Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

de cuong mang 2

Câu 1: Trình bày quá trình phát triển và hình thành mạng máy tính. Phần loại các mạng theo quy mô, kỹ thuật chuyển mạch và khoảng cách địa lý ?

Trả lời: 

Từ những năm 60 đã xuất hiện các mạng xử lý, trong đó các trạm cuối thụ động đ¬ượcc nối vào máy xử lý trung tâm. Máy xử lý trung tâm làm tất cả mọi việc từ quản lý các thủ tục truyền dữ liệu, quản lý sự đồng bộ các trạm cuối, ….đến việc theo dõi ngắt của các trạm cuối. Dần dần, để giảm nhẹ nhiệm vụ của máy xử lý trung tâm ng¬ười ta thêm vào các bộ tiền xử lý, đồng thời thêm vào các thiết bị “tập trung” (concentrator) và bộ “dồn kênh” (multiplexor). Hệ thống này đư¬ợc kết nối thành mạng truyền tin. 

Trong những năm 70, các máy tính đư¬ợc nối với nhau trực tiếp thành mạng, đồng thời tại thời điểm này xuất hiện khái niệm Mạng truyền thông (communication network), trong đó các thành phần chính của nó là các nút mạng, đư¬ợc gọi là các bộ chuyển mạch. Các máy tính được kết nối thành mạng máy tính nhằm đạt tới các mục tiêu chính sau đây:

- Làm cho các tài nguyên có giá trị cao (thiết bị, ch¬ơng trình, dữ liệu,…) trở nên khả dụng đối với bất kỳ ngư¬ời sử dụng nào trên mạng (không cần quan tâm đến vị trí địa lý của tài nguyên và ngư¬ời sử dụng).

- Tăng độ tin cậy của hệ thống nhờ khả năng thay thế khi xảy ra sự cố đối với một máy tính nào đó.

Từ thập kỷ 80 trở đi thì việc kết nối mạng mới đ¬ợc thực hiện rộng rãi nhờ tỷ lệ giữa giá thành máy tính và chi phí truyền tin đã giảm đi rõ rệt. Trong gian đoạn này bắt đầu xuất hiện những thử nghiệm đầu tiên về mạng diện rộng và mạng liên quốc gia. Mạng máy tính là 1 hệ thống gồm nhiều máy tính và các thiết bị ngoại vi được nối với nhau theo 1 kiến trúc nào đó nhằm thu thậo và chia sẻ thông tin.

Phân loại the quy mô và khoảng cách địa lý:

- Mạng cục bộ – LAN (Local Area Network): Là mạng thường được lắp đặt trong các công ty, văn phòng nhỏ bán kính tối đa giữa các máy trạm khoảng d¬ưới 1 Km với số lư¬ợng máy trạm không nhiều hơn 50 máy

- Mạng thành phố – MAN (Metropolitan Area Network): Là mạng được cài đặt trong phạm vi một đô thị hoặc một trung tâm kinh tế - xã hội có bán kính hàng trăm Km, số lư¬ợng máy trạm có thể lên đến hàng nghìn, đường truyền có thể sử dụng cơ sở hạ tầng của viễn thông. 

- Mạng diện rộng – WAN (Wide Area Network): Là mạng thư¬ờng đư¬ợc lắp đặt trong phạm vi một quốc gia như¬ Intranet phục vụ cho các công ty lớn, ngành kinh tế có bán kính hoạt động lớn, có thể liên kết nhiều mạng LAN, MAN, đường truyền có thể sử dụng cơ sở hạ tầng của viễn thông. 

Mạng toàn cầu – GAN (Global Area Network ): Là mạng có thể trải rộng trong nhiều quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho những công ty siêu quốc gia hoặc nhóm các quốc gia, đư¬ờng truyền có thể sử dụng cơ sở hạ tầng của viễn thông, mang Internet là một mạng GAN

Câu 2: Nêu các khai niệm cơ bản: Kiến trúc mạng, topo mạng, giao thức mạng, hệ điểu hành mạng. Nêu các kiểu Topolory mạng cơ bản. Phân tích ưu nhược điểm của từng loại ? 

1. Kiến trúc mạng (Network structure): được cấu thành bởi 2 yếu tố

- Topo mang (topology)

- Giao thức mạng (Protocol)

2. Topo mạng (Hình trạng mạng):là phương thức, hình thức kết nối các máy tính thành 1 hệ thống.

3. Giao thức mạng: là bộ quy tắc, quy ước được xác định 1 cách thống nhất để các thực thể tham gia mạng có thể trao đổi thông tin với nhau.

4. Hệ điều hành mạng: là các hệ thống có chức năng quản lý ng¬ười dùng, dữ liệu, tính toán và xử lý thống nhất trên mạng.

* Nêu các kiểu Topolory mạng cơ bản. Phân tích ưu nhược điểm của từng loại:

1. Mạng hình sao (star): bao gồm một trung tâm điều khiển và các nút thông tin. Các nút thông tin chính là các trạm đầu cuối, các máy vi tính…của mạng. Trung tâm điều khiển mạng điều phối hoạt động trong mạng.

- Ưu điểm: hoạt động theo nguyên lý độc lập nên một trạm bị sai hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thường. Cấu trúc mạng đơn giản, các thuật toán điều khiển ổn định. Mạng có thể mở rộng hay thu hẹp khá thuận lợi đơn giản. Mạng star tiếp nhận tất cả các phương thức thâm nhập mạng khác nhau

- Nhược điểm:khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng sẽ ngừng hoạt động, mạng yêu cầu phải nối từng cặp dây từ trung tâm đến các máy tính

2. Mạng hình tuyến (bus): Dùng một bus thông tin chung để trao đổi thông tin giữa các nút bất kỳ của mạng. Điều khiển mạng có thể theo phương pháp tập trung hay theo phương pháp phân bố

- Ưu điểm: các thiết bị có thể thao tác độc lập, sai hỏng của một máy không làm ảnh hưởng tới toàn mạng. Mở rộng hay thu hẹp có thể thực hiện đơn giản. Sử dụng ít dây so với các mạng khác.

- Nhược điểm: nếu một điểm trên bus hỏng thì toàn bộ thông tin sẽ dừng lại. Phương pháp thâm nhập yêu cầu phức tạp hơn để đảm bảo tránh sự chồng chéo trên mạng gây ra do nhiều trạm cùng phát số liệu đồng thời

3. Mạng hình vòng (ring): Các thiết bị đầu cuối hay các máy tính có thể được kết nối tại bất cứ vị trí nào trên bus vòng tròn của mạng theo kiểu nối tiếp nhau. Vòng tròn này thực chất là một cáp thông tin nối khép kín không có điểm đầu và điểm cuối

Ưu điểm: Điều khiển hệ thống đơn giản và giảm nhiều khả năng chồng chéo thông tin vì thông tin chạy trên mạng theo một chiều duy nhất. Tiết kiệm dây dẫn hơn và khoảng cách giữa các nút có thể được tăng lên

Nhược điểm: nếu một nút nào hỏng thì nó ảnh hưởng đến toàn bộ.

Câu 3: Thế nào là kiến trúc phân tầng? Hãy nêu nguyên tắc của kiến trúc mạng phân tầng và các vấn đề cần giải quyết khi phân tầng?

Để giảm độ phức tạp của việc thiết kế và cài đặt mạng, hầu hết các mạng máy tính hiện có đều được phân tích thiết kế theo quan điểm phân tầng (layering). Mỗi hệ thống thành phần của mạng được xem như một cấu trúc đa tầng, trong đó mỗi tầng được xây trên tầng trước nó. Số lượng các tầng cũng như tên và chức năng của mỗi tầng là tuỳ thuộc vào các nhà thiết kế. Tuy nhiên, trong hầu hết các mạng, mục đích của mỗi tầng là cung cấp một số dịch vụ nhất định cho tầng cao hơn. Hình 2.1 là một kiến trúc phân tầng tổng quát, với giả thiết A và B là hai hệ thống máy tính thành phần của mạng được nối với nhau.

Nguyên tắc của kiến trúc phân tầng là:

- Mỗi hệ thống trong một mạng đều có cùng cấu trúc tầng (số lượng tầng, chức năng của mỗi tầng là như nhau).

- Sau khi xác định cấu trúc tầng, công việc kế tiếp là định nghĩa mối quan hệ (giao diện) giữa hai tầng kề nhau và mối quan hệ giữa hai tầng đồng mức ở hai hệ thống nối kết với nhau. Nếu một hệ thống mạng có N tầng thì tổng số các quan hệ (giao diện) cần phải xây dựng là 2*N –1.

- Trong thực tế, dữ liệu không được truyền trực tiếp từ tầng thứ i của hệ thống này sang tầng thứ i của hệ thống khác (trừ trường hợp tầng thấp nhất trực tiếp sử dụng đường truyền vật lý để truyền các chuỗi bít (0,1) từ hệ thống này sang hệ thống khác). Qui ước dữ liệu ở bên hệ thống gửi (sender) được truyền từ tầng trên xuống tầng dưới và truyền sang hệ thống nhận (receiver) bằng đường truyền vật lý và cứ thế đi ngược lên các tầng trên.

Câu 4: Trình bày mô hình kiến trúc 7 tầng và hệ thống mở OSI theo các chuẩn ISO. Nêu quá trình hình thành gói tin có chứa dữ liệu của người dùng trong mô hình kiến trúc 7 tầng?

Trả lời:

Mô hình OSI đ¬ược xây dựng gồm 7 tầng giao thức, hệ thống này đ¬ược xây dựng theo các nguyên tắc sau: 

- Các tầng có tính độc lập t¬ương đối với nhau thực hiện các chức năng riêng biệt

- Cho phép thay đổi chức năng hoặc giao thức trong một tầng không làm ảnh h¬ưởng đến các tầng khác.

- Có thể chia một tầng thành các tầng con khi cần thiết.

- Cho phép huỷ bỏ các tầng con nếu thấy không cần thiết.

- Bảo đảm liên kết cho nhiều hệ thống mạng khác nhau 

- Thích ứng với nhu cầu phát triển các công nghệ mới trong t¬ương lai.

chức năng của các tầng trong mô hình osi:

Tầng Chức năng

1.Physical Thực hiện các nhiệm vụ truyền dòng bít phi cấu trúc qua đư¬ờng truyền vật lý, truy nhập đ¬ường truyền vật lý nhờ các ph¬ương tiện cơ, điện, quang, ... 

2.Data link Cung cấp các ph¬ương tiện để truyền thông tin qua liên kết vật lý đảm bảo tin cậy; gửi các khối dữ liệu, kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu khi cần thiết,..

3.Network Thực hiện việc chọn đư¬ờng và chuyển tiếp thông tin với công nghệ chuyển mạch thích hợp, thực hiện kiểm soát luồng dữ liệu dữ liệu và cắt/hợp dữ liệu nếu cần. 

4.Transport Thực hiện truyền dữ liệu dữ 2 đầu mút, kiểm soát lỗi, kiểm soát luồng dữ liệu giữa 2 đầu mút, việc ghép kênh cắt/hợp dữ liệu nếu cần

5.Phiên Cung cấp các ph¬ương tiện quản lý truyền thông giữa các ứng dụng, thiết lập, duy trì, đồng bộ hoá và huỷ bỏ các phiên truyền thông giữa các ứng dụng.

6.Trình diễn Chuyển đổi cú pháp dữ liệu để đáp ứng yêu cầu truyền dữ liệu của các ứng dụng qua môi trư¬ờng OSI.

7.ứng dụng Cung cấp các ph¬ương tiện để ng¬ười sử dụng có thể truy cập đ¬ược vào môi tr¬ờng OSI, đồng thời cung cấp các dịch vụ thông tin phân tán.

Quá trình hình thành gói tin:

Dữ liệu của người sử dụng được đưa ra ở tầng ứng dụng của bên gửi được coi như một gói tin. Để truyền thông với các tầng đồng mức trong một máy tính mỗi tầng giao thức bổ sung thông tin riêng của mình vào gói tin đang gửi. Thông tin này xuất hiện dưới dạng một phần đầu (header) ,được bổ sung vào đầu gói tin (hình vẽ). Các phần đầu được bổ sung khi đang chuẩn bị thông điệp (gói tin) để truyền, và chúng được bên nhận gỡ bỏ sau khi đã sử dụng thông tin trong phần đầu. Dữ liệu của mỗi tầng bao gồm phần đầu và dữ liệu của tầng cao hơn kế cần.

Câu 5: Hãy nêu đặc điểm của phương pháp truy nhập đường truyền vật lý CSMA/CD

Giao thức này thường dùng cho mạng có cấu trúc hình tuyến, các máy trạm cùng

chia sẻ một kênh truyền chung, các trạm đều có cơ hội thâm nhập đường truyền

như nhau (Multiple Access).

Tuy nhiên tại một thời điểm thì chỉ có một trạm được truyền dữ liệu mà thôi.

Trước khi truyền dữ liệu, mỗi trạm phải lắng nghe đường truyền để chắc chắn rằng

đường truyền rỗi (Carrier Sense).

Trong trường hợp hai trạm thực hiện việc truyền dữ liệu đồng thời, xung đột dữ

liệu sẽ xảy ra, các trạm tham gia phải phát hiện được sự xung đột và thông báo tới

các trạm khác gây ra xung đột (Collision Detection), đồng thời các trạm phải

ngừng thâm nhập, chờ đợi lần sau trong khoảng thời gian ngẫu nhiên nào đó rồi

mới tiếp tục truyền.

Khi lưu lượng các gói dữ liệu cần di chuyển trên mạng quá cao, thì việc xung đột

có thể xẩy ra với số lượng lớn dẫn đến làm chậm tốc độ truyền tin của hệ thống.

Câu 6: Hãy so sánh giữa hai phương pháp truy nhập đường truyền vật lý CSMA/CD và Phương pháp Token ring?

CSMA/CD ở trên nêu rồi. :D

Thẻ bài là một đơn vị dữ liệu đặc biệt trong đó có một bít biểu diễn trạng thái sử dụng của nó (bận hoặc rối). Một trạm muốn truyền dữ liệu thì phải đợi đến khi nhận được một thẻ bài rỗi. Khi đó nó sẽ đổi bít trạng thái thành bận và truyền một đơn vị dữ liệu cùng với thẻ bài đi theo chiều của vòng. Giờ đây không còn thẻ bài rỗi trên vòng nữa, do đó các trạm có dữ liệu cần truyền buộc phải đợi. Dữ liệu đến trạm đích sẽ được sao lại, sau đó cùng với thẻ bài đi tiếp cho đến khi quay về trạm nguồn. Trạm nguồn sẽ xoá bỏ dữ liệu, đổi bít trạng thái thành rỗi cho lưu chuyển tiếp trên vòng để các trạm khác có thể nhận được quyền truyền dữ liệu

+ Trạm đích không tồn tại hoặc không hoạt động

+ Trạm đích tồn tại nhưng dữ liệu không sao chép được

+ Dữ liệu đã được tiếp nhận 

+ Mất thẻ bài: trên vòng không còn thẻ bài lưu chuyển nữa

+ Một thẻ bài bận lưu chuyển không dừng trên vòng

Đối với vấn đề thẻ bài bận lưu chuyển không dừng, trạm monitor sử dụng một bit trên thẻ bài (gọi là monitor bit) để đánh dấu đặt giá trị 1 khi gặp thẻ bài bận đi qua nó. Nếu nó gặp lại một thẻ bài bận với bít đã đánh dấu đó thì có nghĩa là trạm nguồn đã không nhận lại được đơn vị dữ liệu của mình và thẻ bài “bận” cứ quay vòng mãi. Lúc đó trạm monitor sẽ đổi bit trạng thái của thẻ thành rỗi và chuyển tiếp trên vòng. Các trạm còn lại trên trạm sẽ có vai trò bị động: chúng theo dõi phát hiện tình trạng sự cố của trạm monitor chủ động và thay thế vai trò đó. Cần có một giải thuật để chọn trạm thay thế cho trạm monitor hỏng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: