Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

đề cương môn thương mại điện tử

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ INTERNET VÀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ.

Câu 1. Trình bày những hiểu biết cơ bản về mạng internet?

Trả lời:

-         Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống  này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu  dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa. Bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và của các trường đại học, của các cá nhân  và các chính phủ trên toàn cầu.

-         Internet là một mạng toàn cầu bao gồm nhiều mạng LAN, MAN, và WAN trên thế giới kết nối với nhau. Mỗi mạng thành viên này được kết nối vào Internet thông qua một Router.

-         Mạng internet là của chung điều đó có nghĩa là không ai thực sự sở hữu nó với tư cách cá nhân.

-         Mỗi phần nhỏ của mạng được quản lý bởi các tổ chức khác nhau nhưng không ai, không một thực thể nào cũng như không một trung tâm máy tính nào nắm quyền điều khiển mạng.

-         Mỗi phần của mạng được liên kết với nhau theo một cách thức nhằm taọ nên  một mạng toàn cầu.

-         Lịch sử phát triển Internet:

+ 1962 Licklider đưa ra  ý tưởng kết nối các máy tính lại với nhau.

+ 1965 Robert đã kết nối một mạng máy tính khác ở California qua đường điện thoại.

+ 1967 Robert tiếp tục đề xuất ý tưởng mạng Apranet tại một hôi nghị tại  Michigan: công nghệ  chuyển gói tin mang lại lợi ích to lớn khi nhiều máy tính có thể được chia sẻ thông tin với nhau , phát triển mạng máy tính của bộ quốc phong Mỹ theo ý tưởng Apranet .

+ 1969 cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển  Arpa thuộc bộ quốc phòng Mỹ liên kết 4 địa điểm đầu tiên vào tháng 7 năm 1969 là viện nghiên cứu Stanford, đại học California- Los Angeles, đại học Utah và đại học  Canifornia – Santa Barbara. Là mạng  liên khu vực đầu tiên được xây dựng.

+ 1972 thư điện tử bắt đầu được  sử dụng.

+ 1973 APRANET lần đầu tiên được kết nối ra nước ngoài tới trường đại học London. Thuật ngữ INTERNET được xuất hiện vào khoảng năm 1974.

+ 1983 giao thức tcp/ip chính thức được coi nhưu một chuẩn đối với ngành quân sự mỹ và tất cả các máy tính nối với ARPANET phải sử dụng chuẩn mới này.

+ 1984 ARPANET được chia ra thành 2 phần là ARPANET  dành cho nghiên cứu phát triển và MILNET dành cho các mục đích quân sự.

+ Hệ thống các tên miền DNS ra đời để phân biệt các máy chủ chia làm 6 loại chính: .edu cho lĩnh vực giáo dục, .gov thuộc chính phủ, .mil cho lĩnh vực quân sự, .com cho lĩnh vực thương mại, .org cho các tổ chức, .net cho các mạng.

+ Giữa thập niên 1980 khi tổ chức  khoa học quốc gia mỹ NSF thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau goi là NSFNET .

+ 1995 NSFNET thu lại thành một mạng nghiên cứu còn internet thì vẫn tiếp tục phát triển .

+ 1990 APRANET ngừng hoạt động, Internet chuyển sang giai đoạn mới , mọi người đều có thể sử dụng, các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng Internet vào mục đích kinh doanh thương mại.

+ 1991 ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML ra đời cùng với giao thức truyền siêu văn bản HTTP, WWW ra  đời.

+ 1994 mạng internet  được sử dụng rộng rãi. Cũng trong năm này công ty Amazon.com ra đời chuyên kinh doanh TMĐT.

+ 1995 công ty Netscape ứng dụng internet vào họat động kinh doanh.

+ 1997 IBM tung ra chiến dịch quảng cáo kinh doanh điện tử. Công cụ tìm kiếm Google ra đời và Internet trở thành mạng lớn nhất trên thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực  thương mại,chính tri, quân sự, nghiên cứu,…cũng từ thời gian đó các dịch vụ trên Internet không ngừng phát triển tạo  ra cho nhân loại một thời kì mới: kỷ nguyên TMĐT trên Internet. Nó đã tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội nói chung và đến sản xuất kinh doanh nói riêng.

-         Tổ chức và quản lý mạng Internet :

+ Internet là một liên mạng, tức là mạng của các mạng con: Các mạng con chỉ có thể kết nối với nhau khi có máy tính có thể kết nối với các mạng này. Máy tính kết nối được về mặt vật lý với các mạng con.

+ Quản lý mạng Internet :

ü     Mạng Internet là một mạng chung, không thuộc sở hữu riêng hoặc quyền quản lý của bất kỳ ai.

ü     Mỗi thành viên đều có thể tham gia hoặc không tham gia vào mạng Internet.

ü     Mỗi mạng thành phần sẽ có một giám đốc hay chủ tịch, một cơ quan chính phủ hoặc một hãng điều hành.

ü     Không có một tổ chức nào chịu trách nhiệm về toàn bộ Internet.

ü     Tổ chức internet ISOC là một tổ chức tự nguyện có trách nhiệm hoàn toàn về Internet và đay là trụ sở chính của Internet, tổ chức này có mục đích phát triển khả năng trao đổi thông tin dựa vào công nghệ Internet và có ủy ban kiến trúc mạng có trách nhiệm hướng dẫn về kỹ thuật cũng như phương hướng để phát triển Internet.

Câu 2. Web (www) là gì? Các thuật ngữ web cơ bản? Các ứng dụng của Web và Internet?

Trả lời :

-          Kn web

+ World wide web đc gọi tắt là WEB là mạng lưới nguồn thông tin cho phép mọi ng khai thác thông tin qua một số công cụ hoặc là chương trình hoạt động dưới các giao thức mạng.

+ Web là một trong số các dịch vụ của Internet nhằm giúp cho việc trao đổi thông tin trở nên thuận tiện và dễ dàng.

+ Web cung cấp cho người sử dụng khả năng truy cập dễ dàng trong đó người sử dụng có thể khai thác các thông tin đa dạng trên Internet bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, video.

Ø     Web là đa phương tiện của mạng internet, mọi thông tin đều có thể hiển thị trên trang web đó. Nó có khả năng liên kết với các trang web khác thông qua các “siêu liên kết” – về bản chất là đchỉ trỏ tới nguồn thông tin nằm đâu đó trên internet

-         Thuật ngữ Web

+ Khái niệm webpage là một trang web tức là một file có đuôi HTM hay HTML. Đó là một tập tin viết bằng mã code HTML chứa các siêu liên kết. Trên trang Web ngoài phần chữ nó còn chứa các thành phần khác như hình ảnh, video…

+ Khái niệm Website: là tập hợp những trang web liên kết với nhau bằng các siêu liên kết. Nó được đưa vào mạng Internet để hòa cùng các Website khác, mọi ng trên khắp thế giới đều có thể truy cập vào để lấy thông tin.

+ Website giới thiệu: dùng để giới thiệu về một cá nhân hay một tổ chức.

+ Website lưu trữ thông tin ahy còn gọi là thư viện điện tử chứa các thông tin chuyên môn được sắp xếp thành nhiều đề mục, nhiều tiêu đề để tra cứu.

+ Website truyền dữ liệu: được thiết kế đặc biệt để thu nhận thông tin từ xa.

+ Website thương mại: chứa thông tin hàng hóa và dịch vụ, chứa nhiều Form và chứa các Script tính toán để người tiêu dùng có thể mua và trả tiền ngay tại Website.

-         Các ứng dụng của Web và Internet:

Câu 3. Trình bày khái niệm và các loại hình giao dịch điện tử?

Trả lời :

-         Khái niệm :

+ Là các giao dịch được thực hiện thông qua mạng máy tính.

+ Giao dịch thông thường gồm: trao đổi thông tin qua mạng LAN và mang Internet, trao đổi dữ liệu điện tử, trao đổi thư điện tử.

+ Các giao dịch điện tử được tiến hành thông qua các phương tiện điện tử.

+ Phương tiện điện tử có thể đượcc hiểu là các thiết bị điện tử như đt, máy Fax, máy tính, mạng Internet, Đtdđ…

-         Phân loại :

+ Theo công nghệ kết nối mạng :

·        Thương mại hữu tuyến.

·        Thương mại di động (vô tuyến).

+ Theo hình thức dịch vụ:

·        Chính phủ điện tử.

·        Giáo dục điện tử.

·        Ngân hàng điện tử.

+ Theo mức độ phối hợp chia sẻ và sử dụng thoong tin qua mạng

·        Thương mại thông tin.

·        Thương mại giao dịch.

·        Thương mại cộng tác

+ Theo đối tượng tham gia:

·        Chính phủ.

·        Doanh nghiệp.

·        Khách hàng cá nhân.

Câu 4. Trình bày cách thức khai thác hiệu quả thông tin trên internet?

Trả lời:

     CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Câu1:Trình bày khái niệm TMĐT ?

Trả lời:

    Khái quát nhất có thể định nghĩa TMĐT là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính toàn cầu

TM ĐT có nhiều tên gọi khác nhau như:

-        Thương mại điện tử

-        Thương mại trực tuyến

-        Thương mại không giấy tờ

-        Kinh doanh điện tử

Tên gọi phổ biến nhất và được dùng thống nhất trong các vb  hay các công trình n/c là TM ĐT

    Khái niệm TM ĐT theo nghĩa hẹp

-        TM ĐT là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ  thông qua các phương tiện điện tử nhất là internet và các mạng viễn thông khác

-        TM ĐT là các giao dịch thương mại về hàng hóa và dịch vụ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử(diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương 1997)

-        TM ĐT là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việc chuyển giao giá trị thông qua các mạng viễn thông(EITO,1997)

-        TM ĐT là hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua mạng máy tính làm trung gian,bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng về hàng hóa và dịch vụ(cục thống kê Hoa Kỳ,2000)

-        Theo nghĩa này,TM ĐT bắt đầu bằng việc các doanh nghiệp sử dụng phương tiện điện tử và mạng internet để mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa các doanh nghiệp(B2B),giữa doanh nghiệp  với kh cá nhân(B2C) hay giữa cá nhân với cá nhân(C2C)

    Khái niệm TM ĐT theo nghĩa rộng

-        TM ĐT là việc sử dụng các phương pháp điện tử để làm thương mại

-        TM ĐT là thực hiện các quy trình cơ bản và các quy trình khung cảnh của các giao dịch thương mại bằng phương tiện điện tử,cụ thể là trên mạng máy tính và viễn thông một cách rộng  rãi,ở mức độ  cao nhất có thể

+       Các quy trình cơ bản của một giao dịch thương mại gồm:tìm kiếm (mua gì?ở đâu?...) đánh giá (có hđ với mình k,giá cả đk ra sao,...),giao hàng,thanh toán,và xác nhận

+       Các quy trình khung cảnhcuar một giao dịch thương mại gồm:diễn tả(mô tả hàng hóa và dịch vụ,các điều khoản HĐ),hợp thức hóa(làm cho thỏa thuận là hợp pháp),uy tín và giải quyết tranh chấp

+       Có những quy định k thể tiến hành trên mạng như việc giao hàng hóa ở dạng vật thể(máy móc,thực phẩm..)song tất cả các quá trình của giao dịch có thể thực hiện trên mạng thì đều có thể tiến hành bằng các phương tiện điện tử

-        UNCTAD,1998:TM ĐT bao gồm việc sản xuất,phân phối,mar,bán hay giao hàng hóa dịch vụ bằng các phương tiện điện tử

-        EU: TM ĐT bao gồm các giao dịch thương mại thông qua các mạng viễn thông và sử dụng các phương tiện điện tử.Nó bao gồm TM ĐT gián tiếp(trao đổi hàng hóa hữu hình) và thương mại trực tiếp(trao đổi hàng hóa vô hình)

-        OECD:TM ĐT gồm các giao dịch thương mại liên quan đến các tổ chức và cá nhân dựa trên việc xử lý và truyền tải các dữ kiện đã đc số hóa thông qua các mạng mở(như internet)hoặc các mạng đóng có cổng thông với mạng mở (như AOL)

-        TM ĐT:là việc kinh doanh thộng qua mạng internet,bán hàng háo và dịch vụ có thể đc phân phối thông qua mạng hoặc những hàng hóa có thể mã hóa bằng kỹ thuật số và đc phân phối thông qua mạng

-        UNTCAD :đưa ra định nghĩa đầy đủ nhất để các nước có thể tham khảo làm chuẩn,tạo cơ sở xây dựng chiến lược phát triển TM ĐT phù hợp

+       Phản ánh các bước TM ĐT (theo chiều ngang):TM ĐT là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm mar,bán hàng, phân phối và thanh toán(MSDP) thông qua các phương tiện ĐT

©       MSDP

M :mar,xúc tiến thương mại trên internet

S:sales(bán hàng,giao dịch hộp đồng trên mạng)

D :distribution(phân phối sản phẩm số hóa qua mạng)

P :payment(thanh toán qua mạng)

+       Phản ánh góc đọ quản lý của nhà nước(theo chiều dọc) TM ĐT bao gồm:

©       IMBSA:

I :infrastructure(cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TM ĐT)

M :message(thông điệp)

B :basic rules(các quy tắc cơ bản)

S :sectorial rules/specific rules(các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực)

A :apllications(các ứng dụng)

®   Đây là mô hình IMBSA đề cập đến các lĩnh vực các đk cần thiết để phát triển TM ĐT

-        WTO:TM ĐT bao gồm việc quảng cáo,sản xuất,bán hàng,phân phối sản phẩm,đc giao dịch trên mạng internet,nhưng việc giao nhận có thể hữu hình or giao nhận internet dưới dạng số hóa

-        AEC:TM ĐT là việc kinh doanh có sd công cụ điện tử.Đn này rộng coi hầu hết các hoạt động kd từ đơn giản như cú điện thoại giao dịch đến trao đổi thông tin EDI phức tạp đều là TM ĐT

Þ   UNCITRAL:TM ĐT là viêc trao đổi thông tin TM thông qua các phương tiện ĐT,k cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch

©       Thông tin:dc hiểu là bất cứ thứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuật ĐT,bao gồm cả thư từ,các file văn bản,các cơ sở dữ liệu…

©       Thương mại:k chỉ bao hàm nghĩa buôn bán hàng hóa và dv theo cách hiểu thông thường,mà bao quát một phạm vi rộng hơn,bao gồm các vd nảy sinh từ mọi mối quan hệ mang tính chất TM

©       Mối quan hệ mang tính chất TM bao gồm các giao dịch sau:giao dịch về cung cấp,trao đổi hàng hóa or dv;đại diện or đại lý thương mại;ủy thác hoa hồng;cho thuê dài hạn;xây dựng công trình;tư vấn…

©       TM ĐT cũng đc hiểu là hoạt động kinh doanh điện tử bao gồm:mua bán điện tử hàng hóa,dịch vụ,giao hàng trực tiếp trên mạng với các nội dung số hóa đc;chuyển tiền điện tử;mua bán cổ phần điện tử;vận đơn ĐT…

©       TM ĐT cũng đc hiểu với cả TM hàng hóa và TM dịch vụ,cả hoạt động truyền thống lẫn hoạt động mới

©       TM ĐT dand trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi các hình thức KD & mua sắm của con người

Câu 2:Bản chất & các đặc điểm đặc trưng của TM ĐT ?

Trả lời:

    Bản chất

-        TM ĐT gồm toàn bộ các chu trình về các hoạt động KD của các tổ chức và cá nhân đc thực hiện thông qua các phương tiện ĐT

-        TM ĐT phải đc xd trên nền tảng hạ tầng  vững chắc,bao gồm hạ tầng về kinh tế,công nghệ,pháp lý và nguồn nhân lực

-        TM ĐT là sự kết hợp giữa TM & CNTT do vậy để phát triển TM ĐT thì đk cần là sự phát triển CNTT & truyền thông,đk đủ là phát triển hệ thống TM truyền thống

-        TM ĐT phát triển sẽ hình thành các mô hình doanh nghiệp ĐT trên nền các DN truyền thống or các mô hình KD ĐT mới

-        TM ĐT vẫn hướng tới các mục đích cơ bản trong hoạt động TM là doanh số,lợi nhuận,thị phần,địa vị DN,lợi ích KH,tổ chức & mục tiêu XH

    Đặc điểm đặc trưng của TM ĐT

-        Các bên tiến hành giao dịch trong TM ĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau & k đòi hỏi phải biết nhau từ trước

-        Các giao dịch TM  truyền thống đc thực hiện với sự tồn tại của biên giới quốc gia,còn TM ĐT đc thực hiện trong một thị trường k biên giới.TM ĐT trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu & tiến hành toàn cầu hóa

-        Trong hoạt động giao dịch TM ĐT đều có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thể,trong đó có một bên k thể thiếu đc là ng cung cấp dịch vụ mạng,các cơ quan chứng thực

-        Đối với TM truyền thống mạng lưới thông tin chỉ là pt trao đổi còn trong TM ĐT mạng lưới thông tin chính là thị trường

Câu 3:TM ĐT mang lại lợi ích và hạn chế gì?

    Lợi ích

-        Quảng bá thông tin và tiếp thị trong thị trường toàn cầu với chi phí thấp

-        Cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng

-        Tăng doanh thu và giảm chi phí

-        Tạo lợi thế cạnh tranh

©       Đối với Dn

+       Mở rộng thị trường

+       Cải thiện hệ thống phân phối

+       Vượt giới hạn về thời gian

+       Sản xuất hàng theo yêu cầu

+       Mô hình KD mới

+       Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường

+       Giảm chi phí sản xuất,giao dịch,mua sắm

+       Củng cố quan hệ Kh

+       Thông tin cập nhật

+       Chi phí KD

+       Lợi ích khác

©       Đối với người tiêu dùng

+       Vượt giới hạn k gian & thời gian nhiều lựa chọn về sản phẩm & DV

+       Giá thấp hơn

+       Giao hàng nhanh với các hàng hóa số hóa đc

+       Thông tin phong phú,thuận tiện và chất lương cao hơn

+       Đấu giá

+       Đáp ứng mọi nhu cầu

+       Thuế

©       Đối với Xh

+       TM ĐT nay đã trở thành bộ phận của một quá trình cải biến xã hội rộng lớn hơn nhiều trên nền tảng của xu thế toàn cầu hóa,của quá trình dịch chuyển tới nền kt dựa trên cơ sở tri thức & thông tin với công nghệ cao

+       TM ĐT giúp giảm thời gian giao dịch,dẫn tới một số thay đổi quan trọng trong hoạt động kinh tế & XH

+       Hoạt động trực tuyến

+       Nâng cao mức sống

+       Lợi ích cho các nước nghèo

+       DV đc cung cấp thuận tiện hơn

    Hạn chế

-        Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ

-        Vấn đề bảo mật thông tin & an toàn cơ sở dữ liệu

-        Rủi do trong thanh toán qua mạng

-        Thiếu cơ sở pháp lý hoàn thiện để giải quyết tranh chấp qua mạng

-        Theo n/c của  CommerceNet,10 cản trở lớn nhất của TM ĐT tại Mỹ theo thứ tự là:

+       Dễ mất an toàn

+       Thiếu tin tưởng và rủi ro

+       Thiếu nhân lực về TM ĐT

+       Khác biệt văn hóa

+       Thiếu hạ tầng về chữ ký số hóa(hoạt động của các tổ chức chứng thực còn hạn chế)

+       Nhận thức của các tổ chức về thương mại còn chưa cao

+       Gian lận trong thương mại

+       Các sàn giao dịch B2B chưa thực sự thân thiện với ng dùng

+       Các rào  cản thương mại quốc tế truyền thống

+       Thiếu các tiêu chuẩn về TM ĐT

Câu 4:Trình bày ảnh hưởng của TM ĐT đến hoạt động KD nói chung

    Tác động đến hoạt động Mar

-         Nghiên cứu thị trường

+       TM ĐT hoàn thiện,nâng cao hiệu quả các hoạt động n/c thị trương truyền thống

+       Tạo ra các hoạt động mới giúp n/c thị trường hiệu quả hơn

+       Các hoạt động như phỏng vấn theo nhóm,phỏng vấn sâu đc thực hiện trực tuyến qua internet,hoạt động điều tra bằng bản câu hỏi đc thực hiện qua qua công cụ webbased tiện lợi nhanh & chính xác hơn

-         Hành vi khách hàng

+       Hành vi KH trong TM ĐT thay đổi nhiều so với trong TM truyền thống do đặc thù của môi trương KD mới

+       Các giai đoạn xác định nhu cầu,tìm kiếm thông tin,đánh giá lựa chọn,hành động mua & phản ứng sau khi mua hàng đều bị tác động bởi internet & web

-         Phân đoạn thi trường & thị trường MT

Các tiêu chí để lựa chọn thị trường MT phải dựa vào tuổi tác,giới tính,giáo dục,thu nhập,địa lý,…đc bổ xung thêm bởi tiêu chí đặc biệt khác của TM ĐT như mức độ sử dụng internet,thư điện tử,các DV trên web

-         Định vị sản phẩm:

Bên  cạnh các tiêu chí để định vị sản phẩm như giá rẻ nhất,chất lương cao nhất,Dv tốt nhất,phân phối nhanh nhất.việc định vị sản phẩm ngày nay còn đc bổ xung thêm những tiêu chí riêng của TM ĐT như nhiều sản phẩm nhất đáp ứng nhu cầu của cá nhân & DN nhanh nhất

-         Các chiến lươc mar hỗn hợp

+       Bốn chính sách của mar là sản phẩm,giá,phân phối,xuc tiến & hỗ trợ KD cũng bị tác động của TM ĐT

+       Việc thiết kế sản phẩm mới hiệu quả hơn, nhanh hơn,nhiều ý tưởng mới hơn nhờ sự phối hợp & chia sẻ thông tin giữa nhà sản xuất,nhà phân phối,nhà cung cấp & KH

+       Việc định giá cũng chịu tác động của TM ĐT khi DN tiếp cận đc thị trường toàn cầu,đồng thời ĐTCT & KH cũng tiếp cận đc nguồn thông tin toàn cầu đòi hỏi chính sách giá toàn cầu & nội địa cần thay đổi để có sự thống nhất & phụ hợp giữa các thi trường

+       Việc phân phối hữu hình & vô hình đều chịu sự tác động của TM ĐT đối với hàng hóa hữu hình này đc hoàn thiện hơn,nâng cao hiệu quả hơn,đối với hàng hóa vô hình quá trình này đc thực hiện nhanh hơn hẳn so với TM truyên thống

+       Hoạt động xúc tiến KD & hỗ trợ KD có sự tiến bộ vượt bậc nhờ tác động của TM ĐT  với các hoạt động như quảng cao trên website,quang cáo bằng email,diễn đàn cho Kh trên mang,DV hỗ trợ KH 24/7…

    Thay đổi mô hình KD

-         Việc xh TM ĐT đã  dẫn đến trào lưu hàng loạt DN phát triển mô hình KD từ truyền thống sang mô hình KD TM ĐT như cty Ford motor,Dell computer Corp…Bên cạnh đó cũng hình thành các sàn giao dịch ĐT dạng B2B

-         Với Ford,việc áp dụng TM ĐT vào các hoạt động sản xuất KD đã giúp cty giảm lượng hàng lưu kho & độ trễ trong phân phối hàng hóa.hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm đc thay thế or hỗ trợ bởi các showroom trên mạng,tiết kiệm đc chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho

-         Với Dell computer Corp,áp dụng áp dụng TM ĐT trong các chiến lược thúc đẩy hoạt động KD của công ty như lôi kéo các KH đến với Dn bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của KH,sản xuất theo yêu cầu….

-         Với mô hình Amazon.com,mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công từ việc tạo ra các lợi thế & giá trị mới cho Kh bằng TM ĐT

    Tác động đến hoạt động sản xuất KD

-         Các hãng sản xuất lớn nhờ ứng dụng TM ĐT có thể giảm chi phí sản xuất đáng kể

-         Hàng loạt các dịch vụ ngân hàng điện tử đc hình thành & phát triển mở ra các cơ hội mới cho ngân hàng & KH như internet banking,thanh toán the tín dụng trưc tuyến,thanh toán bằng thẻ thông minh,ATM….

-         Đặc biệt đv hoạt động ngoại thương ,TM ĐT có những tác động hết sức mạnh mẽ do đặc thù của internet là rộng lớn trên toàn cầu,rất phù hợp với các giao dịch TM quốc tế

-         Mọi hoạt động trong quy trình KD quốc tế đều chịu tác động của TM ĐT

Câu 5: Các hình thức & phương tiện chủ yếu của TM ĐT:

Trả lời:

v    Các hình thức  TM ĐT chủ yếu

-        Thư điện tử (Email):gửi qua mạng máy tính

+       Các doanh nghiệp,các cơ quan nhà nước,…sử dụng thư điện tử để gửicho nhau một cách trực tuyến thông qua mạng gọi là thư điện

+       Thông qua trong thư điện tử k phải tuân theo một cấu trúc định sẵn nào trước

+       Có thể dùng thư ĐT để gửi,nhận thông điệp trên phạm vi toàn thế giới một cách tức thời

+       Tính năng đính kèm file của thư điện tử cho phép gửi 1 or 2 hay nhiều tập tin dưới nhiều dạng thức như:văn bản,bảng tính,âm thanh,hình ảnh hay video…

+       Hạn chế:tính xác thực của email,độ trễ thông tin,an toàn thông tin,như là:thông tin bị đọc lén,bị sửa chữa,bị thất lạc,thư rác,lây virut qua email,…

-       Thanh toán điện tử

+       Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua bản tin điện tử thay cho việc giao dịch bằng tiền mặt

+       Ví dụ:trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản,trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng,thẻ tín dụng,,,thực chất đều là dạng thanh toán điện tử

+       Ngày nay với sự phát triển của TM ĐT thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới

+       Thanh toán ĐT có thể gồm các dạng sau:

©       Trao đổi dữ liệu tài chính(Financial electronic data interchange-FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán ĐT giữa các công ty giao dịch với nhau bằng ĐT

©       Tiền mặt(internet cash) là tiền đc mua từ nơi phát hành(ngân hàng or tổ chức tín dụng nào đó) sau đó đc chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua internet ,áp dụng trong phạm vi cả một nước cũng như giữa các quốc gia

©       Túi tiền ĐT(electrionic purse) còn gọi là ví điện tử là nơi để tiền mặt internet,chủ yếu là thẻ thông minh(smart card)còn gọi là thẻ giữ tiền,tiền đc trả cho bất kỳ ai đọc được thẻ đó,kỹ thuật của túi tiền điên tử cũng tương tự như kỹ thuật áp dụng cho tiền mặt internet

©       Giao dịch ngân hàng số hóa(digital banking) giao dịch chứng khoán số hóa(digital securities trading).Hệ thống thanh toán ĐT của ngân hàng là một hệ thống lớn gồm nhiều hệ thống nhỏ:

·          Thanh toán giữa ngân hàng với KH

·          Thanh toán ngân hàng với các đại lý thanh toán(nhà hàng,siêu thị,..)

·          Thanh toán nội bộ hệ thống ngân hàng

·          Thanh toán hệ thống ngân hàng này với hệ thống ngân hàng khác

-       Trao đổi dữ liệu ĐT (electronic data interchange-EDI)

+       Là việc trao đổi  các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc”(structured form) từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác,giữa công ty or đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau,theo cách này sẽ tự động hóa hoàn toàn k cần có sự can thiệp của con người

+       Theo ủy ban liên hợp quốc về luật TM quốc tế,việc tro đổi dữ liệu ĐT đc xác định như sau:trao đổi dữ liệu điện tử là việc chuyển giao thông tin từ máy tính ĐT này sang ĐT khác bằng phương tiện ĐT,có sử dụng 1 tiêu chuẩn đã đc thỏa thuận để cấu trúc thông tin

+       TM ĐT có thính phi biên giới(cross boder electronic commerce) nghĩa là trao đổi dữ liệu ĐT giữa các DN ở các quốc gia khác nhau,công việc trao đổi EDI thường có các nội dung sau:

©     Giao dịch kết nối

©     Đặt hàng

©     Giao dịch gửi hàng

©     Thanh toán

-       Truyền dung liệu

+       Dung liệu (content) là nội dung của hàng hóa,mà không phải là bản thân vật mang nội dung đó

+       Ví dụ:tin tức,nhạc phim,các chương trình phát thanh,truyền hình,các chương trình phần mềm,các ý kiến tư vấn,vé máy bay..

+       Trước đây dung liệu đc trao đổi dưới dạng hiện vật

+       Ngày nay dung liệu đc số hóa &  truyền gửi theo mạng gọi là “giao gửi số hóa”

-       Bán lẻ hàng hóa hữu hình

+       Đến nay danh sách các hàng hóa bán lẻ qua mạng đã mở rộng từ hoa tới quần áo,oto & xuất hiện một loại hoạt động gọi là mua hàng ĐT(electronic shopping)hay mua hàng trên mạng ở một số nước internet bắt đầu trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hóa hữu hình

+       Tận dụng tính năng đa phương tiện(multimedia) của môi trường web & java người bán xây dựng trên mạng các cửa hàng ảo(virtual shop) gọi là ảo bởi vì cửa hàng có thật nhưng ta chỉ xem toàn bộ khung cảnh cửa hàng & các hàng hóa chứa trong đó trên từng trang màn hình một.Để có thể mua-bán hàng hóa KH tìm trang web của cửa hàng xem hàng hóa hiển thị trên màn hình,xác nhận mua & trả tiền bằng thanh toán ĐT

+       Lúc đầu ở gđ một,việc mua bán còn ở dạng sơ khai:ng mua chọn hàng rồi đặt hàng thông qua mẫu đơn (form)cũng đặt nay trên web.Nhưng có trường hợp muốn lựa chọn giữa nhiều loại hàng ở các trang web khác nhau(của cùng một cửa hàng) thì hàng hóa miêu tả nằm ở một trang,đơn đặt hàng nằm ở trang khác,gây ra nhiều phiền toái

+       Để khắc phục ở giai đoạn hai xuất hiện loại phần mềm mới cùng với hàng hóa của cửa hàng trên màn hình đã có thêm phần “xe mua hàng”,giỏ mua hàng giống như giỏ mua hàng hay xe mua hàng thật mà ng mua thường dùng khi vào siêu thị

+       Xe & giỏ mua hàng này đi theo ng mua suốt quá trình chuyển từ trang web này đến trang web khác để chọn hàng khi tìm đc hàng vừa ý ng mua ấn phím”hãy bỏ vào giỏ hàng”

+       Các xe hay giỏ mua hàng này có nhiệm vụ tự động tính tiền(kể cả thuế,cươcs vận chuyển) để thanh toán với KH

+       Vì KH là hữu hình,nên tất yếu sau đó cửa hàng phải dùng tới các phương tiện gửi hàng theo kiểu truyền thống để đưa hàng tới tay ng tiêu dùng

v    Các phương tiện của TM ĐT

-       Trong thực tiễn rất nhiều  phương tiện ĐT đc sử dụng trong  giao dịch TM

-       Các phương tiện đc sử dụng để thực hiện TM ĐT bao gồm:điện thoại,FAX,truyền hình,điện thoại k dây,các mạng máy tính có kết nối với nhau,…& mạng máy tính toàn cầu

-       TM ĐT chỉ thực sự phát triển trên nền tảng của mạng internet

-       Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin & viễn thông toàn cầu gần đây các giao dịch  TM thông qua các pt ĐT  ngày càng đa dạng hơn,các thiết bị điện tử di động dần chiếm vị trí quan trọng trong TM ĐT  hình thành một hình thức giao dịch  mới là TM ĐT di động

Câu 6: Đề xuất giải pháp phát triển thương mại điện tử  ở VN.

Trả lời:

- Tổ chức các lớp đào tạo, tuyên truyền, phổ cập về TMĐT  sâu rộng trong khắp mọi nơi để TMĐT không còn là hình thức xa lạ đối với mọi người, mà trở thành một công cụ tiện lợi và hữu ích trong mọi lĩnh vực, nhằm rút ngắn thời gian và tiết kiệm công sức.

-  Nhà nước và chính phủ cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để doanh nghiệp có thể áp dụng TMĐT dễ dàng hơn, tránh mang lại những rắc rối và hậu quả không đáng có.

- Triển khai công nghệ hỗ trợ TMĐT, thực thi các quy định pháp luật liên quan tới TMĐT; Hợp tác quốc tế về TMĐT.

-  Tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức về TMĐT cho cán bộ, công chức trong cơ quan quản lý nhà nước, DN và người dân hiểu rõ sự cần thiết và lợi ích của việc ứng dụng TMĐT trong sản xuất và kinh doanh.

 - Tổ chức các khóa đào tạo về tiếp thị trên mạng nhằm giúp nắm vững cách thức tham gia và kinh doanh bằng TMĐT.

 - Phát triển dịch vụ thương mại công trực tuyến để phục vụ DN và người dân thành phố.

- Tổ chức thực thi các quy định pháp luật liên quan tới TMĐT;

- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại trên mạng Internet.

-  Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia và ứng dụng TMĐT, Sở Công thương đã ký Biên bản ghi nhớ với Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại Bộ Công thương để phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện giao dịch trên môi trường mạng.

-         Cần liên kết sâu rộng hơn nữa giữa các công ty lữ hành, nhà hàng, khách sạn và ngân hàng để trở thành một tổ hợp vận động nhịp nhàng và ăn khớp trong mọi khâu của tất cả các quá trình từ thông tin của công ty đến việc mua bán và thanh toán an toàn, tạo độ tin cậy trong lòng khách hàng.

CHƯƠNG III: KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Câu 1: Trình bày khái niệm và các loại thị trường thương mại điện tử?

Trả lời:

Khái niệm:

+ Thị trường là tập hợp những người mua hàng hiện có và sẽ có.

+ Đối với thương mại truyền thống, mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu còn trong thương mại điện tử, mạng lưới thông tin chính là thị trường.

+ Thị trường là nơi dùng để trao đổi thông tin, hàng hoa, dịch vụ, thanh toán.

+ Thị trường tạo ra giá trị cho các bên tham gia: người mua, người bán, người môi giới, toàn xã hội.

Các loại thị trường thương mại điện tử (các mô hình kinh doanh thương mại điện tử)

+ Cửa hàng trên mạng (E – Storefronts) là 1 wedsite của 1 DN dùng để bán hàng hóa và dịch vụ qua mạng thông qua các chức năng của wedsite. Thông thường wedsite đó bao gồm: Catalóg điện tử, Cổng thanh toán, Công cụ tìm kiếm, vận chuyển hàng, dịch vụ KH, gio mua hàng, hỗ trợ đấu giá.

+ Siêu thị điện tử (E – mails): là 1 trung tâm bán hàng trực tuyến trong đó có nhiều cửa hàng điện tử. Người ta có thể phân loại: Siêu thị tổng hợp – là 1 chợ điện tử trong đó bán tất cả các loại hàng hóa, siêu thị chuyên dụng chỉ bán 1 số loại sản phẩm hoặc cửa hàng, siêu thị hoàn toàn trực tuyến hoặc kết hợp.

+ Sàn giao dịch (E – marketplaces): là thị rường trực tuyến thông thường là B2B, trong đó người mua và người bán có thể đàm phán với nhau, có 1 DN hoặc 1 tổ chức đứng ra sở hữu.

ü     Sàn giao dịch TMĐt riêng do 1 cty sở hữu: cty bán các sản phâm rtiêu chuẩn và các sản phẩm may đo theo yêu cầu của cty đó. Công ty mua là các cty đặt mua hàng từ các cty bán

ü     Sàn giao dịch TMĐT chung là 1 chợ B2B thường do 1 bên thứ 3 đứng ra tổ chức tập hợp các bên bán và mua để trao đổi mua bán với nhau.

ü     Sàn giao dịch TMĐT chuyên ngành – Cosortia là tập hợp các người mua và bán trong 1 ngành công nghiệp duy nhất.

+ Cổng thông tin (Potal) là 1 điểm truy cập thông tin duy nhất để thông qua trình duyệt có thể thu nhận các loại thông tin từ bên trong 1 tổ chức.

ü     Khái niệm cổng thông tin nhấn mạnh nhiều về mức độ tự động hóa bằng CNTT, bản chất thương mại thì nó cũng là 1 sàn giao dịch TMĐT.

ü     VD: cổng thông tin Hà Nội, Cổng thông tin Bộ thương mại, Cổng thông tin Viêt Trung.

Câu 2: Thế nào là nguồn thông tin sơ cấp, nguồn thông tin thứ cấp? Cách thức tìm hiểu và sử dụng các thông tin này?

Trả lời:

-  Nguồn thông tin sơ cấp:

+ Những bản tin thương mại thuộc lĩnh vực đang kinh doanh.

+ Các bản tin này cung cấp cập nhật thông tin về tình trạng thị trường (nội địa và / hoặc quốc tế) cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, cũng như tin tức phân tích, mô tả sơ lược công ty.

+ Nguồn thông tin từ các tổ chức phát triển thương mại.

-  Nguồn thông tin thứ cấp: là nguồn tin từ các cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm được trên mạng (miễn phí hoặc trả tiền).

Câu 3: E-marketing là gì? Các hình thức phổ biến của E-marketing?

v    Khái niệm: E-mar là các hoạt động Mar được tiến hành qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông.

-  Các phương tiện điện tử có thể là máy tính, điện thoại di động, điện thoại vệ tinh, PDA, ti vi tương tác (trong tương lai)….

- Mạng viễn thông có thể là Internet, mạng thông tin di động, truyền hình tương tác (trong tương lai)…

v    Các hình thức hoạt động phổ biến của E-mar

-  Quảng cáo trực tuyến:

+ Quảng cáo là hình thức truyền thông không trực tiếp và phải trả tiền.

+ Quảng cáo là ý định phân phát thông tin để tác động lên các giao dịch mua bán.

+ Quảng cáo trực tuyến là hình thức quảng cáo trên mạng Internet và mạng viễn thông.

+ Cần phân biệt giữa quảng cáo trực tuyến và việc đưa nội dung lên trang wed của mình.

+ Các công ty mua không gian quảng cáo trên trang wed được sở hữu bởi các công ty khác.

+ Cách thức tham gia quảng cáo trực tuyến:

ü     Mua không gian quảng cáo trên wedsite.

ü     Mua quảng cáo được đặt trong thư điện tử được gửi bởi các công ty khác.

ü     Đặt các banner quảng cáo trong các bản tin được gửi đi từ các wedsite.

ü     ……

+ Đặc điểm đặc trưng:

ü     Về giá cả quảng cáo trực tuyến rẻ hơn quảng cáo trên các phương tiện khác.

ü     Quảng cáo trực tuyến có thể cập nhật nội dung liên tục với chi phí thấp.

ü     Về hình thức dữ liệu phong phú: có thể sử dụng văn bản âm thanh đồ họa, hình ảnh, phim..

ü     Có thể kết hợp Games, trò giải trí với quảng cáo trực tuyến.

ü     Có thể cá thể hóa được.

ü     Có thể tương tác được và có thể hướng mục tiêu vào các nhóm lợi ích đặc biệt,

+ Một sô hình thức quảng cáo trên mạng:

ü     Banner – là 1 hình vẽ đồ thị quảng cáo và có liên kết với trang wed quảng cáo. Quảng cáo banner có đặc điểm như sau:

§ Hướng quảng cáo vào đối tượng mục tiêu.

§Sử dụng chiến lược tiếp thị bắt buộc.

§Hướng liên kết vào nhà quảng cáo.

§Khả năng sử dụng Multimedia.

§Hạn chế của banner ads, giá cao, người sử dụng có xu hướng miễn dịch kích chuột vào các quảng cáo.

ü     Banner swapping là thỏa thuận giữa 2 công ty chia se 1 vị trí quảng cáo trên wed.

ü     Pop-up: Cửa sổ hiện ra khi truy cập trang wed.

ü     Pop-under-ad: là hình thức quảng cáo xuất hiện khi đã tắt cửa cổ.

ü     Interstitials: là trang wed xuất hiện đạp ngay vào mắt gây sự chú ý.

ü     E-mail là hình thức nhiều người có thể đọc được.

-  Catalogue điện tử:

+ Công ty có thể đưa mẫu sản phẩm lên mạng dưới hình thức catalogue điện tử.

+ Đó là tất cả các sản phẩm cho phép khách hàng nhìn thấy, tìm hiểu thông tin về tính năng sử dụng, chất liệu, kích thước…

+ Thêm vào đó, những phiếu thưởng trực tuyến và những chương trình xúc tiến bán hàng khác sẽ tiết kiệm được chi phí cho các nhà mar trực tuyến khi giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng.

-  Phương thức thư điện tử;

+ Có 3 loại mar bằng thư điện tử:

ü  E-mail được gửi đi từ công ty đến  người sử dụng nhằm mục đích quảng bá sản phẩm – dịch vụ, thúc đẩy khả năng mua hàng.

ü  E-mail từ người sử dụng đến công ty. Người sử dụng mong muốn nhận được 1 sự gợi ý và những câu trả lời đầy đủ cho những đòi hỏi của họ. theo Amazon.com, chức năng này rất quan trọng để phát triển quan hệ khách hàng và họ đã đưa 1 số nhân viên có tài năng vào trong dịch vụ KH.

ü  E-mail từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng. Thư tín điện tử từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng được sử dụng để hỗ trợ các công ty Mar.

+ Ưu điểm của E-mail Mar:

ü  Chi phí thấp. Hiện nay nhiều nhà DN đã sử dụng thư điện tử cho phần lớn các giao tiếp không chính thức của mình chẳng hạn như để gửi bản memo thông báo, báo cáo, thông tin hoặc để gửi các chào hàng mua hoặc bán.

ü  Thư điện tử còn có thể được sử dụng để chuyển giao các số liệu, biểu đồ, âm thanh, hình ảnh và chữ viết.

-  Chương trình đại lý (Afiliate programes)

+ Chương trình đại lý là 1 phương pháp xây dựng đại lý hay hiệp hội bán hàng qua mạng dựa trên những thỏa thuận hưởng phân ftrăm hoa hồng.

+ Ưu điểm của phương pháp này là DN chỉ phải trả tiền khi đã bán được hàng.

+ Thông thường các chương trình đại lý thanh toán tiền hoa hồng dựa trên khả năng bán hàng hay đưa truy cập tới wedsite.

+ Phần lớn các chương trình đại lý này đều thanh toán theo tỷ lệ phần trăm doanh thu, 1 số thì tính theo số lượng cố định

+ Phương thức hoạt động:

ü  Mỗi địa chỉ wedsite đại lý có thể được xem là 1 đại lý của wedsite chủ. Khi KH truy cập vào wedsite đại lý rồi nhấn vào đương liên kết để đến với wedsite chủ và mua hàng, wedsite đại lý sẽ được hưởng 1 tỷ lệ phần trăm doanh thu nhất định.

ü  Nhiều chương trình đại lý lớn hiện nay còn cho phép triển khai các đại lý cấp dưới, có nơi tới 10 cấp.

ü  Bản chất của chương trình này là 1 wedsite làm đại lý cho wedsite chủ, 1 nguơiừ truy cập qua wedsite đại lý nhưng không mua hàng mà lại đăng ký làm đại lý cho wedsite chủ và trở thành wedsite đại lý. Khi người này bán được hàng cho wedsite chủ và nhận hoa hồng thì wedsite chủ cũng trả 1 khoản tỷ lệ phần trăm cho wedsite đại lý ban đầu. Phương pháp này còn gọi là triển khai đại lý thứ cấp, đôi lúc còn được gọi là mar đa cấp (Multi Levels Mar – MLM)

-  Công cụ tìm kiếm (Search Engines):

+ Công cụ tìm kiếm là một công cụcơ bản dùng để tìm kiếm các địa chỉ trang wed theo những chủ đề đã xác định.

+ Khi đến 1 công cụ tìm kiếm và gõ vào đó 1 từ khóa hay 1 câu về chủ đề cần tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm đó sẽ liệt kê cho 1 danh sách các trang wed thích hợp nhất với từ khóa tìm kiếm.

+Các công cụ tìm kiếm khác nhau có những trình tự khác nhau để sắp xếp các trang wed theo mức độ tương thích với từ khóa tìm kiếm.

+ Công cụ tìm kiếm đựơc coi là sự lựa chọn đầu tiên để truy nhập tin tức hay thông tin về một số sản phẩm và dịch vụ vào đó không chỉ đối với những ngươi mới truy cập vào mạng Internet mà ngay cả những nhà mar chuyên nghiệp.

+ Để sử dụng công cụ này hiệu quả trong chiến dịch  Mar trực tuyến cần phải có những thủ thuật đặc biệt.

Câu 4: Trình bày quy trình giao dịch thương mại điện tử?

Trả lời:

Quy trình giao dịch thương mai điện tử gồm 6 bước:

-  Bước 1:

+ KH, từ 1 máy tính tại 1 nơi nào đó điền những thông tin thanh toán và địa chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng (older form) của wedsite bán hàng (hay còn gọi là wedsite TMĐT)

+ DN nhận được yêu cầu mua hàng hóa hay dịch vụ của KH và phản hồi xác nhận tóm tắt lại những thông tin cần thiết những mặt hàng đã chọn, địa chỉ giao nhận và số phiếu đặt hàng…

-  Bước 2: KH kiểm tra lại các thông tin và kích (click) vào nút (button) “đặt hàng”, từ bàn phím hay chuột (mouse) của máy tính, để gửi thông tin trả về cho DN.

-  Bước 3:

+ DN nhận và lưu trữ thông tinđặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chủ thẻ…) đã được mã hóa đến máy chủ (serve thiết bị xử lý dữ liệu) của trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ trên mạng Internet.

+ Với quá trình mã hóa các thông tin thanh toán của KH được bảo mật an toàn nhằm chống gian lận trong các giao dịch (chẳng hạn DN sẽ không biết được thông tin về thẻ tín dụng của KH)

-  Bước 4: Khi trung tâm xử lí thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán sẽ giải mã thông tin và xử lí giao dịch đằng sau vức tường lửa (Firewall) và tách rời mạng Internet (off the internet), nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thương mại, định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến các ngân hàng của DN (Acquier) theo 1 đường dây thuê bao riêng (1 đương truyền số liệu riêng biệt).

-  Bước 5:

+ Ngân hàng của DN gởi thông thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán (authorization request) đến ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của KH (Issuer).

+ Tổ chức tài chính này sẽ phản hồi đồng ý hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng Internet.

-  Bước 6:

+ trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những thông tin phản hồi trên đến DN, và tùy theo đó DN thông báo cho KH được rõ là đơn đặt hàng sẽ thực hiện được hay không.

+ Toàn bộ tzan thực hiện 1 giao dịch qua mạng từ bước 1 đến bước 6 được xử lý trong khoảng 15 – 20 giây.

Câu 5: Những vấn đề cần lưu ý khi xây dựng 1 wedsite TMĐT?

Trả lời:

Quản lý: Nên phân tích kỹ lưỡng tất cả các nhân tố và thực tiễn của DN để đảm bảo chắc rằng quyết định về việc chuyển sang TMĐT / KDĐT sẽ được ủng hộ tích cực của mọi cấp quản lý trong DN.

Nhân lực và đào tạo: Việc đầu tiên là phải gắn kết Internet vào hoạt động DN. Giao trách nhiệm cụ thể cho các nhóm cộng tác xây dựng cơ sở kỹ thuật cho TMĐT / KDĐT (thiết kế hệ thống, nội dung, viết chương trình, tạo wed, bổ sung nội dung và hính thức, bảo trì kỹ thuật, xúc tiến, quan hệ KH, trả lời yêu cầu KH, hợp đồng và giao dịch, dịch vụ…)

CHƯƠNG 4: THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT

Câu 1: Trình bày khái niệm và các hình thức thanh toán trong thương mại điện tử?

Trả lời:

a)    Khái niệm:

-  Thanh toán: là việc chuyển giao các phương tiện từ 1 bên sang 1 bên khác.

-  Các hình thức thanh toán:

+ Tiền mặt

+ Các công cụ tài chính

+ Thanh toán điện tử

-  Internet và giao dịch thương mại điện tử ra đời, đòi hỏi phải có phương thức thanh toán phù hợp,

-  Theo nghĩa rộng: Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tiền mặt.

-  Theo nghĩa hẹp: Thanh toán điện tử là việc trả tiền và nhận tiền hàng cho các hàng hóa và dịch vụ được mua bán trên internet.

-  TTĐT trong TMĐT là vấn đề rất phức tạp, đa dạng liên quan đến pháp lý, kinh tế, tiền tệ và kỹ thuật trong việc đạt được mục tiêu “ Nhanh chóng- Chính xác- An toàn”.

b)    Các hình thức thanh toán trong TMĐT:

-  Thanh toán trong TMĐT được thức hiện dưới nhiều hình thức, bằng nhiều phương tiện khác nhau, chủ yếu bằng các công cụ thanh toán điện tử.

-  Trong TMĐT, vẫn tồn tại 1 vài giao dịch thanh toán bằng các hình thức truyền thống bên cạnh các phương thức TTĐT.

-  Các hình thức thanh toán trong TMĐT:

+  Thanh toán thẻ: Credit Card, Debit Card, Smart Card, ATM,…

+  Định danh số hóa

+ Giỏ mua hàng điện tử

+  Các bộ xử lý giao dịch

+  CyberCash

+  Giải pháp Millcent của Digital Equipment

Câu 2: Khi tiến hành thanh toán điện tử có thể gặp phải những rủi ro gì?

Trả lời:

-   Rủi ro trong TMĐT là những sự cố, tai họa xảy ra 1 cách bất ngờ, nằm ngoài tầm kiểm soát của con người hoặc những mối đe dọa nguy hiểm khi xảy ra thì gây tổn thất cho chủ thể tham gia vào hoạt động TMĐT.

-   Bốn nhóm rủi ro cơ bản sau:

+ Rủi ro về dữ liệu

+ Rủi ro về công nghệ

+ Rủi ro về thủ tục quy trình giao dịch của tổ chức

+ Rủi ro về luật pháp và các tiêu chuẩn công nghệ

-   Nguyên nhân gây rủi ro:

+ Do bản thân chủ thể gây ra do việc thiếu hiểu biết, kiến thức, thiếu cẩn trọng, thực hiện sai quy trình.

+ Do bản thân chủ thể gây ra do việc thiếu hiểu biết, kiến thức,thiếu cẩn trọng, thực hiện sai quy trình.

+ Xuất phát chính từ  cơ sở giao dịch của phương thức này.

+  Các cuộc tấn công trên mạng có thể làm mất trộm hay phá hủy dữ liệu của các hệ thống máy tính tham gia giao dịch, hoặc làm tê liệt toàn bộ hệ thống giao dịch hay làm sai lệch các cuộc giao dịch.

+ Tội phạm trên mạng Internet với những phương thức tội phạm vô cùng tinh vi, gây thiệt hại không nhỏ cho cộng đồng mạng và cho XH.

-   Rủi ro đối với người bán:

+  Người bán hàng trong TMĐT có thể gặp phải nhiều rủi ro nếu gặp phải tội phạm mạng hay người mua giả mạo.

+ Người bán có thể bị thay đổi địa chỉ chuyển khoản Ngân hàng và do vậy khoản tiền này sẽ được chuyển tới 1 tài khoản khác của người xâm nhập bất chính.

+ Người bán cũng có thể nhận được đơn đặt hàng giả mạo.

+ Trong thanh toán, người bán có thể gặp rủi ro khi gặp phải chủ thể giả mạo, or thẻ giả.

+ Các website TMĐT còn có thể bị tấn công khiến cho toàn bộ website tê liệt, không thể hoạt động được, toàn bộ hoạt động kinh doanh bị ngừng trệ. Trường hợp xấu có thể bị phá hủy 1 phần hay toàn bộ dữ liệu của DN.

-   Rủi ro đối với người mua:

+ Thông tin giao dịch, thông tin bí mật về tài khoản, về thẻ tín dụng có thể bị đánh cắp khi tham gia giao dịch trực tuyến.

+ Thông tin cá nhân của họ có thể bị chặn hoặc bị lấy cắp khi gửi đi 1 đơn đặt hàng hay chấp nhận chào hàng.

+ Địa chỉ IP, địa chỉ E-mail của người mua hàng có thể bị ăn cắp và giả mạo để thực hiện các cuộc tấn công tin học vào các website khác.

+ Máy tính của người mua cũng dễ dàng bị tấn công, phá hủy or trộm cắp dữ liệu, hoặc sử dụng làm nơi phát tán các hình thức tội phạm trên mạng.

Câu 3: Trình bày những hiểu biết cơ bản về bảo mật và an ninh trên mạng?

Trả lời:

    Rủi ro(câu 2)

    Các loại tội phạm trên mạng:

-   Gian lận trên mạng là hành vi gian lận, làm giả để thu thập bất chính

-   Tấn công Cyber là 1 cuộc tấn công điện tử để xâm nhập trái phép trên Internet vào mạng mục tiêu để làm hỏng dữ liệu, chương trình và phần cứng của các website or máy trạm.

-   Hackers( tin tặc): xâm nhập trái phép vào các máy tính và mạng máy tính.

-   Crackers: là người tìm cách bẻ khóa để xâm nhập trái phép vào máy tính hay các trương trình.

-   Sniffer: kẻ trộm trên mạng.

    Các loại tấn công trên mạng:

-   Tấn công kỹ thuật là tấn công bằng phần mềm do các chuyên gia có kiến thức về công nghệ thông tin thực hiện.

-   Tấn công không kỹ thuật là việc tìm cách lừa để lấy được thông tin nhạy cảm.

-   Tấn công làm từ chối phục phụ: là sử dụng phần mền đặc biệt liên tục gửi đến máy tính mục tiêu làm nó bị quá tải, không thể phục phụ được.

-   Phân tán cuộc tấn công làm từ chối phục phụ: là sự tấn công làm từ chối phục phụ trong đó kẻ tấm công có quyền truy cập bất hợp pháp vào nhiều máy trên mạng để gửi số liệu giả đến mục tiêu.

-   Virus: là đoạn mã chương trình chèn vào máy chủ sau đó lây lan sang các máy khác. Nó không chạy độc lập.

-   Sâu worm: là 1 chương trình chạy độc lập. Sử dụng tài nguyên của máy chủ để lan truyền thông tin đi các máy khác.

    Một số biện pháp nhằm bảo đảm an toàn cho giao dịch thương mại điện tử:

-   Cơ chế mã hóa.

-   Chứng thực số hóa.

-   Một số giao thức bảo mật thông dụng.

+ Cơ chế bảo mật SSL( Secure Socket Layer).

+Cơ chế bảo mật SET( Secure Electronic Transaction).

    Một số biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thông TMĐT:

-   Tường lửa.

-   Mạng riêng áo.

-   Password.

-   Phòng chống virus.

-   Giải pháp nguồn nhân lực.

-   Giải pháp về trang thiết bị an ninh mạng.

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN TMĐT.

Câu 1: Sự cần thiết phải xây dựng môi trường pháp lý cho hoạt động TMĐT?

Trả lời:

v    Khung pháp lý: là môi trường cho hoạt động của TMĐT.

v    Môi trường pháp lý cho TMĐT:

-   Sự phát triển của TMĐT trên TG làm thay đổi cách thức kinh doanh TM.

-   Nguy cơ gặp những rủi ro quá trình giao dịch là có nên đòi hỏi phải có các giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cần 1 cơ sở pháp lý đầy đủ.

-   Những kinh nghiệm thực tế trên TG cho thấy để thúc đẩy TMĐT phát triển thì vai trò của nhà nước phải được thể hiện trên 2 lĩnh vực:

+ Cung ứng dịch vụ điện tử

+ Xây dựng 1 hệ thống pháp lý đầy đủ và  thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ TMĐT.

-   TMĐT là 1 lĩnh vực mới mẻ cho nên cần tạo được niềm tin cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ TMĐT, phải tạo ra được 1 sân chơi chung với những quy tắc được thống nhất 1 cách chặt chẽ.

-   Các vấn đề pháp lý trong TMĐT liên quan đến nhiều chế định pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau:

+ Các chủ thể không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.

+ TMĐT được thực hiện trong môi trường hay thị trường phi biên giới.

+ TMĐT không thể thực hiện được nếu không có người thứ 3 là các nhà cung cấp dịch vụ mạng.

+ Trong TMĐT mạng Internet chính là 1 thị trường.

v    Các vấn đề cần quan tâm khi xây dựng luật về TMĐT

-   Tính riêng tư (privacy): ngày nay đây là điều quan trọng nhất với người TD, nó được hầu hết các website TMĐT nêu ở trang đầu tiên trước khi người sử dụng dịch vụ.

-   Sở hữu trí tuệ (Intellectual property): bảo vệ sở hữu trí tuệ là công việc rất khó khăn vì thông tin số rất dễ sao chép và truyền bá với chi phí rất thấp or miễm phí.

-   Tự do ngôn luận (Free speech): Internet là nơi có nhiều cơ hội để tự do ngôn luận, nhưng sự tự do này có thể gây hại cho người khác hoặc vi phạm thuần phong mỹ tục. Điều này cũng là 1 minh chứng cho ranh giới không rõ ràng giữa sự phạm pháp và vi phạm đạo đức.

-   Đóng thuế: Hiện nay, tại Mỹ, việc đánh thuế doanh thu mới từ kinh doanh Internet là không đúng luật. Luật liên bang và luật từng bang về thuế vần còn nhiều mâu thuẫn. Luật thuế giữa các quốc gia với nhau cũng có những mâu thuẫn. Luật về thuế doanh thu từ các giao dịch trên Internet vẫn còn đang điều chỉnh bổ sung.

-   Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: có nhiều điều khoản luật để bảo vệ người tiêu dùng , từ sự xuyên tạc đến những kiểu lừa gạt khác nhau liên quan đến kinh doanh điện tử.

-   Các vấn đề khác về luật: liên quan các chủ đề như thế nào là 1 hợp đồng điện tử có giá trị, quyền thực hiện mậu dịch, các quy định về mã hóa, cờ bạc hợp lệ trên Internet.

-   Luật và đạo đức: về lý thuyết người ta có thể phân biệt giũa những vấn đề liên quan đến luật và những vấn đề liên quan đến đạo đức

-   Vấn đề đạo lý trong môi trường Internet:

+  Tính riêng tư: thu thập, lưu trữ và truyền bá thông tin của các cá nhân.

+ Tính chính xác: tính hợp pháp, tính trunh thực, chính xác của các thông tin thu thập và xử lý.

+ Tính sở hữu: quyến sở hữu và giá trị của thông tin.

+ Tính truy cập: quyền truy cập thông tin và trả phí truy cập.

Câu 2: Những vấn đề pháp lý cần lưu ý trong hoạt động TMĐT?

Trả lời:

v    Vấn đề pháp lý trong đảm bảo an toàn và độ tin cậy cho các giao dịch TMĐT.

-  Tính hợp pháp: ai là người gửi thông báo?

-  Tính riêng tư: có phải nội dung cuả 1 tin nhắn là bí mật và chỉ có         người gửi và người nhận biết.

-  Tính toàn vẹn: nội dung của tin nhắn có bị điều chỉnh trong lúc truyền không?

-  Tính không phủ nhận:có phải người gửi thông tin có thể phủ nhận rằng mình không gửi thông tin đó.

v    Vấn đề đảm bảo tính riêng tư

-   Thông tin cá nhân được luật pháp tôn trọng

-   Cá nhân được quyền đảm bảo bí mật các thông tin về đời tư

-   Khi thực hiện các giao dịch trong môi trường Internet, các chủ thể tham gia giao dịch thường được yêu cầu khai báo các thông tin cá nhân.

-   Nguyên nhân: Các bên tham gia giao dịch không quen biết nhau

-   Các thông tin về đời tư này thường dễ bị lấy cắp và sử dụng vào mục đích khác, gây thiệt hại dến người tham gia giao dịch TMĐT.

-   Do đó, trong TMĐT cần quy định rõ trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia giao dịch đối với các thông tin của các chủ thể.

-   Năm nguyên lý các tổ chức phải tuân thủ khi thu thập và sử dụng thông tin cá nhân:

+ Thông báo trước

+ Có sự ưng thuận

+ Truy cập

+ Tính nguyên vẹn( an toàn)

+ Cưỡng chế( bồi thường)

-   9 đề xuất bảo vệ thông tin riêng tư mà người dùng cần lưu ý:

+ Suy nghĩ trước khi đưa thông tin cá nhân lên mạng

+ Theo dõi việc sử dụng tên của mình trên mạng

+ Dùng cơ chế ẩn danh khi duyệt Internet

+ Không lưu trữ thông tin trên bản tin nhóm

+ Đề phòng và khóa cookie

+ Dùng chế độ ẩn danh trong tên email gửi trả lại

+ Dùng mã hóa

+ Cài đặt chế độ tự chuyển email ra khỏi hộp thư văn phòng làm việc

+ Hỏi rõ chính sách thông tin riêng tư của ISP và công ty đang làm việc.

v    Bảo vệ sở hữu trí tuệ

-   Sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình do cá nhân hay công ty tạo ra và được bảo vệ dưới dạng luật bản quyền, bí quyết thương mại, bằng sáng chế.

-   Bản quyền là 1 khế ước ấn định theo luật cho phép người tạo ra tài sản trí tuệ có quyền sở hữu nó trong 28 năm.

-   Bí quyết TM là thành quả trí tuệ

-  Bằng sáng chế là 1 văn bản cho phép 1 cách hợp pháp người giữ phát minh có sự độc quyền trong 17 năm.

-   Bản quyền: là dạng sở hữu trí tuệ phổ biến nhất trong TMĐT

-   Tên miền

v    Bảo vệ người tiêu dùng và người bán

· Bảo vệ người mua:

-  Tìm các tên tuổi, nhãn hiệu tin cậy trên các Website Wa-Mart Online, Disney Online và Amazon.com và đảm bảo rằng bạn vào đúng trang web của công ty này.

-  Tìm kiếm địa chỉ, số điện thoại, số Fax của các site lạ. Gọi điện thoại hỏi thêm về người bán.

-   Kiểm tra thông tin người bán tại phòng TM địa phương.

-   Khảo sát mức độ an toàn của website người bán và cách tổ chức của website.

-   Kiểm tra sự cam đoan gửi trả tiền , sự bảo đảm và các điều khoản dịch vụ.

-   So sánh giá cả với các cửa hàng thông thường

-   Hỏi bạn bè những gì họ biết

-   Hình dung trước sẽ làm gì nếu có sự tranh cãi

-   Tham vấn tại trung tâm thông tin Lừa gạt quốc gia(Mỹ): http://nfic.inter.net/nfic

-   Thăm website www.consumerword.org để tìm thêm tài liệu có ích

-   Đừng quên rằng bạ có quyền của người mua hàng.

    Sự chứng thức và điều khiển sinh trắc:

-  Trong khong gian ảo, người mua và người bán không thấy lẫn nhau

-  Ngay cả nếu sử dụng hội nghị truyền hình, người giao dịch trên truyền hình có đúng thật là người giao dịch hay ko cần phải được xác minh, ngoại trừ bạn đã từng giao dĩh với người này trước đó.

-  Giải pháp cho việc xác thực này là những CNTT được biết dưới cái tên điều khiển sinh trắc để truy cập vào mạng TMĐT.

    Điều khiển sinh trắc:

-  Quy định các thủ tục truy cập gắn kết mỗi người dùng hợp lệ voái 1 nhận dạng người dùng duy nhất( UID). Điều khiển sinh trắc cũng cho 1 phương pháp để xác minh người truy cập vào hệ thống máy tính chính là ngưới đó. UID có thể thực hiện 1 trong nhiều cách sau:

+ Cung cấp cái j đó chỉ người dùng biết

+ Đưa ra cái gì đó chỉ người dùng có

+ Nhận diện cái j đó chỉ có ở người dùng

·Bảo vệ người bán

        Internet cũng được KH dùng để lừa gạt dễ dàng. Người bán cũng   phải được bảo vệ khỏi những điều sau:

+ Xử lý các KH chối bỏ rằng họ đã đặt hàng

+ KH tải các phần mền hay kiến thức có bản quyền và bán lại cho người khác

+ Được trả tiền đúng cho SP và DV cung cấp

+ Bị người khác sử dụng tên của mình

+ Sử dụng từ hay cụm từ ngữ, tên, mật khẩu hay địa chỉ Web( all đã được đăng lý thương hiệu).

·Các vấn đề quản lý

-  Các công ty đa quốc gia đối diện với nhiều nền văn hóa tại các nước họ đang kinh doanh. Những điều được xem là hợp lý ở nước A có thể là bất hợp lý ở nước B

-  Các vấn đề về sự riêng tư, đạo đức,….

-  Tác động của TMĐT và Internet có thể rất mạnh làm cho toàn bộ cách kinh doanh của Cty sẽ phải thay đổi, sự thay đổi thể hiện qua các thủ tục, con người, cấu trúc tổ chức, cách quản lý, các khâu trong quá trình kinh doanh.

-  Các chỉ dẫn sau cần lưu ý liên quan đến chính sách và sự riêng tư:

+ Quyết định nên có xem cho nhân viên lập trang web riêng trên mạng Internet của Cty

+ Chính sách nên tập trung vào các nội dung, hình ảnh có tính công kích cũng như các thông tin có tính sở hữu

+ Chính sách Cty nên khuyến khích nhân viên nghĩ về các đối tượng sẽ và không nên truy cập thông tin trước khi đăng tải thông tin lên Web

+ Đảm bảo chính sách về nội dung Web thống nhất với các nội dung của Cty

-  Mội số cảnh báo hữu ích khác:

+ Ủy quyền người rà soát lại nội dung Web của Cty

+  Phát hành bằng văn bản hướng dẫn sử dụng Internet của nhân viên

+ Không dùng tài liệu có bản quyền hay chứng nhận thương hiệu mà không được phép

+ Thông báo những quy định không thừa nhận liên quan đến những nội dung, vd as mật mã, mà cty không hỗ trợ

+ Thông báo những quy định không thừa nhận trách nhiệm liên quan đến nội dung các diễn đàn trực tuyến và các buổi tán gẫu

+ Đảm bảo nội dung Web và hoạt động của nó phù hợp với luật trong các Quốc gia khác

+ Chỉ định nhân sự theo dõi sự thay đổi luật Internet và các vấn đề về pháp lý

· Các vấn đề về hợp đồng trong TMĐT

-  Hợp đồng: được xác lập khi các bên đạt được sự nhất trí về các điều kiện ghi trong HĐ bất kể là thỏa thuận miệng hay bằng văn bản

-  Vấn đề nảy sinh là nơi giao kết HĐ để xác định luật giải quyết khi có

tranh chấp.

-  Nói chung các loại HĐ đều có thể giao kết qua mạng, tuy nhiên cũng có 1 số loại HĐ theo quy định của PL phải thể hiện bằng văn bản, có công chứng, đăng ký

-  Luật pháp các nước đều không phủ nhận giá trị pháp lý của HĐ ảo chỉ vì nó là dạng dữ liệu( bản ghi điện tử)

-  Có nhiều loại HĐ trong không gian ảo, đó là HĐ hàng hóa, dịch vụ và các dịch vụ số hóa

-  1 số giao dịch HĐ hợp pháp cần có 1 số hoạt động chính:

+ Chào hàng

+ Chấp thuận

+ Cân nhắc xem xét

-   Khi HĐ được thực hiện bằng điện tử thì những yêu cần này rất khó thiết lập trong quá trình giao dịch

-   Bộ luật TM thống nhất- UCC được thông qua vào 1999 và đưa vào thực thi 2000 có 1 số điều khoản hỗ trợ cac công nghệ điện tử hiện đại và tương lai giúp trao đổi hàng hóa và dịch vụ

-   Khung của luật nêu rõ các vấn đề liên quan đến chào hàng và chấp thuận 1 hợp đồng.

-   1 sự chào hàng trực tuyến dược chứng minh thông qua những tin tức liên lạc điện tử và nó mô tả hàng hóa hay dịch vụ sẽ được giao dựa trên các điều khaonr chấp thuận.

-   Hợp đồng  gói kèm: hay giấy phép dán bên trong or bên trên bao bì đựng phần mềm. Khi mở bao bì ra thì người dùng xem như đã đồng ý những điều khoản của HĐ dán trên bao bì or bên trong bao bì cho dù họ chưa sd SP và thậm chí chưa đọc những quy ước trong hợp đồng.  

-  Hợp đồng  nhấp chuột: là 1 kiểu hợp đồng trên Internet hoàn toàn.

+ Người bán phần mềm sẽ chào bán hay cấp phép dùng phần mềm theo các điều khoản đi cùng phần mềm

+ Người mua đồng ý chấp nhận các điều khoản dựa theo 1 cách thức nào đó, thông thường là giữ sản phẩm 1 thời gian đủ để xem xét các điều khoản và gửi trả lại phần mềm nếu không chấp nhận.

· Các yêu cầu hình thức văn bản, chữ ký, văn bản gốc.

-  Có 1 số loại giao dịch pháp quy định phải thực hiện bằng văn bản.

-  Các loại giao dịch này thường là giao dịch về tài sản có đăng ký.

-  Các loại giao dịch mà pháp luật đòi hỏi hình thức văn bản phải là văn bản trên giấy sẽ không tiến hành trên mạng.

-  Chữ ký điện tử: được sử dụng để xác nhận việc giao dịch. UNCITRAL đã nêu luật khung về chữ ký điện tử để các nước tham chiếu khi xây dựng luật của mình

-  Đảm bảo tính nguyên vẹn của tài liệu trong TMĐT là 1 nhu cầu

-  Đối với những tài liệu về quyền sở hữu hay giấy tờ có giá khi quyền đi liền với việc chiếm hữu tài sản đó, thì điều cơ bản là đảm bảo rằng bản gốc nằm trong tay người có quyền sở hữu tài sản mà giấy tờ thể hiện.

-  Trong TMĐT, con người có thể tạo được các bản sao giống hệt như bản gốc 1 cách dễ dàng. Điều quan trọng là tập dữ liệu do 1 người khởi tạo không bị thay đổi về nội dung, hay nói cách khác là đảm bảo sự nguyên vẹn của dữ liệu.

    Thời điểm, địa điểm gửi, nhận thông điệp điệntử.

-   Thời gian giao kết rất quan trọng để xác định thời điểm bắt đầu nghĩa vụ của các bên

-   Do các bên trong TMĐT không quen biết nhau, ở xa nhau, liên lạc với nhau qua mạng nên xác định thời điểm giao kết thương mại là khó khăn và các bên rất dễ hiểu khác nhau về thời điểm giao dịch→dễ dẫn đến các tranh chấp.

-   Thời gian nhận được thông điệp được xác định theo nguyên tắc sau:

+ Nếu người nhận chỉ định 1 hệ thống thông tin để nhận thì thời gian nhận là khi thông điệp điện tử nhập vào hệ thông thông tin đó or khi nhập vào hệ thống thông tin khác nhưng người nhận đang làm việc để truy lục thông điệp điện tử

+ Nếu người nhận không chỉ định hệ thống thông tin thì tính thời điểm nhận là thời điểm thông điệp điện tử truy nhập vào hệ thống thông tin của người nhận

· Các vấn đề khác

-   Thuế và quy định mã hóa

-   Tự do ngôn luận trên Internet, bảo vệ trẻ em và kiểm duyệt của chính phủ

-   Kiểm soát thư rác

Câu 3: Trình này những hiểu biết cơ bản về luật giao dịch điện tử của VN?

Trả lời:

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #uyên