đề cương tài chính quốc tế
Tài chính quốc tế
Câu 1: điều kiện hình thành và phát triển tài chính quốc tế? Tại sao chỉ khi có hai điều kiện này thì tài chính quốc tế mới được hình thành?
Tài chính quốc tế là một lĩnh vưc tài chính mà hoạt động của chúng diễn ra trên bình diện quốc tế gắn liền với các quan hệ kinh tế văn hóa xã hội, chính trị quân sự ngoại giao...giữa các quốc gia trong quá trình hình thành tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trực thuộc các chủ thể nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể của chủ thể đó.
Điều hiện hình thành và phát triển tài chính quốc tế:
Điều kiện 1: xuất hiện các quan hệ quốc tế giữa các quốc gia về kinh tế văn hóa xã hội, chính trị quân sự ngoại giao.
Điều kiện 2: xuất hiện đồng tiền thực hiện được chức năng tiền tệ thế giới.
Hai điều kiện này có mối quan hệ mật thiết chặt chẽ với nhau, điều kiện 1 xuất hiện sẽ hình thành nên các nhu cầu trao đổi, thanh toán thu chi giữa các quốc gia, nhưng chỉ có điều kiện 1 thì chưa đủ, cần phải kết hợp với điều kiện hai là sự xuát hiện của đồng tiền thực hiện được chức năng tiền tệ thế giới, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu thanh toán, thu chi giữa các quốc gia với nhau thì khi đó tài chính quốc tế mới được ra đời.
Chỉ khi có hai điều kiện này thì mới hình thành nên tài chính quốc tế do:
Tài chính là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể, bao gồm tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình hình thành, tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội.
Tài chính quốc tế cũng là tài chính nhưng phạm vi hẹp hơn, do chủ thể của nó chỉ là các quốc gia, xuất hiện đầu tiên dưới hình thức thương mại quốc tế, và sử dụng đồng tiền quốc tế để thực hiện các giao dịch
Đầu tiên khi mà lực lượng sản xuất chưa phát triển, sản phẩm làm ra còn chưa đủ tiêu dung trong nước, thì chưa xuất hiên được nhu cầu trao đổi mua bán gì cả, nhưng khi lực lượng sản xuất phát triển, sản phẩm sản xuất ra bắt đầu dư thừa, xuất hiện các nhu cầu trao đổi hang hóa giữa các nước với nhau, và ban đầu chỉ đơnn giản là hang đổi hang, nhưng sau này, khi mà quan hệ thương mại quốc tế ngày càng phát triển và mở rộng đồng thời xuất hiện đồng tiền thực hiện được chức năng tiền tệ thế giới thì đã xuất hiện tài chính quốc tế,
Do vậy, nó là cơ sở đầu tiên làm xuất hiện tài chính quốc tế.
Tiếp nối sự phát triển của tài chính quốc tế là sự xuất hiện của đầu tư quốc tế, khi đó dòng tiền được luân chuyển từ nước đầu tư sang nước nhận đầu tư, và sau đó là dòng lợi nhuận thu được từ nước nhận đầu tư chuyển về nước đầu tư, và kết hợp với đồng tiền quốc tế, từ đó làm phát triển tài chính quốc tế,
Tiếp nối đó, thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, là đầu tư trực tiếp đầu tư gián tiếp, tín dụng quốc tế, thanh toán quốc tế, viện trợ quốc tế, du lịch quốc tế xuất nhập khẩu, chyển giao cộng nghệ quốc tế, hình thành và phát triển trong điều kiện tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới, cùng với các quan hệ quốc tế giữa các quốc gia với nhau về văn hóa xã hội, chính trị quân sự,,, với mục đích cơ bản là thành tonas cho các dich vụ hang hóa đã được sử dụng lẫn nhau, cùng làm phát sinh các hoạt động tài chính quốc tế.
Câu 2:Quá trình hình thành và phát triển của tài chính quốc tế
Tài chính quốc tế là một lĩnh vực tài chính diễn ra trên bình diện quốc tế gắn liện với quan hệ kinh tế văn hóa xã hội chính trị quân sự, ngoại giao... giữa các quốc gia trong quá trình hình thành tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trực thuộc các chủ thể nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể của các chủ thể đó.
Đối với thể giới:
Tài chính quốc tế được ra đời từ rất sớm và bắt đầu từ hoạt động thương mại quốc tế. lúc đầu chỉ là đồng tiền giao dich là tiền vàng, và phát triển rực rỡ trên con đường tơ lụa từ trung đông đến trung quốc.
Sau đó, phát triển them khi máy hơi nước được ra đời và sự hình thành phát triển thịnh vượng của chủ nghĩa tư bản, tài chính quốc tế ngày càng phát triển và mở rộng ra hơn, dịch vụ bảo hiểm, đầu tư quốc tế... quân sự ngoại giao... hoạt động tài chính quốc tế được mở rộng ra toàn thể giới.
Về hình thức của tài chính quốc tế rất phong phú và đa dạng.
Đầu tư quốc tê,s thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế, tài trợ quốc tế...
Đối với việt nam:
Tài chính quốc tế xuât hiện từ rất sớm nhưng chỉ thực sự ra đời vào năm 1986 khi việt nam mở cửa nền kinh tế.
Giai đoạn 1954-1986 các quan hệ tài chính, tài chính quốc tế chỉ hoạt động ở phạm vi các nước xã hội chủ nghĩa,
Đặc điểm của giai đoạn này đó là: hoạt động mang tính một chiều chủ yếu là việt nam nhận viện trợ quốc tế
Giai đoạn 1986 đến nay; khi mà việt nam mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế thì
Hoạt động tài chính quốc tế được mở rộng, không chỉ quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa mà còn với cả các nước tư bản chủ nghĩa
Đặc điểm mối quan hệ tài chính quốc tế hai chiều, việt nam là nước nhận đầu tư và cũng đi đầu tư, là nước nhận tài trợ và cũng đi tài trợ nước khác,
Đặc biệt trước năm 2010 khi việt nam vẫn còn có thu nhập gdp bình quân ở mức thâp thì được hưởng khá nhiều ưu đãi, viện trợ quốc tê nhiều, tài trợ oda khá ưu đãi với cả khổi lượng thời gian và lãi suất, nhưng hiện này việc tiếp cận oda đã dần khó khăn hơn.
Nhưng hiện nay quan hệ tài chính quốc tế đã dần hoàn thiện hơn,, toàn diện hơn và phát triển hơn.
Về hình thức tài chính quốc tế cũng đa dạng phong phú.
Câu 3: Tài chính quốc tế là gì? Đặc điểm của tài chính quốc tế?
Các quan niệm về tài chính quốc tế
Quan niệm rộng về tài chính quốc tế: đứng trên phạm vi quốc gia để nhìn nhận tài chính quốc tế: và cho rằng hoạt động tài chính nói chung bao gồm; tài chính đối nội quốc gia, tài chính đối ngoại quốc tế, và hoạt động tài chính thuần túy
Theo quan niệm này thì tài chính quốc tế bao gồm hoạt động tài chính đối ngoại quốc gia và hoạt đồng tài chính quốc tế thuần túy.
Theo quan niệm hẹp: đứng trên phạm vi toàn cầu nhìn nhận và cho rằng hoạt động tài chính nói chung bao gồm: tài chính của quốc gia, và hoạt động tài chính quốc tế thuần túy.
Theo quan niệm này thì tài chính quốc tế là hoạt động tài chính quốc tế thuần túy.
Và phạm vi nghiên cứu, là quan niệm rộng về tài chính quốc tế.
Tài chính quốc tế làm một lĩnh vực tài chính diễn ra trên bình diện quốc tế gắn liền với các quan hệ kinh tế văn hóa xã hội, chính trị quân sự ngoại giao,... giữa các quốc gia với nhau trong quá trình hình thành tao lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trực thuộc các chủ thể để thực hiện các mục tiêu cụ thể của các chủ thể đó.
Đặc điểm: mang đầy đủ các đặc điểm củ tài chính và them, có phạm vi rộng, và có sự tham gia của nhiều đồng tiền.
Chương 2: tỷ giá hối đoái
Câu 1: tỷ giá hối đoái là gì? Một số phương thức xác định tỷ giá hối đoái:
Một số quan điểm về tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền hang hóa được thể hiện hay biểu hiện thông qua đồng tiền thanh toán.
Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ chuyển đổi, quy đổi giữa các đồng tiền
Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ so sánh sức mua giữa các đồng tiền
Suy ra khái niệm về tỷ giá hối đoái như sau: tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền này được biểu hiện thông qua đồng tiền khác là tỷ lệ quy đổi giữa các đồng tiền và về thực chất nó là tương quan sức mua giữa các đồng tiền với nhau.
Một số khái niệm liên quan:
Đồng tiền yết giá là đồng tiền hàng hóa, thường có đơn vị tròn 1,
Đồng tiền định giá là đồng tiền thanh toán, và có đơn vị bất kỳ, thường đứng sau đồng tiền yết giá
Phương pháp niêm yết tỷ giá là cách thức biểu hiện của tỷ giá hối đoái
Có hai phương pháp niêm yết tỷ giá hối đoái
Phương pháp niêm yết trực tiếp là phương pháp yết giá mà trong đó đồng ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá và đồng nội tệ là đồng tiền định giá
Phương pháp niêm yết gián tiếp là phương pháp yết giá mà trong đó đồng nội tệ được lấy làm đồng tiền yết giá và đồng định giá sẽ là đồng ngoại tệ
Tỷ giá mua là tỷ giá mà tại đó ngân hàng sẵn sang mua vào đồng tiền yết giá
Tỷ giá bán là tỷ giá mà tại đó ngân hàng sẵn sang bán ra đồng tiền yết giá
Điểm trong tỷ giá là số cuối cùng trong tỷ giá và thường đứng sau dấu phẩy, mối tỷ giá khác nhau thì giá trị của 1 điểm trong tỷ giá đó cũng khác nhau.
Câu 2: nêu các phương pháp xác định tỷ giá hối đoái:?
Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền này được biểu hiện thông qua đồng tiền khác là tỷ lệ quy đổi giữa các đồng tiền và về thực chất nó là tương quan sức mua giữa các đồng tiền với nhau.
Các phương pháp xác đinh tỷ giá hối đoái: 3 phương pháp
Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái dựa trên các tiêu chuẩn giá cả của đồng tiền
Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái dựa trên lý thuyết ngang bằng sức mua
Phương pháp xác định tỷ giá chéo
- Phương pháp tỷ giá chéo:
Nội dụng: muốn xác lập tỷ giá của A và B nếu biết A/C=a, B/C=b thì tỷ giá A/B=A/C/B/C=a/b, và ngược lại
Trình tự xác định tỷ giá:
Bước 1: xác lập tương quan tỷ giá về mặt toán học
Bước 2: Xác định tỷ giá thành phần là tỷ giá mua hay tỷ giá bán, và với nguyên tắc, tỷ giá mua hay tỷ giá bán là của người kinh doanh tiền tệ, ngược với khách hàng và mua hay bán ở đây là đối với đồng tiền yết giá.
Bước 3: Thay số vào công thức và tính toán
Ưu điểm: đơn giản, dễ tính toán và khả thi trong thực tế
Nhược điểm : là phương pháp có độ chính xác không cao, do đã dựa trên tỷ giá trung gian để xác định, hay đồng tiền trung gian
Là phương pháp khó tính toán đối với việc xác định khi xác định tỷ giá mua bán
Phương pháp xác định tỷ giá dựa trên tiêu chuẩn giá cả của đồng tiền:
Nội dung: tiêu chuẩn giá cả của đồng tiền là hàm lượng vàng đặc trưng cho đơn vị tiền tệ.
Đồng tiền A có tiêu chuẩn giá cả là A gram vàng
Đồng tiền B có tiêu chuẩn giá cả là B gram vàng
Thì tỷ giá A/B là = a/b
Ưu điểm: là phương pháp xác định cho kết quả có độ chính xác cao
Nhược điểm: khó thực hiện trong thực tế, do hiện nay hầu hết các đồng tiền ko có tiêu chuẩn giá cả do vậy ko thể thực hiện phương pháp này.
Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái dựa vào lý thuyết ngang bằng sức mua
Nội dung: với những rổ hàng hóa khác nhau được mua ở các quốc gia khác nhau sẽ là như nhau nếu cùng quy về một đơn vị tiền tệ
Các bước xác định tỷ giá
Bước 1: chọn ra hai rổ hàng hóa đều có n hàng hóa giống hệt nhau, ở hai quốc gia có đồng tiền là A và B
Bước 2: xác định tổng giá cả của rổ hàng hóa A và B lần lượt là ∑pi(A) và∑Pi(B)
Bước 3: xác định tỷ giá A/B=∑Pi(B)/∑Pi(A)
Ưu điểm: cho kết quả có độ chính xác cao
Nhược điểm: hầu như không thực hiện được trong thực tế, do: các điều kiện để thực hiện được nó quá là phi thực tế
Không thể xóa bỏ mọi rào cản là sai lệch giá cả hàng hóa như thuế quan, biến động giá, lạm phát hoặc ko phản ánh đúng giá cả... làm cho tỷ giá xác định không chính xác
Gây ra sự tốn kém công sức, tiền bạc...
Câu 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái? Việt nam có nên phá giá đồng nội tệ hay không?
Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền này được biểu hiện thông qua đồng tiền khác là tỷ lệ quy đổi giữa các đồng tiền và về thực chất nó là tương quan sức mua giữa các đồng tiền.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái bao gồm:
Chênh lệch về tỷ lệ làm pháp giữa các đồng tiền
Sự biến động về cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
Sự can thiệp của nhà nước
Tâm lý dân chúng
Sự chênh lệch về biến động của lãi suất của các đồng tiền khác nhau
Nạn đầu cơ.
Về chênh lệch tỷ lệ lạm phát giữa các đồng tiền:
Giả sử hai quốc gia khác nhau có hai đồng tiền khác nhau là A và B
Đồng tiền A có tỷ lệ lạm phát là a%
Đồng tiền B có tỷ lệ lạm phát là b%
Đầu kỳ: tỷ giá hối đoái của A/B = Eo
Cuối kỳ: A/B= Eo + (1+b%)/(1+a%)
Gọi t=a-b chính là chênh lệch tỷ lệ lạm phát giữa hai đồng tiền A và B
T=0 thì tỷ giá hối đoái không thay đổi
T>0 tỷ giá hối đoái tang
T<0 tỷ giá hối đoái giảm
Sự biến động của cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
- Cung ngoại tệ không đổi, cầu ngoại tệ tăng, khi đó làm cho tỷ giá hối đoái tăng
- Cung ngoại tệ không đổi, cầu ngoại tệ giảm: tỷ giá hối đoái giảm
- Cầu ngoại tệ không đổi, cung ngoại tệ tăng: tỷ giá hối đoái giảm
- Cầu ngoại tệ không đổi, cung ngoại tệ giảm: tỷ giá hối đoái tăng
- Cung ngoại tệ tăng, cầu ngoại tệ giảm: tỷ giá hối đoái giảm
- Cung ngoại tệ giảm, cầu ngoại tệ tăng: tỷ giá hối đoái tăng
Sự can thiệp của nhà nước
Sự can thiệp của nhà nước vào tỷ giá hối đoái chủ yếu với mục tiêu ổn định tỷ giá,
Cách thức can thiệp :
Tác động vào cung cầu ngoại tệ thông qua việc thiết lập các quỹ: quỹ bình ổn ngoại hối, quỹ ổn định hối đoái...
Tác động thông qua việc thiết lập các quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoai hối ở các ngân hàng thương mại
Nâng giá hoặc phá giá đồng bản tệ
Tâm lý dân chúng:
Khi lạm phát tăng quá cao thường xuyên và liên tục, làm cho đồng bản tệ giảm giá mạnh, dẫn đến tâm lý dân chúng không còn niềm tin vào đồng bản tệ, do đó mà không muốn nắm giữ đồng nội tệ nữa thay vào đó là họ đầu tư dự trữ vào các hình thức khác như vàng bạc đá quý, ngoại tệ....làm cho cầu ngoại tệ tăng đột biến dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng
Sự thay đổi của lãi suất các đồng tiền khác nhau:
Dựa vào sự thay đổi lãi suất của các đồng tiền khác nhau là khác nhau mà sẽ dẫn đên các xu hướng sau:
Thay đổi cung cầu ngoại tệ về các đồng tiền các quốc gia trên thị trường ngoại hối
Gây ra tâm lý dân chúng
Nạn đầu cơ
Nạn đầu cơ là hiện tượng mua dự trữ quá nhiều đồng tiền nào đó, làm giá cả của đồng tiền đó lên quá cao không phản ánh đúng giá trị thực tế của nó, gây ra sự khan hiếm giả, sau đó khi thị trường khan hiếm quá mức mới bán ra với giá cắt cổ rồi để từ đó gẩy ra nhiều xáo trộn trong nền kinh tế.
Gây ra khủng hoảng tỷ giá, đồng nội tệ bị phá giá mạnh, thậm chí bị tổn thương nặng nề
Gây nên tâm lý dân chúng, có thể gây nền khủng hoảng tài chính tiền tệ, thậm chí còn gây nên khủng hoảng toàn diện với hậu quả khó lường.
· Việt nam có nên phá giá đồng nội tệ hay không:
Việt nam hiện nay không nên phá giá đồng nội tệ do khi phá giá đồng nội tệ kèm theo hàng loạt hậu quả không thể khắc phục sau:
Lạm phát tăng cao, khó kiểm soát
Mục đích phá giá đồng nội tệ chủ yếu là đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập khẩu, nhưng hiện nay ở việt nam với trình độ khoa học công nghệ kỹ thuật còn chưa phát triển, xuất khẩu hẩu hết là nguyên liệu thô với giá rẻ, nên xuất khẩu với khối lượng lớn nhưng giá trị xuất khẩu lại rất nhỏ, trong khi đó lại phải nhập khẩu sản phẩm tinh chế với giá rất cao, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bị thâm hụt, do vậy khi phá giá đồng nôi tệ làm cho hiệu quả thấp
Gây ra tăng nợ quốc gia, gánh nặng nơ tăng cao, nguy cơ vỡ nợ quốc gia.
Câu 3: hãy cho biết có những chế độ tỷ giá hối đoái nào? Hiện nay việt nam đang duy trì chế độ tỷ giá hối đoái nào? Tại sao?
Chế độ tỷ giá hối đoái là loại hình tỷ giá được nhà nước lựa chọn áp dụng và biện pháp được sử dụng để đảm bảo cho tỷ giá đó được thực hiện
Các chế độ tỷ giá hổi đoái hiện nay gồm:
Căn cứ vào số lượng loại hình tỷ giá cùng đồng thời tồn tại: tỷ giá đơn và tỷ giá kép
Chế độ tỷ giá đơn: là chế độ tỷ giá mà trong đó chỉ có duy nhất một loại hình tỷ giá
Ưu điểm: là nó đảm bảo tính công bằng, do mọi giao dịch đều sử dụng đồng nhất một loại tỷ giá
Chế độ tỷ giá kép:
Là chế độ tỷ giá mà trong đó tồn tại đồng thời hai hay nhiều loại hình tỷ giá trong đó
Gồm tỷ giá chính thức và tỷ giá ngầm
Nhược điểm: do các giao dịch khác nhau nên sẽ sử dụng các tỷ giá khác nhau, không đảm bảo tính công bằng cho các giao dịch kinh tế.
Và nó không đảm bảo tính công bằng đó là tạo ra sự sai lệch về tỷ giá thực tế và tỷ giá danh nghĩa, do đó mà không phản ánh đúng giao dịch kinh tế.
Căn cứ vào mức độ linh hoạt của loại hình tỷ giá được áp dụng: chế độ tỷ giá cố định, chế độ tỷ giá linh hoạt, chế độ tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của nhà nước.
Chế độ tỷ giá cố định: là chế độ tỷ giá mà trong đó tỷ giá được giữa ổn định hay cố định trong một thời gian dài
Ưu điểm:
Không gây biến đổi tỷ giá hổi đoái, giúp ổn định thị trường hối đoái, ổn định thị trường tiền tệ và nền kinh tế vĩ mô
Giúp cho tạo điều kiện gia tăng phát triển quan hệ thương mại quốc tế, đễ đánh giá xác định được chi phí lợi nhuận dòng tiền khi đầu tư, đánh giá được hiệu quả đầu tư để dễ dàng đưa ra các quyết định định hướng chính sách đầu tư phát triển kinh doanh....
Đứng trên góc độ nhà nước dễ dàng hoạch định định hướng chính sách phát triển.
Nhược điểm:
Ở chế độ tỷ giá cố định này thì nó đã ổn định cố định tỷ giá ở một mức làm cho tỷ giá không phản ánh đúng thực tế, đặc biệt trong thời gian dài nó gây nên sự chênh lệch lớn về tỷ giá thực tế và tỷ giá danh nghĩa,do đó mà phản ánh sai lệch các tính toán của đồng tiền
Chính phủ buộc phải dự trữ một lượng lớn ngoại tệ và thường xuyên theo dõi can thiệp khi mà thị trường có biến động.
Chế độ tỷ giá linh hoạt
Là chế độ tỷ giá mà trong đó tỷ giá được hinh thành hoàn toàn dựa vào các yếu tố của thị trường mà chủ yếu là cung cầu trên thị trường ngoại hối.
Ưu điểm:
Tỷ giá đảm bảo được tính linh hoạt
Chính phủ không phải dự trữ một khoản ngoại tệ lớn để ổn định tỷ giá
Nhược điểm:
Tỷ giá không ổn định, khó khăn cho việc hoạch định cách chiến lược chính sách phát triển, kinh doanh
Nó được hình thành từ quan hệ thị trường do đó nhiều khi bị ảnh hưởng gây ra các cú sốc tỷ giá thậm chí là khủng hoảng tỷ giá
Chế độ tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của nhà nước
Là chế độ tỷ giá hối đoái mà giá được hình thành theo quan hệ cung cầu của thi trường nhưng lại được quản lý theo dõi can thiệp bởi nhà nước khi cần thiết.
Ưu điểm:
Vẫn đảm bảo tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái nhưng ổn định hơn do có sự điều tiết của nhà nước
Nhược điểm:
Chính phủ thường xuyên phải theo dõi và can thiệp vào thị trường khi có biến động
Phải dự trữ một lượng khá lớn ngoại tệ
Hiện nay việt nam đang duy trì chế độ tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của nhà nước
Do chế độ tỷ giá cố định hiện nay không còn phù hợp, tỷ giá linh hoạt thì việt nam chưa đạt tới trình độ đó, và hiện nay với nền kinh tế đang phát triển thì đang duy trì chế độ tỷ giá linh hoạt đó điều chính là phù hợp nhất.
Lúc trước, khi nền kinh tế còn đóng cửa , sản xuát tập trung, thì duy trì chế độ tỷ giá ổn định, do số lượng xuất nhập khẩu hoạt động thương mại quốc tế được hoạch định ấn định sẵn theo tỷ giá cố định, nhưng sau khi mở cửa, cứ ổn định tỷ giá nó ko còn phù hợp khi mà gây ra chênh lệch quá lớn giữa tỷ giá thị trường và tỷ giá ấn định, tạo ra sự sai lệch trong tính toán giá cả đồng tiền, do vậy đòi hỏi phải có một chế độ tỷ giá mới cao hơn tiên tiến hơn, phù hợp hơn với nền kinh tế, điều tiết tốt tỷ giá hối đoái với hoạt động kinh tế đối ngoại.
Việt nam hiện nay chưa thực hiện được chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt do:
Lực lượng sản xuất còn chưa phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật công nghe còn lạc hậu, chưa cao, không thể kỳ vọng tỷ giá thả nổi có thể tự điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế.
Hơn nữa, với nền kinh tế đang phát triển, kinh tế thị trường chưa phát triển hoàn toàn, thị trường tài chính chưa hoàn thiện, nên chưa tạo điều kiện tốt cho xuất nhập khẩu hàng hóa hay tư bản:
Do vậy nếu duy trì chế độ tỷ giá linh hoạt không mang lai nhiều lợi ích cho nền kinh tế việt nam mà thậm chí còn gây nên những tác động tiêu cực nền kinh tế thương mại không ổn định gây ra nạn đầu cơ và làm cho nền kinh tế chịu nhiều tổn thất không lường.
Do vậy với việt nam hiện nay tồn tai chế độ tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của nhà nước là phù hợp nhất, do những lợi ích mà nó mang lại cho nền kinh tế việt nam:
Phản ánh kịp thời đúng đắn cung cầu trên thị trường, tránh được tình trạng tỷ giá cố định xa rời thực tế
Sự can thiệp kịp thời và hợp lý của nhà nước, làm cho tránh được những biến động không mong muốn, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp thương mại có cơ sở quyết định các chính sách kinh doanh của mình do sự ổn định tương đối của giá cả.
Câu 4: hãy cho biết thế nào là chính sách điều hành tỷ giá hối đoái? Ý nghĩa? Hiện nay việt nam đang duy trì chính sách tỷ giá nào?
Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái là các chủ trương biện pháp lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái sao cho phù hợp với từng giai đoạn cụ thể nhằm sử dụng có hiệu quả công cụ tỷ giá hối đoái cho các hoạt động kinh tế xã hội.
Ý nghĩa của chính sách điều hành tỷ giá hối đoái:
Giúp thực hiện chính sách kinh tế vi mô của nhà nước: nhà nước không chỉ mục tiêu ổn định kinh tế mà còn có nhiều mục tiêu kinh tế vĩ mô khác như là: mục tiêu phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc lam....
Chính sách điều hành tỷ giá là một trong những bộ phận quan trọng của chính sách tiền tệ nói chung:
Một chính sách tiền tệ nói chung nó bao gồm hai bộ phận đó là chính sách đồng tiền quốc gia và chính sách tỷ giá hối đoái, do vậy chính sách tỷ giá hối đoái là một bộ phận rất quan trọng, khi mà đồng tiền quốc gia bị mất giá mạnh do lạm phát cao chẳng hạn, thì với một chế độ tỷ giá hợp lý ổn định, thì sẽ làm cho cân bằng lạm phát, làm cho chính sách tiền tệ vẫn ổn định, và không bị xáo trộn, hơn nữa nhanh chóng thiết lập lại trật tự.
Giúp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế:
Khi cán cân quốc tế thâm hụt thông qua chính sách tỷ giá đồng bản tệ yếu, góp phần tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu, hoặc thực hiện chính sách đồng bản tệ mạnh để giảm bớt gánh nặng nợ nước ngoài...
Mục tiêu của chính sách tỷ giá hổi đoái: ổn định tiền tệ, tăng khả năng chuyển đổi cho đồng bản tệ, và hỗ trợ phát triển chính sách kinh tế vĩ mô
Chính sách tỷ giá hối đoái gồm: chính sách duy trì tỷ giá ổn đinh, chính sách thả nổi tỷ giá, chính sách duy trì tỷ giá linh hoạt có điều chỉnh.
Các công cụ điều hành tỷ giá hối đoái
Công cụ trực tiếp: nâng giá, phá giá đồng nội tệ
Can thiệp trực tiếp của ngân hàng trung ương vào thị trường hối đoái thông qua mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
Thực hiện kết hối ngoại tệ
Các quy định về ngoại hối, về tỷ giá
Công cụ gián tiếp:
Lãi suất tái chiết khẩu của ngân hàng trung ương
Thuế quan, hạn ngạch.. để điều tiết xuất nhập khẩu
Giá cả để điều tiết sản xuất và tiêu dung
Công cụ đặc biệt khác:
Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ ở các ngân hàng thương mại
Quy định lãi suất trần thâp với đồng ngoại tệ
Quy định trạng hái ngoại tệ đối với các ngân hàng thương mại.
Chương 3: Thị trường tài chính quốc tế
Câu 1: Sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính quốc tế? vai trò?
Thị trường tài chính là nơi diễn ra hoạt động trao đổi mua bán các nguồn vốn ( luồng tiền tệ)
Thị trường tài chính quốc tế là thị trường tài chính nhưng là nơi diễn ra hoạt động mua bán trao đổi các luồng tiền tệ giữa các quốc gia khác nhau
Nguyên nhân ra đời thị trường tài chính quốc tế:
Do nhu cầu về tiền vốn và khả năng cung ứng vốn giữa các quốc gia
Do xu hướng chứng khoán hóa của các tập đoàn lớn trên thế giới
Do dự phát triển của khoa học công nghệ
Vai trò:
Điều hòa hợp lý các nguồn vốn quốc tế
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn quốc tế
Góp phần thuốc đẩy các thị trường quốc tế khác phát triển
Câu 2:Thị trường hối đoái quốc tế là gì? Đặc điểm? và cấu trúc của thị trường hối đoái quốc tế?
Thị trường hối đoái quốc tế là nơi diễn ra hoạt động mua bán những gì có chức năng tiền tệ thế giới, trong đó chủ yếu là đồng tiền các quốc gia
Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra hoạt động trao đổi mua bán những gì có chức năng tiền tệ lãnh thổ quốc gia, mà trong đó chủ yếu là đồng ngoại tệ.
Đặc điểm của thị trường hối đoái quốc tế:
- Có khối lượng giao dịch lớn
- Là thị trường có tính toàn cầu, không có vị trí địa lý hữu hình
- Là thị trường không ngủ
- Thị trường ngoại hối chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tổ như: kinh tế văn hóa, chính trị, quân sự, ngoại giao....
- Việc thực hiện các giao dịch trên thị trường này chủ yếu thông qua mạng internet, điện thoại, telex, switt....
Cấu trúc của thị trường hối đoái quốc tế: bao gồm
Ngân hàng trung ương
Các ngân hàng thương mại
Các khách hàng mua bán lẻ
Các nhà mối giới tiền tệ.
Câu 3: nghiệp vụ giao ngay?
Thị trường hối đoái quốc tế là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán những gì thực hiện được chức năng tiền tệ thế giới mà trong đó chủ yếu là đồng tiền các quốc gia
Các nghiệp vụ của thị trường hối đoái quốc tế đó là: nghiệp vụ giao ngay, nghiệp vụ kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi, nghiệp vụ quyền chọn và nghiệp vụ tương lai
Nghiệp vụ giao ngày là nghiệp vụ mua hoặc bán một số lượng tiền tệ nhất định theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch.
Cơ ở thực hiện tỷ giá: tỷ giá giao ngay
Thời hạn của bất kỳ hợp đồng phái sinh nào đều dựa trên ngày giá trị của giao dịch giao ngay cùng thời điểm
Nội dụng của nghiệp vụ giao ngay:
Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá được hai bên thỏa thuận và có giá trị tại thời điểm giao dịch, lợi nhuận mà ngân hàng thu được chính là chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay bán và tỷ giá giao ngay mua
Ngày giá trị: là thời điểm mà tiền phải được thanh toán cho các bên liên quan:
Nếu thanh toán tại thời điểm giao dịch: t+0
Nếu thanh toán sau một ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng t+1
Nếu thanh toán sau hai ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng t+2
Các bước thực hiện:
Bước 1: các bên thỏa thuận thống nhất các nội dụng trong hợp đồng
Và sau đó ký kết hợp đồng
Bước 2: các bên thực hiện thanh toán và chuyển giao tiền.
Câu 4: nghiệp vụ kỳ hạn?
Nghiệp vụ kỳ hạn là nghiệp vụ phái sinh, mà trong đó các bên mua bán một số lượng tiền tệ sau một số ngày nhất định nhưng tỷ giá được xác định ở thời điểm hiện tại và được ghi trong hợp đồng.
Đặc điểm của nghiệp vụ kỳ hạn:
- Khối lượng giao dịch lớn và không bị giời hạn
- Hợp đồng kỳ hạn có tính chất bắt buộc cao, buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng khi đến hạn ( và chỉ thực hiện khi đến hạn)
- Các bên tham gia có thể gặp rủi ro đối tác ( khi mà đối tác tham gia hợp đồng phá vỡ hợp đồng)
- Bên tham gia phải ký quỹ
- Không được mua đi bán lại trên thị trường thứ cấp
Nội dung của hợp đồng:
- Hàng hóa cơ sở: là khối lượng tiền tệ được mua hoặc bán và ghi trong hợp đồng
- Tỷ giá hợp đồng: là tỷ giá kỳ hạn được áp dụng để tính toán khi thực hiện hợp đồng
- Thời hạn hợp đồng: không bị giới hạn
- Ngày giá trị là thời hạn của hợp đồng được xác định kể từ ngày giá trị của giao dịch giao ngay cùng thời điểm
- Tỷ giá kỳ hạn: là tỷ giá do hai bên cùng thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng
Cách niêm yết tỷ giá: có hai cách là niêm yết trực tiếp và niêm yết gián tiếp:
Niêm yết trực tiếp thể việc xác định tỷ giá kỳ hạn dựa trên lãi suất của các đồng tiền và số ngày kỳ hạn.
Niêm yết gián tiếp thông qua mức swap
Xác định mức lãi lỗ
Câu 5: nghiệp vụ hoán đổi:
Nghiệp vụ hoán đổi là giao dịch hoán đổi mua hoặc bán một lượng tiền tệ ở thời điểm xác định và sau đó hoán đổi ngược lại vào một ngày trong tương lai theo tỷ lệ hoán đổi khác với tỷ lệ hoán đổi lần đầu.
Có các loại giao dịch hoán đổi:
Trường hợp 1: hoán đổi là sự kết hợp giữa một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn
Trường hợp 2: hoán đổi là sự kết hợp giữa hai giao dịch kỳ hạn.
Nội dung của nghiệp vụ hoán đổi:
Tỷ giá hoán đổi lần đầu:
Là tỷ giá giao ngay với th1, và tỷ giá kỳ hạn với th 2
Tỷ giá hoán đổi ngược lại là tỷ giá kỳ hạn
Khi xác định tỷ giá hoán đổi ngược lại chỉ dựa vào mức swap, mức swap chính là chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng. mức swap tính theo điểm
Công thức xác định
W= s*(1+rT*t)/(1+rD*t)
Nghiệp vụ quyền chọn
Quyền chọn là công cụ tài chính phái sinh cho phép người sở hữu nó được quyền mua hoặc bán nhưng không bắt buộc một số lượng tiền tệ nhất định theo một tỷ giá ấn định vào hoặc tới một ngày ấn định.
Người nắm quyền là người mua quyền chọn, là người bỏ tiền ra mua quyền chọn, và người có quyền yêu cầu người bán phải thực hiện trách nhiệm khi thực hiện hợp đồng
Người bán quyền chọn, là người nhận tiền từ mua, và là người thực hiện trách nhiệm nếu người mua yêu cầu.
Tỷ giá thực hiện là tỷ giá được áp dụng để tính toán trong trường hợp thực hiện hợp đồng và được ghi rõ trong hợp đồng quyền chọn.
Kỳ hạn hợp đồng là khoảng thời gian hợp đồng có hiệu lực
Ngày đáo hạn là ngày cuối cùng của thời hạn hợp đồng, kể từ sau hai ngày làm việc so với thời điểm ký kết hợp đồng
Phí quyền chọn là số tiền mà bên mua quyền chọn phải trả cho bên bán quyền chọn, là giá cả của quyền chọn.
Các nhân tố ảnh hưởng đến phí quyền chọn: hình thức quyền chọn, tỷ giá giao ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng, tỷ giá thực hiện hợp đồng, thời hạn của hợp đồng, lãi suất của các đồng tiền
Hình thức quyền chọn, kiểu châu âu: cho phép người sở hữu quyền chọn chỉ được thực hiện hợp đồng khi đến hạn
Quyền chọn kiểu mỹ cho phép người sở hữu quyền chọn có thể thực hiện hợp đồng ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt thời gian hợp đồng có hiệu lực
Loại quyền chọn: có quyền chọn mua và quyền chọn bán
Quyền chọn mua cho phép người sở hữu quyền quyền được mua hoặc không mua một số lượng tiền tệ nhất định trong hợp đồng
Quyền chọn bán cho phép người sở hữu quyền chọn, quyền được bán hoặc không bán một số lượng tiền tệ trong hợp đồng
Nôi dung của hợp đồng gồm:
Hình thức quyền chọn, tỷ giá loại ngoại tệ giao dịch, giá trị hợp đồng, thời hạn hợp đồng, phí quyền chọn....
Xác định lãi lỗ đối với hợp đồng quyền chọn.
Nghiệp vụ tương lai:
Thị trường tương lại là nơi trao đổi mua bán các hợp đồng tiền tệ tương lai
Giao dịch tương lai là giao dịch giao sau là cam kết mua bán một số lượng tiền tệ nhất định theo tỷ giá ấn định và được thực hiện tại sở giao dịch hối đoái
Hợp đồng tương lai là một văn bản có đầy đủ tính chất pháp lý, xác nhận cam kết mua hoặc bán một số lượng tiền tệ nhất định giữa các chủ thể
Nội dung của nghiệp vụ tương lai:
Theo tính chất thì hợp đồng tương lai là nghiệp vụ kỳ hạn như được tiêu chuẩn hóa:
Về đồng tiền giao dịch: chỉ giao dịch những đồng tiền mạnh
Về khối lượng giao dịch: được quy định rõ, và mỗi đồng tiền sẽ có một mức quy định khối lượng giao dịch cụ thể
Ngày chuyển giao ngoại tệ là ngày thứ 4 tuần thứ 3 các tháng 3,6,9.12
Điều kiện tham gia thị trường:
- Người tham gia phải đăng ký tại sở giao dịch hối đoái
- Các bên tham gia phải ký quỹ, số tiền ký quỹ ban đầu là tài khoản ký quỹ ban đầu, chiếm 4% tổng giá trị hợp đồng, ghi tăng hoặc ghi giảm sau mỗi ngày giao dịch, hạn mức duy trì 75% số tiền trong tài khoản ký quỹ ban đầu
- Hợp đồng tương lai được mua đi bán lại trên thị trường thứ cấp
- Hợp đồng tương lai là hợp đồng không ghi danh
- Trên thực tế, hợp đồng tương lai ít có sự chuyển giao ngoại tệ thực sự
- Hợp đồng tương lai ở việt nam chưa phát triển, ít được sử dụng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Chương 5: Đầu tư quốc tế và tài chính công ty đa quốc gia
Câu 1: đầu tư quốc tế là gì? So sánh đầu tư quốc tế và đầu tư nội địa?
Đầu tư là việc sử dụng một khối lượng tài sản vào hoạt động cụ thể nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận trong tương lai
Hoạt động đầu tư là toàn bộ các công việc có liên quan đến quá trình chuyển hóa vốn tài sản thành vốn đầu tư sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận trong tương lai
Đầu tư quốc tế là phương thức đầu tư mà trong đó chủ đầu tư bỏ vốn tài sản ở nước ngoài để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm mục đích tìm kiếm lơi nhuận
Đầu tư nội địa là hoạt động đầu tư đơn thuần chủ đầu tư bỏ vốn và tài sản ở trong nước để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận
· Giống nhau:
Đều là hoạt động đầu tư
Đều nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận trong tương lai
· Khác nhau:
Tiêu chí
Đầu tư quốc tế
Đầu tư nội địa
Chủ đầu tư
Là người nước ngoài
Là người bản địa
Tính chất luân chuyển vốn
Vốn đầu tư được luân chuyển từ nước đầu tư sang nước nhận đầu tư
Vốn được luân chuyển trong nội bộ quốc gia đó, đơn giản từ nhà đầu tư sang nhà tiếp nhận đầu tư
Đồng tiền
Có sự tham gia của nhiều đồng tiền khác nhau trên thế giới
Chỉ có sự tham gia của đồng nội tệ mà thôi
Ưu điểm
Tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ, khoa học, kỹ thuật trình độ quản lý...
Phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hiện đại
Tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm, mở rộng thị trường
Tận dụng tối đa lợi thế so sánh
Tận dụng chi phí cơ hội, giảm thiểu chi phí
Dễ dàng thuận tiện chuyển giao vốn, hoạt động vận hành,
Không gặp khó khăn về vấn đề quốc tịch, dân tộc, ngôn ngữ
Không chịu rủi ro chính trị và rủi ro tỷ giá hối đoái..
Nhược điểm
Gặp phải rào cản ngôn ngữ, quốc tịch...
Chịu rủi ro về tỷ giá hối đoái, rủi ro chính trị...
Trình độ phát triển chưa cao
Vốn hạn hẹp
Lợi thế so sánh, chi phí cơ hôi chưa tận dụng hết
Câu 2: Động cơ thúc đẩy đầu tư quốc tế ở các nước có nền kinh tế phát triển?
Đầu tư quốc tế là phương thức đầu tư mà trong đó chủ đầu tư bỏ vốn tài sản ở nước ngoài để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận trong tương lai
Đặc điểm của đầu tư quốc tế:
- Có sự luân chuyển vốn từ nước đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư
- Có sự tham gia của nhiều đồng tiền khác nhau
- Chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế văn hóa xã hội, chính trị..
- Chịu sự chi phối của pháp luật các quốc gia và thông lệ quốc tế
- Hoạt động đầu tư ẩn chứa nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro chính trị và rủi ro tỷ giá hối đoái.
Động lực thúc đẩy đầu tư quốc tế đối với các nền kinh tế phát triển:
Do nhu cầu tìm kiếm nguyên liệu thô
Xuất phát từ khi mà các nước tư bản tiến hành công nghiệp hóa, thì khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, tiên tiến hơn, nhu cầu về nguyên liệu ngày càng nhiều, trong khi đó các nước này có nguồn nguyên liệu ít, trong khi mục tiêu phát triển là tất yếu, mở rộng sản xuất, do vậy mà họ cần phải vươn xa ra các nước khác, nhằm khai thác nguồn nguyên liệu thô, sản xuất kinh doanh mang lợi ích về chính quốc.
Do tận dụng lợi thế so sánh, tranh thủ chi phí cơ hội thấp từ đó mà thu lợi nhuận siêu ngạch.
Do mỗi quốc gia khác nhau sẽ có một lợi thế so sánh khác nhau, do vậy việc đầu tư quốc tế sẽ giúp tận dụng lợi thế so sánh của các quốc gia, do đó mà đem lại được lợi nhuận siêu ngạch, đồng thời chi phí cơ hội cưc nhỏ.
Do giảm thiểu được chi phí, nâng cao lợi nhuận, mà nhà đầu tư luôn tìm kiếm
Do việc tiến hành hoạt động đầu tư tại các nước tiếp nhận, sẽ sản xuất kinh doanh tại đó luôn, sản phẩm làm ra sẽ bán tại đó, do vậy giảm thiểu được chi phí vận chuyển, và thuế.... Do vậy đem lại được một khoản lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư
Do nhu cầu mở rộng phát triển thị trường, chiếm lĩnh thị trường cũng như là phân tán rủi ro
Đầu tư càng đa dạng, càng nhiều quốc gia thì sẽ làm cho độ rủi ro được phân tán đi, theo nguyên lý không để tất cả trứng ở cùng một rỏ.
Khi mà các nước có nền kinh tế phát triển ngày càng mạnh, khi đó chỉ có sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước không thôi thì đến một mức nào đó sẽ bão hòa và không thể phát triển them nữa, mà con người luôn tìm kiếm lợi nhuận và luôn luôn phát triển, do vậy mà tất yếu phải xuất hiện hoạt động đầu tư quốc tế, mở rộng thị trường hoạt động và gia tăng lợi nhuận, phát triển kinh tế, thị trường.
Câu 3: Đầu tư quốc tế trực tiếp là gì? Đặc điểm? hiện nay có những hình thức đầu tư quốc tế trực tiếp nào?
Đầu tư quốc tế trực tiếp là hình thức đầu tư quốc tế mà trong đó chủ đầu tư bỏ toàn bộ hoặc phần lớn vốn đầu tư để tiến hành sản xuất kinh doanh dịch vụ và trực tiếp điều hành quản lý quá trình sử dụng vốn đó
Đặc điểm của đầu tư quốc tế trực tiếp: mang đầy đủ các đặc điểm của đầu tư quốc tế.
Ngoài ra còn có các đặc điểm về vốn đầu tư và hoạt động đầu tư như sau:
Về vốn đầu tư:
Là vốn dài hạn
Là vốn chủ yếu của tư nhân
Vốn đầu tư bao gồm: vốn góp, vốn vay, Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư...
Biểu hiện: dưới dạng là các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh
Về hoạt động đầu tư:
Là hoạt động do chủ đầu tư là chủ yếu là tư nhân đứng ra trực tiếp điều hành quá trình sử dụng vốn
Luôn gắn với sự chuyển giao về khoa học công nghệ, trình độ kỹ thuật quản lý, kinh nghiệm...
Các loại hình đầu tư quốc tế trực tiếp:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hình thức doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh
Hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao
Hợp đồng xây dựng kinh doanh
Hợp đồng hợp tác công tư
Câu 4: cho biết vai trò tích cực tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài?
Đầu tư quốc tế trực tiếp là hình thức đầu tư quốc tế mà trong đó chủ đầu tư bỏ vốn, tài sản ở nước ngoài để thực hiện tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, và trực tiếp điều hành quá trình sử dụng vốn đó.
Tác động của đầu tư quốc tế trực tiếp
Đối với các nước đầu tư: đem lại sự giàu có, tạo sự cân bằng ổn định nền kinh tế, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng công nghiệp hiện đại hóa
Đối với các nước nhận đầu tư: tăng sức mạnh cạnh tranh, vốn lớn phát triển kinh tế theo cả chiều rộng và chiều sâu
Đứng trên góc độ là nước nhận đầu tư là nước đang phát triển thì đầu tư quốc tế trực tiếp có ảnh hưởng:
Tích cực:
Cung cấp, bổ sung một lượng vốn đầu tư lớn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển nền kinh tế
Giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp dịch vụ
Tăng tính cạnh tranh cho nền kinh tế, sản phẩm, mở rộng thị trường
Tăng thu cho ngân sách nhà nước
Tạo việc làm cho người lao đôgj
Giúp chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ, trình độ cũng như kinh nghiệm quản lý...
Tiêu cực:
Nếu tiếp nhận và quản lý không tốt sẽ gây nên hiện tượng đầu tư dàn trải theo ngành nghề lĩnh vực kinh tế cũng như theo khu vực địa lý
Nếu việc quản lý theo dõi giám sát không tốt gây nên việc khai thác bừa bãi quá mức, dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên
Việc du nhập ko quản lý tốt dẫn đến sẽ tiếp nhận những thiết bị dây truyền công nghệ lac hậu lỗi thời, hoặc đã qua sử dụng, biến nước mình thanh bãi thải công nghiệp
Quản lý vốn và sử dụng ko tốt, sẽ gây nên việc thoái vốn đầu tư đồng loạt, quốc gia tiếp nhận quá phục thuộc vào vốn đầu tư quốc tế dẫn đến khủng hoảng vốn trầm trọng,
Câu 5: khái niệm đặc điểm của dự án FDI?
Dự án FDI là dự án đầu tư quốc tế, mà được diễn ra trong khuôn khổ giới hạn về thời gian, khối lượng, không gian nguồn lực, nhằm chuyển hóa các tài sản và nguồn lực cần thiết thành vốn đầu tư, do nhà đầu tư trực tiếp tham gia quản lý và điều hành để thực hiện ở nền kinh tế ngoài không gian kinh tế của quốc gia nhà đầu tư
Đặc điểm
Nhà đầu tư trực tiếp tham gia điều hành quản lý quá trình sử dụng vốn
Chịu sự chi phối của pháp luật quốc gia đó và thông lệ quốc tế
Có thể có nhiều bên tham gia vào FDi
Chịu rủi ro chính trị và rủi ro về tỷ giá
Câu 6: So sánh đầu tư quốc tế trực tiếp và đầu tư quốc tế gián tiếp?
Đầu tư quốc tế trực tiếp là hình thức đầu tư quốc tế mà trong đó chủ đầu tư bỏ ra toàn bộ hoặc phần lớn vốn đầu tư để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và trực tiếp điều hành quá trình sử dụng vốn đó.
Đầu tư quốc tế gián tiếp là hình thức đầu tư quốc tế mà trong đó chủ đầu tư thực hiện mua chứng khoán hoặc cho vay quốc tế nhằm mục đích thu lợi nhuận mà không trực tiếp điều hành quá trình sử dụng vốn.
Giống nhau:
Đều là hình thức đầu tư quốc tế, nhằm mục đích thu lợi nhuận trong tương lai
Đều gánh chịu rủi ro chính trị và rủi ro tỷ giá hối đoái
Đều có sự chuyển giao vốn từ nước đầu tư sang nước nhận đầu tư
Đề chịu sự chi phối bởi pháp luật quốc gia của nước nhận đầu tư và thông lệ quốc tế
Khác nhau
Tiêu chí
Đầu tư quốc tế trực tiếp
Đầu tư quốc tế gián tiếp
Chủ thể đầu tư
Trực tiếp tham gia điều hành quá trình sử dụng vốn đầu tư
Không trực tiếp tham gia vào điều hành quá trình sử dụng vốn đầu tư
Bản chất
Người sở hữu vốn cũng chính là người sử dụng vốn.
Người sở hữu vốn thì không đồng thời là người sử dụng vốn, mà người sử dụng vốn lại chính là người nhận đầu tư
Hình thức đầu tư
Hình thức doanh nghiệp liên doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
Hợp đồng xây dựng, kinh doanh, chuyển giao
Hợp đồng xây dựng, chuyển giao, kinh doanh
Hợp đồng xây dựng chuyển giao
Hợp đồng hợp tác công tư
Đầu tư chứng khoán quốc tế: trái phiếu cổ phiếu, các chứng từ có giá khác...
Cho vay thương mại quốc tế
Tầm quan trọng
Rất quan trọng, hầu hết và rộng rãi phổ biến trong đầu tư quốc tế là hình thức này
Không quan trọng lắm
Mức độ rủi ro
Cao hơn
Thấp hơn
Lợi nhuận
Phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh, nếu có lãi thì sẽ có lợi nhuận
Thu được từ hoạt động cho vay: chênh lệch giá chứng khoán, lợi tức, hoặc lãi cho vay.
Vốn đầu tư gồm
Vốn góp, vốn vay, lợi nhuận để lại để tái đầu tư, chủ đầu tư hoàn toàn quyết định,
Vốn bằng tiền, chủ yếu là vốn cho vay hoặc chứng khoán. Và dưới hình thức chủ yếu là xuất khẩu hàng trả chậm có sự bảo lãnh của ngân hàng thương mại và phải trả lãi.
Câu 7: So sánh hình thức đầu tư chứng khoán quốc tế, và hình thức đầu tư tín dụng quốc tế
Đầu tư quốc tế là phương thức đầu tư mà trong đó chủ đầu tư bỏ vốn và tài sản ở nước ngoài để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Đầu tư chứng khoán quốc tế là hình thức đầu tư quốc tế gián tiếp mà trong đó chủ đầu tư tiến hành mua bán chứng khoán do chủ thể của nước ngoài phát hành
Tín dụng quốc tế là hình thức đầu tư quốc tế gián tiếp dưới dạng các doanh nghiệp cho vay vốn quốc tế, và thu được lợi nhuận từ lãi suất tiền vay
Giống nhau:
Đều là hình thức đầu tư quốc tế gián tiếp
Đều mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận
Đều là hình thức tài chính thuần túy
Khác nhau:
Tiêu chí
Đầu tư chứng khoán quốc tế
Tín dung quốc tế
Hình thức
Mua bán chứng khoán quốc tế
Vốn bằng tiền, thông qua vay và cho vay quốc tế, giữa các quốc gia
Phạm vi
Chỉ mua bán những chứng khoán đã được niêm yết trên thị trường
Tập trung trong một số lĩnh vực sinh lời cao, chủ yếu thực hiện dưới hình thức xuất khẩu hàng trả chậm
Mức độ rủi ro
Tương đối nhỏ
Cao hơn
Lợi nhuận
Lợi tức và chênh lệch giá
Lãi tiền vay và cố định theo mức lãi suất đã ấn định trong khế ước vay
Điều kiện
Không cần tài sản thế chấp
Phải có tài sản thế chấp
Câu 8: Thế nào cho vay thương mại quốc tế?
Cho vay thương mại quốce ế là hình thức đầu tư quốc tế gián tiếp mà trong đó các khoản vay được thực hiện theo điều kiện của thị trường mà người cho vay có mục đích thu lãi.
Đặc điểm
- Được thực hiện thông qua hợp đồng vay gọi là khế ước vay
- Chịu sự chi phối bởi các yếu tố kinh tế xã hội, chính trị.
- Thông thường sẽ phải thế chấp tài sản. hoặc tín chấp/
Hình thức cho vay: thông qua xuất khẩu hàng trả chậm hoặc cho vay giữa các công ty đa quốc gia, công ty mẹ và công ty con hoặc giữa các công ty chi nhánh với nhau trong cùng một tập đoàn.
Nội dung của hợp đồng vay thương mại quốc tế:
Khói lượng vay
Thời gian vay
Điều kiện vay
Mức lãi vay
Ngân hàng phục vụ các bên
Điều khoản xử lý khi có bên vi phạm
Trong đó lãi suất vay gồm: lãi suất danh nghĩa là lãi suất được ghi trong hợp đồng In
Lãi suất thực tế, là lãi suất danh nghĩa chịu sự chi phối của các nhân tố như kỳ trả nợ hình thức trả nợ, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái.
Câu 9: Công ty đa quốc gia, đặc điểm của công ty đa quốc gia?
Công ty đa quốc gia là là công ty hoạt động sản xuất kinh doanh mà cơ cấu của nó bao gồm một công ty chính gọi là công ty mẹ ở một quốc gia và các công ty chi nhánh gọi là các công ty con ở các quốc gia khác nhau.
Đặc điểm của công ty đa quốc gia:
Tính đa sở hữu: do cơ cấu của công ty đa quốc gia, do vậy mà buộc phải có ít nhất hai công ty ở hai quốc gia khác nhau, do vậy mà nó sẽ thuộc sở hữu của ít nhất hai chủ sở hữu khác nhau.
Có sự tham gia của nhiều đồng tiền khác nhau:
Tính chất nó bắt buộc phải xây dựng ở hai quốc gia khác nhau là tối thiểu, mà mỗi quốc gia dung các đồng tiền khác nhau, do vậy mà nó có sự vận đồng của các đồng tiền khác nhau
Chịu sự chi phối của pháp luật nhiều nước, và thông lệ quốc tế,
Có lượng vốn đầu tư lớn
Có sự chuyển giao vốn, công nghệ khoa học kỹ thuật, giữa các công ty trong tập đoàn kinh tế.
Câu 10: Tài chính công ty đa quốc gia là gì? Đặc điểm? mô hình tổ chức hoạt động? nội dung?
Tài chính công ty đa quốc gia là tập hợp tất cả các hoạt động gắn liền với quá trình tạo lập, và sử dụng quỹ tiền tệ và đồng thời gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận
Đặc điểm:
- Vừa mang tính chất tài chính doanh nghiệp vừa mang tính chất tài chính quốc tế
- Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, gia tăng tối đa giá trị tài sản là muc tiêu chung của tài chính công ty đa quốc gia
- Luôn có sự tham gia của nhiều đồng tiền
- Chịu sự chi phối điều hành của nhiều cơ chế cùng tác động vào công ty đa quốc gia
- Chịu ảnh hưởng của các yếu tố chính trị văn hóa xã hội
Mô hình tổ chức tài chính công ty đa quốc gia: quản trị tài chính tập trung, quản trị tài chính phi tập trung
Nội dung của hoạt động quản trị tài chính công ty đa quốc gia:
1. Hoạt động hình thành tạo lập quỹ tiền tệ
2. Sử dụng quỹ tiền tệ
3. Hoạt động phân phối kết quả kinh doanh
4. Phòng ngừa rủi ro
Trong hoạt động sử dụng quỹ tiền tệ bao gồm:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ trong nước và ngoài nước
- Hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài
- Hoạt động chu chuyển vốn nội bộ các công ty đa quốc gia
- Các hoạt động khác: đầu tư bất động sản, mua chứng khoán..
Trong hoạt động chu chuyển vốn nội bộ công ty đa quốc gia là việc di chuyển vốn tài sản từ công ty mẹ sang công ty con hoặc giữa các công ty con với nhau.
Hoạt động chu chuyển bao gồm: đầu tư mới để hình thành công ty con mới, chia tách sáp nhập mua bán tài sản giữa các công ty con, hoạt động định giá chuyển giao (chuyển giá)
Câu 11: chuyển giá là gì? Mục đích của chuyển giá và nguyên tắc chuyển giá là gì?
Chuyển giá là hoạt động mang tính chủ quan của doanh nghiệp trong việc xác định giá trị tài sản chuyển giao trong nội bộ công ty mà không căn cứ vào giá trị thị trường.
Mục đích chuyển giá: nhằm giảm thiểu số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, đồng thời phân phối lại lợi ích giữa các công ty
Cơ sở chuyển giá: do mức thuế suất tại mỗi quốc gia là khác nhau
Do sự tác động tiêu cực đến công ty như là lạm phát, hay các chính sach điều hành quản lý của quốc gia nào đó gây kìm hãm sự phát triển của công ty
Nguyên tắc chuyển giá:
Nếu A bán hàng cho B trong khi đó a và b cùng thuộc công ty đa quốc gia, mà
Trường hợp tại quốc gia có công ty A có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn tại quốc gia có công ty B thì giá chuyển giao càng cao càng tốt và ngược lại.
Câu 12: viện trợ quốc tế là gì? Các tiêu thức phân loại viện trơ quốc tế?
Viện trợ quốc tế là việc hỗ trợ giúp đỡ về mặt tài chính giữa các quốc gia với nhau hoặc giữa các tooro chức quốc tế danh cho các quốc gia mà bên nhận viện trợ không có nghĩa vụ phải hoàn trả với mục đích giải quyết các khó khăn về mặt kinh tế xã hội, phát triển kinh tế nâng cao phúc lợi xã hội.
Đặc trưng của viện trợ quốc tế đó là tính hỗ trợ thể hiện ở
Mức cho không của khoản tài trợ là 100%
Mục đích: hỗ trợ giúp đỡ giải quyết các khó khăn về kinh tế xã hội
Mang tính chất đột xuất
Và giúp phát triển kinh tế xã hội
Các tiêu thức phân loại viện trợ quốc tế:
CĂn cứ vào mục đích: viện trợ nhân đạo, viện trợ quân sự, viện trợ oda
Căn cứ vào hình thức viện trợ: có viện trợ bằng tiền và viện trợ bằng hiện vật
Căn cứ vào chủ thể thực hiện viện trợ có viện trợ của chính phủ, viện trợ của các tổ chức quốc tế liên chính phủ, và viện trợ của các tổ chức quốc tế phi chính phủ.
Câu 13:vay quốc tế là gì? Ý nghĩa của vay quốc tế?
Vay quốc tế là việc các chủ thể cư trú của một quốc gia này thực hiện các khoản vay đối với các chủ thể khác không được coi là người cư trú của quốc gia đó
Các hình thức vay quốc tế:
Căn cứ vào tính chất khoản vay có vay thương mại quốc tế và vay ưu đãi
Căn cứ vào chủ thể vay: có vay của khu vực công, vay của khu vực tư
Căn cứ vào chủ thể cho vay: có vay song phương và vay đa phương
CĂn cứ vào thời gian vay: vay ngắn hạn và vay dài hạn
Ý nghĩa của vay quốc tế:
Tích cực: vay quốc tế giúp cho quốc gia đó có một nguồn thu ngân sách nhà nước lớn, đảm bảo được duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước thực hiện các chức năng của mình mà không gây ra lạm phát
Góp phần làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế: do một lượng lớn vốn vay chủ yếu để đầu tư phát triển kinh tế,
Tiêu cực:
Nếu quản lý điều hành sử dụng vốn vay không hiệu quả sẽ dẫn đến:
Áp lực trả nợ vay: cả gốc và lãi rất lớn
Tạo ra gánh nặng nợ trong tương lai
Có thể dẫn đến nguy cơ vỡ nợ quốc gia: khi đó thì sẽ dừng lại toàn bộ hoạt động thương mại quốc tế cũng như các khoản tài trợ, tài khoản của nhà nước và mọi cá nhân chủ thể của quốc gia đó đều sẽ bị tịch biên, đồng thời các hoạt động kinh tế quốc tế bị hạn chế, thậm chí không hoạt động.
Câu 14: ODA là gì? Đặc điểm của ODA. Phân tích tác động của ODA đến các nước tài trợ và các nước nhận tài trợ? Hiện nay oda có ảnh hưởng như thế nào tới nền kinh tế việt nam?
ODA là hỗ trợ phát triển chính thức, là sự hỗ trợ giúp đỡ về mặt tài chính của các quốc gia phát triển và các tổ chức quốc tế liên chính phủ dành cho các nước đang phát triển nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội
Đặc điểm của oda:
Oda có tính chính thức: thể hiện đó là phải bắt buộc có sự tham gia của chính phủ
Tính ưu đãi: thể hiện ở thời hạn vay dài, khối lượng vay lớn, lãi suất vay thường rất thấp thường nhỏ hơn 3%. Đồng thời đối với khoản tài trợ không hoàn lại thì chiếm 25% đối với khoản tài trợ oda không ràng buộc và 30% đối với oda có ràng buộc.
Tính mục đích: phát triển kinh tế xã hội
Công thức xác định mức độ ưu đãi của khoản vay GE(L)
Trong đó: GE(L) là mức độ ưu đãi của khoản vay
Rf là lãi suất ưu đãi, a là số lần trả nợ trong năm
R là lãi suất chiết khấu của từng kỳ trả nợ r1 là tỷ lệ chiết khấu trong năm
M thời hạn vay
G thời gian ân hạn
Tác dụng của oda đối với nước tài trợ:
Do nước tài trợ oda hầu hết là các nước phát triển do vậy mà việc tài trợ oda mang lại cho họ đạt được các mục đích về chính trị, kinh tế, xã hội nhân đạo
Việc tài trợ oda giúp cho các nước tăng cường mức độ uy tín, nâng cao danh tiếng cũng như tiếng nói của mình hơn, cũng như vị thế trên trường quốc tế nói chung cũng như đối với quốc gia nhận tài trợ nói riêng, do vậy mà ngăn chặn hoặc giảm bớt được mức độ ảnh hưởng chính trị của quốc gia khác.
Về mục đích kinh tế như là: do việc tài trợ oda nhằm tăng cường phát triển kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật, nền tảng, hoàn thiện cơ cấu quản lý pháp luật cũng như những bộ máy nhà nước cũng được hoàn chỉnh hơn, do đó sẽ tạo ra một môi trường lành mạnh, thị trường rộng rãi để phát triển kinh doanh sản phẩm
Về mục đích xã hôi nhân đạo:
Trong viện trợ oda nhằm mục đích khắc phục khó khăn do thiên tai dịch bệnh, hỗ trợ các quốc gia đó vượt qua khó khăn, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế, và thực hiên các chương trình dự án xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ, phòng trống dịch bệnh....
ODA đối với các nước nhận tài trợ:
- Giúp các nước nhận tài trợ khắc phục khó khăn do thiên tai dịch bệnh
- Giúp bổ sung tăng cường nguồn vốn đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, làm giàu cho quốc gia
- Giúp hoàn thiện bộ máy hệ thống quản lý nhà nước
- Giúp thực hiện các chương trình xã hội nhân đao: chống mù chữ, phòng chống bệnh dịch...
- Giúp chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật trình độ năng lực sản xuất...
Ở việt nam hiện nay vốn tài trợ oda vẫn chiếm một tỷ lệ quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế do việt nam vẫn là nước đang phát triển, đặc biết trước khi mà việt nam công bố là nước có thu nhập trung bình thì nhận được khá nhiều ưu đãi từ oda
Nhưng hiện nay thì mức độ oda đã giảm, và mức độ ưu đãi cũng giảm mạnh, và xu hướng còn tiếp tục giảm mạnh nữa trong tương lai, và hướng tới ko còn oda nữa.
Chương 7: Liên minh thuế quốc tế
Câu 1: thế nào là liên minh thuế quốc tế? tại sao xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa về thương mại quốc tế hiện nay cần phải thực hiện liên minh thuế quốc tế, hãy kể một số liên minh thuế quốc tế hiện nay việt nam đang tham gia?
Thuế là sự đóng góp có nghĩa vụ của các chủ thể kinh tế theo luật định vào ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước
Tác động của thuế mặt tiêu cực đến hoạt động kinh tế quốc tế như sau:
Đối với hoạt động thương mại quốc tế:
Thuế được tính vào giá cả của hàng hóa dịch vụ, do đó mà làm cho giá cả hàng hóa dịch vụ tăng lên, có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động tiêu dung cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do giá cả bị bóp méo, phản ánh không đúng, dẫn đến người tiêu dùng chịu thiệt thòi, do vậy mà làm thay đổi xu hướng sản xuất.
Hơn thế mục tiêu đánh thuế nhằm bảo hộ hợp lý nền sản xuất trong nước, cũng có trường hợp là cấm đoán, do vậy kìm hãm hạn chế quan hệ thương mại quốc tế phát triển.
Đối với hoạt động đầu tư quốc tế, việc đánh thuế vào dòng tiền có ảnh hưởng mạnh mẽ, thông qua đánh thuế vào tài sản và đánh thuế vào thu nhập của chủ thể kinh tế.
Mà mỗi quốc gia khác nhau thì quy định mức thuế đánh là khác nhau, vì vậy, để hạn chế nhưng tiêu cực do việc đánh thuế mang lại, đồng thời thống nhất để hạn chế tối đa sự thiệt thòi cho chủ thể kinh tế thì các quốc gia sẽ cùng ngồi lại thống nhât,s bàn bạc, cam kết và đưa ra các dàn xếp hợp lý nhất có thể
Từ đó hình thành nên liên minh thuế quốc tế
Liên minh thuế quốc tế là việc chính phủ các quốc gia cùng nhau thỏa thuận, cam kết và đưa ra các dàn xếp hợp lý nhất về thuế khóa đánh vào hàng hóa dịch vụ dòng tiền, được trao đổi giữa các quốc gia với nhau, nhằm đảm bảo cho các quan hệ quốc tế giữa các quốc gia này được thực hiện một cách thuận lợi nhất.
Câu 2: phân tích các nguyên tắc đánh thuế hiện nay?
Thuế là sự đóng góp có nghĩa vụ của các chủ thể kinh tế theo luật định vào ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo cho chi tiêu của nhà nước
Các nguyên tắc đánh thuế : nguyên tắc xuất xứ, nguyên tắc điểm đến nguyên tắc cư trú và nguyên tắc nguồn thu nhập
Nguyên tắc xuất xứ: có nội dung là thuế đánh khi đối tượng chịu thuế là hàng hóa dịch vụ hay dòng tiền được tạo ra mà không quan tâm nó sẽ đi về đâu
Nguyên tắc điểm đến: thuế được đánh khi mà đối tượng chịu thế xuất hiện trên thị trường của quốc gia, mà không quan tâm là nó được sản xuất ở đâu
Nguyên tắc cư trú: thuế được đánh vào thu nhập của người cư trú tạo ra, những thể nhân và pháp nhân nào cư trú tại quốc gia đó thì đều chịu thuế
Nguyên tắc nguồn thu nhập: khi mà có phát sinh đối tượng chịu thuế là thu nhập, không kể nguồn gốc hình thành chúng đều bị đánh thuế.
Mỗi quốc gia đều có thể áp dụng một hay một vài hoặc tất cả các nguyên tắc đánh thuế trên, tuy nhiên với mỗi sắc thuế cần đảm bảo tính thống nhất thường chỉ lựa chọn một nguyên lý.
Câu 3: phân tích ảnh hưởng của thuế quan khi các nước có nền kinh tế nhỏ đánh thuế nhập khẩu? theo bạn việt nam hiện nay có nên xóa bỏ thuế nhập khẩu hay không và tại sao?
Thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ khi chúng di chuyển ra khỏi hoặc vào phạm vi lãnh thổ quốc gia
Nền kinh tế nhỏ là nền kinh tế chiếm một thị phần rất nhỏ trong tổng số thị phần của thế giới ở một mặt hàng hay nhóm mặt hàng cụ thể nào đó, vì vậy không có ảnh hưởng hay khả năng chi phối đến giá cả sản lượng của cả thể giới
ảnh hưởng: nó không có ảnh hưởng gì đến thế giới, và chỉ gây ảnh hưởng đến các chủ thể kinh tế nằm của các nước có nền kinh tế nhỏ mà thôi.
�Q�a�1�
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro