ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KINH TẾ XÂY DỰNG 2
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KINH TẾ XÂY DỰNG 2
Câu 1: Nêu khái niệm về công nghệ XD, tiến bộ khoa học công nghệ XD và những lĩnh vực phát triển khoa học công nghệ XD.
1. Công nghệ XD
Công nghệ XD được hiểu là con người sử dụng máy móc thiết bị, dụng cụ, công cụ, các qui trình công nghệ, các công thức chế biến... để tác động vào nguyên vật liệu, cấu kiện XD, tạo ra sản phẩm XD thỏa mãn được nhu cầu đặt ra trong sản xuất.
- Các yếu tố tạo ra công nghệ XD:
Con người tương ứng với kiến thức nghề nghiệp
Công cụ, máy móc, dụng cụ
Các qui trình công nghệ, công thức chế biến...
Tổ chức, liên kết để thực hiện tạo ra sản phẩm
2. Tiến bộ khoa học công nghệ XD
Là quá trình không ngừng hoàn thiện, đổi mới những công nghệ XD hiện có để thúc đẩy các hoạt động XD ngày càng mang lại hiệu quả lớn hơn
3. Những lĩnh vực phát triển khoa hoc công nghệ XD
Phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực cơ học XD
Phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực thiết kế XD
Phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực khảo sát XD
Phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực thi công XD
Phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực quản lý XD
Phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất vật liệu cấu kiện XD
Câu 2: Nêu và phân tích vai trò của tiến bộ khoa học công nghệ XD trong XD
- Thúc đẩy tiến bộ KHCN, tăng năng suất lao động trong XD kéo theo nhiều lợi ích
Nếu tăng NS giảm thời gian XD mang lại nhiều lợi ích cho chủ đầu tư, nhà nước, nhà thầu
Tăng NS tăng sản lượng tiết kiệm các chi phí bất biến trên sản phẩm
Tăng NS giảm số lượng công nhân tiết kiệm nhiều chi phí phục vụ công nhân trong XD
Tăng NS mang nhiều hiệu quả kinh tế XH khác (giảm thời gian làm việc trong tuần, tháng... mà thu nhập vẫn giữ nguyên, hoặc tăng thu nhập cho người lao động
- Tăng chất lượng công trình Tuổi thọ công trình kéo dài, giảm chi phí bảo trì
- Giảm trực tiếp các chi phí XD
- Cải thiện đáng kể điều kiện làm việc cho con người, cải thiện môi trường
- Giảm trực tiếp thời gian XD
Ngoài ra, áp dụng tiến bộ KHKTCN trong XD góp phần làm biến đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trogn XD nhanh hơn. Đó là điều kiện quan trọng để ngành XD trở thành một ngành SX mang tính công nghiệp
Câu 3: Trình bày phương pháp xác định hiệu quả của giảm thời gian XD mang lại cho chủ đầu tư, nhà nước và nhà thầu XD.
Biểu hiện của giảm thời gian XD nhờ áp dụng các tiến bộ KHCNXD:
- Sớm đưa công trình vào sử dụng mang lại hiệu quả cho chủ đầu tư, nhà thầu, nhà nước, cộng đồng XH.
- Giảm trực tiếp các chi phí XD cho nhà thầu khi thực hiện hợp đồng
- Giảm thiệt hại đọng vốn cho chủ đầu tư XD công trình
- Giảm thiệt hại đọng vốn sản xuất của nhà thầu
1. Đánh giá hiệu quả do đưa CT vào sử dụng sớm hơn so với qui định
1.1 Đối với công trình sản xuất sản phẩm
Hiệu quả đem lại cho chủ đầu tư là khoản lợi nhuận thêm được trong khoảng thời gian đưa CT vào sử dụng sớm
Có thể tính gián tiếp theo công thức
VDA : toàn bộ vốn của DA do CĐT bỏ ra để XDCT.
iDA : lãi suất đạt được trung bình tính cho 1 thời đoạn khi DA đi vào hoạt động
∆T: độ dài thời gian đưa CT vào sử dụng sớm ∆T= Tq - Tt
Tq : thời gian quy định
Tt : thời gian XD thực tế
Tính trực tiếp:
)
Lt : lợi nhuận tạo ra cho CĐT khi đưa CT vào sử dụng tính với mức khai thác công suất ở thời đoạn t (Thời gian nằm trong ∆T)
Qt : khối lượng sản phẩm SX tính cho thời đoạn t
g : giá bán ĐVSP tính bình quân
Cđ : CPSX ĐVSP tính trung bình
Với nhà nước, nhận thêm được những khoản thuế khi mà khai thác công trình nộp cho NN.
1.2 Đối với công trình phi SX
Sớm thỏa mãn những lợi ích kinh tế XH cho chủ đầu tư hoặc những người thụ hưởng khác.
Ví dụ: giải quyết nhanh vấn đề khan hiếm nhà ở cho người dân.
2. Đánh giá hiệu quả do giảm thiệt hại đọng vốn cho chủ đầu tư XDCT
- Đọng vốn: là số vốn nằm ở trong công trình không vận động sinh lời trong quá trình công trình còn đang xây dựng
Lượng vốn đọng phụ thuộc vào lượng vốn bỏ vào XD và thời gian XD. Khi giảm thời gian XD, đọng vốn sẽ giảm theo. Thiệt hại liên quan đến đọng vốn cũng giảm theo.
Khi thời gian XD thực tế
- Theo quan điểm sinh lãi đơn
Trong đó:
: lượng vốn đọng trong quá trình XD, tính bình quân trong suốt thời kỳ XD
V1,... Vn: lượng vốn đầu tư bỏ vào XD tính cộng dồn tương ứng thời điểm 1, 2, ...n.
Vn = VDA
n: số lượng thời đoạn được chia ra từ thời gian XD để phân tích đánh giá.
iCDT : lãi suất huy động vốn cho CĐT xây dựng CT tính bình quân cho tất cả các nguồn vốn
Vk: lượng vốn C ĐT huy động của nguồn thứ k để XDCT
ik: lãi suất huy động vốn của nguồn k
∆T: độ dài thời gian đưa CT vào sử dụng sớm ∆T= Tq - Tt
- Theo quan điểm sinh lãi ghép:
Lượng vốn đọng của chủ đầu tư trong thực tế chính là phần vốn CĐT trả tiền rồi (đọng vốn của CĐT). Nếu CĐT chưa trả tiền đọng vốn của nhà thầu
Tính đến tổng tích lũy cả gốc và lãi cho thời gian XD dài
3. Hiệu quả giảm chi phí thi công
- Phân tích chi phí để thực hiện hoạt động thi công khi cố định công trình đang xét. Nghĩa là khối lượng xét không đổi thì có 2 loại chi phí:
Chi phí khả biến (BHĐ) = const. Mặc dù thời gian biến đổi
Chi phỉ bất biến (FHĐ) biến đổi theo quan hệ: thời gian tăng (giảm) chi phí bất biến tăng (giảm)
hiệu quả do giảm chi phí thi công nhờ giảm thời gian XD tính theo CT:
Fdài : chi phí bất biến ứng với thời gian XD dài
Fngắn : chi phí bất biến ứng với thời gian XD ngắn
Giả định mối quan hệ thay đổi CP bất biến theo thời gian là quan hệ tuyến tính ta có thể tính F(n) theo Tt, Tq và Fd →
KS nhiều HĐ có thể tìm ra những khoản CP bất biến nằm trong CP HĐ theo quan hệ sau:
Trong CPVL khoản CPBB chiếm tới 1%CPVL(Fvl)
Trong CPNC chiếm 5%(Fnc)
Trong CPM tối đa 30% là CPBB (Fm)
CP trực tiếp khác và CPC, CPBB chiếm trong từng loại, mỗi loại chiếm 40-60%(thường lấy 50%) (Fp, Ftk)
Công thức gần đúng tính hiệu quả
4. Đánh giá hiệu quả do giảm thiệt hại đọng vốn sản xuất của nhà thầu
Quá trình thực hiện HĐ thì nhà thầu phải ứng trước vốn để TC sau đó tạo ra được khối lượng đủ lớn CĐT cho nghiệm thu thanh toán trả tiền. Như vậy toàn bộ vốn SX nhà thầu ứng ra TC chưa được thanh toán sẽ bị đọng gây ra thiệt hại cho nhà thầu. Thiệt hại này phụ thuộc nhiều vào thời gian. Nếu giảm được thời gian thì thiệt hại giảm.
Nếu so sánh thiệt hại ứng với thời gian theo HĐ và thời gian thực tế do giảm thiệt hại đọng vốn theo CT
vốn SX của nhà thầu bị ứ đọng tính TB trong suốt thời kì XD
i là lãi suất huy động vốn để TC của nhà thầu tính TB cho tất cả các nguồn vốn.
Nhận xét: để rút ngắn được thời gian XD thực tế so với HĐ nhà thầu thường phải bỏ thêm các CP so với HĐ
- Tăng số CN làm, tăng CP phục vụ CN trên công trường
- Tăng máy, tăng CP chuyên chở máy đến và đi, CP làm công trình tạm cho máy hoạt động.
- Tăng ca làm việc trong 1 ngày kéo theo CP phụ cấp tăng, ca 3 tăng.
- SD VL phụ gia tăng CP
- SD khuyến khích kinh tế tăng năng suất
Tổng hợp toàn bộ CP trên : C tăng
Từ đó đánh giá hiệu quả cuối cùng của việc giảm thời gian phải kể đến CP bỏ tăng thêm cho HĐ
5. Đánh giá tổng hợp chung
Xét theo quan điểm lợi ích của nhà thầu
Nhận xét khi thay đổi thời gian TC đứng trên quan điểm lợi ích nhà thầu tìm được 1 p/a TC hợp lí nhất trong các p/a đưa ra và nếu KS được tất cả có thể có được p/a hiệu quả lớn nhất ứng với nó sẽ tím được thời gian XD tối ưu.
Câu 4: Trình bày phương pháp lựa chọn kế hoạch phân bổ vốn cho quá trình thi công XDCT theo thời gian.
1. Khi lập kế hoạch phân bổ vốn cho XDCT, cả chủ đầu tư và nhà thầu đều phải dựa trên 2 nguyên tắc:
- Phân bổ vốn phải phù hợp với trình tự công nghệ XD từ giai đoạn khởi công, đến thi công triển khai rầm rộ và chuyển sang giai đoạn hoàn thiện một cách phù hợp nhất. (chỗ nào, giai đoạn nào cần nhiều vốn thì cung cấp nhiều; chỗ nào, giai đoạn nào cần ít hơn thì cung cấp ít hơn.
- Phân bổ vốn sao cho thiệt hại đọng vốn là ít nhất.
2. Trong đó, 2 nguyên tắc này phải được xem xét đồng thời khi lựa chọn 1 kế hoạch phân bổ vốn. Nếu xem xét về mặt lý thuyết, ta có thể gặp 4 trường hợp sau đây:
- Phân bổ đều theo thời gian trong suốt quá trình XD Đường bỏ vốn tích lũy cộng dồn có dạng đường thẳng (tuyến tính) (1)
- Bỏ vốn tăng dần theo thời gian Đường bỏ vốn tích lũy cộng dồn có dạng đường cong lõm (2)
- Bỏ vốn giảm dần theo thời gian Đường bỏ vốn tích lũy cộng dồn có dạng đường cong lồi (3)
- Kết hợp giữa bỏ vốn tăng và giảm dần Đường bỏ vốn tích lũy cộng dồn có dạng đường cong đỏi chiều dạng chữ S (4)
3. Phân tích lựa chọn phương án hợp lý.
Chia tương đối thời gian XD làm 3 khoảng thời gian: khởi công, thi công rầm rộ, hoàn thiện
- Với dạng đường bỏ vốn 1:
Giai đoạn 1 thừa vốn, giai đoạn 2 thiếu vốn không phù hợp với trình tự công nghệ XD. Đặc biêt, giai đoạn khởi công không cần nhiều vốn và giai đoạn thi công rầm rộ cần rất nhiều vốn nhưng tốc độ bỏ vốn giống nhau khó thực hiện
Lượng vốn đọng lớn Thiệt hại cao
Cách bỏ vốn này không hợp lý.
- Dạng 2:
Không phù hợp, khó khăn trong việc triển khai thực hiện XD. Tuy nhiên, thiệt hại đọng vốn ít nhất Áp dụng cho việc lắp ghép các kết cấu chế tạo sẵn
- Dạng 3:
Không phù hợp với yêu cầu và trình tự công nghệ XD, có lượng đọng vốn lớn nhất.
- Dạng 4:
Bỏ vốn tạo điều kiện thuận lợi theo đúng trình tự hoàn thành công trình.
Lượng vốn đọng tương đối nhỏ.
Cách bỏ vốn dạng 4 là hợp lý nhất
Câu 5: Trình bày phương pháp so sánh lựa chọn phương án có công nghệ XD để thực hiện quá trình thi công cho từng trường hợp khối lượng thi công nhỏ, thời hạn thi công ≤ 1 năm và trường hợp khối lượng thi công lớn, thời hạn thi công > 1 năm.
1. Đặt vấn đề
Khi lập các biện pháp KTCN để thi công công trình, nhà thầu thường phải so sánh lựa chọn phương án tốt nhất.
Có thể xảy ra 2 TH:
- So sánh phương án công nghệ trong giai đoạn tranh thầu
- So sánh phương án công nghệ sau khi thắng thầu thực hiện hợp đồng
Quá trình so sánh lựa chọn này thường dựa vào mục tiêu: tối thiểu hóa chi phí bỏ ra. Mà chi phí này có tính đến cả việc huy động vốn là máy móc thiết bị để thực hiện công nghệ và có tính đến yếu tố thời gian thi công.
Nếu xét riêng yếu tố thời gian thi công, ngoài việc xem xét sự khác nhau về thời gian thi công giữa các phương án, còn phải tính đến thời gian thi công dài hay ngắn để quyết định có phải tính đến hoặc bỏ qua sự biến đổi giá trị của tiền theo thời gian.
2. Phương pháp so sánh công nghệ XD khi Tc ≤ 1 năm
Tổng CP thi công để thực hiện phương án đang xét được tính
→ min và TC ≤ TC(qđ)
Vi : Vốn ĐT bỏ ra để mua sắm tài sản thứ i tham gia thực hiện p/a đang xét
ai ;lãi suất sd VĐT mua sắm TS i
ti :thời gian tham gia vào p/a đang xét của TS thứ i
C :∑chi phí thi công(giá thành) tính theo khối lượng TC của p/a đang xét
C được hình thành từ các khoản CPVL, CPNC, CPMTC, CP trực tiếp khác
Trường hợp so sánh các p/a CN khác nhau mà không làm thay đổi CPVL thì CPVL có thể không cần đưa vào so sánh.
Hp hiệu quả hoặc thua lỗ ứng với TH rút ngắn thời gian hoặc kéo dài thời gian Tc của p/a đang xét so với p/a chọn làm gốc để so sánh
Dấu (+) khi p/a đang xét có thời gian dài hơn so với p/a gốc
Dấu (−) ngược lại
Cộng thêm Hp đưa CP của các p/a về cùng thời gian, sau đó tính lại CP
Trong 1 số TH khi so sánh p/a TC có thể bỏ qua sự khác nhau về tiền lãi liên quan đến huy động vốn để thực hiện p/a đang xét.
TC = C ± Hp → min
Hp = KpPd(1- Tn/Td)
Pd : CPC lấy theo p/a dài trong số các p/a cần so sánh.
TC(qđ) Tổng CP quy định theo đk đặt ra ban đầu.
3. Phương pháp so sánh công nghệ XD khi Tc > 1 năm
Vt tổng vốn ĐT của tất cả các TS tham gia vào TC ở thời đoạn t
t: năm, tháng, quý, Tc lấy giá trị nguyên
a: lãi suất huy động VĐT mua sắm các TS tính TB cho tất cả các loại TS
i: LS để tính đổi xét đến sự thay đổi của dòng tiền theo thời gian.
Ct TCP thi công để thực hiện khối lượng công việc ở thời đoạn t
Tc thời hạn thi công của p/a đang xét
Tc số mũ do đó là số nguyên
TH thành phần tổ hợp các TS tham gia TC không thay đổi trong suốt quá trình thi công thì thành phần thứ nhất trong CT có thể biến đổi
Câu 6: Nêu phương hướng phát triển tiến bộ khoa học công nghệ XD
- Phương hướng PTKHCN đối với công cụ máy móc thiết bị XD (phần cứng)
Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hoá, từng bước áp dụng tự động hoá 1 cách hợp lí, chú trọng phát triển cơ khí nhỏ phục vụ XD, áp dụng công cụ cải tiến, kết hợp tốt cơ giới hoá và lao động thủ công, kết hợp cách đi tuần tự và đi tắt trong phát triển và áp dụng kĩ thuật XD.
Cơ giới hoá với công việc nặng nhọc, khối lượng lớn, đòi hỏi thời gian XD ngắn.Tự động hoá với khâu thiết kế, công tác quản lí, khâu trực tiếp TC hợp lí (dựa vào khả năng vốn, tính hiệu quả)
→ Chiến lược phát triển MXD, nhập khẩu máy móc thiết bị XD hợp lí, tự SX máy móc.
→ Giải quyết tăng cường tính cơ động và linh hoạt của máy móc, lựa chọn phù hợp nguyên lí hoạt động và cơ cấu di chuyển, quy mô máy, đọ bền, độ tin cậy của MXD
- Đối với VL, kết cấu XD:
Đẩy mạnh áp dụng VL hiệu quả, kết cấu tiến bộ, đặc biệt là VL, k/c nhẹ cho phép XD nhanh, tận dụng thành quả của hoá học trong VLXD, kết hợp sd VL hiện đại và VL truyền thống, tiết kiệm đất nông nghiệp khi dùng gạch ngói.
Đòi hỏi SX nhiều VL mới, bền, rẻ, chống ăn mòn, chất dẻo tổng hợp, VL bê tông hiệu quả như BT ứng suất trước, chịu ăn mòn, phụ gia bê tông
- Với các công nghệ XD (phương pháp công nghệ, quy trình CN, công thức chế biến)
Sự kết hợp giữa người lao động với máy móc XD, VL, Cải tiến đồng bộ cả phần cứng và phần mềm
Máy móc giữ vai trò quan trọng có kết hợp phương hướng phát triển VL và kết cấu XD (loại hình, kêt cấu a/h)
Tổ chức XD ứng dụng tiến bộ hợp lí
Phát triển đón đầu 1 số công nghệ XD
Phát triển phù hợp với đk khí hậu nhiệt đới
Áp dụng pp dây chuyền, sơ đồ mạng với sự trợ giúp của máy tính điện tử.
→ Nâng cao cơ giới hoá, tự động hoá, điện khí hoá, hoá học hoá, tin học hoá cho thi công xây lắp, mà khâu tổ chức SX và QLKT, các dịch vụ XD liên quan, áp dụng tin học và công cụ toán học để điều khiển quá trình.
Câu 7: Trình bày các hình thức công nghiệp hóa XD gồm các nội dung: khái niệm, ưu - nhược điểm, phạm vi áp dụng hợp lý.
1. Phát triển CNH XD theo hình thức khép kín
- Nền tảng của hình thức này là tối đa hoá việc chế tạo trước các kết cấu XD từ trong nhà máy hoặc tại công xưởng sau đó chuyển ra công trường lắp dựng, tạo ra công trình phần XD tại chỗ. Tại công trường cũng được thực hiện với mức cơ giới hoá là chủ yếu: công tác đào đất, công tác thi công kết cấu phần ngầm..
- Ưu điểm:
Tốc độ XD nhanh.
Hạn chế tối đa tác động xấu của đk môi trường, của thời tiết.
Chất lượng những kết cấu XD được chế tạo trong các công xưởng đảm bảo độ tin cậy, độ đồng đều cao.
Giảm rất nhiều lao động nặng nhọc cho người lao động tại hiện trường.
Tạo đk tiết kiệm đáng kể hao hụt VL trong thi công.
Chi phí XD công trình có đk giảm.
- Nhược điểm:
Phải ĐT vốn khá lớn cho những cơ sở SX cấu kiện XD và bán thành phẩm. Đầu tư này chỉ mang lại hiệu quả cao khi nhu cầu tiêu thụ về các cấu kiện XD và bán thành phẩm nhiều.
Đòi hỏi phải có phương tiện vận chuyển, phương tiện cẩu lắp cấu kiện phù hợp với tải trọng, kết cấu XD (thường kết cấu XD thuộc loại siêu trường siêu trọng)
Đòi hỏi công trình cơ sở hạ tầng phù hợp với loại phương tiện vận chuyển.
Xét về mặt thiết kế áp dụng hình thức CNH dạng khép kín người ta thường phải hướng tới tiêu chuẩn hoá thiết kế các kết cấu -> hạn chế đáng kể tính linh hoạt, mỹ quan của giải pháp thiết kế kiến trúc.
Đk thi công xử lí các mối nối trong kết cấu lắp ghép tương đối phức tạp. Do đó nếu công đoạn này thực hiện không tốt -> công trình nhanh chóng xuống cấp đặc biệt trong đk thi công nóng ẩm mưa. Tính toàn khối của công trình kém hơn so với thi công đổ tại chỗ.
- Phạm vi áp dụng:
Áp dụng: hình thức này cần phải tính toán chi tiết tỉ mỉ tuỳ thuộc vào đk cụ thể.
VD trong lĩnh vực XD nhà ở phù hợp.
2. Công nghiệp hóa XD dạng hở
PT CNH XD theo hướng xây đúc tại công trường với mức cơ giới hoá cao
- Đặc trưng ở dạng này là hình thức tổ chức Thi công tại chỗ trên hiện trường với mức cơ giới hoá cao, lao động phổ thông chỉ tham gia phục vụ cho các dây chuyền cơ giới hoá hoặc thực hiện 1 số công việc hoàn thiện tỉ mỉ mà máy móc không thực hiện được.
- Ưu điểm, nhược điểm ngược lại hướng trên.
- Phạm vi: công trình XD lớn.
3. PT CNH XD dạng kết hợp
Đây là xu thế phát triển phổ biến hiện nay trong đó phần kết cấu lắp ghép đúc sẵn được áp dụng ở mức hợp lí tuỳ thuộc vàp loại công trình cụ thể.
Câu 8: Nêu và phân tích vai trò của thiết kế XD (thiết kế cơ sở, thiế kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công)
• Thiết kế cơ sở:
- Đóng vai trò là căn cứ để tổ chức cho việc thẩm định phê duyệt dự án và quyết định ĐT.
- Khi phê duyệt DA đồng thời phê duyệt thiết kế cơ sở khi đó thiết kế cơ sở đóng vai trò là gốc để khống chế suốt quá trình thiết kế kĩ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, đấu thầu TC XD công trình theo nguyên tắc thiết kế ở bước sau luôn luôn phải tôn trọng và bảo đảm thiết kế đã được phê duyệt ở bước trước.
- Thiết kế cơ sở phê duyệt trong DA liên quan trực tiếp đến việc lựa chọn ban đầu về tiêu chuẩn cấp hạng công trình, các yêu cầu về chất lượng kèm theo vì vậy công trình khi đưa vào sử dụng có chất lượng cao hay thấp chịu ảnh hưởng của việc lựa chọn ban đầu trong thiết kế cơ sở.
• Thiết kế kĩ thuật:
Là bước thiết kế sau DA đóng vai trò là thiết kế triển khai (cụ thể hoá thiết kế cơ sở)
• Thiết kế bản vẽ thi công:
- Nhằm chi tiết hoá, cụ thể hoá thiết kế kĩ thuật (đối với công trình thiết kế 3 bước hoặc chi tiết hoá, cụ thể hoá thiết kế cơ sở nếu công trình thiết kế 2 bước)
- Thiết kế bản vẽ thi công thường gọi là thiết kế chi tiết do đó tài liệu thiết kế đóng vai trò là chỉ dẫn cho thi công 1 cách thuận lợi.
Câu 9: Chất lượng của thiết kế XD là gì? Chất lượng của thiết kế khác với chất lượng của công trình thể hiện trong hồ sơ thiết kế hay không? Thực chất của việc lựa chọn giải pháp thiết kế XDCT là gì?
- Chất lượng của ĐA thiết kế:
Chất lượng cao hay thấp được thể hiện sự tôn trọng, sự đảm bảo cao hay thấp nhứng yêu cầu thiết kế ban đầu đặt ra về những đặc tính của công trình cần đạt được.Chất lượng của ĐA thiết kế do tổ chức tư vấn thiết kế luôn luôn phải tôn trọng và bảo đảm theo HĐ kinh tế kí với CĐT.
- Chất lượng công trình trong thiết kế:
Là toàn bộ những đặc tính của CT được thể hiện đầy đủ trong hồ sơ thiết kế như sự an toàn, tính bền vững, các thông số kĩ thuật, tiêu chuẩn cấp hạng CT, thẩm mỹ kiến trúc, sự hoà hợp với cảnh quan và công trình lân cận...(các đặc tính được đưa ra trong nhiệm vụ thiết kế)
- Thực chất của lựa chọn ĐA thiết kê tốt nhất với yêu cầu hay nhiệm vụ thiết kế đã được đặt ra thì ĐATK được xem là tốt nhất nghĩa là nó phải thoả mãn cao nhất những yêu cầu đó.
Câu 10: Trình bày phương pháp lựa chọn giải pháp thiết kế XD theo chỉ tiêu kinh tế tổng hợp kết hợp với hệ chỉ tiêu bổ sung theo các nội dung: ý tưởng, ưu - nhược điểm, phạm vi áp dụng hợp lý của phương pháp.
- Ý tưởng:
PP này dựa theo ý tưởng xem chỉ tiêu KT TH phản ánh ở cả gđ XD và khai thác vận hành CT là chỉ tiêu có vai trò quyết định cuối cùng trong việc lựa chọn p/a tốt nhất trong mối quan hệ ràng buộc về chất lượng CT, kĩ thuật, công năng, thẩm mỹ theo đúng yêu cầu đặt ra.
Dựa trên cơ sở chỉ tiêu KTTH người ta tiến hành phân tích theo hướng biến thiên là max hay min của chỉ tiêu này để quyết định p/a tốt nhất. Khi dùng tiêu chuẩn max là tốt nhất thì chỉ tiêu KTTH là chỉ tiêu hiệu quả, tiêu chuẩn min thì chỉ tiêu KTTH là chỉ tiêu chi phí.
- Nội dung:
Lựa chọn các chỉ tiêu đưa vào phân tích so sánh và xđ trị số cho nó.
Tuỳ theo P/a so sánh có tầm quan trọng cao hay thấp,
Phụ thuộc khả năng khai thác các thông tin
Dựa vào yêu cầu độ chính xác
Số lượng chỉ tiêu đưa vào phân tích so sánh có thể nhiều hay ít, càng nhiều độ chính xác càng lớn.
Phải lựa chọn các chỉ tiêu đưa vào so sánh nhằm tránh sự trùng lặp giữa các chỉ tiêu với nhau.
Phân hệ thống chỉ tiêu thành 2 nhóm:
Nhóm 1: chỉ tiêu phản ánh KT để xđ chỉ tiêu KTTH
Nhóm 2: chỉ tiêu còn lại phản ánh về công năng, kĩ thuật, thẩm mỹ, môi trường, an ninh QP... Nhóm chỉ tiêu này để so sánh với y/c đặt ra như so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn XD nhằm phục vụ cho loại bỏ những p/a không thoả mãn.
Tính toán chỉ tiêu KTTH theo hàm mục tiêu nếu dùng chỉ tiêu hiệu quả thì tiến tới max là tốt nhất hoặc CP ->min là tốt nhất
Phân tích kết luận, lựa chọn p/a tốt nhất
TH sử dụng chỉ tiêu về CP ta phải tính đến những CP liên quan đến Xd, Cp liên quan đến vận hành sử dụng trong suốt tuổi thọ của công trình co dạng sau
Trong đó:
C: chi phí XD để thực hiện p/a đang xét
St:CP liên quan đến vận hành sử dụng CT ở năm t
i: LS để xét đến sự thay đổi giá trị của tiền theo thời gian
TH nếu các p/a so sánh khác nhau về tuổi thọ thì tìm cách đưa về cùng 1 thời gian để so sánh(CP tương đương san đều hàng năm)
- Ưu điểm:
- Nhược điểm:
- Phạm vi:
Câu 11: Trình bày phương pháp lựa chọn giải pháp thiết kế XD theo chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo theo các nội dung gồm: ý tưởng của phương pháp, ưu - nhược điểm, phạm vi áp dụng hợp lý của phương pháp.
- Ý tưởng:
Dựa vào ý tưởng muốn đưa vào so sánh để xét đến a/h đồng thời của tất cả các chỉ tiêu khác nhau vào 1 chỉ tiêu tổng hợp duy nhất dưới dạng không đơn vị đo. Sau đó phân tích biến thiên theo max hoặc min để quyết định lựa chọn p/a tốt nhất.
- Nội dung:
1. Lựa chọn các chỉ tiêu đưa vào so sánh đánh giá và xđ trị số cho các chỉ tiêu.
Nếu gặp các chỉ tiêu không lượng hoá thành trị số cụ thể tính thẩm mỹ có thể áp dụng pp chuyên gia để đánh giá cho điểm chỉ tiêu đó.
2. Chọn hướng hàm mục tiêu để so sánh
F -> max là tốt nhất
F -> min là tốt nhất
Chọn tuỳ ý, sao cho phép tính đơn giản nhất.
3. Đồng hướng tất cả các chỉ tiêu theo hướng hàm mục tiêu đã cho theo nguyên tắc:
"Hướng chỉ tiêu" được sử dụng trong pp thể hiện xu thế biến thiên trị số của chỉ tiêu đó tiến đến max hay min là tốt nhất.
Đồng hướng chỉ tiêu theo nguyên tắc những chỉ tiêu đang xét nào đó có hướng biến thiên trùng với hướng của hàm mục tiêu thì trị số của nó được giữu nguyên (không thay đổi)
Nếu có hướng biến thiên ngược lại thay trị số ban đầu của chúng thành giá trị nghịch đảo.
4. Triệt tiêu đơn vị đo của từng chỉ tiêu theo từng p/a
Gọi Cij trị số của chỉ tiêu i của p/a j đã được làm đồng hướng với hàm mục tiêu
i chỉ tiêu
j phương án
Pij trị số chỉ tiêu i của p/a j đã được làm mất đơn vị đo
Tính toán có thể tăng trị số Pij lên k lần( k=100,1000... đơn vị)
5. XĐ tầm quan trọng cho các chỉ tiêu (hay trọng số các chỉ tiêu)
Đơn giản nhất là cho điểm đánh giá tầm quan trọng, phải thiết lập bảng điểm đánh giá tầm quan trọng cho các chỉ tiêu, bảng điểm này thường được lấy giá trị lớn nhất.
Thiết lập đánh giá của các chuyên gia hoặc những người có kinh nghiệm. Từ đó tính trị số bình quân về tầm quan trọng các chỉ tiêu thông qua điểm.
Có thể dùng pp so sánh trực tiếp thông qua 1 nguyên tắc định trước từ đó đánh giá tầm quan trọng -> thiết lập ma trận so sánh, có số dòng cột của bảng ứng với số lượng chỉ tiêu.Gán chỉ tiêu cần so sánh vào bảng ma trận theo chỉ dẫn, có thể gán tuỳ ý, nhứng phương còn lại phải gán theo đúng thứ tự của phương kia.Lần lượt so sánh các chỉ tiêu theo từng dòng của bảng ma trận với chỉ tiêu theo cột tương ứng theo dòng đó.
6. XĐ chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị để xếp hạng lựa chọn p/a tốt nhất
vj chỉ tiêu tổng hợp tính cho p/a j
Từ KQ tính vj xếp loại lựa chọn p/a tốt nhất theo hướng hàm mục tiêu đã chọn ở B2
Nếu chọn F -> max là tốt nhất giá trị của vj = max
F -> min là tốt nhất giá trị của vj = min
Câu 12: Trình bày phương pháp lựa chọn giải pháp thiết kế XD theo chỉ tiêu giá trị - giá trị sử dụng theo các nội dung gồm: ý tưởng của phương pháp, ưu - nhược điểm, phạm vi áp dụng hợp lý của phương pháp.
- Ý tưởng:
Muốn đưa vào so sánh trực tiếp a/h của các chỉ tiêu khác nhau thông qua 1 chỉ tiêu tổng hợp duy nhất. Chỉ tiêu này phản ảnh giá trị tính bằng tiền và giá trị sử dụng tỏng hợp không có đơn vị đo sau đó người ta phân tích theo biến thiên max hoặc min của chỉ tiêu tổng hợp để kết luận lựa chọn p/a tốt nhất.
- Nội dung:
1. Lựa chọn xác chỉ tiêu đưa vào so sánh đánh giá và xđ trị số cho chúng.
2. Phân loại hệ thống chỉ tiêu đưa vào so sánh thành 2 nhóm
Nhóm 1: Những chỉ tiêu p/a giá trị bằng tiền thường đưa vào so sánh là chỉ tiêu p/a về CP phải bỏ ra trong gđ XD, vận hành khai thác.
Nhóm 2: Tất cả các chỉ tiêu còn lại. Là những chỉ tiêu p/a về giá trị sd của CT thể hiện trong thiết kế như chỉ tiêu p/a về công năng, kĩ thuật của CT, p/a tính thẩm mỹ của CT, tính an toàn.
3. XĐ chỉ tiêu CPTH phản ánh ở cả gđ XD và gđ vận hành theo những loại giá trị tổng hợp không đơn vị.
Theo nhóm chỉ tiêu 1:
Theo dạng tĩnh (1 năm):
Trong đó: Tổng CPXD tính cho p/a j
i: lãi suất tính toán hay lãi suất huy động vốn ĐTXD thực hiện cho p/a j
CP sử dụng khai thác CT tính bình quân cho 1 năm.
Tính theo dạng động (tuổi thọ công trình, tính năm)
Tuổi thọ khác nhau:
Theo nhóm 2:
Trong đó:
chỉ tiêu thứ i của p/a j đã được làm đồng hướng với các chỉ tiêu khác mà chỉ tiêu này p/a về mặt giá trị sử dụng.
4. Kết hợp chỉ tiêu tổng hợp về CP và chỉ tiêu tổng hợp về giá trị sử dụng để tạo ra 1 chỉ tiêu tổng hợp chung phản ánh đồng thời cả giá trị tính bằng tiền và giá trị sử dụng Từ đó phân tích theo biến thiên max min tuỳ chỉ tiêu tinhd toán để chọn p/a tốt nhất.
Câu 13: Nêu hệ thống chỉ tiêu dùng để so sánh lựa chọn phương án thiết kế XDCT (hệ chỉ tiêu khái quát chung cho mọi loại công trình XD)
• Nhóm chỉ tiêu kinh tế :
- Chỉ tiêu đánh giá giải pháp thiết kế chung
Dùng các chỉ tiêu KT TH là nhóm chỉ tiêu tĩnh và nhóm chỉ tiêu động (hiệu số thu chi, mức thu lợi nội tại, tỷ số thu chi) → bước thiết kế cụ thể.
Chỉ tiêu chi phí
Chỉ tiêu giá trị sử dụng có liên quan trực tiếp đến tính kinh tế.
- Chỉ tiêu đánh giá giải pháp thiết kế bộ phận
Chỉ tiêu đánh giá giải pháp hình khối mặt bằng của CT.
Chỉ tiêu đánh giá giải pháp kết cấu.
• Nhóm chỉ tiêu về kĩ thuật công năng của CTXD
+ Các chỉ tiêu trình độ kĩ thuật
+ Các chỉ tiêu về giá trị sử dụng và công năng
• Nhóm chỉ tiêu XH
+ Chỉ tiêu về điều kiện sống và làm việc
+ Chỉ tiêu về an toàn lao động
+ CHỉ tiêu về thẩm mỹ kiến trúc
Câu 14: Ý nghĩa của tìm kiếm hợp đồng và tranh thầu của DN?
Hoạt động tranh thầu tìm kiếm HĐ là hoạt động đặc biệt quan trọng đối với DN vì:
- Giúp cho DN có đk thu hồi khấu hao các TSĐT nằm trong CP sử dụng máy và CPC)
- Giúp cho DN có được HĐ. Từ đó sẽ có việc làm, thu nhập đảm bảo cho DN tồn tại và phát triển.
- Giúp DN trang trải được các khoản trả lãi vay trong ĐT(Thuộc CPC)
- Trong đk DN kinh doanh có lãi, DN sẽ thu được LN. Từ đó sẽ hoàn thành được nghĩa vụ nộp ngân sách thông qua việc nộp thuế TNDN đồng thời DN có đk trích lập các quỹ từ LN.VD:Quỹ ĐTPT SX của DN, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ dự phòng tài chính.
- DN kinh doanh có LN thông qua nhận được HĐ là tiền đề để DN phát triển ngày càng mạnh lên, đặc biệt là tiềm lực tài chính.
- DN nhận được nhiều HĐ -> uy tín của DN được nâng cao, có vị thế trong thị trường.
- Tạo đk cho DN hỗ trợ các hoạt động XH nhiều hơn-> uy tín và danh dự danh tiếng của DN tăng thêm.
Câu 15: Nêu nội dung tổ chức thu thập thông tin về đấu thầu của nhà thầu.
Câu 16: Nêu nội dung của kế hoạch đấu thầu 1 gói thầu xây lắp
1. Tên gói thầu
Thuyết minh Tên phải làm rõ tính chất của gói thầu, phạm vi công việc thuộc gói thầu nội dung công việc của gói thầu cần thực hiện
VD: gói thầu TCXD và hoàn thiện CT nhà làm việc của VPQH tại TPHCM số 194 Đường Hoàng Văn Thụ phường 9 quận Phú Nhuận.
2. Giá trị của của gói thầu.
Giá trị của gói thầu trong kế hoạch ĐT của từng gói thầu phải được lập và thuyết minh chi tiết phù hợp với đặc điểm của gói thầu, nguồn vốn và các chế độ chính sách khác có liên quan. Công việc này thực chất là " Lập dự toán xđ giá trị gói thầu"
Trong đó việc lập dự toán xđ giá trị gói thầu cần phải nêu rõ những căn cứ để dự toán giá gói thầu.
3. Nguồn vốn để thực hiện gói thầu
- Thuyết minh rõ từng nguồn vốn đảm bảo thực hiện gói thầu đang xét.
- XĐ rõ trị số và tỷ trọng từng nguốn vốn so với toàn bộ giá trị gói thầu
- Thuyết minh các p/a thu xếp (huy động) từng nguồn vốn để đảm bảo tính toán cho từng nhà thầu theo tiến độ.
- Sử dụng nguồn vốn vay ODA phải chỉ rõ tên nhà tài trợ, những đk y/c của nhà tài trợ đặt ra.
4. Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu
- Hình thức lựa chọn nhà thầu đề nghị được áp dụng và nêu rõ lí do áp dụng. Đồng thời TH sử dụng các hình thức hỗn hợp phải phân định rõ phạm vi khối lượng.
- Phương thức đấu thầu và lí do lựa chọn nêu rõ
- TH phải sơ tuyển thì phải thuyết minh rõ lí do phải sơ tuyển, thời gian tổ chức sơ tuyển, hình thức sơ tuyển..
5. Thời gian thực hiện lựa chọn nhà thầu.
Nêu rõ việc tổ chức lựa chọn nhà thầu ở thời điểm nào trong đó chia ra thời gian thông báo thời gian tổ chức bán hồ sơ, thời gian đóng thầu.
6. Hình thức hợp đồng
- Người soạn thảo nêu rõ hình thức HĐ dự kiến áp dụng, thuyết minh lí do.
- TH áp dụng HĐ kết hợp phải thuyết minh rõ ràng phạm vi giới hạn của từng phần và phương thức thanh toán dự kiến để áp dụng
7. Thời hạn thực hiện HĐ
Thuyết minh rõ tổng thời gian thực hiện HĐ theo đơn vị thời gian dự kiến cho trước (đơn vị ngày) đồng thời phải nêu rõ thời gian thực hiện HĐ có hoặc không tính những ngày nghỉ theo chế độ.
Câu 17: Nêu những nội dung cơ bản của hồ sơ mời thầu xây lắp
Phần A: Mời thầu
- Soạn thảo thông báo về mời thầu (Áp dụng cho đấu thầu rộng rãi)
- Soạn thảo thư mời thầu (Áp dụng cho đấu thầu hạn chế)
Phần B: Nội dung hồ sơ mời thầu
B1. Các yêu cầu về thủ tục liên quan đến đấu thầu
1. Chỉ dẫn đối với nhà thầu (36 nội dung)
2. Chỉ dẫn về các dữ liệu đấu thầu (tên gói thầu, nguồn vốn...)
3. Chỉ dẫn về dữ liệu đấu thầu - các tiêu chuẩn đánh giá, nội dung đánh giá
4. Qui định về các biểu mẫu phải lập
B2. Chỉ dẫn về các yêu cầu thi côgn xây lắp công trình
1. Chỉ dẫn về phạm vi công việc đấu thầu, tiến độ thực hiện
2. Các yêu cầu, chỉ dẫn về kỹ thuật (thống kê tất cả các tiêu chuẩn, qui chuẩn áp dụng cho gói thầu này)
B3. Yêu cầu hợp đồng
Soạn thảo chỉ dẫn sau 3 nội dung chính
- Những điều kiện chung của hợp đồng
- Những điều kiện riêng của hợp đồng
- Chỉ dẫn về các biểu mẫu, phụ lục kèm theo của HĐ
Câu 18: Nêu nội dung hồ sơ dự thầu xây lắp
1. HS hành chính pháp lí (năng lực kinh nghiệm nhà thầu)
- Quyết định thành lập DN và đăng kí KD (nộp bản sao công chứng)
- Đơn dự thầu hợp lệ (thể hiện chỉ tiêu, cam kết của nhà thầu: thanh toán, quyết toán, bảo hành, bảo dưỡng... "Trong TH nếu không trúng thầu -> bên mời thầu không có nghĩa vụ phải giải thích". Người có thẩm quyền kí tên trong đơn là chủ tịch, GĐDN.. đúng thẩm quyền mới được đứng đơn). Tất cả các thông số trong đơn dự thầu chỉ có 1 trạng thái.
- Tài liệu giới thiệu về năng lực, kinh nghiệm mời thầu
Về năng lực: tài chính KD, nguồn lao động (bảng kê cơ cấu, số lượng lao động), máy móc thiết bị (danh mục, cơ cấu, thông số kĩ thuật 3-5 năm). Doanh thu, doanh số, lợi nhuận -> thể hiện KQKD (thống kê bằng VB chứng minh)
Năng lực tài chính: vốn kinh doanh (cố định, lưu động) -> phản ánh huy động tài chính. Nếu vay vốn phải có cam kết của bên tài trợ (ngân hàng, quỹ tín dụng)
Kinh nghiệm: những thành tìch đạt được, đã làm bao giờ chưa, số HĐ đã làm,
- Tài liệu liên danh đấu thầu (nếu có kèm theo HĐLD)
- Bảo lãnh dự thầu (thực hiện bằng tiền, sec, bảo lãnh ngân hàng)
2. HS đề xuất kĩ thuật
- Thuyết minh và bản vẽ về biện pháp kĩ thuật và TCTC các công việc trong gói thầu.
- Thuyết minh thông số kĩ thuật và tính chất cơ lí nguyên VL, cấu kiện XD, nguồn gốc xuất xứ của chúng.
- Lập và thuyết minh tổng tiến độ thi công, tổng MBTC
- Lập và thuyết minh biện pháp đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
3. HS đề xuất tài chính, thương mại.
- Đề xuất tài chính: đề xuất các p/a để thi công đúng tiến độ: đề xuất tạm ứng vốn thi công nếu có
Phải huy động vốn bằng hình thức tín dụng -> Y/c nhà thầu phải có cam kết của nhà tài trợ (có tính pháp lí)
- Đề xuất thương mại
Nhà thầu phải thuyết minh về hình thức thanh toán tiền mặt, sec, ngân phiếu
Số lần đề nghị thanh toán: theo thời gian, theo khối lượng (điểm dừng về mặt thanh toán bằng điểm dừng kĩ thuật cho phép)
TH chậm thanh toán
- Giá dự thầu và diễn giải giá.
Câu 19: Vẽ và giải thích qui trình lập hồ sơ dự thầu xây lắp
1. Bắt đầu thực hiện, mua HSMT
2. Nghiên cứu y/c HSMT, nghiên cứu gói thầu, địa điểm XD, kiểm tra khối lượng mời thầu.
3. Nghiên cứu MT đấu thầu, môi trường tự nhiên, KTXH (các đối thủ cạnh tranh, nhà quản lí có liên quan như TV giám sát, quản lí DA..)
4. Kiểm tra khả năng tham gia thắng thầu.
5. Quyết định không tham gia -> chấm dứt
(6,7,8) Triển khai lập HSDT gồm
6. Lập các đề xuất thi công (6a→ 6e)
7. Lập đề xuất kĩ thuật (7a→ 7d)
8. Lập đề xuất tài chính thương mại (8a→ 8c)
9. Kiểm tra hồ sơ thi công pháp lí xem có phù hợp HSMT không?
10. Tìm giải pháp liên danh khác thay thế hoặc tìm các p/a huy động vốn khác thay thế.
11. Kiểm tra đề xuất kĩ thuật xem có phù hợp HSMT không?
12. Kiểm tra khả năng thay thế bằng giải pháp khác. Nếu được thì trích thông tin sang 8
13. Kiểm tra HS TCTM so với y/c HSMT và mục tiêu đấu thầu đặt ra.
14. Kiểm tra khả năng tìm giải pháp thay thế khác(giảm giá, đề xuất TC mới thay thế)
15. Tập hợp các HS đã lập thoả mãn y/c HSMT. Sau đó hoàn chỉnh HS theo y/c của HSMT.
16. Nộp HS đấu thầu.
Câu 20: Vẽ và giải thích qui trình lập giá dự thầu để xác định tỷ lệ giảm giá theo mục tiêu giảm giá để thắng thầu của DN
Để lập giá dự thầu có những căn cứ thỏa mãn mục tiêu giảm giá đặt ra của DN để thắng thầu và thoả mãn yêu cầu của HSMT, việc lập giá dự thầu qua 2 gđ.
- Lập tổng giá để so sánh với mục tiêu giảm giá đảm bảo thắng thầu đã được xđ trước.
- Trình bày giá dự thầu thành hồ sơ nộp cùng với những đề xuất kĩ thuật, hành chính pháp lí(buớc diễn giải giá dự thầu)
Sơ đồ 1:
1. Mua HSMT
2. Nghiên cứu y/c HSMT, nghiên cứu gói thầu, địa điểm XD, kiểm tra khối lượng MT.
3. Nghiên cứu MT đấu thầu, môi trường tự nhiên, KTXH.(các đối thủ cạnh tranh, nhà quản lí có liên quan như TV giám sát, quản lí DA..)
4. Kiểm tra giá trị gói thầu bên mời thầu cung cấp và dự đoán đơn giá gói thầu của bên mời thầu(TH không có thông tin giá gói thầu của bên mời thầu)thực chất là lập dự toán.
4a,b,c,d lần lượt là xđ CPVL, NC, MTC, trực tiếp khác của giá trị gói thầu, sơ đồ này tính áp dụng cho đơn giá không đầy đủ(chỉ có 3 phần VL, NC, MTC)
4e: Tổng CP trực tiếp = a+b+c+d
4g: CPC(theo tỉ lệ % dùng sơ đồ 1 đúng cho TH CPC được tính bằng % so với CP trực tiếp.
4h = 4g + 4e Tổng hợp CP trực tiếp và CPC.
4i: thu nhập chịu thuế tính trước(% so với CP trực tiếp và CPC)
4k: giá trị gói thầu chưa kể thuế GTGT(4k=4h+4i)
4l: Thuế GTGT = TS x 4k
4m: giá trị dự toán gói thầu bao gồm cả thuế GTGT 4m=4l+4k chưa kể CPXD nhà tạm để ở và điều hành TC
4n: CPXD nhà tạm để ở và điều hành TC
4p = 4m + 4n giá trị gói thầu sau thuế kể cả nhà tạm
5. XĐ giá gói thầu của nhà thầu
5a,b,c,d CPVL, NC, MTC, CP trực tiếp khác để thực hiện gói thầu được lập theo khối lượng mời thầu, theo ĐM ĐG của nhà thầu xđ ứng với giải pháp kĩ thuật công nghệ đã được lựa chọn trong đó 5d nhà thầu xđ có thể thực hiện theo 2 cách (lập dự toán cụ thể, lấy theo SL TK bảo quản gói thầu thông tin nhà thầu đã TC
5e Tổng hợp CP trực tiếp
5g XĐ CPC khi lập giá dự thầu do nhà thầu xđ phụ thuộc vào giải pháp kĩ thuật công nghệ và đk thực tế của nhà thầu có thể lập theo 2 cách giống 5d
5i lãi và thuế tính trước trong giá dự thầu hoặc gọi là thu nhập chịu thuế tính trước của nhà thầu
5k giá dự thầu trước thuế
5l thuế GTGT
5k + 5l = 5m giá dự thầu sau thuế chưa có nhà tạm để ở và điều hành thi công
5n CP nhà tạm để ở và điều hành thi công tính trong giá dự thầu
5p CP sau thuế
6. So sánh giá gói thầu của bên mời thầu với giá gói thầu của nhà thầu để kiểm tra hay so sánh với tỷ lệ giảm giá đảm bảo thắng thầu của nhà thầu cho trước.
Tỷ lệ giảm giá
Sơ đồ 2: mục tiêu thắng thầu
1. Khối lượng mời thầu đã được kiểm tra
2. ĐG dự thầu 2 được lập cho các danh mục công việc của khối lượng mời thầu
3. Lập bảng tổng giá từ khối lượng mời thầu và ĐG dự thầu
4. Kiểm tra giá dự thầu đã được lập tương ứng với mức độ giảm giá đảm bảo thắng thầu được lập ở 1. Xem giá dự thầu lập ra từ khối lượng và ĐG dự thầu có bằng nhau không. Không bằng thay đổi lại ĐG 2
5. In kết quả
Câu 21: Trình bày những căn cứ lập hồ sơ đề xuất kỹ thuật khi dự thầu xây lắp
- Yêu cầu HSMT.
- Năng lực của nhà thầu và liên danh nếu có
- HSMT và các phụ lục có liên quan(thiết kế, chỉ dẫn...)
- Địa điểm XD, đặc điểm CT.
Câu 22: Trình bày những căn cứ lập giá dự thầu
- Biện pháp kĩ thuật công nghệ lựa chọn áp dụng cho gói thầu thoả mãn đầy đủ các yêu cầu của HSMT.
- Định mức lao động, ĐM sử dụng máy nội bộ của DN phù hợp với giải pháp kĩ thuật công nghệ áp dụng cho gói thầu.
- Đơn giá VL, NC, MTC nội bộ của DN phù hợp với giải pháp kĩ thuật công nghệ áp dụng cho gói thầu.
- Khối lượng xây lắp theo HSMT và theo thiết kế của CĐT cung cấp
- Phương án tài chính, thương mại áp dụng cho gói thầu thoả mãn đầy đủ các y/c của HSMT.
- CPC cấp công trường (CPQLCT) được xđ theo giải pháp kĩ thuật công nghệ, tổ chức thi công, giải pháp thiết kế mặt bằng thi công, bộ máy QLCT.
- CPC cấp DN phân bổ cho gói thầu lấy theo số liệu thống kê bình quân của DN.
Câu 23: Trình bày phương pháp xác định chi phí chung khi lập giá dự thầu
Căn cứ vào nội dung các khoản CPC nằm trong 4 khoản mục của CPC: CP quản lí điều hành, CP phục vụ công nhân, CP phục vụ TC, CP phục vụ CPC khác.
Thông thường để dự trù CPC phù hợp với gói thầu đang xét người ta thường tách ra 2 phần
- XĐ CP phả chi trả trực tiếp tại công trường (Pctr)
Pctr = ∑Pjctr
Pjctr CPC chi trả cho khoản mục j
a. CP trả lương cho bộ máy QL công trường
P(trả lương)ctr = ∑ Njx Ljx Tj
Nj : Số lượng cán bộ nhân viêc có mức lương loại j tham gia QL trên công trường
Lj : Tiền lương tháng ứng với CBNV có mức lương loại j
Tj : Số tháng CBNV loại j tham gia hoạt động trên công trường.
b. CP nộp bảo hiểm cho CBNV quản lí và công nhân (Nếu công trường trực tiếp chi)
+ Tỷ lệ nộp BH và trích nộp cho cơ quan quản lí công đoàn (17%BH +2%CĐ)
PBHctr = 19% QLctr = [ LCBQLgiántiếpctr x kcđgt + LCNctr x kcđCN]x 19%
Lgtctr tổng lương của cán bộ và các khoản phụ cấp cho CBNVQL tại công trường.
kcđgt hệ số chuyển đổi từ lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ QL gián tiếp trên công trường -> tiền lương cơ bản
kcđctr theo quy định Nhà nước = 0.7-0.8%
kcđCN áp dụng với công nhân theo DN xđ.
+ CP về các dụng cụ, công cụ thi công
Gj giá trị dụng cụ, công cụ loại j khi mua sắm
Tj tuổi thọ của dụng cụ, công cụ loại j
tj thời gian tham gia TC của dụng cụ công cụ loại j
+ CP XD kho tàng, công trình tạm phục vụ TC(không kể nhà tạm để ở và điều hành TC)
qj quy mô khối lượng XD CT tạm tại j (tính theo m2, mét dài, cái chiếc)
gj CP để XD mới tính theo 1 đơn vị khối lượng CT.
Gj Tổng giá trị còn lại thu hồi được sau khi kết thúc thi công cho CT tạm loại j
+ CP sử dụng điện nước phục vụ sinh hoạt
P(điện)ctr = ∑ P(điện) j × gj
P(điện)ctr công suất tiêu thụ ứng mức giá loại j
gj giá 1 ĐV công suất điện tiêu thụ tương ứng
P(nước)ctr = ∑Q(nước) j × gj
Qj lượng nước tiêu thụ tương ứng với mức giá loại j
gj giá 1 m3 nước ứng với mức giá loại j
+ CP trả lãi vay vốn để TC
+ CPC khác chi tại công trường (nghiệm thu, sổ sách, VPP...)Khó dự toán chính xác nên lấy số liệu thống kê trung bình
P#ctr = p(#)ctr(DN) % x Tdth
p#ctr(DN) % tỷ lệ CPC khác chi tại công trường lấy theo SLTK của DN tính bằng % so với CP trực tiếp
Tdth = VLdth + NCdth + Mdth + Tkdth
- XĐ CPC phải chi ở cấp DN
P(phânbổ)DN = p(pb)DN % x Tdth
Phần CPC tại công trường cần dự trù chiếm tỷ lệ tối đa khoảng 60%CPC
CPC ở DN chiếm 40%
Câu 24: Trình bày phương pháp xác định chi phí trực tiếp khác, thu nhập chịu thuế tính trước khi lập giá dự thầu
1. Chi phí trực tiếp khác
Căn cứ vào nội dung các khoản mục được tính trong chi phí trực tiếp khác theo hướng dẫn của nhà nước (TT05/2007/TT-BXD)
- Dự toán chi phí bơm nước, vét bùn, thi công móng
- Dự toán chi phí cho thí nghiệm lấy chứng chỉ mẫu vật liệu
- Dự toán chi phí cho vệ sinh môi trường (tùy điều kiện gói thầu cụ thể)
Thi công trong thành phố:
Thuê nhà dọn vệ sinh
Xe rửa (chở đất cát ra ngoài vào ban đêm...)
Xe phun nước (trên công trường chống bụi bẩn)
- Dự toán hệ thống an toàn thi công.
Tổng chi phí trực tiếp khác
Tk(dth) = Tk(dth) j
Tk(dth) j: Chi phí dự thầu khác, loại j
Sau đó tính ra tỷ lệ % để so sánh và dùng nó để lập giá đơn giá hoặc chiết tính đơn giá cho từng công trình.
Nhà nước quy định 1,5%
2. Thu nhập chịu thuế tính trước
- Căn cứ:
Mức lãi thực tế đạt được trong 1 số năm gần nhất khi thi công những gói thầu tương tự của DN.
Tình hình cạnh tranh (chủ yếu thông qua số lượng đối thủ dự thầu) và chiến lược giá của đối thủ.
Mục tiêu giảm giá để thắng thầu
Phụ thuộc vào quyết định chủ quan của DN.
Việc xđ mức lãi trong giá dự thầu để đảm bảo thắng thầu là tương đối khó khăn. Nếu có đủ số liệu quan trắc về quá khứ, hình thành giảm giá của các đối thủ ta có thể xđ được mức lãi tính trước tương ứng với các xác suất đảm bảo thắng thầu từ đó để nhà thầu quy định lãi càng nhiều xác suất thắng thầu càng thấp đi.
Để thuận lợi cho tính toán lãi tính trước thường = % so với tổng CP trực tiếp và CPC của giá dự thầu.
TH tính được tỷ lệ lãi ròng, LN ròng DN dự kiến đạt được và biết mức thuế suất TNDN thì ta có thể chuyển đổi sang lãi tính trước gồm cả thuế TNDN theo công thức:
Câu 25: Trình bày phương pháp xác định chi phí vật liệu, trong đó có chi phí vật liệu luân chuyển khi lập giá dự thầu xây lắp
Câu 26: Trình bày phương pháp lập đơn giá dự thầu đầy đủ cho từng công việc XL
1. Kiểm tra khối lượng mời thầu
- Trong TH có thể, nhà thầu nên kiểm tra toàn bộ khối lượng mà bên mời thầu đã cung cấp
- Trong TH hạn chế về thời gian hoặc nhân lực, nên ưu tiên kiểm tra khối lượng mời thầu
Tập trung kiểm tra công việc có khối lượng lớn
Ưu tiên kiểm tra công việc có đơn giá cao
Ưu tiên kiểm tra công việc có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, chất lượng cao
Ưu tiên kiểm tra công việc có sử dụng VL quí hiếm
Ưu tiên kiểm tra công việc có môi trường làm việc khó khăn, ảnh hưởng sức khỏe con người
- TH những gói thầu lớn nên phân công những người có kinh nghiệm bóc tách khối lượng hoặc cần thiết có thể bổ sung thêm nhân lực để kiểm tra càng nhanh chóng càng tốt
2. Lập các đơn giá dự thầu đầy đủ (đơn giá chi tiết)
Đdthđđ = VLđv + NCđv + Mđv + Tk đv + Pđv + Lđv
Trong đó:
VLđv: Chi phí vật liệu được xác định cho 1 đơn vị tính của đơn giá
NCđv: Chi phí nhân công được xác định cho 1 đơn vị tính của đơn giá
Mđv: Chi phí máy thi công được xác định cho 1 đơn vị tính của đơn giá
Tk đv: Chi phí trực tiếp khác được xác định cho 1 đơn vị tính của đơn giá
Pđv: Chi phí chung được xác định cho 1 đơn vị tính của đơn giá
Lđv: Lãi hoặc thu nhập chịu thuế tính trước được xác định cho 1 đơn vị tính của đơn giá
Nếu biết được tỷ lệ chi phí trực tiếp khác tk% =
Biết tỷ lệ chi phí chung do DN xác định cho gói thầu đang xét:
p% =
Biết tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trước:
l % =
đơn giá dự thầu đầy đủ được xác định theo công thức:
Đdthđđ = [VLdth + NCdth + Mdth ].(1 + tk%).(1 + p%).(1 + l %)
a. Xác định chi phí vật liệu trong đơn giá
VLđv = ( ).(1 + fpi)
Trong đó:
VLj đv: khối lượng vật liệu loại j để tạo ra 1 đơn vị tính của đơn giá lấy theo định mức của DN khi hoàn thành công việc i
gj: giá 1 đơn vị vật liệu loại j tại hiện trường do DN xác định
fp: tỷ lệ chi phí vật liệu phụ so với VL chính được lấy tương ứng cho công việc i trong định mức nội bộ của DN
b. Xác định chi phí nhân công trong đơn giá
NCđv =
Trong đó:
Hj: số lượng ngày công tương ứng với cấp bậc công việc j xác định cho 1 đơn vị tính của đơn giá lấy theo định mức của DN khi hoàn thành công việc i
Đj: đơn giá 1 ngày công tương ứng với cấp bậc công việc j do DN xác định để hoàn thành công việc i
c. Xác định chi phí máy trong đơn giá
Mđv = M1 đv + M2 đv + M3 đv¬
•
Trong đó:
- Sj đv : số lượng ca máy loại j để hoàn thành công việc i được xác định cho 1 đơn vị tính của đơn giá dựa trên cơ sở định mực nội bộ của DN
- ĐGj đv: đơn giá ca máy lại j khi máy làm việc để hoàn thành công việc i
• M2 đv: khoản chi phí máy ngừng việc (nếu có) được xác định cho 1 đơn vị tính
TH1: Khi hoàn thành riêng công việc i có xảy ra ngừng việc của máy Chi phí ngừng việc của máy được phân bổ theo công việc i
CNV(i): tổng chi phí ngừng việc của máy khi thực hiện công việc j
Q(i) : khối lượng công việc i có đơn vị trùng với đơn vị tính của đơn giá
TH2: Khi ngừng việc của máy có liên quan đến nhiều công việc khác nhau
- Xác định tổng chi phí ngừng việc của máy có liên quan đến tất cả công việc liên quan.
Phân bổ chi phí ngừng việc chung cho từng loại công việc có liên quan.
Trong đó:
Fi(NV): tổng chi phí máy ngừng việc phân bổ cho công việc i
Ti: thời gian làm việc của máy phụ vị cho công việc i
n: số loại công việc có liên quan đến sử dụng máy bị ngừng việc Trở về TH1
- Phân bổ chi phí ngừng việc cho 1 đơn vị tính của đơn giá
• M3 đv(i) : chi phí khác của máy (chi phí 1 lần của máy) được phân bổ cho 1 đơn vị tính của đơn giá công việc i
Xác định M3(i) hoàn toàn giống xác định M2(i)
d. Xác định tk%, p%, l %
3. Xác định tổng giá từ khối lượng mời thầu và đơn giá đã xác đinh
Giá dự thầu trước thuế (chưa kể nhà tạm)
Gdthtr = .Đdthđđ(i)
Sau đó tính tiếp thuế VAT và chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công để so sánh với tổng giá đã xác định ở giai đoạn 1
Sau khi kiểm tra thỏa mãn yêu cầu In bảng kết quả tính toán để tập hợp vào hồ sơ đem nộp
Do yêu cầu quá trình tính toán phải thể hiện dưới dạng bảng tính để đưa vào hồ sở nộp Tất các các đơn giá cũng phải diễn giải tính toán thành bảng
Bảng tổng hợp giá lập từ khối lượng mời thầu và đơn giá dự thầu cũng thể hiện thành bảng
Câu 27: Trình bày nội dung nghiên cứu hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp
Để lập được HSDT đáp ứng đầy đủ y/c của HSMT thì những người tham gia lập HS phải n/c đầy đủ, phân tích, hiểu biết chính xác những yêu cấu nêu trong HSMT.
- Những y/c về tư cách pháp nhân nhà thầu
- Y/c về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu (y/c thể hiện HS)
- Y/c về kĩ thuật và chất lượng thông thường chỉ dẫn rõ tính năng quy cách CL, nguồn gốc vật tư mà nhà thầu dự kiến sử dụng
- Y/c rõ danh mục các tiêu chuẩn XD sử dụng trong TC và nghiệm thu áp dụng cho gói thầu.
- Y/c về QLCL trong đó có hệ thống QLCL, công cụ, phương tiện QLCL của nhà thầu
- Chỉ dẫn về hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu.
- Chỉ dẫn về loại HĐ trong đó có những điều kiện chung và đk cụ thể của HĐ (trong HSMT người ta trích luôn cả mẫu HĐ để nhà thầu xem xét)
- Thời hạn thi công, thời hạn hoàn thành từng phần bàn giao đưa vào sử dụng (chỉ tiêu thời gian nêu trong HSMT là mốc)
- Chỉ dẫn về đk thanh toán, đk tạm ứng
- Chỉ dẫn về an toàn, VSMT trong thi công.
- Tìm hiểu chỉ dẫn nhà thầu hính sd nhà thầu phụ
- Những chỉ dẫn về thời điểm đóng thầu, thông báo trúng thầu, những chỉ dẫn về tiên lượng (khối lượng) mời thầu.
Kỹ năng nghiên cứu: nếu có thể nên phân công 2 người có năng lực kinh nghiệm đọc HSMT thống kê tỉ mỉ nhứng y/c làm căn cứ để so sánh đối chiếu và sd khi lập HSMT.
Câu 28: Trình bày nội dung nghiên cứu môi trường đấu thầu
- Tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh
Thực trạng kinh doanh của các đối thủ (thông qua công việc họ đang thực hiện: đủ việc hay thiếu việc làm- Thông qua HĐ đã và đang kí kết, KQKD, uy tín, vị thế của đối thủ trong thị trường, lực lượng lao động máy móc thiết bị hiện có của các đối thủ- đặc biệt là những loại máy móc thiết bị cần phải có để thực hiện các gói thầu đang xét)
Tìm hiểu về mối quan hệ của đối thủ cạnh tranh, tầm ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh trong khu vực
Tìm hiểu mối quan hệ giữa đối thủ cạnh tranh và bên mời thầu
Tìm hiểu các chính sách, xu thế giảm giá khi tham gia tranh thầu của các đối thủ (thông qua kết quả các lần mở thầu)
- Nghiên cứu tìm hiểu những tổ chức tư vấn tham gia quản lý, giám sát thi công các công trình
- Nghiên cứu mong muốn cần phải thỏa mãn của bên mời thầu
- Nghiên cứu môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế - xã hội của địa phương nơi đặt công trình
Câu 29: Trình bày tổ chức công tác nghiệm thu, bao gồm: nghiệm thu nội bộ nhà thầu, nghiệm thu giữa chủ đầu tư và nhà thầu theo các loại nghiệm thu: nghiệm thu công việc, nghiệm thu giai đoạn thi công, nghiệm thu công trình hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng
1. Nghiệm thu nội bộ nhà thầu
Được áp dụng cho công việc và gđ TC theo trình tự và các thủ tục sau:
- Thành phần nghiệm thu
Đại diện quản lí kĩ thuật cấp DN, thường là phòng kĩ thuật cấp DN.
Cán bộ phụ trách kĩ thuật trực tiếp TC trên công trường
Bộ phận được giao QLCT TC trên công trường của nhà thầu
Đại diện các tổ thi công
- Căn cứ nghiệm thu nội bộ
HS thiết kế bản vẽ thi công do CĐT cung cấp
HS thay đổi bổ sung về thiết kế đã được thẩm định phê duyệt hoặc được CĐT, tư vấn thiết kế, tư vấn GS chấp nhận.
Nhật ký công trình
Các chỉ tiêu về tiến độ, Kế hoạch, khối lượng mà DN giao cho CT hoặc công trường đã đăng kí
- Công cụ để nghiệm thu
Dụng cụ như thước dây, quan sát trực tiếp, dùng máy (súng bắn BT, thiết bị laze)
Phạm vi thực hiện: dựa trên các hồ sơ đã lập sẵn, sp thực tế trên công trường.
- Sản phẩm sau nghiệm thu:
Biên bản nghiệm thu nội bộ. Biên bản này hoàn toàn tham khảo giống như biên bản nghiệm thu A-B (Xem biểu mẫu 4a, 5a NĐ 209)
Lập phiếu y/c gửi CĐT xin được nghiệm thu (NĐ209)
2. Nghiệm thu giữa CĐT và nhà thầu (nghiệm thu A-B)
2.1. TH nghiệm thu công việc hoàn thành
- Thành phần nghiệm thu
Giám sát TC của tổng thầu (nếu có)
Cán bộ phụ trách kĩ thuật trực tiếp TC tại hiện trường
Giám sát thi công của CĐT hoặc TVGS.
- Tài liệu đầu vào
Phiếu đề nghị được nghiệm thu của nhà thầu
HS thiết kế đã được phê duyệt
Các tài liệu thay đổi bổ sung đã được chấp thuận
Các chỉ dẫn kĩ thuật kèm theo HĐ nếu có
Biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu
Các KQ chứng nhận chất lượng VL, cấu kiện XD
- Sản phẩm thu được sau khi nghiệm thu
Biên bản nghiệm thu công việc lập theo mẫu QĐ của NN (4a, 4b NĐ 209)
Các KQ kiểm tra chất lượng VL, của cấu kiện
Phiếu y/c nghiệm thu của nhà thầu
Biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu
2.2. TH nghiệm thu gđ TC
- Thành phần nghiệm thu
Gồm những thành viên nghiệm thu công việc + đại diện TV thiết kế GS tác giả
- Căn cứ để nghiệm thu
Biên bản nghiệm thu công việc thuộc gđ TC
HS thiết kế đã phê duyệt
Tài liệu thay đổi bổ sung đã được chấp thuận
NK công trường
Các KQ thí nghiệm CL VL và cấu kiện
Bản vẽ hoàn công gđ TC
- Sản phẩm thu được
Biên bản nghiệm thu gđ TC( phần XD:NĐ209:5a, 5b)
Bản vẽ hoàn công
KQ thí nghiệm chất lượng VL và thiết bị
Biên bản nghiệm thu công việc thuộc gđ TC
2.3. Nghiệm thu hạng mục hoặc CT hoàn thành đưa vào sử dụng
- Thành phần nghiệm thu
Người đại diện hợp pháp của CĐT (trưởng ban QLDA, lãnh đạo trực tiếp)
Người phụ trách bộ phận GSTC của CĐT
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
Người phụ trách TC trực tiếp trên CT
Đại diện hợp pháp của nhà thầu, tư vấn thiết kế
Chủ nhiệm ĐA thiết kế
Đại diện bên nhận CT đưa vào sử dụng
- Căn cứ để nghiệm thu
Phiếu y/c được nghiệm thu do nhà thầu đề nghị
HS đã được phê duyệt
HS thay đổi bổ sung đã được chấp thuận
Tiêu chuẩn quy chuẩn XD
Các chỉ dẫn kĩ thuật kèm theo HĐKT (nếu có)
NK công trình
Biên bản nghiệm thu bộ phận hoặc gđ TC
KQ thí nghiệm hiệu chỉnh chạy thử không tải hoặc có tải
Bản vẽ hoàn công cho toàn bộ CT hoặc hạng mục CT
Biên bản nghiệm thu hạng mục hoặc CT của nhà thầu
VB chấp thuận của các cơ quan có liên quan đến: Vệ sinh MT, Phòng chống cháy nổ
- Sản phẩm thu được sau nghiệm thu
Toàn bộ danh mục các HS tài liệu quy định tại phụ lục số 2, 3 theo TT 12/2005/TT-BXD/15-7-2005(HD áp dụng NĐ 209)
Trong đó phụ lục 2 là toàn bộ các HS liên quan đến biên bản kiểm tra HS nghiệm thu
Phụ lục 3 quy định danh mục các TL đưa vào HS lưu trữ hoàn thành CT bao gồm 7 loại HS về pháp lí, 22 HS về quản lí CL theo quy định của NN
Khái quát hoá toàn bộ quy trình nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng được thể hiện theo trình tự sau:
y/c hoàn thiện
bổ sung
y/c hoàn thiện
(-) (+) để nghiệm thu lại
(-)
(+)
Trình tự nghiệm thu (3)
+ KT hiện trường
+ KT KQ thử nghiệm chạy thử không tải và có tải
+ KT các VB chấp thuận cho phép sử dụng của các cơ quan có thẩm quyền
+ KT quy trình vận hành và bảo trì
+ Lập biên bản chấp thuận hoặc không chấp thuận nghiệm thu.
Câu 30: Trình bày tổ chức ghi nhật ký công trình và lập bản vẽ hoàn công
1. Nhật kí công trình
- Yêu cầu chung về NKCT:
Theo NĐ 209/2004/NĐ-CP việc ghi nhật kí CT là bắt buộc tuân theo 1 số y/c chung sau đây
Ghi NKCT theo từng CT, từng hạng mục CT, gói thầu
Phải có những nội dung ghi chép phù hợp với quy định của QLCLXD
Bắt buộc phải đánh số thứ tự các trang và đóng dấu giáp lai.
Những người có thẩm quyền được giao ghi NKCT thì mới được phép ghi.
Trong quá trình TC, NKCT do nhà thầu quản lí và ghi chép, kết thúc quá trình TC thì bàn giao lại cho CĐT và ban QLDA của CĐT.
TH có thay đổi, người phụ trách ghi NKCT bắt buộc phải có biên bản bàn giao. Biên bản này có thể lập thành bản riêng hoặc đưa vào cuối tập nhật kí.
NKCT phải được ghi liên tục hàng ngày kể cả ngày ngừng nghỉ
Quá trình ghi NKCT không để các trang giấy bị thừa, bỏ trống giữa 2 ngày ngừng nghỉ.TH có giấy thừa phải gạch chéo.
Nội dung ghi NKCT phải ghi đầy đủ
- NK thi công do nhà thầu ghi gồm
Diễn biến tình hình TC trong ngày kể cả tình trạng thời tiết khi hậu xảy ra trong TC.
Tình hình diễn biến TC từng công việc: pp thi công, khối lượng hoàn thành, thời gian thực hiện
Tình trạng thực tế sử dụng VL, cấu kiện XD
Những sai lệch xảy ra so với thiết kế bản vẽ thi công. Nêu rõ nguyên nhân và biện pháp xử lí
Tự đánh giá CLTC từng công việc
- NK kiểm tra do CĐT, tư vấn giám sát hoặc tư vấn thiết kế.
TH sử dụng nhà thầu phụ thì nhà thầu chính ghi NK kiểm tra.
Nội dung được quy định tại mục d khoản 1 điều 21 NĐ209/2004/NĐ-CP
Trong đó 1 số vấn đề chính phải ghi trong NK kiểm tra gồm
Danh sách, chức danh người trực tiếp giám sát quá trình thi công.
Quyền và nghĩa vụ của người giám sát
Ghi KQ kiểm tra giám sát tại hiện trường.
Đánh giá chất lượng các sản phẩm của nhà thầu hoàn thành
Ghi rõ những y/c sửa chữa, khắc phục những thiếu sót gắn với những đề nghị, thời gian thực hiện mà nhà thầu phải thực hiện.
Những thay đổi thiết kế, thay đổi giải pháp kĩ thuật mà người giám sát quy định.
Chú ý trên cơ sở NKKT, nhà thầu nghiên cứu và ghi ý kiến trả lời vào NKKT. Nội dung phải khẳng định đồng ý hay không đồng ý, trạng thái khác mà nhà thầu chấp nhận
Nếu nhà thầu không có ý kiến gì CĐT coi như nhà thầu đã đồng ý.
2. Lập bản vẽ hoàn công
Bản vẽ hoàn công là bản vẽ thể hiện công việc, gđ thi công hạng mục CT hoàn thành. Theo NĐ QLCLCT bản vẽ hoàn công bắt buộc phải lập và kí xác nhận của các bên có liên quan cho gđ TC hạng mục CT hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng
- Một số QĐ chung
Bản vẽ hoàn công do nhà thầu lập trong đó thể hiện đầy đủ các kích thước của các k/c, kiến trúc bao gồm 2 loại
Các kích thước theo thiết kế đã được thẩm định phê duyệt
Các kích thước theo thực tế TC
Bản vẽ hoàn công phải được kí và đóng dấu theo QĐ của NN trong NĐ 209(dấu của nhà thầu, CĐT)
Cán bộ kĩ thuật trực tiếp tham gia giám sát TC của CĐT, nhà thầu hoặc tư vấn giám sát do CĐT kí HĐ chỉ được kí vào HS bản vẽ hoàn công khi những người này có đủ khả năng, năng lực theo QĐ của PL
- Vai trò
Là cơ sở để nghiệm thu bàn giao, thanh toán, quyết toán.
Là cơ sở để đưa vào HS lưu trữ CT phục vụ cho gđ bảo trì CT
Là cơ sở để xử lí những tranh chấp hoặc xảy ra sự cố CT
- Một số kĩ năng lập HS
Bản vẽ hoàn công bằng thiết kế TC + bản vẽ thay đổi bổ sung
• Một số tình huống
1, Tình huống TC hoàn toàn đúng như HS thiết kế bản vẽ TC
TH này lập bản vẽ hoàn công có thể thể hiện như sau:
Sao vẽ lại bản vẽ thiết kế thi công
Thay đổi khung tên cho phù hợp với biểu mẫu khung tên quy định đối với bản vẽ hoàn công
Sửa đổi những chỉ dẫn cho phù hợp với ngôn ngữ của bản vẽ hoàn công
VD: Trong thiết kế bản vẽ thi công người thiết kế có chỉ dẫn: khi xây bể nước phải xây theo chữ công, gạch phải no nước, xây đầy mạch, sau 12h phải tưới nước bảo dưỡng.
2, Thi công có thể thay đổi bổ sung so với thiết kế ban đầu
Phải sao chụp lại toàn bộ thiết kế đã được thẩm dịnh phê duyệt, giữ nguyên khung tên, STT bản vẽ như thiết kế ban đầu
Bổ sung thêm khung tên cho bản vẽ hoàn công bên cạnh
Vẽ bổ sung các chi tiết hoặc kết cấu thay đổi. Trong đó những phần thay đổi phải thể hiện đầy đủ 2 loại kích thước: kích thước thiết kế, kích thước theo thực tế.
Câu 31: Trình bày nội dung tổ chức công việc mở công trường
- Tổ chức nhận bàn giao mặt bằng các mốc giới, tim trục định vị, cao độ công trình.
→ Nhà thầu, CĐT bàn giao bằng các biên bản cụ thể và trên thực tiễn.
Nhà thầu tổ chức bảo quản các mốc giới, cao độ công trình, tim trục định vị trong suốt quá trình thi công.
- KS đk tự nhiên, đk KTXH, đk cơ sở hạ tầng tại địa điểm XD và khu vực liên quan.
KS đk TN bao gồm khí hậu, địa hình, địa chất thuỷ văn(khả năng ngập lụt, mưa lớn...)
Đk KTXH nguồn cung cấp nguyên vật liệu, lao động, máy móc, thiết bị, giá cả, tình hình trật tự an toàn trong khu vực.
Điều tra hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có:nguồn cấp điện, nước, luồng giao thông, triển khai thủ tục xin phép XD cơ sở hạ tầng, hợp đồng thuê vỉa hè...
- Lập các thiết kế tổ chức TCCT:phải có sự thoả thuận của phía CĐT -> là căn cứ để theo dõi quản lí, suốt quá trình thi công.
- Tổ chức bộ máy công trường: theo quy định của đấu thầu( tên, chức danh chỉ huy trưởng công trường, cán bộ quản lí kĩ thuật chất lượng. Nếu thay thế nhà thầu có giấy giới thiệu, giải trình
Bộ máy quản lý có thể tổ chức theo quy mô khác nhau, cơ cấu cán bộ quản lý nhiều hay ít.Thông thường gồm:
+ Bộ phận quản lý
Chức danh chỉ huy trưởng công trường:phụ trách chung
Chức danh chỉ huy phó công trường:phụ trách kĩ thuật giúp chỉ huy trưởng
Bộ phận quản lý kĩ thuật, chất lượng, an toàn
Bộ phận quản lí KT của CT: kế toán, quản lí vật tư
Bộ phận hành chính, tổ chức nhân sự, đời sống
Bộ phận thủ kho, bảo vệ
+ Loại hình cơ cấu có thể áp dụng cơ cấu trực tuyến hoặc trực tuyến kết hợp chức năng
- Tổ chức XDCT tạm phục vụ TC
Nhà tạm để ở, CT tạm thi công:hệ thống kho, bãi, nội bộ công trường, hệ thống cấp điện nước..
->Thiết kế phù hợp với tổng mặt bằng thi công về mặt vị trí, diện tích chiếm đất...sao cho thuận lợi nhất, tiết kiệm nhất. Trong TH có thể tận dụng tối đa phần công trình chính để sử dụng làm công trình tạm TC.
- Tổ chức việc di chuyển lực lượng thi công đến hiện trường
Di chuyển máy móc thiết bị, nhân lực. Trước khi chuyển cán bộ quản lí công trường phải thực hiện đăng kí với chính quyền địa phương về số lượng nhân khẩu, đăng kí tạm trú với địa phương
- Chuẩn bị vật tư để tập kết đến công trường theo tiến độ đã xác định.
Câu 32: Trình bày về tổ chức tạm ứng, thu hồi tạm ứng và thanh toán hợp đồng trọn gói, thanh toán hợp đồng theo các hình thức hợp đồng: thanh toán hợp đồng trọn gói, HĐ theo đơn giá cố định, thanh toán HĐ có điều chỉnh giá
Câu 33: Trình bày nội dung tổ chức thiết lập bộ máy quản lý doanh nghiệp
1, Lựa chọn cơ cấu SX cho DN, phù hợp với mục đích(mục tiêu) thành lập DN.
2, Lực chọn loại hình DN trong số các mô hình sau đây
- Trực tuyến kĩ thuật chức năng
- Ma trận
3, Lựa chọn hình thức pháp lí của DN
- DN NN
- CT CP
- CT TNHH
4, Hình thành sơ đồ bộ máy tổng thể DN
- Hình thành các cấp quản lí: DN 1 cấp(đội XD), 2 cấp(công ty), 3 cấp(tổng công ty)
- Hình thành khâu quản lí (phòng ban chức năng)
Tuỳ thuộc quy mô DN, địa bàn hoạt động. Thông thường có các loại phòng ban sau: phòng kĩ thuật (SX), phòng KH, hợp đồng, phòng kế toán tài chính, phòng tổ chức lao động tiền lương, phòng vật tư thiết bị, phòng thị trường (đấu thầu), phòng hành chính đời sống...
Chức năng nhiệm vụ của phòng ban -> (kinh tế- QTKD XD)
Vẽ sơ đồ tổng quát bộ máy quản trị DN. VD:
Phòng ban chức năng
5, XĐ lao động cho DN
- Khối quản lí : hình thành các chức danh : GĐ, PGĐ, trưởng phó phòng ban, nhân viên,... → xác định cả về số lượng, y/c trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
Có thể tiến hành theo 2 hướng
Dựa vào định mức quản lí, khối lượng công tác quản lí → bố trí lao động (dựa vào kinh nghiệm)
Dựa vào tỷ lệ % lao động quản lí/ Tổng lao động trong DN(kinh nghiệm, DN tương tự đang hoạt động) chiếm khoảng 15 - 20 %
- Khối trực tiếp SX: xđ số lương lao động trực tiếp, cơ cấu ngành nghề, chuyên môn KT
Trong XD cơ cấu ngành thường phân ra các loại:
Nề: xây, trát, lát, láng
Bê tông
Mộc (ván khuôn, kết cấu gỗ)
Thép (gia công, lắp dựng, hàn, ...)
Hoàn thiện điện nước
Thợ sơn bả
Thợ điều khiển MXD
Chuyên môn kĩ thuật dựa vào trình độ nghề được đào tạo của CN, CN ra trường dạy nghề thường được cấp chứng chỉ từ 3/7 - 7/7
Tuỳ theo đk SXKD của DN có thể tuyển dụng thêm thợ phổ thông (những người chưa được cấp chứng chỉ) với số lượng ít
PP xđ - Dựa vào quy mô, khối lượng công việc nằm trong cơ cấu SX đã chọn
ĐM lao động (số ngày công cho từng loại công việc, số công nhân)
6, XĐ điều lệ hoạt động của DN
Quy định các chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của DN
Quy định về định hướng, phát triển DN, sử dụng vốn, sử dụng tài sản trong DN
Quy định về phân phối sử dụng quỹ trong DN
Quy định về tuyển dụng, thôi việc, nghỉ hưu.
TH DN hình thành dưới dạng liên doanh thiết lập điều lệ liên doanh hoặc với nước ngoài phải được các bên liên doanh tham gia soạn thảo và chấp nhận. Khi lập điều lệ liên doanh, nếu có sử dụng quy định của bên liên doanh là các DN nước ngoài → Điều lệ liên doanh phải được thoả thuận của cảc cơ quan QLNN
Câu 34: Trình bày nội dung tổ chức cơ cấu sản xuất cho DN
Câu 35: Nêu những đặc điểm kinh tế thị trường trong xây dựng+
1. SP XD có tính cá biệt cao, giá trị lớn nên SX đơn chiếc theo đơn đặt hàng, không thể SX hàng loạt, không có thời gian lưu kho lưu bãi, chưa được SX ra khi đặt hàng và chào hàng.
2. Quá trình mua bán xảy ra trước lúc bắt đầu gđ SX (XDCT) thông qua đấu thầu và kí kết hợp đồng XD. Quá trình mua bán tiếp diễn thông qua các đợt thanh toán trung gian cho tới khi bàn giao CT và quyết toán cuối cùng.
3. Tiêu thụ sp XD tiến hành trực tiêp giữa người bán và người mua(CĐT) và không qua khâu trung gian
4. Người mua(CĐT) là các chủ DN SX dịch vụ chưa là người tiêu dùng cấp cuối cùng
5. Số người tham gia mua bán sp XD thường lớn. Ý định người mua (CĐT) quyết định chất lượng giá cả sp và quyết định người bán sp (chủ thầu), người mua phải tạm ứng trước 1 số tiền cho người bán dùng để SX SP
6. Quy luật cạnh tranh trong XD thông qua đấu thầu
7. Quá trình cung cầu xảy ra không liên tục, xảy ra 1 cách gián đoạn, phụ thuộc chu kì khủng hoảng kinh tế. TTXD phụ thuộc chặt chẽ vào TT ĐT, nhất là lãi suất vay tín dụng để ĐT và mức thu lợi đạt được của ĐT.
8. Không có giá cả thống nhất cho sp, chính sách giá khó linh hoạt
9. Marketing được tiến hành cá biệt cho từng trường hợp tranh thầu, không tiến hành hàng loạt. Quảng cáo thông qua thành tích đạt được của chủ thầu trong XDCT.
10. Vai trò của NN tương đối lớn, vì XD có liên quan đến vấn đề sử dụng đất dai, bảo vệ MT, nguồn vốn ĐT của NN cho các CT phục vụ công cộng tương đối lớn.
Câu 36: Khái niệm về thị trường XD - các yếu tố của thị trường XD
Câu 37: Phân loại thị trường trong XD
Câu 38: Nêu khái niệm về marketing XD - chiến lược marketing
Câu 39: Nêu đặc điểm của kế hoạch XD và các chỉ tiêu của kế hoạch XD
• Đặc điểm của KHXD
- KH về cơ cấu SX và KH KD theo từng mặt hàng(HĐXD, loại hình XD) có vị trí quan trọng nhất, trong đó KH đấu thầu, tìm kiếm HĐ, KH ĐT mua sắm TSCĐ phục vụ cho TC, KH theo niên lịch là quan trọng đặc biệt.
- Rất khó đảm bảo sự ăn khớp hoàn toàn giữa 3 loại KH là KH tìm kiếm HĐ, KHĐT, KH theo niên lịch
- Tính chủ động của KHSXKD XD thấp hơn so với KH của các ngành khác
- Tính bất định rủi ro trong KHSXKD XD khá cao
- Tính chính xác của KH(sự phù hợp KH với thực tế xảy ra)rất khó đảm bảo
• Các chỉ tiêu của KHXD
1, Chỉ tiêu KH cơ cấu SXKD
- Tỷ lệ % giá trị sản lượng của từng mặt hàng so với tổng số
- Tỷ lệ % LN theo từng mặt hàng so với tổng số
- Tỷ lệ % giữa LN so với vốn(tỷ suất doanh lợi)theo từng mặt hàng
- Tỷ lệ % phân bố nguồn lực SX theo từng mặt hàng
2, Chỉ tiêu KH theo từng HĐ
- Giá trị HĐ đã kí giữa CĐT và nhà thầu
- Tiến độ thực hiện HĐ
- Chất lượng XD cần phải đảm bảo
- Chỉ tiêu trang trải CP bất biến và lãi(doanh thu-CP khả biến)
- Tổng lợi nhuận của HĐ
- Tỷ suất doanh lợi so với vốn SX, tỷ suất doanh lợi so với doanh thu, tỷ suất doanh lợi so với CP.
- Chỉ tiêu an toàn về tài chính(vay nợ)
- Chỉ tiêu về nguồn lực để thực hiện HĐ
3, Chỉ tiêu KH năm
- Các khoản phải đóng góp cho NS
- Tổng CPSXKD
- Tổng doanh thu, tốc độ tăng trưởng doanh thu
- Chỉ tiêu trang trải CP bất biến và lãi
- Chỉ tiêu hoà vốn trong SXKD
- Tổng LN năm của DN
- Tỷ suất doanh lợi so với vốn SX, doanh thu, chi phí
- Thu nhập của người lao động
- Thời gian thi công và thời gian hoàn thành bàn giao công trình đưa vào sử dụng
- Chất lượng công trình cần phải đảm bảo
- Chỉ tiêu an toàn tài chính
- Năng suất lao động của 1 CN và CNV trong năm.
- Chỉ tiêu về nguồn lực.
Câu 40:Nêu chỉ tiêu kế hoạch XD theo từng năm mà DN phải lập
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro