Đề cương sử HKI_v2
Câu 1: Nêu tình hình nước Nga đầu thế kỷ XX
*Chính trị: Nga vẫn là 1 nước Phong kiến quân chủ chuyên chế do Nga hoàng Nicolai II đứng đầu
*Kinh tế:
_Cuối thế kỷ IX, đầu thế kỷ XX, kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ nhưng bị phong kiến kìm hãm, cản trở.
_Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo nhưng lại rất lạc hậu, tuyệt đại bộ phận ruộng đất thuộc về địa chủ
_Nạn đói xảy ra ở nhiều nơi
Nền kinh tế suy sụp, mọi nỗi khổ đè nặng lên các tầng lớp nhân dân lao động Nga. Hơn 100 dân tộc Nga phải chịu khổ cực
*Năm 1914, Nga tham gia chiến tranh làm cho nước Nga rơi vào tình trạng khủng hoảng về mọi mặt. Tình thế Cách mạng xuất hiện ở nước Nga, phong trào đấu tranh, lật đổ Nga hoàng lan rộng khắp cả nước. Chính phủ Nga hoàng trở nên thối nát, bất lực
Câu 2: Quá trình xây dựng chính quyền và bảo vệ chính quyền Xô Viết sau Cách mạng được diễn ra như thế nào?
a) Quá trình xây dựng chính quyền Xô Viết
*Đêm ngày 25/10/1917, Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ 2 được khai mạc ở điện Xmô-nưi, Chính quyền Xô Viết được thành lập (do Lênin đứng đầu) thông qua việc thực thi các biện pháp xây dựng nhà nước của nhân dân lao động
*Chính sách của chính quyền Xô Viết:
-Chính trị - xã hội:
+ Ban hành và thực thi nhiều sắc lệnh quan trọng như: "Sắc lệnh hòa bình", "Sắc lệnh ruộng đất",...
+ Thực hiện thủ tiêu tàn tích của chế độ Phong kiến và ban hành tự do dân chủ cho nhân dân (xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của Giáo hội, thực hiện nam nữ bình quyền, các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết)
+ Đập tan bộ máy nhà nước cũ của Tư sản và địa chủ, khẩn trương xây dựng bộ máy nhà nước mới của người lao động
+ Thành lập các cơ quan Trung ương và các Xô Viết ở địa phương để thay thế cho bộ máy chính quyền Tư sản cũ
+ Thành lập Hồng quân công nông để bảo vệ Chính quyền Xô Viết
-Kinh tế:
+ Tiến hành quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của Giai cấp Tư sản
+ Thành lập "Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao để xây dựng nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa
b) Bảo vệ Chính quyền Xô Viết:
*Nguyên nhân: do sự chống phá quyết liệt của các thế lực trong và ngoài nước. Đặc biệt, cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với lực lượng phản Cách mạng trong nước mở 1 cuộc tấn công vũ trang nhằm tiêu diệt nước Nga Xô Viết non trẻ
*Biện pháp của nước Nga: Năm 1919, Lênin đã đề ra "Chính sách cộng sản thời chiến":
_Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền Công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nhân dân
_Thi hành chế đọ lao động cưỡng bức đối với toàn dân (từ 16->50t)
_Mục đích: huy động tối đa mọi nguồn của cải, nhân lực của đất nước phục vụ cho cuộc chiến chồng thù trong giặc ngoài
*Diễn biến:
_Trong suốt 3 năm (1918-1920), nhân dân Nga đã tập trung toàn bộ sức lực tiến hành cuộc chiến đấu chống thù trong giặc ngoài trong những điều kiện vô cùng khó khăn
_Vừa chiến đấu, vừa xây dựng, Hồng quân và nhân dân Xô Viết đã từng bước đẩy lùi các cuộc tấn công của lực lượng phản Cách mạng trong và ngoài nước
*Kết quả: Cuối năm 1920, về cơ bản nước Nga đã đánh đổ được lực lượng phản động, chấm dứt chiến sự, nhà nước Xô Viết được bảo vệ và giữ vững
Câu 3: Hoàn cảnh ra đời, nội dung của Chính sách kinh tế mới. So sánh Chính sách kinh tế mới với Công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay
a) Hoàn cảnh ra đời
_Nước Nga sau Chíến tranh thế giới thứ I được hòa bình, nhân dân hăng hái và tin tưởng vào chế độ xã hội mới nhưng nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng. Nước Nga rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, đe dọa nghiêm trọng đến Chính quyền Xô Viết non trẻ. Những khó khăn đó đòi hỏi phải Chính quyền XV phải đề ra biện pháp, Chính sách nào đó giúp khắc phục hậu quả của chiến tranh và khôi phục kinh tế
_Trong bối cảnh đó, tháng 3/1921, Đảng Bônsêvích Nga quyết định thực hiện "Chính sách kinh tế mới"(NEP) do Lênin đề xướng
b) Nội dung Chính sách kinh tế mới
*Nông nghiệp:
_Nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực (nộp = hiện vật)
_Sau khi nộp đủ thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt, người dân được toàn quyền sử dụng số lương thực thừa và được tự do bán ra thị trường
*Công nghiệp:
_Tập trung khôi phục Công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) có sự kiểm soát của Nhà nước
_Khuyến khích Tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga
_Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như Công nghiệp, Giao thông vân tải, Ngân hàng, Ngoại thương
_Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lý sản xuất Công nghiệp
_Phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động
*Thương nghiệp và tiền tệ:
_Tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi
_Mở lại các chợ
_Khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn
_Năm 1924, phát hành động tiên Rúp mới thay cho các loại tiền cũ
c) So sánh với công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay:
*Giống: đều:
_Bãi bỏ trưng thu lương thực thừa và thay bằng thu thuế lương thực
_Chuyển dịch từ nền kinh tế tự do nhà nước quản lý sang kinh tế nhà nước nhiều thành phần nhưng nhà nước vẫn giữ vai trờ then chốt
_Cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ & khuyến khích nước ngoài đầu tư vào
_Nhà nước chấn chỉnh lại việc quản lý sản xuất:
+ Chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh doanh
+ Cải tiến chế độ tiền lương
*Khác:
_Chính sách KT mới: tập trung khôi phục các ngành công nghiệp nặng
_Công cuộc đổi mới của VN: thực hiện đổi mới, cải cách trên nhiều ngành kinh tế chứ k tập trung vào 1 ngành
Câu 4: Trình bày quá trình ra đời và hoạt động của "Quốc tế Cộng sản"
a) Quá trình ra đời
*Hoàn cảnh ra đời: Cao trào Cách mạng của nhân dân lao động bùng nổ trên phạm vi tòan thế giới, nhiều tổ chức Cộng sản ra đờu đòi hỏi phải có 1 tổ chức quốc tế để tập hợp lực lượng, thống nhất lãnh đạo & chỉ đạo theo 1 đường lối đúng đắn
*Sự thành lập: Tháng 3/1919, với sự nỗ lực của Lênin và 1 số nhà Vô sản thế giới, Đại hội thành lập "Quốc tế Cộng sản" (Quốc tế thứ 3) được tiến hành ở Mát-xcơ-va, Lênin là người sáng lập và lãnh đạo tổ chức
b) Sự hoạt động của Quốc tế Cộng sản:
*Thời gian hoạt động: 1919-1943
*Quốc tế Cộng sản hoạt động dưới sự lãnh đạo của Lênin và 1 số nhà Vô sản thành lập
*Hoạt động thông qua các kỳ Đại hội do Quốc tế thứ 3 tổ chức
_Trong suốt thời gian HĐ đã tổ chức 7 lần Đại hội
_Mục đích: đề ra đường lối Cách mạng phù hợp với từng thời kỳ phát triển của Cách mạng thế giới
VD như:
+ Đại hội II (1920), đề ra "Luận cương về vai trò của Đảng Cộng sản", "Luận cương về dân tộc và thuộc địa" do Lênin khởi thảo
+ Đại hôi VII (1935), Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít & kêu gọi các Đảng Cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các mặt trận nhân dân nhằm thống nhất các lực lượng vì mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh
*Vai trò của Quốc tế thứ 3: lãnh đạo và dẫn dắt Cách mạng thế giới phát triển phù hợp với điều kiện hoản cảnh và mục tiêu chung của phong trào Cách mạng thế giới
*Năm 1943, trước những thay đổi của tình hình thế giới, Quốc tế Cộng sản tuyên bố từ giải tán
Câu 5: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã để lại những hậu quả như thế nào đối với nước Mỹ?
*Kinh tế: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề
*Xã hội:
_Nạn thất nghiệp tăng đến mức kỷ lục (khoảng 50 triệu người)
_Nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn
_Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra ở khắp mọi nơi
*Chính trị: đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại của Chủ nghĩa Tư bản
(P/s: Nếu là đối vs TG thì thêm:
*KTế: sản xuất giảm chỉ còn 42%
*Chíng trị:
_Mỹ, Anh, Pháp tiến hành cải cách Kinh tế-Xã hội, để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng vào đổi mới quá trinh quản lý, tổ chức sản xuất
_Đức, Ý, Nhật tìm lối thoát = việc thiếp lập các chế độ độc tài phát xít - nền chuyên chính khủng bổ công khái của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất
_Sự hình thành 2 khối đế quốc đối lập: Phát xít (gồm Đức, Ý, Nhật) & Dân chủ (Mỹ, Anh, Pháp) và cuộc chay đua vũ trang ráo riết báo hiệu nguy cơ 1 cuộc chiến trang Thế giới mới)
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro