KỸ THUẬT ĐIỆN ĐẠI CƯƠNG
KỸ THUẬT ĐIỆN ĐẠI CƯƠNG
Câu 1: Dòng điện được định nghĩa là:
_ A. Dòng chuyển động của điện tích điểm trong điện trường.
_ B. Dòng chuyển động của các điện tích trong từ trường.
_ C. Dòng chuyển động có hướng của các điện tích do tác dụng của điện trường.
_ D. Dòng chuyển động có hướng của các điện tích do tác dụng của từ trường.
Câu 2: Chiều dòng diện theo qui ước là:
_ A. Chiều của điện tích dương
_ B. Chiều của điện tích âm.
_ C. Chiều của điện tích điểm.
_ D. Chiều của electron.
Câu 3: Định nghĩa cường độ dòng điện là:
_ A. Lượng điện tích qua dây dẫn trong thời gian t.
_ B. Lượng điện tích qua tiết diện ngang của vật dẫn trong 1 đơn vị thời gian.
_ C. Lượng electron qua tiết diện ngang của vật dẫn trong 1 đơn vị thời gian.
_ D. Lượng electron qua tiết diện ngang của vật dẫn trong thời gian t.
Câu 4: Điện dung tương đương của 2 tụ điện C1 và C2 nối tiếp là:
_ A. C1 + C2
_ B. C1 x C2
_ C. C1 - C2
_ D. C1 x C2 / (C1 + C2)
Câu 5: Điện dung tương đương của 2 tụ điện C1 và C2 ghép song song là:
_ A. C1 x C2 / (C1 + C2)
_ B. C1 + C2
_ C 1/ C1 + 1/ C2
_ D C1 x C2
Câu 6: Hai tụ điện C1 = 20 mF và C2 = 30 mF nối song song. Điện dung tương đương bằng:
_ A. 12 mF
_ B. 50 mF
_ C. 25 mF
_ D. 10 mF
Câu 7: Hai tụ điện có điện dung bằng nhau 100 mF ghép song song. Điện dung tương đương bằng:
_ A. 200 mF
_ B. 50 mF
_ C. 100 mF
_ D 0,2 mF
Câu 8: Điện dung tương đương của 2 tụ điện C1 = 20 mF và C2 = 30 mF ghép nối tiếp bằng:
_ A. 7,5 mF
_ B. 50 mF
_ C. 12 mF
_ D. 10 mF
Câu 9: Điện trở tương đương của 2 điện trở R1 và R2 nối tiếp bằng:
_ A. R1 + R2
_ B. R1 x R2 / (R1 + R2)
_ C R1 x R2
_ D. R1 - R2
Câu 10: Điện trở tương đương của 2 điện trở R1 và R2 mắc song song bằng:
_ A. R1 + R2
_ B. R1 x R2 / (R1 + R2)
_ C. R1 x R2
_ D. 1/ R1 + 1/R2
Câu 11: Điện trở R1 = 20 Ω, R2 = 30 Ω mắc song song. Điện trở tương đương bằng:
_ A. 50 Ω
_ B. 10 Ω
_ C. 12 Ω
_ D. 600 Ω
Câu 12: 2 điện trở R1 = 4 Ω, R2 = 6Ω mắc nối tiếp. Điện trở tương đương bằng:
_ A. 24 Ω
_ B. 2,4 Ω
_ C. 2 Ω
_ D. 10 Ω
Câu 13: Định luật Ôm cho đoạn mạch có điện trở R:
_ A. U = I R
_ B. I = U / R
_ C. I = U R
_ D. Câu A và B đều đúng
Câu 14: 2 điện trở R1 = 40 Ω, R2 = 20 Ω mắc nối tiếp được đặt vào một điện áp U = 120V. Dòng điện qua 2 điện trở bằng:
_ A. 4 A
_ B. 6 A
_ C. 2 A
_ D. 24 A
(LỜI GIẢI: Ta có: Rtđ = R1+R2 = 60 Ω, Vậy I = U/Rtđ = 120/60 = 2A)
Câu 15: Công suất 2 đầu đoạn mạch DC có dòng điện I, điện áp U bằng:
_ A. P = U / I
_ B. P = U I
_ C. P = U + I
_ D. P = 2 U I
Câu 16: Một điện trở R có dòng điện I đi qua. Công suất nhiệt của điện trở bằng:
_ A. R . I
_ B. R2 . I
_ C. R . I2
_ D I / R
Câu 17: Dây dẫn có điện trở R = 0,5 Ω, tải dòng điện 100A. Công suất tổn hao bằng:
_ A. 500W
_ B. 200 W
_ C. 20 kW
_ D. 5 kW
(LỜI GIẢI: Ta có: U = I.R, Vậy P = U.I = R . I2=0,5.1002 =5000W = 5kW)
Câu 18: Một điện trở tải có trị số R = 10 Ω nối vào nguồn áp DC U = 20 V. Công suất tiêu thụ bằng:
_ A. 40 W
_ B. 2 W
_ C. 4 W
_ D. 4000 W
(LỜI GIẢI: Ta có I = U/R, Vậy P = U.I = U2/R = 202/10 = 40W)
Câu 19: Tổng trở Z của đoạn mạch gồm điện trở R = 20 Ω và cảm kháng X = 15 Ω mắc nối tiếp bằng:
_ A. 5 Ω
_ B. 25 Ω
_ C. 35 Ω
_ D. 13,2 Ω
(Lời giải: Z = √R2 + XL2 = √202 + 152 = 25 Ω)
Câu 20: Mạch xoay chiều có R = 20 Ω, cảm kháng X = 15 Ω nối tiếp, đặt vào nguồn AC có điện áp U = 200V. Dòng điện qua mạch bằng:
_ A. 24,5 A
_ B. 42 A
_ C. 8 A
_ D. 6 A
(Lời giải: Ta có: Z = √R2 + XL2 = √202 + 152 = 25 Ω suy ra I = U/Z = 200/25 = 8A)
Câu 21: Mạch điện gồm điện trở R = 30Ω, cảm kháng XL = 60Ω, dung kháng XC = 20Ω nối tiếp. Tổng trở Z bằng:
_ A. 110Ω
_ B. 70Ω
_ C. 10Ω
_ D. 50Ω
Câu 22: Định luật Ôm cho đoạn mạch xoay chiều:
_ A. U = I.Z
_ B. U = I (R + X)
_ C. U = I / Z
_ D. I = U.Z
Câu 23: Mạch điện gồm điện trở R = 4Ω, X = 3Ω nối tiếp đặt vào nguồn điện áp xoay chiều U = 140 V. Dòng điện qua mạch bằng:
_ A.20 A
_ B. 28 A
_ C. 140 A
_ D. 105 A
Câu 24: Dòng điện xoay chiều i = Io sinωt có trị hiệu dụng bằng:
_ A. Io
_ B. Io√2
_ C. Io√3
_ D. Io / √2
Câu 25: Mạch điện xoay chiều có điện trở R = 20Ω và cảm kháng XL = 15Ω nối tiếp. Tổng trở của mạch bằng:
_ A. 25Ω
_ B. 35Ω
_ C. 5Ω
_ D. 13,2Ω
Câu 26: Mạch điện xoay chiều có điện trở R = 20Ω và cảm kháng XL = 15Ω nối tiếp, đặt vào nguồn xoay chiều U = 210V. Dòng điện I qua mạch bằng:
_ A. 8,4A
_ B. 6A
_ C. 42A
_ D. 24,5A
(Lời giải: Ta có: Z = √R2 + XL2 = √202 + 152 = 25 Ω suy ra I = U/Z = 210/25 = 8,4A)
Câu 27: Trong mạch điện xoay chiều 3 pha nối Y, các đại lượng điện áp Up, điện áp Ud, dòng điện pha Ip, dòng điện dây Id có quan hệ:
_ A. Ud = Up, Id = Ip√3
_ B. Ud = Up√3, Id = Ip
_ C. Ud = Up / √3, Id = Ip
_ D. Ud = Up√3, Id = Ip√3
Câu 28: Trong mạch điện xoay chiều 3 pha nối ∆, các đại lượng điện áp pha Up, điện áp dây Ud, dòng điện pha Ip, dòng điện dây Id có quan hệ:
_ A. Ud = Up√3, Id = Ip√3
_ B. Ud = Up√3, Id = Ip
_ C. Ud = Up, Id = Ip / √3
_ D. Ud = Up, Id = Ip√3
Câu 29: Công suất toàn phần của mạch điện xoay chiều 3 pha được tính theo công thức:
_ A. S = UI
_ B. S = √3 UI
_ C. S = UI cosφ
_ D. S = √3 UI cosφ
Câu 30: Công suất tác dụng của mạch điện xoay chiều 3 pha được tính theo công thức
_ A. P = UI
_ B. P = √3 UI
_ C. P = UI cosφ
_ D. P = √3 UI cosφ
Câu 31: Biểu thức của dòng điện xoay chiều hình sin là:
_ A. i = Io sin (ωt +ψ)
_ B. i = Io sin (2πft +ψ)
_ C. i = Io sin (2πt/T +ψ)
_ D. Ba câu A, B, C đều đúng
Câu 32: Dòng điện xoay chiều i = Io sin120πt có tần số bằng:
_ A. 120 Hz
_ B. 50 Hz
_ C. 60 Hz
_ D. 60π Hz
(Lời giải: ω = 2πf = 120π do đó f = 120π/2π = 60Hz)
Câu 33: Hai bóng đèn, mỗi bóng có trị số 60W - 120V mắc nối tiếp vào nguồn điện 120V. Công suất tiêu thụ tổng cộng của 2 bóng đèn bằng:
_ A. 30W
_ B. 120W
_ C. 60W
_ D. 15W
Câu 34: Một phụ tải tiêu thụ công suất tác dụng P = 100kW, hệ số công suất 0,8. Công suất toàn phần S bằng:
_ A. 80kVA
_ B. 125kVA
_ C. 120kVA
_ D. 60kVA
(Lời giải: P = U.I.cosφ = S.cosφ Vậy S = P/ cosφ = 100/0,8 = 125kVA)
Câu 35: Một phụ tải tiêu thụ công suất tác dụng P = 30kW, công suất phản kháng Q = 40kVAr. Hệ số công suất cosφ bằng:
_ A. 0,6
_ B. 0,8
_ C. 0,75
_ D. 0,72
(Lời giải: Ta có: S= √P2+ Q2= √302+402 = 50kVA, với P = U.I.cosφ = S.cosφ Suy ra: cosφ = P/S = 30/50 = 0,6)
Câu 36: Công suất tác dụng của mạch điện xoay chiều 1 pha được tính theo công thức
_ A. P = UI
_ B. P = √3 UI
_ C. P = UI cosφ
_ D. P = √3 UI cosφ
Câu 37: Đọan mạch gồm có điện trở R = 6Ω và cảm kháng XL = 8Ω nối tiếp có dòng điện xoay chiều I = 10A đi qua. Điện áp hai đầu đọan mạch bằng:
_ A. 20V
_ B. 140V
_ C. 50V
_ D. 100V
(Lời giải: Ta có: Z = √R2 + XL2 = √62 + 82 = 10 Ω suy ra U = I.Z = 10.10 = 100V)
Câu 38: Công suất phản kháng của mạch điện xoay chiều 1 pha được tính theo công thức:
_ A. Q = UI sinφ
_ B. Q = UI cosφ
_ C. Q=√3 UIsinφ
_ D. Q=√3 UIcosφ
Câu 39: Một phụ tải tiêu thụ công suất tác dụng công suất tác dụng 40kW, công suất phản kháng 30kVAr. Hệ số cosφ bằng:
_ A. 0,60
_ B. 0,75
_ C. 0,8
_ D. 0,57
Câu 40: Điện áp xoay chiều hình sin được biểu diễn bằng công thức:
_ A. u = Uo sin (ωt + ψ)
_ B. u = Uo sin (2πft + ψ)
_ C. u = Uo sin ft
_ D. Câu A, B đều đúng
Câu 41: Để nhận biết từ trường, người ta dùng tính chất của từ trường:
_ A. Tác dụng lực lên dây dẫn có điện áp
_ B. Tác dụng lực lên dây dẫn có dòng điện
_ C. Tác dụng lực lên kim nam châm
_ D. Cả 2 trường hợp B và C đều đúng
Câu 42: Một phụ tải tiêu thụ công suất tác dụng P = 400 kW, cosφ = 0,8. Công suất phản kháng của phụ tải bằng:
_ A. 500 kVAr
_ B. 300 kVAr
_ C. 320 kVAr
_ D. 600 kVAr
(Lời giải: Ta có: S = P/cosφ = 400/0,8 = 500kVA Với S2 = P2+ Q2 Suy ra Q= √P2- S2 = √5002-4002 = 300kVAr)
Câu 43: Một động cơ bơm nước có công suất tiêu thụ P = 5 kW làm việc trong thời gian t = 10 giờ. Điện năng tiêu thụ bằng:
_ A. 5 kWh
_ B. 50 kWh
_ C. 0,5 kWh
_ D. 500 kWh
Câu 44: Một máy MBA 1 pha cung cấp điện áp U = 220V, dòng điện I = 100A, cosφ = 0,8. Công suất tác dụng của MBA bằng:
_ A. 4,6 KW
_ B. 14,8KW
_ C. 17,6 KW
_ D. 27,5 KW
(Lời giải: P = UI cosφ = 220.100.0,8 = 17600W = 17,6kW)
Câu 45: Nguồn là các thiết bị điện biến đổi các dạng năng lượng khác thành năng lượng điện. Các dạng năng lượng khác như:
_ A. Pin, acqui biến đổi năng lượng hóa học thành năng lượng điện.
_ B. Máy phát điện biến đổi năng lượng cơ thành năng lượng điện
_ C. Các cặp pin nhiệt điện biến đổi nhiệt năng thành năng lượng điện
_ D. Các A, B, C đều đúng
Câu 46: Năng lượng tích lũy trong điện trường của tụ điện
_ A. We = 1/2 C.u2
_ B. We = 1/2 C2.u
_ C. We = 1/2 C.u
_ D. We = C.u2
Câu 47: Chiều của sức điện động cảm ứng e trong dây dẫn thẳng chuyển động cắt từ trường được xác định theo:
_ A. Quy tắc vặn nút chai
_ B. Quy tắc bàn tay trái
_ C. Quy tắc bàn tay phải
_ D. Cả 3 trường hợp trên
Câu 48: Lực tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện được xác định theo:
_ A. Quy tắc vặn nút chai
_ B. Quy tắc bàn tay trái
_ C. Quy tắc bàn tay phải
_ D. Cả 3 trường hợp trên
Câu 49: Cho mạch R, L, C nối tiếp, nguồn u(t) = 200√2 sin 314t (V), R = 4Ω, XL = 5Ω, Xc = 2Ω. Dòng điện hiệu dụng I chạy trong mạch là:
_ A. 40A
_ B. 30A
_ C. 18A
_ D. 5A
(Lời giải: Ta có U = Uo/√2 = 200√2/√2 = 200V; Z = √{R2+(XL-XC)2} = √{42+(5-2)2 = 5Ω, Vậy: I = U/Z = 200/5 = 40A.)
Câu 50: Biểu thức của điện áp xoay chiều hình sin là:
_ A. u = Uo sin (ωt + ψ)
_ B. u = Uo sin (2πft + ψ)
_ C. u = Uo sin (2πt/T + ψ)
_ D. Ba câu A, B, C đều đúng
Câu 51: Một máy phát điện có Sđm = 1000KVA, hệ số công suất cosφ = 0,8. Công suất tác dụng định mức của máy phát ra:
_ A. 1250 kW
_ B. 1000 kW
_ C. 800 kW
_ D. 600 kW
(Lời giải: P = UI cosφ = S. cosφ = 1000.0,8 = 800kW)
Câu 52: Một tấm các tông cách điện dày d = 0,15cm áp sát vào hai điện cực, cho biết cường độ đánh thủng của tấm các tông Eđt = 100kV/cm, hệ số an toàn là 3. Điện áp cho phép Ucp của tấm các tông bằng
_ A. 15kV
_ B. 45kV
_ C. 5kV
_ D. 100kV
Câu 53: Một bộ tụ điện có n điện dung ghép nối tiếp và các điện dung bằng nhau bằng Co. Điện dung tương đương của bộ tụ bằng:
_ A. C = nCo
_ B. C = Co/n
_ C. C = Co/(2n)
_ D. C = 2nCo
Câu 52: Một bộ tụ điện có n điện dung ghép song song và các điện dung bằng nhau bằng Co. Điện dung tương đương của bộ tụ bằng:
_ A. C = 2nCo
_ B. C = Co/n
_ C. C = Co/(2n)
_ D. C = n.Co
Câu 53: Mạng điện 3 pha 4 dây có điện áp 380/220V thì:
_ A. Điện áp dây là 380V
_ B. Điện áp dây là 220V
_ C. Điện áp pha là 220V
_ D. Câu A và C đều đúng
Câu 54: Một bóng đèn 220V làm việc ở mạng điện 380/220V thì phải nối:
_ A. Giữa dây pha và dây pha
_ B. Giữa dây pha và dây trung tính
_ C. Giữa dây trung tính và dây trung tính
_ D. Không phải trường hợp trên
Câu 55: Quan hệ công suất tác dụng P, công suất phản kháng Q và công suất toàn phần S:
_ A. S = P + Q
_ B. P2 = S2 + Q2
_ C. S2= P2+ Q2
_ D. Q2 = S2+ P2
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro