CHƯƠNG VII LÃI SUẤT
CÂU 51
Trình bày khái niệm và bản chất của lãi suất. Tại sao nói: lãi suất tín dụng là phương tiện kích thích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
1.
Khái niệm lãi suất
Lãi suất là tỷ lệ % phản ánh tiền lãi (hay chi phí) phải trả tính trên tổng số tiền vốn vay trong một thời gian nhất định.
Ví dụ: Ông A cho ông B vay 100 triệu trong 12 tháng, ngày đáo hạn số tiền thanh toán là 106 triệu
à
mức lãi suất % tháng là:
i = {(106 -100) /12 } : 100 x 100 = 0,5 %/tháng
2. Bản chất lãi suất
Thực chất, tiền lãi (lợi tức) chính là giá mà người đi vay phải trả cho người cho vay để có được quyền sử dụng.
Về vấn đề này, Mác chỉ rõ, lợi tức biểu hiện bên ngoài là giá cả tư bản cho vay được coi như hàng hoá nhưng thực chất nó chỉ là 1 hình thái của giá trị thặng dư. Nếu giá cả hàng hoá là hình thức tiền tệ của giá trị hàng hoá thì lợi tức KHÔNG phải là hình thức tiền tệ của tư bản cho vay. Do đó, Mác gọi lợi tức là 1 loại “giá cả không hợp lý” hoặc là “hình thức bí ẩn của giá cả”.
Từ điển quản lý tài chính ngân hàng của Pháp đã định nghĩa lãi (lợi tức ) như sau: “Lãi là tiền thù lao trả cho việc sử dụng 1 số vốn. Đó là giá thuê của đồng tiền” (từ điển Quản lý tài chính ngân hàng – viện tiền tệ tín dụng. NXB ngoại văn, trang 225)
ð
Như vậy, xét về bản chất, lãi suất là công cụ phản ánh giá cả của vốn tín dụng.
2.
Lãi suất tín dụng là phươn tiện kích thích các doanh nghiệp xa kinh doanh có hiệu quả
Đối với các doanh nghiệp, khi vay vốn để sản xuất kinh doanh, đến ngày đáo hạn phải trả và bị ràng buộc bởi các quy định của pháp luật, cho nên đòi hỏi việc sử dụng vốn phải tiết kiệm, có hiệu quả, phải thực sự quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh để đảm bảo hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi
à
kích thích sản xuất có hiệu quả.
3.
Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay
Hiện nay, ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang sử dụng lãi suất cơ bản cùng lãi suất chiết khấu. Chính sách lãi suất tiến gần đến các nguyên tắc lãi suất thị trường hơn mức lãi suất cơ bản được hình thành căn cư vào mức lãi suất cho vay của 1 số tổ chức tín dụng chiếm đa số thị phần tín dụng.
Tuy nhiên, việc khống chế biên độ dao động trên của lãi suất cơ bản làm hạn chế phần nào tính thị trường của lãi suất cơ bản và làm cho nó phần nào giống với trần lãi suất cho vay. Mặc dù vậy, việc sử dụng lãi suất cơ bản làm lãi suất tham chiếu khi cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng là bước chuẩn bị cho tự do hoá lãi suất hoàn toàn sau này.
CÂU 52,53
Trình bày các phép đo lãi suất. Cho ví dụ minh hoạ.
1.
Lãi suất đơn
Là lãi áp dụng khi hết mỗi kì hạn của lãi suất , người đi vay phải trả cho người cho vay tiền lãi của khoản đó. Phương pháp này xác định lãi trên cơ sở không tính gộp lãi vào vốn.
C + I = C + C.i.n
với C:vốn gốc , n: số kì hạn.
I: tổng lãi , i: lãi suất đơn.
VD:
Một người gởi 100 triệu vào ngân hàng với lãi suất 10%/năm. Hỏi sau 3 năm người đó sẽ nhận được bao nhiêu ?
Số tiền nhận được = 100+100*10%*3= 130 (triệu đồng)
2. Lãi suất kép Cuối mỗi kì hạn của lãi suất, lãi đơn trong kì được tính gộp vào vốn để tính lãi cho kì tiếp theo. I = (1 + i)n -1 VD:
Số tiền nhận được = 100*33,1% + 100 = 133,1(triệu đồng)
3.
Lãi suất đến hạn:
Là lãi suất quy định theo từng kì hạn, nhưng việc trả lãi được thực hiện một lần khi đáo hạn.
i: lãi suất đơn.
VD: theo ví dụ trên
Số tiền nhận được= 11.3%*100*3+100=133,1(triệu đồng)
4. Lãi suất hiện giá Là lãi suất tình giá hiện hành theo phương pháp hiện hành hoá, thể hiện chính xác giá thực tế của khoản vay nhưng hiệu suất thực tế của khoản vay, theo % của vốn, cho một thời kì nhất định. + Xác định giá trị hiện tại PV của môt thu nhập FV sẽ nhận sau thời gian n. + Xác định giá trị hiện tại PV của hàng loạt thu nhập CF nhận vào cuối năm 1,2,…,n +Giá trị hiện tại PV của các thu nhập cố định CF cuối các năm 1,2,…,n +Đối với các thu nhập cố định vĩnh viễn: VD: dựa trên cơ sở lãi suất hiện giá xác định, hãy lựa chọn phương án đầu tư: +Gửi tiết kiệm ngân hàng thời hạn 1 năm, với lãi suất đến hạn là 0,7%/tháng. +Mua trái phiếu chiết khấu của nhà nước thời hạn 1 năm, với lãi suất chiết khấu là 0,5%/tháng. CÂU 54 Trình bày khái niệm và bản chất của lãi suất. Một món vay 100 tr trong thời gian 5 năm, nếu người đi vay hoàn trả tiền lãi cho người cho vay vào cuối mỗi năm là 5% thì 5%/năm là lãi suất gì? Nếu hoàn trả lãi suất cuối kì thì lãi suất là bao nhiêu? Xác định lãi suất đến hạn. 1. Khái niệm Lãi suất là tỉ lệ % giữa tổng số lợi tức thu được trong một thời gian (năm, quý, tháng) với tổng số vốn bỏ ra cùng thời gian đó 2. Bản chất Lãi suất thực chất là một bộ phận của m, công cụ phản ánh giá cả của tín dụng,là giá cả của quyền sử dụng vốn trong thời gian nhất định mà người sử dụng phải trả cho người sở hữu nó. Tư bản công nghiệp: T-H-H’-T’(lợi tức ê T=T’-T) Tư bản thương nghiệp:T-H-T’(lợi tức: ê T=T’-T) Tư bản cho vay : T-T’( lợi tức ê T=T’-T) Thực chất lợi tức tín dụng tư bản cho vay có được là do có sự phân phối lại thu nhập của TBCN và TBTN phân phối lại cho họ để được sử dụng vố vay đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Do đó lợi tức tín dụng hay lãi suất là một bộ phận của giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất bởi công nhân. Vậy xét về bản chất, lãi suất là công cụ phản ánh giá cả của vốn tín dụng. VD: Trong thời hạn trên 5%/năm là lãi suất đơn. Nếu hoàn trả toàn bộ lãi cuối kì: Lãi suất kép = (1+5%)5 – 1 = 27,6 CÂU 55 Khái niệm và giải thích mối tương quan giữa lãi suất tiền gởi và lãi suất cho vay của ngân hàng. Liên hệ tình tính thực tiễn hiện nay ở Việt Nam. 1. Khái niệm Lãi suất tiền gởi: Là lãi suất ngân hàng phải trả cho người khách hàng kí thác tiền tệ tại ngân hàng. Có nhiều mức khác nhau tuỳ thuộc vào thời hạn gởi và quy mô gởi. Lãi suất tiền gởi dài hạn lớn hơn tiền gởi lãi suất ngắn hạn,vì thời hàn càng dài thì tính ổn định càng cao.(ls tiền gởi có kì hạn >không kì hạn) Lãi suất cho vay: Là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng khi vay vốn của ngâ hàng 2. Mối tương quan Về mặt nguyên tắc, lãi suất cho vay bình quân > lãi suất tiền gởi bình quân, ví dụ lãi suất cho vay cùng kì > lãi suất tiền tởi cùng kì và có sự phân biệt giữa các khoản vay với thời hạn vay khác nhau cũng như mức rủi ro khác nhau LSTG < LSCV < suất lợi nhuận bình quân LSTG quá nhỏ thì ít người gởi, ngân hàng không huy động được vốn, không có vốn cho vay LSCV quá cao sẽ làm cho doanh nghiệp không có kinh nghiệm trả lãi và vốn cho ngân hàng,không thể làm không chongân hàng và người gởi tiền hưởng lợi. Nếu doanhnghiệp phá sản thì ngân hàng mất vốn 3. Liên hệ thực tế Việt Nam hiện nay Trước năm 1992: chính sách lãi suất âm được duy trì trong suốt thời kì bao cấp và trong điều kiện mức lạm phát cao, mức lãi suất cho vay > lãi suất tiền gửi, lãi suất danh nghĩa < tỉ lệ lạm phát. Lãi suất không còn là đòn bẩy kích thích nhu cầu gởi tiền cua quần chúng, phát huy tính hiệu quả trong quá trình sử dụng vốn và đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Nền kinh tế không ổn định và tăng trưởng không đạt được mục tiêu của CSTT Từ cuối năm 1992 : NHTW can thiệp vào lãi suất, lãi suất thực dương bắt đầu duy từ cuối năm 1992 và biến động phù hợp với tỉ lệ lạm phát. Từ 1/1/1996 ngân hàng nhà nước tiếp tục ấn định mức lãi suất tái cấp vốn, khống chế trần lãi suất cho vay cao nhất và bắt đầu áp dụng chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi 0.35% ( cho đến 1/1998). Trần lãi suất thay đổi liên tục theo hướng giảm cơ cấu trần và mức khống chế, đặc biệt trong các năm 98.99, mức lãi suất tái cấp vốn cũng được điều chỉnh giảm xuống trong thời gian này( từ 1,1% năm 1997 xuống 0,7%/tháng từ 4/9/1999, rồi lại còn 0,4%/tháng 7/2000). Việc tiến hành điều chỉnh chính sách lãi suất như trên nhằm tiến tới việc duy trì trần lãi suất cho vay, tạo điều kiện để áp dụng lãi suất cơ bản và từng bước tự do hoá lãi suất,mặt khác nhằm mục đích kích cầu, thúc đẩy đầu tư và kích cầu, thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng.khi lãi suất giảm thì nhu cầu đầu tư sẽ tăng, hơn nữa đây là thời kì các doanh nghiệp bước đầu đối mặt với nền kinh tế thị trường nên lãi suất cho vay giảm sẽ giúp họ mạnh dạn vay vốn để đầu tư mới hay mở rộng sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm kích thích người tiêu dùng và cầu đầu tư, là động lực để phát triển xã hội. Cũng nhờ lãi suất dương ( cao hơn chỉ số lạm phát ) nên cũng thu hút được ngồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Từ7/2000 đến nay là giai đoạn sử dụng Ls cơ bản cùng ls tái chiết khấu. Năm 2001, ngân hàng nhà nước Việt Nam tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành lãi suất tín dụng theo hướng điều chỉnh lãi suất cơ bản đối với vay bằng VND một cách linh hoạt. Lãi suất cơ bản này được xác định trên cơ sở bám sát tín hiệu thị trường, đáp ứng mục tiêu của chính sách tiền tệ, đảm bảo dự kiểm soát của NHNN và từng bước tiến tới mục tiêu tự do hoá lãi suất. Trong điều kiện đang hội nhập của nền kinh tế VN với khu vực và thế giới, chúng ta đã có một bước thay đổi rất quan trọng: 1/6/2001 quy dịnh về biên độ lãi suất bằng USD nói riêng và ngoại tệ nói chung đã huỷ bỏ, nghĩa là lãi suất này đã hoàn toàn được tự do hoá. Như vậy có thể thấy rằng để điều hành chính sách tiện tệ thì NHNN có thể dùng nhiều công cụ, trong đó có lãi suất. Lãi suất không chỉ là chỉ tiêu trung gian tác động trực tiếp đến các mục tiêu của chính sách tiền tệ,tác động gián tiếp đến các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Bằng chứng là cho đến nay thì nền kinh tế Việt Nam đã có tăng trưởng và khá ổn định so với giai đoạn 1992 trở về trước. CÂU 56 Trình bày khái niệm và giải thích mối tương quan giữa lãi suất chiết khấu và lãi suất tái chiết khấu. Liên hệ với quy định về lãi suất hiện nay ở Việt Nam. Lãi suất chiết khấu Lãi suất tái chiết khấu - Lãi suất chiết khấu là lãi áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức chiết thương phiếu hay giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. - Nó được tính bằng % trên mệnh giá của giấy tờ có giá và được khấu trừ ngay - Lãi suất áp dụng khi NHTW tái cấp vốn cho các ngân hàng dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hay giấy tờ có giá trị ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của cac ngân hàng. - Nó cũng được tính bằng % trên mệnh giá của giấy tờ có giá và cũng đưởc khấu trừ ngay sau khi ngân hàng trung ương cấp tiền cho ngân hàng Mối tương quan : Vì hành vi tái chiếu khấu cung cấp nguồn vốn cho các ngân hàng nên thông thường lãi suất tái chiết khấu thường nhỏ hơn lãi suất chiết khấu . Khi cần mở rộng khả năng tín dụng của các ngân hàng nhằm đẩy lùi lạm phát, hay phạt các ngân hàng vi phạm yêu cầu thanh toán, NHTW có thể ấn định lãi suất tái chiết khấu thậm chí lớn hơn lãi suất chiết khấu Liên hệ với các quy định về lãi suất hiện nay ở VN: CÂU 57 Trình bày khái niệm và mối tương quan giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực. Từ đó hãy trình bày và giải thích hiệu ứng Fisher. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này. 1. Khái niệm a. Lãi suất danh nghĩa Lãi suất danh nghĩa là lãi suất thoả thuận giữa người đi vay và người cho vay, áp dụng theo giá trị danh nghĩa của khoản vốn vay để xác định số lãi mà người đi vay phải trả cho người cho vay. Hay lãi suất danh nghĩa là loại lãi suất chưa loại trừ tỷ lệ lạm phát. b. Lãi suất thực Lãi suất là lãi suất tính ra giá hiện hành trên cơ sở điều chỉnh lại theo những thay đổi dự tính về mức giá do lạm phát. Hay lãi suất thực là lãi suất đã loại trừ tỷ lệ lạm phát. 2. Mối tương quan giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát dự tính Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát dự tính 3. Hiệu ứng Fisher Iriving Fisher (nhà kinh tế lớn thế kỷ XX) đã định nghĩa lãi suất bằng phương trình Fisher: i = ir + IIe + (ir . IIe) à i = ir + IIe hoặc ir = i - IIe Nếu lãi suất thực bất biến sẽ phát sinh một sự tương quan trực tiếp giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát dự tính. à hiệu ứng Fisher: nếu tỷ lệ lạm phát dự tính tăng thì lãi suất danh nghĩa tăng. Với 1 lãi suất (danh nghĩa) cho trước, khi tỷ lệ lạm phát dự tính tăng thì lãi suất thực sẽ giảm xuống. Người cho vay bị thiệt hại lợi ích vật chất mà lẽ ra người cho vay được hưởng à cung quỹ cho vay gỉam à đường cung quỹ cho vay dịch sang trái. Người vay vốn được tự lựa chọn do lợi ích vật chất của người vay vốn tăng à cầu quỹ cho vay tăng à đường cầu quỹ cho vay dịch sang phải. VD: Một món vay 100 triệu 1 năm với lãi suất 5%, mức dự tính lạm phát 0% (mức giá giữa nguyên không đổi) à sau 1 năm, người cho vay có thể nhận được 5% lãi suất theo số hàng hoá, dịch vụ thực tế bạn có thể mua được ir = 5% - 0% tức là người cho vay có thể nhận được 100 (1+0,05) = 105 triệu sau 1 năm Nếu sau 1 năm cũng với lãi suất 5%, mức lạm phát dự tính 20% th2i người cho vay nhận được mức lãi suất thực tế là: ir = 5% - 20% = -15% tức là người cho vay chỉ có thể nhận được 100 (1 – 0,15) = 85% sau 1 năm à người cho vay mất 15triệu, người đi vay chỉ trả 85triệu (được lợi 15triệu) 4. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này Trong thực tiễn, phân biệt lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa có ý nghĩa quan trọng vì lãi suất thực phản ánh chi phí thực của khoản vốn cay, do đó có thể là một công cụ chỉ bảo tốt về ý muốn đi vay hay cho vay. Thông thường, lãi suất thực càng thấp thì người đi vay càng có lợi và người cho vay càng bất lợi. Vì vậy, khi lãi suất tực thấp sẽ có nhiều ý muôn đi vay hơn và có ít ý muốn cho vay hơn. Ngoài ra, nó còn là một công cụ chỉ dẫn tốt hơn về những tác động đối với người dân trên thị trường tín dụng. CÂU 58 Trình bày khái niệm và phân tích những bất lợi, lợi thế đối với ngân hàng khi áp dụng cơ chế lãi suất cố định, lãi suất biến đổi. Ngân hàng sẽ bị rủi ro trong trường hợp nào nếu huy động lãi suất cố định và cho vay theo lãi suất biến đổi? Lãi suất cố định Lãi suất biến đổi Khái niệm Là lãi suất được áp dụng trong suốt thời hạn vay Là lãi suất có thể thay đổi phù hợp với sự biến động của lãi suất thị trường và có thể báo trước hoặc không báo trước Lợi thế Người gửi tiền và người vay tiền biết trước số tiền lãi được trả và phải trả Thích hợp trong một môi truờng đầu tư không ổn định và các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất là khó dự đoán Bất lợi Bị ràng buộc vào một lãi suất nhất định trong 1 thời gian nào đó, các tổ chức tín dụng và người vay tiền khó có khả năng phản ứng linh hoạt với các biến động(nếu có) của cung cầu vốn trên thị trường tài chính Người đi vay và người cho vay không thể xác định chính sác mức lãi suất sẽ phải trả Tại thời điềm cho vay, ngân hàng ấn định mức lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất huy động. Nếu ngân hàng huy động theo lãi suất cố định và cho vay theo lãi suất biến đổi thì trong tương lai, do có sự biến động của cung cầu vốn thị trường làm cho lãi suất trên thị trường giảm à lãi suất biến đổi mà ngân hàng áp dụng khi cho vay giảm. Và nếu nó giảm xuống thấp hơn mức lãi suất huy động (được cố định) thì lúc đó ngân hàng sẽ bị rủi ro. CÂU 59 Thế nào là lãi suất?Trình bày mối quan hệ tác động qua lại giữa cung và cầu quỹ cho vay đối với lãi suất.Vẽ đồ thị minh hoạ? 1. Lãi suất Lãi suất là tỉ lệ % phản ánh tiền lãi hay chi phí ) phải trả tính trên tổng số vốn vay trong một thời gian nhất định.đó là giá cả củaquyền được sử dụng vốn vay trong một thời hạn nhất định mà người dử dụng trả cho người sở hữu nó. 2. Mối quan hệ tác động qua lại giữa cung _ cầu quỹ cho vay và lãi suất Ta thấy có một mâu thuẫn là người đi vay thì coi lãi suất là khoản chi phí phải trả cho nhu cầu sử dụng tạm thời nguồn vốn của người khác nên muốn lãi suất thấp trong khi người cho vay thì muốn lãi suất cao.Nhưng thực tế lãi suất được xác định theo cơ chế hoạt động của cung cầu quỹ cho vay: khi lượng cung = lượng cầu tại điểm cân bằng và tại đó ta xác định được lãi suất gọi là lãi suất cân bằng (lãi suất thanh toán thị trường) io i1 _Đường cầu quỹ cho vaynghiêng xuống dưới biểu hiện lượng cầu và lãi suất theo mối tương quan nghịch đảo.Nhu vậy, mọi sự thay đổi lãi suất đều có một biến đổi dọc theo đường cầu.Còn nếu lượng cầu thay đổi do sự thay đổi của một số yếu tố khác ngoài lãi suất( việc vay tiền của doang nghiệp, chính quyền, giới tiêu dùng....) thì xuất hiện sự dịch chuyển đường cầu. Quan hệ giữa đường cung và lãi suất cũng tương tự như trên chỉ khác là theo mối tương quan thuận chiều. S1 S D2 D i2 i1 Từ đồ thị H1 cho thấy nếu lãi suất được ấn định< lãi suất cân bằng thì cầu quỹ cho vay > lượng cung quỹ cho vay. Khi đó LS sẽ đến khi đạt LSCB tại đó loại bỏ cầu vượt quá cung.Tương tự như vậy cho các TH ngược lại. CÂU 60 Thế nào là lãi suất cân bằng? Phân tích tác động của lạm phát dự tính và tỉ suất lợi nhuận bình quân đến dự biến động của lãi suất cân bằng.Vẽ đồ thị minh họa. 1. Lãi suất cân bằng Lãi suất cân bằng là lãi suất ứng với điểm cân bằng của cung cầu quỹ cho vay. Lãi suất cân bằng là một khái niệm hữu ích bởi vì nó chỉ ra vị trí mà thị trường sẽ ổn định. 2. Tác động của LP dự tính ( hiệu ứng FISHER) : (xem câu 57) Phân tích tương tự cho trường hợp tỉ lệ LP dự tính giảm Þ LS cân bằng giảm. Þ Tỉ lệ LP tác động cùng chiều đối với LS cân bằng 3. S D2 Tác động của tỉ suất lợi nhuận bình quân . Giả sử tỉ suất lợi nhuận bình quân thì: + Hiệu quả đầu tư ít rủi ro + Hiệu quả thu được cao hơn ® Khuyến khích đầu tư ® cầu quỹ cho vay Þ đường cầu dịch chuyển sang phải Trong khi cung quỹ cho vay ít biến động. Điều này làm lãi suất cân bằng dịch chuyển từ điểm 1 sang điểm 2 và làm lãi suất cân bằng *** Phân tích tương tự cho trường hợp ngược lại ¯ Þ LS cân bằng Þ có ảnh hưởng cùng chiều với LS cân bằng. CÂU 61 Nguồn cấu thành cung cầu quỹ cho vay? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu quỹ cho vay. 1. Nguồn cấu thành cung cầu quỹ cho vay · Cầu quỹ cho vay : bao gồm nhiều thành phần và bắt nguồn từ tất cả các khu vực của nền kinh tế, trong đó mỗi khu vực có nhu cầu về quỹ cho vay xuất phát từ những động lực khác nhau: - Cầu của doanh nghiệp : thiếu hụt tạm thời trong quá trình sản xuất kinh doanh, là khách hàng chính tạo nên cầu quỹ cho vay, nhu cầu chủ yếu xuất phát từ nhu cầu đầu tư cho sản xuất kinh doanh. - Cầu của chính quyền : phần thâm hụt của NSNN trung ương hoặc địa phương, chủ yếu được phát sinh vào các công trình phúc lợi xã hội, các chính sách tài chính quốc gia… - Cầu của người tiêu dùng : thiếu hụt vốn trong quá trình tiêu dùng của các hộ gia đình, cá nhân trong xã hội. => Trong các yếu tố của cầu quỹ cho vay, cầu của DN và cầu của chính quyền là nguồn nhu cầu ròng chính yếu của quỹ cho vay (trong đó, cầu quỷ cho vay của chính quyền ít bị tác động bởi lãi suất). · Cung quỹ cho vay : phản ánh khối lượng quỷ có thể cung cấp bao gồm khối lượng tiết kiệm và số lượng tiền mới được tạo ra. - Tiết kiệm : nghĩa là trì hoãn việc tiêu dùng hiện tại. Tiết kiệm có tính chất quan trọng vì nó tạo ra nguồn để phát triển năng lực sản xuất của nền kinh tế. Bao gồm: + Tiết kiệm của cá nhân, hộ gia đình: thành phần cung cấp nguồn tiết kiệm chủ yếu. + Tiết kiệm của các doanh nhiệp. + Nguồn thặng dư của NSNN. + Dòng tiết kiệm nước ngoài. - Tiền :Một nguồn bổ sung vào quỹ cho vay là việc cung ứng tiền. Khối lượng của nó chịu tác động bởi khả năng tạo bút tệ của các ngân hàng thương mại và việc phát hành tiền mặt của Ngân hàng Trung ương. => Trong các yếu tố của cung quỹ cho vay, tiết kiệm cá nhân và hộ gia đình là nguồn cung cấp chủ yếu, và tỷ lệ tiết kiệm của ngân sách hầu như không phụ thuộc vào mức lãi suất. 2. Các nhân tố ảnh hưởng cung cầu quỹ cho vay: a. Lạm phát dự tính : Với một lãi suất cho trước, khi lạm phát dự tính tăng, lượng cầu quỹ cho vay tăng lên ở bất kỳ LS nào cho trước do người đi vay có lợi. Đồng thời, làm cho người cho vay bị thiệt hại (do LS giảm) và cung quỹ cho vay giảm. b. Tỷ suất lợi nhuận bình quân: Tỷ suất lợi nhân bình quân tăng thì hoạt động đầu tư ít rủi ro -> khuyến khích đầu tư -> cầu quỹ cho vay tăng. Trong khi đó cung quỹ cho vay ít biến đổi. c. Sự phát triển kinh tế trong chu kỳ kinh doanh: Trong giai đoạn phát triển của 1 chu kỳ kinh doanh, tổng số hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế tăng lên, thu nhập quốc dân tăng, với 1 lãi suất cho trước lượng cầu quỹ cho vay sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, kinh tế phát triển , thu nhập và của cải tăng lên, lượng cung quỹ cho vay cũng tăng. d. Chính sách tài chính: Khi NN thực hiện chính sách tài chính mở rộng: gia tăng các khoản chi tiêu -> thâm hụt NSNN tăng ->vay nhiều hơn -> cầu quỹ cho vay tăng (cung quỹ cho vay ít biến đổi). Khi NN thực hiện chính sách tài chính thắt chặt thì ngược lại làm giảm cầu quỹ cho vay e. Chính sách tiền tệ của NHTW: Khi NHTW thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua các công cụ như: dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, thị trường mở… sẽ tác động làm giảm cung tiền tệ. Mà cầu tiền tệ bao gồm: cầu giao dịch, cầu đầu cơ và cầu dự phòng, cho nên khi cung tiền tệ giảm -> cung quỹ cho vay giảm ( cầu quỹ cho vay ít biến động). Khi NHTW thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ thì tác động ngược lại làm tăng cung tiền -> tăng cung quỹ cho vay (cầu quỹ cho vay ít biến động). CÂU 62 + 65 Trình bày khái niệm cấu trúc rủi ra lãi suất. Phân tích các yếu tố quyết định cấu trúc rủi ra lãi suất. Vẽ đồ thị minh hoạ và chỉ rõ mức bù rủi ro lãi suất. Ý nghĩa của việc nghiên cưu cấu trúc rủi ro lãi suất. Cấu trúc rủi ro lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ sẽ thay đổi như thế nào nếu chính phủ tuyên bố bảo lãnh thanh toán cho trái phiếu doanh nghiệp? 1. Khái niệm cấu trúc rủi ro của lãi suất : Cấu trúc rủi ro của lãi suất là tính tương quan về lãi suất giửa các công cụ nợ có cùng kỳ hạn thanh toán. 2. Các yếu tố quyết định cấu trúc rủi ro lãi suất Cấu trúc rủi ro của lãi suất được xác định phụ thuộc vào các yếu tố : rủi ro vỡ nợ, tính lỏng, qui chế thuế thu nhập. a. Rủi ro vỡ nợ : Rủi ro vỡ nợ là khả năng người đi vay không thể thực hiện được việc thanh toán tiến lãi, tiền vốn hoặc cả 2 khi đến hạn thanh toán đã thoả thuận. - Để phân tích tác động của rủi ro vỡ nợ đến lãi suất, cần phải so sánh với công cụ nợ không có rủi ro vỡ nợ (vd: trái phiếu CP). - Chênh lệch lãi suất giữa công cụ nợ không có rủi ro vỡ nợ và công cụ có rủi ro vỡ nợ được gọi là mức bù rủi ro ( hay fụ thu rủi ro), nó đo lường khoảng lãi phụ thêm mà người để dàng kiếm được do lưu giữ 1 công cụ nợ có rủi ro. - Giả sử trên thị trường có 2 loại trái fiếu có cùng kỳ hạn thanh toán: Trái phiếu A (trái phiếu CP) & Trái phiếu B (trái phiếu công ty). Giả sử 2 trái phiếu này có rủi ro vỡ nợ đều = 0, các yếu tố khác như nhau à trong thị trường hoàn hảo, mức phân bố đều nhau à lãi suất cân bằng bằng nhau. Giả sử trái phiếu B có rủi ro vỡ nợ => cầu mua trái phiếu B ¯ => cung quỹ cho vay đối với TP B ¯ => lãi suất cân bằng của trái phiếu B Đồng thời người dân chuyển sang đầu tư cho trái phiếu A nhiều hơn => cung quỹ cho vay đối với trái phiếu A => lãi suất cân bằng của trái phiếu A ¯ è Chênh lệch giửa iA và iB được gọi là mức bù rủi ro, nó giải thích tại sao khi rủi ro tăng thì lãi suất trên thị trường đó tăng. b. Tính lỏng (tính thanh khoản) - Thể hiện khả năng chuyển đổi từ công cụ tài chính ra tiền mặt nhanh hay chậm và chi phí chuyển đổi nhiều hay ít. - Mội tài sản tài chính có: + Tính lỏng cao: tài sản tài chính đó hấp dẫn đối với nhà đầu tư à cầu tài sản à cung quỹ cho vay à lãi suất ¯ + Tính lỏng thấp: tài sản tài chính đó kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư à cầu tài sản ¯ à cung quỹ cho vay ¯ à lãi suất -Chênh lệch lãi suất giữa công cụ nợ có tính lỏng cao hơn và công cụ nợ có tính lỏng thấp hơn gọi là mức bù tính lỏng (hay phụ thu thanh khoản) là khoản lãi phụ thêm cho các nhà đầu tư vì sự hy sinh thanh khoản của họ. c. Thuế - Là chính sách thuế nhắm vào thu nhập từ đầu tư trái phiếu. Nó ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi giảm làm giảm thu nhập từ trái phiếu. - Nếu Nhà nước tăng thuế => giảm lợi nhuận từ trái phiếu => cầu mua trái phiếu đó ¯ => cung quỹ cho vay ¯ => lãi suất 3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu cấu trúc rủi ro của lãi suất - Được sử dụng trong việc lập mô hình dự báo thương mại để dự báo những biến động tương lai trong hoạt động kinh tế. - Chính phủ sử dụng để kiến những biến động trong biến số kinh tế: tổng sản phẩm của nền kinh tế, giá cả, … dự định thu thuế, chi trả lương và chỉ đạo các quyết định. - Nhà kinh doanh sử dụng để đưa ra những quyết định đầu tư, sản xuất và việc làm. 4. Sự thay đổi của cấu trúc rủi ro lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ nếu chính phủ tuyên bố bảo lãnh thanh toán cho trái phiếu doanh nghiệp 5. - Lúc đầu, cung cầu quỹ cho vay ở 2 thị trường trái phiếu này giống nhau ð lãi suất cân bằng của 2 thị trường này bằng nhau ð mức bù rủi ro = 0 - Sau khi chính phủ tuyên bố bảo lãnh thanh toán cho trái phiếu doanh nghiệp, cầu trái phiếu doanh nghiệp ð cung quỹ cho vay trên thị trường này ð lãi suất cân bằng trên thị trường trái phiếu ¯ - Đồng thời cần trái phiếu chính phủ ¯ ð cung quỹ cho vay trên thị trường này ¯ ð lãi suất cân bằng trên thị trường trái phiếu chính phủ è Mức bù rủi ro = iA - iB CÂU 63 – 64 Khái niệm cấu trúc kỳ hạn của lãi suất. Vẽ và giải thích đồ thị minh hoạ cấu trúc kỳ hạn của lãi suất (trong 4 trường hợp khác nhau). Vận dụng lý thuyết dự tính (kỳ vọng) để giản thích cấu trúc kỳ hạn của lãi suất trong trường hợp đường đồ thị hình gù và vận dụng lý thuyết môi trường ưu tiên để giải thích cấu trúc kỳ hạn của lãi suất trong trường hợp đường đồ thị lãi suất nằm ngang. 1. Khái niệm cấu trúc kỳ hạn lãi suất : Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất là tín tương quan về lãi suất giữa các công cụ nợ có cùng đặc tính về rủi ro, tính lỏng và thuế nhưng có kỳ hạn thanh toán khác nhau. 2. Hoàn v ố n Các dạng cấu trúc kỳ hạn của lãi suất 3. Lý thuyết dự tính Theo lý thuyế dự tính, các công cụ nợ có cấu trúc rủi ru như nhau, có kỳ hạn thanh toán khác nhau là những cpông cụ nợ có thể thay thế hoàn hảo nếu như lợi tức dự tính bằng nhau. Do đó, lãi suất của công cụ nợ dài hạn sẽ bằng trung bình của các lãi suất ngắn hạn dự tính trong suốt thời hạn của công cụ nợ đó. à Tổng quát: Lãi suất của công cụ nợ có kỳ hạn những giai đoạn bằng trung bình các lãi suất có kỳ hạn 1 giai đoạn trong quá trình tồn tại những giai đoạn của công cụ nợ int = (it + it+1 + … + it+n-1) / n Lý thuyết dự tính cung cấp cơ sở để giải thích sự thay đổi của cấu trúc kỳ hạn của lãi suất ở những thời điểm khác nhau - Đường lãi suất nằm ngang chỉ ra rằng, dự tính lãi suất ngăn hạn tương lai sẽ tương tự như lãi suất ngăn hạn hiện hành, do đó, lãi suất ngắn hạn hiện tại và lãi suất dài hạn trong hiện tại bằng nhau. - Đường lãi suất dốc lên, lãi suất ngắn hạn được dự tính tăng trong tương lai, do đó, làm cho lãi suất dài hạn trong hiện tại tăng. - Đường lãi suất ngắn hạn dốc xuống, trông đợi lãi suất ngắn hạn sẽ giảm trong tương lai so với hiện hành, do đó làm giảm lãi suất hiện hành. Lý thuyết dự tính cũng giải thích vì sao những lãi suất của các công cụ nợ có kỳ hạn thanh toán khác nhau diễn biến theo nhau (đồ thị hình gù): một sự tăng lên ở lãi suất ngắn hạn cũng sẽ làm tăng các lãi suất dài hạn à lãi suất ngắn hạn và dài hạn diễn biến theo nhau. Ưu điểm : giải thích được hiện tượng diễn biến theo nhau của lãi suất Nhược điểm : không giải thích được tại sao đường lãi suất dốc lên: các đường lãi suất thường dốc lên, hàm ý rằng các lãi suất ngắn hạn trông đợi tăng lên trong tương lai; nhưng trong thực tiễn, các lãi suất ngắn hạn có khả năng sụt giảm y như khả năng tăng lên 9tức là thường lãi suất ngắn hạn < lãi suất dài hạn) - Lý thuyết môi trường ưu tiên Là sự kết hợp hoàn hảo của 2 lý thuyết: dự tính và thị trường phân cách. Theo lý thuyết môi trường ưu tiên: - Các công cụ nợ có kỳ hạn thanh toán khác nhau có thể thay thế nhau nhưng đó không phải là sự thay thế hoàn hảo, vì còn phải tính đến kỳ hạn thanh toán. - Các nhà đầu tư có thể đầu tư vào công cụ nợ kém ưa thích hơn nếu như có một mức lợi tức dự tính cao hơn, nghĩa là được bù đắp một khoản phụ thu gọi là mức bù kỳ hạn. à Lãi suất của một trái phiếu dài hạn sẽ bằng trung bình của những lãi suất ngắn hạn được trông đợi, xuất hiện trong thời gian tồn tại của trái phiếu dài hạn đó cộng với mức bù kỳ hạn của trái phiếu. à Tổng quát: Lãi suất trên 1 trái phiếu có kỳ hạn thanh toán những thời kỳ sẽ bằng số trung bình của các lãi suất của trái phiếu có kỳ hạn thanh toán 1 thời kỳ dự tính trong suốt vòng đời của trái phiếu cộng với mức bù kỳ hạn cho một thời kỳ int = int = (it + it+1 + … + it+n-1) / n + knt Lý thuyết môi trường ưu tiên đã giải thích được các vấn đề quan trọng sau: - Lãi suất của trái phiếu có kỳ hạn thanh toán khác nhau có xu hướng diễn biến theo nhau trong suốt thời gian. - Các đường lãi suất hoàn vốn thường dốc lên - Khi các lãi suất ngắn hạn hiện hành ở mức thấp, các đường lãi suất hoàn vốn dễ có thể hướng dốc lên và ngược lại. - Đường lãi suất hoàn vốn dốc lên là biểu hiện lãi suất ngắn hạn được trông đợi sẽ tăng lên - Đường lãi suất dốc lên thoai thoải là biểu hiện lãi suất ngắn hạn được trông đợi giữ nguyên - Đường lãi suất dốc lên thoai thoải là biểu hiện lãi suất ngắn hạn được trông đợi sẽ giảm sút mạnh CÂU 66 Khái niệm cấu trúc kỳ hạn của lãi suất. Giả sử lý thuyết dự tính được chấp nhận khi giản thích cấu trúc kỳ hạn của lãi suất, hãy tính mức lãi suất cho các thời hạn từ 1 đến 5 năm và biểu diễn đường cong lãi suất trên đồ thị khi biết các mức lãi suất ngăn hạn dự tính như sau: 5%, 6%, 7%, 6%, 5%. 1. Khái niệm cấu trúc kỳ hạn của lãi suất Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất là tính tương quan về lãi suất giữa các công cụ nợ có cùng đặc tính về rủi ro, tính lỏng và thuế có kỳ hạn thanh toán khác nhau. 2. Vẽ đồ thị Mức lãi suất kỳ hạn 1 năm: 5% 2 năm: (5% + 6%) / 2 = 5,5% 3 năm: (5% + 6% + 7%) / 3 = 6% 4 năm: (5% + 6% + 7% + 6%) / 4 = 6% 5 năm: (5% + 6% + 7% + 6% + 5%) / 5 = 5,8% CÂU 67 Phân tích tác động của lãi suất. Trong thực tế, NHTW các nước đã lợi dụng khả năng tác động của lãi suất để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ như thế nào? Lãi suất chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố. Đồng thời, ngược lại, lãi suất cũng có tác động đối với nhiều hoạt động của nền kinh tế. 1. Lãi suất và đầu tư Khi lãi suất tăng cao, nhu cầu đầu tư giảm, chi tiêu đầu tư có kế hoạch giảm. NHTW đã lợi dụng mối quan hệ đó để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ. Khi muốn kích thích đầu tư, NHTW sẽ thông qua các công cụ của mình để tác động đến cung cầu tiền tệ để làm giảm suất và ngược lại. 2. Lãi suất và chi tiêu tiêu dùng Thực tế đã chứng minh, lãi suất có tác động một cách mạnh mẽ đến khuynh hứơng tiêu dùng do đó tác động mạnh mẽ đến chi tiêu tiêu dùng. Khi lãi suất tăng (mọi thứ khác giữ nguyên không đổi), chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền tăng, do đó làm nảy sinh khuynh hướng tiết kiệm chi tiêu để chuyển tiền vào lĩnh vực cho vay, làm khuynh hướng cận biên tiêu dùng giảm, dẫn tới chi tiêu tiêu dùng giảm. Ngược lại, khi lãi suất giảm, sẽ tác động làm cho khuynh hướng cận biên tiêu dùng tăng, dẫn tới chi tiêu tiêu dùng tăng. Đặc biệt, với những khoản chi tiêu tiêu dùng lâu bền (như ô tô, nhà cửa…) thường được tài trợ bằng tiền đi vay. Nhận thức được mối quan hệ này, NHTW đã chủ động tác động để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ. Khi NHTW muốn kích cầu bằng cách kích thích tiêu dùng và đầu tư thì NHTW sẽ thông qua các công cụ của mình tác động làm giảm lãi suất (và ngược lại). 3. Lãi suất và xuất khẩu ròng Khi lãi suất trong nước tăng, sẽ làm giảm tỉ giá hối đoái, do đó làm giảm xuất khẩu ròng. Nhận thức được mối quan hệ này, NHTW đã chủ động tác động lên lãi suất để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ. Khi NHTW muốn kích cầu, tăng tổng sản phẩm bằng cách tăng xuất khẩu ròng thì NHTW sẽ thông qua các công cụ của mình làm giảm lãi suất và ngược lại. 4. Lãi suất và lạm phát Sự tăng giảm lãi suất ngân hàng tác động đến cung cầu quỹ cho vay từ đó tác động đến cung tiền tệ. NHTW có thể sử dụng công cụ lãi suất chiết khấu để thực hiện mục tiêu thắt chặt tiền tệ khi nền kinh tế bị lạm phát nhằm ổn định tiền tệ, ổn định giá cả hàng hoá, bằng cách tăng lãi suất chiết khấu. Hoặc thực hiện chính sách mở rộng tiến tệ kích cầu, chống giảm phát tiền tệ, chống suy thoái kinh tế bằng cách giảm lãi suất chiết khấu.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro