đề cương tâm lý
Câu 1
Bản chất hiện tượng tâm lý: Có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất hiện tượng tâm lý người
+ Quan niệm duy tâm cho rằng tâm lý của con người là do thượng đế, do trời sinh ra và nhập váo thể xác con người. Tâm lý con người không phụ thuộc vào thế giới khách quan cũng như điều kiện thực tại của đời sống. Cũng có những nhà duy tâm cho rằng tâm lý con người là một trạng thaí tinh thần sẵn có trong con người, nó không gắn gì vào thế giới bên ngoài và cũng không phụ thuộc gì vào cơ thể.
+ Quan niệm duy vật tầm thường: Cho rằng tâm lý tâm hồn cũng như mọi sự vật hiện tượng đều được cấu tạo từ vật chất, do vật chất trực tiếp sinh ra, tâm hồn giống như gan tiết ra mật, họ đem đồng nhất cái vật lý, cái sinh lý với cái tâm lý, phủ nhận vai trò của chủ thể, tính tích cực năng động của tâm lý, ý thức, phủ nhận bản chất xã hội của tâm lý và tính tích cực của tâm lý con người.
+ Quan niệm khoa học về bản chất hiện tượng tâm lý người: Quan niệm khoa học cho rằng : Tâm lý con người là chức năng của não, là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não bộ người thông qua chủ thể. Tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.
a) Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của mỗi người .
- Hiện thực khách quan: là những cái tồn tại xung quanh chúng ta, có cái nhìn thấy được, có cái không nhìn thấy được .
Hiện thực khách quan phản ánh vào não người nảy sinh ra hiện tượng tâm lý.
Nhưng sự phản ánh tâm lý khác với sự phản ánh khác ở chỗ đây là sự phản ánh đặc biệt – Phản ánh thông qua lăng kính chủ quan của mỗi người:
+ Hình ảnh tâm lý mang tính chất sinh động, sáng tạo.
+ Hình ảnh tâm lý mang tính chất chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân, hay nói cách khác hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan, hình ảnh tâm lý mang tính chất chủ thể .
Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiện ở chỗ:
Cùng nhận sự tác động của thế giới, về cùng một hiện thực khách quan nhưng ở những chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lý với những mức độ khác nhau. Cùng một hiện thực khách quan, tác động đến một chủ thể duy nhất nhưng vào thời điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau, với trạng thái cơ thể, trạng thái tinh thần khác nhau, có thể cho ta thấy mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể ấy.
Rút ra một số kết luận
- Tâm lý người có nguồn gốc từ thế giới khách quan, vì thế khi ngiên cứu cũng như khi hình thành cải tạo tâm lý phải nghiên cứu hoàn cảnh con người đó sống và hoạt động.
- Tâm lý người mang tính chất chủ thể, nên trong giáo dục, quản lý con người phải chú ý đến nguyên tắc sát đối tượng.
- Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức hoạt động và giao tiếp để nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lý người.
b) Tâm lý người mang bản chất xã hội và có tính lịch sử:
Bản chất xã hội và tính lịch sử của tâm lý người thể hiện như sau:
* Bản chất xã hội :
Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan, trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định. Phần xã hội của thế giới quyết định tâm lý người thể hiện qua, các quan hệ kinh tế xã hội, quan hệ đạo đức, pháp quyền, các mối quan hệ con người – con người… Các mối quan hệ trên quyết định bản chất tâm lý người.
Tâm lý người là sản phẩm hoạt động giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội.
Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả lĩnh hội tiếp thu vốn kimh nghiệm xã hội loài ngườ, nền văn hoá xã hội thông qua hoạt động, giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo.
* Tính chất lịch sử:
Tâm lý con người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Vì vậy khi sinh ra là con người nhưng không sống trong xã hội loài người, trong các mối quan hệ người – người thì sẽ không có tâm lý người bình thường.
Từ những luận điểm trên cần chú ý nghiên cứu môi trường xã hội, các quan hệ xã hội để hình thành và phát triển tâm lý, cần tổ chức có hiệu quả hoạt động đa dạng ở từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau giúp cho con người lĩnh hội nền văn hoá xã hội để hình thành và phát triển tâm lý con người.
Câu 2. Chức năng của tâm lý người
- Chức năng chung là định hướng: Thể hiện ở động cơ, mục đích khiến cho con người hoạt động như: nhu cầu, động cơ, niềm tin, lý tưởng, lương tâm, danh dự.
- Chức năng động lực: Đó là chức năng thôi thúc, lôi cuốn con người hoạt động, khắc phục mọi khó khăn vươn tới mục đích đề ra.
- Chức năng điều khiển: Chính nhờ chức năng này mà con người mới có mục đích, mục tiêu của cuộc sống, phải đặt ra kế hoạch, chương trình phấn đấu lâu dài mới đạt tới, làm cho hoạt động của con người trở nên có ý thức, đem lại hiệu quả nhất định.
- Chức năng kiểm tra điều chỉnh: là chức năng tự đánh giá kết quả hoạt động của con người so với yêu cầu, ý định đặt ra để xem mục đích hoạt động đã đạt đến đâu có gì cần phải điều chỉnh cho thích hợp
Câu 3: Phân loại hiện tượng tâm lý người
Đời sống tâm lý của con người cực kỳ phong phú, đa dạng, sinh động. Có nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lý, để tiện nghiên cứu người ta đã phân chia các hiện tượng tâm lý theo một số cách sau:
1. Cách phân loại phổ biến
Các hiện tượng tâm lý được phân loại theo thời gian tồn tại của chúng ta và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách. Theo cách phân chia này, các hiện tượng tâm lý có ba loại chính: các quá trình tâm lý; các trạng thái tâm lý; các thuộc tính tâm lý.
1.1. Các quá trình tâm lý
Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng.
Người ta thường phân biệt thành ba quá trình tâm lý:
+ Các quá trình nhận thức gồm cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy.
+ Các quá trình cảm xúc biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dễ chịu, khó chịu, nhiệt tình hay thờ ơ…
+ Quá trình hành động ý chí.
Các quá trình tâm lý chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định rồi kết thúc.
1.2. Các trạng thái tâm lý
Những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng. Thường các trạng thái tâm lý đi kèm và làm nền cho các hiện tượng tâm lý khác.
Ví dụ:
Trạng thái chú ý trong nhận thức,
Tâm trạng buồn bực, vui vẻ, sợ hãi,...
Trạng thái căng thẳng trong hành động.
1.3. Các thuộc tính tâm lý
Là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách. Người ta thường nói tới bốn nhóm thuộc tính tâm lý cá nhân như: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực.
2. Cách phân biệt hiện tượng tâm lý khác
– Các hiện tượng tâm lý có ý thức.
– Các hiện tượng tâm lý chưa được ý thức.
Chúng ta có nhiều nhận biết về các hiện tượng tâm lý có ý thức (được nhận thức, hay tự giác). Còn những hiện tượng tâm lý chưa được ý thức vẫn luôn diễn ra, nhưng ta không ý thức về nó, hoặc dưới ý thức, chưa kịp ý thức.
Một số tác giả nước ngoài còn chia ý thức thành hai mức:
+ Vô thức
+ Tiềm thức
Tóm lại, đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý, gọi chung là các hoạt động tâm lý. Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành và phát triển của hoạt động tâm lý. Thế giới tâm lý của con người vô cùng đa dạng và phức tạp. Các hiện tượng tâm lý có nhiều mức độ, cấp độ khác nhau, có quan hệ đan xen vào nhau, chuyển hoá cho nhau
Câu 4 Khái niệm chung về hoạt động
Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng luôn vận động. Bằng vận động và thông qua vận động mà sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của nó. Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật và hiện tượng (ở con người là hoạt động)
Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người (chủ thể). Trong mối quan hệ đó, có hai quá trình diễn ra đồng thời, bổ sung và thống nhất với nhau:
Quá trình đối tượng hóa: chủ thể chuyển năng lực và các phẩm chất tâm lý của mình thành sản phẩm của hoạt động, tâm lý người được bộc lộ, khách quan hóa trong quá trình làm ra sản phẩm. -> quá trình xuất tâm
Quá trình chủ thể hóa: con người chuyển nội dung khách thể (quy luật, bản chất, đặc điểm… của khách thể) vào bản thân mình, tạo nên tâm lý, ý thức, nhân cách của bản thân. -> quá trình nhập tâm
Như vậy, trong hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm về thế giới, vừa tạo ra tâm lý, ý thức của mình (tâm lý, ý thức, nhân cách được bộc lộ, hình thành và phát triển trong hoạt động)
Câu 5: Cấu trúc của hoạt động
Hoạt động luôn nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Khi nhu cầu gặp đối tượng thì trở thành động cơ. Đối tượng là cái vật thể hóa nhu cầu, là động cơ đích thực của hoạt động. Vậy, hoạt động là quá trình hiện thực hóa động cơ. Động cơ là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động. Bất kỳ hoạt động nào cũng có động cơ tương ứng. Động cơ có thể tồn tại ở dạng tinh thần, bên trong chủ thể, hoặc động cơ còn được vật thể hóa ra bên ngoài, mang hình thức tồn tại vật chất, hiện thực bên ngoài.
Quá trình hiện thực hóa động cơ được tiến hành từng bước, từng khâu để đạt được mục đích xác định trong những hoàn cảnh cụ thể. Các quá trình đó được gọi là hành động. hành động là quá trình bị chi phối bởi biểu tượng về kết quả phải đạt được, nghĩa là quá trình nhằm vào mục đích để dần dần tiến tới hiện thực hóa động cơ. Vì vậy, hành động là thành phần cấu tạo của hoạt động.. hoạt động chỉ có thể tồn tại dưới hình thức những hành động hay một chuỗi hành động.
Chủ thể chỉ có thể đạt được mục đích bằng các phương tiện trong các điều kiện xác định. Mỗi phương tiện quy định cách thức hành động – thao tác. Thao tác là đơn vị nhỏ nhất của hoạt động, không có mục đích riêng mà thực hiện mục đích hành động, đồng thời phụ thuộc chặt chẽ vào phương tiện, điều kiện cụ thể.
Cấu trúc vĩ mô của hoạt động bao gồm 6 thành tố:
Về phía chủ thể: hoạt động – hành động – thao tác (đơn vị thao tác của hoạt động)
Về phía đối tượng: động cơ – mục đích – phương tiện (nội dung đối tượng của hoạt động)
Sự tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng, giữa đơn vị thao tác và nội dung đối tượng của hoạt động tạo ra sản phẩm của hoạt động.
Câu 6: Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người – người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.
Mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người có thể xảy ra với các hình thức khác nhau:
Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân.
Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm.
Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, nhóm với cộng đồng.
Câu 7: Các loại giao tiếp
Có nhiều cách phân loại giao tiếp:
a/ Theo phương diện:
Giao tiếp vật chất: giao tiếp thông qua hành động với vật thể.
Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…
Giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết): là hình thức giao tiếp đặc trưng cho con người.
b/ Theo khoảng cách:
Giao tiếp trực tiếp: các chủ thể trực tiếp phát và nhận tín hiệu với nhau.
Giao tiếp gián tiếp: qua thư từ, email, điện thoại…
c/ Theo quy cách:
Giao tiếp chính thức: giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, quy định, thể chế
Giao tiếp không chính thức.
Câu 11
1. Khái niệm cảm giác
Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài của sự vật và hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
2. Khái niệm tri giác
Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
Câu 12: Các qui luật của cảm giác và tri giác
1/ Quy luật cơ bản của cảm giác
a. Quy luật về quán tính (sức ì) của cảm giác:
Khi kích tác động vào giác quan, cảm giác chưa xuất hiện ngay mà nó đòi hỏi một khoảng thời gian nào đó. Khoảng thời gian kể từ khi kích thích tác động vào giác quan đến khi xuất hiện cảm giác gọi là giai đoạn ẩn của cảm giác. Cảm giác cũng chưa mất đi ngay khi kích thích ngừng tác động. Khoảng thời gian từ khi kích thích ngừng tác động đến khi cảm giác mất hẳn gọi là khoảng sau tác động của cảm giác.
b. Quy luật về ngưỡng cảm giác
Cảm giác nảy sinh khi có kích thích tương ứng tác động vào các cảm giác quan (ánh sáng tác động vào mắt, vị tác động vào lưỡi…), nhưng không phải mọi kích thích tác động vào các giác quan đều gây nên cảm giác: kích thích quá yếu không tạo nên cảm giác (hạt bụi rơi trên cánh tay), kích thích quá mạnh có thể dẫn đến mất cảm giác (ngọn đèn pha chiếu thẳng vào mắt).
Để gây ra được cảm giác thì kích thích phải có cường độ nằm trong một giới hạn nhất định. Giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác, bao gồm:
+ Ngưỡng cảm giác phía dưới (ngưỡng tuyệt đối): là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây được cảm giác.
+ Ngưỡng cảm giác phía trên: là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn còn gây được cảm giác.
Ví dụ: ngưỡng cảm giác phía dưới và phía trên của cảm giác nhìn là những sóng ánh sáng có bước sóng tương ứng là 390mM (micromet) và 780mM; của âm thanh là những sóng âm thanh có tần số 16 hec và 20.000 hec.
Trong phạm vi giữa ngưỡng cảm giác phía dưới và phía trên – gọi là vùng cảm giác được – có một vùng phản ánh tốt nhất.
Ví dụ: vùng phản ánh tốt nhất của thị giác là những sóng ánh sáng có bước sóng là 565mM, của thính giác là những âm thanh có tần số là 1000 hec.
Cảm giác còn phản ánh sự khác nhau giữa các kích thích. Nhưng không phải mọi sự khác nhau nào của các kích thích cũng đều được phản ánh. Cần phải có một tỉ số chênh lệch tối thiểu về cường độ hay về tính chất thì ta mới cảm thấy có sự khác nhau giữa hai kích thích.
Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích đủ để ta phân biệt được hai kích thích gọi là ngưỡng sai biệt.
Khả năng cảm nhận được các kích thích tác động vào các giác quan đủ để gây ra cảm giác gọi là độ nhạy cảm của giác quan đó.
Khả năng cảm nhận được sự khác biệt giữa hai kích thích gọi là độ nhạy cảm sai biệt.
Ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng sai biệt tỉ lệ nghịch với độ nhạy cảm của cảm giác và độ nhạy cảm sai biệt. Ngưỡng cảm giác phía dưới càng thấp thì độ nhạy cảm càng cao, ngưỡng sai biệt càng thấp thì độ nhạy cảm sai biệt càng cao.
c. Quy luật về sự thích ứng của cảm giác
Thích ứng là khả năng năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích: khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm, khi cường độ kích thích giảm thì tăng độ nhạy cảm → đảm bảo cho sự phản ánh được tốt nhất và bảo vệ cho hệ thần kinh khỏi bị hủy hoại.
Ví dụ: Khi đang ở ngoài sân đầy nắng (cường độ kích thích của ánh sáng mạnh) vào phòng tối (cường độ kích thích yếu) thì lúc đầu ta không nhìn thấy gì, dần dần mới thấy rõ (thích ứng) → cường độ kích thích giảm, độ nhạy cảm của cảm giác nhìn tăng.
Nhờ có khả năng thích ứng, cảm giác có thể mất hẳn nếu như kích thích tác động lâu dài và không thay đổi lên cơ quan cảm giác.
Ví dụ: Những người sinh sống khu vực ven bờ kênh không cảm giác thấy mùi hôi khó chịu như những người mới đến.
Khả năng thích ứng của các loại cảm giác không giống nhau. Có những cảm giác có khả năng thích ứng nhanh như cảm giác ngửi, cảm giác nhìn và cảm giác nhiệt độ. Có những cảm giác chậm thích ứng hơn như cảm giác nghe, cảm giác thăng bằng… riêng cảm giác đau hầu như không thích ứng.
Khả năng thích ứng của cảm giác có thể thay đổi và phát triển do hoạt động, rèn luyện và tính chất nghề nghiệp…
Ví dụ: Công nhân luyện kim có thể chịu đựng nhiệt độ cao tới 50 - 60 độ C trong hàng giờ đồng hồ.
Tính thích ứng của cảm giác tạo nên sự đơn điệu, nhàm chán trong công việc cũng như trong cuộc sống hằng ngày, gây nên tâm trạng mệt mỏi → trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức lao động cần phải chú ý tới những yếu tố gây ra trạng thái đơn điệu.
Ví dụ: Sản phẩm chỉ có một mẩu quảng cáo duy nhất trong thời gian dài không còn gây được sự chú ý của khán giả, khách hàng.
d. Quy luật về sự tác động lẫn nhau của các cảm giác
Sự tác động qua lại giữa các cảm giác là sự thay đổi tính nhạy cảm của một cơ quan cảm giác này dưới ảnh hưởng của những kích thích vào các cơ quan cảm giác khác.
Sự tác động lẫn nhau của các cảm giác diễn ra theo quy luật sau: sự kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia, sự kích thích mạnh lên cơ quan phân tích này lại làm giảm độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia.
Ví dụ: Trời lạnh mà ăn thức ăn cay sẽ cảm thấy ấm hơn (bớt lạnh): độ nhạy cảm của cảm giác nhiệt độ giảm (thấy ấm hơn dù trời vẫn lạnh) do ảnh hưởng của các tác động vào vị giác (thức ăn cay – kích thích mạnh). Cảm giác nếm yếu (chua) sẽ làm tăng độ nhạy cảm của thị giác.
Sự tác động qua lại giữa các cảm giác có thể đưa đến sự tăng hay giảm cảm giác. Cơ sở sinh lý của hiện tượng tác động lẫn nhau của các cảm giác là quy luật cảm ứng qua lại giữa hưng phấn và ức chế.
Sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác có thể diễn ra một cách đồng thời hay nối tiếp trên những cảm giác cùng loại hay khác loại. Tương phản chính là hiện tượng tác động qua lại giữa các cảm giác cùng loại: là sự thay đổi cường độ và chất lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích thích cùng loại xảy ra trước đó hay đồng thời:
+ Tương phản nối tiếp: sau khi cầm cục nước đá, ta cho tay vào thau nước lạnh sẽ có cảm giác nước ấm hơn bình thường.
+ Tương phản đồng thời: nếu ta đặt hai tờ giấy màu xám như nhau, một cái lên nền trắng, một cái lên nền đen, thì ta sẽ cảm thấy tờ giấy xám trên nền trắng có vẻ xẫm màu hơn tờ giấy xám trên nền đen.
Quy luật này thường được vận dụng trong các hoạt động tuyên truyền quảng cáo khi so sánh hai sản phẩm, dịch vụ với nhau để làm nổi bật sản phẩm của mình trong nhận thức, đánh giá của người tiêu dùng.
e. Quy luật bù trừ của cảm giác:
Khi một cảm giác nào đó mất đi, thì độ nhạy cảm của cảm giác khác sẽ tăng lên bù cho cảm giác đã mất.
Ở những người khuyết tật, mất một hay hai giác quan nào đó thì giác quan khác sẽ phát triển mạnh mẽ hơn để bù trừ.
Ví dụ: Người bị khiếm thị thì thính giác và xúc giác sẽ phát triển tinh nhạy.
2/ Các quy luật của tri giác
a/ Quy luật về tính đối tượng của tri giác
- Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài. Tính đối tượng của tri giác nói lên sự phản ánh hiện thực khách quan chân thực của tri giác và nó được hình thành do sự tác động của sự vật, hiện tượng xung quanh vào giác quan con người trong hoạt động.
- Tính đối tượng của tri giác có vai trò quan trọng: nó là cơ sở của chức năng định hướng cho hành vi và hoạt động của con người.
Ví dụ: trẻ nhỏ nhận thức được sự vật tồn tại độc lập với cơ quan cảm giác, trong giai đoạn hành động với đồ vật, trẻ phát triển các chức năng tâm lý mới: biết cách sử dụng đồ vật, hoạt động có mục đích, sử dụng đồ vật theo những mục đích xác định.
b/ Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
- Tri giác của con người không thể đồng thời phản ánh tất cả các sự vật, hiện tượng đang tác động, mà chỉ tách đối tượng ra khỏi bối cảnh (tách vật nào đó ra khỏi các vật xung quanh). Khả năng của con người chỉ tri giác một vài đối tượng nào đó trong vô số những sự vật, hiện tượng xung quanh gọi là tính lựa chọn của tri giác.
- Tính lựa chọn của tri giác biểu hiện thái độ tích cực của con người, nhằm tăng hiệu quả của tri giác. Thực chất của quá trình tri giác là quá trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh. Vì thế đối tượng càng khác biệt so với bối cảnh thì quá trình tri giác xảy ra một cách nhanh chóng và dễ dàng, ngược lại đối tượng càng giống với bối cảnh thì tri giác xảy ra một cách khó khăn.
- Sự lựa chọn trong tri giác không có tính chất cố định, vai trò của đối tượng và bối cảnh có thể thay đổi cho nhau, tùy thuộc vào mục đích cá nhân và điều kiện xung quanh khi tri giác.
Ví dụ: sự tri giác những bức tranh hai nghĩa
- Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan:
+ Yếu tố khách quan: những đặc điểm của kích thích (cường độ, nhịp độ vận động, sự tương phản ...), đặc điểm của các điều kiện bên ngoài khác (khoảng cách từ vật đến ta, độ chiếu sáng của vật ...), sự tác động bằng ngôn ngữ của người khác.
Ví dụ: hoạt động quảng cáo, nghệ thuật bán hàng dựa trên đặc điểm khách quan này để thu hút sự tri giác không chủ định của khách hàng.
+ Yếu tố chủ quan: tình cảm, xu hướng, nhu cầu, hứng thú, kinh nghiệm, tính chất nghề nghiệp ...
Ví dụ: hoạt động kinh doanh, quảng cáo phải chú ý những đặc điểm này của khách hàng để tạo ra sản phẩm phù hợp
c/ Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác
- Khi tri giác sự vật, hiện tượng con người không chỉ tạo ra hình ảnh trọn vẹn mà còn có khả năng gọi tên được sự vật, hiện tượng ở trong óc, hoặc xếp được sự vật đang tri giác vào một nhóm đối tượng cùng loại, hoặc chỉ ra được cùng dạng, ý nghĩa, công dụng của sự vật, hiện tượng đối với hoạt động của bản thân. Ngay cả khi nhìn thấy một sự vật, hiện tượng chưa quen biết, ta cũng cố ghi nhận trong nó một sự giống nhau nào đó với những sự vật, hiện tượng đã quen biết, xếp nó vào một nhóm nào đó.
- Tính ý nghĩa của tri giác có quan hệ chặt chẽ với tính trọn vẹn: tri giác càng đầy đủ các thuộc tính, các bộ phận của sự vật, hiện tượng thì việc gọi tên hoặc chỉ ra được công dụng, ý nghĩa của sự vật, hiện tượng càng cụ thể và chính xác.
- Như vậy tri giác là một quá trình tích cực, trong đó con người tiến hành nhiều hành động trí tuệ (phân tích, so sánh, tổng hợp ... ) để hình thành một hình ảnh tương ứng về sự vật. Tính có ý nghĩa của tri giác phụ thuộc vào vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm, khả năng ngôn ngữ và tư duy của chủ thể.
d/ Quy luật về tính ổn định của tri giác
- Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh tương đối ổn định về sự vật, hiện tượng nào đó khi điều kiện tri giác thay đổi.
- Điều kiện tri giác là vị trí của vật so với chủ thể, đó là độ chiếu sáng, góc độ chiếu sáng vào chủ thể ... Tất cả những cái đó luôn luôn thay đổi, nhưng con người vẫn có khả năng tri giác sự vật xung quanh như là những sự vật ổn định về hình dạng, kích thước, màu sắc ...
Ví dụ: trước mặt ta là một em bé, đằng xa phía sau là người mẹ. Trên võng mạc ta, hình ảnh đứa bé lớn hơn hình ảnh người mẹ nhưng ta vẫn tri giác người mẹ lớn hơn đứa trẻ.
- Tính ổn định của tri giác thể hiện rõ trong trường hợp tri giác về độ lớn, hình dạng, màu sắc của đối tượng. Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Cấu trúc tương đối ổn định của sự vật trong một thời gian, thời điểm nhất định.
+ Cơ chế tự điều chỉnh đặc biệt của hệ thần kinh dựa trên mối liên hệ ngược do vốn kinh nghiệm phong phú của con người tạo nên.
e/ Quy luật tổng giác
- Hình ảnh tri giác không chỉ phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của vật kích thích mà còn phụ thuộc vào bản thân chủ thể tri giác. Khi tri giác, con người không chỉ phản ánh thế giới bằng những giác quan cụ thể mà bằng toàn bộ hoạt động của chủ thể.
→ Tri giác thế giới không có nghĩa là “chụp ảnh” thế giới một cách trực tiếp, mà là phản ánh thế giới thông qua “lăng kính” đời sống tâm lý của chủ thể
- Sự phụ thuộc của hình ảnh tri giác vào nội dung của đời sống tâm lý con người, vào đặc điểm tâm lý nhân cách của họ được gọi là hiện tượng tổng giác.
Ví dụ: Sự tri giác cùng một đối tượng của nhiều người thường không giống nhau do họ có mục đích, nhu cầu, hứng thú, tình cảm, kinh nghiệm, tâm thế khác nhau ... : Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ (Nguyễn Du)
Câu 13 Quan sát và năng lực quan sát
Căn cứ vào mục đích của tri giác, các nhà tâm lý học chia tri giác thành hai loại: tri giác không chủ định và tri giác có chủ định. Tri giác có chủ định đó chính là quan sát.
- Quan sát là một hình thức tri giác cao nhất, mang tính tích cực, chủ động và có mục đích rõ rệt, làm cho con người khác xa con vật. Quá trình quan sát trong hoạt động, đặc biệt trong rèn luyện đã hình thành nên năng lực quan sát.
- Năng lực quan sát là khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác những điểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật, hiện tượng.
- Năng lực quan sát ở mỗi người là khác nhau, và phụ thuộc vào những đặc điểm nhân cách, biểu hiện ở kiểu tri giác hiện thực khách quan như:
+ Kiểu tổng hợp: thiên về tri giác những mối quan hệ, chú trọng đến chức năng, ý nghĩa, coi nhẹ các chi tiết.
+ Kiểu phân tích: chủ yếu tri giác những thuộc tính, bộ phận
+ Kiểu phân tích – tổng hợp: giữ được sự cân đối giữa hai kiểu trên
+ Kiểu cảm xúc: chủ yếu phản ánh cảm xúc, tâm trạng do đối tượng gây ra.
- Muốn quan sát tốt cần chú ý những yêu cầu sau:
§ Xác định rõ mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của việc quan sát, từ đó xác định nhiệm vụ, thái độ quan sát
§ Chuẩn bị chu đáo (kiến thức và phương tiện quan sát trước khi quan sát)
§ Tiến hành quan sát có kế hoạch, có hệ thống
§ Cần ghi lại kết quả quan sát và những nhận xét rút ra được
Câu 12 Các qui luật của cảm giác, tri giác
a. Phân tích, tổng hợp:
- Phân tích là quá trình dùng trí óc để phân chia đối tượng nhận thức thành các “bộ phận”, các thành phần khác nhau.
- Tổng hợp là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rời nhờ sự phân tích thành một chỉnh thể.
- Phân tích và tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành thể thống nhất không thể tách rời: sự phân tích được tiến hành theo hướng tổng hợp, còn sự tổng hợp được thực hiện theo kết quả của phân tích.
b. So sánh
- So sánh là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống hay khác nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau của các đối tượng nhận thức (Sự vật, hiện tượng)
c. Trừu tượng hóa và khái quát hóa
- Trừu tượng hóa là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy.
- Khái quát hóa là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ chung nhất định.
- Trừu tượng hóa và khái quát hóa có quan hệ qua lại với nhau như mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp. Khái quát hóa chính là sự tổng hợp ở mức độ cao hơn.
* Lưu ý: Khi xem xét các thao tác tư duy trong một hành động tư duy cụ thể cần chú ý:
+ Các thao tác tư duy đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, thống nhất theo một hướng nhất định, do nhiệm vụ tư duy quy định.
+ Trong thực tế tư duy các thao tác đó đan chéo nhau, chứ không theo trình tự máy móc như trên.
+ Tùy theo nhiệm vụ, điều kiện tư duy, không nhất thiết trong hành động tư duy nào cũng phải thực hiện tất cả các thao tác trên
Câu 15. Các loại tư duy và quy luật của chúng
Theo lịch sử hình thành và mức độ phát triển của tư duy thì tư duy được chia làm 03 loại
+ Tư duy trực quan hành động: là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện nhờ sự cải tổ thực tế các tình huống và nhờ các hành động vận động có thể quan sát được.
Ví dụ: trẻ em làm toán bằng cách dùng tay di chuyển các vật thật (cái bánh chẳng hạn) hay các vật thay thế (que tính) tương ứng với các dữ kiện của bài toán.
+ Tư duy trực quan hình ảnh: là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện bằng sự cải tổ tình huống chỉ trên bình diện hình ảnh. Loại tư duy này chỉ có ở người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Ví dụ: trẻ làm toán bằng cách dùng mắt quan sát các vật thật hay vật thay thế tương ứng với các dữ kiện của bài toán.
+ Tư duy trừu tượng (tư duy từ ngữ - logic): là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được dựa trên sự sử dụng các khái niệm, các kết cấu logic, được tồn tại và vận hành nhờ ngôn ngữ.
Ví dụ: học sinh làm toán bằng cách chỉ dùng ngôn ngữ làm phương tiện
Câu 16: Khái niệm chung về tưởng tượng
- Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.
Câu 17. Các loại tưởng tượng
a. Dựa trên tính chủ động của tưởng tượng có thể chia thành hai loại tưởng tượng
- Tưởng tượng không chủ định: là loại tưởng tượng một cách tự nhiên, không phải cố gắng hay tập trung ý thức để tưởng tượng.
- Tưởng tượng có chủ định: là loại tưởng tượng xuất hiện khi con người có ý định, nhiệm vụ phải xây dựng nên những hình ảnh nào đó, người tưởng tượng phải có sự nỗ lực nhất định.
- Tưởng tượng có chủ định bao gồm:
+ Tưởng tượng tái tạo: là những tưởng tượng tạo nên những hình ảnh chỉ mới đối với cá nhân, nhưng không mới đối với loài người, hoặc dựa trên sự mô tả của người khác.
Ví dụ: Tưởng tượng của học sinh về những điều được mô tả trong sách giáo khoa địa lý, lịch sử, văn học.
+ Tưởng tượng sáng tạo: là tưởng tượng tạo nên những hình ảnh mới một cách độc lập, mới đối với cá nhân và xã hội, biểu hiện trong các sản phẩm vật chất độc đáo và có giá trị như trong sáng tạo kĩ thuật, sáng tạo nghệ thuật…
b. Căn cứ vào tính tích cực hay không tích cực của tưởng tượng có thể chia chúng thành hai loại
- Tưởng tượng tiêu cực: là loại tưởng tượng tạo ra nhiều hình ảnh của sự vật không được thể hiện trong đời sống, vạch ra những chương trình không thể được thực hiện. Đây là loại tưởng tượng thay thế cho hành động, không thúc đẩy hành động.
- Tưởng tượng tích cực: là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh có thể được thể hiện ra trong đời sống, loại này thúc đẩy con người hành động, biến tưởng tượng thành hiện thực, nó định hướng cho hành động.
c. Ước mơ và lý tưởng
Đây là những loại tưởng tượng được hướng về tương lai, biểu hiện những mong muốn, ước ao của con người.
- Ước mơ giống tưởng tượng sáng tạo ở chỗ nó cũng là quá trình độc lập, còn khác ở chỗ nó không hướng vào hoạt động hiện tại. Có hai loại ước mơ: ước mơ có lợi (thúc đẩy cá nhân vươn lên, biến ước mơ thành hiện thực) và ước mơ có hại (không dựa vào khả năng thực tế) còn gọi là mộng tưởng (có thể làm cá nhân chán nản, thất vọng do viển vông, không thực tế).
- Lý tưởng có tính tích cực và hiện thực cao hơn ước mơ, đó là mục tiêu cao đẹp, thúc đẩy con người vươn tới. Do đó lý tưởng có vai trò quan trọng, con người chỉ thực sự sống có ý nghĩa khi con người có lý tưởng và ước mơ cao đẹp.
Câu 18: Các cách sáng tạo hình ảnh mới của tưởng tượng
a. Thay đổi số lượng, kích thước, thành phần của sự vật để làm tăng hay giảm đi hình dáng của đối tượng so với thực tế: người khổng lồ, người tí hon, người ba mắt, tượng phật ngàn tay ngàn mắt...
b. Chắp ghép: ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau thành một hình ảnh mới. (con rồng, người cá ..). Trong hình ảnh mới, các bộ phận hợp thành vẫn giữ nguyên, không bị thay đổi, chế biến, chúng chỉ được ghép với nhau một cách đơn giản mà thôi.
c. Nhấn mạnh: là cách tạo hình mới bằng sự nhấn mạnh đặc biệt hoặc đưa lên hàng đầu một phẩm chất nào đó, một mối quan hệ nào đó của sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác.( các hình ảnh trong tranh biếm họa)
d. Liên hợp: khi tham gia vào hình ảnh mới, các yếu tố ban đầu bị biến đổi, cải tổ và nằm trong những mối tương quan mới. Liên hợp là một sự tổng hợp sáng tạo. Phương pháp này được sử dụng trong văn học sáng tạo nghệ thuật, khoa học kỹ thuật để thiết kế các công cụ, thiết bị kỹ thuật. (xe điện bánh hơi là kết quả của sự liên hợp giữa ô tô với tàu điện)
e. Điển hình hóa: là phương pháp tạo thành hình ảnh phức tạp nhất, trong đó những thuộc tính điển hình, những đặc điểm điển hình của nhân cách như: đại diện của một giai cấp hay tầng lớp xã hội nhất định được biểu hiện trong hình ảnh mới. Yếu tố mấu chốt của phương pháp này là sự tổng hợp sáng tạo mang tính chất khái quát những đặc tính và đặc điểm cá biệt, điển hình của nhân cách.
f. Loại suy: dựa trên những sự vật hiện tượng có thực để tạo ra những cái mới tương tự như vậy. (chế tạo cái búa mới dựa trên các cơ sở cái búa thật)
C. Chú ý
I. KHÁI NIỆMVÀ SỰ BIỂU HIỆN CỦA CHÚ Ý
1. Định nghĩa
Chú ý là sự hướng hoạt động tâm lý tập trung vào một hay một số đối tượng, hiện tượng nào đó, mà đối tượng hay hiện tượng ấy có ý nghĩa nhất định đối với cá nhân nhằm làm cho chúng được phản ánh rõ rệt và toàn vẹn nhất trong não.
- Đối tượng của chú ý là thế giới bên ngoài hoặc bên trong của cá nhân.
- Chú ý không phải là hiện tượng tâm lý độc lập. Nó luôn luôn gắn với hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức, biểu hiện qua xu hướng của cá nhân. Có nghĩa, chú ý làm tích cực hóa các quá trình tâm lý.
- Chú ý có tính chất lựa chọn.
- Chú ý được duy trì lâu hay mau là tùy thuộc vào ý chí của cá nhân.
2. Sự biểu hiện của chú ý ở cá nhân
- Nét mặt: Nhìn chằm chằm, không chớp mắt, há miệng để nghe, chau mày, nhăn trán để nhớ lại…
- Động tác: Khi chú ý về một điều gì đó thì con người thường hay ngây ra, im lặng, không cử động,…
- Tuy nhiên những dấu hiệu bề ngoài sự chú ý không phải bao giờ cũng phù hợp với trạng thái thực của nó. Trong thực tế còn có hiện tượng vờ chú ý và vờ không chú ý.
II. PHÂN LOẠI CHÚ Ý
1. Chú ý không chủ định
Là chú ý không có mục đích tự giác, không có ý định dùng một biện pháp nào mà vẫn chú ý được. Loại chú ý này xuất hiện do đặc điểm của vật kích thích trực tiếp hoặc là do quan hệ của đối tượng với xu hương, thái độ của cá nhân.
- Như vậy nguyên nhân tạo ra chú ý không chủ định có thể là chủ quan hay khách quan.
- Chú ý không chủ định có đặc điểm là không có sự nỗ lực của ý chí nên cá nhân không bị căng thẳng thần kinh. Những cũng do không có mục đích và tự phát nên tính bền vững của chú ý kém.
2. Chú ý không chủ định
Là chú ý có mục đích tự phát, có kế hoạch, có biện pháp để hướng chú ý và đối tượng, nó đòi hỏi ở cá nhân một sự nỗ lực nhất định.
- Ở loại chú ý này cá nhân phản ánh sự vật không phải do đặc điểm của vật kích thích mà do mục đích tự phát rất rõ rệt.
- Chú ý có chủ định nảy sinh ở cá nhân trong quá trình lao động và là nhân tố cần thiết đối với lao động.
- Chú ý có chủ định gắn liền với hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ hai – ngôn ngữ.
Muốn duy trì chú ý có chủ định cá nhân phải:
- Hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Xác định rõ mục đích của hoạt động.
- Củng cố, duy trì hứng thú.
- Tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động.
3. Chú ý không chủ định
Là loại chú ý có mục đích nhưng không đòi hỏi sự căng thẳng của ý chí. Nó bắt nguồn từ chú ý có chủ định.
- Chú ý sau chủ định nảy sinh trên cơ sở chú ý có chủ định, nhưng không giống chú ý có chủ định.
- Chú ý sau chủ định không đồng nhất với chú ý không chủ định.
- Các loại chú ý trên có thể chuyển hóa lẫn nhau và đều rất cần thiết đối với hoạt động sống của con người.
III. NHỮNG THUỘC TÍNH CƠ BẢN CỦA CHÚ Ý
(phẩm chất của chú ý)
1. Sức tập trung của chú ý
Là sự phản ánh quy vào một phạm vi hẹp nhằm phản ánh đối tượng được tốt nhất. Những người có sức tập trung chú ý cao thì có thể học tập hay làm việc trong điều kiện ồn ào và lộn xộn. Phạm vi chú ý càng hẹp thì sức chú ý càng tập trung.
2. Tính bền vững của chú ý
Là khả năng duy trì chú ý trong một thời gian dài đối với một hay một số đối tượng nhất định. Đây là đặc trưng về thời gian của chú ý để đảm bảo hiệu quả cao của công việc.
3. Sự phân phối chú ý
Là khả năng cùng một lúc chú ý đầy đủ nhiều đối tượng hay hiện tượng khác nhau một cách có chủ định. Đây không phải là sự chia điều chú ý cho nhiều đối tượng.
4. Sự di chuyển chú ý
Sự di chuyển chú ý nói lên tính linh hoạt, mềm dẻo của chú ý; nó phụ thuộc vào chủ định của cá nhân vào kết quả hoạt động trước và mức độ quan trọng, hấp dẫn của hoạt động diễn ra tiếp theo. Nó hoàn toàn không mâu thuẫn với tính bền vững của chú ý.
5. Sự đãng trí
Là sự thiếu tập trung chú ý vào những đối tượng cần tìm hiểu theo nhiệm vụ đã đề ra. Đãng trí biểu hiện dưới nhiều hình thức.
- Phân tán chú ý: tức là có chú ý nhưng không tập trung cao độ và lâu bền theo một phạm vi xác định.
- Nguyên nhân của phân tán chú ý là do kém chú ý:
- Sự dao động chú ý: thường đi kèm với sự mệt mỏi có chu kỳ của cơ quan cảm giác.
- Đãng trí bác học: là hiện tượng quá tập trung chú ý vào một phạm vi hẹp khiến chú ý không phân phối hoặc di chuyển tốt sang phạm vi khác khi cần thiết.
- Đãng trí bệnh lý: là không có khả năng chú ý vào bất cứ đối tượng, hiện tượng nào cả. Nguyên nhân của loại đãng trí này là do bệnh tật, rối loạn thần kinh gây nên.
Tóm lại: Chú ý biểu lộ trong toàn bộ đời sống tâm lý cá nhân. Chú ý tốt là biểu hiện thiết yếu của hoàn thành mọi hoạt động, nhất là hoạt động học tập. Muốn chú ý tốt trước hết phải có hứng thú và bền vững đối với đối tượng phải có khả năng tạo ra chú ý có chủ định; chỉ làm việc khi đã chú ý đầy đủ vào công việc và cần biết đặc điểm chú ý của bản thân để phát huy và khắc phục.
Câu 26: Khái niệm về trí nhớ
Trí nhớ được xem là hoạt động tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã trải qua của con người dưới hình thức biểu tượng.
Như vậy, trí nhớ phản ánh các sự vật, hiện tượng đã tác động vào con người trước đây, mà không cần sự tác động của chúng trong hiện tại. Trí nhớ phản ánh bản thân hiện thực, nhưng hiện thực này đã được con người tích lũy kinh nghiệm thành vốn riêng của mình. Kết quả của quá trình trí nhớ sẽ tạo ở con người những hiểu biết, nó có được là do con người đã trực tiếp tri giác, hoặc do từng trải.
Khi xét về mặt phản ánh của trí nhớ, trí nhớ được xem là bước quá độ giữa hoạt động nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính. Cấu tạo tâm lý được tạo thành trong quá trình trí nhớ là biểu tượng, đó là những hình ảnh của sự vật, hiện tượng còn lưu giữ trong óc khi sự vật, hiện tượng không còn trực tiếp tác động vào giác quan.
Khác với hình tượng của tri giác, biểu tượng vừa có tính trực quan, vừa có tính khái quát. Tính trực quan của biểu tượng thể hiện ở chỗ: nó là kết quả của sự chế biến hình ảnh trước đây con người đã tri giác. Không có tri giác về sự vật, hiện tượng nào đó sẽ không có biểu tượng. Tính khái quát của biểu tượng thể hiện ở chỗ: biểu tượng là những hình ảnh mang đến những dấu hiệu chung, đặc trưng của sự vật, hiện tượng.
Câu 27: Quá trình cơ bản của trí nhớ
1. Quá trình ghi nhớ
Là một quá trình lưu giữ lại trong não con người những hình ảnh của sự vật, hiện tượng tâm lý trong quá trình tri giác. Đây là một quá trình ghi nhận thông tin trong não người.
Ghi nhớ có hai loại:
Ghi nhớ không chủ định: là loại ghi nhớ được tiến hành mà không cần dùng một cách thức nào để giúp cho sự ghi nhớ được rõ ràng không đòi hỏi sự nỗ lực của ý chí.
Đây là loại ghi nhớ tùy ý, độ bền vững và lâu dài của nó phụ thuộc vào mức độ cảm xúc mạnh mẽ, thỏa mãn nhu cầu, và mức độ hứng thú của cá nhân. Nó còn phụ thuộc vào màu sắc, sự di động và các đặc điểm khác của đối tượng. Nhờ có ghi nhớ không chủ định mà kinh nghiệm sống của con người càng được mở rộng và phong phú.
Ghi nhớ có chủ định: là loại ghi nhớ với mục đích xác định từ trước. Trong quá trình ghi nhớ đòi hỏi con người phải có sự nỗ lực bản than, phải sử dụng phương tiện và phương pháp nhất định để ghi nhớ được tốt.
+ Ghi nhớ máy móc: là cách ghi nhớ được xây dựng bằng cách dựa vào những mối liên hệ bề ngoài của sự vật, hiện tượng không để ý đến sự hiểu nội dung cũng như ý nghĩa của nó. Để ghi nhớ máy móc chỉ cần lặp đi lặp lại nhiều lần tài liệu cần ghi nhớ.
+ Ghi nhớ ý nghĩa: là cách ghi nhớ dựa trên cơ sở hiểu nội dung tài liệu, mối quan hệ logic, bản chất của sự vật, hiện tượng,… mới tìm ra được những dấu hiệu chung, bản chất của sự vật, hiện tượng. Để ghi nhớ tốt, con người phải sử dụng ngôn ngữ, phải biết khái quát vấn đề định nhớ, và sử dụng các kiến thức cũ.
Ghi nhớ có ý nghĩa giúp con người lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc, nhưng con người phải tiêu hao nhiều năng lượng.
Hai cách ghi nhớ máy móc và ý nghĩa có liên quan mật thiết. Thường ghi nhớ ý nghĩa làm cho ghi nhớ máy móc được dễ dàng hơn, nó làm giảm số lần lặp lại tài liệu. Ghi nhớ máy móc đến lượt nó làm tăng độ chính xác, tăng tính ý nghĩa của tài liệu cần nhớ.
2. Quá trình gìn giữ
Là quá trình nhằm củng cố vững chắc những dấu vết đã được hình thành trên võ não trong quá trình ghi nhớ. Thường quá trình gìn giữ được diễn ra đồng thời và ngay sau quá trình ghi nhớ. Ghi nhớ và gìn giữ được hình ảnh của sự vật, hiện tượng có nghĩa là con người đã thu nhập và tích lũy được kinh nghiệm nhất định. Nói theo ngôn ngữ tin học, đây là quá trình ghi nhận, quá trình nạp và tạo dấu vết của thông tin trong não.
3. Quá trình nhận lại
Nhận lại là một quá trình làm nảy sinh trong não những hình ảnh của sự vật, hiện tượng đã được con người tri giác trước kia, giờ đây lại xuất hiện một lần nữa.
Nhận lại là một quá trình đơn giản, nó thường xảy ra sớm hơn so với nhớ lại. Nó không phải là tiêu chuẩn đánh giá trí nhớ của con người, bởi vậy nhiều người nhận lại khá nhanh nhưng chỉ cần nhớ lại thì thường gặp nhiều khó khăn.
Tính chinh xác và tốc độ của nhận lại phụ thuộc vào mức độ bền vững của ghi nhớ, sự giống nhau giữa kích thích cũ và mới.
4. Quá trình nhớ lại
Nhớ lại là quá trình làm hiện lại trong não những hình ảnh của sự vật, hiện tượng mà con người đã tri giác trước đây. Hiện tại, sự vật, hiện tượng không còn trực tiếp tác động vào các giác quan.
Nhớ lại chính là tiêu chuẩn để xác định, đánh giá trí nhớ của con người cao hay thấp.
Bốn quá trình cơ bản trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng tạo thành một thể hoàn chỉnh và thống nhất: ghi nhớ và gìn giữ là tiền đề, là điều kiện của nhận lại và nhớ lại. Nhận lại và nhớ lại là kết quả để chứng minh cho hai quá trình trên. Một khi ghi nhớ và gìn giữ tốt thì nhớ lại và nhận lại cũng nhanh, chính xác và ngược lại.
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TÌNH CẢM
1. Tình cảm và xúc cảm
1.1. Tình cảm là gì?
+ Xúc cảm là quá trình rung động của tâm lý có kèm theo sự rung động của cơ thể được nảy sinh khi chủ thể của nhu cầu gặp sự vật, hiện tượng liên quan đến nhu cầu của mình.
+ Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định đối với những sự vạt hiện tượng trong thế giới khách quan của con người, phản ảnh ý nghĩa của chúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của họ.Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển các quá trình xúc cảm trong những điều kiện xã hội.
+ Phản ánh tâm lý trong tình cảm là một dạng tâm lý phản ánh mới - phản ánh cảm xúc. Sự phản ánh cảm xúc có những điểm giống với sự phản ánh nhận thức (đều là sự phản ánh hiện thực khách quan, đều mang tính chủ thể và có bản chất xã hội - lịch sử). Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm khác về căn bản với sự phản ánh nhận thức.
(Hình đính kèm bên dưới)
1.2. So sánh xúc cảm và tình cảm
+ Xúc cảm và tình cảm đều biểu hiện mặt thái độ của con người đối với hiện thực, vì vậy, chúng có sự giống nhau nhưng đây là hai mức độ có khác biệt căn bản trên ba mặt: tính ổn định, tính xã hội và cơ chế sinh lý - thần kinh. Sự phân biệt xúc cảm và tình cảm có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn.
(Hình đính kèm bên dưới)
+ Mối liên hệ giữa xúc cảm và tình cảm:
- Xúc cảm là cơ sở nảy sinh tình cảm và là trạng thái biểu hiện của tình cảm.
- Tình cảm là sản phẩm của sự tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa các xúc cảm đồng loại. Tình cảm chi phối các xúc cảm.
+ Người ta thường xác định các loại xúc cảm, tình cảm dương tính và xúc cảm, tình cảm âm tính. Xúc cảm, tình cảm dương tính nảy sinh, tồn tại gắn với sự thỏa mãn nhu cầu của chủ thể. Xúc cảm, tình cảm âm tính nảy sinh, tồn tại gắn với cản trở thỏa mãn nhu cầu của chủ thể. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là xúc cảm, tình cảm âm tính là tiêu cực và xúc cảm, tình cảm dương tính là tích cực. Muốn xác định một xúc cảm, tình cảm nào đó là tích cực hay tiêu cực thì phải đặt nó trong mối quan hệ với hoạt động cải tạo thế giới và hoàn thiện bản thân của chủ thể.
2. Vai trò của tình cảm trong đời sống
+ Xúc cảm và tình cảm có vai trò to lớn trong đời sống của con người cả về mặt sinh lý lẫn tâm lý. Con người không có xúc cảm thì không thể tồn tại được, trừ những người bị bệnh tâm thần, bị chứng vô tình cảm. Sự “đói tình cảm” cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý và cơ thể con người như là sự “đói cảm giác” vậy.
+ Xúc cảm, tình cảm thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người khắc phục những khó khăn, trở ngại gặp phải trong quá trình hoạt động. Sự thành công của bất kỳ của một loại công việc nào phần lớn cũng đều phụ thuộc vào thái độ của con người đối với công việc đó.
+ Tình cảm có một ý nghĩa đặc biệt trong công việc sáng tạo. “Nếu không có “những xúc cảm của con người” thì xưa nay không có và không thể có những tìm tòi chân lý” (V.I. Lênin).
+ Trong công tác giáo dục, tình cảm giữ một vị trí vô cùng quan trọng: nó vừa là điều kiện, vừa là phương tiện, vừa là nội dung của giáo dục.
3. Các mức độ của đời sống tình cảm
Tình cảm thường được phân loại thành tình cảm cấp thấp và tình cảm cấp cao.
+ Tình cảm cấp thấp là những tình cảm có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu sinh lý. Những tình cảm cấp thấp có ý nghĩa sinh học to lớn: nó báo hiệu về trạng thái sinh lý của cơ thể.
+ Tình cảm cấp cao là những tình cảm mang tính chất xã hội rõ ràng và nó nói lên thái độ của con người đối với những mặt và hiện tượng khác nhau của đời sống xã hội.
Tình cảm cấp cao gồm có tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mĩ và tình cảm hoạt động.
- Tình cảm đạo đức là những tình cảm có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu đạo đức của con người.
- Tình cảm trí tuệ là những tình cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động trí óc, nó liên quan đến những quá trình nhận thức và sáng tạo, liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn những nhu cầu nhận thức của con người. Tình cảm trí tuệ bao gồm: sự ham hiểu biết, sự hoài nghi, sự tin tưởng, sự hài lòng.
- Tình cảm thẩm mĩ là những tình cảm có liên quan đến nhu cầu thẩm mĩ, nhu cầu về cái đẹp. Tình cảm thẩm mĩ biểu hiện thái độ thẩm mĩ của con người đối với hiện thực (tự nhiên, xã hội, lao động, con người).
- Tình cảm hoạt động là sự thể hiện thái độ của con người đối với một hoạt động nhất định, liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu thực hiện hoạt động đó.
Các tình cảm cấp cao kể trên có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, chúng không tồn tại một cách riêng rẽ, tách rời.
Câu 21: CÁC QUY LUẬT CỦA ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM
1. Quy luật lây lan
- Xúc cảm, tình cảm của người này có thể được “lây” sang người khác, như: vui lây, buồn lây, chia sẻ, đồng cảm.
- Việc lây lan tình cảm từ chủ thể này sang chủ thể khác không là con đường chủ yếu để hình thành tình cảm.
2. Quy luật thích ứng
- Một xúc cảm, tình cảm nào đó được lặp đi lặp lại với một cường độ không thay đổi thì cuối cùng cũng bị suy yếu, bị lắng xuống.
- Hiện tượng “chai sạn” của tình cảm.
3. Quy luật tương phản hay cảm ứng
- Trong quá trình hình thành hoặc biểu hiện tình cảm, sự xuất hiện hoặc sự suy yếu đi của một tình cảm này có thể làm tăng hay giảm một tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp nó. Đó là hiện tượng “cảm ứng” hay “tương phản” trong tình cảm, ví dụ: “ôn nghèo, nhớ khổ”, “ôn cổ, tri tân”
- Vận dụng quy luật này vào trong văn học, nghệ thuật, càng yêu nhân vật chính diện bao nhiêu càng ghét nhân vật phản diện bấy nhiêu.
4. Quy luật di chuyển
- Tình cảm con người có thể di chuyển từ một đối tượng này sang một đối tượng khác có liên quan tới đối tượng gây nên tình cảm trước đó.
- Hiện tượng “giận cá chém thớt”, “ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”
5. Quy luật pha trộn
- Nhiều khi hai tình cảm đối cực nhau có thể xảy ra cùng lúc nhưng không loại trừ nhau mà chúng pha trộn vào nhau.
- Hiện tượng “giận mà thương”
Ý CHÍ VÀ HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ
I. KHÁI NIỆM CHUNG Ý CHÍ
1. Định nghĩa
+ Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.
Ý chí được xem là mặt năng động của ý thức bởi lẽ ý chí chỉ xuất hiện khi chủ thể gặp những hoàn cảnh, tình huống có chứa đựng những trở ngại mà bằng hành động có ý thức thông thường chủ thể chưa thể giải quyết ngay được, cần phải có ý chí để vượt qua những trở ngại đó.
Ý chí không phải cái sẵn có. Nó mang tính chủ thể cao. Có những cá nhân có ý chí phi thường nhưng cũng có những cá nhân hầu như không có ý chí. Vì vậy, ý chí được xem là một thuộc tính, một phẩm chất của nhân cách.
Ý chí thể hiện năng lực ý thức của con người. Vì vậy nó cũng là cái riêng có của loài người. Sự thích nghi mang tính thụ động của con vật trước hoàn cảnh cho dù có “nỗ lực” thì cũng không đồng nhất với hoạt động có ý thức của con người với sự tham gia của ý chí.
+ Giá trị chân chính của ý chí không phải chỉ ở chỗ cường độ ý chí đó mạnh hay yếu mà còn ở chỗ nó được hướng vào cái gì, phục vụ lợi ích xã hội nào. Vì vậy, khi đánh giá ý chí của một cá nhân cần phải xem xét đồng thời cường độ ý chí và nội dung đạo đức của ý chí.
2. Vai trò của ý chí
Trong hoạt động của con người, ý chí có vai trò vô cùng to lớn, trước hết nhờ ý chí mà con người có thể tổ chức mọi hoạt động của mình một cách có ích và hợp lý nhất. Nhờ ý chí mà con người có thể cải tạo được tự nhiên và xã hội, sáng tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần, có được những phát minh khoa học kỹ thuật và đạt được những chiến công hiển hách.
Nhờ ý chí mà các hoạt động tâm lý của con người mang một nội dung hoàn toàn mới.
3. Các phẩm chất ý chí của nhân cách
Trong khi thực hiện những hành động ý chí, con người sẽ hình thành cho mình những phẩm chất ý chí vừa đặc trưng cho họ với tư cách là một nhân cách, vừa có ý nghĩa rất to lớn cho đời sống và lao động. Những phẩm chất này làm cho đời sống và lao động của con người trở nên tích cực hơn, có những phẩm chất lại được thể hiện trong sự ức chế, kìm hãm, đè dẹp các quá trình tâm lý và các hành động mong muốn.
a. Tính mục đích:
Là một phẩm chất rất quan trọng của ý chí, đó là kỹ năng của con người biết đề ra cho hoạt động và cuộc sống của mình những mục đích gần, xa, biết bắt hành vi của mình phục tùng các mục đích ấy.
Tính mục đích của người lớn trước hết phụ thuộc vào thế giới quan và nguyên tắc đạo đức của họ. Tính mục đích mang tính chất giai cấp. Bởi vậy cần phải xem xét phẩm chất ý chí không phải ở mặt hình thức, mà ở mặt nội dung.
Ý chí của kẻ ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa, của bọn lưu manh hoàn toàn khác ý chí của chiến sĩ cách mạng kiên cường, đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phòng dân tộc.
b. Tính độc lập:
Đó là năng lực quyết định và thực hiện hành động đã dự định mà không chịu ảnh hưởng của một ai. Tính độc lập không loại trừ việc con người tự giác nghe theo những ý kiến của người khác và chấp nhận những lời khuyên của họ nếu đồng tình với lời khuyên đó. Đồng thời người có ý chí phải là người không dễ bị ám thị tính dễ bị ám thị là một phẩm chất xấu. Nó khiến người ta dễ dàng từ bỏ ý kiến của mình, vui vẻ phục tùng người khác.
Tính độc lập chân chính khác với tính bướng bỉnh, nghĩa là bất luận đúng sai đều chồng lại những ảnh hưởng bên ngoài, thúc đẩy con người có những hành động không suy nghĩ, trái ngược với người khác một cách vô nguyên tắc. Đó là một ý chí yếu đuối.
Tính độc lập giúp con người hình thành niềm tin vào sức mạnh của mình.
c. Tính quyết đoán:
Đó là khả năng đưa ra được những quyết định kịp thời và cứng rắn mà không có những sự giao động không cần thiết. Tính quyết đoán thể hiện không phải trong những hành động thiếu suy nghĩ, thiếu phán đoán mà là trong những hành động có cân nhắc, có căn cứ chắc chắn.
Con người quyết đoán là con người tin tưởng vào mình. Tiền đề của tính quyết đoán là tình dũng cảm. Người không có tính dũng cảm thì không thể quyết đoán được, vì quyết đoán phải luôn luôn hành động có suy nghĩ, nhưng đồng thời phải nhanh chóng, đúng lúc không được giao động và hoài nghi.
d. Tính kiên trì:
Phẩm chất này được thể hiện ở kỹ năng đạt được mục đích đề ra dù cho con người đạt tới chúng có lâu dài và gian khổ đến đâu chăng nữa. Tính kiên trì được thể hiện ở sự khắc phục những trở ngại bên ngoài và bên trong, có khả năng duy trì sự nỗ lực một cách không mệt mỏi, hơn nữa khó khăn chỉ làm chậm sự mong muốn tiếp tục công việc của con người.
Tính bền bỉ khác với sự lì lợm, lì lợm thể hiện ở người không có khả năng từ bỏ quyết định sai lầm do tính tự ái, nhỏ nhen của mình. Người lì lợm thường ý thức được mình sai, hiểu được hành động của mình là không đúng, nhưng vẫn ngoan cố tiếp tục giữ quan điểm đó.
e. Tính tự chủ:
Đó là khả năng làm chủ được bản thân. Trong khi duy trì được sự kiểm soát đầy đủ đối với hành vi của mình, người tự chủ thắng được những thúc đẩy không mong muốn, những tác động có tính chất xung động (sợ hãi, giận dữ) ở trong mình. Tính tự chủ làm cho con người tự phê phán mình giúp họ tránh được những hành vi không suy nghĩ.
Trong sinh hoạt hàng ngày khái niệm “tính tự chủ” được thu hẹp lại: người ta chỉ dùng nó đối với mặt cảm xúc của con người khi muốn nhấn mạnh khả năng tự kiềm chế những cảm xúc của bản thân, được gắn liền với những phản ứng chân tay. Sở dĩ có sự eo hẹp là vì phẩm chất của ý chí này được thể hiện rõ rệt nhất trong phạm vi điều chỉnh các cảm xúc.
III. HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ
1. Khái niệm về hành động ý chí
+ Hành động ý chí là hành động có ý thức trong đó chứa đựng đầy đủ các phẩm chất của ý chí. Hành động ý chí có các đặc tính sau:
- Có mục đích đề ra từ trước một cách có ý thức.
- Có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp để thực hiện mục đích.
- Có sự theo dõi, kiểm tra, điều khiển và điều chỉnh, sự nỗ lực để khắc phục những khó khăn trở ngại bên trong và bên ngoài trong quá trình thực hiện mục đích.
+ Tùy theo sự có mặt của ba đặc tính trên, người ta chia ra ba loại hành động ý chí sau:
- Hành động ý chí giản đơn: đó là những hành động có mục đích rõ ràng, nhưng hai đặc tính sau không thể hiện đầy đủ hoặc không có. Hành động này còn được gọi là hành động có chủ định hay hành động tự ý.
- Hành động ý chí cấp bách: đó là những hành động xẩy ra trong một thời gian rất ngắn ngủi, đòi hỏi phải có sự quyết định và thực hiện quyết định trong chớp nhoáng. Trong hành động này, các đặc tính trên hòa nhập vào nhau, không phân biệt rõ ràng.
- Hành động ý chí phức tạp: là loại hành động ý chí điển hình, trong đó cả ba đặc tính trên được thể hiện một cách đầy đủ rõ ràng đồng thời bộc lộ đầy đủ ý chí của chủ thể.
2. Cấu trúc của một hành động ý chí điển hình
a. Giai đoạn chuẩn bị
Đây là giai đoạn hành động trong não, là giai đoạn suy nghĩ cân nhắc các khả năng khác nhau. Giai đoạn này bao gồm các khâu: đặt ra và ý thức rõ ràng mục đích của hành động; lập kế hoạch và lựa chọn phương pháp, phương tiện hành động; quyết định hành động.
b. Giai đoạn thực hiện
Sau khi đã quyết định thực hiện hành động thì chủ thể bước vào giai đoạn thực hiện quyết định đó. Thiếu giai đoạn này thì sẽ không còn hành động ý chí nữa.
Việc thực hiện hành động có thể có hai hình thức: hành động bên ngoài và kìm hãm các hành động bên ngoài (còn gọi là hành động ý chí bên ngoài và hành động ý chí bên trong). Nếu chủ thể đi chệch khỏi mục đích đã định thì đó là biểu hiện không có ý chí. Tuy nhiên, khi hoàn cảnh biến đổi, nảy sinh những điều kiện mới và việc thực hiện quyết định trước đây trở nên không hợp lý nữa thì sự từ bỏ quyết định đó lại là điều thể hiện chủ thể có ý chí.
c. Giai đoạn đánh giá kết quả hành động
Sau khi hành động ý chí được thực hiện, chủ thể tiến hành đánh giá các kết quả của hành động đã đạt được, nhằm rút kinh nghiệm cho những hành động sau. Sự đánh giá này được biểu hiện trong những phán đoán thể hiện tán thành, biện hộ hoặc lên án sự quyết định đã chọn và hành động đã thực hiện. Sự đánh giá xấu thường xẩy ra với những rung cảm tiếc nuối về hành động đã thực hiện, sự xấu hổ, tủi hận và chúng là động cơ để chủ thể đình chỉ hoặc sữa chữa hành động hiện tại. Sự đánh giá tốt thường xảy ra cùng với các rung cảm thỏa mãn, hài lòng, vui sướng và chúng là động lực kích thích việc tiếp tục, tăng cường và cải tiến hành động đang thực hiện.
Không chỉ có cá nhân mà cả tập thể, xã hội cũng tham gia đánh giá hành động. Sự đánh giá của tập thể, xã hội đối với hành động của cá nhân thể hiện trong việc nhận xét, tuyên dương hay phê bình theo những quan điểm chính trị - xã hội, đạo đức, thẩm mĩ nhất định.
Như vậy, qua ba giai đoạn trên, ta thấy, hành động ý chí là nơi bộc lộ rõ nét nhân cách của chủ thể.
Câu 25:
Hành động tự động hóa: là loại hành động mà lúc ban đầu nó là những hành động có ý thức, có ý chí, nhưng do được lặp đi lặp lại hay do luyện tập mà về sau trở thành hành động tự động hóa. Nghĩa là không cần có sự kiểm soát trực tiếp của ý thức mà vẫn được thực hiện có kết quả
VD: kĩ xảo học tập, thói quen vệ sinh, ngăn nắp.
Hành động tự động hóa có 2 loại: kĩ xảo, thói quen.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro