Câu7:Khái niệm gt thặng dư, so sánh pp sx gt thặng dư tuyệt đối và tương đối.
Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Qúa trình sản xuất ra giá trị thặng dư chỉ là quá trình tạo ra giá trị kéo dài quá cái điểm mà ở đó giá trị sức lao động do nhà tư bản trả được hoàn lại bằng một vật ngang giá. Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa. Vì vậy, các nhà tư bản dùng nhiều phương pháp để tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư. Khái quát có 2 phương pháp để đạt được mục đích đó là sản xuất giá trị thăng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
Hai phương pháp này đều giống nhau về mục đích là làm tăng giá trị thặng dư và kéo dài thời gian lao động thặng dư. Đều làm tăng tỷ suất giá trị thặng dư và nâng cao trình độ bóc lột của tư bản. Tuy nhiên, để hướng tới mục đích đó là những biện pháp khác nhau của mỗi phương pháp. Trong phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối được thực hiện trên cơ sở kéo dài tuyệt đối ngày lao động của công nhân trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không đổi và giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này được gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối. Còn trong phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối thì phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiện bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu lại dể kéo dài một cách tương ứng thời gian lao động thặng dư trên cơ sở tăng năng suất lao động trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi. Gía trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này được gọi là giá trị thặng dư tương đối. Về bản chất thì trong phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là tăng cường độ lao động khiến cho công nhân phải làm việc khẩn trương hơn, nặng nhọc, căng thẳng hơn nhằm tạo ra GTTD lớn hơn. Trong phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối, bản chất là tăng năng suất lao động làm cho thời gian lao động cá biệt để tạo ra sản phẩm giảm xuống, dẫn đến thời gian lao động tất yếu giảm từ đó làm tăng đáng kể trình độ bóc lột giá trị thặng dư. Phương pháp sản xuất giá rị thặng dư tuyệt đối có giới hạn vận động, cụ thể: Giới hạn dưới của ngày lao động phải lớn hơn thời gian lao động tất yếu và nhỏ hơn giới hạn về thể chất là tinh thần của người lao động. Đối với phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối, thời gian lao động không thay đổi thậm chí còn có thể giảm xuống. Ngày lao động vẫn có giới hạn dưới là thời gian lao động tất yếu, còn giới hạn trên chỉ là tương đối, nó phù hợp với khả năng lao động của người công nhân, giúp cho công nhân có thời gian để tái sản xuất sức lao động. GTTD được tạo ra bằng cách tăng năng suất lao động nên dường như thời gian lao động của công nhân thoải mái hơn so với phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối, tuy nhiên trình độ bóc lột lại lớn hơn nhiều. Phương pháp sản xuất GTTD tuyệt đối gắn với giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất CNTB khi mà tư liệu sản xuất, máy móc chưa phát triển thì SLĐ là nguồn chính để tạo ra hàng hóa phục vụ cho việc mua bán bán. Còn phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối được áp dụng trong suốt thời kỳ của CNTB. Bởi vì phương pháp này phù hợp với khả năng lao động của công nhân đồng thời mang lại lợi nhuận cao.
Mặc dù phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối có nhiều ưu điểm hơn nhưng hiện nay để nâng cao m', nhà tư bản vẫn tìm mọi cách kết hợp 2 phương pháp này với nhau. Dù có sự điều chỉnh về mặt hình thức nhưng bản chất bóc lột giá trị thặng dư của nhà tư bản vẫn không hề thay đổi, thậm chí ngày càng tinh vi hơn. Nếu gạt bỏ mục đích và tính chất tư bản chủ nghĩa thì các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nêu trên có thể vận dụng trong các doanh nghiệp ở nước ta nhằm kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, sử dụng kỹ thuật mới, cải tiến tổ chức quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế...
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro