nội dung cơ bản sau:

1 là xin thề suốt đời phấn đấu hi sinh cho mục đích, lý tưởng của đảng, đặt lợi ích của tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân, chấp hành nghiêm chỉnh cương lĩnh chính trị, điều lệ đảng…, phục tùng tổ chức, kỷ luật của đảng, giữ gìn đoàn kết, thống nhất trong đảng (điểm 1 điều 1điều lệ đảng).

2 là xin hứa thực hiện tốt nhiệm vụ đảng viên (nêu nội dung cơ bản 4 nhiệm vụ đảng viên tại điều 2 điều lệ đảng).

1. Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Ðảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, nghị quyết, chỉ thị của Ðảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Ðảng.

2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.

3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước.

4. Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Ðảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Ðảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Ðảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.

26.                         Khi thuyên chuyển công tác, đảng viên để mất hồ sơ, giấy giới thiệu sinh hoạt đảng thì giải quyết ntn ?

Điểm 9.1 hướng dẫn 01 ngày 5 tháng 1 năm 2012 của Ban chấp hành trung ương quy định:

Đảng viên phải xuất trình quyết định của cấp có thẩm quyền cho chuyển công tác, thay đổi nơi cư trú, và bản tự kiểm điểm về ưu, khuyết điểm thực hiện nhiệm vụ đảng viên trong 1 năm trước thời điểm chuyển sinh hoạt đảng, báo cáo chi ủy, chi bộ làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng chính thức sinh hoạt đảng tamh thời đến đảng bộ mới.

Đảng viên phải bảo quản hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng, nếu để mất giấy giới thiệu sinh hoạt đảng và hồ sơ thì phải báo cáo ngay với cấp ủy nơi đã làm thủ tục trước đó (tường trình rõ lý do mất và bản xác nhận của công an xã, phường hoặc huyện, quận… nơi bị mất hồ sơ chuyển sinh hoạt) để cấp ủy xem xét và giới thiệu với cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi xét, lập lại hồ sơ đảng viên và làm lại thủ tục chuyển sinh hoạt đảng.

Đối với cấp ủy cơ sở:

-                        Chi ủy, chi bộ trực tiếp làm thủ tục giới thiệu, ghi nhận xét vào bản kiểm điểm của đảng viên và giao cho bí thư hoặc phó bí thư của cấp ủy ký giấy giới thiệu sinh hoạt đảng.

-                        Đảng ủy cơ sở, chi ủy, chi bộ cơ sở trực tiếp làm thủ tục giới thiệu; nhận xét, đóng dấu chứng nhận vào bản kiểm điểm đảng viên; xét cấp lại và chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên bị mất hồ sơ; quản lý sổ giới thiệu sinh hoạt đảng, bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ của cấp ủy ký giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng.

27.                         Trách nhiệm, nhiệm vụ của đảng viên ở nơi cư trú  ?

Quy định 76 – QĐ/TW ngày 15/6/2000 của bộ chính trị về đảng viên đang công tác ở cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp về giữ mối lien hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú:

Trách nhiệm của đảng viên: đảng viên đang công tác ở cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp vừa thực hiện đúng quy định của điều lệ đảng về sinh hoạt đảng tại nơi làm việc, vừa có trách nhiệm thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi cư trú nhằm gần gũi nhân dân, góp phần củng cố mối quan hệ mật thiết giữa đảng với nhân dân, khắc phục những biểu hiện sống xa dân, thiếu trách nhiệm trong các công việc của dân nơi cư trú.

Nhiệm vụ của đv ở nơi cư trú:

1.                 Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tuyên truyền, vận động gia đình, nhân dân thực hiện đường lối chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, các công tác xã hội ở nơi cư trú, các quy định của xóm, tổ dân cư.

2.                 Tích cực tham gia các cuộc họp(nếu có) do đại diện cấp ủy phường, xã hoặc chi ủy nơi cư trú triệu tập, góp ý kiến với chi ủy, đảng ủy ở nơi cư trú về các công việc chung của địa phương.

3.                 Hằng năm hoặc khi cần thì báo cáo với chi ủy, chi bộ nơi công tác về việc giữ mối lhệ với tổ chức đảng ở nơi cư trú và thực hiện nghĩa vụ công dân của mình ở nơi cư trú.

28.                         Nhiệm vụ của UBKT các cấp ?

Điều 32 điều lệ đảng, quy định nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp:

1.     kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

2.     kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành cương lĩnh chính trị, điều lệ đảng, nghị quyết, chỉ thị của đảng, các nguyên tắc tổ chức của đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong đảng.

3.     giám sát cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ diện cấp ủy cùng cấp quản lý và tổ chức đảng cấo dưới về việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, nghị quyết của cấp ủy và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban chấp hành trung ương.

4.     Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc đề nghị cấp ủy thi hành kỷ luật.

5.     Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên, giải quyết khiếu nại về kỷ luật đảng.

6.     Kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp.

29.                        Nội dung và cách tiến hành giám sát đảng viên ở chi bộ? làm rõ cách giám sát thường xuyên?

Chi bộ giám sát mọi đảng viên trong chi bộ, kể cả cấp ủy viên các cấp, đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lí, theo các nội dung sau:

1 là, việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, tự phê bình và phê bình, giữ gìn đoàn kết, thống nhất nội bộ, giáo dục, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của đảng viên.

2 là, tập trung giám sát việc thực hiện nghị quyết của chi bộ, thực hiện nhiệm vụ do chi bộ phân công và theo nhiệm vụ, tiêu chuẩn đảng viên, việc giữ gìn phẩm chất đạo đức lối sống, thực hiện quy định về những điều đảng viên không đc làm, và giữ mối lien hệ với tổ chức đảng nơi cư trú.

Giám sát của chi bộ đối với đảng viên được tiến hành theo 2 cách: giám sát thường xuyên và giám sát theo chuyên đề.

     * Giám sát thường xuyên:                                                                       

     - Chi bộ thực hiện giám sát đối với đảng viên thông qua:                   

     + Sinh hoạt định kỳ, tự phê bình và phê bình đảng viên của chi bộ;

     + Phân tích chất lượng đảng viên( đảng viên phải làm tự kiểm điểm trình bày trước chi bộ để chi bộ thảo luận đóng góp ý kiến)

     + Việc đôn đốc đảng viên thực hiện nhiệm vụ được giao.

     - Chi ủy (bí thư, phó bí thư) giúp chi bộ: Nắm tình hình nghiên cứu các thông tin, tài liệu, nhận xét, phản ánh của tổ chức quần chúng, nhân dân đối với đảng viên trong chi bộ; kịp thời nhắc nhở, yêu cầu đảng viên khắc phục thiếu sót khuyết điểm.                                                                                                                         

     - Chi bộ phân công chi ủy viên phụ trách công tác kiểm tra theo dõi đảng viên được giám sát thực hiện hoặc khắc phục khuyết điểm

     - Văn bản của chi bộ được thể hiện trong các biên bản hội nghị chi bộ.

     * Giám sát chuyên đề của chi bộ:

     - Lập kế hoạch giám sát cụ thể đối với từng đảng viên;

     - Phân công chi ủy viên và đảng viên thực hiện việc giám sát (hoặc có thể lập tổ giám sát).

     - Yêu cầu đảng viên được giám sát chuẩn bị báo cáo và tài liệu phục vụ việc giám sát.

     - Đảng viên được giao tham gia giám sát (tổ giám sát) nghiên cứu báo cáo, văn bản, tài liệu có liên quan, phát hiện vấn đề phục vụ việc giám sát, báo cáo chi ủy xem xét, báo cáo chi bộ.

     - Tổ chức họp chi bộ.

     + Tổ giám sát (đảng viên) báo cáo chi bộ về kết quả giám sát;

     + Đảng viên được giám sát báo cáo giải trình các nội dung được giám sát;

     + Chi bộ thảo luận góp ý kiến cho đảng viên được giám sát về những vấn đề liên quan;

     + Người chủ trì thay mặt chi bộ nhận xét, đánh giá và yêu cầu đảng viên tiếp thu ý kiến đóng góp và những yêu cầu của chi bộ để sửa chữa khắc phục khuyết điểm (nếu có);

     + Trường hợp phát hiện đảng viên được giám sát có dấu hiệu vi phạm thì chi bộ tiến hành kiểm tra hoặc báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét giải quyết.

     - Chi bộ phân công chi ủy viên phụ trách công tác kiểm tra, theo dõi đảng viên được giám sát thực hiện, hoặc sửa chữa, khắc phục khuyết điểm và báo cáo kết quả giám sát với chi bộ.

     - Lập và lưu trữ hồ sơ giám sát.

30.                        Hồ sơ kiểm tra đảng viên ở chi bộ cần những văn bản nào ?

Công tác kiểm tra giám sát của tổ chức cơ sở đảng trong đảng bộ quân đội, NXB QĐND, Hà Nội – 2008, tr.97:

1.     bản tự kiểm điểm đảng viên( kể cả bản kiểm điểm bổ sung).

2.     văn bản tham gia ý kiến của các tổ chức quần chúng.

3.     các tài liệu thu thập, nghiên cứu, thẩm tra, xác minh.

4.     kết luận của chi bộ, có đóng dấu đảng ủy cơ sở vào phía trên, bên trái văn bản.

31.                         Hồ sơ giám sát đảng viên ở chi bộ cần những văn bản nào ?

Công tác kiểm tra giám sát của tổ chức cơ sở đảng trong đảng bộ quân đội, NXB QĐND, Hà Nội – 2008, tr.107:

1.     báo cáo giải trình của đảng viên được giám sát.

2.     các tài liệu thu thập, nghiên cứu liên quan đến nội dung giám sát.

3.     báo cáo kết quả giám sát của đảng viên được phân công giám sát.

4.     biên bản sinh hoạt chi bộ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: