[THCS Lý Tự Trọng - Ninh Bình][2013-2014] Đề cương môn Ngữ văn 8 cuối năm
Đề cương môn Ngữ văn 8
Credited by Kim Lena
Mục lục
I. Phần văn bản
1. Nhớ rừng
2. Ông đồ
3. Quê hương
4. Khi con tu hú
5. Tức cảnh Pác Bó
6. Ngắm trăng.
7. Đi đường
8. Chiếu dời đô
9. Hịch tướng sĩ
10 .Nước Đại Việt ta
11. Bàn luận về phép học.
12. Thuế máu.
13. Đi bộ ngao du.
14. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
* Học thuộc các bài thơ : Nhớ rừng, Khi con tu hú, Quê hương, Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường
* Phân biệt sự khác nhau giữa Hịch, Cáo, Tấu, Chiếu.
II. Phần tiếng việt
1. Câu nghi vấn.
2. Câu cầu khiến.
3. Câu cảm thán.
4. Câu trần thuật.
5. Câu phủ định
6. Hành động nói.
7. Hội thoại.
8. Lựa chọn trật tự từ trong câu.
III. Phần tập làm văn
Đề 1 : Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ của “học” và “hành”
Đề 2 : Câu nói của M. Go-rơ-ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em những suy nghĩ gì ?
Đề 3 : Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước việt nam, độc lập, bác hộ tha thiết căn dặn: "Non sông việt nam có trở nên tươi đẹp hay không, ...ở công học tập của các em". Lời dạy của Bác giúp em hiểu đề bài trên như thế nào ?
Đề 4 : Viết bài văn nghị luận bài tỏ suy nghĩ của em về tác hại của ma tuý.
Đề 5 : Bàn luận về hiện tượng học sinh mải chơi điện tử hiện nay.
Đề 6 : Chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết "thương người như thể thương thân" và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.
______________________________________________________
Bài làm
I. Phần văn bản
1. Nhớ rừng (Thế Lữ)
Nhớ Rừng của Thế Lư mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mạnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Bài thơ đã khơi gợi niềm yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
2. Ông đồ (Vũ Đình Liên)
Là bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của "Ông đồ" qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
3. Quê hương (Tế Hanh)
Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
4. Khi con tu hú (Tố Hữu)
Là bài thơ lục bát giản dị ,thiết tha, thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
5. Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh)
Là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác hồ trong cuộc sống cách mạng đầy khó khăn gian khổ ở Pác Bó. Vời Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
6. Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)
Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm..
7. Đi đường (Hồ Chí Minh)
Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc; từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời : vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
8. Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn)
Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đát nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình.
9. Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)
Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm,thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đây là một áng văn chính luận xuất sắc, có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ , sắc bén với lời văn thống thiết có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
10 .Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi)
Với cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn, đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
11. Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp)
Với cách lập luận chặt chẽ , bài văn giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành.
12. Thuế máu (Nguyễn Ái Quốc)
Chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự thực ấy bằng những tư liệu phong phú, xác thực, bằng ngòi bút sắc sảo. Đoạn trích Thuế máu có nhiều nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, có giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai, chua chát.
13. Đi bộ ngao du (Ru-xô)
Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, bài Đi bộ ngao du lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lại rất sinh động do các lí lẽ và thực tiễn cuộc sống tác giả từng trải qua luôn bổ sung cho nhau. Bài này còn thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.
14. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mi-li-e)
Là một lớp kịch trong vở "Trưởng giả học làm sang" của Mô-li-e được xây dựng hết sức sinh động, khắc họa tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi làm sang, gây nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
II. Phần tiếng việt
1. Câu nghi vấn : Là câu có hình thức nghi vấn. Có chức chính là dùng để hỏi.
* Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
* Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc... và không yêu cầu người đối thoại trả lời.
Ví dụ : Anh để mặc cô ấy khổ sở ư ? -> Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
2. Câu cầu khiến : Là câu có những từ cầu khiến như : hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...
* Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
Ví dụ : Hãy dùng thứ này thay cho cái cốc. -> Hãy có ý nghĩa khẳng định.
Xung phong ! -> Ra lệnh.
Xin đừng đổ rác ở đây ! -> Yêu cầu.
3. Câu cảm thán : Là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi...dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói hoặc người viết, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
* Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
4. Câu trần thuật :Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận đinh, miêu tả,...
* Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
Ví dụ : Cậu này khá ! -> Bộc lộ cảm xúc.
5. Câu phủ định : Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, đâu...
Ví dụ :Nó không đi Hà Nội.
6. Hành động nói : Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm những mục đích nhất định.
* Những kiểu hành động nói thường gặp là :
- Hành động hỏi (Bạn làm gì vậy ?)
- Hành động trình bày (Báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán...) (Ngày mai trời sẽ mưa)
- Hành động điều khiển (Cầu khiến, đe dọa, thách thức,...) (Bạn giúp tôi trực nhật nhé )
- Hành động hứa hẹn .(Tôi xin hứa sẽ không đi học muộn nữa.)
- Hành động bộc lộ cảm xúc. (Tôi sợ bị thi trượt học kì này.)
* Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp).
7. Hội thoại : Vai hội thoại là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại . Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội.
- Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội).
- Quan hệ thân - sơ (theo mức độ quen biết, thân tình).
* Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời .
* Để giữ lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc tranh vào lời người khác.
* Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
8. Lựa chọn trật tự từ trong câu : Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự , mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói,viết cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
* Trật tự từ trong câu có tác dụng :
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm.
- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
- Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói.
III. Phần tập làn văn
Đề 1 : Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ của “học” và “hành”
Nguyễn Thiếp là người thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu nhiều, từng đỗ đạt và làm quan dưới triều Lê. Ông viết bài “Bàn luận về phép học” gửi vua Quang Trung tháng 8 năm 1791. Trong bài tấu La Sơn Phu Tử viết học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm tức là phải kết hợp học với hành, mang điều học giúp đời. Tục ngữ Việt Nam cũng có nhiều câu nói về mối quan giữa học và hành. Do vậy phải học tập đúng đắn nhất là học đi đôi với hành.
Vậy học là gì? Hành là như thế nào? Học là tiếp thu kiến thức được tích luỹ trong sách vở, nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn Khoa học. Đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha ông đi trước. Học nói chung là sự trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại. Hành là thực hành, là làm, là ứng dụng kiến thức lí thuyết vào thực tế đời sống.
Học vời hành đi đôi là học với hành không thể tách rời nhau mà gắn gắn với nhau là một. Đó là hai công việc của một quá trình thống nhất. Hiều mối quan hệ đó là do quá trình rút được kinh nghiệm trong học tập và thực hành của chúng ta. Trải qua thực tế học tập ta thấy “hành” chính là mục đích của phương pháp học tập bởi vì nếu chúng ta chỉ chú trọng “học” mà không “hành” thì chỉ giỏi lí thuyết, đó chỉ là lí thuyết suông, khi phải thực hành sẽ rất lúng túng. Trong cuộc sống, không phải là không có những người lúc đi học chỉ chuyên chú lí thuyết, sách vở, không quan tâm đến thực hành nên lúc ra làm việc rất khó khắn vì thiếu kinh nghiệm thực tế, do đó hạn chế khả năng sáng tạo.
Nếu “hành” mà không có lí luận chỉ đạo, lí thuyết soi sáng thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ gặp trở ngại, khó khắn, thậm chí sai lầm. Việc “hành” mà không “học” sẽ không trôi chảy. Thực tế không ít trường hợp vô tình trở thành người có hại. Như thế đủ thấy tầm quan trọng của học cái gì và học như thế nào mới là điều cần bàn.
Vậy chúng ta phải học như thế nào ? Theo Nguyễn Thiếp “theo điều học mà làm” nghĩa là học như thế nào thì làm thế ấy, làm trên cơ sở điều đã học chứ không phải học một đằng làm một nẻo. Nhưng chúng ta cũng cần phải biết linh hoạt giữa lí thuyết và thực tiến có những khoảng cách nhất định. Cần có sự điều chỉnh bởi như cha ông ta đã nói “Trăm hay không bằng tay quan”. Nếu như không chịu “hành” mà chỉ biết nói thì gọi là những người lý thuyết suông nên phải theo điều học mà làm.
Lời tấu trình của Nguyễn Thiếp lên vua Quang Trung nhằm mục đích thay đổi phương pháp học đào tạo nhân tài cho đất nước. Những điều đó không phải là những điều vu vơ mà là những lời vàng ngọc rất sâu sắc và đúng đắn mà càng về sau người đời càng thấy những điều ông nói là đúng. Tháng 5 năm 1950, khi nói về công tác huấn luyện và học tập có dạy “Học đi đôi với hành, học không hành là học vô ích, hành mà không học thì không trôi chảy”. Từ đó học sinh cần nhận thức rõ tầm quạn trọng của học và hành ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Học để ngày mai lập nghiệp. Cần phải học một cách chuyên cần, chăm chỉ, học trên lớp và học ngoài cuộc sống.
“Học rộng rồi tóm lược cho gọn”, theo điều học mà làm. Lời dạy của Nguyễn Thiếp đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Học sinh chúng ta cần hiểu vẫn đề và áp dụng ngay trong thực tế. Mỗi người phải biết đặt câu hỏi cho mình để thực hiện “học đi đôi với hành” cho hiệu quả.
Đề 2 : Câu nói của M. Go-rơ-ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em những suy nghĩ gì ?
Đã từ lâu, sách là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Sách là kho tàng tri thức vô tận, sách là chiếc chìa khoá mở mang tầm hiểu biết và làm đẹp cuộc đời. Vì vậy, M. Go-rơ-ki đã có câu nói : “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Thực sự sách có tầm quan trọng như vậy sao ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về câu nói này.
Trước tiên ta cần phải hiểu sách là gì ? Theo quan niệm xưa, sách là di huấn của người từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách là phương tiên giúp chúng ta làm chủ hiện tại, nắm lấy tất cả chân lí sức mạnh được tìm ra và chọn lọc. Theo quan niệm ngày nay, sách chính là sản phẩm tưởng tượng phi vật thể, là sản phẩm của trí tuệ nhân loại từ xưa đến nay. Sách còn được hiểu là nơi lưu trữ sản phẩm trí tuệ, tinh thần của con người. Vậy còn kiến thức là gì ? Kiến thức là kĩ năng, kí xảo, là sự hiểu biết của con người trong cuộc sống. Con đường sống chính là con đường phát triển của trí tuệ mà sách chính là nguồn kiến thức của con người, do đó cũng là nguồn sức mạnh của con người. Vì vậy mà sách và kiến thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Và mỗi chúng ta không thể không yêu sách, không tìm đến những kiến thức trong sách vở. Câu nói của M. Go-rơ-ki như nhắc nhủ, động viên mọi người hãy yêu sách, hãy tìm đến con đường sống từ sách.
Những vì sao chúng tra cần yêu sách ? Vì sao chỉ có sách mới là con đường sống ? Vì sao cuộc sống con người có rất nhiều nhu cầu chính đáng và chúng ta luôn phải đối mặt với mọi nguy cơ, thách thức. Con người muốn vượt qua những nguy cơ, thách thức ấy cần phải có kiến thức và chỉ có kiến thức mới thực hiện được. Sách là nơi tích luỹ mọi tri thức, kiến thức, đến với sách, ta có cơ hội tìm hiểu, lĩnh hội những kiến thức ấy. Từ xưa đến nay, sách luôn là phương tiện để giao tiếp giữa con người với con người trong hiện tại và quá khứ. Sách đã ghi lại biết bao những phát minh vĩ đại trong khoa học, kĩ thuật và những tác phẩm văn học tuyệt vời, những kinh nghiệm quý báu của người xưa. Nhờ có sách mà con người mới nhận ra sự thật chân lí. Sách là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, sách như là một nhà sử học nhỏ, ghi chép lại toàn bộ sự phát triển của loài người, sự phát triển của đất nước, nhân loại, khơi gợi niềm tự hào của dân tộc. Sách còn là thông tin vượt thời gian, không gian, giúp chúng ta tìm hiểu, khám phá những điều bí ẩn, quy luật của tự nhiên hoạt động của gió, của nước biển dâng lên hạ xuống hay về thế giới động vật, thực vật phong phú đa dạng. Sách cũng là sản phẩm ghi lại biết bao hình ảnh đẹp đẽ trong cuộc sống trên mọi miền thế giới. Đến với sách, ta những được tham gia một chuyền du lịch thế giới, được mở rộng tầm mắt, chiêm ngưỡng, khám phá bao điều kì diệu. Bởi vậy lẽ nào chúng ta không yêu sách, ta không tìm đến với sách để bản thân tự do tận hưởng niềm hạnh phúc tìm hiểu, khám phá.
Trong thực thế, sách có nhiều loại và không phải sách nào cũng có ích, cũng phù hợp. Vậy yêu sách, tìm đến với sách, mọi chúng ta cũng cần phải có những lựa chọn, những phương pháp phù hợp. Trước hết, “yêu sách” là phải biết tôn trọng sách, giữ gìn sách, biết phát huy những điều đã học được trong sách để sách là người bạn hiền giúp đỡ ta trong cuộc sống. Bên cạnh đó “yêu sách” là phải biết lựa chọn phù hợp. Những sách “ngoài luồng”, sách tiêu cực, học sinh chúng ta cần phải tỉnh táo để không bị nó thâm nhập, ảnh hưởng đến tư tưởng, lối sống của bản thân. Chúng ta cần tranh xa những sách không có lợi ích, những sách nhảm nhí, tiêu cực. Học sinh phải tiếp xúc với nhiều loại sách, do vậy chúng phải biết sắp xếp thời gian học tập, nghiên cứu để sách hỗ trợ cho việc học tập và rèn luyện.
Câu nói của M. Go-rơ-ki đã khẳng định giá trị của sách và nhắc nhủ mọi người hãy tìm đến với sách, yêu quý sách, đồng thời cũng biết lựa chọn để tránh xa sách có hại. Ngay từ bây giờ, chúng ta hãy yêu sách và đọc sách để tìm ra con đường chân lí cho mình.
Đề 3 :Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước việt nam, độc lập, bác hộ tha thiết căn dặn: "Non sông việt nam có trở nên tươi đẹp hay không,...ở công học tập của các em". Lời dạy của Bác giúp em hiểu đề bài trên như thế nào ?
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước việt nam, độc lập, bác hộ tha thiết căn dặn: "Non sông...của các em" Chúng ta hãy cùng tìm hiểu câu nói này của bác.
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không ?”Có lẽ một đất nước tươi đẹp thì đầu tiên phải là một đất nước độc lập, chủ quyền, lãnh thổ riêng và luôn luôn giữ vững được nền độc lập chủ quyền đó. Đất nước tươi đẹp tức là một đất nước có quân đội chính quy hiện đại. Những người chiến sĩ phải được học tập, rèn luyện thường xuyên, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác và ý chí quyết tâm bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, để đất nước được ổn định thì nền kinh tế cũng phải không ngừng phát triển một cách vững chắc. Vì dân có giàu thì nước mới mạnh. Dân giàu nghĩa là đời sống nhân dân được ấm no, không chỉ đầy đủ về vật chất mà còn phải thoải mái về tinh thần. Mọi người ai cũng được tham gia vào các phòng trào văn hoá, nghệ thuật, các hoạt động chính trĩ xã hội của tập thể, các hoạt đồng vui chơi, giải trí vào các ngày nghỉ lễ. Xã hội văn minh, tiến bộ, nền kinh tế ổn định, mọi người đều có ý thức chấp hành đứng luật an toàn giao thông và bảo vệ môi trường sống nói chung là những biểu hiện của một đất nước tốt đẹp.
“Tới đài vinh quang để sanh vài với tác cường quốc năm châu” Tức là một đất nước phải có trình độ dân trí cao, tất cả trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường, xã hội và mọi người đều quyết tâm và dành những gì tốt đẹp nhất, tạo điều kiện tốt nhất cho sự nghiệp giáo dục. Phải có một nền khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại, có một đội ngũ nhà tri thức vừa có đức vừa có tài say mê tìm tòi nghiên cứu để đạt được những thành tựa về khoa học. Đồng thời chúng ta phải biết tiếp thu học hỏi có chọn lọc những tiến bộ về văn hoá, khoa học, kinh tế của các nước khác. Nền kinh tế phải không ngừng phát triển ổn định, mọi quyền lợi của người dân phải được đảm bảo.
Muốn non sông Việt Nam trở nên tươi đẹp, dân tộc Việt Nam bước tời đài vinh quang để sáng vai với các cường quốc năm châu thì phần lớn dựa vào công học tập của các bạn học sinh, vì sao vậy ? Vì một đất nước chỉ có thể ổn định, hùng cường khi có sự góp sức của muôn dân. Tức là mọi người dân đều đem công sức, sự hiểu biết của mình để góp phần xây dựng đất nước. Mà muốn xây dựng đất nước thì phải có sức khoẻ mà đặc biệt là phải có sự hiểu biết của tri thức. Điều này phụ thuộc rất lớn vào các bạn học sinh – những người đang hằng ngay ra sức học tập, rèn luyện mọi mặt để tích luỹ tri thức. Và khi trưởng thành các bạn sẽ là những người có tài năng, sức khoẻ, có tri thức để góp phần xây dựng và làm hưng thịnh đất nước, để non sông Việt Nam mãi mãi tươi đẹp và sánh vai với các cường quốc năm châu. Chính vì vậy Bác mới nói lời căn dặn tha thiết đối với các em học sinh “Non sông...của các em”.
Học tự giác, học tích cực, học chủ động. Ngay từ bây giờ các bạn hãy bỏ ngay các lối học sai lệch vì các lôi học đó sẽ làm chúng ta thụ động, không phát huy được tính sáng tạo của bản thân. Vận dụng những điều đã học vào việc làm bài tập, vào thực tế cuộc sống để hiểu rõ hơn. Học với một cái tâm trong sáng, lắng nghe và làm theo những điều dạy bảo của thầy cô, không chỉ học trong sách vở mà còn học ở bạn bè, ở các phương tiên thông tin đại chúng, học ở cuộc sống và ở nhân dân lao động. Chúng ta phải không ngừng vươn lên trong học tập, biêt noi theo những tấm gương vượt khó trong học tập như chị Cấn Thi Thuỳ Linh, anh Nguyễn Ngọc Ký,...Đừng bao giờ thoái chí, nản lòng trước một vấn đề hay một bài toán khó. Chúng ta càng học thì sẽ càng thấy thích thú vì mình được mở mang và lớn lên về tri thức. Tích cực học tập, trau dồi tri thức, tích cực rèn luyện sức khoẻ và đạo đức sẽ giúp ta biến ước mơ thành hiện thực. Học ngay từ bây giờ sẽ là việc làm thiết thực nhất để thực hiện đúng theo tâm nguyện của Bác.
Lời dặn của Bác còn là mong muốn thiết tha cháy bỏng và niềm tin tưởng của Bác gửi gắm các em học sinh. Vì vậy chũng ta cần thấy rõ bổn phận, trách nghiệm của mình với tương lại dân tộc để xác định phương hướng, việc làm cụ thể cho bản thân. Phải xác định mục đích học tập đúng đắn. Học để có kiến thức, có văn hoá, học làm người chứ không để cầu danh lợi. Học sinh cần xác định phải học tập đúng đắn, tự giác, tích sực học tập, bỏ lối học hình thức. Phát huy tính tích cực chủ động của bản thân.
Đề 4 : Viết bài văn nghị luận bài tỏ suy nghĩ của em về tác hại của ma tuý.
Xã hội chúng ta đang ngày một phát triển, cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng thật đáng buồn, điều đó lại đồng nghĩa với việc các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, điển hình là tệ nạn tiêm chích, sử dụng các chất ma tuý đang hoành hành ghê gớm, đe doạ hạnh phúc bao gia đình, trật tự an ninh xã hội. Vậy ma tuý là gì ? Tác hại của nó như thế nào ? Làm gì để mỗi chúng ta có thể nói không với ma tuý ?
Ma tuý được hiểu một cách trực tiếp là làm mê mẩn, có tác dụng như ma thuật khiến con người u mê, ngây ngất. Hiểu theo thuật ngữ khoa học đó là một số chất tự nhiên tổng hợp có tính chất gây nghiện, khi đưa vào cơ thể con người ở bất là hình thức nào sẽ gây ức chế hay kích thích mạnh hệ thần kinh, làm giảm đau hoặc có thể gây ảo giác.
Người nghiện ma tuý sẽ phải sống lệ thuộc hoàn toàn vào các chất ma tuý, khó có thể quên và từ bỏ, bất chấp sự ngăn cấm của pháp luật, sự phê phán của người thân và xã hội. Khi lên cơn nghiện, để có thuốc họ có thể làm bất cứ điều gì, kể cả gây tội ác.
Vì sao trong xã hội chúng ta ngày nay lại có người nghiện ma tuý ? Có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Xét về nguyên nhân chủ quan phần lớn những người nghiện ma tuý đều xuất pháp từ sự chán nản, mặc cảm với cảnh ngộ của bản thân như cha mẹ li hôn, vấp ngã thất bại trong học tập và công việc. Một phần do thiếu nghị lực, không biết kìm chế bản thân, sa ngã theo sự rủ rê của bạn bè. Bên cạnh nguyên nhân khách quan là nguyên nhân chủ quan do sự quản lí và giáo dục của gia đình lỏng lẻo, sự quản lí của xã hội thiếu chặt chẽ dẫn đến tệ nạn ma tuý có tính chất lan truyền. Hiện này vì người nghiện ma tuý phần lớn tập trung ở lứa tuổi thanh thiếu niên, vì họ đang phải học hành, lao động.
Ma tuý – con quỷ đang phá hoại xã hội và gây bao hậu quả khôn lường. Hậu quả đầu tiên mà ma tuý đem lại là cho chính bản thân người nghiện. Từ một thanh niên khoẻ manh, chỉ qua vài ba năm nghiện cơ thể sẽ tiều tuỵ thấy rõ : siêu vẹo, rúm ró về hình hài; bạc ngược, hèn yếu về ý chí; sa đoạ, biến chất về nhân cách. Khi tiền đã cạn, cơn nghiện hành hạ, không còn khả năng để hút hít, con nghiên quay ra tiêm chích, vài ba con nghiện tiêm chích một mũi kim, HIV/AIDS nghiễm nhiên xâm nhập vào cơ thể. Thực tế đã có biết bao kẻ nghiện tự huỷ hoại cuộc đời mình, từ một kĩ sư, bác sĩ, một nhà doanh nhân,...bởi một phút sa ngã đã huỷ hoại tất cả.
Tệ nạn ma tuý đâu chỉ huỷ hoại, ảnh hưởng đến bản thân kẻ nghiện mà nó còn đục khoét, đe doạ hạnh phúc gia đình và sự bình yên của xã hội. Đáng thương thay những người vợ, người mẹ, người con có chồng, có cha, có con nghiện đang ngày ngày phải sống trong đau khổ, tủi nhục, nơm nớp lo âu. Có biết bao gia đình lâm vào cảnh thương tâm. Chồng lên cơn nghiện đánh đập vợ con, bán lấy từng tài sản trong nhà, chôn vùi vào cơn nghiện. Có những người cha người mẹ đứt ruột đẻ ra con, đúa con nghiện ngập chửi rủa cha mẹ, thậm chí kề dao vào cổ cha mẹ đòi tiền. Có nhưng người vợ còn trẻ mà đã goá chồng. Xã hội có kẻ nghiện ma tuý thì sao xã hội ấy có thể bình yên ? Những kẻ nghiện ma tuý ban đầu lấy tiền của trong gia đình sau thì trộm cắp, lừa đảo của bà con láng giềng. Thậm chí tổ chức các đường dây trộm cắp lừa đảo, trấn lột, giết người để có tiền. Do đó ma tuý làm rối loạn trật tự an ninh xã hội. Hậu quả do ma tuý gây nên cho xã hội là đại dịch AIDS đang ngày một gia tăng.
Trong xã hội hiện nay tệ nạn ma tuý đang ngày một gia tăng mặc dù các cấp chính quyền thường xuyên đưa ra các giải pháp để tuyên truyền, giáo dục, ngăn chặn, xử lí tệ nạn ma tuý. Thật lo sợ khi ta đi trên đường, ghé mắt vào những ngõ tối hãy những khu đất trống nới công cộng ta sẽ rùng mình trước hàng đống vỏ kim tiêm, những tờ giấy bạc chưa tàn hẳn mùi thuốc và đâu đó là kẻ nghiện đang vật vã mơ màng.
Ma tuý có tác hại ghê gớm như vậy nhưng chúng ta vẫn có thể phòng trừ. Mỗi chúng ta hãy tự biết bảo vệ mình tránh xa các tệ nạn xã hội, tránh xa ma tuý bằng cách chuyên tâm vào việc học, đọc sách, chơi thể thao một cách lành mạnh. Không chơi bời với kẻ xấu, hơn thế nữa chúng ta hãy nói với gia đình, mọi người, bạn bè nên biết rõ tác hại của ma tuý. Quan trọng hơn, chúng ta hãy biết giúp đỡ những con nghiện, hãy đưa cánh tay cứu thoát họ, đừng để họ lún sâu vào ma tuý bởi vì càng xa lánh họ, họ càng trở nên phá phách cực đoan với xã hội.
Như vậy, tệ nạn ma tuý có thể coi là một tệ nạn nguy hiểm nhất, ảnh hưởng tới con người và xã hội. Đối với mỗi học sinh, chúng ta hãy tránh xa tệ nạn ma tuý để con đường tương lại được rộng mở, tươi sáng. Chúng ta sẽ là một trong những công dân hữu ích cho đất nước, quê hương.
Đề 5 : Bàn luận về hiện tượng học sinh mải chơi điện tử hiện nay.
Trong xã hội hiện đại, con người được tiếp cận với rất nhiều thành tựu về khoa học công nghệ trong đó có trò chơi điện tử giải trí trên mạng Internet hoặc các phần mềm ứng dụng. Trò chowi điện tử đã cuốn hút những đối tượng chơi, đặc biệt là thanh thiếu niên lứa tuổi học sinh. Hin tượng học sinh mải chơi điện tử đã gây nên những băn khoăn lo lắng cho gia đình, nhà trường và xã hội. Mỗi người cần có thái độ gì trước hiện tượng trên ?
Trước hết ta cần tìm hiểu bản chất của trò chơi điện tử. Trò chơi điện tử là một ứng dụng tin học, nó rất đã dạng và có một sức hấp dẫn cực lớn bởi nó kích thích sự ham mê khám pha, thử nghiệm trí thông minh, lòng kiên trì, sự linh hoạt, nhanh nhạy. Chính vì vậy, trò choi điện tử đươc coi là một trò chơi hấp dẫn nhất. Học sinh, sinh viên là đối tượng ham mê trò chơi này bở vì họ đang ở lứa tuổi ưa khám phá, tìm hiểu, thích trài nghiệm. Việc chơi điện tử dừng lại ở mức hợp lí, có lợi vì giúp học sinh, sinh viên thư giãn. Nhưng một thực tế đáng buồn là có quá nhiều học sinh, sinh viên vì ham mê quá mức đã xao nhãng học tập và còn mắc vào những sai lầm nghiệm trọng khác.
Hàng nà, trong các quán điện tử, quán Internet không hiếm cảnh học sinh bỏ học, tụ tập, mải mê chơi điện tử đến mức không còn nghĩ đến việc quay lại lớp, thậm chí quên cả về nhà, quên cả ăn. Các bạn bất hấp kỉ luật của nhà trường, sự khuyên bảo, răn đe của cha mẹ. Các bạn không còn nghĩ đến bản thân mình đang ngày ngày xa sút học tập, sức khoẻ ngày một kém đi do căng thẳng, tư cách đạo đức cũng ngày một giảm sút. Những học sinh đam mê vào trò chơi điện tử bỗng chốc trở thành kẻ nói dối, bất cần. Thật đáng buồn thay !
Những bạn ham mê chơi điện tử thường phải gánh chịu những hậu quả vô cùng đáng tiếc, kết quả học tập sẽ không được tốt đẹp như trước, kiến thức dần bị hỏng sinh ra tư tưởng chán nản, dần dần quên ngay việc học. Có những học sinh bị đình chỉ học, thậm chí bị lưu ban cũng vì điện ử. Chơi điện tử một cách sai lầm thì học sinh sẽ không còn ngoan ngoãn. Họ trở thành kẻ nói dối chuyên nghiệp. Nói dối để có thời gian đi chơi. Nói dối để có tiền đi chơi. Dần đần họ có thể trở thành kẻ lừa đảo, trộm cắp. Những học sinh, sinh viên kém về tri thức, tồi tệ về đạo đức thử hỏi có thể trở thành chủ nhân của một đất nước tưởi đẹp trong tương lại được không ? Không chỉ dây hậu quả cho chính bản thân người chơi, những học sinh ham mê điện tử còn khiến cho cha mẹ lo lắng, buồn phiền, hạnh phúc gia đình rạn vỡ. Chất lượng giáo dục của nhà trường cũng ngày một thấp kém đi nếu có nhiều học sinh mắc vào tệ nạn điện tử.
Nguyên nhân do đâu mà những học sinh, sinh viên mắc vào các tệ nạn này ? Nguyên nhân chính là do các bạn thiếu bản lĩnh, không vượt qua được sự ham mê, quyến rũ của các tệ nạn. Mặt khác do các bạn lười nhác học tập, không xác định được rõ mục đích học tập đúng đắn cho nên lấy trò chơi làm thú vui, làm mục đích sống. Một số học sinh vì chơi bời lêu lổng, đàn đúm với bạn xấu để rồi xa ngã lúc nào không hay. Một nguyên nhân khác là sự quản lí, giáo dục của cha mẹ chưa đúng mức. Có cha mẹ nuông chiều con, có cha mẹ thì quá mải mê công việc nên lơ là, không quan tâm đến con, có cha không có biện pháp giáo dục, bất lực trước con. Ngoà ra sự quản lí của chính quyền địa phương với các quán điện tử internet chưa thích hợp, chưa tích cực cũng là một nguyên nhân gia tăng tệ nạn điện tử.
Trước tệ nạn này, mỗi người chúng ta, được biết là học sinhc ần phải làm gì ? Học sinh cần phải nhận thức sâu sắc là đúng đắn về tác hại của sự ham mê điện tử. Đồng thời phải xác định cho mình một múc đích học tập đúng đắn, rèn luyện ý chí, nghị lực để tranh xa hoặc từ bỏ việc chowi điện tử. Muốn vậy, học sinh phải có những suy nghĩ và việc làm tích cực, có trách nghiệm với bản thân, với gia đình, thầy cô. Hãy tích cực hoạt động và tham gia vào các hoạt động thể dục, thể thao văn nghệ mà nhà trường tổ chức. Bên cạnh đó, sự quan tâm của cha mẹ, thầy cô với học sinh là một gải pháp để ngăn chặn tệ nạn này.
“Hãy nói không với các tệ nạn trong đó có trò chơi điện tử” là thông điệp gửi đến tất cả học sinh chúng ta. Các bạn và tôi hãy là những người tiên phong, tránh xa và từ bỏ việc ham mê điện tử.
Đề 6 : Chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết "thương người như thể thương thân" và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.
Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống, nó là bức tranh của cuộc sống, của xã hội, của mảnh đời mỗi con người. Đặc biệt văn học luôn khuyên răn, dạy bảo chúng ta những điều hay, lẽ phải trong cuộc sống. Cha ông ta từ xưa luôn đề cao đạo lí thương người như thể thương thân. Vì thế văn học dân tộc ta ai biết yêu thương, giúp đỡ mọi người, biết thương người như thể thương thân, đồng thời phê phán những kẻ thờ ơ trước những người gặp hoạn nạn.
Từ ngàn đời nay, người Việt Nam đã biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Ông cha ta luôn răn dạy con cháu phải biết “thương người như thể thương thân”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Tục ngữ ca dao Việt Nam có biết bao nhiêu câu khuyên con người yêu thương đồng loại như chính bản thân mình. Tuy không cùng cha mẹ sinh ra nhưng chúng ta đều mang nòi giống “Con Rồng cháu Tiên”. Ca dao Việt Nam đã khuyên : “Bầu ơi thương thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “nhiều điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”. Ngay từ thuở con nằm nôi, chúng ta đã được ghi sâu điều đó qua những lời hát ru ngọt ngào của bà và mẹ. Bài học thương người như dòng sữa cứ tự nhiên in sâu trong tâm trí mỗi con người và trở thành một nét tính cách, đạo đức tốt đẹp.
Ông cha chúng ta để lại kho tàng văn học vô cùng quý giá về lòng thương người. Người xưa khi để lại những áng thơ văn bất hủ ấy không chỉ muốn chúng ta biết và tự hào về truyền thống “thương người như thể thương thân” mà còn muốn chúng ta phát huy và nhân lên truyền thống tốt đẹp ấy. Chắc hẳn trong chúng ta không ai không biết đên truyện Thạch Sanh – một câu chuyện cổ tích li kì cùng biết bao câu chuyện khác. Nhưng câu chuyện ấy không chỉ đơn thuần là những câu chuyện tưởng tượng mà nó còn gửi gắm suy nghĩ và tình cảm của dân tộc ta. Chúng ta hãy bước vào một thế giới cổ tích về longg nhân cú. Thạch Sanh – một chàng trai khoẻ mạnh, hiền lành, nhân hậu. Mặc dù rất nghèo, mồ côi từ nhỏ nhưng chàng vẫn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Lí Thông nhờ chàng canh miếu hộ chàng cũng đi ngay không nề hà hay mảy may nghi ngờ hắn. Khi bị đẩy xuống hang, thân mình còn chưa biết ra sao nhưng chàng vẫn cứu hoàng tử con vua Thuỷ Tề, giải thoát hoang tử Long Vương thoát khỏi hang đại bàng. Lòng thương người của Thạch Sanh thể hiện sâu sắc nhất, gây cho em cảm động nhất chính là khi chàng xin vua tha cho mẹ con Lí Thông mặc dù mẹ con hắn luôn âm mưu hại Thạch Sạch. Đây là một cử chỉ cao đẹp cho lòng khoan dung to lớn của Thạch Sanh, đặc biệt Thạch Sanh không dùng binh đao, giáo mác đánh đuổi quân xâm lược mà dùng tiếng đàn cảm hoá chúng. Trước khi giặc rút quân, Thạch Sanhcòn đãi chũng một bữa cơm no nê bằng niêu cơm thần nhỏ. Cuối cùng chàng cưới được công chúa và sống hạnh phúc suốt đời. Đo là biết quả cho nhưng ai biết “thương người như thể thương thân”.
Không chỉ trong các câu chuyện cổ tích mà trong các câu chuyện hiền đại ta ccungx bắt gặp những người có tấm lòng nhân hậu. Đọc truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) ta cảm phúc trước tấm lòng thương người của ông giáo. Lão Hạc là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai bỏ đi đồn điền cao su, chỉ mình lão sống cô đơn với con chó Vàng làm bạn. Ông giáo là người hàng xóm và hơn ai hết ông giáo là người quan tâm và hiểu rõ Lão Hạc nhất. Ông giáo là người co học nên rất hiểu hoàn cảnh của lão, thường giúp đỡ Lão Hạc. Khi nghe Lao Hạc kể chuyện bán chó, thấy lão quá đau buồn hối hận, ông giáo muốn ôm chầm lấy lão mà khác. Ông giáo muốn giúp đỡ lão Hạc nhưng hoàn cảnh nhà ông cũng không khá hơn nhà Lão là mấy. Nhà văn Nam Cao đã làm sáng lên tình yêu thương mọi người của ông giáo, từ đó tác giả ca ngợi những người có lòng thương người như ông giáo, lão Hạc.
Ca ngợi những tấm gương tốt đẹp nhưng văn học dân tọc cũng nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước những người gặp hoạn nạn. Trong tác phẩm “Sống chết mặc bay” ta thấy tên quan phụ mẫu lòng dạ gang sói. Hắn là quan phụ mẫu – cha mẹ của dân mà không biết quan tâm tới những người dân khốn khổ. Trong khi mọi người ra sức chống đê vỡ thì hắn điềm nhiên ngồi chơi bài. Khi đê vỡ, có người vào báo thì hắn đuổi ra ngoài và nói: “Mặc kệ” rồi say sua với ván bài đang dở mà hắn sắp ù. Hắn vui mừng khôn xiết vì ù bài trong khi dân chúng đang khốn khổ vì đê vỡ. Tác giả đã khắc hoạ sinh động nhân vật quan hộ để để vạch trần bộ mặt tàn ác bât nhân của hắn, cũng chính sựu thờ ơ dửng dưng của tên quan mà những người dân đã lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, người sống không chỗ ở, người chết không chỗ chôn.
Còn tên cai lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố cũng là kẻ không có tính người. Hắn chỉ biết quát, thét, bắt trói người mà không quan tâm gì đến ai. Anh Dậu đang trong hoàn cảnh ốm đau bệnh tật mà hắn cũng không bỏ quá, nhất quyết xông vào đánh trói, bỏ ngoài tai những lời văn xin tha thiết của chị Dậu và tieegs khóc thảm thương của những đứa trẻ nheo nhóc. Ngô Tất Tỗ đã phê phán tên quan cai lệ, miểu tả hắn bằng những lời lẽ mỉa mai và khi tên quan cai lệ chị chị Dậu đánh lại thì nhà văn tỏ ra hả hê, vui mừng. Ông đã phê phán cái xấu và mong muốn cái xấu bị trừng trị tích đáng.
Những người biết “thương người như thể thương thân” luôn được vă học dân tộc ca ngợi. Còn những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn luôn bị nghiêm khắc phê phán trong các tác phẩm văn học. Là học sinh chúng ta cần thực hiện tốt theo như lời khuyên của ông cha ta: “Thương người như thể thương thân” để làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro