Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Phần Không Tên 4


Câu 1: Trình bày khái niệm tiền, nêu các hình thái của tiền tệ?

*Khái niệm tiền tệ:

Theo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin thì tiền tệ là hàng hoá đặc biệt, dùng làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá, là sự thể hiện chung của giá trị và thể hiện lao động xã hội ; đồng thời tiền tệ biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá, do quá trình phát triển lâu dài của trao đổi hàng hoá tạo ra.

Tiền với cách hiểu chung nhất là bất cứ cái gì được chấp nhận trong thanh toán để lấy hàng hoá hoặc trong việc hoàn trả các khoản nợ. Hiện nay có hai loại tiền tệ chính, đó là tiền tệ có giá trị thực và tiền tệ quy ước. Tiền quy ước gồm có: Tín tệ, tiền pháp định và tiền của hệ thống ngân hàng. Trong tất cả các loại tiền đó thì tiền mặt pháp định là một trong các loại tiền mạnh, đó là loại tiền giấy do ngân hàng trung ương(NHTW) phát hành. Loại tiền này có giá trị thực rất thấp, có thể xem như không đáng kể, đây là loại tiền được hình thành dựa trên yếu tố chủ quan của chính phủ. Chính phủ căn cứ vào các quy luật kinh tế, điều kiện kinh tế xã hội của đất nước cũng như của thế giới để từ đó phát hành tiền một cách hợp lý. Do đồng tiền pháp định có giá trị không đáng kể nên nó có thể bị lạm phát hoặc giảm phát.Tuy nhiên, tiền mặt pháp định là loại tiền được tín nhiệm nhất bởi vì đây là đồng tiền của chính phủ và nó có hiệu lực trao đổi trên toàn lãnh thổ. Hiện nay, tiền có giá trị thực chủ yếu là tiền vàng, vì tiền vàng có gía trị thực nên nó có nhiều ưu điểm hơn so với tiền giấy như mức ổn định của đồng tiền, giá trị trao đổi, phạm vi trao đổi. Bây giờ, tiền vàng ít được sử dụng hơn. Vàng hiện nay được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW hoặc sử dụng như những hàng hoá trang sức, nó ít sử dụng làm vật trao đổi.

* Các hình thái của tiền tệ:

1.Hóa tệ (commodity money)

Hóa tệ là loại tiền tệ bằng hàng hóa. Đấy chính là hình thái đầu tiên của tiền tệ và được sử dụng trong một thời gian dài. Trong các loại hàng hóa được dùng làm tiền tệ được chia làm hai loại: hàng hóa không phải kim loại (non metallic commodities) và hàng hóa kim loại (metallic commodities). Do vậy, hóa tệ cũng bao gồm hai loại: hóa tệ không kim loại và hóa tệ kim loại:

1.1.Hóa tệ không kim loại

Tức là dùng hàng hóa không kim loại làm tiền tệ. Đấy là hình thái cổ xưa nhất của tiền tệ, rất thường dùng trong các xã hội cổ truyền. Tùy theo từng quốc gia, từng địa phương, người ta dùng những loại hàng hóa khác nhau làm tiền tệ. Chẳng hạn:

-Ở Hy Lạp và La Mã người ta dùng bò và cừu.

-Ở Tây Tạng, người ta dùng trà đóng thành bánh.

Nói chung, hóa tệ không kim loại có nhiều bất lợi khi đóng vai trò tiền tệ như: tính chất không đồng nhất, dễ hư hỏng, khó phân chia, khó bảo quản cũng như vận chuyển, nó chỉ được công nhận trong từng khu vực, từng địa phương. Vì vậy, hóa tệ không kim loại dần dần bị loại bỏ vì người ta bắt đầu dùng hóa tệ kim loại thay thế cho hóa tệ không kim loại.

1.2.Hóa tệ kim loại (Kim tệ)

Tức là lấy kim loại làm tiền tệ. Các kim loại được dùng làm tiền tệ gồm: đồng, kẽm, vàng, bạc...

Nói chung, các kim loại có nhiều ưu điểm hơn hẳn hàng hóa không kim loại khi được sử dụng làm thành tiền tệ như: phẩm chất, trọng lượng có thể quy đổi chính xác hơn, dễ dàng hơn. Mặt khác, nó hao mòn chậm hơn, dễ chia nhỏ, giá trị tương đối ít biến đổi...

Trãi qua thực tiễn trao đổi và lưu thông hóa tệ kim loại, dần dần người ta chỉ chọn hai kim loại qu‎‎ dùng để làm tiền tệ lâu dài hơn là vàng và bạc. Sở dĩ vàng hay bạc trở thành tiền tệ lâu dài là vì bản thân nó có những thuận tiện mà những kim loại khác không có được như: tính đồng nhất, tính dễ chia nhỏ, tính dễ cất trữ, tính dễ lưu thông.

2.Tín tệ (Token money)

Tức là loại tiền mà bản thân nó không có giá trị, song nhờ sự tín nhiệm của mọi người mà nó được lưu dùng. Cũng chính vì ly‎ do này mà nhiều lúc người ta gọi loại tiền tệ này là chỉ tệ.

Tín tệ gồm hai loại: Tín tệ kim loại và tiền giấy.

2.1.Tiền kim loại (coin):

Tiền kim loại thuộc hình thái tín tệ khác với tiền kim loại thuộc hình thái hóa tệ ở chỗ: Trong hóa tệ kim loại giá trị của kim loại làm thành tiền bằng giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền, còn ở tín tệ kim loại, giá trị chất kim laọi đúc thành tiền và giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền không có liên hệ gì với nhau, có thể gắn cho nó một giá trị nào cũng được

.2.2.Tiền giấy (Paper money or bank notes)

Tiền giấy có hai loại: tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hóan.

– Tiền giấy khả hoán: là một mảnh giấy được in thành tiền tiền và lưu hành, thay thế cho tiền bằng vàng hay tiền bằng bạc mà người ta k‎ gửi tại ngân hàng. Người có loại tiền nà có thể đến ngân hàng để đổi lấy một số lượng vàng hay bach tương đương với giá trị ghi trên tờ giấy hoặc sử dụng làm tiền vào cất cứ lúc nào họ cần.

Tại phương Tây, tiền giấy khả hoán xuất hiện vào thế kỷ 17, ông Palmstruck, người sang lập ra ngân hàng Stockholm của Thụy Điển vào thế kỷ 17 được công nhận là người đầu tiên sang chế ra tiền giấy khả hoán.

Ở Phương Đông, tiền giấy khả hoán xuất hiện sớm hơn hẳn ở phương Tây.

– Tiền giấy bất khả hoán là loại tiền giấy bắt buộc lưu hành và dân chúng không thể đem nó đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc. Đấy là loại tiền giấy mà ngày nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều sử dụng.

Tại Việt Nam, tiền giấy ra đời vào thế kỷ 15, dưới thời Hồ Qúy Ly.

Tại Pháp, tiền giấy trở thành bất khả hoán năm 1720, từ năm 1848 đến năm 1850, từ năm 1870 đến năm 1875, từ năm 1914 đến năm 1828 và sau cùng kể từ ngày 01-10-1936 đến nay.

Tại Hoa Kỳ, trong thời gian nội chiến vào những năm 1862-1863, nhiều nước đã phá hành tiền giấy bất khả hoán. Sau nội chiến kết thúc, trở thành khả hoán kể từ năm 1879.

Có thể nói, chiến tranh thế giới lần thứ nhất và cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là nguyên nhân chính để dẫn đến việc sử dụng tiền giấy bất khả hoán rộng khắp các nước.

3.Bút tệ (Bank money)

Bút tệ hay còn gọi là tiền ghi sổ được tạo ra khi phát tín dụng thông qua tài khoản tại ngân hàng,do vậy, bút tệ không có hình thái vật chất, nó chỉ là những con số trả tiền hay chuyển tiền thể hiện trên tài khoản ngân hàng. Thực chất, bút tệ là tiền phi vật chất, nhưng nó cũng có những tính chất giống như tiền giấy là được sử dụng trong thanh toán qua những công cụ thanh toán của ngân hàng như: séc, lệnh chuyển tiền...mà còn có những ưu điểm hơn hẳn tiền giấy, đó là: an toàn hơn, chuyển đổi ra tiền giấy dễ dàng, thanh toán rất thuận tiện, kiểm nhận nhanh.

Về nguồn gốc, trong kinh tế học người ta cho rằng bút tệ xuất hiện đầu tiên tại ngân hàng Anh vào giữa thế kỷ 19, sau đó dần dần lan sang các quốc gia khác. Ngày nay, bút tệ được sử dụng rộng rãi trong các cuộc giao dịch tại các nước công nghiệp, hậu công nghiệp.

.4.Tiền điện tử (electronic money)

Tiền điện tử là loại tiền đượ sử dụng qua hệ thống thanh toán tự động hay còn gọi là hộp ATM (Automated teller machine). Đó là một hệ thống máy tính được nối mạng với toàn bộ hệ thống ngân hàng trung gian và một hộp chuyển tiền của chính phủ. Khi chúng ta đến một ngân hàng trung gian gửi tiền, bên cạnh việc trao cho chúng ta một chứng thư xác nhận việc gửi tiền, ngân hàng này sẽ trao cho chúng ta một tấm card bằng nhựa, bên trong được mã hóa điện tử và một mật mã từ 3 đến 5 con số để sử dụng. Hai phút sau khi chúng ta gửi tiền, toàn bộ số tiền ấy cùng với mật mã và số tài khoản của chúng ta được máy tính điện tử thông báo trên toàn hệ thống (Có thể trên phạm vi các quốc gia). Khi cần dùng tiền mặt, hoặc khi cần chuyển tiền vào tài khoản của một người nào đó...chúng ta chỉ cần nhét tấm card ấy vào khe của máy ATM, sau khi bấm mật mã, màn hình của máy tính ATM sẽ xin lệnh, trong số tiền đã gửi chúng ta có thể rút tiền hoặc chuyển tiền qua ngân hàng. Sau một phút, tât cả mọi việc sẽ được hoàn tất. Chúng ta sẽ có tiền mặt trong tay hoặc đã chuyển tiền xong, mẫu phiếu thông báo quyết toán của máy tính in ran gay lập tức sau khi chúng ta rút tiền hoặc chuyển tiền, phiếu này cho biết rõ ngày giờ ta đã rút tiền mặt hoặc chuyển tiền, số tài khoản, số card, số tiền đã rút hoặc đã chuyển và số tiền còn lại trong tài khoản. Tấm card này được xem là tiền, tuy nhiên việc xem tấm card này là một hình thái tiền tệ vẫn chưa được thống nhất bởi lẽ có một số quan điểm cho rằng đó chỉ là phương tiện chi trả.

Tóm lại, ở bất cứ nền kinh tế nào, dù ở bất cứ mức độ phát triển nào cũng có tính chất đa dạng nhất định của nó. Do vậy, việc tồn tại nhiều hình thái tiền tệ để thỏa mãn tất cả những nhu cầu đa dạng của xã hội, của các cá nhân là điều tất nhiên.

Câu 2: Nêu các chức năng của tiền trong nền kinh tế ?

Khi đề cập đến vấn đề chức năng của tiền tệ, các nhà kinh tế học đã cho rằng tiền tệ có ba chức năng thước đo giá trị, trung gian trao đổi và bảo toàn giá trị. Tuy nhiên, cũng có một số nhà kinh tế học thêm vào chức năng thứ tư: làm phương tiện thanh toán hoàn hiệu. Theo Mác, khi giả định vàng làm hàng hóa tiền tệ, ông đã cho rằng tiền có năm chức năng: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ và tiền tệ thế giới. Trãi qua quá trình phát triển, khoa học tiền tệ không ngừng phát triển, trong nền kinh tế hiện đại các chức năng ban đầu của tiền tệ vẫn có ‎ nghĩa nhất định.

1.Chức năng thước đo giá trị (standard of value)

Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền tệ đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác.

Chúng ta đo lường các giá trị của hàng hóa và dịch vụ bằng tiền giống như chúng ta đo khối lượng bằng kilogram hoặc đo khoảng cách bằng kilomét. Để thấy vì sao chức năng này lại quan trọng, chúng ta nhìn vào nền kinh tế đổi chác, trong đó tiền không thực hiện chức năng này. Nếu nền kinh tế chỉ có ba mặt hàng, ví dụ: vải, gạo, muối thì chỉ có ba giá để có thể trao đổi thứ này với thứ khác: giá của một mét vải tính bằng bao nhiêu kiliogram gạo, giá của một mét vải tính bằng bao nhiêu kilogram muối và giá của một kilogram gạo tính bằng bao nhiêu kilogram muối. Nếu có mười mặt hàng, chúng ta sẽ có 45 giá để trao đổi mặt hàng này với mặt hàng khác, với 100 mặt hàng chúng ta có đến 4950 giá, với 1000 mặt hàng có 499.500 giá.

Công thức cho chúng ta biết số giá ta cần khi có N mặt hàng: N(N -1)/2

Hãy tưởng tượng ra sự khó khăn đến thế nào nếu ta đi mua sắm trong một siêu thị với 1000 mặt hàng khác nhau. Khi quyết định giá của vật này rẻ hay đắt hơn giá cuả cái kia rất khó khăn vì giá của 1 kilogam gà được đo bằng 5 kilogam thóc, trong khi 1 kilogam cá được định giá băng 3 kilogam cà chua. Chắc chắn rằng bạn có thể so sánh giá của tất cả các mặt hàng, bảng giá của một mặt hàng sẽ phải kê ra 999 giá khác nhau và thời gian dung để đọc chúng rất lâu làm cho chi phí giao dịch tăng đáng kể.

Giải pháp cho vấn đề này là đưa tiền vào nền kinh tế và dùng tiền để thể hiện giá ch tất cả các mặt hàng, như vậy chúng ta có thể dễ dàng so sánh được giá gạo, vải hay muối. Nếu chỉ có 3 mặt hàng trong nền kinh tế thì điều này sẽ không có ‎ nghĩa lớn so với nền kinh tế đổi chác vì chúng ta chỉ có 3 giá khi giao dịch. Tuy nhiên, với số lượng hàng hóa lớn hơn thì tầm quan trọng của tiền lúc này sẽ rất lớn, với 10 mặt hàng bây giờ chúng ta chỉ cần 10 giá, 100 mặt hàng chỉ cần 100 giá. Tại siêu thị có 1000 mặt hàng thì nay chỉ cần 1000 giá để xem chứ không phải 499.500 giá.

Số lượng giá trong một nền kinh tế đổi chác và số lượng giá trong một nền kinh tế dùng tiền tệ được thể hiên qua bảng sau:

SỐ LƯỢNG MẶT HÀNG

SỐ LƯỢNG GIÁ TRONG NỀN KINH TẾ ĐỔI CHÁC

SỐ LƯỢNG GIÁ TRONG NỀN KINH TẾ SỬ DỤNG TIỀN TỆ

3

3

3

10

45

10

100

4950

100

1.000

499.500

1.000

10.000

49.995.000

10.000

Chúng ta có thể thấy rằng việc dùng tiền để đo lường làm giảm hẳn chi phí thời gian để giao dịch trong một nền kinh tế, nhất là giảm hẳn số giá cần phải xem xét. Cái lợi của chức năng này của tiền tăng lên khi nền kinh tế trở nên phức tạp hơn.

C.Mác đã cho rằng để thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền tệ phải là tiền thực – tiền có đủ giá trị nội tại. Để đo lường và biểu hiện giá trị các hàng hóa, có thể sử dụng tiền trong ‎ niệm và cần phải có tiêu chuẩn giá cả, tiêu chuẩn giá cả là đơn vị đo lường tiền tệ của mỗi quốc gia bao gồm hai yếu tố: tên gọi của đơn vị tiền tệ và hàm lượng kim loại qu‎ trong một đơn vị tiền tệ.

Với việc đảm nhận chức năng thước đo giá trị, tiền tệ đã giúp cho mọi việc tính toán trong nền kinh tế trở nên đơn giản như tính GNP, thu nhập, thuế khóa, chi phí sản xuất, vay nợ, trả nợ, giá trị hàng hóa, dịch vụ...

2.Chức năng phương tiện trao đổi (Medium of exchange)

Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện trao đổi khi tiền tệ môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa.

Khi tiền tệ xuất hiện, hình thái trao đổi trực tiếp bằng hiện vật dần dần nhường chỗ cho hình thái trao đổi gián tiếp thực hiện thông qua trung gian của tiền tệ. Hình thái trao đổi này trở thành phương tiện và động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, buôn bán trở nên dễ dàng, sản xuất thuận lợi. Có thể ví tiền tệ như một chất nhớt bôi trơn guồng máy sản xuất và lưu thông hàng hóa. Khi mức dộ tiền tệ hóa ngày càng cao thì hoạt động giao lưu kinh tế càng được diễn ra thuận lợi, trôi chảy.

Nghiệp vụ trao đổi giá tiếp thực hiện qua trung gian của tiền tệ, gồm hai vế:

– Vế thứ nhất: bán hàng để lấy tiền:H-T

– Vế thứ hai : dùng tiền để mua hàng T – H

Nhưng thỉnh thoảng hai vế này không di liền với nhau. Tiền tệ là phương tiện làm trung gian trao đổi dần dần trở thành mục tiêu trong các cuộc trao đổi và được ưa chuộng. Chính sức mua (Purchasing power) của tiền tệ đã quyết định điều này. Do vậy muốn tiền thực hiện tốt chức năng phương tiện trao đổi đòi hỏi hệ thống tiền tệ của một quốc gia phải có sức mua ổn định, số lượng tiền tệ phải đủ liều lượng đáp ứng nhu cầu trao đổi trong mọi hoạt động kinh tế, hệ thống tiền tệ phải có đủ các loại tiền, đáp ứng kịp thời, nhanh chóng nhu cầu giao dịch của dân chúng.

3.Chức năng phương tiện thanh toán (standard of deferred payment)

Quá trình lưu thông hàng hóa phát triển, ngoài quan hệ hàng hóa-tìen tệ, còn phát sinh những nhu cầu vay mượn, thuế khóa, nộp địa tô...bằng tiền. Trong những trường hợp này, tiền tệ chấp nhận chức năng thanh toán.

Như vậy, khi thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, tiền tệ không còn là môi giới của trao đổi hàng hóa, mà là khâu bổ sung cho quá trình trao đổi, tức là tiền tệ vận động tách rời sự vận động của hàng hóa.

Tiền tệ khi thực hiện chức năng làm phương tiện chi trả đã tạo ra khả năng làm cho số lượng tiền mặt cần thiết cho lưu thông giảm đi tương đối vì sự mua bán chịu, thực hiện thanh toán bù trừ lẫn nhau.

Muốn được chấp nhận làm phương tiện thanh toán, tiền tệ phải có sức mua ổn định, tương đối bền vững theo thời gian, chính sức mua ổn định đã tạo cho người ta niềm tin và sự tín nhiệm tiền tệ.

4.Chức năng phương tiện tích lũy (store of value or store of purchasing power)

Tiền tệ chấp hành chức năng phương tiện tích lũy khi tiền tệ tạm thời rút khỏi lưu thông, trở vào trạng thái tĩnh, chuẩn bị cho nhu cầu chi dùng trong tương lai.

Khi tiền tệ chưa xuất hiện, người ta thường thực hiện tích lũy dưới hình thái hiện vật, hìn thái này không tiện lợi vì nó đòi hỏi phải có chỗ rộng rãi, phải tốn nhiều chi phí bảo quản, dễ hư hỏng, khó lưu thông và it sinh lời.

Khi tiền tệ xuất hiện, người ta dần dần thay thế tích lũy dưới hình thái hiện vật bằng hình thái tích lũy dưới dạng tiền tệ. Hình thái này có nhiều ưu điểm, điểm nổi bật là dễ lưu thông và thanh khoản. Tuy nhiên, tích lũy dưới hình thái tiền tệ có nhược điểm là có thể dễ mất giá khi nền kinh tế có lạm phát. Do vậy, để tiền tệ thực hiện được chức năng phương tiện tích lũy đòi hỏi hệ thống tiền tệ quốc gia phải đảm bảo được sức mua.

5.Chức năng tiền tệ thế giới (world currency)

Tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện bốn chức năng thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy ở phạm vi ngoài quốc gia, nói cách khác là đồng tiền của một nước thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền của quốc gia đó được nhiều nước trên thế giới tin dùng và sử dụng như chính đồng tiền của nước họ

Tóm lại, điều kiện quan trọng nhất để cho một vật được sử dụng làm tiền tệ thực hiện các chức năng: thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy, tiền tệ thế giới là chúng phải có sức mua ổn định, bền vững, tạo được niềm tin và sự tín nhiệm của dân chúng.

Câu 3: Trình bày nội dung và vai trò của chính sách tiền tệ? Nêu những ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế.

*Nội dung và vai trò của chính sách tiền tệ:

- Chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mô trong đó NHTW thông qua các công cụ của mình, thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng nhằm ổn định giá trị đồng tiền và đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội đề ra.

Câu 5: Nêu khái niệm về lạm phát và những nguyên ngân gây ra lạm phát.

1:Khái niệm lạm phát:

Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự ổn định giá cả

2.Lạm phát có bao nhiêu loại:
2.1 Thiểu phát
Thiểu phát trong kinh tế học là lạm phát ở tỷ lệrất thấp. Đây là một vấn nạn trong quản lý kinh tế vĩ mô. Ở Việt Nam, nhiềungười thường nhầm lẫn thiểu phát với giảm phát.
Không có tiêu chí chính xác tỷ lệ lạm phát baonhiêu phần trăm một năm trở xuống thì được coi là thiểu phát. Một số tài liệukinh tế học cho rằng tỷ lệ lạm phát ở mức 3-4 phần trăm một năm trở xuống đượcgọi là thiểu phát. Tuy nhiên, ở những nước mà cơ quan quản lý tiền tệ (ngânhàng trung ương) rất không ưa lạm phát như Đức và Nhật Bản, thì tỷ lệ lạm phát3-4 phần trăm một năm được cho là hoàn toàn trung bình, chứ chưa phải thấp đếnmức được coi là thiểu phát. Ở Việt Nam thời kỳ 2002-2003, tỷ lệ lạm phát ở mức3-4 phần trăm một năm, nhưng nhiều nhà kinh tế học Việt Nam cho rằng đây làthiểu phát.
2.2 Lạm phát thấp
Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 3.0đến 13 phần trăm một năm.
2.3 Lạm phát cao (Lạm phát phi mã)
Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá hai chữsố một năm, nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát.
2.4 Siêu lạm phát
Siêu lạm phát là lạm phát "mất kiểm soát", mộttình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Không có định nghĩachính xác về siêu lạm phát được chấp nhận phổ quát. Một định nghĩa đơn giản làchỉ số lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên (nghĩa là cứ 31 ngày thì giá cả lạităng gấp đôi). Theo Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế 29, có bốn tiêu chí để xác địnhsiêu lạm phát, đó là:
(1) người dân không muốn giữ tài sản của mình ởdạng tiền;
(2) giá cả hàng hóa trong nước không còn tính bằngnội tệ nữa mà bằng một ngoại tệ ổn định;
(3) các khoản tín dụng sẽ tính cả mức mất giá chodù thời gian tín dụng là rất ngắn;
(4) lãi suất, tiền công và giá cả được gắn với chỉsố giá và tỷ lệ lạm phát cộng dồn trong ba năm lên tới 100 phần trăm.
3. Những nguyên nhân gây ra lạm phát?
3.1 Lạm phát do cầu kéo
Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơntổng cung ở mức toàn dụng lao động, thì sẽ sinh ra lạm phát. Điều này có thểgiải thích qua sơ đồ AD-AS. Đường AD dịch sang phải trong khi đường AS giữnguyên sẽ khiến cho mức giá và sản lượng cùng tăng.
Trong khi đó, chủ nghĩa tiền tệ giải thích rằng dotổng cầu cao hơn tổng cung, người ta có cầu về tiền mặt cao hơn, dẫn tới cungtiền phải tăng lên để đáp ứng. Do đó có lạm phát.
3.2 Lạm phát do cầu thay đổi
Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trongkhi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cungcấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng màkhông thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khiđó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tănglên, nghĩa là lạm phát.
3.3 Lạm phát do chi phí đẩy
Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sảnxuất của các xí nghiệp tăng. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận củamình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũngtăng.
3.4 Lạm phát do cơ cấu
Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danhnghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thểkhông tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mứclợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phátnảy sinh vì điều đó.
3.5 Lạm phát do xuất khẩu
Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổngcung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm chothị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinhdo tổng cung và tổng cầu mất cân bằng.
3.6 Lạm phát do nhập khẩu
Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phảinhập khẩu. Khi giá nhập khẩu tăng (do nhà cung cấp nước ngoài tăng giá nhưtrong trường OPEC quyết định tăng giá dầu, hay do đồng tiền trong nước xuốnggiá) thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mứcgiá chung bị giá nhập khẩu đội lên.
3.7 Lạm phát tiền tệ
Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ươngmua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước;hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước)khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát.
3.8 Lạm phát đẻ ra lạm phát
Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duylý sẽ cho rằng tới đây giá cả hàng hóa sẽ còn tăng, nên đẩy mạnh tiêu dùng hiệntại. Tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung, gây ra lạm phát.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: