Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Đề cương Sinh 11 hk 2

CHUƠNG II: CẢM ỨNG Ở DỘNG VẬT
1. Điện thế nghỉ :
- Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa 2 bên màng tế bào khi tế bào ko bị kích thích, phía trong màng tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương.
- Điện thế nghỉ được hình thành là do:
+ Sự phân bố ion, sự di chuyển của ion và tính thấm của màng TB đối với ion:
• Ở bên trong TB, K+ có nồng độ cao hơn, Na+ có nồng độ thấp hơn sao với bên ngoài màng TB.
• Do K+ khi đi qua màng ra ngoài, mang theo điện tích dương dẫn đến phía mặt trong màng ở nên âm. K+ đi ra bị lực hút trái dấu ở phía mặt trong màng giữ lại nên không đi xa mà nằm lại sát ngay phía mặt ngoài màng làm cho mặt ngoài màng tích điện dương so với mặt trong màng tích điện âm.
+ Vai trò của bơm Na – K: có chức năng vận chuyển K+ từ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng TB giúp duy trì nồng độ K+ bên trong TB cao hơn bên ngoài TB, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ. Hoạt động của bơm Na- K tiêu tốn năng lượng.
2. Điện thế hoạt động:
- Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng TB từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực ( khi TB bị kích thích).
- Sự hình thành điện thế hoạt động:
+ Giai đoạn mất phân cực: Khi bị kích thích, tính thấm của màng TB thay đổi, cổng Na+ mở nên Na+ khuếch tán từ phía ngoài vào phía trong màng. Do các ion Na+ tích điện dương nên khi vào làm trung hoà điện tích âm ở bên trong TB dẫn đến sự chênh lệch điện thế ở 2 bên màng TB giảm nhanh từ -70mV tới 0mV.
+ Giai đoạn đảo cực: Các ion Na+ tích điện dương đi vào trong ko những đủ để làm trung hoà điện tích âm ở bên trong mà các ion Na+ còn vào dư thừa dẫn đến bên trong màng tích điện dương (+35mV) so với bên ngoài màng tích điện âm.
+ Giai đoạn tái phân cực: Do bên trong màng lúc này tích điện dương nên tính thấm của màng đối với Na+ chỉ diễn ra trong 1 thời gian ngắn, sau đó giảm xuống, cổng Na+ đóng lại. Tính thấm của màng đối với K+ lúc này tăng lên, cổng K+ mở rộng ra. Vì vậy, K+ khuếch tán từ trong ra ngoài màng làm cho bên ngoài màng trở nên tích điện dương so với bên trong tích điện âm và khôi phục lại điện thế nghỉ ban đầu -70mV.
- So sánh sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin và ko có bao miêlBài viết :
+ Giống nhau: Xung thần kinh đều được lan truyền theo cơ chế mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp hết vùng này sang vùng khác.
+ Khác nhau:
• Trong sợi thần kinh ko có miêlBài viết :
o Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác.
o Tốc độ lan truyền chậm hơn.
• Trong sợi thần kinh có bao miêlBài viết :
o Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc, từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.
o Tốc độ lan truyền nhanh hơn.
o Tiết kiệm năng lượng.
3. Truyền tin qua xináp:
- Trong cung phản xạ, các nơron liên hệ với nhau qua xináp. Tại xináp, xung thần kinh chỉ được lan truyền theo 1 chiều nhất định, từ màng trước xináp, qua khe xináp rồi đến màng sau xináp, mà ko có chiều ngược lại vì các lí do sau đây:
+ Chất trung gian hoá học là tác nhân gây thay đổi tính thấm của màng TB tại vùng xináp chỉ có trong các bọc ở màng trước xináp mà ko có ở màng sau.
+ Các thụ thể tiếp nhận kích thích của chất trung gian hoá học chỉ có ở màng sau mà ko có ở màng trước xináp.
4. Tập tính của động vật:
- Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được:
Tập tính bẩm sinh:
• Có được do sự di truyền từ bố mẹ.
• Mang tính bản năng, đặc trưng cho loài.
• Ko thay đổi và ko chịu ảnh hưởng của điều kiện sống.
• Là tập hợp của nhiều phản xạ ko điều kiện
• Các động tác và hoạt động cơ thể xảy ra liên tục theo 1 trình tự nhất định tương ứng với kích thích.
Tập tính học được:
• Có được trong quá trình sống từ sự tập luyện của cá thể.
• Có sự học tập và rút kinh nghiệm qua hoạt động thực tế và có thể do sự bàn giao giữa các cá thể trong loài.
• Thường thay đổi theo môi trường và hoàn cảnh sống khác nhau.
• Là các phản xạ có điều kiện.
• Các hoạt động xảy ra có thể khác nhau tuỳ theo điều kiện tập luyện và biểu hiện thay đổi trước cùng 1 kích thích
- Con người ứng dụng những hiểu biết về tập tính động vật vào đời sống và sản xuất:
• Giải trí: Dạy hổ, voi, khỉ làm xiếc, dạy cá heo lao qua vòng trên mặt nước…
• Săn bắn: Dạy chó, chim ưng săn mồi…
• Bảo vệ mùa màng: Làm bù nhìn để ở ruộng nương đuổi chim chóc phá hoại mùa màng
• Chăn nuôi: Nghe tiếng kẻng trâu bò nuôi trở về chuồng
• An ninh quốc phòng: Sử dụng chó để phát hiện ma tuý và bắt kẻ gian…..
CHƯƠNG III: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIÊN
A. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật:
1. Sinh trưởng ở thực vật:
- Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp:
Khái niệm:
• Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
• Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ.
Mở rộng:
Sinh trưởng sơ cấp
Dạng cây : - Cây Một lá mầm + Phần thân non (ngọn cây) của cây Hai lá mầm:
Nơi sinh trưởng : Mô phân sinh đỉnh
Đặc điểm bó mạch: Xếp lộn xộn
Kích thước thân: Bé
Dạng sinh trưởng : Tăng chiều dài của thân và rễ
Thời gian sống: Ngắn (đa số cây 1 năm)
Sinh trưởng thứ cấp:
Dạng cây : Cây Hai lá mầm
Nơi sinh trưởng : Mô phân sinh bên
Đặc điểm bó mạch : Xếp theo 1 trật tự nhất định
Kích thước thân : Lớn
Dạng sinh trưởng : Tăng chiều ngang thân cây
Thời gian sống : Lâu năm
- Giải thích hiện tượng mọc vống của thực vật trong bóng tối:
Hiện tượng “mọc vống” là hiện tượng cây trong bóng tối sinh trưởng nhanh một cách bất thường, thân cây có màu vàng và yếu ớt, sức chống chịu kém.
=> Vì thực vật có tính cảm ứng với ánh sáng nên trong bóng tối thì thực vật, mà cụ thể là ở đỉnh sinh trưởng sẽ có xu hướng vươn đến chỗ có nhiều ánh sáng để quang hợp.Mặt khác, ở trong tối, lượng chất kích thích sinh trưởng (auxin) sản sinh ra nhiều tại đỉnh thân , đây là hoocmon kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của TB nhiều hơn chất ức chế sinh trưởng (axit abxixic) nên cây trong tối sinh trưởng mạnh hơn. Hơn nữa cây trong tối cũng ít bị mất nước hơn và cây còn rất yếu do auxin làm đứt các vách ngang của thành TB.
2. Hoocmôn thực vật:- Biện pháp ứng dụng của hoocmôn thực vật trong sản xuất nông nghiệp:
+ Dùng hoocmôn điều chỉnh sự ra hoa của cây:
Có thể điều chỉnh tỉ lệ hoa đực, hoa cái của cây.Vd: xử lí hoocmôn gibêrelin có thể tạo cây mang hoa đực, hay dùng xitôkinin có thể tạo cây mang hoa cái.
+ Dùng hoocmôn làm tăng đậu quả:
Xử lí gibêrelin cho cây nho, auxin cho cà chua, cam, chanh, bầu, bí… làm tăng tỉ lệ đậu quả và tăng năng suất quả.
+ Chiết cành, nuôi cấy TB và mô thực vật trong công tác nhân giống sinh dưỡng…
3. Phát triển ở thực vật có hoa:- Sự ra hoa của cây phụ thuộc vào những yếu tố:
+ Tuổi của cây: Điều tiết sự ra hoa theo tuổi ko phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Tuỳ vào giống và loài, đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa.
+ Nhiệt độ thấp và quang chu kì:
a) Nhiệt độ thấp: Nhiều loài thực vật gọi là cây mùa đông và 1 số loại cây gọi là cây 2 năm chỉ ra hoa, kết hạt sau khi đã trải qua mùa đông giá lạnh tự nhiên hoặc xử lí bởi nhiệt độ dương thấp (>0oC) thích hợp nếu gieo vào mùa xuân  hiện tượng xuân hoá.
b) Quang chu kì: Sự ra hoa ở thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là quang chu kì.
• Cây ngày dài: ra hoa trong điều kiện ngày dài ở cuối mùa xuân và mùa hè.
• Cây ngày ngắn: cây chỉ ra hoa trong điều kiện ngày ngắn (mùa thu ở miền ôn đới) và phần lớn thực vật nhiệt đới.
• Cây trung tính: cây đến độ tuổi xác định nào đó thì ra hoa mà ko phụ thuộc vào nhiệt độ xuân hoá cũng như quang chu kì.
c) Phitôcrôm: Là sắc tố cảm nhận quang chu kì và cũng là sắc tố cảm nhận ánh sáng trong các loại hạt cần ánh sáng để nảy mầm.  Tham gia vào phản ứng quang chu kì của thực vật.
+ Hoocmôn ra hoa: Ở điều kiện quang chu kì thích hợp, trong lá hình thành hoocmôn ra hoa (florigen).Hoocmôn này di chuyển từ lá vào đỉnh sinh trưởng của thân làm cho cây ra hoa.
- Ứng dụng kiến thức:
+ Về sinh trưởng:
• Trong nông nghiệp: thúc hạt hay củ nảy mầm sớm khi chúng đang ở trạng thái ngủ ( dùng hoocmôn gibêrelin).
• Trong lâm nghiệp: Điều tiết sinh trưởng, mật độ của cây gỗ trong rừng.
• Trong công nghiệp rượu bia: dùng hoocmôn gibêrelin để tăng quá trình phân giải tinh bột thành mạch nha.
+ Về phát triển: dùng trong công tác chọn cây trồng theo vùng địa lí, theo mùa; xen canh; chuyển, gối vụ cây nông nghiệp và trồng rừng hỗn loài.
B. Sinh trưởng và phát triển ở động vật:
1. Sinh trưởng, phát triển ở động vật:
- Phân biệt:
Phát triển ko qua biến thái:
+ Là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm cấu tạo, hình thái, sinh lí tương tự với cơ thể trưởng thành.Quá trình lớn lên của chúng chỉ là thay đổi về kích thước và khối lượng cơ thể mà ko trải qua giai đoạn lột xác.
+ Có ở đa số động vật có xương sống (cá, chim, thú…), nhiều loài động vật không xương sống ( mực, bạch tuộc, giun đất…)
+ Gồm 2 giai đoạn: giai đoạn phôi thai và giai đoạn sau khi sinh ra.
Phát triển qua biến thái:
+ Là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, phải trải qua giai đoạn trung gian ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
+ Chia làm 2 loại:
• Biến thái hoàn toàn: có ở đa số các loài côn trùng (bướm, ruồi, ong…) và lưỡng cư.
• Biến thái ko hoàn toàn: có ở 1 số loài côn trùng như châu chấu, cào cào, gián…
+ Gồm 2 giai đoạn: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật:
- Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, vùng dưới đồi tiết chất kích thích tuyến yên tiết hoocmôn theo máu đến gây tăng cường tiết testosteron từ tinh hoàn ở nam và ơstrogen từ buồng trứng ở nữ làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lí.
- Có người khổng lồ, người tí hon là do:
+ Người tí hon: do tuyến yên tiết ra lượng hoocmôn sinh trưởng quá ít vào giai đoạn trẻ em.
+ Người khổng lồ: do tuyến yên tiết ra lượng hoocmôn sinh trưởng quá nhiều vào giai đoạn trẻ em.
=> Giải thích: Do khi lượng hoocmôn sinh trưởng được tiết ra quá nhiều vào giai đoạn trẻ em dẫn đến tăng cường quá trình phân chia TB, tăng số lượng TB và tăng kích thước TB (qua tăng tổng hợp protein và tăng cường phát triển xương) => người khổng lồ. Ngược lại đối với trường hợp lượng hoocmôn sinh trưởng được tiết ra quá ít vào giai đoạn trẻ em => người tí hon.
- Những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của động vật:
+ Thức ăn: là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cả động vật và người.
+ Nhiệt độ: Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trông điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm sinh trưởng và phát triển của động vật, đặc biệt là đối với động vật biến nhiệt.
+ Ánh sáng:
• Những ngày trời rét, động vật mất nhiều nhiệt.vì vậy, chúng phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm mất nhiệt.
• Tia tử ngoại tác động lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D. Vitamin D có vai trò trong chuyển hoá canxi để hình thành xương, qua đó ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển.
Riêng đối với người, có rất nhiều nhân tố MT ảnh hưởng đến quá trinh sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là giai đoạn phôi thai.
- Biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển ở động vật và người:
+ Cải tạo giống:áp dụng các pp chọn lọc nhân tạo, lai giống, công nghệ phôi…
+ Cải thiện MT sống của động vật:
• Chế độ ăn thích hợp cho động vật nuôi ở các giai đoạn khác nhau.
• Chuồng trại thích hợp…
+ Cải thiện chất lượng dân số: nâng cao đời sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao, tư vấn di truyền, phát hiện sớm các đột biến trong phát triển phôi thai, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chống sử dụng ma tuý, chống nghiện thuốc lá, chống lạm dụng rượu bia…
III/ CHUƠNG IV: SINH SẢN
A. Sinh sản ở thực vật:
1.Sinh sản vô tính ở thực vật:
- Sinh sản vô tính ở thực vật gồm những hình thức:
+ Sinh sản bào tử: là hình thức sinh sản trong đó cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại được hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử.Hình thức sinh sản này có ở thực vật bào tử như rêu, dương xỉ… là những cơ thể luôn biểu hiện rõ sự xen kẽ của 2 thế hệ.
+ Sinh sản sinh dưỡng: là hình thức sinh sản từ các phần của cơ thể (lá, cành, hom, thân củ…).Đặc trưng của hình thức sinh sản sinh dưỡng là giữ nguyên được tính trạng di truyền nhờ nguyên phân.
- Lợi ích của pp nhân giống vô tính ở thực vật:
+ Với đời sống thực vật:Tạo ra thế hệ sau giống hệ mẹ trong thời gian ngắn=> đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của loài.
+ Với đời sống con người:
• Tạo ra trong 1 thời gian ngắn số lượng lớn các cây trồng với giá thành thấp và có chất lượng tốt như khả năng chống chịu, đề kháng tốt; năng suất (quả, củ, thân, lá…) cao; sạch bệnh virut…, có hiệu quả kinh tế cao.
• Duy trì các tính trạng có lợi cho con người, nhân nhanh các giống cây trồng mới trong thời gian cần thiết, tạo ra các giống cây trồng sạch bệch, phục chế được các giống quý bị thoái hoá.
2. Sinh sản hữu tính ở thực vật:
- Sự hình thành hạt phấn và túi phôi:
+ Sự hình thành hạt phấn:
Từ 1 TB mẹ (2n) trong bao phấn của nhị hoa qua giảm phân hình thành nên 4 TB con (n). Các TB con này chưa phải là giao tử đực mà là các tiểu bào tử đơn bội ( bào tử đực). Tiếp theo, mỗi TB (n) là tiểu bào tử đơn bội tiến hành 1 lần nguyên phân để cho ra 2 TB ko cân đối. 1 TB bé là TB sinh sản và 1 TB dinh dưỡng. 2 TB này được bao chung bởi 1 màng dày tạo thành hạt phấn.Như vậy, bên trong hạt phấn gồm 2 TB: TB dinh dưỡng phân hoá thành ống phấn, TB sinh sản sẽ phát sinh cho 2 giao tử đực (tinh trùng).
+ Sự hình thành túi phôi:
Từ 1 TB mẹ (2n) nằm gần lỗ thông của noãn qua giảm phân hình thành nên 4 TB con (n) xếp chồng đè lên nhau. Các TB con này chưa phải là giao tử cái mà là các bào tử đơn bội cái (còn gọi là đại bào tử đơn bội). Trong 4 đại bào tử đơn bội đó 3 TB xếp phía dưới tiêu biến chỉ còn 1 TB sống sót. TB sống sót này phân chia liên tiếp, sinh trưởng dài ra thành hình quả trứng (hình oval), thực hiện 3 lần nguyên phân tạo nên cấu trúc gồm 8 nhân gọi là túi phôi. Túi phôi chứa noãn cầu đơn bội (n) (trứng) và nhân cực (2n).
 -Thụ tinh kép: cùng lúc nhân thứ nhất (giao tử đực thứ nhất) thụ tinh với TB trứng tạo thành hợp tử, nhân thứ hai (giao tử đực thứ hai) đến hợp nhất với nhân lưỡng bội (2n) ở trung tâm của túi phôi hình thành nên nhân tam bội (3n), khởi đầu của nội nhũ cung cấp dinh dưỡng cho phôi phát triển.(Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật Hạt kín)
=> Ý nghĩa: đảm bảo chắc chắn dự trữ chất dinh dưỡng đúng trong noãn đã thụ tinh để nuôi phôi phát triển cho đến khi hình thành cây non tự dưỡng, đảm bảo cho thế hệ sau khả năng thích nghi với điều kiện biến đổi của môi trường sống để duy trì nòi giống.
B. Sinh sản ở động vật:
1. Sinh sản vô tính ở động vật:
- Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết, động vật sinh sản hữu tính ko bị chết là vì:
+ Sinh sản vô tính tạo ra các cá thể trong quần thể giống hệt nhau về mặt di truyền, do sự sinh sản này dựa trên cơ sở tự nhân đôi của nhiễm sắc thể và AND. Do có cấu trúc AND, NST giống nhau nên các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định giống nhau. Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột, có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết.
+ Trong sinh sản hữu tính, quá trình phân li và tái tổ hợp vật chất di truyền trong giảm phân và thụ tinh đã góp phần tạo ra tính đa dạng về đặc điểm di truyền giữa các cá thể trong loài. Tính đa dạng giúp làm tăng khả năng thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau trong tự nhiên và tăng khả năng đấu tranh sinh tồn của loài.
2.Sinh sản hữu tính ở động vật:
- So sánh sinh sản hữu tính ở thực vật với động vật:
+ Giống nhau:
• Có quá trình hình thành và hợp nhất giao tử đực (n) với giao tử cái (n) tạo hợp tử (2n).
• Luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của 2 bộ gen.
• Luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử (n).
• Tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền  thích nghi và phát triển trong điều kiện sống thay đổi.
+ Khác nhau:
Ở thực vật:
• Gồm các giai đoạn:
o Hình thành hạt phấn và túi phôi.
o Thụ phấn và thụ tinh.
o Hình thành hạt, quă.
Ở động vật:
• Gồm các giai đoạn:
o Hình thành tinh trùng và trứng.
o Thụ tinh.
o Phát triển phôi hình thành cơ thể mới.
• Có hiện tượng thụ tinh kép
• Có 2 hình thức thụ tinh: thụ tinh ngoài và thụ tinh trong ( ko có thụ tinh kép)
3.Cơ chế điều hoà sinh sản ở người và động vật:- Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng:
+ Căng thẳng thần kinh kéo dài (stress), sợ hãi, lo âu, buồn phiền kéo dài gây rối loạn quá trình trứng chín và rụng, làm giảm sản sinh tinh trùng.
+ Sự hiện diện và mùi của con đực tác động lên hệ thần kinh và nội tiết, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng của trứng và ảnh hưởng đến hành vi sinh dục của con cái.
+ Thiếu ăn, suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống ko hợp lí gây rối loạn quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng.
+ Người nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma tuý có quá trình sinh trứng bị rối loạn, tinh hoàn giảm khả năng sản sinh tinh trùng.
4.Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người:
- Điều khiển sinh sản ở động vật:
+ 1 số biện pháp làm thay đổi số con:
• Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp.
• Thay đổi các yếu tố môi trường.
• Nuôi cấy phôi.
• Thụ tinh nhân tạo.
+ 1 số biện pháp điều khiển giới tính:
• Tách tinh trùng: Sử dụng các biện pháp kĩ thuật như lọc, li tâm, điện li để tách tinh trùng thành 2 loại, 1 loại có NST giới tính X và loại kia có NST giới tính Y. Tuỳ theo nhu cầu về đực hay cái để chọn ra 1 loại tinh trùng cho thụ tinh với trứng.
• Dùng hoocmôn: Nuôi cá rô phi bột bằng 17-mêtyltestostêrôn kèm theo vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực
- Sinh đẻ có kế hoạch ở người:
+ Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đinh và xã hội.
+ Có nhiều biện pháp sinh đẻ có kế hoạch hiệu quả như dùng bao cao su, dụng cụ tử cung, thuốc tránh thai, đình sản nam và nữ, tính ngày rụng trứng, xuất tinh ngoài âm đạo…
-------------------------------

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: