Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

đề cương LT KToan k45

CHƯƠNG 1

Câu 1: Khái niệm chung về kiểm toán

    Kiểm toán là quá trình các KTV độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin được kiểm toán nhằm xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập

a) Chủ thể hoạt động kiểm toán: các KTV độc lập và có năng lực.

  +) Độc lập

     -- Độc lập về chuyên môn: trong hoạt động kiểm toán, KTV chỉ tuân theo chuẩn mực chuyên môn và luật pháp, không để bị chi phối bởi những tác động khác

    -- Độc lập về kinh tế

    -- Độc lập trong các mối quan hệ gia đình

  +) Năng lực

   Bao gồm những yếu tố, kỹ năng, phẩm chất về chuyên môn nghiệp vụ mà người KTV cần phải có để tổ chức và thực hiện được cuộc kiểm toán có hiệu quả

b) Các thông tin được kiểm toán:

   Là những thông tin đã có sẵn nguồn bằng chứng cho kiểm toán và có căn cứ làm cơ sở cho việc đánh giá thông tin

   Bằng chứng kiểm toán là các loại tài liệu, thông tin mà các KTV sử dụng để làm cơ sở cho các ý kiến nhận xét của họ

c) Các chuẩn mực đã được xây dựng và thiết lập

   Các chuẩn mực là cơ sở, là thước đo để đánh giá thông tin trong quá trình kiểm toán. Các chuẩn mực này rất phong phú và đa dạng tùy thuộc vào từng loại kiểm toán, như quy định trong các văn bản pháp quy, các tiêu chuẩn định mức cho các lĩnh vực khác nhau, các chuẩn mực kế toán của mỗi quốc gia… tùy từng loại kiểm toán mà sử dụng các chuẩn mực này cho phù hợp

d) Đối tượng của kiểm toán

   Là loại thông tin cần được kiểm toán:

   +) BCTC và thực trạng về tài sản, nghiệp vụ kinh tế phát sinh

§  Tính hiện thực của thông tin kế toán

§  Tính hợp pháp, hợp lý của các tài liệu kế toán này

§  Sự phù hợp giữa tài liệu kế toán với thực trạng hđộng của đơn vị

§  Độ tin cậy của tài liệu kế toán

   +) Thực trạng việc chấp hành luật pháp, chính sách chế độ và những quy định

   +) Tính hiệu lực, hiệu quả và tính kinh tế của hoạt động

e) Nội dung cốt lõi của báo cáo kiểm toán: là BC do KTV lập và công bố trong đó thể hiện ý kiến nhận xét của KTV về thông tin của kiểm toán

f) mục đích của kiểm toán: xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin được kiểm toán với các chuẩn mực đã được thiết lập

Câu 3: Ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết của kiểm toán trong quản lý

    Ý nghĩa: - là công cụ quản lý phát triển từ thấp đến cao, gắn liền với hoạt động kinh tế của con người

                  - là công cụ quản lý tất yếu khách quan trong hệ thống công cụ quản lý của con người

   Vai trò: - Cung cấp thông tin kinh tế phục vụ quản lý

   Sự cần thiết:

§  Tạo niềm tin cho những người quan tâm

§  Góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và ổn định củng cố hoạt động tài chính kế toán cũng như hoạt động của các đơn vị được kiểm toán

§  Góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý

 

Câu 4:kiểm toán có những chức năng gì? Sự phát triển của các chức năng này qua các thời kỳ có gì giống và khác nhau không? Tại sao? Hãy liên hệ với VN?

Kiểm toán - KT có 2 chức năng cơ bản:

- c/n kiểm tra và xác nhận (hay c/n xác minh)Khái niệm: Xác minh là việc KTV thu thập và đánh giá các Bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm đánh giá sự phù hợp của chúng với các chuẩn mực đã được thiết lập;

       là chức năng hướng về quá khứ; gắn liền với sự ra đời và phát triển cuả KT; ban đầu được thể hiện dưới dạng chứng thực BCTC và nay là Báo cáo kiểm toán.

- c/n trình bày ý kiến (hay c/n tư vấn)Khái niệm: Bày tỏ ý kiến là việc kiểm toán viên sau khi kết thúc kiểm toán đưa ra kết luận về chất lượng thông tin được kiểm toán và đưa ra ý kiến tư vấn thông qua chức năng xác minh.

         là chức năng hướng về tương lai;phát sinh và hình thành sau chức năng xác minh; ban đầu biểu hiện dưới dạng thư xác minh và hiện nay có nhiều biểu hiện tư vấn khác nhau.

2 chức năng này của KT phát triển hoàn toàn khác nhau tùy theo từng giai đoạn lịch sử nhất định. Ở thời kỳ đầu, người ta thường tập trung quan tâm đến chức năng kiểm tra xác nhận. Nhưng ngày nay, xã hội càng phát triển, ngta càng quan tâm nhiều hơn đến chức năng tư vấn của KT, đó là việc nhìn nhận, định hướng cho 1 tương lai đúng đắn để có được những quyết định tối ưu và giành được thắng lợi trong cạnh tranh.

Liên hệ với tình hình VN:cả 2 chức năng của KT đếu đc thực hiện nhưng so với các nước khác, chức năng trình bày ý kiến ở VN còn nhiều hạn chế và tồn tại dưới hình thức tư vấn là chủ yếu.

Câu 5:phân biệt giữa: đối tượng và khách thể của kiểm toán? Khách hàng và đơn vị được kiểm toán:

Đối tượng của KT:

-       BCTC và thực trạng về tài sản, nghiệp vụ kinh tế phát sinh

-       Thực trạng việc chấp hành luật pháp, chính sách chế độ và những qui định

-        Tính hiệu lực, hiệu quả và tính kinh tế của hoạt động

Khách thể của KT:là các tổ chức, đơn vị, cá nhân có những thông tin cần KT.

- đối với KT nội bộ: khách thể của KTNB là các bộ phận cấu thành trong đơn vị hoặc những chương trình, dự án

- đối với KT nhà nước: khách thể của KTNN bao gồm tất cả các đơn vị, các tổ chức và cá nhân có sử dụng ngân sách NN, tiền và tài sản NN

- đối với KT độc lập: khách thể của KTĐL có thể là tất cả các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức trong mọi lĩnh vực có nhu cầu được KT.

Khách hàng: là các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức trong mọi lĩnh vực có nhu cầu được KT.

Đơn vị được kiểm toán:các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức bị yêu cầu bắt buộc KT khi KTNN và KTNB thực hiện.

7.Phân biệt sự giống nhau và giữa kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán BCTC, giữa kiểm toán nội bô , kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập,/

Phân biệt sự giống nhau và giữa kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán BCTC

·       Sự giống nhau:

1.   đều có chức năng cơ bản của kiểm toán: kiểm tra, xác minh, tư vấn

2.  phương pháp sử dụng: kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ

3.   trên một pham vi chung, các loại kiểm toán đều có quy trình kiểm toán tương tự nhau,. Có 3 giai đoan;

  lập kế hoạch kiểm toán

  thực hiện kiểm toán

  kết thúc kiểm toán

·       Sự khác nhau

KT hoạt động

KT tuân thủ

KT BCTC

Đinh nghĩa

Là loại kt nhằm xem xét và đánh giá về tính kinh tế, tính hiêu lực va hiệu quả của các hoạt động được KT

Là loại KT nhằm xem xét đơn vị được KT có tuân thủ các quy định mà các cơ quan có thẩm quyền cấp trên or các cq chức năng của nhà nước or cq chuyên môn đề ra hay không

Là loại KT nhằm kiểm tra và xác nhận về tính trung thực, hợp lí của các BCTC được KT,

Đối tượng kt

Tính hiệu lực, hiệu quả và tính kinh tế của hoạt động đươc KT

Tinh hình chấp hành luật pháp, csach, chế đô, quy định do các cơ quan liên quan đề ra.

BCTC và thực trạng về tài sản, nghiệp vụ kinh tế phát sinh,

Tiêu chuan, chuẩn mực đánh giá

-  Hệ thống chuản mưc kế toán và kiêm toán

-  Sư am hiểu của KTV về nhiều lĩnh vực để đánh giá tính hqua, hluc...

Dựa vào hệ thống pháp luật của nhà nước và những quy định của đơn vị

Hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán,

Chức năng

Xác minh và tư vấn nhưng thiên về tư vấn hơn

Xác minh và tư vấn nhưng chủ yếu là kiểm tra xác minh tính tuân thủ luật pháp, quy đinh,..

Chủ yếu là kiểm tra xác minh, thực hiện tư vấn khi có yêu cầu.

Phân biêt giữa kiểm toán nội bô , kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập,

KT độc lập

KT nội bộ

KT nhà nước

Định nghĩa

Là loại KT được hih thành bởi các KTV thuộc các Cty, các vphong KT chuyên nghiệp

Là loai KT có chức năng đánh giá độc lập bên trong tổ chức, kiểm tra và đánh giá các hoạt động của tchuc cũng như hdong phục vụ tổ chức.

Là loại KT do cơ quan nhà nước tiến hành theo luật định và không thu phí KT

Khách thể

Các đơn vi, doanh nghiệp, tổ chức trong mọi lvuc có nhu cầu được KT

Các bộ phận cấu thành trong đơn vị, phòng, ban or những chương trình, dự án

Đơn vị, tchuc, cá nhân có sdung ngân sách NN, tiền và tài sản cuảNN

Chức năng và vai trò

- Là một bên độc lập trong chức năng thẩm định thong tin do 1 dvi báo cáo và đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của ttin này

    -  Làm công khai, lành mạnh hóa nền Tài chính

- Là công cuôc pháp lí của các nhà quản lí dvi, phuc vụ đắc lực cho hđong qli  của đơn vi.

  - Kiểm tra và đánh giá các hoạt động trong bản than đơn vị

-Là một công cụ qli của NN, đặc biệt là trong quản lí chi tiêu NSNN, giúp NN nắm bắt, củng cố điều hành hoạt động của các đơn vị, các tchuc trong viêc tuân thủ Lphap và quy đinh của NN.

Tổ chức và hoạt động

-Mô hình doanh nghiệp:Cty tư nhân or Cty hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn.

 -  Hoạt động: cung cấp dvu KT và tư vấn. Đơn vị được KT phải trả phí dvu cho KTV theo hợp đồng KT

   -Chịu trách nhiệm trước pháp luật.

  -Thực hiện 3 loại KT đặc biệt là KT BCTC

-Hình thức: là bộ phận chuyên môn và trực thuộc bộ máy ldao cao cấp của đơn vị.

  - Chịu trách nhiệm về kết quả hdong của mình trước ldao đơn vị

  - Hoạt động không bị quy định bởi pháp luật

  - Thực hiện 3 loại KT, đặc biệt là KT hoạt động

Mô hình:

-bộ máy KTNN độc lập trong mọi hdong của cq lập pháp và hành pháp.

-Bộ máy KTNN trực thuộc cq hành pháp

-Bộ máy KTNN trực thuộc cq lập pháp

- Thực hiện 3 loại KT dbiet là KT tuân thủ

   

  Câu 8: trình bày nội dung cơ bản của các giai đoạn của một quy trình kt?

Trả lời:

Các loại KT khác nhau có những quy trình KT đặc thù khác nhau tuy nhiên trên một phạm vi rộng thì tất cả các loại kt đều có quy trình kt tương tự nhau, gồm 3gdoan

1.   giai đoạn lập kế hoạch KT

-       công tác chuẩn bị: tiếp nhận khách hang, chuẩn bị nhân sự, phương tiện cho cuộc KT

-        lập kế hoạch kiểm toán

-        xây dưng chương trinh KT

2.   giai đoạn thưc hiện kiểm toán

-        thực hiện các khảo sát kiểm toán nếu có

-        thưc hiện các thủ tục phân tích và các khảo sát chi tiết về số dư

3.   kết thúc giai đoạn KT

-        tổng hợp kết quả

-        lập và công bố BCTC

câu 9: chuẩn mực kiểm toán là gì? Tác dụng và nguyên tắc xây dưng chuẩn mực kiểm toán ở nước ta.

Trả lời:

  Chuẩn mực kiểm toán được hiểu là những quy định về những nguyên tắc, thủ tục cơ bản và những hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản đó trong quá trình KT

Tác dụng va nguyên tắc của việc xây dưng chuẩn mực kế toán

-        ý nghĩa của CMKT

1.   là những nguyên tắc và chỉ dẫn cho người KT tổ chức cuộc KT đạt chất lượng và hiệu quả.

2.  được các tổ chức KT và các tổ chức khac sử dụng làm thước đo chung để đánh giá chất lương công viêc của KTV đã thực hiện trong quá trình KT.

3.   là căn cứ để các đơn vị được KT và những ng khác có liên quan phối hợp thực hiện trong quá trình KT và sử dụng các kết quả của KT.

-    nguyên tắc xây dựng chuẩn mực kiểm toán ở vn

·       sử dụng chuẩn mực kiểm toán quốc tế làm nền tảng.

·       hệ thống chuẩn mực KT vn được xây dưng trên cơ sở hệ thống chuẩn mực quốc teess

và phù hợp với điều kiện VN. Những điều kiện được xem xét khi chuyển hóa hệ thống chuẩn mực KT quốc tế sang hệ thống chuẩn mưc KT vn là những điều kiện vế chính trị, luật pháp, văn hóa, tập quán, trình độ của KTV,…

Câu 10: Mối liên hệ hoặc ảnh hưởng của yêu cầu chuyên môn hoặc đạo đức nghề nghiệp của KTV đến kết quả KT:

Nếu độc lập là điều kiện cần thì năng lực của KTV là điều kiện đủ để đảm bảo cho cuộc KT được thực hiện thành công. Năng lực của KT được thể hiện qua các khía cạnh trình độ chuyên môn, năng lưc thực hiện công việc và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Người KTV cần phải có năng lực KT để tổ chức và thực hiện được cuộc KT hiệu quả. Nếu thiếu một trong các yếu tố trên người KTV có thể đưa ra KQKT không chính xác.

Câu 11: BGĐ đơn vị được KT sử dụng kq của từng loại KT phục vụ cho đơn vị thế nào?

Thông qua KT tuân thủ và KT BCTC, BGĐ biết được tình hình chấp hành pháp luật, quy định của đơn vị, cũng như biết được tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của BCTC từ đó BGĐ đề ra kế hoạch, phương hướng hoạt động cho đơn vị.

Câu 12: Tác dụng của chuẩn mực KT trong công việc KT và trong công việc KS chất lượng công việc KT?

Trong công việc KT, chuẩn mực KT là những nguyên tắc và chỉ dẫn cho KTV tổ chức cuộc KT đạt chất lượng và hiệu quả, nó có tác dụng hỗ trợ, hướng dẫn cho KTV.

Trong công việc KS chất lượng công việc KT, chuẩn mực KT được các tổ chức KT và các tổ chức khác sử dụng làm thước đo chung để đánh giá chất lượng công việc của KTV đã thực hiện. Đó cũng là căn cứ để các đvi được KT và những người khác có liên quan phối hợp thực hiện trong quá trình KT và sử dụng các kq của KT.

 

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 1

1.     B  vì KT ra đời và phát triển là một tất yếu khách quan do yêu cầu quản lý và phục vụ cho quản lý nhằm cung cấp thông tin trung thực và đáng tin cậy cho mọi đối tượng có lien quan trên thị trường.

2.      B – vì nền kinh tế tự cung tự cấp có thể ko cần KT

3.      B – KT cần thiết cho cả nền kinh tế nhà nước

4.      B – ko mang tính chất bắt buộc mà mang tính tự nguyện

5.     B- tính độc lập cần thiết cho mọi loại KT

6.     B- thể hiện cả qua mặt chuyên môn

7.      B – mỗi loại KT có chuẩn mực riêng

8.      A – mục đích chung là mức độ chung thực , hợp lý của thông tin được KT

9.     B-

10.                       A

11.                       A

12.                       A

Vì mỗi loại kt có những mục đích khác nhau:

-kt nội bộ:qli đơn vị được kt

- kt nhà nước: phục vụ qli nhà nước

- kt độc lập: phục vụ công chúng

13.                       B

14.                       B Vì khách thể(đối tượng của các loại kt này là khác nhau.

15.                       B Chức nắng của các loại kt là khác nhau

16.                       B KTV phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán

17.                       C

18.                       C

19.                       C Do đối tượng của kt độc lập là kt BCTC nên nó sẽ cung cấp thong tin tài chính đáng tin cậy

                                                    Chương 2

 Câu 1. so sánh giữa 3 tổ chức kiểm toán

Tiêu thức

KTĐL

KTNB

KTNN

KN

Là loại KT đc hình thành bởi các KTV thuộc các công ty, các VP KT chuyên nghiệp

Là 1 chức năng đánh giá độc lập bên trong tổ chức, ktra và đgiá các hđ của tổ chức, cũng như hđ phục vụ tổ chức

Là loại KT do cơ quan NN tiến hành theo luật định và k thu phí KT

Khách thể

Các đvị, DN, tổ chức trong mọi lvực có nhu cầu đc KT

Các bộ phận cấu thành trong đvị, phòng ban or những chương trình, dự án...

Các đvị, tổ chức, cá nhân có sd NSNN, tiền và tài sản của NN

Chức năng và vai trò

Là 1 bên độc lập t/h chức năng thẩm định thông tin do 1 đvị báo cáo và đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của ttin này

Là công cụ qlý của các nhà ql đvị, phục vụ đắc lực cho ql hđ của đvị

Là 1 công cụ ql của NN, đbiệt là trong ql chi tiêu NSNN, giúp NN nắm bắt và củng cố điều hành hđ của các đv, các tổ chức trong việc tuân thủ LP và QĐ của NN

Tổ chức và hđ

- mô hình DN: cty tư nhân or cty hợp danh chịu trnhiệm vô hạn

- hđ: cung cấp dv KT và tư vấn, đv đc KT phải trả phí dv cho KTV theo HĐ KT

- chịu trnhiệm trc PL

- thực hiện 3 loại KT, đbiệt KT BCTC

-ht: 1 bp chuyên môn và trực thuộc bộ máy lđạo cao cấp của đv

- Chịu trnhiệm về kq hđ của m' trc lđạo đv

- Hđ k đc qđ bởi PL

- Thực hiện 3 loại KT, đbiệt KT hoạt động

- MH:

+bộ máy KTNN đlập với hệ thống cơ quan lập pháp và hành pháp

+mộ máy KTNN trực thuộc cơ quan hành pháp hơcj cơ quan lập pháp

- t/h 3 loại KT đb KK tuân thủ

Câu 2. trình bày và gthích đk ra đời và tồn tại của tổ chức KT ĐL?

Đk ra đời và tồn tại của tc KT ĐL

- xuất phát từ nhu cầu thẩm định lại thông tin:

     + Có nhiều lý do tác động đến nội dung và độ tin cậy của các ttin này vì vậy có thể ảnh hưởng đến qđ của ng sd ttin đó làm cơ sở.

     + ttin của đv cũng có thể k đảm bảo trung thực, hợp lý.

     + sự tách biệt rõ rệt giữa quyền sở hữu quyền sd TS

->ttin của đv đưa ra phải đc thẩm định lại về độ tin cậy. Việc này có thể do ng có trình độ chuyên môn, có sự độc lập cần thiết đối với đv đc KT và có trách nhiệm nhất định.

- sự hạn chế và yếu kém trong chức năng tự ktra của kế toán đòi hỏi có 1 thể thức mới đáp ứng yc qlý cao hơn: ktra ngoài kế toán.

- sự tách biệt giữa thực trạng hđ tài chính với sự ghi nhận, phản ánh những ttin này do kế toán thực hiện

     + những ttin đc kế toán thu nhận cần đc ktra xem có trung thực hay k

     + những ttin chưa đc ghi nhận trong kế toán cũng cần đc ktra.

- Sự tách biệt quyền sở hữu với q' sd TS giữa các chủ thể kt hình thành và phát triển sự liên hệ ràng buộc, chi phối lẫn nhau. Khi đó BCTC của đv trở thành mối quan tâm của các bên có lquan.

èBCTC cần phải đc thẩm định của 1 bên thứ 3 độc lập, có trđộ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp và có tr nhiệm pháp lý

èĐòi hỏi sự ra đời và hđ của tc KT ĐL

CÂU 3. quan điểm về hình thức cty KT thuộc sở hữu NN? Những hạn chế cơ bản của hình thức cty này.

- Cty KT thuộc sh NN là tổ chức kinh tế do NN sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có vốn góp chi phối, đc thành lập theo qđ của PL và hđ dưới sự điều hành của NN.

- Nhược điểm:

 + Thiếu năng lực quản lý, năng lực cạnh tranh.

 + thiếu tính độc lập, minh bạch

 + trách nhiệm cá nhân của các thành viên ban giám đốc yếu kém

 + thiếu tính độc lập nghề nghiệp do NN sở hữu.

Câu 4. những nội dung công việc giống và khác nhau giữa hđ KT BCTC với ktra kế toán.

- giống: đều kiểm tra số liệu kế toán dựa trên các chuẩn mực đã đc thiết lập

- khác:

                KT BCTC

                Ktra kế toán

KTV thu thập đánh giá bằng chứng để đưa ra lời xác nhận về mđộ tin cậy của BCTC do đv đc KT lập ra.

KTV đưa ra nhận xét về BCTC có đc lập phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán đã được chấp nhận hay k, các ttin trong bctc có phù hợp với các qđ LP có lquan k, toàn cảnh các ttin tài chính có t/h trung thực và hợp lý tình hình TC của đv tại thời điểm báo cáo, xét trên các khía cạnh trọng yếu hay k.

Công việc kiểm toán BCTC k mang tính bắt buộc.

Kế toán trưởng ktra đvới việc tổ chức thực hiện ctac kế toán tại đv: tổ chức bộ máy kế toán, áp dụng và vận dụng các chế độ kế toán.

Việc ktra kế toán cũng gắn liền với đgiá về trình độ của kế toán viên, việc chấp hành các chế độ kế toán ở đv. Kq ktra kế toán cũng gắn ới việc xử lý tiếp theo đối với bộ máy kế toán của đv

Thực hiên theo quy trình ktra; t/h ktra theo các ND cụ thể

CV ktra kế toán mang tính bắt buộc.

Trắc nghiệm chương 2:

1.      B – sai - KTV NN mới có thể là chủ thể của cuộc KT tuân thủ

2.      B - sai – tổ chức KTNB phải chịu trách nhiệm trước Ban GĐ công ty.

3.      B – sai –

4.      B – sai – ở tổ chức KTĐL còn có bước xử lý thư mời, còn KTNN và KTNB thì k có bước này trong qui trình KT

5.      B – sai -  tổ chức KTNN có chức năng là 1 công cụ quản lý của NN,

6.      A – Tổ chức KTNN cũng có thể là khách hàng của tổ chức KTĐL

àĐúng

Vì tổ chức KTĐL là doanh nghiệp có thể thực hiện tất cả các hoạt động kiểm toán cho mọi khách hàng và tổ chức, cơ quan có nhu cầu được kiểm toán

7) BCTC của doanh nghiệp có thể được kiểm toán bởi:

(e) tất cả: - KTV độc lập

               - KTV nội bộ

               - KTV nhà nước

               - Kế toán trưởng của doanh nghiệp

Nhằm kiểm tra và xác nhận tính trung thực hợp lý của BCTC được kiểm toán

8) Điểm giống nhau giữa tổ chức kiểm toán là:

(b) Đều phải tuân thủ pháp luật

Vì các tổ chức kiểm toán khác nhau hoạt động vì nục đích và chức năng khác nhau chứ không chỉ vì lợi nhuận và thực hiện công việc thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán. Tổ chức KTNB ko phải nộp BCKT cho nhà nước mà chỉ nộp cho chủ DN

9) Kết quả kiểm toán của tổ chức KTNN phải báo chocơ quan chức năng của nhà nước

10) BCKT do KTV độc lập lập ra được gửi chokhách hàng có nhu cầu kiểm toán

11) Tổ chức KTĐL là một tổ chức thuộc loại hìnhdoanh nghiệp(công ty tư nhân và công ty hợp danh)

12) Công ty kiểm toán thuộc sở hữu Nhà nước và cơ quan KTNNlà hai loại hình tổ chức khác nhau

                                                                Chương 3:

                                                       BÁO CÁO KIỂM TOÁN

     

1. Báo cáo kiểm toán và ý nghĩa của báo cáo kiểm toán

   a. Khái niệm về báo cáo kiểm toán:

      - Khái niệm chung:

BCKT là báo cáo do KTV lập và công bố để đưa ra ý kiến của mình về thông tin đã được KT. Hay nói cách khác báo cáo kiểm toán là báo cáo về kết quả của một cuộc KT.

- Nội dung cốt lõi và hình thức của báo cáo kiểm toán:

        +nội dung: thể hiện ý kiến của KTV “ báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin đã được kiểm toán với các tiêu chuẩn ( chuẩn mực) tương ứng đã được thiết lập”

        + hình thức: chủ yếu bằng văn bản, cá biệt bằng lời nói.

 

b. Các loại báo cáo kiểm toán

    - Phân loại theo đối tượng thông tin được kiểm toán:

        + Báo cáo kiểm toán về BCTC: là báo cáo do KTV lập và công bố để đưa ra ý kiến của mình về BCTC của 1 đơn vị đã được kiểm toán.

        + Báo cáo về kiểm toán tuân thủ: là báo cáo do KTV lập để đưa ra ý kiến của mình về việc chấp hành của đơn vị được kiểm toán đối với các quy định của các cấp có thẩm quyền (pháp luật, quy định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và quy định của bản thân đơn vị); và đề xuất của KTV nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng quản lý, xử lý các sai phạm của đơn vị.

       + Báo cáo về kiểm toán hoạt động: là báo cáo do KTV lập ra để đưa ra ý kiến cua mình về tính hiệu quả, hiệu lực của hoạt động được kiểm toán và những đề xuất của KTV nhằm cải tiến và hoàn thiện hệ thống quản lý, nâng cao hiệu quả cuả hoạt động được kiểm toán.

- Phân loại theo chủ thể kiểm toán:      + Báo cáo kiểm toán của KTV độc lập

                                                + Báo cáo kiểm toán của KTV nhà nước

                                                + Báo cáo kiểm toán của KTV nội bộ

c. Ý nghĩa của BCKT

 - Đối với KTV:

BCKT ghi nhận và thông báo về công việc kiểm toán đã làm và kết luận cuối cùng của KTV đối với đối tượng thông tin đã được kiểm toán; KTV cũng phải chịu trách nhiệm về ý kiến của mình.

-  Đối với bên thứ 3 ( người sử dụng thông tin):

BCKT là căn cứ giúp họ biết được mức độ trung thực, hợp lý, đáng tin cậy của thông tin đã được kiểm toán từ đó có thể đưa ra những quyết định phù hợp.

-  Đối với đơn vị được kiểm toán:

BCKT giúp cho đơn vị được kiểm toán chứng minh được tính hợp lý, đúng đắn của các thông tin mà họ cung cấp và giúp cho các đơn vị được kiểm toán đưa ra các quyết đúng đắn để quản lý và điều hành hoạt động sxkd.

 

2. Nội dung của BCKT về BCTC:

a. BCKT về BCTC của KTV Độc lập:Là BC do KTVĐL lập & công bố để đưa ra ý kiến của mình về BCTC của đơn vị đã được kiểm toán

Nội dung:Theo VSA 700, BCKT gồm:

1. Tên & đ/chỉ công ty KT

2. Số hiệu BCKT

3. Tiêu đề báo cáo kiểm toán: Thường là: “BCKT về BCTC”

4. Người nhận báo cáo kiểm toán: Ghi rõ tên & đ/chỉ ng nhận. Người nhận thường chính là khách hàng, cũng có thể là HĐQT, BGĐ hoặc cổ đông

5. Đoạn mở đầu

    + Đối tương của KT: Tên BC, ngày lập BC, niên độ kế toán, tên đ.vị có BCTC được KT

    + Nêu rõ trách nhiệm của BGĐ đ.vị được KT, của KTV& công ty KT

6. Phạm vi & căn cứ thực hiện cuộc KT

    + Nêu chuẩn mực kiểm toán đã áp dụng để thực hiện cuộc KT

    + Nêu những công việc & thủ tục KT mà KTV đã thực hiện

7. Ý kiến của KTV về BCTC

8. Địa điểm & t.gian lập BCKT

9. Chữ ký & đóng dấu

10. Phụ lục báo cáo kiểm toán

Thư quản lý:Thường được KTV cung cấp cho đơn vị được KT

               Có thể đi kèm hoặc ko đi kèm với BCKT

                Nội dung: mô tả về những sự kiện cụ thể mà KTV cho là cần đc                              chấn chỉnh, gồm: hiện trạng thực tế, khả năng rủi ro, kiến nghị của KTV

 

b. BCKT về BCTC của KTV nhà nước:Là BC do KTV & cơ quan kiểm toán NN lập & công bố để đưa ra kết luận về tính hợp pháp & hợp lệ của BCTC của đơn vị được KT qua đó đánh giá về công tác quản lý TC-KT của các đơn vị

Nội dung:

1. Mở đầu: - Nêu cơ sở pháp lý để tiến hành cuộc KT, nội dung & phạm vi KT

      - Nêu cơ sở lập BCKT, phạm vi, giới hạn & những hạn chế của BCKT

2. Đặc điểm, tình hình chung của đ.vị được KT

- Nêu chức năng, nhiệm vụ, tổ chức quản lý & SXKD của đơn vị

- Nêu đặc điểm tổ chức bộ máy KT & công tác TC-KT: chế độ kế toán đơn vị đang áp dụng

3. Kết quả kiểm toán

4. Nhận xét và kiến nghị chung

5. Ngày lập báo cáo kiểm toán và ký tên đóng dấu

6. Nơi nhận báo cáo kiểm toán

7. Phụ lục

 

c. BCKT về BCTC của KTV nội bộ:Là BC do KTVĐL lập để kiểm tra & xác nhận tính kịp thời, trung thực, đây đủ, khách quan & tính tin cậy của BCTC trước khi giám đốc ( thủ trưởng) đơn vị ký duyệt và công bố nhằm đưa ra những đánh giá, kiến nghị và tư vấn để đảm bảo độ tin cậy của thông tin tài chính do đơn vị cung cấp

Nội dung:

1.Đề mục (tiêu đề): thường là “BCKT nội bộ”

2.Số, ký hiệu của báo cáo kiểm toán: ghi rõ theo từng năm & theo quy định của đ.vị để dễ dàng lưu trữ & tra cứu

3.Tên và địa chỉ của đơn vị được kiểm toán: có thể là 1 chi nhánh hoặc 1 bộ phận của đ.vị

4.Phạm vi kiểm toán BCTC: BCTC nào? Ngày tháng lâp? Niên độ kế toán?

5.Căn cứ kiểm toán: nêu rõ căn cứ pháp lý & chuẩn mực kiểm toán áp dụng

6.Ý kiến của kiểm toán viên: về mức độ chính xác, trung thực, hợp lý của BCTC

7.Đề xuất các kiến nghị và biện pháp xử lý

8.Họ tên, chữ ký của KTV

9.Ngày lập BC kiểm toán

10.Phụ lục

3. Các loại ý kiến và các các loại báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính

Nội dung quan trọng nhất trong BCKT là ý kiến nhận nhận xét của KTV về thông tin được kiểm toán. KTV phải căn cứ vào kết quả của kiểm toán và đánh giá, soát xét để đưa ra các kết luận về các cạnh:

- Các BCKT lập ra có phù hợp với các thông lệ, nguyên tắc và chuẩn mực kiểm toán hiện hành hoặc được chấp nhận hay không.

- Các thông tin có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính trên các mặt trọng yếu hay không.

- Các thông tin tài chính có phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành hay không.

- Toàn cảnh các thông tin tài chính của doanh nghiệp có nhất quán với hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động của doanh nghiệp hay không.

 

a.Ý kiến nhận xét và báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần

-Nội dung:

Báo cáo kiểm toán phản ánh trung thực, hợp lý, trên tất cả các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị và phù hợp các chuẩn mực kế toán xác định.

- Điều kiện:

+ Phạm vị kiểm toán không bị hạn chế

+ Báo cáo kiểm toán không còn chứa đựng những sai phạm trọng yếu.

- Báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần là báo cáo có chứa đựng ý kiến nhận xét dạng chấp nhận toàn phần :

+ Chấp nhận toàn phần không có chỉnh sửa.

+ Chấp nhận toàn phần nhưng đã có chỉnh sửa.

Có thể có BCKT dạng chấp nhận toàn phần có đoạn thêm ý kiến nhận xét

- Ảnh hưởng:

Đơn vị được kiểm toán muốn niêm yết trên sàn chứng khoán phải có BCKT dạng chấp nhận toàn phần, giúp đơn vị tiếp tục có quan hệ tốt đối với các đối tácèlà BCKT công ty mong muốn nhất.

 

b. Ý kiến nhận xét và BCKT dạng chấp nhận từng phần

-Nội dung

KTV đưa ra ý kiến nhận xét dạng chấp nhận từng phần khi KTV cho rằng không thể đưa ra ý kiến dạng chấp nhận toàn phần do còn những yếu tố chưa xác nhận được hoặc không đồng ý với đơn vị. những yếu tố này là quan trọng nhưng không liên quan tới một số lượng lớn các khoản mục tới mức có thể dẫn tới ý kiến “từ chối” hoặc ý kiến “ không chấp nhận”.

-Điều kiện:

+ Phạm vi kiểm toán bị giới hạn ở mức độ không lớn ( ở mức độ nhỏ)

èLiên quan tới sự kiện ở hiện tại ( dạng ngoại trừ)

èLiên quan tới các sự kiện trong tương lai (dạng tùy thuộc)

Hoặc

+ KTV có bất đồng với đơn vị ở mức độ nhỏ về một số ít thông tin trên BCTC (dạng ngoại trừ)

(lưu ý: có thể bao gồm cả 2 điều kiện nhưng vẫn ảnh hưởng đến BCTC ở mức độ nhỏ)

- Ý kiến nhận xét dạng chấp nhận từng phần thể hiện KTV chấp nhận phần lớn thông tin trên BCTC của đơn vị là trung thực, hợp lý còn bộ phận nhỏ thông tin chưa được chấp nhận do hạn chế phạm vi kiểm toán hoặc không đồng ý với đơn vị về việc xử lý và trình bày một bộ phận thông tin trên BCTC.

- Ảnh hưởng:

 + Người sử dụng thông tin sẽ cho rằng có bộ phận thông tin mà đơn vị được kiểm toán chưa phản ánh trung thực và hợp lý.

 + Đơn vị được kiểm toán chưa được niêm yết trên sàn chứng khoán năm đó.

 

c. Ý kiến nhận xét và BCKT dạng từ chối ( không thể đưa ra ý kiến)

- Nội dung:

KTV từ chối không đưa ra ý kiến nhận xét về BCTC đã được kiểm toán.

- Điều kiện:

 Việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc liên quan đến 1 số lượng lớn các khoản mục tới mức mà KTV không thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về BCTC.

- Ảnh hưởng:

 + Người sử dụng thông tin cho rằng đơn vị được kiểm toán không hợp tác với KTV, còn có những gian lận sai sót trong thong tin BCTC.

 + Đơn vị đc kiểm toán ko đc niêm yết trên sàn chứng khoán

 

d. Ý kiến nhận xét và BCKT dạng không chấp nhận (ý kiến trái ngược)

- Nội dung:

Ý kiến này thể hiện rằng KTV không chấp nhận BCTC đã đc kiểm toán là trung thực hợp lý trên khía cạnh trọng yếu.

- Điều kiện:

Ý kiến này được đưa ra khi việc KTV ko đồng ý với đơn vị là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục khiến KTV không thể đưa ra ý kiến dạng “ ngoại trừ”.

- KTV có thể không đồng ý với nhà quản lý đơn vị về việc lập và trình bày thông tin trên BCTC trên các khía cạnh như sau:

 + Việc lựa chọn và áp dụng chuẩn mực và chế độ kế toán

 + Sự thể hiện trung thực và hợp lý của thông tin trên BCTC

 + Sự không phù hợp của các thông tin trong thuyết minh BCTC

 + VIệc tuân thủ các quy định hoặc luật lệ hiện hành

- Ảnh hưởng:

Bất lợi bởi người sử dụng thông tin ko tin tưởng vào BCTC và các thông tin khác mà đơn vị đc kiểm toán cung cấp và ảnh hưởng đến quan hệ với các đối tác kinh doanh của cty

 

CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1: khái niệm báo cáo kiểm toán về kiểm toán báo cáo tài chính? Trách nhiệm của KTV và đơn vị khách hàng trong cuộc kiểm toán độc lập báo cáo tài chính?

Báo cáo kiểm toán BCTC: là báo cáo do KTV lập ra và công bố để đưa ra ý kiến của mình về BCTC của 1 đơn vị đã được kiểm toán.

Trách nhiệm của đơn vị khách hàng:

Giám đốc đơn vị khách hàng có trách nhiệm trong việc lập BCTC theo đúng chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận; phải lựa chọn các phương pháp và nguyên tắc kế toán cũng như các ước tính kế toán và các xét đoán thích hợp nhằm đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp và tính đáng tin cậy của BCTC.

Trách nhiệm của KTV:

Kiểm tra các thông tin trên BCTC để đưa ra ý kiến nhận xét về BCTC này.

Câu 2: Ý nghĩa của báo cáo kiểm toán về kiểm toán BCTC?

- Đối với KTV:     

BCKT ghi nhận và thông báo về công việc kiểm toán đã làm và kết luận cuối cùng của KTV đối với các BCTC đã được kt

- Đối với bên thứ 3 ( người sử dụng thông tin):

BCKT về BCTC là căn cứ giúp họ biết được mức độ trung thực, hợp lý, đáng tin cậy của BCTC đã được kiểm toán từ đó có thể đưa ra những quyết định phù hợp.

- Đối với đơn vị được kiểm toán:

BCKT giúp cho đơn vị được kiểm toán chứng minh được tính hợp lý, đúng đắn của các BCTC mà họ cung cấp và giúp cho các đơn vị được kiểm toán đưa ra các quyết đúng đắn để quản lý và điều hành hoạt động sxkd.

Câu 3: Nêu các ND cơ bản của BCKT về BCTC?xem ở trên

Điểm khác nhau cơ bản giữa BCKT về KT BCTC do KTV & các tổ chức KT lập?

 

Khác nhau

 

BCKT về BCTC

của KTV Độc lập

BCKT về BCTC

của KTV nhà nước

 BCKT về BCTC

 của KTV nội bộ

 Mục đích

Đánh giá tính trung thực, hợp lý của các BCTC được KT

Đánh giá tính hợp pháp & hợp lệ của BCTC của đơn vị được KT

Đưa ra những đánh giá, kiến nghị và tư vấn để đảm bảo độ tin cậy của thông tin tài chính do đơn vị cung cấp

Có bước xử lý thư mời KT

Ko có

Ko có

Người nhận

Tùy theo y/cầu của đ.vị khách hàng trong “thư hẹn KT’ hoặc “ hợp đồng KT”

Quốc hội, cơ quan chức năng

Ban giám đốc

Ngày ký BCKT

Sau ngày ký BCTC

Sau ngày ký BCTC

Trước ngày ký BCTC

Tại sao có sự khác nhau đó?

Do mục đích và đối tượng sử dụng thông tin ko hoàn toàn giống nhau nên BCKT về BCTC do các KTV thuộc các loại hình tổ chức khác nhau thực hiện có điểm khác nhau

Câu 4,5,6 là phần tóm tắt ở trên đã có rồi, nên ko viết lại nữa.

Câu 7: Giống và khác nhau cơ bản trong phần nêu ý kiến của KTV trong BCKT về BCTC do KTV độc lập và nội bộ lập

Giống:nêu rõ ý kiến về tính trung thực và hợp lý của các BCTC, sự tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành cũng như tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan của BCTC

Khác:KTV độc lập chỉ quan tâm đến khía cạnh trọng yếu, có thể bỏ qua yếu tố ko trọng yếu -> ko sử dụng thuật ngữ “ phản ánh chính xác” hay “ chính xác và đầy đủ”

    KTV nội bộ :nêu ý kiến về mức độ chính xác của BCTC

Câu 8: Tại sao khi phạm vi Kiểm toán bị giới hạn nghiêm trọng mà ko thể khắc phục được thì KTV sẽ đưa ra ý kiến dạng “từ chối”

Vì việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc liên quan đến 1 số lượng lớn các khoản tới mức mà KTV ko thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về BCTC. Các phạm vi kiểm toán bị giới hạn trong trường hợp này là không thể vượt qua được

 

 

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1.     Báo cáo kiểm toán về kiểm toán BCTC nhằm xác nhận mức độ chính xác của BCTC: SAI(sửa lại: nhằm xác nhận mức độ trung thực)

2.     Báo cáo kiểm toán về kiểm toán BCTC chỉ rõ mức độ trọng yếu của các chỉ tiêu trên BCTC:  SAI (vì các yếu tố do KTV nêu ra trong BCKT không ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC)

3.     Nội dung của BCKT về kiểm toán BCTC do KTV độc lập, KTV nhà nước và KTV nội bộ lập có nội dung như nhau: SAI

vì mục đích và đối tượng sử dụng thông tin không hoàn toàn giống nhau nên BCKT về BCTC do KTV thuộc các loại hình tổ chức kiểm toán khác nhau thực hiện thì có những đặc điểm khác nhau về nội dung.

 

4.     KTV độc lập phải chịu trách nhiệm về độ tin cậy của BCTC đã được kiểm toán: là SAIvì KTV chịu trách nhiệm về ý kiến nhận xét đưa ra về độ tin cậy của BCTC đã được   kiểm toán.( BCKT)

5.     KTV và công ty kiểm toán không chịu trách nhiệm về độ chính xác của BCTC đã đc kiểm toán: ĐÚNG

6.     Điều kiện lập báo cáo kiểm toán dạng “ngoại trừ” có điểm giống báo cáo kiểm toán dạng “từ chối”: là ĐÚNG(Vì có phạm vi kiểm toán bị giới hạn)

7.  Báo cáo kiểm toán dạng “ Chấp nhận toàn bộ” được KTV và công ty kiểm toán đưa ra trong trường hợp:          phạm vi kiểm toán không bị giới hạn và BCTC ko còn chứa đựng những gian lận, sai sót trọng yếu.

8. Báo cáo kiểm toán dạng “ Chấp nhận toàn bộ” có đoạn thêm ý kiến được KTV và công ty kiểm toán đưa ra trong trường hợp:     để làm sáng tỏ thêm một vài yếu tố ảnh hưởng đến BCTC và là đối tượng của đoạn thuyết minh tài chính chi tiết hơn.

9. Báo cáo kiểm toán dạng “ Chấp nhận từng phần” được KTV và công ty kiểm toán đưa ra trong trường hợp:         phạm vi kiểm toán bị giới hạn ở mức nhỏ hoặc KTV bất đồng ý kiến với đơn vị được kiểm toán ở mức nhỏ.

 

10. KTV và công ty kiểm toán đưa ra báo cáo kiểm toán dạng “ từ chối” khi:    phạm vi kiểm toán bị giới hạn ở mức độ lớn khiến KTV không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến về BCTC”.

 

11. khi có bất đồng với đơn vị khách hàng, KTV và cty kiểm toán sẽ đưa ra báo cáo kiểm toán dạng :      chấp nhận từng phần hoặc dạng trái ngược (bất đồng).

12. Khi phạm vi kiểm toán bị hạn chế, KTV và cty kiểm toán sẽ lập báo cáo dạng:chấp nhận từng phần hoặc dạng từ chối.

13.KTV lập báo cáo dạng “ Bât đồng” trong điều kiện:KTV bất đồng ý kiến với đơn vị đc kiểm toán ở mức độ lớn ( hoặc quan trọng, lien quan tới 1 số lượng lớn các khoản mục khiến KTV ko thể đưa ra ý kiến dạng ngoại trừ).

14. Điều kiện lập báo cáo kiểm toán dạng “ chấp nhận toàn bộ có đoạn thêm ý kiến” là:    phạm vi kiểm toán ko bị giới hạn, BCTC ko chứa đựng những gian lận sai sót trọng yếu nhưng cần bổ sung để làm sáng tỏ một vài yếu tố ảnh hưởng đến BCTC và là đối tượng của đoạn thuyết minh báo cáo tài chính.

 

15. KTV lập báo cáo kiểm toán về BCTC nhằm:

     b.Xác nhận mức độ trung thực, hợp lý của BCTC.

16. KTV độc lập và công ty kiểm toán đánh giá mức độ tin cậy của BCTC dựa trên:

     b. chuẩn mực kiểm toán

     c. yêu cầu của luật pháp có lien quan

17. Báo cáo kiểm toán dạng: “ chấp nhận từng phần” được ktv lập ra trong trường hợp:

    b. phạm vi kiểm toán bị hạn chế ở mức độ nhỏ

    d. KTV có bất đồng với ban quản lý đơn vị ở mức độ nhỏ

18. KTV có thể lập báo cáo kiểm toán dạng “ chấp nhận toàn bộ” trong trường hợp

    c. BCTC còn tồn tại sai sót không trọng yếu.

19. Báo cáo kiểm toán dạng “ từ chối” đc KTV lập ra trong trường hợp:

    e. không phải 1 trong các trường hợp trên

20. Báo cáo kiểm toán dạng “ trái ngược” được KTV lập ra trong trường hợp

    e. không phải 1 trong các trường hợp trên

Chương 4

Sai sót và gian lận- trọng yếu và rủi ro

 Câu 1:

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIAN LẬN SAI SÓT

1.     Những vấn đề liên quan tới tính chính trực, năng lực của BGĐ.

-          Công tác quản lí bị một người hay 1 nhóm người nhỏ độc quyền nắm giữ, không có ban, hội đồng giám sát độc lập, có hiệu lực

-          Cơ cấu tổ chức của khách hàng phức tạp 1 cách cố ý và khó hiểu

-          Những yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán thường bị bỏ qua

-          Có sự thay đổi thường xuyên kế toán hoặc người của bộ phận kế toán

-          Thiếu nhiều nhân viên trong phòng kế toán trong một time dài

-          Bố trí người làm kế toán ko đúng chuyên môn

-          Có sự thay đổi thường xuyên về chuyên gia tư vấn pháp luật or KTV

2.     Có sức ép bất thường bên trong or bên ngoài đơn vị tồn tại trong BCTC.

-          Ngành nghề kinh doanh gặp khó khăn, số đơn vị phá sản ngày càng tăng

-          Thiếu vốn kinh doanh do lỗ or do mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp quá nhanh

-          Mức thu nhập bị giảm sút

-          Doanh nghiệp cố ý hoạch toán tăng lợi nhuận nhằm khuếch trương hoạt động

-          Đầu tư quá nhanh vào ngành nghề mới or loại sản phẩm mới làm mất cân đối tài chính

-          Doanh nghiệp bị lệ thuộc quá nhiều vào một số sản phẩm or một số khách hàng

-          Sức ép về tài chính từ những nhà đầu tư or cấp quản lí đơn vị

-          Sức ép đối với nhân viên kế toán phải hoàn tất BCTC trong time quá ngắn

3.     Các nghiệp vụ và sự kiện không bình thường

-          Các nghiệp vụ đột xuất ảnh hưởng tới doanh thu chi phí kết quả

-          Các nghiệp vụ or phương pháp xử lí kế toán phức tạp

-          Các nghiệp vụ với các bên hữu quan như mua đắt bán rẻ, quan hệ khách hàng có nhiều tiêu cực

-          Các khoản chi phí quá cao so với những dịch vụ được cung cấp

4.     Những điểm khó khăn liên quan đến thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp

-          Tài liệu kế toán không đầy đủ or không được cung cấp kịp thời

-          Lưu trữ tài liệu không đầy đủ về các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế

-          Có chênh lệch lớn giữa sổ kế toán của đơn vị với xác nhận của bên thứ ba mâu thuẫn giữa các bằng chứng kiểm toán

-          BGĐ từ chối cung cấp giải trình or giải trình không thỏa mãn yêu cầu của KTV

5.     Những nhân tố từ môi trường tin học liên quan đến các tình huống và sự kiện nêu trên

-          Không lấy được thông tin từ máy vi tính

-          Có thay đổi trong chương trình vi tính nhưng không lưu tài liệu, không được phê duyệt không được kiểm tra

-          Thông tin, tài liệu in từ máy vi tính không phù hợp với BCTC

-          Các thông tin in ra từ máy vi tính mỗi lần lại khác nhau

TRÁCH NHIỆM CỦA ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI GIAN LẬN, SAI SÓT

-          Trước quá trình kiểm toán: Ngăn chặn, phát hiện và xử lí kịp thời gian lận sai sót trong doanh nghiệp;    Xây dựng thiết kế và thực hiện một cách thường xuyên hiệu lực đối với hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời các hiện tượng gian lận sai sót

-          Trong quá trình kiểm toán: + cung cấp thông tin tài liệu kế toán kịp thời đầy đủ trung thực và minh bạch. +tiếp thu và giải trình một cách kịp thời đầy đủ về các hiện tượng gian lận sai sót do KTV xuất hiện và yêu cầu sửa chữa trong quá trình kiểm toán

TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỐI VỚI GIAN LẬN, SAI SÓT

-          Trước khi kiểm toán:+ KTV phải đánh giá rủi ro về gian lận sai sót. + Lập kế hoạch để đảm bảo rằng mọi gian lận sai sót có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC đều được phát hiện.

-          Trong khi kiểm toán:

+ giúp đơn vị ngăn ngừa và phát hiện, xử lí gian lận sai sót.

+ Khi nghi ngờ BCTC có gian lận sai sót, KTV phải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục cần thiết để phát hiện ra gian lận sai sót:

1. Khi phát hiện các gian lận sai sót KTV phải đánh giá ảnh hưởng của gian lận và sai sót này đến BCTC (Nếu không trọng yếu có thể bỏ qua nhưng vẫn thông báo cho đơn vị được kiểm toán; Nếu trọng yếu, KTV cần thực hiện các bước đi cần thiết và sửa đổi bổ sung những thủ tục kiểm toán thích hợp)

2. Khi KTV vẫn có sự nghi ngờ gian lận sai sót KTV phải đánh giá ảnh hưởng của gian lận và sai sót này đến BCTC (Khi thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung mà không giải tỏa nghi ngờ, KTV phải thảo luận vấn đề này với chủ doanh nghiệp, đồng thời phải đánh giá ảnh hưởng của gian lận và sai sót này đến BCTC; Nếu giải tỏa được nghi ngờ có thể dừng thủ tục kiểm toán)

Câu 2:

         Việc phát hiện và nhận biết gian lận thường khó hơn sai sót, vì gian lận thường được che dấu bởi những hành vi cố ý, tinh vi. Nói như vậy không có nghĩa là chỉ những gian lận mới ảnh hưởng đến báo cáo tái chính còn sai sót thì không. Trong thực tiễn khi kiểm toán, KTV phải tìm kiếm, phát hiện, đánh giá những gian lận, sai sót có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.

         Trách nhiệm của KTV độc lập trong từng giai đoạn:

-          Khi lập kế hoạch kiểm toán và khi thực hiện kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán phải đánh giá rủi ro về gian lận, sai sót có thể làm ảnh hưởng trọng yếu đến đến BCTC.

-          Trong quá trình kiểm toán, KTV phải có trách nhiệm giúp đơn vị kiểm toản ngăn ngừa, phát hiện và xử lý gian lạn, sai sót. KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán để chứng minh rằng trong BCTC không có gian lận, sai sót làm ảnh hưởng đến BCTC hay BCTC có gian lận, sai sót thì đã được phát hiện và sửa chữa.

Câu 3:

Trách nhiệm của kiểm toán viên ĐL :

+/ Thông báo cho đơn vị được kiểm toán . khi đã phát hiện ra gian lận và sai sót trong quá trình kiểm toán, kể cả khi có nghi ngờ gian lận sai sót mà KTV chưa đánh giá được ảnh hưởng của nó đến BCTC, KTV phải thông báo cho giám đố or người đứng đầu đơn vị đc kiểm toán trong thời gian nhanh nhất trc ngày phát hành BCTC or BCKT. KTV phải cân nhắc xem việc thông báo cho cấp nào sẽ có lợi nhất, nhanh nhất để có thể xử lý và giúp KTV có được những bằng chứng KT thích hợp, đầy đủ. Trong thực tế khi phát hiện ra gian lận sai sót liên quan đến cấp nào thì ktv thông báo vs cấp cao hơn, nếu liên quan đến lãnh đạo cao nhất trong đơn vị đc KT thì KTV phải tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn pháp luật đẻ xác định và thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết.

+/ thông báo cho người sử dụng BCKT. Khi đã phát hiện và đánh giá gian lận sai sot là trọng yếu và KTV đã thông báo cho đơn vị đc kiểm toán mà đơn vị ko sửa chữa thì KTV phải đưa ra 1 BCKT vs ý kiến chấp nhận từng phần or ý kiến ko chấp nhận. với 1 BCTC đã phản ánh đầy đủ gian lận sao sót mà những gian lận sai sót này có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì KTV vẫn phải chỉ rõ gian lận sai sót trong BCKT. Trường hợp phạm vi kiểm toán bị hạn chế mà KTV ko thể thu thập đc bằng chứng thik hợp để đánh giá nhưng gian lận sai sót mà có thể ảnh hưởng đến BCTC thì KTV pải đưa ra BCKT dạng chấp nhận từng pần or dạng từ chối( nêu rõ lý do ko chấp nhận toàn bộ hay lý do từ chối ko đưa ra ý kiến nhận xét.

Câu 4:

 Trọng yếu là 1 khái niệm chỉ độ lớn hay bản chất của sai phạm. hoặc tính riêng lẻ or từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào cấc thông tin này để xét đoán thì sẽ không chính xác or đưa ra những kết luận sai lầm.

 trọng yếu ko pải là lúc nào cũng là những khoản mục cơ bản, chủ yếu, có số tiền lớn vì có những sai phạm ko phân biệt độ lớn vẫn coi trọng để xét đoán tính trọng yếu thậm chí đc coi là trọng yếu như sai phạm liên quan đến tính trung thực của nhà quản lý cấp cao hay là những sai pạm liên quan đén pháp luật, chính sách, chế độ or nhưng quy định có tính nguyên tắc

+/ khi xét đoán tính trọng yếu KTV pải hiểu rằng tính trọng yếu là 1 khái niệm tương đối hơn là tuyệt đối, tính trọng yếu luôn pải xem xét trên 2 mặt định lượng và định tính, tính trọng yếu luôn pải xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ giữa các sai pạm về mặt định lượng vs nhau. Mặt định tính của tính trọng yếu nói lên bản chất của sai phạm. việc xem xét tính trọng yếu pải đc đặt ra trong từng hoàn cảnh và đk cụ thể vs những tình huống nhất định. Việc đánh giá và xét đoán tính trọng yếu còn đc xem xét trong mqhe vs những sai sót chưa đc sửa chữa của kì kiểm toán trc cũng như trong mối quan hệ vs những sai pạm dự kiến chưa đc pát hiện trong tổng thể của KTV và trong mối quan hệ tổng hợp chặt chẽ các sai phạm.

Vận dụng tính trọng yếu trong kiểm toán:

Bước 1: ước lượng sơ bộ ban đầu về tính trọng yếu

B2: phân bổ, ước lượng sơ bộ ban đầu về tính trọng yếu cho từng bộ phận khoản mục

B3: ước tính sai sót trong từng bộ phận

B4: ước tính sai sót, kết hợp trong từng bộ phận

B5: so sánh sai sót kết hợp ước tính với ước lượng ban đầu về tính trọng yếu.

Câu 5:

1. rủi ro kiểm toan là rủi ro mà KTV đưa ra ý kiến nhận xét ko thik hợp khi BCTC đã đc kt vẫn còn tồn tại nhưng sai sót trọng yếu

2. rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng tưng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng những sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ or tính gộp cho dù có hay ko có hệ thống kiểm soát nội bộ.

* các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng:

+/ bản chất kinh doanh của khách hàng

+/ bản chất của cá khoản mục đc kiểm toán

+/ bản chất của hệ thống kế toán và thông tin trong đvị

3. rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ từng khoản mục trong BCTC khi tính rieeng rẽ or tính gộp mà hệ thống kế toán hay hệ thống KSNB chưa ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa kịp thời .

* các nhân tố ảnh hưởng:

+/tính chất mới mẻ và phức tạp của các loại giao dịch

+ khối lượng và cường đọ giao dịch

+/ số lượng và chất lượng của hệ thống nhân lực khi tham gia kiểm soát trong doanh nghiệp

+/ tính hệu lực hợp lí và hiệu quả của các thủ tục kiểm soát và trình tự kiểm soát trong doanh nghiệp

+/ tính khoa học thích hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ

4. rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng khoản mục, nghiệp vụ trong BCTC khi tính riêng ré hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán KTV không phát hiện được.

  * các yếu tố ảnh hưởng:

+/ pạm vi kiểm toán càng rộng thì rủi ro phát hiện càng giảm và ngược lại.

+/ trình độ kinh nghiệm và khả năng xét đoán nghề nghiệp của KTV.

+/ phương pháp kiểm toán

Câu 6:

          Mối quan hệ giữa các loại rủi ro trong kiểm toán:

          Rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát tồn tại độc lập nằm ngay trong hoạt động của đơn vị kiểm toán. Nó không phụ thuộc vào công việc kiểm toán có tiến hành hay không. Còn rủi ro phát hiện thì hoàn toàn phụ thuộc vào công việc kiểm toán. Tuy nhiên, mức độ của rủi ro phát hiện xảy ra và rủi ro kiểm toán là hoàn toàn không giống nhau, nó còn phụ thuộc vào rủi ro tiềm tang và rủi ro kiểm soát.

          Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát quyết định đến khối lượng, qui mô, phạm vi chi phí, biên chế và thời gian kiểm toán. Nếu rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều cao thì KTV phải dự kiến rủi ro phát hiện là thấp. Điều đó có nghĩa là trong trường hợp này, KTV phải làm nhiều công việc kiểm toán với qui mô, chi phí kiểm toán lớn.

          Vì mức độ rủi ro phát hiện dự kiến luôn có quan hệ ngược chiều với mức độ rủi ro tiềm tang và rủi ro kiểm soát, mặt khác, mức độ rủi ro phát hiện càng thấp thì mức độ rủi ro kiểm toán càng thấp nên không thể khẳn định chắc chắn bất sẽ cứ một doanh nghiệp nào có rủi ro tiềm tàng và kiểm soát đều cao thì rủi ro kiểm toán cao.

Câu 7:

Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán:

§ Trong một cuộc kiểm toán, mức trọng yếu và rủi ro luôn có mối quan hệ tỷ lệ nghịch tức là nếu mức trọng yếu có thể chấp nhận được càng tăng lên thì rủi ro kiểm toán sẽ càng giảm đi và ngược lại.

§  Mối quan hệ này có ý nghĩa quan trọng giúp KTV khi lập kế hoạch kiểm toán để nhằm xác định nội dung, phạm vi, thời gian của các thủ tục kiểm toán cần áp dụng.

§  Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được là thấp thì RRKT sẽ tăng lên. Trường hợp này, để giảm mức độ rủi ro kiểm toán, KTV có thể:

-       Giảm mức độ RRKS đã được đánh giá nếu có thể và bù lại bằng cách thực hiện thêm những thủ tục kiểm tra hệ thống kiểm soát; hoặc

-       Giảm RRPH bằng cách sửa đổi lại nội dung, lịch trình và phạm vi của những thủ tục kiểm tra chi tiết số liệu theo kế hoạch.

Những sai phạm trọng yếu có thể chấp nhận được càng tăng lên thì rủi ro kiểm toán càng giảm đi.

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

1.B                                                    12.B

2.B                                                    13.C

3.A                                                    14.C

4.B                                                    15.D

5.B                                                    16.C

6.B                                                     17

7.B                                                    18.D

8.B                                                    19.B

9.A                                                    20.D

10.A                                                 21.B

11.A

Chương 5

A. Câu hỏi tự luận

Câu 1: Trình bày quy trình xử lý một nghiệp vụ kinh tế tại đơn vị?

Gồm 4 bước:

-          Xử lý nhu cầu và đưa ra quyết định thực hiện nghiệp vụ:

-          Tổ chức thực hiện và kiểm tra quá trình thực hiện nghiệp vụ:.

-          Quá trình xử lý của bộ phận kế toán với các nghiệp vụ

-          Tổng hợp và phản ánh các nghiệp vụ vào BCTC của đơn vị.

Ở tất cả các khâu xử lý đòi hỏi các nhà quản lý đơn vị phải có các đảm bảo, các chứng cứ chắc chắn để khẳng định rằng các sự kiện kinh tế phát sinh nếu đủ điều kiện sẽ được ghi nhận vào BCTC của đơn vị một cách trung thực và hợp lý, tức là:

§ Phê chuẩn các nghiệp vụ này (đơn vị phải quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm phê chuẩn và thủ tục phê chuẩn các nghiệp vụ này)

§  Khi sự kiện kinh tế phát sinh sẽ được ghi nhận trên chứng từ kế toán. Các chứng từ này phải đảm bảo hợp lý, hợp lệ, đủ chữ ký phê chuẩn (ví dụ hóa đơn, hợp đồng kinh tế, biên bản bàn giao…phải đúng mẫu quy định và có đủ chữ ký phê chuẩn)

§ Ghi nhận nghiệp vụ kinh tế vào hệ thống sổ kế toán để cuối kỳ phản ánh lên BCTC của đơn vị. (việc ghi sổ và báo cáo phải đảm bảo tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành và còn hiệu lực)

Câu 2: Thế nào là cơ sở dẫn liệu? Trình bày các yếu tố dẫn liệu của các chỉ tiêu và bộ phận cấu thành trong BCTC

Cơ sở dẫn liệu của BCTC:là căn cứ của các khoản mục và thong tin trình bày trong BCTC do giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị chịu trách nhiệm lập trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán quy định. Các căn cứ này phải được thể hiện rõ ràng hoặc có cơ sở đối với từng chỉ tiêu trong BCTC.

Từng bộ phận và khoản mục cấu thành khác nhau của BCTC thì có cơ sở dẫn liệu cụ thể không giống nhau. CSDL của một chỉ tiêu và bộ phận trên BCTC bao gồm các căn cứ cho nhiều khía cạnh khác nhau của thông tin và bộ phận này, tuy nhiên CSDL phải bao gồm các căn cứ để giải trình trên các khía cạnh chủ yếu sau (yếu tố dẫn liệu):

•                      Hiện hữu

•                      Quyền và nghĩa vụ

•                      Phát sinh

•                      Tính toán và đánh giá (tính toán, đánh giá)

•                      Phân loại và hạch toán (Hạch toán đầy đủ, đúng kỳ và đúng đối tượng)

•                      Tổng hợp và công bố (Cộng dồn và trình bầy, công bố)

a.     Sự hiện hữu

-          một tài sản, nguồn vốn CSH hay một khoản nợ phải trả được phản ánh trên BCTC của đơn vị tại thời điểm báo cáo là phải thực tế tồn tại tại thời điểm đó

-          Đối với một số khoản mục tài sản, sự hiện hữu còn bao gồm các yêu cầu về chất lượng của các tài sản được phản ánh.

b.     Quyền và nghĩa vụ

-          Hầu hết các khoản tài sản trên BCTC phải thuộc sở hữu của đơn vị, với một số loại tài sản nếu không thuộc quyền sở hữu của đơn vị thì chúng chỉ được báo cáo trên BCTC khi đơn vị có quyền kiểm soát lâu dài với các tài sản này và phải đáp ứng yêu cầu của các chuẩn mực kế toán có lien quan

-          Đối với các khoản công nợ được phản ánh trên các BCTC thì đơn vị đang có nghĩa vụ phải thanh toán thực tế đối với các khoản nợ này

c.     Phát sinh

-          Một sự kiện hay một nghiệp vụ kinh tế đã được ghi chép vào hệ thống sổ kế toán của đơn vị và được phản ánh vào BCTC thì phải thực sự phát sinh và có lien quan đến thời kì báo cáo.

d.     Tính toán và đánh giá

-          Sự tính toán; các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế khi ghi nhận phải được ghi nhận đúng giá trị của nó. Các số liệu và phép toán khi thực hiện phải đảm bảo tính toán chính xác về mặt toán học và không có sai sót.

-          Sự đánh giá: một khoản tài sản, công nợ, vốn CSH, thu nhập và chi phí phải đượcghi chép theo giá trị thích hợp trên cơ sở, nguyên tắc kế toán, các chuẩn mực kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận phổ biến

e.     Phân loại và hạch toán

-          Sự đầy đủ: Toàn bộ tài sản các khoản nợ, doanh thu, chi phí, nghiệp vụ hay giao dịch đã xảy ra và lien quan đến kỳ báo cáo phải được ghi chép đầy đủ trong hệ thống sổ kế toán của đơn vị và phải được báo cáo đầy đủ trong hệ thống BCTC.

-          Tính đúng đắn: các khoản mục tài sản, công nợ, vốn CSH, khoản chi phí doanh thu phải được phân loại một cách đúng đắn theo yêu cầu của các chuẩn mực và chế đọ kế toán, phản ánh và ghi nhận theo đúng trình tự, sơ đồ tài khoản và phương pháp kế toán hiện hành

-          tính đúng kỳ: mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải được ghi nhận theo nguyên tắc kế toán dồn tích, ghi nhận vào kỳ kế toán mà chúng phát sinh mà không căn cứ vào sự phát sinh của dòng tiền.

f.       Tổng hợp và công bố

-          Cộng dồn( tổng hợp):số liệu cộng dồn trên các tài khoản và sổ kế toán phải được tính toán chính xác, số liệu trên các sổ kế toán của các tài khoản liên quan phải đảm bảo phù hợp với nhau.

-          Trình bày, công bố: các chỉ tiêu, bộ phận và khoản mục trên BCTC phải được xác định trình bày và công bố theo đúng yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

Câu 3:Trình bày tác dụng của cơ sở dẫn liệu đối với quá trình kiểm toán

Cơ sở dẫn liệu có tác dụng quan trọng đối với cả 3 giai đoạn của quá trình kiểm toán:

•      Trong giai đoạn lập kế hoạch: giúp KTV xác định được khả năng xảy ra các rủi ro và sai phạm trong BCTC. Cơ sở dẫn liệu cũng là căn cứ giúp KTV xác định được những mắt xích và thủ tục kiểm soát cơ bản được đơn vị xây dựng nhằm kiểm soát các hoạt động của đơn vị. Từ đó KTV xác định được mục tiêu kiểm toán, lựa chọn các thủ tục và trình tự kiểm toán phù hợp -> xây dựng một chương trình kiểm toán phù hợp .

•      Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: giúp KTV xác định được các bằng chứng kiểm toán phải thu thập để đạt mục tiêu kiểm toán đã đặt ra -> đưa ra các quyết định có hiệu quả nhất cho cuộc kiểm toán.

•      Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán:giúp KTV xác định và đánh giá tính đầy đủ và thích hợp của các bằng chứng đã thu thập được với các mục tiêu kiểm toán đã được thiết lập , từ đó đánh giá mức độ thỏa mãn trong kiểm toán để giúp KTV đưa ra ý kiến nhận xét phù hợp hoặc bổ sung thủ tục kiểm toán đối với từng chỉ tiêu cũng như toàn bộ BCTC.

 

Câu 4: Thế nào là giải trình của các nhà quản lý? Trong quá trình kiểm toán khi nào KTV phải lấy giải trình của các nhà quản lý? Tác dụng của sự giải trình đối với quá trình kiểm toán?

Ø Giải trình của các nhà quản lý: làviệc cung cấp thông tin và các tài liệu có liên quan đến các nghiệp vụ, các khoản tài sản, công nợ,NVCSH, các khoản doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ.

     Tài liệu, thông tin giải trình:

-                                  Có thể là các quyết định, các hợp đồng đã được ký kết, các bản thanh lý, quyết toán hợp đồng, các biên bản kiểm kê tài sản, các biên bản đối chiếu công nợ, các chứng từ kế toán phátsinh trong kỳ, các sổ sách, tài liệu kế toán và các tài liệu có liên quan khác…

-                                  Sự giải trình của các nhà quản lýcòn có thể bằng văn bảncho những vấn đề mà KTV cho là trọng yếu (khi xét thấy các tài liệu mà đơn vị cung cấp chưa đầy đủ),sự hạn chế này cũng có thể tránh được những hiểu lầm giữa KTV và BGĐ

-                                  Giải trình bằng văn bản có thể là các vấn đề riêng lẻ hoặc tổng hợp có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.

Ø Sự giải trình có thể tự nguyện hoặc theo yêu cầu của KTV

Ø Trong quá trình kiểm toán khi các tài liệu được các nhà quản lý đơn vị cung cấp chưa đầy đủ để KTV có thể đưa ra kết luận, KTV có thể phải yêu cầu các nhà quản lý đơn vị cung cấp các giải trình bằng văn bản về các vấn đề mà KTV xét thấy có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.

Ø Tác dụng của sự giải trình đói với quá trình kiểm toán:

-                                  là sự đảm bảo của đơn vị về các BCTC của đơn vị được lập ra hoàn toàn trung thực hợp lý và tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

-                                  Là một trong những căn cứ để KTV đưa ra ý kiến về BCTC của đơn vị:

+ Trong 1 số trường hợp, các bản giải trình của các nhà quản lý đơn vị là bằng chứng kiểm toán duy nhất mà KTV thu thập được

+ khi các giải trình của các nhà quản lý đơn vị có mâu thuẫn với  bằng chứng kiểm toán khác thì KTV phải xác minh làm rõ sự mâu thuẫn này.

+Khi các nhà quản lý từ chối giải trình thìbáo cáo kiểm toán“từng phần” hoặc “từ chối” sẽ được lập ra

Câu 5: Trình bày sự khác biệt giữa mục tiêu kiểm toán nói chung và mục tiêu kiểm toán cụ thể đối với các chỉ tiêu và bộ phận cấu thành của BCTC?

Trả lời:

- Các chỉ tiêu và bộ phận cấu thành của BCTC đều có mục tiêu kiểm toán chung như nhau. Muc tiêu này bao gồm: hiện hữu, quyền và nghĩa vụ, phát sinh, tính toán và đánh giá, phân loại và hạch toán, tổng hợp và công bố.

- Các chỉ tiêu và bộ phận cấu thành của BCTC lại có mục tiêu cụ thể riêng.

Câu 6: Thế nào là bằng chứng kiểm toán? Các yêu cầu cơ bản đối với bằng chứng kiểm toán?

Trả lời:

a, Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do KTV thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa vào các thông tin này KTV hình thành nên ý kiến của mình.

b, Các yêu cầu cơ bản:

b1, Sự đầy đủ:yêu cầu về số lượng bằng chứng kiểm toán

§ Đầy đủ làyêu cầu về số lượngcủa bằng chứng kiểm toán để làm cơ sở cho các nhận xét của KTV về BCTC.

Việc xác định kích thước mẫu kiểm toán và thời gian kiểm toán cần thiết là một xét đoán nghề nghiệp của KTV, tuy nhiên nó chịu ảnh hưởng của một số nhân tố chủ yếu sau:

§ Mức độ RRTT và RRKS: Nếu mức RRTT và RRKS cao sẽ yêu cầu số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập là lớn tức là kích thước mẫu của các thử nghiệm sẽ lớn và ngược lại.

§ Tính trọng yếu: Các bộ phận, khoản mục nào trên BCTC được phân bổ mức trọng yếu nhiều hơn thì trong quá trình kiểm toán, KTV cần phải thu thập một số lượng các bằng chứng kiểm toán ít hơn và ngược lại.

§  Độ tin cậy của KTV vào HTKSNB của đơn vị:Nếu độ tin cậy ở mức độ cao thì số lượng các bằng chứng kiểm toán cần thu thập sẽ ít đi và ngược lại.

 b2, Tínhthích hợp:

§  Sự thích hợp của bằng chứng kiểm toán liên quan đếnsự phù hợp và đáng tin cậythông qua việc xem xét cơ sở dẫn liệu của chúng.

ü      Bằng chứng kiểm toán thích hợp phải giúp KTV đạt được mục đích kiểm toán của mình.

ü      Độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán còn tùy thuộc vàonguồn gốc và bản chấtcủa các bằng chứng kiểm toán.

 

Câu 7: Các kỹ thuật cơ bản mà KTV thường sử dụng để thu thập các bằng chứng kiểm toán? Ưu nhược điểm của từng kỹ thuật này?

Các kỹ thuật cơ bản: kiểm tra, quan sát, điều tra, xác nhận, tính toán, quy trình phân tích.

1, Kiểm tra.

§ Kiểm tra là việc sử dụng các kỹ thuật thông thường nhưrà soát lại, nghiên cứu kỹ, đọc, duyệt, phân đoạn, xem xét, so sánh, đối chiếu, xác minh…để thu thập các bằng chứng kiểm toán.

§ Các loại kỹ thuật kiểm tra:

o            Kiểm tra vật chất: Trực tiếp kiểm kê hay tham gia kiểm kê tài sản thực tế: TSCĐHH, HTK, tiền mặt tại quĩ…

o            Kiểm tra tài liệu: Bao gồm việc xem xét đối chiếu các tài liệu, văn bản, sổ kế toán và chứng từ có liên quan.

    2, Quan sát

§ Quan sát là theo dõi một hiện tượng, một chu trình hoặc một thủ tục do người khác thực hiện.

§ Việc quan sát thực tế sẽ cung cấp các bằng chứng có độ tin cậy cao về phương pháp thực thi của DN vào thời điểm quan sát cụ thể nhưng không thể hiện chắc chắn ở các thời điểm khác.

§ Các trường hợp áp dụng:

ü      Thực hiện chủ yếu trong các khảo sát kiểm soát để đánh giá HTKSNB của đơn vị được kiểm toán

ü      Thực hiện để xác nhận tính đúng đắn của các thông tin, tài liệu và bằng chứng kiểm toán khác.

§ Cách thức thực hiện quan sát: quan sát trực tiếp và ghi chép lại trên cơ sở giấy tờ làm việc của KTV hoặc thực hiện trên cơ sở các thiết bị ghi hình trong một số điều kiện và hoàn cảnh cụ thể

3, Điều tra

§ Điều tra là việc thu thập các thông tin phù hợp từ những người am hiểu công việc ở trong và ngoài đơn vị được kiểm toán

§ Cách thức thực hiện kỹ thuật: gửi văn bản, phỏng vấn hoặc trao đổi kết quả điều tra -> sẽ cung cấp cho KTV những thông tin bổ sung để củng cố các bằng chứng đã có. Tuy nhiên phương thức phỏng vấn được sử dụng nhiều và phổ biến nhất.

    4, Xác nhận

§  Là sự trả lời cho một yêu cầu cung cấp thông tin nhằm xác minh lại các thông tin đã có trong các tài liệu kế toán

§ Hình thức thực hiện kỹ thuật xác nhận:

o            Gửi thư yêu cầu xác nhận đến các bên có liên quan.

o            KTV có thể chuẩn bị sẵn các công văn yêu cầu đối chiếu số liệu giữa đơn vị được kiểm toán và các bên có liên quan. KTV sẽ đề nghị đơn vị được kiểm toán ký vào công văn này sau đó KTV chuyển tới các bên có liên quan. Phương pháp này thường đạt hiệu quả cao hơn vì KTV hầu như chắc chắn sẽ nhận được xác nhận từ bên có liên quan với các số liệu cần thẩm tra.

5,Tính toán

Là việc kiểm tra độ chính xác về toán học của các nguồn tài liệu và ghi chép kế toán hoặc việc thực hiện các tính toán độc lập của KTV.

Tính toán cung cấp cho KTV các bằng chứng kiểm soát có độ tin cậy cao về phương diện toán học

6, Quy trình phân tích

§  Là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến.

§ Phân tích là kỹ thuật bao trùm nhất để khai thác bằng chứng kiểm toán. Việc phân tích bao gồm:

o            Nhận dạng các bộ phận, các khoản mục của BCTC hoặc số dư các tài khoản để xác định các vấn đề cần thẩm tra.

o            Nghiên cứu, đánh giá mối quan hệ nội tại giữa các yếu tố tài chính và các thông tin khác.

o            Thực hiện phân tích số ước tính, từ đó đánh giá khả năng có thể tồn tại các sai phạm tại các bộ phận, khoản mục được kiểm toán.

Câu 8: Trình bày các lưu ý cơ bản đối với KTV khi xét đoán và sử dụng các bằng chứng kiểm toán?

Lưu ý:

§ Một bằng chứng đảm bảo độ tin cậy có thể chưa là một bằng chứng thích hợp. Một bằng chứng kiểm toán thích hợp ngoài yêu cầu về độ tin cậy nó còn phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu kiểm toán cụ thể của KTV hay phù hợp với CSDL của các chỉ tiêu và bộ phận cấu thành trên BCTC.

§  Khi thu thập bằng chứng kiểm toán từ các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá về RRKS, KTV cần thu thập bằng chứng kiểm toán từ HTKT và HTKSNB về các phương diện:

o            Thiết kế:HTKT và HTKSNB của đơn vị phải được thiết kế một cách phù hợp và hiệu quả nhằm đảm bảo có thể ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu;

o            Hoạt động:HTKT và HTKSNB phải đảm bảo hoạt động có hiệu lực, tồn tại và hoạt động một cách hữu hiệu trong suốt thời kỳ xem xét.

Câu 9: Cơ sở dẫn liệu của BCTC là gì?Khi nói rằng 1 thông tin trên BCTC đảm bảo yếu tố dẫn liệu “ Sự hiện hữu”/Sự phát sinh/ sự tính toán, đánh giá/…..có nghĩa là gì?

 

1, Cơ sở dẫn liệu của BCTC là căn cứ của các khoản mục và thông tin trình bày trong BCTC do Giám đốc(hoặc người đứng đầu) đơn vị chịu trách nhiệm lập trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán quy định. Các căn cứ này phải được thể hiện rõ ràng hoặc có cơ sở đối với từng chỉ tiêu trong BCTC.

2, xem câu 2.

B-Câu hỏi trắc nghiệm:

1.b                    7.b                     13.b             19. về mọi khía cạnh

2.a                    8.a                      14.e           20. đánh giá mức độ thỏa mãn về KT

3.a                    9.b                      15.              21.thông qua việc xem xét cơ sở dữ

4.b                   10.b                     16.                    liệu của chúng

5.b                   11.b                     17.d

6.a                   12.a                      18.a

                

Chương 6

Hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát

Câu 1:Hệ thống kiểm soát nội bộ là gì?

Hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) bao gồm toàn bộ các chính sách, các bước kiểm soát và các thủ tục kiểm soát được thiếp lập nhằm mục đích quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị.

Tại sao KTV phải nghiên cứu đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán?

Kiểm toán viên (KTV) phải có đủ hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp và có hiệu quả.

Và việc nghiên cứu đánh giá hệ thống KSNB giúp KTV xác định mức độ tin cậy đối với hệ thống này, trên cơ sở đó để xác định hợp lý nội dung, phạm vi và thời gian cho các cuộc khảo sát cơ bản cần phải thực hiện.

Câu 2:Tại sao KTV không thể tin cậy tuyệt đối vào hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán cho dù nó có thể được tổ chức tốt?

Các quá trình kiểm soát chỉ có thể đám bảo hợp lí chứ không thể đảm bảo tuyệt đối cho các mục tiêu kiểm soát ở đơn vị trong đó có cả mục tiên lập BCTC trung thực, hợp lý bởi vì dù có được quan tâm thiết kế lý tưởng bao nhiêu chăng nữa nhưng bản thân nó vẫn chứa đựng những hạn chế cố hữu như là:

-        Yêu cầu thông thường là chi phí cho hệ thống kiểm soát nội bộ không được vượt quá những lợi ích mà hệ thống đó mang lại.

-       Phần lớn các thủ tục kiểm soát nội bộ thường được thiết lập cho các nghiệp vụ thường xuyên, lặp đi lặp lại hơn là các nghiệp vụ không thường xuyên.

-        Sai sót bởi con người thiếu chú ý, đãng trí khi thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, hoặc do không hiểu rõ yêu cầu công việc kiểm soát.

-        Khả năng hệ thống KSNB không phát hiện được sự thông đồng của thành viên trong ban quản lý hoặc nhân viên với những người khác trong hay ngoài đơn vị.

-        Khả năng người thực hiện kiểm soát lại lạm dụng quyền của mình.

-        Do thay đổi cơ chế và yêu cầu quản lý làm cho các thủ tục kiểm soát bị lạc hậu hoặc bị vi phạm

Câu 3:Để có được BCTC trung thực hợp lý, những mục tiêu chi tiết của KSNB đối với chúng là gì?

-        Các nghiệp vụ kinh tế ghi sổ phải có căn cứ hợp lý: tức là k cho phép ghi những nghiệp vụ k tồn tại or nghiệp vụ giả vào sổ kể toán và nhật ký.

-        Các nghiệp vụ kinh tế phải được phê chuẩn đúng đắn: nhằm kiểm soát tài sản, và do người có trách nhiệm phê chuẩn. nếu k đc phê chuẩn có thể dẫn đến lừa đảo và làm tổn thất tài sản.

-        Các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, các tài sản hiện có phải được ghi sổ đầy đủ và được tổng hợp trên các BCTC.

-        Các nghiệp vụ kinh tế, các tài sản hiện có phải được đánh giá và tính toán đúng đắn.

-        Các nghiệp vụ kinh tế phải được phân loại đúng đắn: bao gồm 1 hệ thống tài khoản thích hợp, qui định rõ ràng về nội dung và quan hệ đối ứng.

-        Các nghiệp vụ kinh tế phải được phản ánh kịp thời, đúng kỳ. Nếu ghi trước hay sau khi xảy ra sẽ làm tăng khả năng sai sót, khác kì sẽ làm sai lệch thông tin trên BCTC.

-        Các nghiệp vụ kinh tế phát được ghi đúng đắn vào các sổ chi tiết và phải được tổng hợp chính xác.

Câu 4: Hãy phân tích và làm rõ cơ cấu của hệ thống KSNB?

Cơ cấu của hệ thống KSNB cấu tạo bởi 3 bộ phận: Môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát.

* Môi trường kiểm soát: Môi trường kiểm soát phản ảnh“sắc thái”chung của đơn vị và thể hiện qua nhận thức, quan điểm và thái độ của người quản lý về vấn đề kiểm soát trong doanh nghiệp

-Môi trường kiểm soát baogồm những yếu tố ảnh hưởng có tính bao trùmđến việc thiết kế và vận hành của các quá trìnhKSNB (gồmhệ thống kế toán và các nguyên tắc,quy chế, thủ tục kiểm soát cụ thể).

Những yếu tố của môi trường kiểm soát: 

§  Đặc thù về quản lý;

§  Cơ cấu tổ chức;

§ Chính sách nhân sự;

§  Công tác kế hoạch;

§  Bộ phận kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ;

§  Các nhân tố bên ngoài…

* Hệ thống kế toán:Hệ thống kế toán trong các đơn vị bao gồm: 

§  Hệ thống chứng từ kế toán;

§  Hệ thống tài khoản kế toán;

§  Hệ thống sổ kế toán;

§  Hệ thống báo cáo kế toán

+ Hệ thống chứng từ kế toán:   

Yêu cầu đối với hệ thống chứng từ kế toán là phải đầy đủ để đảm bảo sự hợp lý là tất cả các tài sản, công nợ đã được kiểm soát đúng đắn và tất cả các nghiệp vụ kinh tế đều được ghi sổ đúng đắn và chính xác. Các nguyên tắc yêu cầu đối với chứng từ đó là:

 Chứng từ phải được đánh số liên tiếp;

 Chứng từ kế toán phải được lập kịp thời (ngay tại lúc phát sinh hoặc ngay sau đó càng sớm càng tốt);

 Chứng từ phải đơn giản để đảm bảo rõ ràng và dễ hiểu;

 Chứng từ phải được thiết kế cho nhiều công dụng và thể hiện tối đa mức độ kiểm soát nội bộ

  + Hệ thống tài khoản kế toán:

  Hệ thống tài khoản là cầu nối liên quan chặt chẽ giữa chứng từ kế toán và sổ kế toán. Trong hệ thống kiểm soát, hệ thống tài khoản có tác dụng kiểm soát luồng đi của các thông tin theo các nội dung đã được phân loại

  Đối với hệ thống kế toán tài chính (phục vụ cung cấp thông tin ra bên ngoài đơn vị) -> giúp phân loại và kiểm soát thông tin -> giúp cho số liệu các chỉ tiêu trên BCTC phản ánh đúng qui mô và bản chất của chúng

  Đối với hệ thống kế toán quản trị (phục vụ quản lý và điều hành nội bộ) -> giúp đơn vị thấy rõ luồng đi của thông tin tới từng đối tượng cụ thể của quản lý trên cơ sở đó có những quyết định kinh doanh đúng đắn

    Đối với hệ thống tài khoản, điều quan trọng là phải làm rõ nội dung phản ánh của các tài khoản và phải đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ kế toán.

+ Hệ thống sổ kế toán:

§  Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan của đơn vị được kiểm toán

     -> Hệ thống sổ kế toán sẽ giúp đơn vị kiểm soát được việc ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế (nghiệp vụ được ghi nhận phải đảm bảo có đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ, phản ánh đúng giá trị thích hợp theo quy định của chuẩn mực kế toán…) -> từ đó làm căn cứ lập BCTC được trung thực và hợp lý.

+ Hệ thống báo cáo kế toán:

Hệ thống báo cáo kế toán nói chung bao gồm các báo cáo tài chính (chủ yếu cung cấp thông tin cho bên ngoài đơn vị) và các báo cáo kế toán quản trị (chủ yếu cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ đơn vị

* Thủ tục kiểm soát:

+ Nguyên tắc kiểm soát:

§ Nguyên tắc Phân công, phân nhiệm;

§ Nguyên tắc Bất kiêm nhiệm;

§ Nguyên tắc Phê chuẩn, uỷ quyền

+ Thủ tục kiểm soát:

§  Kiểm soát trực tiếp

§  Kiểm soát tổng quát

- Kiểm soát trực tiếp:Kiểm soát trực tiếp:là các thủ tục, qui chế, quá trình kiểm soát được thiết lập nhằm trực tiếp đáp ứng các mục tiêu chi tiết của kiểm soát.

§  Kiểm soát bảo vệ tài sản và thông tin: là các biện pháp, qui chế kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và các thông tin trong đơn vị

§  Kiểm soát xử lý: chủ yếu là kiểm soát quá trình xử lý, ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế đảm bảo đúng đắn.

§  Kiểm soát quản lý (kiểm soát độc lập): là việc kiểm soát các hoạt động riêng lẻ do những nhân viên độc lập với những người thực hiện hoạt động đó tiến hành

- Kiểm soát tổng quát:Kiểm soát tổng quát:Là sự kiểm soát tổng thể đối với nhiều hệ thống, nhiều công việc khác nhau.

Trong môi trường tin học, kiểm soát tổng quát trước hết thuộc về chức năng kiểm soát của phòng điện toán. Đối với những đơn vị có sử dụng hệ thống vi tính, tin học trong công tác kế toán thì công việc kiểm soát cần sử dụng đến những chuyên gia có am hiểu về lĩnh vực máy tính, tin học

Câu 5: Nội dung và những thủ tục để đạt được sự hiểu biết về cơ cấu kiểm soát nội bộ?

·        Nội dung: Hiểu biết về cơ cấu kiểm soát nội bộ cần kiểu đầy đủ ở cả ba yếu tố của cơ cấu kiểm soát và trên cả hai phương diện là việc thiết kế các quá trình kiểm soát trong từng yếu tố và việc duy trì, vận hành chúng trong thực tế ở đơn vị

- Hiểu biết về môi trường kiểm soát: giúp KTV đánh giá nhận thức, quan tâm, sự quan tâm và hoạt động của hội đồng quản trị, ban giám đốc đơn vị đối với tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ. Bao gồm các nội dung:

+ Chức năng, nhiệm vụ của hội đồng quản trị, ban giám đốc và các phòng chức năng

+ Tư duy quản lí, phong cách điều hành của các thành viên hội đồng quản trị và ban giám đốc

+ Cơ cấu tổ chức và quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận trong cơ cấu đó.

+ Hệ thống kiểm soát của Ban quản lí, chuacs năng của kiểm toán nội bộ, các chính sách và thủ tục liên quan đến nhân sự và phân định trách nhiệm

- Ảnh hưởng từ bê ngoài đơn vị như chính sách của nhà nước, chỉ đạo của cấp trên…

- Hiểu biết về hệ thống kế toán:

+ Hệ thống chứng từ, tài khoản, và sổ kế toán để ghi chép, thoe dõi các nghiệp vụ kinh tế

+ Các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

+ Nguồn gốc và tính chất của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

+ Quy trình xử lí kế toán các nghiệp vụ kinh tế từ khi phát sinh đến khi chúng được hoàn thành và được tổng hợp trình bày trên BCTC

- Hiểu biết vầ các thủ tục kiểm soát:

+ Việc lập, kiểm tra, so sánh và phê duyệt các số kiệu và tài liệu lien quan đến đơn vị

+ Việc kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán, việc kiểm tra chương trình ứng dụng và môi trường tin học

+ Việ kiểm tra số liệu giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết

+ Việc kiểm tra và phê duyệt các chứng từ kế toán, tài liệu kế toán

+ Việc đối chiếu số liệu nội bộ với bển ngoài

+ Việc so sánh đối chiếu kết quả kiểm kê thực tế với số liệu trên sổ kế toán

+ Việc giới hạn việc tiếp cận trực tiếp với các tài sản và tài kiệu kế toán

+ Việc phân tích, so sánh giữa số liệu thực tế với dự toán kế hoạch.

- Các thủ tục để đạt được sự hiểu biết về kiểm soát nội bộ

+ Kinh nghiệm trước đây của KTV với khách hàng

+Tiếp xúc với nhân viên của đơn vị;

+Nghiên cứu những ghi chép, tài liệu của đơn vị về kiểm soát nội bộ;

+ Kiểm tra các chứng từ, sổ sách;

+Quan sát các mặt hoạt động và quá trình hoạt động của đơn vị.

* Tài liệu để chứng minh cho sự hiểu biết

- Mô tả tường thuật;

- Sơ đồ, lưu đồ

-Bảng câu hỏi.

Câu 6:

Hãy phân tích những đánh giá và quyết định sau khi đã đạt được sự hiểu biết về cơ cấu KSNB

Trả lời:

     Khi đã đạt được sự hiểu biết về cơ cấu kiểm soát nội bộ,và đủ cho việc lập kế hoạch kiểm toán thì có ba đánh giá và một quyết định đặc thù sau đây:

    *Đánh giá khả năng có thể kiểm toát được:

   -Việc đánh giá khả năng có thể kiểm toát được chủ yếu dựa vào 2 yếu tố chính:

      +Tính liêm chính của hội đồng quản trị.Bởi vì trong quá trình kiểm toán có thể có rất nhiều các thủ tục kiểm toán trên một chừng mực nào đó cần phải dựa vào các ý kiến và kiến nghị của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.

      +Tính đầy đủ của chứng từ,sổ sách kế toán.Sổ kế toán được xem là nguồn trực tiếp để cung cấp các bằng chứng kiểm toán đối với hầu hết các chỉ tiêu kiểm toán.

   -Trường hợp không thể kiểm toán được,cần tranh luận các tình huống với khách hàng và rút khỏi hợp đồng hoặc công bố một báo cáo kiểm toán từ chối.

    *Đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát dự trên sự hiểu biết đã thu thập được (đánh giá ban đầu):

    -Sau khi thu thập được sự hiểu biết về cách thiết kế và duy trì của cơ cấu kiểm soát nội bộ,KTV phải thực hiện ước lượng (đánh giá ban đầu) về rủi ro kiểm soát.

    -Sự ước lượng ban đầu được thực hiện cho từng mục tiêu kiểm soát nội bộ của từng loại nghiệp vụ kinh tế.

    -Việc diễn đạt các mức đánh giá này có diễn đạt theo cach chủ quan như cao,trung bình,hoặc thấp.Hoặc cũng có thể sử dụng hệ số xác suất như 0,3;0.5;1.0 v.v…để diễn tả mức độ rủi ro kiểm soát theo ước lượng của KTV.

    *Đánh giá khả năng một mức độ rủi ro kiểm soát thấp hơn có thể được chứng minh:

     Khi KTV tin rằng rủi ro kiểm soát thực tế có thể thấp hơn nhiều so với đánh giá ban đầu thì anh ta phải đánh giá xem liệu một mức độ rủi ro thấp hơn có được chứng minh hay không.Nếu KTV tin rằng một mức độ rủi ro thấp hơn sẽ được chứng minh thi các khảo sát kiểm soát cần phải được thực hiện,và nếu kết quả được chứng minh thì điều này rất cí lợi cho KTV trong việc điều chỉnh cho phép làm tăng rủi ro phát hiện và giảm phạm vi,quy mô các khảo sát cơ bản.

    *Quyết định mức đánh giá thích hợp về rủi ro kiểm soát để sử dụng:

     -Sau khi hoàn thành quá trình đánh giá ban đầu và xem xét khả năng có thể có một mức độ rủi ro thấp hơn được chứng minh thì KTV đang trong tình trạng phải xác định mức nào của rủi ro kiểm soát sẽ được sử dụng để lập kế hoạch kiểm toán.Đây là quyết định mang tính chất quyết định của kiểm toán.

Câu 7: Khái quát quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát

Qúa trình đánh giá rủi ro kiểm soát có thể được thực hiện qua 3 giai đoạn là:

* Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát: thực hiện thông qua các bước sau:

- Nhận diện các mục tiêu kiểm soát

- Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù

- Nhận diện và đánh giá các nhược điểm, trong đó:

+ Nhận diện các quá trình kiểm soát hiện có

+ Nhận diện sự vắng mặt của các quá trình kiểm soát chủ yếu

+ Xác định khả năng các sai phạm trọng yếu có thể xảy ra

+ Nghiên cứu khả năng của các quá trình kiểm soát bù trừ

- Đánh giá rủi ro kiểm soát

* Thử nghiệm ( khảo sát ) kiểm soát

* Đánh giá cuối cùng về rủi ro kiểm soát

Câu 8: Trình bày mục tiêu của kiểm toán viên trong việc nghiên cứu, đánh giá hiệu lực của KSNB trong từng giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kế hoạch kiểm toán.

Trả lời:

- Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp và có hiệu quả

- Để xác định mức độ tin cậy đối với hệ thống này trên cơ sở đó xác định hợp lý nội dung, phạm vi và thời gian cho các khảo sát cơ bản cần phải thực hiện.

-KTV đặc biệt quan tâm đến mục tiêu thứ 1 và 4 củaHTKSNB. Vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến tính trung thực hợp lý của BCTC-> ảnh hưởng đến mục tiêu đặc thù của KTV

9. Làm rõ mối liên hệ giữa những hạn chế cố hữu của hệ thống KSNB với rủi ro kiểm soát.

Những hạn chế cố hữu của HTKSNB

§ Yêu cầu thông thườnglà chi phí choHTKSNBk đc vượt quá những lợi ích mà hệ thống đó mang lại.

§ Phần lớn các thủ tụcKSNBthường được thiết lập cho các nghiệp vụ thường xuyên,lặp đi lặp lạihơn là các nghiệp vụ không thường xuyên.

§  Sai sót bởi con người thiếu chú ý, đãng tríkhi thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, hoặc do không hiểu rõ yêu cầu công việc kiểm soát;

§ Khả năngHTKSNBkhông phát hiện được sự thông đồng của thành viên trong ban quản lý hoặc nhân viên với những người kháctrong hay ngoài đơn vị.

§ Khả năng người thực hiện kiểm soát lại lạm dụng đặc quyền của mình;

§  Do thay đổi cơ chế và yêu cầu quản lý làm cho các thủ tục kiểm soát bị lạc hậu hoặc bị vi phạm

Mối liên hệ giữa những hạn chế cố hữu của hệ thống KSNB với RRKS:

Nếu HTKSNB hoạt động kém hiệu quả thì khả năng phát hiện gian lân, sai sót giảm đi, tức là khả năng RRKS tăng lên và ngược lại.

Với những hạn chế cố hữu đó và vì bản thân HTKSNB k thể vượt hơn sự đảm bảo hợp lý nên hầu hết các cuộc kiểm toán luôn có một mức RRKS

10. Trong khâu lập kế hoạch kiểm toán, nếu đánh giá HTKSNB tại đơn vị được kiểm toán có hiệu lực mạnh thì KTV dự kiến về các pp kiểm toán sẽ áp dụng như thế nào và tại sao

Nếu HTKSNB tại đơn vị được kiểm toán có hiệu lực mạnh thì RRKS thấp → gian lận , sai sót tồn tại trong DN ít nên đơn vị sẽ dự kiến thu hẹp phạm vi pp kiểm toán cơ bản, mở rộng pp kiểm toán tuân thủ

11.thế nào là RRPH? Thế nào là RRPh có thế chấp nhận được? Khi lập kế hoạch kiểm toán tại sao KTV cần dự kiến về RRPH?

RRPH: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên (và công ty kiểm toán) không phát hiện được.

RRPH có thể chấp nhận được: Là khả năng trong BCTC đã được kiểm toán còn chứa đựng những sai phạm mà những sai phạm này có thể chấp nhận được (sai sót có thể bỏ qua) chưa đến mức độ là những sai sót trọng yếu.

Khi lập kế hoạch kiểm toán tại sao KTV cần dự kiến về RRPH Vì RRPH hoàn toàn phụ thuộc vào công việc kiểm toán. Kết quả RRPH dự kiến là căn cứ để KTV dự kiến quy mô, phạm vi, khối lượng công việc cần kiểm toán thích hợp.

12. Khi RRTT và RRKS đều được đánh giá cao. Tại sao KTV cần dự kiến phải đạt được RR phát hiện ở mức độ thấp?

Vì mức độ RR phát hiện dự kiến luôn có quan hệ ngược chiều với mức độ RRTT và RRKS.

Mối quan hệ này được minh hoạ thông qua Ma trận rủi ro phát hiện do KTV dự kiến

          RRTT                                                                                 

RRKS

 

Cao

 

Trung bình

 

Thấp

Cao

Thấp nhất

Thấp

Trung bình

Trung bình

Thấp

Trung bình

Cao

Thấp

Trung bình

Cao

Cao nhất

TRẮC NGHIỆM

1. e

2.b

3.b

4.a

5. Môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát

6. d

7. c

8. d

9. b

10. b

11. b

12.a

13. quyết định mức thích hợp của RRKS phải sử dụng

14. b

Chương 7

Phương pháp kiểm toán và KT chọn mẫu trong công tác kiểm toán.

A: Câu hỏi tự luận:

 Câu 1 ( T302):Khái niệm, đặc trưng và điều kiện vận dụng:

+Phương pháp kiểm toán cơ bản( hay các bước kiểm nghiệm dựa vào số liệu):

K/n: Là phương pháp được thiết kế, sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán có liên quan đến số liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp.

Đặc trưng: Mọi thử nghiệm, phân tích, đánh giá của KTV đều dựa vào số liệu, thông tin, trong BCTC và do hệ thống kế toán cung cấp.

ĐK vận dụng: Phương pháp này được dùng cho mọi cuộc kiểm toán, tuy nhiên phạm vi và mức độ vận dụng lại tùy thuộc vào tính hiệu quả của HTKSNB của doanh nghiệp.

+Phương pháp kiểm toán tuân thủ:

    K/n: Là các thủ tục, kỹ thuật kiểm toán được thiết kế và sử dụng để thu thập các bằng chứng có liên quan đến tính thích hợp và hiệu quả của HTKSNB của doanh nghiệp.

    Đặc trưng: Mọi thử nghiệm phân tích, đánh giá và kiểm tra đều dựa vào quy chế KSNBdoanh nghiệp. Quy chế KSNB doanh nghiệp chỉ có hiệu lực và hiệu quả khi toàn bộ HTKSNB doanh nghiệp là mạnh và hiệu quả.

ĐK vận dụng:

Ö     Khách hàng kiểm toán là khách hàng truyền thống và HTKSNB doanh nghiệp phải mạnh, hiệu quả.

Ö      Đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp luôn tỏ ra trung thực, đáng tin cậy.

Ö      Qua kiểm tra nhiều năm, KTV không phát hiện các dấu vết về sai phạm nghiêm trọng.

ðHTKSNB mạnh -> rủi ro kiểm soát thấp -> Gian lận, sai sót tồn tại trong doanh nghiệp sẽ ít -> Công việc kiểm toán sẽ thuận lợi, khối lượng kiểm toán sẽ được giảm nhẹ.

ð Khi nghiên cứu HTKSNB của doanh nghiệp, KTV cần trả lời câu hỏi “ Liệu công việc kiểm toán có thể dựa vào HTKSNB của doanh nghiệp?”

Câu 2 (T302) Khái quát nội dung:

Phương pháp kiểm toán cơ bản:Gồm2 kỹ thuật kiểm toán cụ thể sau:

ð      Phân tích đánh giá tổng quát:Là việc xem xét số liệu trên BCTC thông qua mối quan hệ và những tỉ lệ giữa các chỉ tiêu trên BCTC.
Nội dung phân tích đánh giá tổng quát gồm :Phân tích xu hướng( phân tích ngang là phương pháp so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu) vàPhân tích tỷ suất( phân tích dọc là phương pháp dựa vào các mqh, những tỉ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục khác nhau để phân tích, đánh giá).

ð      Phương pháp kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản:Là kĩ thuật kiểm tra chi tiết việc ghi chép, hạch toán từng nghiệp vụ từ chứng từ vào sổ sách kế toán có liên quan; kiểm tra việc tính toán, tổng hợp số dư của từng tài khoản.
Nội dung:Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ: 
+ Khảo sát từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh ntn & được tính toán, đánh giá để ghi nhận vào sổ ra sao?
+Kiểm tra xem việc ghi chép nghiệp vụ vào sổ kế toán có liên quan có đầy đủ, đúng loại, đúng kỳ & cộng dồn, chuyển sổ đúng không?
               Kiểm tra chi tiết số dư tài khoản:

+Kiểm tra tính hiện hữu, quyền & nghĩa vụ, sự tính toán đánh giá, sự phân loại & tổng hợp, kiểm tra việc trình bày & công bố trên BCTC xem có phù hợp với chuẩn mực.

Phương pháp kiểm toán tuân thủ:Gồmkĩ thuật:

ð      Kĩ thuật điều tra hệ thống:Là việc kiểm tra chi tiết một loạt các nghiệp vụ cùng loại được theo dõi, ghi chép từ đầu đến cuối của 1 hệ thống để xem xét, đánh giá các bước kiểm soát áp dụng trong hệ thống đó của đơn vị được kiểm toán.

Việc thử nghiệm về hệ thống này giúp KTV đánh giá lại mức độ RRKS và thiết kế phương pháp kiểm toán tuân thủ qua đó điều chỉnh cả các thử nghiệm cơ bản.

ð      Các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát:Là các thử nghiệm tiến hành để thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của các quy chế KSNB và các bước kiểm soát được tiến hành làm cơ sở cho việc thiết kế phương pháp kiểm toán cơ bản.
Việc tiến hành hay không các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát phụ thuộc vào việc đánh giá lại RRKS sau khi áp dụng kỹ thuật kiểm tra hệ thống. Việc kiểm tra chỉ áp dụng đối với các loại kiểm soát có để lại dáu vết và bằng chứng (như kiểm soát độc lập, kiểm soát xử lý, kiểm soát bảo vệ tài sản) dựa vào các kỹ thuật như quan sát, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu và làm lại…

Câu 3 (T302):Phương pháp kiểm toán cơ bản &Phương pháp kiểm toán tuân thủđều là các phương pháp kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng. Tuy nhiên,phương pháp kiểm toán cơ bảnlà phương pháp được thiết kế, sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán có liên quan đến số liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp. Cònphương pháp kiểm toán tuân thủlà các thủ tục, kỹ thuật kiểm toán được thiết kế và sử dụng để thu thập các bằng chứng có liên quan đến tính thích hợp và hiệu quả của HTKSNB của doanh nghiệp.

Như vậymục đích của 2 phương pháp này là khác nhau nhưng chúng lại có mqh mật thiết với nhau trong suốt quá trình kiểm toán. Trong cùng một cuộc kiểm toán, khi RRKS được đánh giá là thấp, KTV áp dụng phương pháp kiểm toán tuân thủ trước, nhờ đó phương pháp kiểm toán cơ bản chỉ cần thực hiện trong phạm vi hẹp với thời gian và khối lượng kiểm toán giảm. Thật vậy, khi HTKSNB của doanh nghiệp tốt, để cuộc kiểm toán đạt hiệu quả thì KTV luôn phải kết hợp chặt chẽ giữa 2 phương pháp.

Câu 4 (T302):Khái quát tác dụng của kỹ thuật phân tích đánh giá tổng quát trong các giai đoạn của một quy trình kiểm toán.

+Giai đoạn lập kế hoạch:Giúp KTV nhìn nhận doanh nghiệp một cách toàn diện, nhanh chóng xác định được tính chất bất bình thường, xác định được phạm vi kiểm tra, nội dung cần đi sâu kiểm tra, và những vấn đề có khả năng xảy ra sai sót trọng yếu. Đồng thời, giúp KTV xác định được nd, thời gian, pvi sử dụng phương pháp kiểm toán khác, qua đó để lập được kế hoạch chi tiết với những nd, pvi cần thiết, thời gian biên chế và chi phí hợp lý.

+Giai đoạn thực hiện kiểm toán:Được coi như một kỹ thuật kiểm tra cơ bản để thu thập bằng chứng lq đến nghiệp vụ và số dư tài khoản.

+Giai đoạn kết thúc kiểm toán: Để có mức thỏa mãn trong kiểm toán càng cao và tăng thêm độ tin cậy cho KTV thì cần phải một lần nữa sd pppttquat về những thông tin cần được kiểm toán và bằng chứng thu thập được để củng cố thêm cho các bằng chứng và kết luận của KTV, kể cả việc thử lại khả năng tiếp tục hoạt động của DN trước khi KTV ký vào báo cáo kiểm toán.

 Câu 5:Khái niệm, mục đích, nội dung và ý nghĩa của việc thử nghiệm kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản:

a. khái niệm: là kỹ thuật kiểm tra chi tiết việc ghi chép, hach toán từng nghiệp vụ kinh tế từ chứng từ vào sổ kế toán có liên quan, kiểm tra việc tính toán tổng hợp số dư từng tài khoản

b.mục đích: nhằm thu thập các bằng chứng trực tiếp chứng minh cho mức độ tin cậy của các số liệu trên các tài liệu kế toán

c.nội dung: 2nd

kiểm tra chi tiết nghiệp vụ:

+ khảo sát các nghiệp vụ thực tế phát sinh như thế nào và được ghi nhận ra sao

+ xem xét kiểm tra việc ghi chép nghiệp vụ vào các sổ kế toán, việc chuyển sổ của từng chế đọ có đúng với chế độ, đúng phương pháp hay không, có được ghi chép đầy đủ hay bỏ sót, có đảm bảo chính xác về số liệu và đúng đắn về quan hệ đối ứng tài khoản, đúng hay sai kỳ…

kiểm tra chi tiết số dư tài khoản: nhằm tìm ra cơ sở dẫn liệu của số dư các tài khoản.

ND:

+ tính có thật (sự hiện hữu): số dư các tài khoản tại thời điểm lập BCTC trên cơ sở thực tế sự hiện hữu (tồn tại) của tài sản, công nợ và tình hình tài chính của doanh nghiệp

+ sự tính toán, đánh giá: số dư tài khoản được tính toán và đánh giá hợp lý

+ sự phân loai và tổng hợp: số dư tài khoản được phân loại và tổng hợp đúng đắn

+ sự trình bày khai báo đúng đắn: số dư tài khoản được trình bày và khai báo trên BCTC phù hợp với thông lệ chuẩn mực kế toán và nhất quán với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị

d. ý nghĩa:

phát hiện được những gian lận sai sót trong quá trình ghi chép và sử lý số liệu

khẳng định và tăng thêm độ tin cậy của những bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên thu thập được để từ đó mở rộng hay thu hẹp quy mô mẫu kiểm toán cần thủ nghiệm, từ đó xác định được mức thỏa mãn và đưa ra kết luận phù hợp

Câu 6:

Trong điều kiện RRTT được đánh giá là cao và RRKS được đánh giá là cao hay thấp có ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn phương pháp kiểm toán và phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán của KTV?

    TH1: RRTT được đánh giá là cao, RRKS được đánh giá là thấp

Khi đánh giá RRTT cao, tức là trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, mức độ sai phạm tiềm ẩn cao, khả năng trong BCTC tiềm ẩn nhiều gian lận sai sót, mà các thong tin trên BCTC chính là các số liệu kế toán. KTV phải thu thập các bằng chứng liên quan đến số liệu kế toán do KH cung cấp. Nên cần sử dụng phương pháp cơ bản.

Ngoài ra, RRKS được đánh giá là thấp. Khả năng hệ thống KSNB ngăn chặn được nhiều gian lận sai sót, có thể hy vọng dựa vào hệ thống KSNB để giảm bớt khối lượng công việc kiểm tra. Muốn chắc chắn dựa vào hệ thống KSNB phải sử dụng pp kiểm toán tuân thủ. Nếu sau khi chứng minh được hệ thống KSNB là mạnh, có hiệu quả thì KTV có thể thu hẹp được phạm vi kiểm toán, giảm bớt được khối lượng công việc kiểm toán. Như vậy, trong trường hợp RRTT cao, RRKS thấp, ta sử dụng cả 2 pp kiểm toán cơ bản và kiểm toán tuân thủ, phạm vi áp dụng không quá nhiều.

    TH2: RRTT được đánh giá là cao, RRKS được đánh giá là cao.

Khi đánh giá RRTT cao, tức là trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, mức độ sai phạm tiềm ẩn cao, khả năng trong BCTC tiềm ẩn nhiều gian lận sai sót, mà các thong tin trên BCTC chính là các số liệu kế toán. KTV phải thu thập các bằng chứng liên quan đến số liệu kế toán do KH cung cấp. Nên cần sử dụng phương pháp cơ bản.

Mà RRKS ở đây lại cao, tức là ta có thể hiểu hiệu lực của HTKSNB thấp, KTV không hy vọng dựa vào HTKSNB này, không cần thiết áp dụng pp kiểm toán tuân thủ. Như vậy trườn hợp này phải sử dụng phương pháp kiểm toán cơ bản với phạm vi kiểm toán là lớn nhất, rộng nhất, tức là kiểm tra số lượng nghiệp vụ nhiều, kiểm tra chi tiết từ đầu đến cuối các công đoạn liên quan đến 1 nghiệp vụ.

Câu 7:Trong điều kiện RRTT được đánh giá là thấp và RRKS được đánh giá là cao hay thấp có ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn phương pháp kiểm toán và phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán của KTV?

TH1: RRTT được đánh giá là thấp, RRKS được đánh giá là cao.

Khi đánh giá RRTT là thấp, tức là trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị chứa đựng mức độ sai phạm tiềm ẩn thấp, khả năng trong BCTC tồn tại ít sai sót, mà các thông tin trên BCTC chính là các số liệu kế toán. KTV phải thu thập các bằng chứng liên quan đến số liệu kế toán do KH cung cấp. Nên cần sử dụng phương pháp kiểm toán cơ bản.

RRKS được đánh giá là cao, tức là ta có thể hiểu hiệu lực của HTKSNB thấp, KTV không hy vọng dựa vào HTKSNB này, không cần thiết áp dụng pp kiểm toán tuân thủ. Như vậy trường hợp này phải sử dụng phương pháp kiểm toán cơ bản với phạm vi kiểm toán cũng khá nhiều.

TH1: RRTT được đánh giá là thấp, RRKS được đánh giá là thấp.

Khi đánh giá RRTT là thấp, tức là trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị chứa đựng mức độ sai phạm tiềm ẩn thấp, khả năng trong BCTC tồn tại ít sai sót, mà các thông tin trên BCTC chính là các số liệu kế toán. KTV phải thu thập các bằng chứng liên quan đến số liệu kế toán do KH cung cấp. Nên cần sử dụng phương pháp kiểm toán cơ bản. RRKS được đánh giá là thấp, khả năng hệ thống KSNB ngăn chặn được nhiều gian lận sai sót, có thể hy vọng dựa vào hệ thống KSNB để giảm bớt khối lượng công việc kiểm tra. Muốn chắc chắn dựa vào hệ thống KSNB phải sử dụng pp kiểm toán tuân thủ. Nếu sau khi chứng minh được hệ thống KSNB là mạnh, có hiệu quả thì KTV có thể thu hẹp được phạm vi kiểm toán, giảm bớt được khối lượng công việc kiểm toán. Như vậy, trong trường hợp RRTT thấp, RRKS thấp, ta sử dụng cả 2 pp kiểm toán cơ bản và kiểm toán tuân thủ, phạm vi áp dụng là ít nhất (hẹp nhất).

Câu 8:Làm rõ mối liên hệ hỗ trợ giữa pp tuân thủ và pp cơ bản?

    Pp kiểm toán tuân thủ là pp kiểm toán được thiết kế và sử dụng để thu thập các bằng chứng kiểm toán liên quan đến mức độ thích hợp và hiệu quả của HTKSNB của đơn vị được kiểm toán.

    Pp kiểm toán cơ bản là pp kiểm toán được thiết kế và sử dụng để nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán liên quan đến số liệu kế toán do hệ thống kế toán của doanh nghiệp xử lý và cung cấp.

    Kết quả của pp kiểm toán tuân thủ là bằng chứng dùng để đánh giá mức độ hiệu quả, hiệu lực của HTKSNB của đơn vị. Từ đó giúp cho KTV xác định phạm vi áp dụng pp kiểm toán cơ bản. Ví dụ, HTKSNB của đơn vị mạnh và hiệu quả thì KTV có thể tin tưởng vào HTKSNB của đơn vị. Khả năng tồn tại sai phạm trên BCTC của đơn vị là thấp hơn, do đó phạm vi áp dụng kiểm toán cơ bản nhằm phát hiện các sai phạm trọng yếu trên BCTC cũng thu hẹp hơn. Nhưng ngược lại, đánh giá HTKSNB của doanh nghiệp là kém hiệu quả thì KTV không tin tưởng vào HTKSNB này, khả năng tồn tại nhiều sai phạm trọng yếu trên BCTC, nên phạm vi áp dụng pp kiểm toán cơ bản phải lớn hơn. Từ đó có thể thấy, kết quả của pp kiểm toán tuân thủ là cơ sở để KTV xác định phạm vi áp dụng pp kiểm toán cơ bản.

Câu 9 (T303).Làm rõ mối liên hệ giữa hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ, mức độ thỏa mãn về kiểm soát                         

-       Nếu rủi ro kiểm soát khi lập kế hoạch kiểm toán được đánh giá là cao thì mức độ thỏa mãn về kiểm soát là thấp dẫn đến KTV sẽ không tin tưởng và sẽ không dựa vào hệ thống kiểm soát

-       Nếu rủi ro kiểm soát khi lập kế hoạch kiểm toán được đánh giá là thấp thì mức độ thỏa mãn về kiểm soát còn phụ thuộc vào kết quả đánh giá thực tế hiệu quả của hệ thống kiểm soát trong quá trình kiểm toán của kiểm toán viên.

Câu 10 (T303).Mối liên hệ giữa hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ ở đơn vị được kiểm toán với khối lượng kiểm toán của kiểm toán viên

-       Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp mạnh và hiệu quả thì rủi ro kiểm soát thấp dẫn đến công việc kiểm toán sẽ thuận lợi, khối lượng sẽ giảm nhẹ. Vì hệ thống kiểm soát mạnh thì rủi ro kiểm soát thấp dẫn đến gian lận và sai sót tồn tại trong doanh nghiệp sẽ ít đi.

-       Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp yếu thì rủi ro kiểm soát sẽ cao thì dẫn đến công việc kiểm toán sẽ gặp nhiều khó khăn và khối lượng kiểm toán chắc chắn sẽ nhiều hơn. Vì hệ thống kiểm soát yếu nên rủi ro kiểm soát cao thì gian lận và sai sót tồn tại trong doanh nghiệp sẽ nhiều.

Câu 11 (T303).Khái niệm mẫu kiểm toán, lí do cần phải kiểm toán trên cơ sở chọn mẫu

-       Mẫu kiểm toán: là một phần dữ liệu( mẫu) được lấy ra từ tổng thể (toàn bộ dữ liệu) để thực hiện các phép thử cơ bản và tuân thủ để đánh giá. Từ kết quả của mẫu kiểm toán suy ra kết quả của tổng thể. Do vậy, mẫu kiểm toán phải đảm bảo đầy đủ các chiêu thức và đặc trưng của tổng thể

-       Lý do cần phải kiểm toán trên cơ sở chọn mẫu

+       Kiểm toán viên không thể tìm kiếm một sự chính xác chắc chắn tuyệt đối của số học. vì báo cáo tài chính không thể phản ánh chính xác và tuyệt đối mọi hoạt đông của đơn vị

+       Dù kiểm toán toàn bộ thì kiểm toán viên vẫn không thể phát hiện hết các sai phạm, không thể đưa ra kết luận chính xác tuyệt đối

+       Nếu thực hiện kiểm toán toàn diện sẽ không hiệu quả vì sẽ gây lãng phí công sức, tiền bạc và thời gian.

+       Bằng chứng mà kiểm toán viên thu được trên mẫu kiểm toán không phải là duy nhất mà nó được bổ xung từ các nguồn khác nhau trong quá trình kiểm toán.

-       Khi tiến hành kiểm toán trên cơ sở chọn mẫu sẽ đáp ứng được yêu cầu kinh doanh kịp thời phục vụ cho việc quản lí, điều hành sản suất của chủ doanh nghiệp

Câu 12 (T303).Khái niệm rủi ro lấy mẫu, ngoài lấy mẫu và nguyên nhân của rủi ro

-       Rủi ro lấy mẫu: là khả năng kết luận của kiểm toán viên dựa trên kiển tra mẫu có thể khác với kết luận của kiểm toán viên đạt được nếu kiểm tra trên toàn bộ tổng thể với cùng một thủ tục

-       Rủi ro ngoài lấy mẫu: là rủi ro khi kiểm toán đi đến một kết luận sai vì các nguyên nhân không liên quan đến cỡ mẫu

-       Nguyên nhân của rủi ro:

+       Đánh giá không đúng về rủi ro tiềm tàng nghĩa là kiểm toán viên cho rằng có ít sao phạm trọng yếu trọng yếu trong quá trình kiêmt toán dẫn đến quy mô kiểm toán giảm

+       Đánh giá không đúng về rủi ro kiểm soát nghĩa là kiểm toán viên quá lạc quan về hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc ngăn chặn và sử lí kiệp thời các sai phạm nên họ có xu hướng giảm số lượng, quy mô mẫu kiểm toán cần thiết, kết quả là kiểm toán viên không phát hiện hết các sai phạm

+       Lựa chon thủ rục kiểm toán không thích hợp, và thực hiện công việc kiểm toán không hợp lí, nghĩa là kiểm toán viên có thể chọn những thử nghiệm kiểm toán không phù hợp với mục tiêu kiểm toán

®Như vậy kiểm toán viên có thể kiểm soát được rủi ro do chọn mẫu và có khả năng giảm rủi ro đó thông qua lập kế hoạch và giám sát việc thực hiên kế hoạch một cách chu đáo, đồng thời thực hiện các thủ tục kiểm toán chất lượng chặt chẽ.

Cau 13.Nêu khái niệm đặc điểm của mẫu thống kê và mẫu phi thống kê, chỉ ra nhung điểm khác biệt của 2 loại mẫu này?

Chỉ tiêu

Mẫu thống kê

Mẫu phi thống kê

Khái niệm

Là mẫu được sử dụng phương pháp toán học để tính toán các kết quả thống kê có tính hệ thống.

Cho phép KTV có thể dự kiến được các rủi ro cho mẫu kiểm toán bằng phương pháp toán học, từ đó tính được kích thước, cỡ mẫu để hạn chế rủi ro lấy mẫu ở mức KTV có thể dự đoán trước.

Là mẫu được chọn trên cơ sở xét đoán mang tính nghề nghiệp của KTV.

Đặc điểm

Các phần tử được lựa chọn một cách ngẫu nhiên vào mẫu.

Sử dụng lí thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết quả mẫu, bao gồm cả việc định lượng rủi ro lấy mẫu ( bằng các phương pháp toán học)

=>tính được cỡ mẫu cần thiết , hạn chế được các rủi ro lấy mẫu ở mức KTV đã dự đoán trước.

Không có 1 or cả 2 đặc điểm của mẫu thống kê.

KTV ko định lượng được rủi ro cho mẫu nên các kết luận được tiếp cận trên các tổng thể căn cứ phán đoán nhiều hơn.

Wd: chi phí ít, đơn gian nên được áp dụng rộng rãi trong kiểm toán hiện nay.

  

Câu 14.Thế nào là phương pháp chọn mẫu, kể tên các phương pháp chọn mẫu mà KTV có thể áp dụng?

K/n: là phương pháp lẫy mẫu sao cho mọi cá thể của quần thể nghiên cứu được lựa chonju một cách độc lập và có cơ hội ngang nhau.

Có 2 phương pháp chọn mẫu mà KTV có thể áp dụng:

-        Phương pháp chọn mẫu xác suất: các phần tử được lựa chọn ngẫu nhiên vào mẫu; sử dụng lí thuyết xác suất thống  kê để đánh giá kết quả mẫu , bao gồm cả việc định lượng rủi ro lấy mẫu.

-        Phương pháp chọn mẫu phi xác suất: là phương pháp không có một hoặc cả hai đặc điểm của phương pháp trên.

Câu 15.Kể tên các bước trong quy trình lấy mẫu thuộc tính?

Qui trình chọn mẫu thuộc tính là phương pháp thống kê để ước tính tỉ lệ của các phần tử trong tổng thể có chứa một đặc điểm hoặc một thuộc tính được quan tâm .

B1. Xác định mục tiêu thử nghiệm

B2. Xác định các thuộc tính và tình trạng lệch lạc

B3. Xác định tổng thể được chọn mẫu và đơn vị chọn mẫu

B4. Xác định tỉ lệ lẹch lạc cho phép và RR của việc đánh giá RRKS quá thấp.

B5. Ước đoán tỉ lệ lệch lạc có thể có của tổng thể.

B6. Xác định phương pháp lựa chọn các phần tử của mẫu.

B7. Xác định cỡ mẫu( kích thước mẫu)

B8. Thực hành lấy mẫu ( lựa chọn và kiểm tra các phần tử của mẫu)

B9. Đánh giá kết quả lấy mẫu kiểm toán

B10. Dẫn chứng bằng tài liệu qui trình lấy mẫu kiểm toán ( lập tài liệu về trình tự thủ tục lấy mẫu kiểm toán).

B: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan.


1.a

2.a

3.b

4.b

5.a

6.a

7.a

8.b

9.a

10.b

11.b

12.e

13.b + d

14. Phương pháp kiểm toán cơ bản được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán có liên quan đếnsố liệudo hệ thống kế toán xử lý và cung cấp.

15. Phương pháp kiểm toán tuân thủ được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán vềtính thích hợp và hiệu quảcủa HTKSNB.

16. RRTT được đánh giá là cao hơn thì phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán cơ bản sẽrộng hơn.

17. RRKS được đánh giá là cao hơn thì phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán cơ bản sẽrộng hơn.

18. HTKSNB có hiệu lực là cơ sở để KTV thu hẹp phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán căn bản.

19. Mức độ thỏa mãn về kiểm soát càng thấp thì phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán cơ bản càng rộng.

20. Phạm vi áp dụng kiểm toán cơ bản là rộng khi KTV đánh giáRRTT cao và RRKS thấp:RRKS cao và mức độ thỏa mãn về KS thấp.

21. Nội dung của phương pháp kiểm soát cơ bản bao gồm:Phân tích đánh giá tổng quát và thử nghiệm chi tiết về kiểm soát:Phân tích đánh giá tổng quát và thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư các tài khoản.

22. Thử nghiệm chi tiết về kiểm soát đem lại bằng chứng kiểm toán chứng minh tính hiệu lực và hiệu quả củahệ thống kế toán và quy chế kiểm soát:quy chế KSNB và các bước kiểm soát được tiến hành.

 

 

Chương 8

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ KIỂM TOÁN

8.1. Chuẩn bị cho cuộc kiểm toán

8.1.1. Xử lý thư mời và ký kết Hợp đồng kiểm toán (tiếp nhận khách hàng)

§  Tìm hiểu thông tin sơ bộ về khách hàng bằng việc trao đổi trực tiếp và cả việc tìm hiểu, thu thập thông tin từ các nguồn liên quan;

§   Xem xét về lý do mà khách hàng chọn và mời kiểm toán xem có hợp lý, thoả đáng hay không;       

§   Xem xét các yêu cầu của khách hàng trên các mặt chủ yếu như: mục tiêu kiểm toán; phạm vi kiểm toán; thời gian thực hiện và hình thức báo cáo.

§   Chuẩn bị các nội dung đàm phán và thực hiện việc đàm phán, ký kết hợp đồng kiểm toán với khách hàng.

(Trong HĐ kiểm toán thì cần chú ý về quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia HĐ, giá phí kiểm toán; Nội dung và cách thức hợp đồng kiểm toán phải tuân thủ CMKT số 210 – Hợp đồng kiểm toán)

8.1.2. Chuẩn bị nhân sự và phương tiện kiểm toán

Bao gồm các công việc chủ yếu sau:

§    Bố trí nhân sự (đặc biệt là trưởng nhóm) và phân công công việc cho tổ kiểm toán;

- Trưởng nhóm phải đảm bảo thích hợp với vị trí, yêu cầu, nội dung công việc, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp với cuộc kiểm toán cụ thể.

- Biên chế nhân sự nhóm kiểm toán phụ thuộc vào khối lượng công việc kiểm toán, yêu cầu thời gian và trình độ, năng lực của KTV.

§    Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện làm việc cho kiểm toán: giấy tờ làm việc, hồ sơ liên quan, thiết bị máy tính làm việc, kinh phí làm việc…

Các công việc này phải phù hợp với yêu cầu từng cuộc kiểm toán cụ thể.

8.2. Tổ chức quá trình kiểm toán

8.2.1. Tổ chức lập kế hoạch kiểm toán

§  Mục đích của việc lập kế hoạch

-        Trợ giúp cho công việc kiểm toán tiến hành đúng thời gian, có chất lượng và hiệu quả.

-        Trợ giúp cho việc kiểm tra hoạt động kiểm toán.

§    Nội dung cơ bản cần được thể hiện trong kế hoạch

-       Những thông tin cần được kiểm toán viên thu thập

-        Mục đích kiểm toán BCTC nói chung và từng bộ phận nói riêng

-        Mức độ trọng yếu và rủi ro kiểm toán

-        Nội dung và phạm vi cần kiểm toán

-       Phương pháp và thủ tục kiểm toán

-        Thời gian, nhân sự và chi phí kiểm toán

-        Các điều kiện phục vụ cho việc kiểm toán

§    Yêu cầu của việc lập kế hoạch

-       KHKT phải được lập riêng cho từng cuộc kiểm toán

-       KHKT đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn.

-       KHKT sẽ thay đổi theo quy mô, tính chất phức tạp cũng như kinh nghiệm và sự hiểu biết của KTV về đơn vị được kiểm toán.

-        KTV phải có đủ hiểu biết về đơn vị được kiểm toán

§    Tác dụng của việc lập kế hoạch

Kế hoạch kiểm toán càng khoa học, sát thực, chặt chẽ, đầy đủ, chi tiết, cụ thể thì hiệu quả và chất lượng kiểm toán càng cao. Kế hoạch kiểm toán thích hợp sẽ giúp kiểm toán viên, cụ thể:

-        Xác định được các vấn đề trọng tâm cần chú ý, những điểm mấu chốt, quan trọng và khái quát hết các khía cạnh trọng yếu, rủi ro của một cuộc kiểm toán, những bộ phận có thể rủi ro để tránh sai sót và hoàn tất công việc nhanh chóng.

-       Giúp KTV thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xác đáng về các BCTC, từ đó hạn chế những sai sót, nâng cao hiệu quả công việc.

-        Xác định được thời gian, biên chế, chi phí, nội dung, phương pháp kiểm toán cần thiết.

-       Giúp việc phân công công việc giữa các KTV và trợ lý kiểm toán trong đoàn một cách hợp lý và hiệu quả: đảm bảo phối hợp tốt, hạn chế bất đồng, chồng chéo, trùng lắp. Sử dụng hiệu quả tư liệu của các chuyên gia hay kiểm toán viên khác.

-        Kế hoạch kiểm toán thích hợp là căn cứ để công ty kiểm toán hạn chế những bất đồng với khách hàng vì kế hoạch đã thống nhất giữa KTV với khách hàng về nội dung công việc, thời gian thực hiện cũng như trách nhiệm pháp lý của mỗi bên.

-        Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã được lập, KTV có thể kiểm soát và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán đã và đang thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán.

* Sản phẩm của việc lập kế hoạch

Trong kiểm toán BCTC, các doanh nghiệp kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán thường bao gồm 3 cấp độ sau:

§    Kế hoạch chiến lược

§    Kế hoạch kiểm toán tổng thể

§   Chương trình kiểm toán

a. Kế hoạch chiến lược

- Khái niệm:

Theo chuẩn mực 300- Lập kế hoạch:Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của một cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.

->Kế hoạch chiến lược vạch ra mục tiêu, định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm, phương pháp tiếp cận và tiến trình của cuộc kiểm toán

-Tính chất bắt buộc:Không mang tính chất bắt buộc

- Nội dung chủ yếu

+ Tóm tắt những thông tin cơ bản về tình hình kinh doanh của khách hàng.

+ Những vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán áp dụng….

+ Đáng giá ban đầu về Rủi ro tiềm tàng và Rủi ro kiểm soát

+ Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

+ Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp kiểm toán chủ yếu khi thực hiện.

+ Dự kiến nhóm trưởng, thời gian bắt đầu và kết thúc cuộc kiểm toán.

+ Xác định rõ các chuyên gia cần phối hợp và tư vấn cần thiết, như: Chuyên gia pháp luật; Chuyên gia kỹ thuật; Kiểm toán viên nội bộ; Kiểm toán viên khác; các chuyên gia chuyên ngành khác….

+ Một số các điều kiện cần thiết khác như các tài liệu liên quan cần thiết, đi lại, chỗ ăn nghỉ, xử lý quan hệ với các cơ quan chức năng liên quan trước trong và sau kiểm toán …….

- Người lập:Công việc lập kế hoạch chiến lược thườngdo người phụ trách cuộc kiểm toán đảm nhận(Chủ nhiệm kiểm toán/KTV chính) và được Giám đốc (hoặc người đứng đầu) công ty kiểm toán phê duyệt.

- Điều kiện lập

Các cuộc kiểm toán lớn về qui mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính của nhiều năm phải lập kế hoạch chiến lược.

+ Quy mô lớn: Cuộc kiểm toán lớn về qui mô là cuộc kiểm toán BCTC tổng hợp (hoặc BCTC hợp nhất) của Tổng Công ty, trong đó có nhiều công ty, đơn vị trực thuộc cùng loại hình hoặc khác loại hình kinh doanh.

+ Tính chất phức tạp: Cuộc kiểm toán có tính chất phức tạp là cuộc kiểm toán có dấu hiệu tranh chấp, kiện tụng hoặc nhiều hoạt động mới mà kiểm toán viên và công ty kiểm toán chưa có nhiều kinh nghiệm.

+ Địa bàn rộng: Cuộc kiểm toán địa bàn rộng là cuộc kiểm toán của đơn vị có nhiều đơn vị cấp dưới nằm trên nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, kể cả chi nhánh ở nước ngoài.

+ Kiểm toán BCTC của nhiều năm: Kiểm toán BCTC nhiều năm là khi công ty kiểm toán ký hợp đồng kiểm toán cho một số năm tài chính liên tục.

- Tác dụng

Kế hoạch chiến lược là cơ sở lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, là cơ sở chỉ đạo thực hiện và soát xét kết quả cuộc kiểm toán.

- Các khía cạnh cần tìm hiểu để lập KHCL

§ Quy mô và địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

§ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, tính chất ngành nghề, các loại sản phẩm lao vụ, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp trên thị trường, xác định mức độ rủi ro tiềm tàng.

§ Môi trường kiểm soát, hoạt động của bộ phận quản lý doanh nghiệp đặc biệt là trình độ, năng lực, kinh nghiệm, quá trình đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là người đứng đầu.

§ Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp và đặc điểm tính chất công tác kế toán của doanh nghiệp.

§  Các chính sách chế độ mà doanh nghiệp áp dụng, những nội quy, quy định mà doanh nghiệp đề ra và mức độ hiệu lực, tin cậy của chúng.

§  Tình trạng tài chính và các quan hệ kinh tế của doanh nghiệp.

§  Quá trình thành lập, các điều kiện hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.

§ Những thuận lợi, khó khăn và những phương án để khắc phục khó khăn của doanh nghiệp.

- Phương pháp để tìm hiểu những khía cạnh đó

•      Đọc các báo cáo tổng kết của đơn vị tại đại hội cổ đông, hội đồng quản trị và các hội nghị quan trọng khác năm nay và nhiều năm trước.

•      Đọc các BCTC, các báo cáo kiểm toán độc lập và báo cáo kiểm toán nội bộ của năm nay và các năm trước.

•      Xem xét các ghi chép kế toán và ghi chép nội bộ của doanh nghiệp.

•      Xem xét nhật ký kinh doanh, nhật ký công tác của các bộ phận.

•      Trực tiếp thảo luận với các nhà quản lý, cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn về những lĩnh vực cần thiết.

•     Nghiên cứu quy chế kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp cũng như các văn bản, các quy định nội bộ cùng với các tài liệu, các thông tin có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kiểm toán của kiểm toán viên.

•      Xem xét các yếu tố thuận lợi, khó khăn và những văn bản chính sách chế độ có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, KTV còn có thể thu thập thông tin bằng cách thu thập tài liệu của các bên khác, các cơ quan, các tạp chí của ngành có liên quan đến hoạt động của đơn vị; các ý kiến đánh giá của các kiểm toán viên trước đó, các thông tin từ các nguồn khác cung cấp...

b.KẾ HOẠCH TỔNG THỂ

- Khái niệm

Theo chuẩn mực 300-Kế hoạch kiểm toán: Kế hoạch kiểm toán tổng thể là việc cụ thể hoá kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán.

- Tính chất bắt buộc: Kế hoạch kiểm toán tổng thểđược lập cho mọi cuộc kiểm toán

- Nội dung chủ yếu của KHKT tổng thể

+ Tình hình về hoạt động, kinh doanh của đơn vị được kiểm toán

+ Tình hình về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ:

+ Kết quả đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu ban đầu của Kiểm toán viên.

+ Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán:

+ Sự phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra:

+ Các vấn đề khác và những yêu cầu cụ thể:

+ Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể.

- Người lập : Kế hoạch kiểm toán tổng thểdo các trưởng nhóm kiểm toán lập

- Tác dụng: Kế hoạch kiểm toán tổng thể là cơ sở để lập chương trình kiểm toán

c.CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN

- Khái niệm

Theo chuẩn mực 300-Kế hoạch kiểm toán “Chương trình kiểm toán làtoàn bộ những chỉ dẫncho kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán vàlà phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tratình hình thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm toánchỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tínhcần thiết cho từng phần hành”

- Tính chất bắt buộc

Chương trình kiểm toán được lập và thực hiệncho mọi cuộc kiểm toán

- Nội dung chủ yếu

Chương trình kiểm toán cần thể hiện rõ những nội dung sau:

+ Các thủ tục kiểm toán cụ thể: thủ tục kiểm toán nào được áp dụng: thủ tục cơ bản, thủ tục kiểm soát.

+ Phạm vi: Bao nhiêu phần tử (quy mô mẫu) và những phần tử nào được lựa chọn để áp dụng thủ tục kiểm toán đã được xác định

+ Lịch trình: Khi nào áp dụng các thủ tục kiểm toán đã được lựa chọn (trong kỳ hay sau ngày kết thúc niên độ kế toán)

+ Sự phối kết hợp giữa KTV với các trợ lý và với các chuyên gia và với khách hàng-> đảm bảo mọi bước kiểm toán được thực hiện trôi chảy, linh hoạt, nhuần nhuyễn; tránh trùng lắp, chờ đợi.

- Người lập

Từng KTV được phân công tham gia kiểm toán sẽ soạn thảo chương trình kiểm toán cụ thể cho từng TK, thông tin tài chính được phân công đảm nhận

- Thảo luận với khách hàng và hoàn chỉnh kế hoạch kiểm toán

    Kiểm toán viên và công ty kiểm toán có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán. Để lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên có quyền thảo luận với kiểm toán viên nội bộ, Giám đốc và các nhân viên của đơn vị được kiểm toán về những vấn đề liên quan đến kế hoạch và thủ tục kiếm toán nhằm nâng caochất lượng và hiệu quảcông việc kiểm toán.

8.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán

- Tổ chức thực hiện các khảo sát kiểm soát 

- Thực hiện các khảo sát cơ bản      

a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC KHẢO SÁT KIỂM SOÁT

- Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV phải thực hiện thêm các thủ tục khảo sát về kiểm soát để thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp về sự thiết kế và vận hành của các qui chế KSNB, đánh giá mức độ RRKS để làm cơ sở cho việc lựa chọn phạm vi, nội dung cần thực hiện các khảo sát cơ bản, đặc biệt là các thử nghiệm chi tiết.

- Các thủ tục về kiểm soát cụ thể bao gồm: Kỹ thuật điều tra hệ thống và khảo sát chi tiết đối với kiểm soát (đã học ở chương 7)

- Nếu các bằng chứng kiểm toán thu thập được từ các thủ tục khảo sát kiểm soát trên chứng tỏ sự đầy đủ và hợp lý của các bước kiểm soát, sự hoạt động thường xuyên, liên tục và có hiệu quả của các qui chế KSNB thì sẽ cho phép KTV quyết định thu hẹp phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản và ngược lại.

b.TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC KHẢO SÁT CƠ BẢN

Khảo sát cơ bản bao gồm 2 kỹ thuật là: Phân tích, đánh giá tổng quát và Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và về số dư tài khoản (Xem chương 7)

Kỹ thuật phân tích, đánh giá tổng quát (với 2 kỹ thuật cụ thể: phân tích ngang và phân tích dọc) được sử dụng chủ yếu để phát hiện, xác định những biến động không bình thường của thông tin tài chính từ đó khoanh vùng trọng tâm, trọng điểm cần tập trung đi sâu kiểm toán.

Kỹ thuật kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và về số dư tài khoản sử dụng chủ yếu để thu thập các bằng chứng cụ thể về quá trình hạch toán từng loại nghiệp vụ và tính toán tổng hợp số dư từng tài khoản làm cơ sở xác nhận cho số liệu tương ứng đã trình bày trên BCTC.

8.2.3. Tổ chức hoàn tất kết quả kiểm toán

- Lập Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý

     + Thủ tục lập báo cáo kiểm toán   

     + Thủ tục soạn thư quản lý

- Hoàn tất công việc kiểm toán

     + Giải quyết các sự kiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán     

     + Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý.

a.Lập Báo cáo kiểm toán

Khi lập BCKT, KTV cần phải kiểm tra, soát xét và đảm bảo các khía cạnh sau:

a.    Các BCTC lập ra có phù hợp với các thông lệ, nguyên tắc và chuẩn mực kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận hay không.

b.   Các thông tin tài chính có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính trên các mặt trọng yếu hay không.

c.    Các thông tin tài chính có phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành không.

d.  Toàn cảnh các thông tin tài chính của doanh nghiệp có nhất quán với các hiểu biết của KTV về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay không.

    Cần lưu ý: để có kết luận thỏa đáng, KTV cần kết hợp xem xét giả định hoạt động liên tục có được thể hiện phù hợp trên BCTC được kiểm toán hay không?

Xem xét giả định hoạt động liên tục

    Đoạn 08 – VSA 570: KTV và công ty kiểm toán phải có trách nhiệmxem xét tính hợp lýcủa giả định hoạt động liên tục mà đơn vị được kiểm toán đã sử dụng khi lập và trình bày BCTC và xem xét các yếu tố không chắc chắn trọng yếu nào có liên quan tới khả năng hoạt động liên tục của đơn vị cần phải được trình bày đầy đủ trên BCTC.

    Trong quá trình kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán phải cân nhắc đến các sự kiện hoặc điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị như:

n Dấu hiệu về mặt tài chính

n Dấu hiệu về mặt hoạt động

n Các dấu hiệu khác

Tùy thuộc vào kết quả kiểm toán cụ thể mà ý kiến nhận xét của KTV đưa ra thuộc một trong bốn loại ý kiến và tương ứng là 4 loại báo cáo kiểm toán được KTV và công ty kiểm toán lập ra:

§  Báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần

§  Báo cáo kiểm toán dạng ngoại trừ

§  Báo cáo kiểm toán dạng từ chối

§  Báo cáo kiểm toán dạng không chấp nhận.

Thư quản lý

§  Bên cạnh việc lập Báo cáo kiểm toán, KTV còn lập cả thư quản lý để gửi cho các nhà quản lý đơn vị được kiểm toán để cung cấp những thông tin và những khuyến cáo mà KTV cho là cần thiết.

§  Mục đích là giúp đơn vị được kiểm toán chấn chỉnh công tác quản lý, công tác tài chính, kế toán; xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống KSNB.

§  Nội dung “Thư quản lý” chủ yếu mô tả về từng sự kiện cụ thể mà KTV cho là cần thiết gồm: Thực trạng về công tác quản lý tài chính, kế toán, về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của đơn vị; khả năng rủi ro; kiến nghị của KTV và ý kiến của người quản lý liên quan đến sự kiện đó.

b.Hoàn tất kết quả kiểm toán

§ Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán: Sắp xếp lại các giấy tờ, tài liệu liên quan đến cuộc kiểm toán.

§  Giải quyết các sự kiện phát sinh sau ngày ký báo cáo kiểm toán: Các sự kiện từ khi lập BCTC đến khi phát hành báo cáo kiểm toán

Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập BCTC: Là những sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày khoá sổ kế toán lập BCTC để kiểm toán đến ngày ký báo cáo kiểm toán; và những sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán. Các sự kiện này có thể chia thành hai loại:

§  Các sự kiện cung cấp những thông tin bổ sung liên quan đến các sự việc đã xảy ra trước ngày kết thúc niên độ kế toán.

§  Các sự kiện mới phát sinh liên quan đến các sự việc xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán

Các sự kiện phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán

§  Kiểm toán viên phải xây dựng và thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác định tất cả những sự kiện đã phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán xét thấy có thể ảnh hưởng đến BCTC, và phải yêu cầu đơn vị điều chỉnh hoặc thuyết minh trong BCTC.

§  Khi nhận thấy các sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán lập BCTC có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì kiểm toán viên phải xác định xem các sự kiện này có được tính toán đúng đắn và trình bày thích hợp trong BCTC đã được kiểm toán hay không.

Các sự kiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày phát hành BCTC (và báo cáo kiểm toán)

§  Kiểm toán viên không bắt buộc phải áp dụng các thủ tục hoặc phải xem xét những vấn đề có liên quan đến BCTC sau ngày ký báo cáo kiểm toán

§  Đơn vị được kiểm toán phải có trách nhiệm thông báo cho KTV về các sự kiện đã xảy ra trong khoảng thời gian từ sau ngày ký báo cáo kiểm toán đến ngày công bố BCTC có thể ảnh hưởng đến BCTC đã được kiểm toán.

§ Trường hợp KTV được thông báo, KTV cần kiểm tra lại và xem xét, đánh giá ảnh hưởng của các sự kiện đến BCTC và đến ý kiến nhận xét của KTV.

    KTV phải cân nhắc xem đơn vị có nên sửa lại BCTC và báo cáo kiểm toán hay không và cần thảo luận vấn đề này với các nhà quản lý đơn vị để có những biện pháp phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.

          Các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành BCTC

i.           Sau ngày công bố báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên không bắt buộc phải xem xét, kiểm tra bất cứ số liệu hay sự kiện nào có liên quan đến báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

ii.           Tuy nhiên, nếu sau khi BCTC đã phát hành, nếu KTV nhận thấy có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến BCTC đã được kiểm toánmà trước khi ký báo cáo kiểm toán chưa phát hiện racần phải sửa đổi báo cáo kiểm toán thì kiểm toán viên phải thảo luận vấn đề này với Giám đốc đơn vị được kiểm toán và có những biện pháp thích hợp tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.

8.3. Tổ chức giấy tờ và hồ sơ kiểm toán

8.3.1 Tổ chức giấy tờ làm việc

    Giấy tờ làm việc: chủ yếu là các giấy tờ làm việc hàng ngày của các thành viên trong nhóm kiểm toán như mẫu giấy làm việc, mẫu tổng hợp, phân tích…

8.3.2 Tổ chức hồ sơ kiểm toán

     - Tập hợp, phân loại, sắp xếp các tài liệu liên quan đến cuộc kiểm toán theo những yêu cầu lưu trữ, sử dụng và phù hợp với qui định của nghề nghiệp.

     - Lưu trữ hồ sơ: Hồ sơ kiểm toán chung, Hồ sơ kiểm toán năm.

8.4. Kiểm soát chất lượng hoạt động KT

nKiểm soát từ tổ chức nghề nghiệp

-       Phương thức tiến hành: tổ chức bộ phận kiểm tra, đánh giá; tổ chức kiểm tra chéo…

-        Nội dung kiểm soát

nKiểm soát từ nội bộ công ty kiểm toán

-       Phương thức tiến hành: Thông thường, doanh nghiệp kiểm toán tổ chức soát xét chất lượng đối với KTV và cuộc kiểm toán ngay trong suốt quá trình cuộc kiểm toán diễn ra.

-        Nội dung kiểm soát

Tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng (kiểm soát từ bên ngoài)

-        Tính độc lập, trung thực và khách quan

-       Trình độ chuyên môn và phân công

-       Năng lực tư vấn

-        Vấn đề tuyển dụng nhân viên

-       Chính sách đề bạt

-        Tiếp nhận và duy trì khách hàng

-       Công việc kiểm tra đối với hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán

A.Câu hỏi tự luận

1.   Làm rõ những công việc chủ yếu của KTV trong bước chuẩn bị kiểm toán?

Trả lời: Những công việc chủ yếu của KTV trong bước chuẩn bị kiểm toán bao gồm:

+Xử lý thư mời và ký kết Hợp đồng kiểm toán (tiếp nhận khách hàng)

     + Chuẩn bị nhân sự và phương tiện kiểm toán

* Xử lý thư mời và kí kết hợp đồng kiểm toán:

§    Tìm hiểu thông tin sơ bộ về khách hàng bằng việc trao đổi trực tiếp và cả việc tìm hiểu, thu thập thông tin từ các nguồn liên quan;

§   Xem xét về lý do mà khách hàng chọn và mời kiểm toán xem có hợp lý, thoả đáng hay không;       

§   Xem xét các yêu cầu của khách hàng trên các mặt chủ yếu như: mục tiêu kiểm toán; phạm vi kiểm toán; thời gian thực hiện và hình thức báo cáo.

§   Chuẩn bị các nội dung đàm phán và thực hiện việc đàm phán, ký kết hợp đồng kiểm toán với khách hàng.

(Trong HĐ kiểm toán thì cần chú ý về quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia HĐ, giá phí kiểm toán; Nội dung và cách thức hợp đồng kiểm toán phải tuân thủ CMKT số 210 – Hợp đồng kiểm toán)

*Chuẩn bị nhân sự và phương tiện kiểm toán

Bao gồm các công việc chủ yếu sau:

§  Bố trí nhân sự (đặc biệt là trưởng nhóm) và phân công công việc cho tổ kiểm toán;

     - Trưởng nhóm phải đảm bảo thích hợp với vị trí, yêu cầu, nội dung công việc, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp với cuộc kiểm toán cụ thể.

     - Biên chế nhân sự nhóm kiểm toán phụ thuộc vào khối lượng công việc kiểm toán, yêu cầu thời gian và trình độ, năng lực của KTV.

§ Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện làm việc cho kiểm toán: giấy tờ làm việc, hồ sơ liên quan, thiết bị máy tính làm việc, kinh phí làm việc…

Các công việc này phải phù hợp với yêu cầu từng cuộc kiểm toán cụ thể.

Câu 2: Các bước công việc trong tổ chức một cuộc kiểm toán BCTC từ sau khi doanh nghiệp kiểm toán đã kí kết hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán?

Trả lời: Các bước công việc của một cuộc kiểm toán BCTC thông thường có thể chia thành ba bước sau đây:

-        Lập kế hoạch kiểm toán

-       Thực hiện kế hoạch kiểm toán

-       Hoàn tất kết quả kiểm toán

Câu 3: Nội dung các công việc trong khâu lập kế hoạch kiểm toán tổng thể?

Trả lời: khái niệm kế hoạch kiểm toán tổng thể

Theo chuẩn mực 300-Kế hoạch kiểm toán:Kế hoạch kiểm toán tổng thể là việc cụ thể hoá kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán

* Nội dung các công việc trong khâu lập kế hoạch kiểm toán tổng thể:

1. Tình hình về hoạt động, kinh doanh của đơn vị được kiểm toán

2. Tình hình về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ:

3. Kết quả đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu ban đầu của Kiểm toán viên.

4. Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán:

5. Sự phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra:

6. Các vấn đề khác và những yêu cầu cụ thể:

7. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể.

Câu 4: Nội dung các công việc trong khâu soạn thảo chương trình kiểm toán đối với từng loại nghiệp vụ và từng số dư tài khoản?

Trả lời:

Khái niệm chương trình kiểm toán:Theo chuẩn mực 300-Kế hoạch kiểm toán “Chương trình kiểm toán làtoàn bộ những chỉ dẫncho kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tratình hình thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm toánchỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tínhcần thiết cho từng phần hành”

Nội dung chủ yếu

Chương trình kiểm toán cần thể hiện rõ những nội dung sau:

+ Các thủ tục kiểm toán cụ thể: thủ tục kiểm toán nào được áp dụng: thủ tục cơ bản, thủ tục kiểm soát.

+ Phạm vi: Bao nhiêu phần tử (quy mô mẫu) và những phần tử nào được lựa chọn để áp dụng thủ tục kiểm toán đã được xác định

+ Lịch trình: Khi nào áp dụng các thủ tục kiểm toán đã được lựa chọn (trong kỳ hay sau ngày kết thúc niên độ kế toán)

+ Sự phối kết hợp giữa KTV với các trợ lý và với các chuyên gia và với khách hàng-> đảm bảo mọi bước kiểm toán được thực hiện trôi chảy, linh hoạt, nhuần nhuyễn; tránh trùng lắp, chờ đợi.

Câu 5: Tại sao cần thiết nghiên cứu, đánh giá hệ thống kế toán và các quy chế kiểm soát nội bộ trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán? Nội dung công việc và phạm vi trọng tâm của công việc?

Trả lời: Bởi vì thực hiện các thủ tục khảo sát này nhằm để thu thập bằng chứng cho việc xét đoán, đánh giá đối với các cơ sở dẫn liệu của các bộ phận trên BCTC (các thông tin tài chính).

Nội dung công việc

Câu 8: Các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán ? sau ngày kí báo cáo kiểm toán? Nguyên tắc chung và phạm vi trách nhiệm của KTV về giải quyết các sự kiện sau ngày kí báo cáo kiểm toán?

Trả lời: Các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán:

* Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập BCTC: Là những sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày khoá sổ kế toán lập BCTC để kiểm toán đến ngày ký báo cáo kiểm toán; và những sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán. Các sự kiện này có thể chia thành hai loại:

   +Các sự kiện cung cấp những thông tin bổ sung liên quan đến các sự việc đã xảy ra trước ngày kết thúc niên độ kế toán.

   +Các sự kiện mới phát sinh liên quan đến các sự việc xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán

* Nguyên tắc chung và phạm vi trách nhiệm của KTV về giải quyết các sự kiện sau ngày kí báo cáo kiểm toán:

+ Kiểm toán viên không bắt buộc phải áp dụng các thủ tục hoặc phải xem xét những vấn đề có liên quan đến BCTC sau ngày ký báo cáo kiểm toán

+ Đơn vị được kiểm toán phải có trách nhiệm thông báo cho KTV về các sự kiện đã xảy ra trong khoảng thời gian từ sau ngày ký báo cáo kiểm toán đến ngày công bố BCTC có thể ảnh hưởng đến BCTC đã được kiểm toán.

+ Trường hợp KTV được thông báo, KTV cần kiểm tra lại và xem xét, đánh giá ảnh hưởng của các sự kiện đến BCTC và đến ý kiến nhận xét của KTV.

+ KTV phải cân nhắc xem đơn vị có nên sửa lại BCTC và báo cáo kiểm toán hay không và cần thảo luận vấn đề này với các nhà quản lý đơn vị để có những biện pháp phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.

Câu 9: Các kĩ thuật của khảo sát cơ bản áp dụng trong thực hiện KHKT BCTC? Mục tiêu áp dụng từng kĩ thuật đó?

Trả lời:

Khảo sát cơ bản bao gồm 2 kỹ thuật là: Phân tích, đánh giá tổng quát và Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và về số dư tài khoản.

Kỹ thuật phân tích, đánh giá tổng quát (với 2 kỹ thuật cụ thể: phân tích ngang và phân tích dọc) được sử dụng chủ yếu để phát hiện, xác định những biến động không bình thường của thông tin tài chính từ đó khoanh vùng trọng tâm, trọng điểm cần tập trung đi sâu kiểm toán.

Kỹ thuật kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và về số dư tài khoản sử dụng chủ yếu để thu thập các bằng chứng cụ thể về quá trình hạch toán từng loại nghiệp vụ và tính toán tổng hợp số dư từng tài khoản làm cơ sở xác nhận cho số liệu tương ứng đã trình bày trên BCTC.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

1. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng là công việc tất yếu trong tổ chức cuộc kiểm toán BCTC?

Trả lời: Sai

Bởi vì: việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh giúp cho doanh nghiệp kiểm toán cân nhắc khả năng chấp nhận kiểm toán cũng như khi kí kết hợp đồng.

2. Toàn bộ kế hoạch kiểm toán đều phải do KTV chính (Trưởng nhóm) xây dựng?

Trả lời: Sai

Bởi vì:

4. Khi phạm vi kiểm toán bị hạn chế không lớn, KTV vẫn có thể đưa ra ý kiến “chấp nhận toàn phần”.

Trả lời: Sai

Bởi vì: phạm vi kiểm toán bị hạn chế ở mức độ không lớn thì KTV đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần, có yếu tố ngoại trừ.

7. Khi phạm vi kiểm toán bị hạn chế mà không thể vượt qua, KTV sẽ lập báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận từng phần hay báo cáo kiểm toán dạng từ chối.

8. Khi nhận được thông báo từ khách hàng về các sự kiện sau ngày kí báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày phát hành báo cáo tài chính, công việc tiếp theo của KTV là cần kiểm tra lại và xem xét, đánh giá ảnh hưởng của các sự kiện đến BCTC và đến ý kiến nhận xét của KTV.

9.Ba công việc trong giai đoạn kết thúc công việc kiểm toán là:

a. Lập báo cáo kiểm toán: bản dự thảo và bản chính thức

b. Lập kế hoạch kiểm toán: kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán.

c. Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán: Sắp xếp lại các giấy tờ, tài liệu liên quan đến cuộc kiểm toán.

10. Khi KTV cho rằng “giả định về hoạt động liên tục” bị vi phạm trong trình bày BCTC thì không bao giờ lập báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần.

 


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: