Vấn đề dân tộc trong chủ nghĩa mác
: Phân tích những nguyên tắc cơ bản của CN Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc.Đảng và Nhà nước ta vận dụng nguyên tắc bình đẳng như thế nào để xây dựng chính sách dân tộc
Lý thuyết
Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc
a. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
- Có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trong quan hệ xã hội, quan hệ quốc tế.
- Sự bình đẳng toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội...giữa các dân tộc phải được pháp luật bảo vệ và thể hiện sinh động trong thực tế.
- Bình đẳng dân tộc gắn với:
+ Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa sô vanh
+ Cuộc đấu tranh xây dựng một trật tự kinh tế mới, chống sự áp bức bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với các nước chậm phát triển về kinh tế.
- Bình đẳng dân tộc là quyền thiêng liêng của dân tộc,là mục tiêu phấn đấu của các dân tộc trong sự nghiệp giải phóng, là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc.
b.Các dân tộc được quyền tự quyết
- Quyền làm chủ của một dân tộc, tự mình quyết định vận mệnh của dân tộc:là giải phóng các dân tộc bị áp bức (thuộc địa và phụ thuộc) khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và đưa đất nước tiến lên theo con đường tiến bộ xã hội.
+ Quyền dân tộc tự quyết trước hết là tự quyết về chính trị:
* Quyền phân lập: là quyền thành lập một quốc gia dân tộc độc lập
* Quyền liên hiệp: là quyền các quốc gia tự liên hợp lại thành một liên bang trên cơ sở bình đẳng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
+ Xem xét và giải quyết quyền dân tộc tự quyết: trên lập trường quan điểm của GCCN
* Ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ, phù hợp với lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,nhất là phong trào giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức.
* Kiên quyết đấu tranh chống lại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực đế quốc và bọn phản động quốc tế lợi dụng chiêu bài "dân tộc tự quyết" để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước cũng như giúp đỡ các thế lực phản động, thế lực dân tộc chủ nghĩa đàn áp các lực lượng tiến bộ, đòi ly khai và đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa thực dân mới, của CNTB.
* Quyền dân tộc tự quyết: là quyền cơ bản của dân tộc, là cơ sở để xoá bỏ hiềm khích giữa các dân tộc; đảm bảo sự tồn tại, phát triển độc lập cho các dân tộc; phát huy tiềm năng của các dân tộc vào sự phát triển chung của nhân loại.
c. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc:
- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc phản ánh:
● bản chất quốc tế của phong trào công nhân
● sự thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp
- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc quy định:
● mục tiêu
● đường lối
● phương pháp xem xét cách giải quyết quyền dân tộc tự quýêt, quyền bình đẳng dân tộc
- Đoàn kết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động rộng rãi thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. ⇒ nội dung liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc đã liên kết cả ba nội dung của cương lĩnh thành một chỉnh thể.
- Cương lĩnh dân tộc của ĐCS là một bộ phận trong cương lĩnh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp; là cơ sở lý luận của đường lối chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN.
Liên hệ
1.Khái quát:
Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc là các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam có quyền bình đẳng với nhau trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội và đều được Nhà nước quan tâm, giúp đỡ mọi mặt để phát huy tài năng, sức lực và trí tuệ. Để triển khai tốt bình đẳng, nhà nước ta đã vận dụng nguyên tắc này để xây dựng các chính sách dân tộc thúc đẩy sự phát triển của từng dân tộc nói riêng và trên cả nước nói chung
2. Thực trạng
● Đặc điểm dân tộc Việt Nam
- 54 dân tộc thống nhất
- Khoảng cách giữa các dân tộc:có sự chênh lệch về:
Dân tộc đa số Dân tộc thiểu số
Số lượng Có sự chênh lệch nhiều ( dân tộc Kinh chiếm 86% dân số cả nước)
Địa điểm phân bố ở vùng phát triển: đồng bằng, trung du ở vùng sâu vùng xa: cao nguyên miền núi
Kinh tế Tốc độ, trình độ phát triển nhanh, không ngừng tăng
Đa dạng trong các hình thức hoạt động ktế
Cơ sở hạ tầng phát triển
Chiếm đa số nguồn nhân lực của cả nước Phát triển chậm
Không vững chắc
Trình độ phát triển kém
Tỷ lệ hộ nghèo tăng
Không có nhiều hoạt động kinh tế
Giáo dục Giáo dục phát triển Ít có cơ hội tiếp cận giáo dục
⇒ mặt bằng dân trí chưa cao
⇒ chưa xóa nạn mù chữ
Trình độ đại học:dt đa số ( 81%); dt thiểu số (19%)
Trình độ sơ cấp: dt đa số ( 72%); dt thiểu số ( 28%)
Y tế Cơ sở vật chất tốt, hiện đại
Hình thành nhiều dịch vụ y tế chất lượng Cơ sở vật chất y tế yếu kém
Ít được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng
Thiếu nhận thức về hiểu biết y tế
⇒ Tuổi thọ trung bình thấp
Văn hóa - Xã hội Đời sống xã hội phát triển nhanh
Điều kiện sống đáp ứng nhu cầu của ng dân
Trên đà hội nhập quốc tế
Xảy ra nhiều tệ nạn xã hội
Bản sắc văn hóa đang bị mai một Nhiều phong tục, tập quán cũ, lạc hậu
Điều kiện sống tồi tàn
Quy mô:khép kín (trong từng bản,..)
Xảy ra ít tệ nạn, giữ gìn đk yếu tố truyền thống, bản sắc
Chính trị Có hệ thống chính trị vững mạnh
Đang đầu tư, phát triển chất lượng cán bộ
Tình hình an ninh chính trị được đảm bảo Hệ thống chính trị cơ sở chưa đủ mạnh,
Chất lượng cán bộ người dân tộc còn yếu kém
Tình hình an ninh, chính trị một số nơi vùng dân tộc thiểu số, miền núi còn tiềm ẩn nhiều nhân tố mất ổn định.
- Tinh thần đoàn kết:
+ Đã có truyền thống từ lâu( từ khi còn chiến tranh)
+ Bây giờ vẫn được phát huy tốt
● Thực trạng vận dụng nguyên tắc bình đẳng của Nhà nước ta
Ưu điểm,thành tựu Nhược điểm,han chế
Số lượng cán bộ là người dân tộc ít người trong bộ máy nhà nước luôn được duy trì ở một tỷ lệ nhất định Giữa các dân tộc vẫn chưa thật sự bình đẳng tuyệt đối
Ở những vùng sâu vùng xa đa số cán bộ là người dân tộc ít người Lợi dụng tình hình kém hiểu biết và dân trí thấp,phần tử phản động lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số đi ngược lại với những chủ trương của Đảng⇒ bất ổn về chính tri
Đã ban hành nhiều chính sách ưu tiên với đồng bào dân tộc thiểu số một cách đồng bộ và toàn diện Nhiều dân tộc với dân số hiện mù chữ nên khó tiếp cận được với những chính sách của Đảng và Nhà nước
Triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển trên địa bàn miền núi:xóa đói giảm nghèo,...
3. Giải pháp
- Xây dựng chính sách phát triển kinh tế vùng các dân tộc thiểu số ⇒ phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc, gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước
- Xây dựng chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề giáo dục - đào tạo, văn hóa, y tế... ⇒ nâng cao năng lực, tạo tiền đề, cơ hội để các dân tộc tham gia vào quá trình phát triển, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào.
- Các dân tộc phải luôn bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng phấn đấu xây dựng đất. Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc.
- Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi
+ Thực hiện tốt chính sách dân tộc
+ Quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực
+ Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số
+ Giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số trong sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất
- Ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và kết cấu hạ tầng.
- Đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa
- Tạm thời tập trung trợ giúp đồng bào nghèo, các dân tộc đặc biệt khó khăn giải quyết ngay vấn đề bức xúc như: tình trạng thiếu lương thực, thiếu nước sinh hoạt, nhà ở tạm bợ, không đủ tư liệu sản xuất
- Xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
- Giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở và tranh chấp đất đai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở Tây Nguyên, Tây Bắc và vùng đồng bào dân tộc Khơme Nam Bộ.
- Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới. Làm tốt công tác định canh, định cư và di dân xây dựng vùng kinh tế mới.
- Thực hiện hiệu quả các chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình
- Tăng cường hoạt động văn hóa thông tin, tuyên truyền hướng về cơ sở
- Thực hiện chương trình phổ cập giáo dục và các chương trình giáo dục miền núi,
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nhất là trường phổ thông dân tộc nội trú
- Đẩy mạnh việc tổ chức các trường mẫu giáo công lập; mở rộng việc dạy chữ dân tộc.
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề ở vùng dân tộc
- Thực hiện chính sách ưu tiên dành cho con em các dân tộc vào học tại các trường đại học ,cao đẳng.
4. Kết luận:
Vấn đề dân tộc luôn là một vấn đề nhạy cảm, nó luôn liên quan mật thiết đến tình hình chính trị. Đối với đất nước ta, một nước có nhiều dân tộc trong cộng đồng người thì vấn đề này lại được quan tâm hơn hết. Giải quyết tốt được vấn đề dân tộc, đặc biệt là tạo được sự bình đẳng giữa các dân tộc trong quản lý hành chính nhà nước thì sẽ tăng được tinh thần đoàn kết, cố kết các dân tộc với nhau, tạo thành một khối thống nhất đưa đất nước phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng và đúng đắn của nguyên tắc này Đảng, Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách, tuy vậy thực tế hiện nay còn đòi hỏi những nhà lãnh đạo còn phải có những biện pháp, có những cố gắng hơn nữa để thực hiện tốt vấn đề này.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro