Chủ nghĩa độc quyền nhà nước
Nguyên nhân ra đời, bản chất, biểu hiện của CNTB độc quyền Nhà nước.Liên hệ với vai trò điều tiết kinh tế ở nước ta
- Nguyên nhân ra đời:
+ Sự phát triển của trình độ xã hội hóa lực lượng sản xuất ngày càng cao gây mâu thuẫn với hình thức chiếm hữu tư nhân TBCN ⇒ phải có 1 hình thức mới của quan hệ sản xuất để lực lượng sản xuất phát triển
+ Sự phát triển của phân công lao động xã hội làm xuất hiện 1 số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể kinh doanh ⇒ đòi hỏi Nhà nước phải đứng ra đảm nhiệm
+ Sự thống trị của độc quyền làm sâu sắc sự đối kháng giữa giai cấp tư sản - giai cấp vô sản và nhân dân lao động ⇒ Nhà nước phải có chính sách xoa dịu mâu thuẫn
+ Sự tích tụ và tập trung tư bản cao ⇒ mâu thuẫn giữa các tổ chức độc quyền với nhau, giữa tư bản độc quyền với các tổ chức kinh doanh vừa,nhỏ trở nên gay gắt ⇒ cần có sự điều tiết, can thiệp của Nhà nước
+ Xu hướng quốc tế hóa + sự bành trướng của liên minh độc quyền quốc tế vấp phải hàng rào quốc gia và xung đột lợi ích khác ⇒ đòi hỏi có sự phối hợp giữa Nhà nước và quốc gia tư sản để điều tiết quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế
- Bản chất
+ Xét về bản chất CNTB độc quyền nhà nước vẫn là chủ nghĩa tư bản, chịu sự chi phối của quy luật giá trị thặng dư, mặc dù đã có nhiều thay đổi so với chủ nghĩa tư bản thời kỳ canh tranh tự do.
+ Là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền
+ Nhà nước là 1 tập thể tư bản khổng lồ và còn có chức năng chính trị và các công cụ trấn áp xã hội
+ Đặc điểm nổi bật của CNTB độc quyền nhà nước là sự can thiệp, sự điều tiết của nhà nước về kinh tế.
⇒ Như vậy CNTBĐQNN không phải là một chế độ kinh tế mới so với CNTB, lại càng không phải chế độ tư bản mới so với CNTB độc quyền. CNTB độc quyền nhà nước chỉ là CNTB độc quyền có sự can thiệp, điều tiết của nhà nước về kinh tế, là sự kết hợp sức mạnh của tư bản độc quyền với sức mạnh của nhà nước về kinh tế.Nó là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nhằm duy trì sự tồn tại của CNTB, làm cho CNTB thích nghi với điều kiện mới
- Biểu hiện
a. Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước tư sản
- Sự kết hợp về nhân sự được thực hiện
+ Thông qua các đảng phải tư sản.
+ Thông qua các hội chủ xí nghiệp
b. Sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước
- CNTB độc quyền nhà nước thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống, nổi bật nhất là sức mạnh của độc quyền và nhà nước kết hợp với nhau trong lĩnh vực kinh tế
c. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản
- Dung hợp 3 cơ chế: Thị trường, độc quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của từng cơ chế. ⇒ hệ thống điều tiết đó phục vụ cho CNTB độc quyền.
LIÊN HÊ
Phần 1 :Khái quát
Trong nền kinh tế hiện nay, chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước có vai trò quan trọng với việc điều tiết nền kinh tế. Xuất phát điểm kinh tế thị trường ở nước ta mắc phải khá nhiều chướng ngại vật như là hiệu lực của cơ chế thị trường bị giảm khi xuất hiện cạnh tranh không hoàn hảo, hiệu quả kinh tế xã hội không đảm bảo vì mục đích của doanh nghiệp là lợi nhuận nên lợi dụng tài nguyên xã hội, gây ô nhiễm môi trường, phân phối thu nhập không cân bằng, khủng hoảng kinh tế có tính chất chu kỳ và thất nghiệp. Nhưng quan trọng nhất là nó có nguy cơ đi chệch hướng CNXH vì vậy sự điều tiết này là thực sự cần thiết khi nước ta chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.
Phần 2: Đánh giá ưu nhược điểm của sự điều tiết ở nước ta hiện nay
1. Ưu điểm, thành tựu đạt được :
- Lực lượng sản xuất phát triển
- Nền kinh tế ít khủng hoảng và khá ổn định
- Điều tiết lãi suất hợp lý
- Nhiều bộ luật được đưa ra đã điều tiết được lợi ích của các chủ thể kinh doanh
- Nhà nước ta đã chú trọng điều tiết gián tiếp hơn trực tiếp
- Sử dụng kế hoạch hóa định hướng phát triển nên không can thiệp sâu vào nền kinh tế
- Chính sách tài khóa của Việt Nam được sử dụng linh hoạt, hiệu quả giúp ngăn chặn suy thoái kinh tế, hạn chế lạm phát
- 1 số chính sách tài chính cũng có yếu tố tích cực với nền kinh tế nước ta:
+ Tỷ giá hối đoái được điều chỉnh để tăng xuất khẩu thu cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận
+ Quy định về hoạt động thị trường mở phù hợp với tình hình thực tế
2. Nhược điểm, hạn chế tồn tại:
Nền kinh tế có khiếm khuyết:
- Chất lượng tăng trưởng thấp,
- Hiệu quả đầu tư sụt giảm
- Lạm phát liên tục tăng cao
- Nợ công tăng nhanh và sắp vượt giới hạn an toàn
- Thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản sụt giảm nghiêm trọng
- Dễ khủng hoảng
Sự điều tiết có hạn chế:
- Điều tiết chưa thực sự hiệu quả, tồn tại vấn đề về quyền kinh doanh
- Quy mô còn hẹp
- Thiếu kinh nghiệm
- Phương thức điều tiết chưa hợp lý:
+ Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chưa gắn kết với nguồn lực tài chính ⇒ việc thực hiện kế hoạch ,sử dụng các nguồn lực k hiệu quả.
+ Đầu tư công còn cao và chưa có chọn lọc.
+ Chính sách thuế khá chặt chẽ nhất là các quy định về miễn, giảm thuế, giãn thời hạn nộp thuế, giảm nhẹ nghĩa vụ thuế cho các đối tượng nộp thuế...
+ Tỷ giá hối đoái còn gây mất giá đồng Việt Nam ⇒ phải mất nhiều tiền hơn để nhập khẩu
- Năng lực quản lý của Nhà nước k cao
- Đôi khi Nhà nước ta can thiệp quá sâu gây biến dạng, méo mó thị trường
- Sử dụng các doanh nghiệp Nhà nước làm công cụ điều tiết gây nhiều hệ lụy: giá thị trường bị bóp méo, dồn nén lâu bất ngờ bung ra gây sốc cho người dân: điện, xăng dầu,..)
- Doanh nghiệp Nhà nước chạy theo lợi nhuận ngắn hạn⇒ phá vỡ cấu trúc quan hệ cơ bản
- Nhà nước đáng nhẽ chỉ kinh doanh những gì mà DN tư nhân không muốn kinh doanh nhưng hiện nay lại mở rộng sang nhiều lĩnh vực của các DN tư nhân⇒ DN tư nhân không phát triển, không thể cạnh tranh
- Chú trọng đến khả năng thanh toán, không chú ý đến như cầu cơ bản của xã hội
- Đặt lợi nhuận lên hàng đầu, cái gì có lãi thì làm, không có lãi thì thôi
Phần 3: Giải pháp
+ Nâng cao năng lực quản lý
+ Có sự linh hoạt giữa điều tiết trực tiếp và gián tiếp
+ Giảm dần sự can thiệp của Nhà nước ở những nơi không cần thiết.
+ Cần thực hiện dân chủ hóa, khoa học hóa, thể chế hóa chính sách
+ Nhà nước cần nhất quán quan điểm về định hướng xuất khẩu của nền kinh tế, không duy trì bảo vệ lâu dài để thay thế nhập khẩu bằng mọi giá để đảm bảo phát triển bền vững
+ Nhà nước cần nhất quán quan điểm về định hướng xuất khẩu của nền kinh tế, không duy trì bảo vệ lâu dài để thay thế nhập khẩu bằng mọi giá để đảm bảo phát triển bền vững
+ Nhà nước cần có 1 cơ cấu hoàn chỉnh, chuyên nghiệp để thực hiện có hiệu quả các công cụ của đất nước
+ Cải cách hệ thống thuế, phí phù hợp với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế
+ Thu hút có hiệu quả, đa dạng hóa các nguồn lực trong xã hội để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, phát triển dịch vụ công.
+ Sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính bằng cách nâng cao hiệu quả đầu tư theo ngành, vùng, miền; định hướng vốn nhà nước đảm bảo cho các công trình trọng điểm quốc gia,mục tiêu, nhiệm vụ ưu tiên của chiến lược phát triển KT-XH
+ Cân đối thu chi ngân sách, giảm dần bội chi ngân sách
+ Tăng cường kiểm soát vốn đầu tư công tại các doanh nghiệp nhà nước
+ Phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa với các chính sách khác( VD: chính sách tiền tệ)
+ Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả; tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả, tổ chức tốt thị trường trong nước; khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu.
+ Tập trung tái cơ cấu nền kinh tế (tái cơ cấu đầu tư công; hệ thống tài chính, ngân hàng, tái cơ cấu doanh nghiệp)
+ Nâng cao chất lượng nhân lực, đẩy nhanh ứng dụng khoa học và công nghệ.
+ Bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe, bảo đảm đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính
+ Tăng cường sự tham gia của nhiều cơ quan, đoàn thể khi lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là một bản kế hoạch tổng hợp trên nhiều mặt, bao quát nhiều vấn đề của toàn xã hội ⇒ sẽ giúp đưa ra các mục tiêu kế hoạch sát với nhu cầu thực tế, nguồn lực xã hội sẽ được huy động tối đa và được phân bổ hiệu quả hơn.
+ Nhà nước nên nhường lĩnh vực kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân nào có khả năng và có nhu cầu
+ Không dùng DN nhà nước để điều tiết
Phần 4 Kết luận:
Ngiên cứu CNTB độc quyền nhà nước có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế ở VN. Qua đó thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc nhà nước điều tiết nền kinh tế , đối vs nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Từ đó chúng ta cần có những biện pháp, chính sách chiến lược cả về đối nội và đối ngoại để thúc đẩy phát triển nền kinh tế ở VN rút ngắn khoảng cách giữa nước ta và các nước phát triển khác trên thế giới
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro