ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI NƯỚC NGOÀI
1. KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI Bối cảnh ra đời:
* Kinh tế, xã hội
- Thay đổi quan điểm kiến trúc Cổ điển (tiêu biểu Lecorbusier: chủ nghĩa công năng), bằng các loại hình kiến trúc phát triển khác cho phù hợp.
- Sau chiến tranh thế giới thứ 1 (1917-1918): nhu cầu về nhà ở cao.
* Sự phát triển của kĩ thuật – xây dựng
- Sự ảnh hưởng của vật liệu mới, hình thành nên hình thức kiến trúc mới.
- Vật liệu xây dựng kết cấu mới ra đời. Quan điểm thẩm mỹ mới phù hợp với kỹ thuật mới bố cục tự do, đơn giản hóa, hợp lí hóa hình khối.
Đặc điểm kiến trúc:
- Kiến trúc phát triển với nhịp độ lớn, số lượng lớn.
- Chủ nghĩa công năng đã trở thành xu hướng lớn nhất thế kỷ. Công năng không đứng một mình mà trong mối quan hệ với kinh tế và kết cấu.
- Hình khối công trình kiến trúc đa dạng do khoa học kỹ thuật phát triển.
- Hình khối kiến trúc đơn giản hóa và hợp lý hơn, phù hợp với kĩ thuật mới và quan niệm thẩm mỹ mới.
Ưu điểm, khuyết điểm:
- Ưu điểm:
+ Không gian sử dụng tốt.
+ Tổ chức không gian và sử dụng vật liệu tiết kiệm.
+ Loại trừ trang trí phù phiếm.
+ Cập nhật các thành tựu kĩ thuật.
- Nhược điểm:
+ Cực đoan trong giáo lý của Le Corbusier hay của Adofl Loos: "Nhà là cái máy để ở" của Le Corbusier.
"Trang trí là tội lỗi" của Adofl Loos.
+ Quá đề cao tính quốc tế, xóa nhòa tính dân tộc và địa phương.
+ Sự giao tiếp giữa kiến trúc với thiên nhiên, với con người và giữa con người với nhau bị xem nhẹ.
Một số xu hướng tiêu biểu (chủ yếu thuộc trào lưu Công năng chủ nghĩa):
- Chủ nghĩa Công năng (KTS Le Corbusier): Thiết kế của trường phái có sự liên hệ giữa các thành phần một cách logic. Sử dụng thành tựu khoa học kỹ thuật để hợp lý hóa các bộ phận của kiến trúc. Không phủ nhận biểu hiện thẩm mỹ, nhưng phải xuất phát trên cơ sở công năng hoàn thiện và kết cấu hợp lý.
- Học phái Bauhaus (KTS Walter Gropius): Nghệ thuật thật sự đạt đến đỉnh điểm khi nó đáp ứng được nhu cầu của xã hội, sau đó không nên có sự phân biệt giữa hình khối và chức năng. Vậy nên các tác phẩm theo phong cách Bauhaus luôn đặt tính công năng lên hàng đầu thông qua ngôn ngữ hình học, hình khối đơn giản không trang trí.
- Chủ nghĩa Quốc tế (KTS Walter Gropius): Hình thức thẳng, ít trang trí, mở rộng không gian. Thủy tinh và thép, kết hợp với bê tông cốt thép tường khó nhìn thấy hơn là những vật liệu đặc trưng của xây dựng. Đa số các công trình theo phong cách này đều có dạng khung kính và thép " hộp".
- Chủ nghĩa Duy lý (KTS Mies van der Rohe): Giải pháp cho các vấn đề kiến trúc phải mang tính khả thi cao trên cơ sở của các phong cách thiết kế duy lý và trật tự logic của thành phố. Không những là sự kết hợp hết sức hài hòa của kiến trúc công năng với các khía cạnh về triết học, kinh tế, chính trị, xã hội. Chủ nghĩa Duy lý còn hướng tới sự hoàn thiện trong văn thể và các giá trị biểu tượng.
2. KIẾN TRÚC THẾ GIỚI 1945-1970
Một số xu hướng với quan điểm thiết kế khác (so với tràu lưu Công năng chủ nghĩa) trong giai
đoạn 1945-1960:
-Kiến trúc hữu cơ:
· Kiến trúc gắn bó, hài hòa với thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên, mô phỏng thiên nhiên đề cao tính địa phương.
· Thiết kế phù hợp với cá tính đặc thù con người mà nó phục vụ.
· "thẩm mỹ cũng là công năng", "nhà phát triển từ trong ra ngoài", coi trọng nội thất và hình thức chỉ là vỏ.
· Không gian lưu động, bên trong phù hợp với bên ngoài.
-Biểu hiện mới:
· Đi sâu vào hình thức, nghệ thuật sinh hoạt của con người, chú ý đến nghiên cứu, kĩ xảo mới.
· Sử dụng những hình khối kỉ hà.
-Chủ nghĩa thô mộc:
· Sử dụng bê tông trần, ngoài ra còn có cả gạch trần, ảnh hưởng của thủ pháp Le Corbusier.
· Chú ý logic công năng, logic kết cấu, nhấn mạnh biện pháp cấu trúc đơn giản, biểu hiện mộc mạc của mặt phẳng kiến trúc không xử lí, màu sắc thiên nhiên.
· Gắn với bản địa, ngôn ngữ kiến trúc địa phương.
Phân tích ý nghĩa của sự khác biệt trong tiến trình phát triển của kiến trúc thế giới:
- Xã hội phát triển với bậc cao hơn ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Sau chiến tranh, việc xây dựng xây dựng các công trình kiến trúc phục vụ giai cấp tư sản luôn đặt ra những nhu cầu và đòi hỏi cao hơn. Từ hình thức nghèo nàn, khô khan và giản đơn chưa mang tính lịch sử địa phương cũng như chưa có khả năng gắn kết giữa thiên nhiên và con người tương quan với các công trình kiến trúc.
- Ngoài ra kiến trúc thích nghi với điều kiện môi trường khác nhau đối với mỗi quốc gia.
3. XU HƯỚNG HẬU HIỆN ĐẠI Bối cảnh ra đời:
- Chủ nghĩa công năng và các KTS đại thụ bị phê phán.
- Những luận điểm "hình thức theo đuổi công năng". " Hình học là tinh túy là bản thể của kiến trúc" bị đòi hỏi phải xem xét lại.
- Xuất hiện nhiều hướng đi mới- Kiến trúc sau hiện đại.
- Hình thành từ 1960-1970, phát triển mạnh mẽ ở châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.
- Kiến trúc hậu hiện đại" đi tìm kiếm niềm tin và niềm vui để thay cho sự thất vọng và sự buồn rầu do những tòa kiến trúc trong những cái hộp kính nghiêm khắc và trừu tựơng sinh ra.
Quan điểm lý luận:
- Phê phán kiến trúc hiện đại.
- Kiến trúc là một hiện tượng phức tạp và mâu thuẫn.
- Những vấn đề cơ bản của kiến trúc:
· Sự giao tiếp của kiến trúc với số đông quần chúng.
· Mối quan hệ kiến trúc đương đại với di sản kiến trúc của quá khứ.
· Mối quan hệ hình thức kiến trúc với các môn nghệ thuật khác.
- Thủ pháp:
· Sử dụng hệ thống kiến trúc cổ điển Hy Lạp – La Mã.
· Thủ pháp pha trộn, lai tạp.
· Thủ pháp vận dụng ngược đời các chi tiết quá khứ.
· Kiến trúc là hiện tượng mâu thuẫn và phức tạp.
- Các khuynh hướng tiêu biểu:
· Xu hướng Chiết trung-Lịch sử: Là thiết kế của kiến trúc sư Charles Moore (Piazza Italia, New Orleans, 1979), Michael Graves (The Porland Building, Porland, 1980)...
· Xu hướng khai thác phong cách kiến trúc dân gian và địa phương: là thiết kế của Venturi và các cộng sự (Mother's house, Chestnus Hill, Pennsylvania, 1964).
· Xu hướng Cổ điển Hậu hiện đại: với các công trình của kts người Pháp Ricardo Bofill.
· Xu hướng Pop-Art: với công trình của các kts: Hans Hollein, Robert Stern...
Ưu điểm, khuyết điểm:
- Ưu điểm:
+ Nhìn nhận những thành tựu và hạn chế của kiến trúc Hiện đại.
+ Khắc phục những những nhược điểm về sự khô khan của kiến trúc Hiện đại, tìm ra những đường hướng biểu hiện mới, tạo ra nhiều tác phẩm có sức truyền cảm, thể hiện mối giao tiếp giữa kiến trúc với con người, lịch sử.
- Nhược điểm:
+ Đôi khi quá xem trọng hình thức, coi nhẹ những đòi hỏi về nội dung, tính kinh tế, ky thuật của một công trình kiến trúc.
+ Thường chấp nhận cái có sẵn 1 cách dễ dàng mà không tạo ra cái mới hơn, tốt hơn, rơi vào tình trạng chiết trung, phục cổ, hình thức.
+Thường tỏ ra quá tự do, đôi khi mất phương hướng và rơi vào tình trạng cực đoan dùng kiến trúc như một phương tiện để hạ thấp lịch sử, nhạo bán xã hội, đám đông.
Một số công trình tiêu biểu:
a) Quảng trường Italia, New Orleans, KTS Charles Moore, 1976-1979
- Công trình được tạo nên từ những đường tròn đồng tâm như một tấm bia. Trên đó là một bể nước hình đất nước Italia, các suối nước tượng trung cho sông Po, Tiber, Arno, tất cả hình ảnh trên đều gợi loại "mã" có tính tượng trưng cao và cụ thể.
- Bên cạnh đó là các chi tiết trích dẫn lịch sử như các thức cột cổ điển, những trán tường, diềm mái trên các kiến trúc đền thờ La Mã...
b) Tòa nhà Porland Building, Porland, KTS Michael Graves, 1981-1983
- Trích dẫn khá nhiều motif của 3 phong cách kiến trúc: Ai Cập, cổ điển Châu Âu, Art-Décor.
- Công trình thật sự là sự hòa trộn của nhiều chi tiết, màu sắc và vật liệu xây dựng.
- Hình thức hình học kỷ hà và hệ thống cửa sổ hình vuông là những yếu tố chủ đạo xét trên phương diện tạo hình.
Một số kiến trúc sư tiêu biểu:
- Robert Venturi.
- Charles Moore.
- Phillip Johnson.
Kiến trúc sư Robert Venturi:
- Sơ lược cuộc đời, sự nghiệp:
· Robert Venturi sinh 1925, Hoa Ky, là một kiến trúc sư Hậu hiện đại, là một trong những nhà lý luận kiến trúc có ảnh hưởng nhất của nửa cuối tk 20.
· Sau tốt nghiệp ông làm việc cho một vài hãng kiến trúc. Từ 1954-1956 ông giành được học bổng hữ nghị để theo học tại Viện hàn lâm Mỹ tại Roa. Với sự cống hiến của mình thì Robert Venturi được tặng giải thưởng Pritzker 1991.
- Quan điểm lý luận kiến trúc:
· Tính phức tạp và mâu thuẫn trong luận điểm kiến trúc đó là sự chống lại một cách quyết liệt của chủ nghĩa Công năng. Quan điểm của ông là tự do, đánh giá cao tính phức tạp và mâu thuẫn.
· Ông diễu cợt tín điều của Mies van der Rohe và tuyên bố ngược lại "Nhiều hơn không có nghĩa là ít hơn". Ông không ủng hộ sự tinh khiết, tính trang trí và trừu tượng mơ hồ của kiến trúc Hiện đại.
· "Nghệ thuật đương đại phải chứa đựng những nghịch lý, phải có khả năng thay đổi ngữ cảnh và kích thước".
· Ủng hộ Pop-Art nhưng ông đánh giá thấp sự tầm thường và đứng trên tầm cao của một loại siêu nghệ thuật. Venturi cho rằng kiến trúc phải mang tính biểu tượng, những cái tầm thường hàng ngày.
- Phân tích một số công trình tiêu biểu:
* Mother's House, Chestnut Hill, Pennsylvania, 1962:
· Được tạo nên từ ngôn ngữ kiến trúc Ý với các chủ đề cổ điển như gờ chỉ, thức cột,..Một băng cửa sổ hẹp, một khe nứt chẻ đôi cái cuốn vòng cung ra cho thấy sự vô lý, thừa thải. Một bên nhà là cái cửa sổ to tướng đặt cạnh ô cửa nhỏ xíu.
· Với lối tổ hợp nhiều thứ chẳng hề hòa nhập trên cùng bề diện tạo sự buồn tẻ, lờ đờ nhưng toàn cục nó vẫn đem cảm giác thân thiết, ưa nhìn do sự "thiếu qui chỉnh" của nó.
* Gordon Wu Hall, Butler College, Princaton, 1983:
· Mặt bằng hình bán nguyệt của các basilica, các cuốn của sổ giống với của sổ trong nhà tắm của La Mã cổ đại, các bức tường dày ốp gạch trần màu đỏ...
· Thể hiện một cách khéo léo sự pha trộn với kỹ thuật và vật liệu hiện đại như kính, thép... bằng một thủ pháp cố tình đảo ngược về mặt kỹ thuật xây dựng.
4. XU HƯỚNG DECONSTRUCTION Bối cảnh ra đời:
- Cuối 1980, chủ nghĩa Hậu Hiện đại đã lùi bước.
- Thế giới phê phán kiến trúc Hiện đại, các kiến trúc sư đánh mạnh về hình thức kiến trúc để đưa ra một hình thức sinh động so với cái gọi khô khan, nghèo nàn mà hình thức cũ mang lại.
- Một xu hướng kiến trúc mới nổi lên với biệt danh đầy ấn tượng là "chủ nghĩa giải tỏa kết cấu".
Đặc điểm kiến trúc, thủ pháp:
- Đặc điểm:
+ Làm phân tán và mất trật tự bố cục, hình dáng, tỉ lệ màu sắc trong kiến trúc.
+ Làm mất đi sự hoàn thiện, tạo cho công trình kiến trúc đa dạng.
+ Làm đột biến gây nên những sự thay đổi ngột.
+ Tạo cảm giác động thái.
+ Tạo nên sự tương phản trong hình khối kiến trúc.
+ Tạo sự cách tân về hình thức đến mức cao nhất.
- Thủ pháp:
+ Trong kiến trúc có những gì để giải tỏa kết cấu – kết cấu, vật liệu, trang trí và bố cục.
+ Triết học:
· Chủ nghĩa cấu trúc: Phương thức tổ chức và phương thức liên kết các yếu tố của sự vật luôn có tính hệ thống và tương đối ổn định.
· Chủ nghĩa giải tỏa kết cấu: Chủ nghĩa cấu trúc bị đông cứng và giậm chân tại chỗ. Nhấn mạnh sự biến đổi, coi trọng tác dụng của dị chất. "Hình thức vượt quá công năng".
Một số công trình tiêu biểu:
* Ngôi nhà riêng của Frank O' Gehry ở Santa Monica, KTS Frank O'Gehry, 1979.
- Gehry đã cố tình sử dụng những vật liệu lạ lùng như những tấm lá chắn nối với nhau bằng dây xích, những tấm thép sơn màu hồng lượn sóng và nhựa đường...để tạo nên hình ảnh chen lấn và xô đẩy, mất phương hướng và không có một hình thù cụ thể.
- Gây cảm giác tạm thời như đang sửa chữa một cách tạm bợ và bị phản đối kịch liệt.
* Trạm cứu hỏa bên bờ sông Rhim, Weil, KTS Zaha Hadid, 1992-1993.
- Là một trạm cứu hỏa được đặt bên bờ sông nói lên mối quan hệ khăng khít giữa công trình với khung cảnh xung quanh.
- Một mái che lớn hình tam giác với công dụng không cụ thể nhưng ấn tượng, xộc xệch vươn lên trời xanh.
- Mái này có 3 điểm tựa, điểm tựa ở giữa chếch sang một bên có vẻ như đổ về hướng ngược lại, gây hiệu quả kết cấu không mấy rõ ràng.
Một số kiến trúc sư tiêu biểu:
- Bernard Tschumi.
- Frank O'Gehry.
- Zaha Hadid.
5. XU HƯỚNG DUY LÝ ITALIA
Nhận định của kts Duy lý Italia về kiến trúc Hiện đại, giải pháp để khắc phục những nhược điểm của kiến trúc Hiện đại:
- Nhận định:
+ Phê phán chủ nghĩa Hiện đại vì sự giao tiếp kém cỏi của nó với quần chúng cũng như sự hủy hoại của các thành phố.
+Sự thích nghi của công trình hiện tại so với các công trình cổ.
- Giải pháp:
+ Họ đưa ra những hình khối đơn giản, mộc mạc khai thác từ kiến trúc truyền thống.
+ Qua hình khối có thể cảm nhận sự hiện diện của những thực thể kiến trúc quen thuộc.
Bối cảnh ra đời:
- Ở Ý có nhiều công trình từ thời La Mã.
- Biểu dương nghệ thuật truyền thống.
- Trọng thị văn hóa bản địa.
- Kết nối tuyệt vời giữa kĩ thuật và nghệ thuật.
- Cuối thấp niên 1960.
- Trào lưu kiến trúc sau Hiện đại (tinh thần Hậu hiện đại).
- Tinh thần kiến trúc Italia đương đại (gắn bản địa, lịch sử).
- Triết học Duy lý của Descarters.
- Chủ nghĩa Duy lý của Mies Van de Rohe.
Đặc điểm kiến trúc:
- Kiến trúc phải có khả năng giao tiếp với quảng đại quần chúng. Hình khối gợi lên những công trình thực tế quen thuộc.
- Các khối đặc hình học cơ bản là cái có tính bản chất và hàm chứa nhiều ý nghĩa. Theo đuổi các khối hình học cơ bản với hy vọng sẽ tạo được một kiến trúc đầy ấn tượng để nhớ, do sử dụng thứ ngôn ngữ chính thức, có ưu thế là mộc mạc, mạnh mẽ.
- Ủng hộ hình khối kỷ hà và cho rằng hình khối kỷ hà là ngôn ngữ của kiến trúc.
- Thủ pháp:
+ Hình khối mộc mạc, đơn giản.
+ Khai thác kiến trúc truyền thống, pha trộn kiến trúc địa phương.
Một số công trình tiêu biểu:
* Nghĩa trang Moderna, KTS Aldo Rossi, 1971
- Hầu như toàn bộ công trình không có gì cả ngoài sự trống vắng, lặng không của những cấu kiện bê tông cốt thép khổng lồ ngang bằng, xổ thẳng, không tô trát, không sơn vẽ.
- Trung tâm công trình nổi bật với hình khối lập phương, ở giữa là một khoảng trống.
- Màu sắc nâu đỏ trên bề mặt càng làm tăng thêm ấn tượng về sự cũ kỹ và hoài niệm.
* Khách sạn Palazzo, Fukuoka, KTS Aldo Rossi, 1987-1989
- Tổ hợp mặt đứng quen thuộc của kiến trúc Phục Hưng.
- Người ta dễ dàng nhận thấy bóng dáng của những mái đua trên đỉnh mái, các "thức cột" trên các băng ngang sơn màu lục, bề mặt của nó được ốp gạch màu đỏ.
Một số kiến trúc sư tiêu biểu:
- KTS Aldo Rossi.
- KTS Giorgio Grasi.
- KTS Andrea Palladio.
6. XU HƯỚNG HIỆN ĐẠI MỚI Bối cảnh ra đời:
- Hiện đại hậu kỳ bị phân hóa. The New York Five tan rã.
- Tư tưởng hiện đại mới:
+ Tin học hóa thay thế công nghiệp hóa hay cơ giới hóa đi vào chiều sâu.
+ Sự đa nguyên hóa lý luận và phong cách thể hiện.
+ Xu thế khu vực hóa và địa phương hóa.
+ Xu thế sinh thái hóa môi trường kiến trúc.
Đặc điểm kiến trúc:
- Hình khối đơn giản, trong sáng.
- Không gian đa dạng.
- Dùng ánh sáng và bóng đổ như những yếu tố tạo hình.
- Sử dụng những thuộc tính ưu việt của màu sắc và chất liệu trên bề mặt.
- Sử dụng kết cấu và vật liệu tiên tiến.
- Gắn công trình với thiên nhiên và cảnh quan.
- Hòa hợp nội ngoại thất.
- Khai thác và phát huy những truyền thống văn hóa nghệ thuật của địa phương.
Một số khuynh hướng sáng tác nổi bật:
- Dựa trên tư duy Duy lý mới: Đơn giản hóa để đạt đến sự thuần khiết và trong sáng.
- Kế thừa những nguyên tắc của kiến trúc Hiện đại:
+ Đề cao công năng.
+ Từ chối trang trí, cổ điển.
+ Sử dụng hình khối cơ bản.
+ Cập nhật các thành tựu kĩ thuật.
- Cách tân hình khối theo xu hướng Biểu hiện mới:
+ Từ bỏ sự độc đoán, giáo điều của kiến trúc Hiện đại.
+ Hình thức kiến trúc đa dạng, phóng phú với những hình khối thuần khiết =>ngôn ngữ kiến trúc.
Một số công trình tiêu biểu:
a) Tòa nhà phía Đông Bảo tàng nghệ thuật quốc gia, Washington DC,KTS Ieoh Ming Pei, 1978.
- Được tạo nên từ những hình khối có mặt bằng hình tam giác to nhỏ khác nhau.
- Điêu khắc hóa và nét hình học thuần túy.
- Xử lý hoàn hảo không gian, ánh sáng.
b) Công trình CiTe De La Musique, Paris, KTS Christian Portzampare, 1984-1995.
- Hình học thuần khiết, trong sáng, lãng mạn.
- Không khô khan, lạnh lùng mặc dù được tổ hợp từ hình khối trụ, lập phương, hình nón và thêm vào là một mái hình lượn sóng.
- Xử lý tinh tế các chi tiết.
Một số kiến trúc sư tiêu biểu:
- Richard Meier.
- Ieoh Ming Pei.
- Christian Portzampare.
7. XU HƯỚNG HIGH-TECH Bối cảnh ra đời:
Đầu thập niên 1970, nhân loại đã chứng kiến một sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, mà hệ quả của nó là sự ra đời của một nền công nghệ cao, còn được gọi là High-Tech.
Đặc điểm kiến trúc:
- Đề cao công năng.
- Bác bỏ tính hàn lâm kinh viện. Loại trừ trang trí.
- Bố cục hình khối tự do.
- Sản phẩm của thời đại tiên tiến, khai thác tính ưu việt của kết cấu vật liệu cao cấp. Tính "hình tượng", đắt tiền, không sản xuất hàng loạt.
- "Kiến trúc bộc lộ kết cấu".
- "Công trình chỉ là nơi lắp ráp, cấu kiện được gia công sẵn ở nhà máy".
- Ít chú ý đến tính lịch sử và cảnh quan đô thị lấn át thiên nhiên.
Những hạn chế của các công trình theo xu hướng High-Tech:
- Không hòa hợp với thiên nhiên.
- Không mang lại giá trị, triết lý lịch sử của công trình.
Một số công trình tiêu biểu:
a) Trung tâm văn hóa Popidou, Paris, KTS Richard Rogers, 1971- 1977.
- Bộc lộ băng chuyền, đường ống thông gió, cấp nhiệt,.. ra bên ngoài.
- Ba màu xanh, trắng, đỏ sơn quét trên bề mặt cấu kiện làm tăng tính hình tượng.
b) Ngân hàng Hồng Kong, Thượng Hải, KTS Norman Roster, 1979-1986.
- Toàn bộ tòa nhà lại được treo trên 1 kết cấu bằng thép không gỉ, mặt đứng nhiều tầng lộ rõ thanh giằng chéo, ngang và đứng...
- Bên trong tòa nhà là một không gian trống thông giữa các tầng theo kiểu một atrium.
Một số kiến trúc sư tiêu biểu:
- Richard Rogers.
- Norman Roster.
- Renzo Piano.
8. KIẾN TRÚC NHẬT BẢN ĐƯƠNG ĐẠI
Nguyên nhân góp phần tạo nên những kết quả phong phú trong sự phát triển của kiến trúc Đương
đai Nhật bản:
- Những nét đặc sắc văn hóa Nhật bản:
+ Văn hóa phi vật thể và tính dễ chấp nhận cái mới.
+ Tính tạm thời: nền văn hóa của gỗ và trên vùng đát thiên tai gió, bão...
+ Tôn thờ thiên nhiên và tinh thần dân tộc.
+ Tôn thờ thiên nhiên và tinh thần kiện ước.
+ Triết học cộng sinh:
· Phật giáo Nhật Bản, Zen là sản phẩm của quá trình hòa trộn tôn giáo.
· Shinto giáo tồn tại song song với các tôn giáo khác.
- Tính chất đặc biệt của xã hội Nhật Bản:
+ Xã hội đông đúc.
+ Không có truyền thống đô thị.
+ Sự bùng nổ dân số.
- Tính đặc thù của kiến trúc Nhật Bản: không xây dựng vì sự vĩnh cửu.
- Kỹ thuật công nghệ phát triển cao.
Một số công trình tiêu biểu:
a) Văn phòng quốc tế Yamato, Tokyo, KTS Hiroshi Hara, 1987.
- Công trình được thiết kế như một khối núi đồ sộ đang xô đẩy nhau.
- Toàn bộ công trình là một sự pha trộn nhiều hình thức khác nhau, thể hiện sự cùng tồn tại trong một khung cảnh mới.
b) Thành phố trên sông,KTS Atara Isozaki, 1962
- Một thành phố nổi với không gian ở và làm việc được bố trí trên cao, trên những chiếc cột lớn bằng bê tông cốt thép hình trụ.
- Không gian sát mặt đất để dành cho cây xanh và các hoạt động giao tiếp xã hội.
Một số kiến trúc sư tiêu biểu:
- Kenzo Tange.
- Tadao Ando.
- KiKuTake.
Xu hướng chuyển hóa luận:
- Bối cảnh:
+ Đại hội thiết kế Quốc tế ở Tokyo, 1960.
+ Kisho Kurokawa là người đề cập đầu tiên đến khái niệm " chuyển hóa luận".
- Đặc điểm kiến trúc:
+ Kiến trúc phải đáp ứng với phát triển không ngừng các yêu cầu của xã hội, chống lại sự lão hóa của công trình.
+ Tập trung vào vấn đề không gian kiến trúc.
+ Kiến trúc thích ứng với các yêu cầu khác nhau trong mỗi thời điểm một cách hoàn chỉnh.
+ Quan niệm trong vật thể kiến trúc tồn tại 2 bộ phận:
· Cái bất biến: Các giá trị tinh thần của công trình: biểu tượng, tôn giáo, thẩm mỹ...
· Cái khả biến: Công năng, công nghệ, vật liệu xd...
- CT tiêu biểu:
+ KTS Kenzo Tange: TT TDTT Olympic, Tokyo; Nhà Thờ Saint Mary, Tokyo.
+ KTS KIKUTAKE: The Sky House, Tokyo; Thành Phố trên biển,...
Trào lưu "làn sóng mới":
- Bối cảnh:
+ Vào thập niên 1980.
+ Nhiều kiến trúc sư đặt ra những phẩm chất của thời đại.
- Nguyên tắc biểu hiện:
+ Tôn thờ tính hình học.
+ Tạo hình và xử lý vật liệu tinh tế.
+ Tính trừu tượng, biểu tượng và ẩn dụ.
- Kiến trúc sư và công trình tiêu biểu:
+ KTS Taodao Ando với công trình ngôi nhà ở của Koshino ở Osaka, nhà thờ ánh sáng.
+ KTS Hiroshi Hara với công trình Văn phòng quốc tế Ymato, Tòa nhà Umeda.
Kiến trúc sư Kenzo Tange:
- Sơ lược cuộc đời, sự nghiệp:
Sinh năm 1913, là một trong những kiến trúc sư hàng đầu của Nhật Bản. Là một chuyên gia thực hành đại tài, nhà lí luận xuất sắc, những tư tưởng của ông ảnh hưởng rất lớn đến các kiến trúc sư Nhật Bản đương đại. Năm 1987, vinh dự là kts Nhật Bản đầu tiên nhận giải thưởng kiến trúc Pritzker.
- Đặc điểm trong thiết kế kiến trúc:
+Chấp nhận các giá trị kiến trúc Hiện đai:
· Bảo tàng Hòa bình ở Hiroshima do ông thiết kế trông giống như một container, hoặc một chiếc cầu trên xa lộ hơn là một bảo tàng theo nghĩa thông thường. Bảo tàng này được coi như sự tham dự đầu tiên vào khái niệm "hiện đại".
+Khai thác hình ảnh kiến trúc truyền thống:
· Khai thác đường nét mái của kiến trúc truyền thống (ví như công trình Tổ hợp Olympic Tokyo,1964 với hệ mái dây căng uốn lượn nhẹ nhàng.)
· Khai thác hình tượng của kết cấu gỗ truyền thống (Trung tâm phát thanh và truyền hình Kofu là sự cố gắng nhắc nhở đến hình tượng của hệ kết cấu gỗ trong kiến trúc truyền thống.)
+Sử dụng vật liệu theo cách thức truyền thống:
· Vân dụng thành công việc xử lý bê tông để trần, đó là sự thô ráp, giản dị, mộc mạc, qua đó ông muốn thể hiện đặc điểm của nền văn hóa Jomon (nền văn hóa dân gian) của Nhật Bản.
+Đề cao tính biểu tượng trong tạo hình không gian kiến trúc:
· Là người đưa ra thuyết kiến trúc bao gồm: "công năng-kết cấu-biểu tượng". Ông cho rằng biểu tượng có vai trò hết sức quan trọng để thể hiện hình tượng cũng như đặc trưng văn hóa.
- Phân tích công trình tiêu biểu:
Đồ án qui hoạch vịnh Tokyo, 1960.
· Kenzo Tange đã thay đổi mô hình phát triển đô thị khác hẳn với các giải pháp trước đây từ kiểu đồng tâm của Châu Âu sang mô hình có dạng tuyến tính.
· Thiết lập một hệ thống cấu trúc sơ cấp và thứ cấp của các tuyến giao thông phản ánh được nguyên tắc chuyển hóa luận về sự phát triển và biến đổi không ngừng của Phật giáo.
· Quan niệm thể hiện đô thị như là một cơ thể sống thể hiện được cấu trúc tương lai, giải quyết mâu thuẫn đòi hỏi trong quá trình phát triển của không gian đô thị.
Kiến trúc sư Tadao Ando:
- Sơ lược cuộc đời, sự nghiệp:
+Sinh năm 1941, không qua một trường kiến trúc chính quy nào, hoàn toàn tự học và đạt được thành công lớn và là người thứ 18 đoạt giải thưởng kiến trúc Prizker (1995).
+Là kiến trúc sư rất "Nhật bản", không chú ý đến trường phái, trào lưu hoặc phong cách thịnh hành nhưng do phương pháp luận thiết kế sắc bén nên ngay từ khi thiết kế những ngôi nhà nhỏ của ông dành uy tín lớn.
- Đặc điểm trong thiết kế kiến trúc:
+Sử dụng những hình thức hình học của kiến trúc truyền thống:
· Mạng lưới thiết kế được lấy theo những bức tường giấy dán bằng khung gỗ di động, có dạng hình ô vuông hoặc kích thước chiếc "tatami" trong ngôi nhà cổ truyền Nhật bản như một đơn vị đo lường căn cứ vào diện tích làm cơ sở.
· Vận dụng những khối bê tông cốt thép có kích thước 0.9x1,8m để liên kết chúng lại với nhau tạo "sự tôn kính" đối với hình học và mạng lưới.
+Thủ pháp "cắt cảnh":
· Thường có những khoảng không mở ra bên ngoài một cách có dụng ý, và cảnh vật bên ngoài được người ta tiếp nhận từ chính những khoảng không này theo lối "cắt cảnh".
+Khai thác yếu tố ánh sáng theo cách thức của văn hóa truyền thống:
· Thủ pháp tung hứng giữa ánh sáng và bóng mờ, và những thay đổi của nhịp thời gian.
· Các KTS Nhật Bản tổ hợp ánh sáng từ bên trong bóng râm trái ngược với mô tả người phương Tây về sự xấu xa thì tồn tại trong bóng tối.
· Muốn thể hiện sự hòa quyện, thống nhất tuyệt đối giữa con người với thiên nhiên và với cảnh quan.
+Khai thác các đặc tính thẩm mỹ của văn hóa truyền thống:
· Bố cục không gian thường bắt nguồn từ truyền thống thiết kế nhà ở và vườn kiểu Nhật Bản, đôi khi là nghệ thuật cắm hoa và hội họa truyền thống.
· Thủ pháp xử lý không gian là một trong những phương cách thể hiện tính "ưa thích tính trống trải, bất định" trong quan niệm thẩm mỹ của người Nhật.
· Các tòa nhà cố tình khép cửa, đóng kính với không gian bên ngoài, các của sổ này chỉ 1 phân trông ra bên ngoài ít thấy toàn bộ cảnh vật. Đó chính là sự khai thác tính ưa thích sự "lẩn tránh".
· Dựa trên kết cấu gỗ truyền thống Nhật Bản để sáng tạo nên cách thức sử dụng bê tông riêng mình
.Thường để trần, nhẵn nhín và những lỗ đinh đều đặn .
- Phân tích công trình tiêu biểu:
Nhà thờ ánh sáng ở Ibaraki, Okasa, 1987-1989
· Thủ pháp xử lý các khối hình học cơ bản quen thuộc, chủ động tạo ra một mảng tường lớn có góc xiên 15 độ khiến không gian kì ảo, biến hóa, đầy tính khiêu gợi.
· "Cây thập tự ánh sáng" thể hiện sự thánh thiện, thiêng liếng từ việc tổ chức ánh sáng khá độc đáo, chính khe hở hình chữ thập này người ta có thể cảm nhận thay đổi thời tiết, ngày, đêm và các mùa trong năm.
9. SO SÁNH MỘT SỐ XU HƯỚNG
1. Duy lý Italia – Duy lý Mies van de Rohe
Giống: - Xuất phát từ học thuyết.
- Chú trọng công năng.
- Vận dụng hình khối kỉ hà, có tính logic.
- Sử dụng những hình khối kỷ hà, đơn giản.
Duy lý Italia
- Phát triển từ nửa đầu thế kỷ XX do KTS người Ý là Aldo Rossi khởi xướng.
- Vật liệu xây dựng: gỗ, gạch, bê tông...
- Kiến trúc phải có khả năng giao tiếp với quảng đại quần chúng. Hình khối gợi lên những công trình thực tế quen thuộc.
- Các khối đặc hình học cơ bản là cái có tính bản chất và hàm chứa nhiều ý nghĩa. Theo đuổi các khối hình học cơ bản với hy vọng sẽ tạo được một kiến trúc đầy ấn tượng để nhớ, do sử dụng thứ ngôn ngữ chính thức, có ưu thế là mộc mạc, mạnh mẽ.
- Đề cao tính lịch sử trong công trình, chú trọng công năng.
Ví dụ: Nghĩa trang Moderna, KTS Aldo Rossi, 1971
- Hầu như toàn bộ công trình không có gì cả ngoài sự trống vắng, lặng không của những cấu kiện bê tông cốt thép khổng lồ ngang bằng, xổ thẳng, không tô trát,
không sơn vẽ.
Duy lý Mies van der Rohe
- Xuất hiện vào giai đoạn KT thời hiện đại do Mies van der Rohe nhắc đến.
- Vật liệu chủ yếu là kính và thép.
- Kiến trúc phải dựa vào các hình khối kỷ hà nghiêm khắc, để nói lên tính trật tự, đơn giản, chính xác dựa trên nguyên tắc: "ít tức là nhiều".
- Chủ trương hợp lý hóa các cấu kiện kiến trúc trong những "mối nối duy lý".
- Đề cao tính công năng của công trình hơn
Ví dụ: Farnsworth House-Mỹ, KTS Mies van der Rohe, 1951
- Công trình giông như 2 chiếc hộp xếp nằm cạnh nhau.
- Không gian được giải phóng hoàn toàn không hề có sự ngăn chia chỗ ngủ.
- Chức năng của khu vực được xác định bằng bố trí đồ đạc nội thất.
- Trung tâm công trình nổi bật với hình khối lập phương, ở giữa là một khoảng trống.
- Màu sắc nâu đỏ trên bề mặt làm tăng thêm ấn tượng
về sự cũ kỹ và hoài niệm.
- Căn nhà chỉ có 1 không gian thực thể duy nhất nhưng chứa rất nhiều không gian có công năng khác nhau.
2. Duy lý Italia – Hậu hiện đại
Giống: - Hình thành sau gia đoạn kt hiện đại.
-Phê phán kiến trúc Hiện đại, đi tìm những xu hướng kiến trúc mới.
- Kiến trúc phải có khả năng giao tiếp với quảng đại quần chúng.
- Đề cao tính lịch sử trong công trình.
Duy lý Italia
- Phát triển từ nửa đầu thế kỷ XX do KTS người Ý là Aldo Rossi khởi xướng.
- Chú trọng công năng, ngôn ngữ biểu hiện ( ngôn ngữ kỷ hà, chi tiết cổ điển)
- Công trình mang tính logic, sạch sẽ.
- Khai thác những yếu tố truyền thống.
- Đề cao tính lịch sử trong công trình, chú trọng công năng.
Ví dụ: Nghĩa trang Moderna, KTS Aldo Rossi, 1971
- Hầu như toàn bộ công trình không có gì cả ngoài sự trống vắng, lặng không của những cấu kiện bê tông cốt thép khổng lồ ngang bằng, xổ thẳng, không tô trát, không sơn vẽ.
- Trung tâm công trình nổi bật với hình khối lập phương, ở giữa là một khoảng trống.
- Màu sắc nâu đỏ trên bề mặt càng làm tăng thêm ấn tượng về sự cũ kỹ và hoài niệm.
Hậu hiện đại
- Hình thành từ 1960-1970, phát triển mạnh mẽ ở châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.
- Có sự trật tự, nhưng pha trộn, lai tạp .
- Đôi khi mang tính nhạo báng quá khứ.\
- Mang sự đổi mới vào trong công trình.
- Thiếu chú trọng công năng trong công trình.
Ví dụ: Quảng trường Italia, New Orleans, KTS Charles Moore, 1976-1979
- Công trình được tạo nên từ những đường tròn đồng tâm như một tấm bia. Trên đó là một bể nước hình đất nước Italia, các suối nước tượng trung cho sông Po, Tiber, Arno, tất cả hình ảnh trên đều gợi loại "mã" có tính tượng trưng cao và cụ thể.
- Bên cạnh đó là các chi tiết trích dẫn lịch sử như các thức cột cổ điển, những trán tường, diềm mái trên các kiến trúc đền thờ La Mã...
3. Duy lý Italia – Hiện đại mới
Giống: - Hình thành sau kthđ, phê phán kthđ thiếu tính lịch sử, địa phương.
-Hình khối đơn giản, hình thức đa dạng.
-Khai thác giá trị truyền thống , pha trộn kiến trúc địa phương.
Duy lý Italia
- Kt gợi lên nững hình ảnh quá khứ, lịch sử.
- Chú trọng hòa hợp thiên nhiên.
- Vật liệu sử dụng ở địa phương.
-Khai thác hình thức cổ điển.
-Hình khối mạnh mẽ.
Hiện đại mới
- Thể hiện tính dân tộc theo chiều sâu ( ít thể hiện trên hình ảnh).
- Chưa chú trọng hòa hợp thiên nhiên.
- Vật liệu xd hiện đại, tân tiến.
-Từ chối trang trí cổ điển.
-Không cập nhật thành tựu khoa học kĩ thuật
- Đề cao tính lịch sử trong công trình.
Ví dụ: Nghĩa trang Moderna, KTS Aldo Rossi, 1971
- Hầu như toàn bộ công trình không có gì cả ngoài sự trống vắng, lặng không của những cấu kiện bê tông cốt thép khổng lồ ngang bằng, xổ thẳng, không tô trát, không sơn vẽ.
- Trung tâm công trình nổi bật với hình khối lập phương, ở giữa là một khoảng trống.
- Màu sắc nâu đỏ trên bề mặt càng làm tăng thêm ấn tượng về sự cũ kỹ và hoài niệm.
-Hình khối thuần khiết, trong sáng.
-Có cập nhật thành tựu khoa học kĩ thuật vào trong công trình kiến trúc.
- Đề cao tính công năng của công trình.
Ví dụ: Tòa nhà phía Đông Bảo tàng nghệ thuật quốc gia, Washington DC,KTS Ieoh Ming Pei, 1978.
- Được tạo nên từ những hình khối có mặt bằng hình tam giác to nhỏ khác nhau.
- Hình thức điêu khắc hóa và nét hình học thuần túy.
- Nghệ thuật tổ hợp không gian kiến trúc cô đọng, thuần khiết.
- Xử lý hoàn hảo không gian, ánh sáng.
4. Hiện đại mới – Hiện đại
Giống:-Sử dụng những hình khối kỉ hà, đơn giản.
-Loại trừ trang trí.
-Kết hợp với kĩ thuật và vật liệu mới trong xây dựng.
Hiện đại mới
- Không gian đa dạng.
- Dùng ánh sáng và bóng đổ như những yếu tố tạo hình.
- Sử dụng những thuộc tính ưu việt của màu sắc và chất liệu trên bề mặt.
- Sử dụng kết cấu và vật liệu tiên tiến.
- Hòa hợp nội ngoại thất.
- Khai thác và phát huy những truyền thống văn hóa nghệ thuật của địa phương.
-Có sự giao tiếp giữa kiến trúc với thiên nhiên và con người.
Ví dụ: Tòa nhà phía Đông Bảo tàng nghệ thuật quốc gia, Washington DC,KTS Ieoh Ming Pei, 1978.
- Được tạo nên từ những hình khối có mặt bằng hình tam giác to nhỏ khác nhau.
- Hình thức điêu khắc hóa và nét hình học thuần túy.
- Nghệ thuật tổ hợp không gian kiến trúc cô đọng, thuần khiết.
- Xử lý hoàn hảo không gian, ánh sáng.
Hiện đại
- Kiến trúc phát triển với nhịp độ lớn, số lượng lớn.
- Chủ nghĩa công năng đã trở thành xu hướng lớn nhất thế kỷ. Công năng không đứng một mình mà trong mối quan hệ với kinh tế và kết cấu.
-Xóa nhòa tính dân tộc, địa phương, đề cao tính quốc tế.
-Sự giao tiếp giữa kiến trúc với thiên nhiên và con người bị xem nhẹ.
Ví dụ: Farnsworth House-Mỹ, KTS Mies van der Rohe, 1951
- Công trình giông như 2 chiếc hộp xếp nằm cạnh nhau.
- Không gian được giải phóng hoàn toàn không hề có sự ngăn chia chỗ ngủ.
- Chức năng của khu vực được xác định bằng bố trí đồ đạc nội thất.
Căn nhà chỉ có 1 không gian thực thể duy nhất nhưng chứa rất nhiều không gian có công năng khác nhau.
5. Hiện đại mới – Hậu hiện đại
Giống: - Hình thành sau kthđ, phê phán kthđ thiếu tính lịch sử, địa phương.
-Khai thác giá trị truyền thống , pha trộn kiến trúc địa phương.
- Ra đời nhằm khắc phục những khuyết điểm của KT hiện đại.
- Sử dụng những hình khối kỷ hà, đơn giản.
Hiện đại mới
- Hiện đại hậu kỳ bị phân hóa. The New York Five tan rã.
- Chú trọng công năng.
- Ngôn ngữ kỷ hà, biểu hiện hình thức phong phú.
- Sử dụng kết cấu và vật liệu tiên tiến.
* Quan điểm lý luận:
- Dựa trên tư duy Duy lý mới: Đơn giản hóa để đạt đến sự thuần khiết và trong sáng.
- Kế thừa những nguyên tắc của kiến trúc Hiện đại:
+ Đề cao công năng.
+ Từ chối trang trí, cổ điển.
+ Sử dụng hình khối cơ bản.
+ Cập nhật các thành tựu kĩ thuật.
- Cách tân hình khối theo xu hướng Biểu hiện mới:
+ Từ bỏ sự độc đoán, giáo điều của kiến trúc Hiện đại.
+ Hình thức kiến trúc đa dạng, phóng phú với những hình khối thuần khiết =>ngôn ngữ kiến trúc.
Ví dụ: Tòa nhà phía Đông Bảo tàng nghệ thuật quốc gia, Washington DC,KTS Ieoh Ming Pei, 1978.
- Được tạo nên từ những hình khối có mặt bằng hình tam giác to nhỏ khác nhau.
- Hình thức điêu khắc hóa và nét hình học thuần túy.
- Nghệ thuật tổ hợp không gian kiến trúc cô đọng, thuần khiết.
- Xử lý hoàn hảo không gian, ánh sáng.
Hậu Hiện đại
- Hình thành từ 1960-1970, phát triển mạnh mẽ ở châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.
-Không chú trọng công năng.
- Khai thác hình ảnh quá khứ bằng nhiều thủ pháp.
- Chứ áp dụng kết cấu và vật liệu tiên tiến.
* Quan điểm lý luận:
- Những vấn đề cơ bản của kiến trúc:
+Sự giao tiếp của kiến trúc với số đông quần chúng.
+Mối quan hệ kiến trúc đương đại với di sản kiến trúc của quá khứ.
+Mối quan hệ hình thức kiến trúc với các môn nghệ thuật khác.
- Các khuynh hướng tiêu biểu: Xu hướng Chiết trung- Lịch sử; Xu hướng khai thác phong cách kiến trúc dân gian và địa phương; Xu hướng Cổ điển Hậu hiện đại; Xu hướng Pop-Art.
- Thủ pháp:
+Sử dụng hệ thống kiến trúc cổ điển Hy Lạp – La Mã.
+Thủ pháp pha trộn, lai tạp.
+Thủ pháp vận dụng ngược đời các chi tiết quá khứ.
+Kiến trúc là hiện tượng mâu thuẫn và phức tạp.
Ví dụ: Quảng trường Italia, New Orleans, KTS Charles Moore, 1976-1979
- Công trình được tạo nên từ những đường tròn đồng tâm như một tấm bia. Trên đó là một bể nước hình đất nước Italia, các suối nước tượng trung cho sông Po, Tiber, Arno, tất cả hình ảnh trên đều gợi loại "mã" có tính tượng trưng cao và cụ thể.
- Bên cạnh đó là các chi tiết trích dẫn lịch sử như các thức cột cổ điển, những trán tường, diềm mái trên các kiến trúc đền thờ La Mã...
PHẦN HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU
1.
Trung Tâm Văn Hóa Pompidou, Paris (1971-1977)
· Trung tâm văn hóa Pompidou, paris (1971-1977)
· Là một trung tâm văn hóa và bảo tàng lớn nằm ở khu Beaubourg thuộc quận 4, Paris.
· Các kiến trúc sư: Renzo Piano, Richard Rogers.
· Xu hướng kiến trúc: High-tech architecture.(Nêu đặc điểm) Đặc điểm: - Vật liệu: kính và thép có cường độ cao.
- Kết cấu: khung và dàn thép.
- Bộc lộ băng chuyền, đường ống thông gió, cấp nhiệt,.. ra bên ngoài.
- Công trình dễ bảo trì, thay thế, xây dựng nhanh và giá thành rẻ.
- Ba màu xanh, trắng, đỏ sơn quét trên bề mặt cấu kiện làm tăng tính hình tượng.
2.
Công Trình Ngân Hàng Hồng Kông - Thượng Hải
· Nằm ở số 1 Queen's Road, ngay khu trung tâm Hồng Kông, 1979 - 1985
· Kiến trúc sư: Norman Foster
· Xu hướng kiến trúc High-tech
Đặc điểm: - Vật liệu: dùng kính oto, sàn thép dùng cho máy bay chiến đấu.
- Kết cấu: sàn treo vào hệ dàn đặt trên hệ cột chịu lực bằng thép.
- Toàn bộ tòa nhà lại được treo trên 1 kết cấu bằng thép không gỉ, mặt đứng nhiều tầng lộ rõ thanh giằng chéo, ngang và đứng...Việc lỗ rõ bên ngoài mang dấu ấn đặc trừn của xu hướng Hi - tech
- Bên trong tòa nhà là một không gian trống thông giữa các tầng theo kiểu một atrium.
3.
Nhà Thờ Ánh Sáng
· Được xây dựng năm 1989, tại thành phố Ibaraki, Osaka, Nhật Bản
· Kiến trúc sư: Tadao Ando
· Xu hướng kiến kiến trúc nhật bản đương đại.
Đặc điểm: - Thủ pháp xử lý các khối hình học cơ bản quen thuộc, chủ động tạo ra một mảng tường lớn có góc xiên 15 độ khiến không gian kì ảo, biến hóa, đầy tính khiêu gợi.
- "Cây thập tự ánh sáng" thể hiện sự thánh thiện, thiêng liêng từ việc tổ chức ánh sáng khá độc đáo, chính khe hở hình chữ thập này người ta có thể cảm nhận thay đổi thời tiết, ngày, đêm và các mùa trong năm.
4.
Nhà Thờ Trên Nước Ở Tomamu, 1988
· Tỉnh Hokkaido, Nhật Bản 1988
· Kiến Trúc Sư : Tadao Ando
· Xu hướng kiến kiến trúc nhật bản đương đại. Đặc điểm: - Sử dụng nghệ thuật cắt cảnh.
- CT gồm 2 khối hình hộp khác nhau, dùng dầm ngang và cột để tạo 1 "khung tranh" hướng ra mặt hồ.
- Cây thánh giá được đặt bên ngoài mặt nước trước "khung tranh".
- Không gian tĩnh lặng như những "vườn thiền" trong kiến trúc truyền thống nhật bản.
5. Bảo Tàng Lịch Sử Chikatsu-Asuka
· Thành phố Osaka 1990-1994
· Kiến Trúc Sư Tadao Ando
· Xu hướng kiến kiến trúc nhật bản đương đại
Đặc điểm: - Bảo tàng tập trung vào các giá trị của nền văn hóa của Nhật Bản, với sự ảnh hưởng của những người nhập cư đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc.
- Khối kiến trúc cô đọng và mạnh mẽ xung cảnh quanh công trình vắng lặng nhìn từ bậc thang đến mái công trình.
-
6.
Đền Thờ Nước Tomamu
· Nằm ở một thị trấn nhỏ có tên tomamu, hokaido nằm ở phía bắc của đảo Awajishima,1991
· Kiến Trúc Sư Tadao Ando
· Xu hướng kiến kiến trúc nhật bản đương đại
Đặc điểm: - Sử dụng vật liệu bê tông cốt thép, phá vỡ các quy tắc sử dụng toàn gỗ để xây dựng các ngôi đền truyền thống.
- Tường ngoài của ngôi đền là những tấm bê tông trắng, không trang trí, tạo cảm giác thanh khiết.
- Cách bố trí tượng thờ vẫn theo các quy ước truyền thống.
- Mái của ngôi đền tạo thành một hồ nước hình oval trồng hoa sen – mang tính biểu tượng cao.
7.
Tower Of The Winds, Yokohama, 1986
· Thành phố Yokohama ở Nhật Bản hoàn thành 1986
· Kiến Trúc Sư: Toyo Ito
· Xu hướng kiến kiến trúc nhật bản đương đại.
Đặc điểm: - CT sử dụng một chương trình máy tính với sự vận hành tác động của gió.
- CT mang vẻ mềm mại, giống "bộ quần áo" của con người.
- CT mang tính thời trang, luôn mới mẻ và phong cách đa dạng.
8. Thư Viên
Và Nhà Trưng Bày Sendai Mediatheque, 2001
· Tại TP Sendai, Miyagi , Nhật bản, 1995- 2001
· Kiến Trúc Sư: Toyo Ito
· Xu hướng kiến kiến trúc nhật bản đương đại
Đặc điểm:- Mediatheque là một khối công trình trong suốt với kết cấu là các tấm sàn mỏng treo trên những ống thép
- Công trình là một tổ hợp đa chức năng bằng kính hai lớp, sử dụng nhiều đường ống vừa để trang trí, vừa để thông gió cho cả tòa nhà.
- Không chỉ đặc sắc bởi các giải pháp kiến trúc, mà còn nổi bật với các giải pháp kỹ thuật , ứng phó với động đất, sóng thần.
- Công trình khẳng định triết lý thiết kế kiến trúc của KTS Toyo Ito:"Tôi muốn sử dụng kiến trúc để tạo ra những sợi dây gắn kết giữa những con người đang sống trong các đô thị, và thậm chí sử dụng nó để tìm lại những giá trị cộng đồng từng tồn tại trong mỗi thành phố".
-
9.
Tổ Hợp Tdtt Olympic, Tokyo, 1964.
· Công trình được hoàn tất vào năm 1964. Nó là một sân vận động khổng lồ được đặt bên trong công viên Yoyogi của thủ đô Tokyo.
· KTS: Kenzo Tange
· Xu hướng kiến kiến trúc nhật bản đương đại.
Đặc điểm: - Sức chứa 15000 người, cấu trúc có 2 trụ bê tông cốt thép khổng lồ kết hợp hệ dây căng lớn.
- Hình ảnh uốn lượn làm ta liên tưởng những đường công mái nhà Nhật truyền thống.
- Qua công trình ông phát biểu: " tôi có thể lĩnh hội đầy đủ tầm quan trọng của biểu tượng khi biết nó gắn bó với con người.
10. Nhà Thờ Saint Mary, Tokyo, 1964
· 3-6-15 Sekiguchi, Bunkyo-ku, Tokyo1964
· Kiến Trúc Sư: Kenzo Tange
· Xu hướng kiến kiến trúc nhật bản đương đại
Đặc điểm: - Cấu trúc gồm tám võ bê tông cốt thép cong nhẹ bao phủ bằng nhôm dựa trên trụ bê tông khổng lồ thẳng đứng.
- Với dáng vẻ này công trình làm hiện đại hóa biểu tượng quen thuộc của đạo Thiên Chúa .
- Ông muốn sáng tạo ra những không gian mới Cùng với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại.
Biểu tượng ở đây đã được tầm quan trọng to lớn.
11.
Đài Tưởng Niệm Hiroshima Và Bảo Tàng Hòa Bình (1946-1950)
· Hiroshima, 1946-1950
· KTS: Kenzo Tange
· Xu hướng kiến kiến trúc nhật bản đương đại Đăc điểm:
- Khu tưở ng niêm
đươc
mang tên Vòm nguyên tử Genbaku Dome đươc
bảo tồn đến từ ng chi tiết.
- Bảo tàng tưởng niệm Hòa bình thu thập và trưng bày những gì còn sót lại của các nạn nhân, các tấm ảnh và những thứ khác.
- Bảo tàng này cũng là một nhắc nhở chúng ta về mong ước của Hiroshima về giảm thiểu sử dụng những vũ khí hạt nhân và hòa bình cho nhân loại.
- Công trình mang tính biểu tượng rất cao, ảnh hưởng bởi giá trị kiến trúc Nhật Bản.
12.
Đồ Án Thành Phố Trên Không, 1962
· Đồ án hoàn thành năm 1962
· Kiến Trúc Sư Arata Isozaki
· Xu hướng kiến kiến trúc nhật bản đương đại
Đặc điểm: -Trong đồ án này, ishizaki muốn tổ chức một thành phố nổi với không gian ở và làm việc được bố trí trên cao, trên những chiếc cột lớn bằng bê tông cốt thép hình trụ có đường kính lớn hơn 10m, bên trong là hệ thống giao thông và các công trình kỹ thuật.
- Các cột móng công trình theo dạng những hình tròn và hình vuông
- Quan niệm hình học của ông bao gồm những hình thức hình học cơ bản và cả những hình bán nguyệt.
- Thể hiện quan niệm chuyển hóa luận-khai thác hình tượng hệ kết cấu của kiến trúc trúc truyền thống.
13.
Tháp Nakagin Capsule
· Thành phố Tokyo 1970-1972
· Kiến Trúc Sư Kisho Kurokawa
· Xu hướng kiến kiến trúc nhật bản đương đại
Đặc điểm: - Công trình có bố cục phong phú, nhịp nhàng, biểu đạt khả năng biến đổi và thích ứng của một cơ chế mà thuyết chuyển hóa đã đề ra.
- Các đơn vị ở- là "tế bào sống của sinh vật đó", có dạng con nhộng (casule), là những khó nhà tiền chế Được lắp vào hệ kết cấu chính của công trình.
14.
The Sky House
· Tokyo, nhật bản, hoàn thành năm 1958
· Kiến trúc sư: Kiyonori Kikutake
· Xu hướng kiến kiến trúc nhật bản đương đại
Đặc điểm: - Căn nhà bao gồm một phiến bê tông 10x10m được đặt lên trên các tấm vách cao 4,5 m nằm ở trung tâm của mỗi bên, với một mục đích để giải phóng các góc. Các bệ đỡ bổ sung cho mái nhà bê tông.
- The Sky House áp dụng tiêu chuẩn nhà ở quy mô nhỏ, có xu hướng biến đổi vốn có trong
một gia đình.
- Công năng của công trình không được chú trọng, không gian sống kiểu tập trung và có sự
xem xét nội thất truyền thống Nhật Bản.
15.
Cảng Hàng Không Kansai
· Trên một hòn đảo nhân tạo trên vịnh biển Osaka, Nhật bản 1991-1994
· Kiến Trúc Sư Renzo piano.
· Xu hướng kiến kiến trúc nhật bản đương đại Đặc điểm:
- Toàn bộ tòa lầu sân bay hầu như không có bê tông mà chỉ là những thanh giằng bằng thép không rỉ
lắp rắp với kính màu.
- Từ trên không trung nhìn xuống tòa lầu sân bay trông như một con chim lớn đang xòe hai cánh với nóc lầu có hình uốn lượn như sóng biển.
- Các mái lầu hạ thấp dần để tăng khả năng quan sát của tháp kiểm tra. Nhìn toàn bộ công trình rất nhẹ nhàng và thanh thoát.
16.
Ngôi Nhà Riêng Của Frank O' Gehry
· Đặt tại Santa,Monica,Los Angeles,California.Mỹ 1979.
· Kiến Trúc Sư: Frank O' Gehry
· Xu hướng kiến trúc: Deconstruction Đặc điểm:
- Gehry đã cố tình sử dụng những vật liệu lạ lùng như những tấm lá chắn nối với nhau bằng dây xích, những tấm thép sơn màu hồng lượn sóng và nhựa đường...để tạo nên hình ảnh chen lấn và xô đẩy, mất phương hướng và không có một hình thù cụ thể.
- Gây cảm giác tạm thời như đang sửa chữa một cách tạm bợ và bị phản đối kịch liệt.
17.
Bảo Tàng Guggenheim Bilbao
· Dọc theo sông Nervión ở trung tâm Bilbao,Tây Ban Nha 1995-1997
· Kiến Trúc Sư Frank O' Gehry
· Xu hướng kiến trúc: Deconstruction Đặc điểm:
- Sự tạo hình kiến trúc bằng cách nào cho hình thể của nó ở trạng thái vận động bỏ qua những yêu cầu về sử dụng, tính kinh tế, kỹ thuật.
- Công trình được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của máy tính kết hợp trí tưởng tượng của một nghệ sĩ tạo hình tầm cỡ thế giới
- Thiên về phương pháp thiết kế từ ngoài vào công trình này còn có thể được xếp vào xu hướng kiến trúc khác như: Tân biểu hiện, Baroque mới,...
18.
Bảo Tàng Do Thái
· Berlin,Đức1999
· Kiến Trúc Sư : Daniel Libeskind
· Xu hướng kiến trúc: Deconstruction Đặc điểm:
- Tòa nhà uốn lượn thành một khối ziczac và chỉ có thể đi vào duy nhất bằng một lối ngầm bên dưới lòng đất thông qua Bảo tàng Berlin nằm kề bên.
- Bề ngoài của bảo tàng là một lớp kim loại mạ kẽm, có thể sẽ bị oxy hóa và chuyển sang màu xanh rêu mốc bởi ảnh hưởng thời tiết.
- Tòa nhà không có cửa thay vào đó là những nhát cắt hình học, ví như những vết cắt, những vết thương còn hằn lại trên da thịt của lịch sử mà người Do Thái đã phải chịu đựng.
19.
Trạm Cứu Hỏa Bên Bờ Song Rhim
· Đặt tại Weilam Rhein (Đức). 1992-1993
· Kiến Trúc Sư Zaha Hadid
· Xu hướng kiến trúc: Deconstruction Đặc điểm:
- Là một trạm cứu hỏa được đặt bên bờ sông nói lên mối quan hệ khăng khít giữa công trình với khung cảnh xung quanh.
- Một mái che lớn hình tam giác với công dụng không cụ thể nhưng ấn tượng, xộc xệch vươn lên trời xanh.
- Mái này có 3 điểm tựa, điểm tựa ở giữa chếch sang một bên có vẻ như đổ về hướng ngược lại, gây hiệu quả kết cấu không mấy rõ ràng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro