Không Tên Phần 1
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN SINH 11 CƠ BẢN
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu1 . Hoocmôn sinh trưởng có vai trò:
A. kích thích chuyển hoá ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể.
B. kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì.
C. tăng phát triển xương, kích thích phân hoá tế bào để bình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
D. kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin, kích thích phái triển xương.
Câu 2. Tirôxin có vai trò:
A. kích thích chuyển hoá ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể.
B. kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin, kích thích phát triển xương.
C. kích thích sinh trưởng và phái triển mạnh ở giai đoạn dậy thì.
D. tăng phát triển xương, kích thích phân hoá tế bào để bình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
Câu 3. Hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống là:
A. hoocmôn sinh trưởng của tuyến yên, tirôxin của tuyến giáp. B. hoocmôn não.
C. testostêrôn và ơstrôgen. D. A và C đúng.
Câu 4. Ở trẻ em gái vào thời kì dậy thì hoocmôn được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và sinh lí là:
A. tirôxin. B. hoocmôn sinh trưởng,C. ơstrôgen. D. testostêrôn.
Câu 5. Hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống là:
A. ecđisơn và testosteron. B. juvenin và tiroxinC. ơstrôgen và testosteron D. edixon và juvenin.
Câu 6. Ở trẻ em trai vào thời kì dậy thì hoocmôn được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và sinhlí là:
A. ơstrôgen. B. testosteron. C . tirôxin. D. ecđisơn.
Câu 7: Nếu trong thức ăn nước uống thiếu Iốt kéo dài thì trẻ em thường chịu lạnh kém vì
A. thiếu iôt nên cơ không co được dẫn đến trẻ không vận động được.
B. trẻ không ăn được nên không có năng lượng cung cấp cho cơ thể.
C. thiếu iôt dẫn đến thiếu tirôxin nên chuyển hóa kém, ít sinh nhiệt và ATP.
D. thiếu iôt nên không sản xuất được enzim tiêu hóa, quá trình tiêu hóa kém nên trẻ không lấy được chất dinh dưỡng và năng lượng.
Câu 8. Tác động sinh lí của testostrêrôn là:
A. kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào qua tăng tổng hợp kích thích phát triển xương.
B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể
C. Tăng phát triển xương, kích thích phân hoá tế bào để bình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp, làm tăng tổng hợp prôtêin.
D. tăng phát triển xương, kích thích phân hoá tế bào để bình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp
Câu 9: Khi cắt tinh hoàn của gà trống con, điều gì sẽ xảy ra?
A. Gà trống con sẽ bị chết . B. Gà trống con ngừng sinh trưởng.
C. Gà trống con sẽ rụng hết lông. D. Gà trống con khi lớn lên sẽ không có tiếng gáy
Câu 10: Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là
A.Các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển. B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
C. Người nhỏ bé hoặc khổng lồ. D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.
Câu 11.Ở Sâu bướm, hoocmon ecdison và juvenin đều có tác dụng:
A. Gây lột xác
B. Gây lột xác và kích thích sâu thành nhộng và bướm
C. Gây lột xác và ức chế sâu thành nhộng và bướm
D. ức chế sự biến đổi sâu thành nhộng và bướm
Câu 12:Ở ếch quá trình biến thái từ nòng nọc thành ếch nhờ hoocmon:
A. Sinh trưởng B.Tiroxin C.Ostrogen D.Testosteron
Câu 13: Hooc môn sinh trưởng (GH) do:
A.
tuyến yên tiết ra
B.
tuyến giáp tiết ra
C.
tinh hoàn tiết ra D. Do buồng trứng tiết ra
Câu 14:Trong co thể động vật có xuong sống, testostêrôn được sản sinh ra ở
A. Tuyến giáp. B. Tuyến yên. C. Tinh hoàn. D. Buồng trứng.
Câu 15: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh truởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả
A. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém. B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
C. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ. D. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.
Câu 16: Trong cơ thể động vật có xương sống, hoocmôn ostrôgen có vai trò
A.Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
B. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
D. Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
Câu 17: Trong cơ thể động vật có xương sống, hoocmôn tirôxin đuợc sản sinh ra ở
A.Tuyến giáp. B. Tuyến yên. C. Tinh hoàn. D. Buồng trứng.
Câu 18:. Trong co thể động vật có xương sống, hoocmôn tirôxin có tác dụng
A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào; sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp ở con đực.
D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp ở con cái.
Câu 20: Juvenin có tác dụng:
a. Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
b. Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.
c. Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
d. Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm
Câu 21: Ecđixơn có tác dụng:
a. Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
b. Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.
c. Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
d. Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.
Câu 22: Nếu con nòng nọc không tổng hợp được hooc môn tirôxin thì hậu quả là:
A. Con nòng nọc nhanh chóng biến thái thành con ếch con.
B. Con nòng nọc không thể biến thái thành con ếch con
C. Con nòng nọc sẽ ngừng sinh trưởng.
D. Con nòng nọc sẽ đẻ trứng.
II. Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1.
a.Vẽ sơ đồ cấu tạo xináp hoá học? Chất trung gian hóa học có vai trò như thế nào trong truyền tin qua xináp?
b. Trình bày cơ chế truyền tin qua xinap hoá học (với chất trung gian hoá học là axetylcolin)
c.Vì sao xung thần kinh chỉ lan truyền theo một chiều từ màng trước xi náp đến màng sau xi náp?
d. Dựa vào đặc điểm cấu tạo và sự truyền tin qua xinap hãy giải thích tác dụng của các loại thuốc atrôpin, aminazin đối với người và đipterex đối với giun kí sinh trong hệ tiêu hóa của lợn?
e. Các nhận xét dưới đây là đúng hay sai, nếu sai hãy giải thích tại sao.
(1) Tốc độ truyền tin qua xináp hóa học chậm hơn so với lan truyềnxung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin.
(2) Tất cả các xináp đều có chứa chất trung gian hóa học là axêtincôlin.
(3) Truyền tin khi qua xináp hóa học có thể không cần chất trung gian hóa hoc.
(4) Xináp là diện tiếp xúc của các tế bào cạnh nhau.
Câu 2: Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều?
Câu 3: Phân biệt phát triển qua biến thái hoàn toàn, phát triển qua biến thái không hoàn toàn và phát triển không qua biến thái?Mỗi kiểu cho 5 ví dụ minh hoạ
Câu 4: Nối cột A với cột B sao cho đúng ( 1.5 điểm)
A
B
Câu trả lời
1. Tằm
2. Thằn lằn
3. Châu chấu
4. Ếch nhái
5. Sâu đục thân hại lúa
6. Người
a. Phát triển qua biến thái hoàn toàn
b. Phát triển không qua biến thái
c. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn
a. ......1,4,5.............
b. .......2,6...............
c. .......3.................
Câu 5: Tại sao cùng là các giai đoạn trong chu trình sinh trưởng phát triển của một loài nhưng chỉ có sâu bướm phá hoại mùa màng còn bướm thì không.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro