QUẢN LÝ LƯỚI ĐIỆN
QUẢN LÝ LƯỚI ĐIỆN
Câu 1: Thời gian nghiệm thu nóng công trình theo qui định là:
_ A. 24 giờ liên tục đối với đường dây và 48 giờ liên tục đối với trạm biến áp.
_ B. 48 giờ liên tục đối với đường dây và 72 giờ liên tục đối với trạm biến áp.
_ C. 24 giờ liên tục đối với đường dây và 72 giờ liên tục đối với trạm biến áp.
_ D. 72 giờ liên tục đối với đường dây và 48 giờ liên tục đối với trạm biến áp.
Câu 2: Nghiệm thu nguội công trình là:
_ A. Nghiệm thu chất lượng vận hành của công trình.
_ B. Kiểm tra nghiệm thu khối lượng và tình hình xây lắp của công trình so với thiết kế.
_ C. Kiểm tra tình trạng vận hành của công trình khi không tải, non tải và đầy tải.
_ D. Tất cả các nội dung trên.
Câu 3: Khi bàn giao công trình, biên bản bàn giao gồm có các bên:
_ A. Đơn vị thi công, đơn vị giao thầu.
_ B. Đơn vị thi công, đơn vị giao thầu, đơn vị tư vấn thiết kế.
_ C. Đơn vị thi công, đơn vị giao thầu, đơn vị quản lý vận hành
_ D. Đơn vị giao thầu, đơn vị quản lý vận hành, đơn vị tư vấn thiết kế
Câu 4: Trong hệ thống điện, nếu công suất tác dụng của nguồn phát lớn hơn công suất tác dụng của phu tải thì:
_ A. Tần số tăng.
_ B. Tần số giảm.
_ C. Điện áp tăng.
_ D. Điện áp giảm.
Câu 5: Trong hệ thống điện, nếu công suất tác dụng của nguồn phát nhỏ hơn công suất tác dụng của phụ tải thì:
_ A. Tần số tăng.
_ B. Tần số giảm.
_ C. Điện áp tăng.
_ D. Điện áp giảm.
Câu 6: Trong hệ thống điện, nếu công suất phản kháng của nguồn phát nhỏ hơn công suất phản kháng của phụ tải thì:
_ A. Tần số tăng.
_ B. Tần số giảm.
_ C. Điện áp tăng.
_ D. Điện áp giảm.
Câu 7: Trong hệ thống điện, nếu công suất phản kháng của nguồn phát lớn hơn công suất phản kháng của phụ tải thì:
_ A. Tần số tăng.
_ B. Tần số giảm.
_ C. Điện áp tăng.
_ D. Điện áp giảm.
Câu 8: Chất lượng địên năng qui định phạm vi cho phép về tần số đối với lưới điện ở nước ta là:
_ A. f = 50 ± 2,5Hz.
_ B. f = 50 ± 1Hz.
_ C. f = 50 ± 0,5 Hz.
_ D. f = 50 ±0,25Hz
Câu 9: Chất lượng điện năng qui định phạm vi cho phép về điện áp đối với lưới điện ở nước ta là:
_ A. U = Uđm ± 5% Uđm.
_ B. U = Uđm ± 10% Uđm
_ C. U = Uđm ± 2,5% Uđm.
_ D. U = Uđm ± 15% Uđm
Câu 10: Khi đào móng cột, độ lệch ngang tuyến cho phép của cột trung gian có khoảng cột <200m là:
_ A. 20 cm
_ B. 10 cm.
_ C. 30 cm.
_ D. Không cho phép.
Câu 11: Khi đào móng cột, độ lệch dọc tuyến cho phép của cột trung gian, cột néo thẳng là:
_ A. 1 m.
_ B. 2 m.
_ C. 0,5 m.
_ D. Không cho phép.
Câu 12: Khi đào móng cột, độ lệch ngang tuyến cho phép của cột néo góc có khoảng cột <200m là:
_ A. 20 cm.
_ B. 10 cm
_ C. 30 cm
_ D. Không cho phép.
Câu 13: Thời gian định kỳ kiểm tra bằng mắt thiết bị, lưới điện đối với trạm biến áp không có người trực thường xuyên, máy biến áp từ 1800 kVA trở lên là:
_ A. 10 ngày 1 lần.
_ B. 1 tháng 1 lần.
_ C. 3 tháng 1 lần .
_ D. 6 tháng 1 lần
Câu 14: Thời gian định kỳ kiểm tra bằng mắt thiết bị, lưới điện đối với trạm biến áp không có người trực thường xuyên, máy biến áp dưới 1800 kVA là:
_ A. 10 ngày 1 lần.
_ B. 1 tháng 1 lần.
_ C. 3 tháng 1 lần.
_ D. 6 tháng 1 lần
Câu 15: Thời gian định kỳ kiểm tra bằng mắt đường dây từ 35kV trở xuống là:
_ A. 10 ngày 1 lần.
_ B. 1 tháng 1 lần.
_ C. 3 tháng 1 lần.
_ D. 6 tháng 1 lần
Câu 16: Thời gian định kỳ kiểm tra bằng mắt đường dây trên 35kV là:
_ A. 10 ngày 1 lần
_ B. 1 tháng 1 lần
_ C. 3 tháng 1 lần
_ D. 6 tháng 1 lần
Câu 17: Thời gian định kỳ kiểm tra bằng mắt đối với đường cáp đặt trong ống, đường hầm là:
_ A. 10 ngày 1 lần
_ B. 1 tháng 1 lần
_ C. 3 tháng 1 lần
_ D. 6 tháng 1 lần
Câu 18: Thời gian định kỳ kiểm tra bằng mắt đối với hộp đầu cáp là:
_ A. 6 tháng 1 lần
_ B. 3 tháng 1 lần
_ C. 1 tháng 1 lần
_ D. 10 ngày 1 lần
Câu 19: Qui định về chế độ kiểm tra ban đêm đối với trạm phân phối có người trực thường xuyên:
_ A. 10 ngày 1 lần
_ B. 1 tháng 1 lần
_ C. 1 tuần 1 lần
_ D. 3 tháng 1 lần
Câu 20: Qui định về chế độ kiểm tra ban đêm đối với đường dây trên 35 kV:
_ A. 10 ngày 1 lần
_ B. 1 tháng 1 lần
_ C. 1 tuần 1 lần
_ D. 3 tháng 1 lần
Câu 21: Hiện tượng nào sau đây được xem là hiện tượng làm việc không bình thường:
_ A. Máy biến áp có tiếng kêu lạ.
_ B. Sứ cách điện bị phóng bể.
_ C. Điện áp làm việc U > 110% Uđm.
_ D. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 22: Hiện tượng nào sau đây được xem là hiện tượng làm việc không bình thường:
_ A. Cột điện bị nghiêng.
_ B. Điện áp làm việc 90%Uđm<U<95%Uđm.
_ C. Mối nối bị nóng đỏ.
_ D. Tất cả các trường hợp trên
Câu 23: Hiện tượng nào sau đây được xem là hiện tượng làm việc không bình thường:
_ A. Dây dẫn đường dây bị đứt 1 pha.
_ B. Máy cắt bị bật không đóng lại được.
_ C. Cột điện nghiêng.
_ D. Tất cả các trường hợp trên
Câu 24: Hiện tượng nào sau đây được xem là tình trạng sự cố:
_ A. Điện áp làm việc U> 110% Uđm.
_ B. Sứ bị phóng điện nhẹ.
_ C. Dây dẫn nóng và bị giãn, chùng.
_ D. Máy cắt bị bật và đóng lại được
Câu 25: Hiện tượng nào sau đây được xem là tình trạng sự cố:
_ A. Cột điện bị rạn nứt.
_ B. Máy biến áp bị rỉ dầu.
_ C. Dây bị xước, đứt một số sợi.
_ D. Sứ bị phóng bể làm dây chạm đà
Câu 26: Hiện tượng nào sau đây được xem là tình trạng sự cố:
_ A. Máy biến áp bị cháy, đứt cuôn dây.
_ B. Sứ bị rạn nứt,
_ C. Dây dẫn bị nóng và giãn.
_ D. Tất cả các trường hợp trên
Câu 27: Hiện tượng nào sau đây được xem là tình trạng sự cố:
_ A. Cây ngã đổ vào đường dây.
_ B. Máy biến thế nóng do quá tải.
_ C. Điện áp làm việc giảm 8% so với Uđm.
_ D. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 28: Sửa chữa nhỏ trong quản lý vận hành có mục đích:
_ A. Nâng cao tính năng làm việc và chất lượng của thiết bị, đảm bảo an toàn cung cấp điện.
_ B. Khắc phục các hiện tượng bất thường phát hiện được khi kiểm tra, chủ động ngăn ngừa sự cố.
_ C. Khôi phục vận hành cho thiết bị sau sự cố.
_ D. Tất cả các nội dung trên.
Câu 29: Công việc nào sau đây thuộc về sửa chữa nhỏ:
_ A. Thay máy biến áp hư hỏng.
_ B. Thay dây có tiết diện lớn hơn.
_ C. Thay các sứ kém chất lượng.
_ D. Nối lại dây dẫn bị đứt
Câu 30: Công việc nào sau đây thuộc về sửa chữa nhỏ:
_ A. Tăng thêm số cọc tiếp đất để đảm bảo điện trở tiếp đất trạm.
_ B. Thay FCO bị phóng bể.
_ C. Thay MBA có công suất lớn hơn.
_ D. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 31: Sửa chữa sự cố là:
_ A. Sửa chữa chủ động để khắc phục các hiện tượng bất thường, bảo đảm an toàn vận hành.
_ B. Sửa chũa bị động đột xuất để khôi phục vận hành cho lưới điện, thiết bị hư hỏng.
_ C. Sửa chữa thay thế các thiết bị có tính năng cao hơn để nâng cao khả năng làm việc.
_ D. Tất cả các nội dung trên.
Câu 32: Công việc nào sau đây là sửa chữa sự cố:
_ A. Siết lại các kẹp nối dây bị lỏng.
_ B. Nối lại dây tiếp đất bị đứt.
_ C. Thay sứ cách điện bị phóng bể, thay dây chí FCO nhánh bị đứt.
_ D. Tất cả các trường hợp trên
Câu 33: Công việc nào sau đây là sửa chữa sự cố:
_ A. Thay đà sắt bị rỉ sét.
_ B. Thay MBA bị hỏng.
_ C. Thay sứ kém chất lượng.
_ D. Tất cả các trường hợp trên
Câu 34: Sửa chữa vừa và lớn có mục đích:
_ A. Khôi phục lại tính năng, chất lượng, kéo dài tuổi thọ thiết bị.
_ B. Sửa chữa khắc phục các hiện tượng bất thường phát hiện được khi kiểm tra.
_ C. Thay thế các thiết bị hư hỏng để tái lập vận hành cho thiết bị.
_ D. Thay thế các thiêt bị mới để tăng thêm tính năng, chất lượng, công suất.
Câu 35: Sửa chữa cải tạo và thay thế có mục đích:
_ A. Khôi phục lại tính năng, chất lượng, kéo dài tuổi thọ thiết bị.
_ B. Thay thế các thiêt bị mới để tăng tính năng, chất lượng, công suất.
_ C. Sửa chữa khắc phục các hiện tượng bất thường phát hiện được khi kiểm tra.
_ D. Thay thế các thiết bị hư hỏng để tái lập vận hành cho thiết bị.
Câu 36: Công việc nào sau đây là sửa chữa vừa và lớn:
_ A. Thay LA bị phóng, nổ.
_ B. Thay dây chì FCO đứt
_ C. Chỉnh lại trụ nghiêng
_ D. Thay dây đoạn đường dây bị cũ nát, có nhiều mối nối
Câu 37: Công việc nào sau đây là sửa chữa vừa và lớn:
_ A. Nối lại dây dẫn bị đứt.
_ B. Chỉnh lại độ võng dây.
_ C. Thay dầu MBA, sửa chữa phần ruột máy.
_ D. Thay dây tiếp địa bị đứt.
Câu 38: Công việc nào sau đây là sửa chữa cải tạo, thay thế:
_ A. Thay các xà đỡ bị rỉ sét.
_ B. Thay sứ bị phóng.
_ C. Thay FCO, LA cũ.
_ D. Thay MBA quá tải bằng máy có công suất lớn hơn
Câu 39: Công việc nào sau đây là sửa chữa cải tạo, thay thế:
_ A. Thay các cột điện bị nứt.
_ B. Thay dây mới có tiết diện lớn hơn để tăng khả năng tải.
_ C. Thay dầu MBA.
_ D. Thay MBA bị hư hỏng
Câu 40: Lưới điện phân phối là lưới có cấp điện áp:
_ A. Từ 35 kV trở xuống.
_ B. Từ 15 kV đến 35 kV
_ C. Từ 0,4 kV đến 22 kV
_ D. Từ 1 kV đến 25 kV
Câu 41: Lưới điện truyền tải là lưới có cấp điện áp:
_ A. Từ 35 kV trở xuống
_ B. Từ 66 kV đến 220 kV
_ C. Từ 110 kV trở lên
_ D. Từ 220 kV trở lên
Câu 42: Lưới hệ thống là lưới có cấp điện áp:
_ A. Từ 35 kV trở lên
_ B. Từ 66 kV đến 220 kV
_ C. Từ 220 kV trở lên
_ D. Từ 500 kV trở lên
Câu 43: Lưới điện hở là lưới:
_ A. Mỗi phụ tải có ít nhất một nguồn cung cấp.
_ B. Chỉ có một nguồn cung cấp
_ C. Có ít nhất một nguồn cung cấp
_ D. Mỗi phụ tải chỉ có một nguồn cung cấp
Câu 44: Lưới điện kín là lưới:
_ A. Mỗi phụ tải có ít nhất 2 nguồn cung cấp đưa tới.
_ B. Chỉ có một nguồn cung cấp
_ C. Có ít nhất một nguồn cung cấp
_ D. Mỗi phụ tải có ít nhất một nguồn cung cấp
Câu 45: Lưới hạ áp (hạ thế) là lưới có cấp điện áp:
_ A. Từ 35 kV trở xuống
_ B. Từ 0,1 kV đến 6 kV
_ C. Nhỏ hơn 1 kV
_ D. Nhỏ hơn 0,6 kV
Câu 46: Lưới trung áp (trung thế) là lưới có cấp điện áp:
_ A. Từ 35 kV trở xuống
_ B. Từ 1 kV đến 22 kV
_ C. Bằng và lớn hơn 1 kV
_ D. Từ 1 kV đến 35 kV
Câu 47: Lưới cao áp (cao thế) là lưới có cấp điện áp:
_ A. Từ 35 kV trở lên
_ B. Từ 110 kV đến 220 kV
_ C. Bằng và lớn hơn 66 kV
_ D. Từ trên 35 kV đến 500 kV
Câu 48: Tổng trở Z của đường dây phân phối gồm các thành phần:
_ A. Điện trở R và điện dung C
_ B. Điện trở R và cảm kháng X
_ C. Điện dung C và cảm kháng X
_ D. Điện cảm L và điện dung C
Câu 49: Tổn hao không tải ∆Po của máy biến áp là:
_ A. Tổn hao công suất tác dụng trong cuộn dây.
_ B. Tổn hao công suất tác dụng trong lõi thép.
_ C. Tổn hao công suất phản kháng lõi thép.
_ D. Tổn hao công suất phản kháng cuộn dây
Câu 50: Tổn hao ngắn mạch ∆Pn trong máy biến áp là:
_ A. Tổn hao công suất toàn phần trong cuộn dây.
_ B. Tổn hao công suất tác dụng trong lõi thép.
_ C. Tổn hao công suất phản kháng trong lõi thép.
_ D. Tổn hao công suất tác dụng trong cuộn dây khi máy mang tải định mức
Câu 51: Khi phụ tải MBA thay đổi, tổn hao công suất trong cuộn dây MBA:
_ A. Không thay đổi.
_ B. Thay đổi tỉ lệ với công suất tải.
_ C. Thay đổi tỉ lệ với bình phương công suất tải
_ D. Thay đổi tỉ lệ nghịch với công suất tải
Câu 52: Khi phụ tải MBA thay đổi, tổn hao công suất trong lõi thép MBA:
_ A. Không thay đổi.
_ B. Thay đổi tỉ lệ với công suất tải.
_ C. Thay đổi tỉ lệ với bình phương công suất tải
_ D. Thay đổi tỉ lệ nghịch với công suất tải.
Câu 53: Máy biến áp có dung lượng Sđm = 400 kVA, ∆Pn = 5,6 kW, Khi máy mang tải 200 kVA thì tổn hao công suất tác dụng trong cuộn dây của máy là:
_ A. 2,8 kW
_ B. 1,4 kW
_ C. 5,6 kW
_ D. 11,2 kW
Câu 54: Máy biến áp dung lượng Sđm = 1000 kVA, ∆Po = 2,8 kW, ∆Pn = 10 kW. Khi máy mang tải 500 kVA thì tổn hao công suất tác dụng tổng cộng của máy là:
_ A. 12,8 kW
_ B. 3,2 kW
_ C. 5,3 kW
_ D. 10,7 kW
Lưu ý: ∆P = ∆Po + ∆Pn.(S/Sđm)²
Câu 55: Tổn hao công suất phản kháng trong cuộn dây MBA được xác định theo thông số nào sau đây:
_ A. ∆Po
_ B. ∆Pn
_ C. Un %
_ D. Io %
Câu 56: Tổn hao công suất phản kháng trong lõi thép MBA được xác định theo thông số nào sau đây:
_ A. ∆Po
_ B. ∆Pn
_ C. Un %
_ D. Io %
Câu 57: Đường dây 3 pha có tổng trở R, X (Ω), điện áp vận hành U (kV). Khi đường dây tải công suất P (MW), Q (MVAr) thì tổn thất điện áp trên đường dây bằng:
_ A. ∆U = (P2+Q2) R / U2
_ B. ∆U= (P R + Q X) / U
_ C. ∆U = (P R - Q X) / U
_ D. ∆U = (P X + Q R) / U
Câu 58: Đường dây 3 pha có tổng trở R, X (Ω), điện áp vận hành U (kV). Khi đường dây tải công suất P (MW), Q (MVAr) thì tổn thất công suất tác dụng trên đường dây bằng:
_ A.∆P = (P2+Q2) R / U2
_ B.∆P = S2 (R+X) / U2
_ C.∆P = (PR + QX)/U
_ D. ∆P = (P2 + Q2) X / U2
Câu 59: Đường dây 3 pha có tổng trở R, X (Ω), điện áp vận hành U (kV). Khi đường dây tải công suất P (MW), Q (MVAR) thì tổn thất công suất phản kháng trên đường dây bằng:
_ A. ∆Q = (P2+Q2) R / U2
_ B. ∆Q = S2 (R+X) / U2
_ C. ∆Q= (P R + Q X) / U
_ D. ∆Q = (P2 + Q2) X / U2
Câu 60: Đường dây 15 kV 3 pha, tổng trở R = 1Ω, X = 2Ω, tải công suất P = 4 MW, Q = 3 MVAr. Tổn thất điện áp trên đường dây bằng:
_ A. 0,33 kV
_ B. 0,11 kV
_ C. 0,73 kV
_ D. 0,66 kV
Câu 61: Đường dây 22 kV 3 pha, tổng trở R = 2 Ω, X= 3 Ω, tải công suất P = 4 MW, Q = 2 MVAr. Tổn thất điện áp trên đường dây bằng:
_ A. 0,86 kV
_ B. 0,64 kV
_ C. 0,73 kV
_ D. 0,66 kV
Câu 62: Đường dây 22 kV 3 pha, tổng trở R = 3 Ω, X = 4 Ω, tải công suất P = 8MW, Q = 6MVAr. Tổn thất công suất trên đường dây bằng:
_ A. 0,62 MW
_ B. 2,2 MW
_ C. 0,83 MW
_ D. 1,03 MW
Câu 63: Đường dây 15 kV 3 pha, tổng trở R = 2Ω, X = 3,5Ω, tải công suất P = 4MW, Q = 2 MVAr. Tổn thất công suất trên đường dây bằng:
_ A. 1 MW
_ B. 0,31 MW
_ C. 0,18 MW
_ D. 0,49 MW
Câu 64: Nhiệt độ của dây dẫn trên đường dây đang vận hành phụ thuộc chính vào:
_ A. Phụ tải hiện tại trên đường dây, tình trạng tiếp xúc của các mối nối.
_ B. Điện áp hiện tại trên đường dây, tình trạng tiếp xúc của các mối nối.
_ C. Phụ tải hiện tại trên đường dây, tình trạng tiếp xúc của các mối nối và nhiệt độ môi trường xung quanh.
_ D. Tiết diện dây dẫn và nhiệt độ môi trường xung quanh.
Câu 65: Có tiếng kêu lách tách trong máy biến áp:
_ A. Có sự phóng điện nhưng chưa đánh thủng giữa cuộn dây hay đầu dây ra với vỏ do quá điện áp.
_ B. Vị trí tiếp xúc làm việc của tiếp điểm trong đầu phân áp không tốt có sự phóng điện nhưng không phá huỷ.
_ C. Cả 2 câu a và b đúng
_ D. Cả 2 câu a và b sai.
Câu 66: Trong quá trình vận hành, máy biến áp phải đưa ra khỏi vận hành trong trường hợp:
_ A. Vỏ máy có nhiệt độ tăng cao.
_ B. Có tiếng kêu mạnh, không đều và có tiếng phóng điện.
_ C. Quá tải.
_ D. Một trong các trường hợp ở 3 câu a, b và c.
Câu 67: Vì sao cần phải điều chỉnh điện áp tại đầu cực phía thứ cấp MBA phân phối cao hơn định mức 5%?
_ A. Theo quy định điện áp tại đầu nguồn của lưới điện phải cao hơn điện áp định mức 5%.
_ B. Đảm bảo được điện áp ở cuối nguồn nằm trong khoảng quy định.
_ C. Giảm tổn thất điện năng.
_ D. Cả 3 câu A, B và C.
Câu 68: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung áp trên không (theo Quyết định số 275/QĐ-EVN-KTLĐ-KTAT ngày 31.01.2005 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam) quy định công tác kiểm tra bao gồm mấy loại?
_ A. 6 loại (kiểm tra định kỳ ngày; kiểm tra định kỳ đêm; kiểm tra đột xuất; kiểm tra sự cố; kiểm tra dự phòng; kiểm tra kỹ thuật)
_ B. 4 loại (kiểm tra định kỳ ngày; kiểm tra định kỳ đêm; kiểm tra đột xuất; kiểm tra sự cố)
_ C. 3 loại (kiểm tra định kỳ ngày; kiểm tra định kỳ đêm; kiểm tra đột xuất)
_ D. 2 loại (kiểm tra định kỳ ngày; kiểm tra định kỳ đêm)
Câu 69: Theo Quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây trung áp trênkhông (theo Quyết định số 275/QĐ-EVN-KTLĐ-KTAT ngày 31.01.2005 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam) quy định thành phần kiểm tra sự cố đường dây:
_ A. Tối thiểu có 2 công nhân vận hành đường dây.
_ B. 1 công nhân vận hành đường dây và 1 cán bộ kỹ thuật.
_ C. 1 công nhân vận hành đường dây và 1 lãnh đạo Chi nhánh điện.
_ D. 2 công nhân vận hành đường dây và 1 cán bộ kỹ thuật.
Câu 70: Vận hành MBA quá tải thường xuyên làm cho:
_ A. Cách điện dầu MBA, cách điện dây quấn giảm.
_ B. Cách điện MBA giảm, dây quấn MBA rung làm tăng khả năng chạm chập.
_ C. Cả 2 câu a và b đúng.
_ D. Cả 3 câu a, b và c sai.
Câu 71: Để giảm suất sự cố trên các đường dây phân phối 22KV cần thực hiện những công tác nào dưới đây:
_ A. Phát quang hành lang tuyến dọc theo đường dây.
_ B. Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ đường dây, thiết bị, điểm tiếp xúc và các vị trí đấu nối trên đường dây.
_ C. Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ đường dây và thay thế các thiết bị đã cũ.
_ D. Câu a và b.
Câu 72: Theo Điều 15.1 của Quy trình vận hành, kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa đường dây trung áp, quy định cột điện không được nghiêng quá bao nhiêu ?
_ A. Cột không được nghiêng quá 1/200 chiều cao của cột.
_ B. Cột không được nghiêng quá 1/150 chiều cao của cột.
_ C. Cột không được nghiêng quá 1/100 chiều cao của cột.
_ D. Cột không được nghiêng quá 0,5m so với phương thẳng đứng.
Câu 73: Tổn thất điện năng do tiêu tán trên đường dây, trong MBA, trong các thiết bị điện được gọi là tổn thất gì?
_ A. Tổn thất kỹ thuật.
_ B. Tổn thất phi kỹ thuật.
_ C. Tổn thất kinh doanh.
_ D. Tổn thất đồng và sắt.
Câu 74: Đường dây trung thế vận hành được 3 tháng thì trụ điện bị đổ ngã, nguyên nhân do:
_ A. Có mưa to, gió lớn.
_ B. Do đơn vị thi công trồng trụ không đúng thiết kế, làm sai, làm ẩu.
_ C. Do đơn vị Quản lý vận hành sửa chữa lưới điện không kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên.
_ D. Phải điều tra theo qui trình điều tra sự cố để xác định.
Câu 75: Theo Điều 15.2 của Quy trình vận hành, kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa đường dây trung áp, quy định xà không được nghiêng quá bao nhiêu ?
_ A. Xà không được nghiêng quá 1/200 chiều dài của xà.
_ B. Xà không được nghiêng quá 1/150 chiều dài của xà.
_ C. Xà không được nghiêng quá 0,2m so với phương ngang.
_ D. Xà không được nghiêng quá 1/100 chiều dài của xà.
Câu 76: Theo Điều 15.8 của Quy trình vận hành, kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa đường dây trung áp, quy định cột bêtông cốt thép có vết nứt ngang theo đường vòng có chiều rộng là bao nhiêu thì cần phải thay cột?
_ A. Cột có vết nứt ngang theo đường vòng có chiều rộng từ 0,2-0,5mm.
_ B. Cột có vết nứt ngang theo đường vòng có chiều rộng dưới 0,5mm.
_ C. Cột có vết nứt ngang theo đường vòng có chiều rộng lớn hơn 0,5mm.
_ D. Cột có vết nứt ngang theo đường vòng có chiều rộng từ 0,2-0,5mm và phải có từ 02 vết nứt trở lên.
Câu 77: Các nội dung đo cách điện MBA cần thực hiện:
_ A. Đối với MBA 1 pha : đo điện trở cách điện cuộn dây cao - hạ, cao - vỏ và hạ -vỏ
_ B. Đối với MBA 1 pha : đo điện trở cách điện cuộn dây cao - hạ và hạ - vỏ
_ C. Đối với MBA 3 pha : đo điện trở cách điện cuộn dây cao - hạ, cao vỏ, và hạ vỏ.
_ D. Câu B và C đúng.
Câu 78: Biện pháp khắc phục hiện tượng lệch trung tính:
_ A. Cân bằng phụ tải các pha.
_ B. Kiểm tra tình trạng dây trung tính, hệ thống tiếp đất lặp lại, dây dẫn và các chỗ tiếp xúc.
_ C. Lưới hạ áp 1P-2W, dây trung tính có dòng cho phép bằng dòng cho phép của dây pha và lưới hạ thế 1P-3W, 3P-4W thì tiết diện dây trung tính >50% dây pha hoặc nhỏ hơn dây pha 1 cấp.
_ D. Cả 3 câu A, B và C đều đúng.
Câu 79: Thí nghiệm kiểm tra MBA, đo tgd, nếu tgd > 1,5 tgd qui định thì:
_ A. Cách điện MBA bình thường.
_ B. Cách điện MBA tốt.
_ C. Cách điện MBA kém.
_ D. tgd không nói lên được vấn đề cách điện tốt hay kém.
@
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro