Đề Cương Câu Hỏi
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ
BÀI 15: Phong trào cách mạng Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939)
1.Phong trào Ngũ tứ và sự thành lập đảng cộng sản TQ
a. Phong trào Ngũ Tứ (ngày 4/5/1919)
* Nguyên nhân:quyết định bất công của các nước đế quốc, ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười.
- Ngày 4-5 -1919 học sinh, sinh viên ở Bắc Kinh biểu tình, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp khác trong xã hội đặc biệt là giai cấp công nhân.
- Từ Bắc Kinh lan rộng ra 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước
- Thắng lợi.
* Nét mới và ý nghĩa của phong trào:
+ Nét mới đó là lực lượng giai cấp công nhân tham gia với vai trò nòng cốt (trưởng thành và trở thành lực lượng chính trị độc lập)
+ Mục tiêu: đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Không chỉ dừng lại chống phong kiến như cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 (Đánh đổ triều đình Mãn Thanh).
b. Sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc 7/1921
Là bước chuyển biến từ cách mạng dân chủ kiểu cũ sang cách mạng dân chủ kiểu mới, mở ra thời kỳ mới cho cách mạng ở Trung Quốc:
+ Việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê-nin ngày càng sâu rộng.
+ Nhiều nhóm cộng sản được thành lập. Trên sự chuyển biến mạnh mẽ của giai cấp công nhân cùng sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, tháng 7/1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập. Sự kiện này đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Trung Quốc.
+ Đồng thời mở ra thời kỳ giai cấp vô sản đã có chính Đảng của mình để từng bước nắm ngọn cờ cách mạng.
2. Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm (1918-1939)
a. Trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918 - 1929)
* Nguyên nhân
+ Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Sau chiến tranh, chính quyền Anh tăng cường bóc lột, ban hành đạo luật hà khắc.
+ Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ và chính quyền thực dân trở nên căng thẳng nhân dân Ấn đấu tranh chống Anh dâng cao khắp Ấn Độ trong những năm 1918 - 1922.
* Nét chính của phong trào đấu tranh thời kỳ (1918 - 1922)
+ Đảng Quốc đại do M.Gan-đi lãnh đạo.
+ Phương pháp đấu tranh: hòa bình, không sử dụng bạo lực. Tẩy chay hàng Anh không nộp thuế.
+ Lực lượng tham gia:học sinh, sinh viên, công nhân lôi cuốn mọi tầng lớp tham gia. Tẩy chay hàng Anh không nộp thuế.
* Cùng với sự trưởng thành của giai cấp công nhân, tháng 12/1925 Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập.
b. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1929-1939
* Nguyên nhân
Do hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng 1929 - 1933 lại làm bùng lên làn sóng đấu tranh mới
* Nét chính của phong trào đấu tranh thời kỳ (1929 - 1939):
- Đầu năm 1930 bất hợp tác với thực dân Anh,Gan-đi thực hiện đi bộ dài 300 km để phản đối chính sách độc quyền muối của thực dân Anh..
- Tháng 12 -1931 chiến dịch bất hợp tác mới.
- Được mọi người ủng hộ.
- Để đối phó, thực dân Anh tăng cường khủng bố, đàn áp, thực hiện chính sách mua chuộc, chia rẽ hàng ngũ cách mạng.
- Tuy nhiên, phong trào vẫn diễn ra sôi động.,liên kết tất cả các lực lượng để hình thành Mặt trần thống nhất
- Tháng 9/1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phong trào cách mạng ở Ấn Độ chuyển sang thời kỳ mới.
BÀI 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
1. Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào đã có những bước tiến mới:
Một là: Bước phát triển của phong trào dân tộc tư sản và sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.
- Giai cấp tư sản đề ra mục tiêu đấu tranh rõ ràng,bên cạnh mục tiêu kinh tế, mục tiêu độc lập tự chủ như đòi quyền tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.
- Đảng Tư sản được thành lập và ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội. (Đảng Dân tộc ở Inđônêxia, phong trào Tha Kin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai...)
Hai là: Sự xuất hiện xu hướng vô sản:
- Công nhân tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê-nin nên chuyển biến mạnh về nhận thức. Vì vậy, Đảng Cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước (tháng 5/1920: Đảng Cộng sản Inđônêxia (5- 1920); năm 1930: Đảng Cộng sản Đông Dương, Mã Lai, Xiêm, Philippin...).
- Đảng lãnh đạo cách mạng,đưa phong trào trở nên sôi nổi, quyết liệt như khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927); phong trào 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam).
2. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Campuchia
* Nguyên nhân
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường khai thác thuộc địa.
- Chính sách khai thác tàn bạo, chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề.
- Đã bùng nổ phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Đông Dương.
* Nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Đông Dương:
Tên cuộc khởi nghĩa
Thời gian
Nhận xét chung
Lào
Ong Kẹo và Comanđam
Kéo dài 30 năm
phát triển mạnh mẽ.
Chậu
Pachay
1918 - 1922
Mang tính tự phát, lẻ tẻ.
Campuchia
Phong trào chống thuế. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Rôlêphan.
1925 - 1926
- Có sự liên minh chiến đấu của cả 3 nước.
- Sự ra đời của ĐCS Đông Dương đã tạo nên sự phát triển mới của cách mạng Đông Dương
Nhận xét
- Ở Lào: phong trào đấu tranh phát triển mạnh những mang tính tự phát, chủ yếu ở địa bàn Bắc Lào phong trào cách mạng liên hệ chặt chẽ với Việt Nam.
- Ở Campuchia: phong trào bùng lên mạnh mẽ vào 1825 - 1926, phát triển thành đấu tranh vũ trang. Cũng mang tính tự phát, phân tán.
- Ở Việt Nam: phong trào phát triển mạnh mẽ:
Năm 1930 Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời mở ra thời kỳ mới của cách mạng 3 nước Đông Dương.
Tập hợp - đoàn kết tất cả các giai cấp, các lực lượng trong xã hội.
Xây dựng cơ sở của Đảng Cộng sản ở nhiều nơi.
Đưa phong trào cách mạng phát triển theo xu hướng vô sản.
Trong những năm 1936-1939 Mặt trận Dân chủ Đông Dương tập hợp nhân dân chống phát xít và chiến tranh.Một số cơ sở của Đảng cộng sản Đông Dương được xây dựng và củng cố ở Viêng chăng, Phnom Pênh ... kích thích đấu tranh ở Lào và Cam pu chia
BÀI 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
1. Con đường dẫn đến chiến tranh.
a. Các nước phát xít đẩy mạnh chính sách xâm lược (1931 - 1937)
- Đầu những năm 30, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản liên kết thành liên minh phát xít (Trục Béc-lin - Rô-ma - Tô-ki-ô), tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới:
Nhật xâm lược Trung Quốc;
I-ta-li-a xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha (1936 – 1939), hỗ trợ lực lượng phát xít Phran-cô đánh bại chính phủ Cộng hoà.
Đức xé bỏ hoà ước Vec-xai, hướng tới mục tiêu lập một nước "Đại Đức" bao gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu.
- Liên Xô chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh nhưng bị từ chối.
- Anh, Pháp, Mỹ đều muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Anh, Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Mĩ với "Đạo luật trung lập (1935) không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ.
- Các nước phát xít đã lợi dụng tình hình đó để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược của mình.
b. Từ Hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới
- Tháng 03/1938, Đức thôn tính Áo, sau đó gây ra vụ Xuy-đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc
- Liên Xô sẵn sàng giúp Tiệp Khắc chống xâm lược. Anh, Pháp tiếp tục chính sách thoả hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức.
- Ngày 29/09/1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập với sự tham gia của Anh, Pháp, Đức và I-ta-li-a. Anh, Pháp trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy việc Hít-le hứa chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu.
* Ý nghĩa
- Hội nghị Muy-ních là đỉnh cao của chính sách nhượng bộ phát xít nhằm tiêu diệt Liên Xô của Mĩ – Anh.
- Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc (kể cả Anh - Pháp - Mĩ và Đức - Italia - Nhật Bản) trong việc tiêu diệt Liên Xô.
* Sau hội nghị Muy-ních
- Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (3/1939)
- Tiếp đó, Đức gây hấn và chuẩn bị tấn công Ba Lan.
- Ngày 23/8/1939 Đức ký với Liên Xô "Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau"
- Như vậy, Đức đã phản bội lại hiệp định Muy-ních, thực hiện mưu đồ thôn tính châu Âu trước rồi mới dốc toàn lực đánh Liên Xô.
2. Kết cục của chiến tranh.
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.
- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.
- Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đô-la.
- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
BÀI 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873).
1. Tính hình VN đến giữa thế kỉ XIX
Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
- Kinh tế: lạc hậu, suy giảm
Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên.
Công thương nghiệp đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách "Bế quan tỏa cảng".
- Quân sự: lạc hậu.
- Đối ngoại sai lầm: cấm đạo, xua đuổi giáo sĩ, làm rạn nút khối đoàn kết dân tộc.
- Xã hội: đời sống nhân dân cực khổ dẫn đến mâu thuẫn xã hộià phong trào đấu tranh nổ ra:nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Cao Bá Quát, Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân ...
2. Nhận xét, rút ra ý nghãi cuộc kháng chiến trong giai đoạn 1858-1873
a, Nhận xét.
- Ban đầu, triều Nguyễn đã có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, song đường lối kháng chiến sai lầm nặng nề về phòng thủ (thủ hiểm), thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp, bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp.Nên đã bỏ lỡ nhiểu cơ hội đánh thắng giặc.
- Về sau, trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống ngoại xâm, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Cuối cùng, vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc.
- Nhân dân chủ động đứng lên kháng chiến với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khi triều đình đầu hàng, nhân dân tiếp tục kháng chiến mạnh hơn trước, bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo
Năm 1858: Cuộc kháng chiến nổ ra kịp thời ngay từ khi Pháp xâm lược nhân dân tự động đứng lên cùng quân đội triều đình chống Pháp, đẩy lùi các cuộc tấn công của địch
Sự phối hợp nhịp nhàng giữa triều đình và nhân dân đã khiến cho Pháp bị sa lầy ở Đà Nẵng. Kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của Pháp bước đầu thất bại, Pháp phải chuyển sang đánh Gia Định.
Từ sau 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân mang tính độc lập với triều đình, vừa chống Pháp vừa chống phong kiến đầu hàng "dập dìu trống đánh cờ xiêu, phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây", cuộc kháng chiến của nhân dân gặp nhiều khó khăn do thái độ bỏ rơi, xa lánh của triều đình với lực lượng kháng chiến
Các cuộc đấu tranh nổ ra phong phú về hình thức đấu tranh phát triển mạnh mẽ, sôi nổi, lan rộngà tinh thần yêu nước, ý chí chống xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc
b, Ý nghĩa.
Nhờ tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân, một số sĩ phu yêu nước trong phe chủ chiến đã kiên quyết, anh dũng chống Pháp , trở thành anh hùng của thời đại: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu..
- Mặt trận nhân dân kháng chiến đã trở thành lực lượng hỗ trợ và làm nên chiến thắng ban đầu của quân triều đình
- Khẳng định truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất. Chứng minh sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
- Mặt trận nhân dân chống Pháp là cơ sở và là chỗ dựa đắc lực cho phe chủ chiến hành động trong tình hình mới
BÀI 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ 1873 đến 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng.
1. Nhận xét về cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ 1873 đến 1884
Triều đình nhà Nguyễn thông qua các hiệp ước kí kết với Pháp đã đã đầu hàng từng bước tiến tới đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc, của nhân dân,tạo đà cho quân pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.
Sau các cuộc chiến thắng anh dũng của nhân dân ta với thực dân sách (Trận Cầu Giấy lần thứ nhất 1873, trận cầu giấy lần thứ hai 1883),triều đình nhà Nguyễn thay vì đứng lên lãnh đạo cùng nhân dân chống Pháp thì lại bạc nhược, yếu kém tin vào những mánh khóe trong các bản hiệp ước của Pháp, ảo tưởng sẽ thương thuyết được với Pháp mà không cần chiến đầu và bảo vệ quyền lợi giai cấp, dòng họ đã đưa quân đội đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Cuối cùng sau bản hiệp ước 1883 và hiệp ươc 1884, đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập. Tuy vẫn còn tồn tại trên hình thức nhưng triều đình phong kiến chỉ còn là tay sai cho Pháp. triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc
Nhân dân ta hăng hái, sôi nổi kháng chiến với nhiều cuộc khởi nghĩa và nhiều trận thắng lớn khiến quân Pháp phải hoang mang, lo sợ gặp nhiều khó khăn, tìm cách thương lượng với triều đình Huế.
Phương thức tác chiến linh hoạt, khai thác sức mạnh tại chỗ, phát huy tính chủ động sáng tạo trong cách đánh, lối đánh, biết lợi dụng địa hình.
àThể hiện tinh thần yêu nước,ý thức chống quân xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc
2. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.
Nguyên nhân thất bại:
- Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân, tổ chức lãnh đạo nhân dân ta để chống Pháp mà ngược lại sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp chống lại nhân dân ta, bạc nhược trước sức mạnh của kẻ thù tạo điều kiện cho Pháp từng bước thôn tính nước ta. Triều đình nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm chính trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp.
- Nhân dân yêu nước, chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến của nhân dân ta thiếu sự lãnh đạo chung , chưa có đường lối đúng đắn , chưa có giai cấp tiên tiến lãnh đạo, diễn ra lẻ tẻ, tự phát ở từng địa phương nên không tạo được sức mạnh tổng hợp để đánh pháp và thắng Pháp, dễ bị thực dân Pháp từng bước đàn áp.
- Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.
Ý nghĩa:
- Cuộc chiến đấu của nhân dân ta khiến cho kẻ địch tạm thời chùn bước, làm tiêu hao sinh lực địch, thất bại bước đầu kế hoạch xâm lược của chúng phải kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược, phải mất hơn 26 năm pháp mới tạm thời ổn định tình hình
- Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân là cơ sở để cho phe chủ chiến hành động
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong tác chiến,phát huy truyền thống yêu nước , tinh thần đoàn kết dân tộc tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến ở giai đoạn sau, là cội nguồn nuôi dưỡng tinh thần bất khuất của ông cha ta , từ đó được nhân lên gấp bội trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Thể hiện tinh thần yêu nước, bất khuất của dân tộc, noi gương sáng cho đời sau.
BÀI 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
1. Phong trào Cần Vương
a. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng phát phong trào Cần vương
*Nguyên nhân:
- Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.
- Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế mà đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi còn nhỏ tuổi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.
- Pháp tìm mọi cách loại trừ phái chủ chiến vì thế Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến đã ra tay trước.
*Diễn biến:
- Đêm ngày 04 rạng ngày 05/07/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá, toà Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, song do chuẩn bị thiếu chu đáo cuộc chiến đấu của ta nhanh chóng giảm sút.
- Sáng ngày 06/07, Pháp phản công. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và tam cung chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị) .
- Ngày 13/07/1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên, vì vua mà kháng chiến. Chiếu Cần vương đã thổi bùng phong trào đấu tranh chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài 12 năm, đến cuối thế kỷ XIX mới chấm dứt.
b. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương
*Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888
- Lãnh đạo: Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng: đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn: rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, Đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên), ...
Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã hiên ngang cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).
*Giai đoạn từ năm 1888 đến 1896
- Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo....
- Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.
* Tính chất của phong trào: là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp mang ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
2. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương.
a, Nguyên nhân thất bại
- Văn thân, sĩ phu còn chịu nhiều ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến.
- Khẩu hiệu Cần Vương chỉ đáp ứng một phần nhỏ yêu cầu của nhân dân còn về cơ bản chưa giải quyết triệt để yêu cầu khách quan của sự tiến bộ xã hội vì thế sức hấp dẫn của khẩu hiệu này đối với nông dân bị hạn chế.
- Do sự chênh lệch lực lượng cũng như vũ khí giữa quân ta và địch.
- Các cuộc khởi nghĩa nổ ra còn rời rạc không có sự đoàn kết thống nhất nên dễ bị quân Pháp đàn áp.
- Bị chi phối bởi quan điểm Nho giáo nên những người lãnh đạo thường phiêu lưu mạo hiểm, ít chú ý đến điều kiện đảm bảo thắng lợi choo cuộc khởi nghĩa, dễ dao động khi bị dồn vào thế bí hiểm tìm đến cái chết một cách mù quáng. à Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo.
b, Ý nghĩa
- Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX là 1 phong trào dân tộc, gây cho pháp tổn thất nặng nề làm chậm bước tiến trong âm mưu bình định của chúng, đây là 1 phong trào yêu nước chống chủ nghĩa thực dân kết hợp với chống triều đình phong kiến đầu hàng diễn ra sối nổi rộng khắp.
- Phong trào này tuy thất bại nhưng nhưng đã điểm tô thêm truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Đồng thời nó cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng, về chiến tranh du kích, về tổ chức đấu tranh,cổ vũ khích lệ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta ở những giai đoạn tiếp theo.
c, Bài học kinh nghiệm
- Cần có một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực lãnh đạo.
- Phải có sự phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa.
- Phải chủ động, linh hoạt trong cách đánh...Trong phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
- Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân, tranh thủ sự giúp đỡ mọi mặt của đồng bào.
- Biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, khai thác sức mạnh tại chỗ, sức mạnh địa hình, địa thế, phát huy tính chủ động sáng tạo trong cách đánh, lối đánh trong trận chiến.
BÀI 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
1. Những chuyển biến kinh tế
a, Mục đích: vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương đến tối đa phục vụ cho cuộc thống trị lâu dài.
b, Các chính sách:
- Nông nghiệp: Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất ® lập đồn điền trồng cao su, cà phê, thuốc lá.
- Công nghiệp: Tập trung khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm...), ngoài ra còn xây dựng các ngành công nghiệp phục vụ đời sống như: điện, nước, bưu điện...
- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế
- Giao thông vận tải:
+ Xây hệ thống giao thông vận tải kể cả đường thuỷ và đường bộ phục vụ cho Pháp khai thác và mục đích quân sự.
+ Xây dựng nhiều cầu lớn: Long Biên (Hà Nội), Tràng Tiền (Huế), Bình Lợi (Sài Gòn).
+ Mở rộng nhiều cảng biển.
c, Những chuyển biến về kinh tế:
- Tích cực:
+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam.
+ So với nền kinh tế phong kiến, kinh tế Việt Nam bấy giờ sản xuất ra nhiều của cải vật chất hơn.
+ Bộ mặt xã hội Việt Nam thay đổi, cơ sở hạ tầng được xây dựng.
- Tiêu cực:
+ Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị cạn kiệt.
+ Nông nghiệp: không phát triển, nông dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đất, đời sống nông dân cơ cực.
+ Công nghiệp: phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
ÞNền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ là nền sản xuất nhỏ, lac hậu và lệ thuộc, cơ sở hạ tầng do Pháp xây dựng chỉ phục vụ cho quyền lợi của Pháp.
2. Những chuyển biến xã hội
* Các giai cấp cũ bị phân hóa :
- Địa chủ phong kiến:
+ Một bộ phận nhỏ trong giai cấp địa chủ phong kiến dựa vào thực dân Pháp, ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân, trở nên giàu có và trở thành tay sai của Pháp.
+ Tuy nhiên, một số địa chủ nhỏ và vừa: bị đế quốc chèn ép, cho nên có tinh thần chống Pháp.
- Giai cấp nông dân:
+ Chiếm số lượng đông đảo nhất, bị thực dân Pháp và địa chủ chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột (bằng thuế khoá, địa tô, phu phen, tạp dịch...), cuộc sống của họ khổ cực.
+ Một số người lên thành phố làm thuê trong xí nghiệp, đồn điền, hầm mỏ ® công nhân Việt Nam.
+ Đây là lực lượng to lớn trong phong trào chống Pháp, sẵn sàng tham gia hưởng ứng phong trào chống Pháp, tuy nhiên do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn cho nên họ chưa phát huy được đầy đủ sức mạnh của mình.
* Các giai cấp mới xuất hiện:
- Giai cấp công nhân:
+ Ra đời từ nền công nghiệp thuộc địa, làm việc trong đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp...
+ Xuất thân từ nông dân.
+ Số lượng ngày càng tăng.
+ Bị giai cấp tư sản bóc lột, trả lương thấp® đời sống cơ cực.
+ Đây là lực lượng sớm có tinh thần đấu tranh. Tuy nhiên, giai đoạn này họ đấu tranh, mục tiêu chủ yếu là đòi quyền lợi về kinh tế ®mang tính tự phát.
+ Là giai cấp còn non yếu về măt chính trị chưa nhận thức được rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình
+ Đây là lực lượng sẵn sàng hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.
- Tư sản Việt Nam:
+ Những người làm trung gian, đại lí hàng hoá, mua bán nguyên vật liệu, chủ xưởng, nhà buôn.
+ Họ bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép, thế lực kinh tế yếu. Cho nên họ ít nhiều có tinh thần dân tộc, chống đế quốc, chống phong kiến.
+ Một số sĩ phu yêu nước lập ra các hội buôn, cơ sở sản xuất.
- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị:
+ Gồm những tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, học sinh, sinh viên. Có tư tưởng tiến bộ, có tinh thần chống Pháp và phong kiến, là một bộ phận lực lượng cách mạng.
- Tác động:
+ Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.
+ Tạo điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới vào đầu thế kỉ XX.
ypu\-E
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro