đề cương kinh tế đầu tư
Câu 1: Trình bày nội dung cơ bản của đầu tư phát triển 2
Câu 2: Phân tích luận điểm: Đầu tư là yếu tố quyết định đến sự phát triển và là chìa khoá của sự tăng trưởng của mọi quốc gia 3
Câu 4. Phân biệt đầu tư tài chính và đầu tư phát triển, giải thích mối quan hệ giữa 2 loại đầu tư này 4
Câu 5. Phân tích vai trò của đầu tư phát triển đối với nền kinh tế và đối với doanh nghiệp 4
Câu 6 : Trình bày đặc điểm của đầu tư phát triển, công tác quản lý hoạt động đầu tư cần phải quán triệt những đặc điểm này ntn? 5
Câu 7: Trình bày các nguồn vốn đầu tư cơ bản của nền kinh tế. Theo ac nguồn vốn nào là quan trọng nhất? A/c cần có giải pháp nào để thu hút nguồn vốn đầu tư ? 6
Câu 8:Trình bày các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Cần có giải pháp nào để có được những nguồn vốn đầu tư này. 8
Câu 9: Trình bày nguồn vốn đầu tư trong nước; cần có những giải pháp nào để thu được nhiều hơn nữa vốn của những nguồn này. 11
Câu 10: Trình bày các nguyên tắc cần tuân thủ khi quản lý hoạt động đầu tư? Biểu hiện của các nguyên tắc đó trong quản lý hoạt động đầu tư hiện nay. 12
1.Nguyên tắc thống nhất giữa lãnh đạo chính trị và kinh tế 12
2.Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ 13
3.Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả 14
4.Nguyên tắc tập trung – dân chủ 15
5.Nguyên tắc kết hợp hài hoà các loại lợi ích trong đầu tư 15
6.Nguyên tắc tăng cường pháp chế trong quản lý hoạt động đầu tư 17
Câu 11: Trình bày các phương pháp quản lý hoạt động đầu tư. Liên hệ việc áp dụng các phưưong pháp đó trong công tác quản lý hoạt động đầu tư hiện nay. 17
Câu 12: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư hiện nay? Giải pháp để khắc phục. 19
Câu 13: Trình bày các công cụ quản lý hoạt động đầu tư và cho biết tác dụng của mỗi công cụ đó trong công tác quản lý hoạt động đầu tư hiện nay. 20
Câu 14: Nội dung quản lý ĐT của nhà nước, bộ ngành, địa phương 21
Câu 15: Trình bày các nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư. Biểu hiện của các nguyên tắc đó trong công tác lập kế hoạch đầu tư hiện nay. 22
Câu 16: Trình bày quy trình lập kế hoạch đầu tư ở các địa phương 26
Câu 17: Trình bày các chỉ tiêu phân bổ vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước cho các địa phương. 26
Câu 18: Trình bày các giai đoạn hình thành và thực hiện 1 dự án đầu tư, qua đó cho biết vai trò của mỗi giai đoạn đối với sự thành công hay thất bại của dự án. 27
Câu 19: Trình bày tóm tắt những nội dung cần nghiên cứu khi lập dự án đầu tư (Lập báo cáo nghiên cứu khả thi). Theo anh chị 1 dự án như thế nào được coi là khả thi? (có thể thực thi được trên thực tế). 28
Câu 20: Trình bày tóm tắt các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính, hiệu quả KT-XH của 1 dự án 30
Câu 21: Dự án, chu kỳ của dự án, mối quan hệ giữa các bước của dự án đầu tư 31
Câu 1: Trình bày nội dung cơ bản của đầu tư phát triển
Khái niệm: Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị...) và tài sản trí tuệ (tri thức, kĩ năng...), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
Theo khái niệm thì đầu tư phát triển bao gồm các nội dung: Đầu tư những tài sản vật chất (tài sản thực) và đầu tư phát triển những tài sản vô hình. Đầu tư phát triển các tài sản vật chất bao gồm: Đầu tư tài sản cố định (đầu tư xây dựng cơ bản) và đầu tư vào hàng tồn trữ. Đầu tư phát triển tài sản vô hình bao gồm: đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học, kĩ thuật, đầu tư xây dựng thương hiệu, quảng cáo...
Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư nhằm tái tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp. Đầu tư XDCB bao gồm các hoạt động chính là xây lắp và mua sắm máy móc, thiết bị....Hoạt động đầu tư này đòi hỏi vốn lớn và chiếm tỉ trọng cao trong tổng vốn đầu tư phát triển.
Đầu tư hàng tồn kho dự trữ: Hàng tồn trữ trong doanh nghiệp là toàn bộ nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thành được tồn trữ trong doanh nghiệp. Tuỳ loại hình doanh nghiệp mà quy mô và cơ cấu các mặt hàng tồn trữ là khác nhau. Nguyên vật liệu là bộ phận tồn trữ không thể thiếu đối với các DN sản xuất nhưng lại không có trong DN thương mại và dịch vụ.
Đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế và trong doanh nghiệp. Chỉ có nguồn nhân lực chất lượng cao mới đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm hoạt động đầu tư cho đào tạo (chính quy, không chính quy, dài hạn, ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ,...)cho đội ngũ lao động, đầu tư cho chăm sóc sức khoẻ, ytế, đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc của người lào động, trả lương đúng và đủ cho người lao động,...
Đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ: Phát triển sản phẩm mới và các lĩnh vực hoạt động mới đòi hỏi cần đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ. Đầu tư cho nghiên cứu và mua công nghệ đòi hỏi vốn lớn và rủi ro cao.
Đầu tư cho hoạt động marketing bao gồm đầu tư cho hoạt động quảng cáo, xúc tiền thương mại, xây dựng thương hiệu,... Đầu tư cho hoạt động marketing cần chiếm tỉ trọng hợp lí trong tổng vốn đầu tư của DN.
Câu 2: Phân tích luận điểm: Đầu tư là yếu tố quyết định đến sự phát triển và là chìa khoá của sự tăng trưởng của mọi quốc gia
Tác động của đầu tư đến sự tăng trưởng và phát triển :
1. Tác động đến tổng cung, tổng cầu:
- Đầu tư là yếu tố chiếm tỉ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Đầu tư làm tăng tổng cầu, khi quy mô đầu tư thay đổi làm quy mô tổng cầu thay đổi. Đầu tư thay đổi làm nhu cầu nguyên liệu cho quá trình thực hiện đầu tư tăng. Tác động của tổng cầu đối với đầu tư là trong ngắn hạn.
- Trong dài hạn khi các thành quả của đầu tư đi vào sử dụng và khai thác làm sản lượng tăng lên. Sản lượng tăng, giảm giá kích thích tiêu dùng, tăng tích luỹ vốn, tăng thu ngân sách kích thích quá trình sản xuất phát triển.
2. Đầu tư là nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế:
Biểu hiện tập trung của đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế thể hiện ở công thức ICOR.
Hệ số ICOR được tính: ICOR = Vốn đầu tư tăng thêm/GDP tăng thêm.
Từ công thức trên ta thấy nếu hệ số ICOR không đổi, mức tăng GDP phụ thuộc vốn đầu tư
Nhân tố ảnh hưởng đến ICOR:
- Thay đổi cơ cấu đầu tư ngành
- Sự phát triển của khoa học công nghệ
- Cơ chế chính sách và phương pháp tổ chức quản lí.
3. Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
- Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua các chính sách tác động đến cơ cấu đầu tư. Nhà nước có thể can thiệp trực tiếp như thực hiện chính sách phân bổ, kế hoạch hoá, xây dựng cơ chế quản lí đầu tư hoặc điều tiết gián tiếp thông qua các công cụ chính sách: thuế, tín dụng, lãi suất để xác lập và dẫn dắt sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lí.
- Giá vốn đầu tư và tỉ trọng vốn đầu tư cho các ngành kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng và độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
- Giứa vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ khăng khít với nhau. Việc đầu tư vốn mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng trưởng dẫn đến cơ cấu đầu tư hợp lí, ngược lại tăng trưởng kinh tế cao kết hợp với chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lí sẽ tạo nguồn vốn đầu tư dồi dào, đúng hướng, đầu tư vào các ngành hiệu quả cao hơn.
4. Tác động đến khoa học, công nghệ:
- Đầu tư và đầu tư phát triển là trực tiếp tạo mới, cải tạo chất lượng năng lực sản xuất, phục vụ của nền kinh tế và các đơn vị cơ sở.
- Có hai nguồn cung cấp công nghệ là tự nghiên cứu phát sinh và chuyển giao công nghệ. Cả hai nguồn đều cần phải có vốn đầu tư. Vốn đầu tư là điều kiện tiên quyết cho quá trình đổi mới và nâng cao năng lực quốc gia. Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư là phương án không khả thi.
Câu 4. Phân biệt đầu tư tài chính và đầu tư phát triển, giải thích mối quan hệ giữa 2 loại đầu tư này
* Giống nhau
Cả 2 loại đầu tư đều là việc bỏ nguồn lực ở hiện tại để nhằm đạt được kết quả trong tương lai
Cả 2 loại đầu tư đều là loại đầu tư dịch chuyển
Đều gắn với rủi ro
* khác nhau
Đầu tư tài chính là việc nhà đầu tư bỏ tiền ra cho vay hoặc mua chứng chỉ có giá trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn đề hưởng lãi suất định trước ( gửi tiết kiệm, mua trái phiếu) hoặc lợi nhuận tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty phát hành(mua cổ phiếu). còn Đầu tư phát triển là việc chi dùng vốn ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm tăng them hoặc tạo ra những tài sản vật chất(t nhà xưởng, thiết bị..), tài sản trí tuệ ( tri thức, kỹ năng..), gia tăng năng lực sản xuất, tạo them việc làm và vì mục tiêu phát triển.
Đầu tư tài chính nhằm làm tăng giá trị tài sản tài chính cho chủ đầu tư còn đầu tư phát triển làm tăng giá trị tài sản thực cho nền kinh tế,
Nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển bao gồm cả vốn, vật tư, lao động và thường rất lớn còn đối với đầu tư tài chính thì nguồn lực chỉ bao gồm vốn tiền tệ và thường không lớn bằng đầu tư phát triển.
Đối với đầu tư tài chính thì thời gian thu hồi vốn thường ngắn hơn so với đầu tư phát triển
Đầu tư tài chính thường được thực hiện gián tiếp thông qua các trung gian tài chính như ngân hàng,công ty chứng khoán còn đầu tư phát triển thường được thực hiện trực tiếp bởi chủ đầu tư.
Đầu tư tài chính và đầu tư phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau, đầu tư tài chính là kênh huy động vốn rất quan trọng cho đầu tư phát triển. Đầu tư phát triển thường phải sử dụng một nguồn vốn rất lớn, bản than chủ đầu tư cũng không có đủ vốn cần thiết để đáp ứng nhu cầu vốn vì vậy mà cần phải có những kênh huy động vốn từ ngân hàng, từ chứng khoán thì mới có đủ vốn để tiến hành đầu tư phát triển. Mặt khác, đầu tư tài chính cũng tạo ra cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho các chủ đầu tư tài chính có thể đầu tư hiệu quả hơn
Câu 5. Phân tích vai trò của đầu tư phát triển đối với nền kinh tế và đối với doanh nghiệp
Đối với nền kinh tế
Đầu tư phát triển là nhân tố then chốt đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Khi tăng đầu tư thì nhu cầu về vốn tăng lên làm giá cả hàng hóa dịch vụ tăng theo dẫn đến lạm phát, ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế trong ngắn hạn. Mặt khác, khi tăng đầu tư thì sản phẩm dịch vụ cũng sẽ tăng theo, tăng của cải vật chất cho xã hội, ảnh hưởng tích cực tới nền kinh tế trong dài hạn, đời sống người dân được cải thiện tốt hơn. Khi giảm đầu tư thì nhu cầu về nguồn lực như vốn, vật tư, lao động sẽ giảm dẫn đến giảm cầu, giá cả hàng hóa, dịch vụ giảm xuống sẽ ảnh hưởng tích cực tới nền kinh tế trong ngắn hạn. mặt khác khi giảm đầu tư thì cung cũng giảm xuống đẫn đến của cải, vật chất trong xã hội khan hiếm, tạo ra nguy cơ tụt hậu nền kinh tế so với thế giới vì vậy sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế trong dài hạn. Như vậy, Mỗi quyết định tăng hay giảm đầu tư đều có những tác động đến sự phát triển của nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn. khi tăng đầu tư sẽ ảnh hưởng tích cực tới dài hạn, khi giảm đầu tư sẽ ảnh hưởng tiêu cực trong dài hạn, Vì vậy cần phải không ngừng tăng đầu tư phát triển
Khi các nhà quản lý có định hướng cho ngành nào hoặc vùng nào phát triển thì sẽ ra những quyết định khuyến khích đầu tư vào ngành đó, vùng đó như đầu tư cơ sở hạ tầng, đường xá, điện, cầu….từ đó sẽ thu hút các nhà đầu tư. Như vậy đầu tư phát triển có tác dụng làm chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng kinh tế
Đầu tư phát triển còn có tác động đến khoa học công nghệ của đất nước như phát triển sản phẩm mới, các lĩnh vực hoạt động mới đều cần phải có sự tham gia của đầu tư phát triển.
* Đối với doanh nghiệp: đầu tư phát triển quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp muốn thành lập cần phải có đầu tư cơ bản để tái tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp như xây lắp, mua sắm thiết bị, máy móc, nhà kho, nhà xưởng…Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải đầu tư bổ sung hàng dự trữ, đầu tư vào nguồn nhân lực để tạo ra đội ngũ nhân viên chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ. Đầu tư vào nghiên cứu phát triển sản phầm mới, đầu tư vào marketing thì mới có thể chiếm lĩnh thị trường, nâng cao thị phần của doanh nghiệp
Câu 6 : Trình bày đặc điểm của đầu tư phát triển, công tác quản lý hoạt động đầu tư cần phải quán triệt những đặc điểm này ntn?
- Tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho 1 công cuộc đầu tư thường là rất lớn
- Thời gian kể từ khi bắt đầu tiến hành 1 công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của công cuộc đầu tư đó đem lại lợi ích về kinh tế- xã hội thường kéo dài.
- Thời gian vận hành khai thác các kết quả đầu tư cũng thường kéo dài, nhiều khi là vĩnh viễn.
- Các thành quả của hoạt động đầu tư nếu là các công trình xây dựng, vật kiến trúc như là nhà máy, hầm mỏ, các công trình thuỷ lợi, đường xá…thì sẽ vận động ngay tại nơi nó được tạo dựng nên. Do đó, các điều kiện địa lý, địa hình tại đó sẽ có ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động đầu tư cũng như quá trình vận hành khai thác kết quả sau này.
- Do đặc điểm là cần nguồn vốn đầu tư lớn và thời gian đầu tư dài nên đầu tư phát triển chịu mức độ rủi ro cao.
Để hoạt động đầu tư phát triển có hiệu quả cao thì trong công tác quản lý đầu tư cần phải quán triệt cụ thể từng đặc điểm của đầu tư phát triển.
- Do quy mô về vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư thường rất lớn. Vốn đầu tư nắm khê đọng lâu trong suốt quá trình hoạt động đầu tư. Lao động cần sử dụng trong các dự án là lớn, đặc biệt đối với dự án trọng điểm quốc gia. Do đó, công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ phải tuẩn thủ một kế hoạch định trước, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng loại nhân lực theo tiến độ đầu tư, đồng thời hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực do vấn đề hậu dự án tạo ra như việc bố trí lao động, giải quyết lao động dôi dư.
- Vốn cho đầu tư phát triển lớn nên ta phải huy động qua các kênh khác nhau và dùng các biện pháp thích hợp. Huy động, thu hút tối đa mọi nguồn lực tài chính. Gắn công tác huy động thong qua việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu của DN thuộc các thành phần kinh tế. Chú trọng đến hiệu quả an toàn và tác động tích cực của thị trường đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Tạo điều kiện huy động vốn hợp lý bằng cơ chế lãi suất và những chính sách khuyến khích cổ phần hoá làm tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển, thực hiện đầu tư có trọng điểm, quản lý vốn nhằm nâng cao hiệu quả của nguồn vốn sử dụng. Đối với nguồn vốn nước ngoài cần chủ trương giảm các thủ tục rườm rà và tạo môi trường đầu tư hấp dẫn. Để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư dự án, để tránh ứ đọng vốn, các nguồn tài trợ không chỉ xem xét số lượng mà còn thời điểm nhận tài trợ, nguồn dự kiến phải đảm bảo tính chắc chắn, điều này thể hiện ở tính pháp lý và cơ sở thực tế của các nguồn vốn huy động.
- Thời kỳ đầu tư kéo dài vì vậy cần quản lý hiệu quả việc sử dụng vốn đầu tư, cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn nhất là trong đầu tư xây dựng cơ bản. Mặt khác, cần rút ngắn thời gian đầu tư, đảm bảo tiến độ thi công công trình, thời gian hoàn thành dự án càng ngắn thì chi phí và rủi ro càng ít. Bên cạnh đó, cần quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu, tránh lãng phí và nâng cao hiệu suất sử dụng. Mặt khác, cũng cần đầu tư hợp lý về mặt công nghệ, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí vận hành, nhân công…
- Do thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài nên cần xác định cơ chế và phương pháp dự báo khoa học ở cấp độ vĩ mô và vi mô về nhu cầu thị trường. Cần quản lý tốt quá trình vận hành và nhanh chóng đưa thành quả đầu tư vào sử dụng hoạt động tối đa công suất của dự án để làm được như thế cần: thực hiện được các mục tiêu, chương trình kế hoạch đã đặt ra, thống nhất lãnh đạo và chỉ đạo quản lý, tổ chức bộ máy tinh gọn và hiệu quả, quyền hạn đi đôi với trách nhiệm. Và đặc biệt quan tâm đến mức độ trễ về thời gian trong đầu tư.
- Các công trình xây dựng không dễ dang di chuyển nên cần phải có hướng tiếp cận lâu dài, cần chú ý đến phương án mở rộng hay thu hẹp trong tương lai xa. Địa điểm cần có điều kiện thuận lợi trong hợp tác với cơ sở sản xuất trong vùng, đồng thời đảm bảo ưu thế cạnh tranh so với các địa điểm của các doanh nghiệp còn lại. Cần đặc biệt chú ý đến các yếu tố tự nhiên, và bộ máy tổ chức quản lý hành chính tại địa phương đó cũng ảnh hưởng tới hoạt động của dự án.
- Công tác dự báo vô cùng quan trọng, về việc nhận định và đánh giá rủi ro cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí kinh tế cho dự án vì vậy cần phải có phương pháp, mô hình định lượng để đánh giá mức độ rủi ro. Việc quản lý rủi ro được xem xét như một yếu tố cơ bản trong quản lý dự án, nên cần có các phương án để phòng tránh rủi ro xảy ra.
( Chương II )
Câu 1: Trình bày các nguồn vốn đầu tư cơ bản của nền kinh tế. Theo ac nguồn vốn nào là quan trọng nhất? A/c cần có giải pháp nào để thu hút nguồn vốn đầu tư ?
- Xét trên góc độ của toàn nền kinh tế thì nguồn vốn đầu tư gồm vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.
a. Vốn đầu tư trong nước:
Đây là phần tích luỹ của nội bộ nền kinh tế bao gồm: tiết kiệm của khu vực dân cư, tổ chức kinh tế, các DN và tiết kiệm của chính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất xã hội.
· Nguồn vốn NSNN: là nguồn chi của NSNN cho đầu tư được sử dụng vào các dự án kết cấu hạ tầng, KTXH, an ninh quốc phòng… đây là nguồn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển KTXH của mỗi quốc gia.
· Nguồn vốn tín dụng DTPT của nhà nước: có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp của NN. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Vốn tín dụng DTPT của nhà nước còn phục vụ công tác quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua tín dụng đầu tư, NN khuyến khích phát triển KTXH vùng, ngành, lãnh thổ theo định hướng chiến lược của mình. Trên khía cạnh điều tiết vĩ mô, nguồn vốn này không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn giải pháp phát triển XH, khuyến khích phát triển nền KT khó khăn, giải quyết các vấn đề XH, tác dụng tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HDH
· Nguồn vốn đầu tư của các DNNN: bao gồm từ khấu hao TSCD và thu nhập giữ lại tại DNNN, thong thường nguồn vốn này chiếm 14- 15% tổng vốn đầu tư của XH, chủ yếu là đầu tư theo chiều sâu, mở rộng sx, đổi mới thiết bị, hiện đại hoá dây chuyền công nghệ.
· Nguồn vốn của dân cư và tư nhân: bao gồm phần tiết kiệm của dân cư và phần tích luỹ của các DN tư nhân, HTX. Đầu tư của các DN tư nhân và gia đình có vai trò quan trọng trong việc phát triển KT địa phương và đóng góp đáng kể vào quy mô vốn đầu tư của toàn XH. Các hộ gd cũng là một trong những nguồn tập trung và phân phối vốn quan trọng trong nền kinh tế. Nguồn vốn trong dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gd. Qui mô của nguồn này phụ thuộc vào trình độ phát triển của đất nước, tập quán tiêu dùng của dân cư và chính sách động viên của nhà nước thong qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp XH.
b. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài:
· Phần tài trợ phát triển chính thức ODF: bao gồm viện trợ chính thức ODA và các hình thức tài trợ khác.
ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các hình thức tài trợ khác ODA mang tính ưu đãi hơn so với bất kỳ nguồn ODF nào khác
· Nguồn tín dụng từ các NH quốc tế: dk ưu đãi dành cho nguồn vốn này không dễ dàng như đối với nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, nó có ưu điểm là không gắn với rằng buộc KT, chính trị, XH. Mặc dù vậy, thủ tục vay tương đối khắt khe và thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao là những trở ngại không nhỏ so với những nước nghèo.
· Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): đây là nguốn vốn đầu tư quan trọng cho phát triển không chỉ với nước nghèo mà cả với nước CN PT. Nó có đặc điểm cơ bản khác với nguồn vốn khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước nhận vốn. Thay vì nhận lãi suất trên vốn DT, thì nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi DA bắt đầu phát huy hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang toàn bộ tài nguyên KD vào nước tiếp nhận vốn nên nó thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là các nghành kĩ thuật cao, CN hiện đại, cần nhiều vốn, vì vậy nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn trong quá trình CNH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế ở nước nhận đầu tư.
· Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế.
với xu hướng toàn cầu hoá, mối liên kết ngày càng tăng của các thị trường vốn quốc gia vào hệ thốn tài chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng về các nguồn vốn cho mỗi quốc gia và làm tăng khối lượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu. Trong những năm gần đây, dòng vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán gia tăng mạnh mẽ
- Trên góc độ các doanh nghiệp (vi mô):
· Nguồn vốn bên trong: Hình thành từ phần tích luỹ từ nội bộ DN ( vốn ban đầu và LN giữ lại ) và phần khấu hao hàng năm. Nguồn vốn này có
Ưu điểm: đảm bảo tính độc lập, chủ động, không phụ thuộc vào chủ nợ, hạn chế rủi ro về tín dụng. Dự án được tài trợ từ nguồn vốn này sẽ ko làm suy giảm khả năng vay nợ của đơn vị.
Nhược điểm: chỉ dựa vào nguồn vốn này sẽ bị hạn chế về quy mô đầu tư.
· Nguồn bên ngoài: Hình thành từ việc vay nợ hoặc phát hành chứng khoán ra công chúng thong qua 2 hình thức tài trợ chủ yếu: tài trợ gián tiếp qua các trung gian tài chính, hoặc tài trợ trực tiếp qua thị trường vốn như thị trường CKhoan, tín dụng thuê mua…
Nguồn vốn đầu tư trong nước là quan trọng nhất: vì nó chiếm tỷ trọng lớn và có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động đầu tư và phát triển KT XH
Giải pháp để thu hút vốn đầu tư
· Tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế: Năng lực tăng trưởng của nền kinh tế là yếu tố quan trọng xác định triển vọng huy động các nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả. Đây là yếu tố tạo sức hấp dẫn ngày càng lớn đối với vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài. Triển vọng tăng trưởng và phát triển càng cao cũng sẽ là tín hiệu tốt thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy cần làm những công việc sau:
- Tăng trưởng phát triển sản xuất kinh doanh và thực hành tiết kiệm cả trong sản xuất và tiêu dùng của toàn XH.
- Đối với tất cả các nguồn vốn đầu tư, phải xác định yếu tố hiệu quả là yêu cầu về mặt chất lượng của việc huy động vốn lâu dài.
- Các dự án vốn vay phải có phương án trả nợ vững chắc, xác định rõ trách nhiệm trả nợ. Sử dụng ODA có hiệu quả trên cơ sở kiểm tra, quản lý chặt chẽ, chống lãng phí, tiêu cực.
- Để tăng cường tính hiệu quả cuả nền KT, cần phải tạo môi trường hoạt động bình đẳng cho tất cả các nguồn vốn đầu tư. Xây dựng hệ thống luật pháp thống nhất, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
· Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô: Đây được coi là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư.
- Ổn định giá trị tiền tệ: đây là vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động các nguồn vốn cho đầu tư. Tạo sự vận động đồng bộ các yếu tố của nền KT thị trường bao gồm cả lĩnh vực sản xuất vật chất, hệ thống tài chính và cơ chế phân phối. lưu thong tương ứng.
- Bên cạnh đó, hoạt động của ngân sách nhà nước cũng có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, ổn định giá trị tiền tệ đồng thời cũng phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước để đáp ứng chi tiêu đầu tư của nhà nước. Ngoài ra, đặc biệt quan tâm đến lãi suất và tỷ giá hối đoái.
- Thực hiện tốt chức năng hoạch định chiến lược phát triển KT- XH của nhà nước trong mối quan hệ mật thiết với lĩnh vực thu hút các nguồn vốn đầu tư.
- Cải thiện và đồng nhất môi trường đầu tư để tạo điều kiện cho việc khai thác các nguồn vốn đầu tư phát triển trong các thành phần kinh tế.
· Xây dựng các chính sách huy động các nguồn vốn có hiệu quả như:
- Các chính sách và giải pháp huy động vốn cho đầu tư phải gắn liền với chiến lược phát triển KT- XH trong từng giai đoạn và phải thực hiện được các nhiệm vụ của chính sách tài chính quốc gia. Phải có sự tính toán tổng hợp về khả năng cung ứng vốn và khả năng tăng trưởng các nguồn vốn trên cơ sở giải quyết hợp lý các mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng.
- Phải đảm bảo mối tương quan hợp lý giữa nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Cần quán triệt nguyên tắc: vốn trong nước là quyết định và vốn nước ngoài là quan trọng.
- Cần phải đa dạng hoá và hiện đại hoá các hinh thức và phương tiện huy động vốn. Tiếp tục mở rộng các hình thức huy động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước từ khu vực dân cư qua hinh thức phát hành trái phiếu với lãi suất và thời gian hấp dẫn. Từng bước gia nhập thị trường vốn trong và ngoài nước để huy động vốn đầu tư phát triển.
- Cách chính sách huy động vốn phải được tiến hành đồng bộ cả về nguồn vốn và biện pháp thực hiện. Đảm bảo sự bình đẳng, gắn bó và tạo điều kiện lẫn nhau cùng phát triển giữa các nguồn vốn. Cần tiếp tục đổi mới các chính sách động viên các nguồn tài chính cho ngân sách nhằm đảm bảo tăng cường huy động vốn một cách vững chắc, ổn định và bền vững nhưng vẫn khuyến khích các doanh nghiệp và dân cư đầu tư.
Câu 2:Trình bày các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Cần có giải pháp nào để có được những nguồn vốn đầu tư này.
Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm :
1.Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Hỗ trợ phát triển chính thức (hay ODA, viết tắt của cụm từ Official Development Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay.
*Ưu điểm của ODA
Lãi suất thấp (dưới 3%, trung bình từ 1-2%/năm)
Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm)
Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA.
*Bất lợi khi nhận ODA
Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị... Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới).
Ví dụ:
Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao
Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới).
Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất.
Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia.
Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên.
Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp... có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần.
2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Theo tổ chức thương mại thế giới WTO :
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty.
Lượng vốn FDI này chủ yếu được đầu tư thông qua các hình thức như thành lập doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (khoảng 8.000 doanh nghiệp FDI), hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc thông qua các dự án BOT, BTO… chỉ có một ít vốn FDI được đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức M&A ( thị trường mua bán và sáp nhập doanh nghiệp).
3. Vốn vay thương mại nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường quốc tế.
Những giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài :
-Tạo hành lang pháp lý và môi trường đầu tư thông thoáng, ổn định và đồng bộ tạo điều kiện hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
- Thiết lập mặt bằng pháp lý, đầu tư chung cho các nhà đầu tư trong tỉnh và nước ngoài nhằm tạo lập môi trường đầu tư ổn định, bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Mở rộng và thực hiện những chính sách hỗ trợ phù hợp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài yên tâm làm ăn trên địa bàn tỉnh.
- Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp.
- Huy động mọi nguồn lực, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tập trung cho đầu tư phát triển để tạo ra năng lực sản xuất mới nhất là lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng như: Hệ thống đường giao thông, cấp, thoát nước, điện, bưu chính viễn thông,… đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc thu hút FDI. Đồng thời, đẩy nhanh tốc độ xây dựng và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các khu, tuyến và cụm công nghiệp để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.
- Tăng cường công tác đào tạo, nhất là đào tạo nghề với sự tham gia của các tổ chức trong nước và nước ngoài nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động kỹ thuật cao của nhà đầu tư.
- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cải tiến nhanh các thủ tục hành chính để đơn giản hoá việc cấp giấy chứng nhận đầu tư, thực hiện có hiệu quả cơ chế “1 cửa” liên quan đến thủ tục đầu tư nước ngoài.
- Tăng cường hỗ trợ và quản lý sau khi cấp phép đầu tư, tạo điều kiện cho các dự án đã đựơc cấp phép triển khai thực hiện có hiệu quả.
Câu 3: Trình bày nguồn vốn đầu tư trong nước; cần có những giải pháp nào để thu được nhiều hơn nữa vốn của những nguồn này.
** Nguồn vốn đầu tư trong nước: là phần tích lũy nội bộ của nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ được huy động vào quá trình tái xuất của xã hội. Biểu hiện của vốn đầu tư trong nước bao gồm vốn đầu tư nhà nước và nguồn vốn đầu tư của dân cư và tư nhân.
- Nguồn vốn nhà nước: bao gồm vốn của ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
Nguồn vốn ngân sách nhà nước: đây chính là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư, là nguồn vốn đtư quan trọng trong chính sách phát triển của quốc gia. Nguồn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kt-xh-quốc phòng, an ninh, các dự án doanh nghiệp đtư vào lĩnh vực cần sự tham gia của NN, chi cho các dự án quy hoạch tổng thể đô thị, nông thôn…
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước: có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể bao cấ vốn trực tiếp của NN. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sd nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Vốn tín dụng ĐTPT của NN còn phục vụ công tác quản lý và điều tiết vĩ mô nền KT. Thông qua nguồn tín dụng ĐT, NN khuyến khích ptr KTXH vùng, ngành, lãnh thổ theo định hướng chiến lược của mình. Trên khía cạnh điều tiết vĩ mô, nguông vốn này ko chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn gp ptr XH, khuyến khích ptr những vùng KT khó khăn, giải quyêt các vđề XH, có tác dụng tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng CNH - HĐH.
Nguồn vốn ĐT của các DNNN; bao gồm từ khấu hao TSCĐ và thu nhập giữ lại tịa DNNN. Thông thường, nguồn vốn này chiếm 14-15% tổng vốn ĐT của XH, chủ yếu là ĐT theo chiều sâu, mở rộng SX, đổi mới thiết bị, HĐH dây chuyền CN.
- Nguồn vốn của dân cư và tư nhân: bao gồm phần tiết kiệm của dân và phần tích lũy của các DN dân doanh, HTX. ĐT của các DN tư nhân và hộ GĐ có vai trò quan trọng trong việc ptr KT địa phương. Bên canh đó, phần tích lũy của các DN dân doanh cũng đóng góp đáng kể vào quy mô vốn ĐT của toàn XH. Các hộ GĐ cũng là một trong những nguồn tập trung và phân phối vốn quan trọng trong nền KT. Nguồn vốn trong dân cư phụ thuộc thu nhập và chi tiêu của các hộ GĐ. Quy mô của nguồn tiết kiệm này phụ thuộc trình độ ptr của đất nước, tập quán tiêu dùng của dân cư và các chính sách động viên của NN thông qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp XH.
**Giải pháp thu hút các nguồn vốn trong nước cần:
- Tạo lập, duy trì năng lực tăng trưởng kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư
Tăng cường phát triển sản xuất kinh doanh và thực hành tiết kiệm trong cả sản xuất và tiêu dung xã hội, có biện pháp hữu hiệu để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư
Đối với tất cả các nguồn vốn đầu tư, phải xác định yếu tố hiệu quả là yêu cầu về mặt chất lượng của việc huy động vốn trong lâu dài
Các dự án sử dụng vốn vay phải có phương án trả nợ vững chắc , xác định rõ trách nhiệm trả nợ.
Để tăng cường tính hiệu quả của nền kinh tế cần tạo môi trường hoạt động bình đẳng cho tất cả các nguồn vốn đầu tư; xây dựng môi trường hệ thống luật pháp thống nhất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. phải lấy hiệu quả đầu tư là thước đo cho hoạt động đầu tư
- Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô được coi là đk tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư
Sự an toàn của vốn đòi hỏi môi trường kt vĩ mô ổn định, thỏa mãn yêu cầu gắn liền với năng lực tăng trưởng kinh tế, là nơi có năng lực sinh lợi cao.
- Xây dựng các chính sách huy động vốn có hiệu quả, nhà nước và doanh nghiệp cần có chính sách và giải pháp đồng bộ và hợp lý trên cơ sở có sự tính toán tổng hợp đbảo khuyến khích, định hướng các hoạt động thu hút, cung ứng vốn nhằm huy động tổng lực của nền kinh tế cho công nghiệp hóa đất nước.
Chương 3
Câu 1: Trình bày các nguyên tắc cần tuân thủ khi quản lý hoạt động đầu tư? Biểu hiện của các nguyên tắc đó trong quản lý hoạt động đầu tư hiện nay.
1.Nguyên tắc thống nhất giữa lãnh đạo chính trị và kinh tế
Ở Việt Nam, chính trị và kinh tế không thể tách rời nhau vì chính sách của đảng là cơ sở của mọi biện pháp lãnh đạo kinh tế, hướng dẫn sự phát triển không ngừng của nền kinh tế. Đảng phải là người vạch ra đường lối, chủ trương phát triển kinh tế xã hội. Đảng chỉ rõ con đường, biện pháp, phương tiện dể thực hiện đường lối chủ trương vạch ra. Mặt khác, động viên quần chúng đoàn kết, nhất trí thực hiện đường lối chủ trương đó. Nhà nước phải là người biến chủ trương của Đảng thành kế hoạch và triển khai, kiểm tra, tổng kết thực hiện kế hoạch.
Biểu hiện:
Đại hội VI đề cao một nguyên tắc "đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới chính trị". Giá trị này thể hiện tính hệ thống, tính phát triển của mối quan hệ kinh tế với chính trị. Thực tiễn quá trình đổi mới chỉ ra rằng: thời gian nào Đảng coi trọng và nghiêm túc thực hiện nguyên tắc trên thì đổi mới đạt chất lượng tốt, còn lúc nào nguyên tắc trên bị coi nhẹ thì tiềm ẩn nhiều vấn đề cả trong kinh tế và chính trị.
Nhìn lại quá trình đổi mới, Đại hội VI là bước đi đặc biệt của sự chuyển biến mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Tuy vậy, tính đa dạng, phong phú và phức tạp của kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập ngày càng đặt ra những thách thức mới. Để vượt qua thực tế hiện nay, mối quan hệ kinh tế với chính trị cần được nhận thức và vận dụng ở tầm cao hơn trước thực tiễn loài người đang tiến mạnh vào kinh tế tri thức và cuộc đấu tranh cho mô hình phát triển bền vững.
Để đảm bảo mối quan hệ thuận chiều giữa hai quá trình đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị, cần dân chủ hoá và minh bạch hoá hơn nữa quá trình ra các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Đảng lãnh đạo, nhưng không đưa ra trước các quyết định, mà trước hết là phải tạo điều kiện, cơ chế cho giới chuyên môn, cho nhân dân thảo luận, nêu các phương án khác nhau. Vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện trong việc đưa ra quyết định cuối cùng, lựa chọn một phương án cụ thể. Kiên quyết phòng chống nguy cơ một số nhóm lợi ích chi phối quá trình hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách. Đổi mới thể chế kinh tế là để giải phóng sức sản xuất, phát triển sức sản xuất; đổi mới hệ thống chính trị là để tập hợp toàn dân, tổ chức toàn dân thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chung. Chỉ như vậy, quá trình đổi mới mới tiếp tục được đẩy mạnh đồng bộ, hài hoà cả về kinh tế và hệ thống chính trị, đưa Việt Nam tới đích dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2.Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng chịu sự quản lý kinh tế kĩ thuật của cả cơ quan chủ quản (là ngành) và của địa phương. Ngành quản lý kĩ thuật của ngành còn địa phương quản lý hành chính , xã hội đối với dự án nằm tại địa phương.
Thực tế có 3 hình thức phối hợp:
· Tham quản: 1 vấn đề do 1 chủ thể ngành hoặc lãnh thổ có thẩm quyền quyết nhưng tham khảo ý kiến bên kia để quyết định bên mình thêm sáng suốt.
· Hiệp quản: Giống tham quản nhưng ý kiến của bên kia là điều kiện cần có để tạo lên tính hợp pháp cho 1 quyết định
· Đồng quản: 2 cơ quan theo ngành, lãnh thổ liên tịch giao văn bản về quyết định quản lý.
Biểu hiện:
Sự thống nhất giữa các qui hoạch của ngành, vùng lãnh thổ là một điều quan trọng, cần thiết, đảm bảo cho phát triển toàn diện ,cân bằng trong tổng thể KTXH chung. Nhưng thực tế hiện nay việc lồng ghép các qui hoạch giữa các ngành với nhau , giữa các ngành với vùng lãnh thổ ở nước ta thực hiện chưa tốt, dẫn đến hậu quả là các dự án qui hoạch tràn lan, chồng chéo, không phát huy được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, gây thất thoát lãng phí nặng nề.
Sự thiếu đồng bộ giữa các địa phương trong cùng một ngành gây lên sự thất thoát lãng phí nghiêm trọng.
Một trong những khó khăn của công tác qui hoạch là sức ép rất lớn từ các địa phương. Các cụm công nghiệp, các công trình giao thông, các cảng biển thường đưa lại những lợi ích to lớn, thậm chí, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của nhiều địa phương. Chính vì vậy, các địa phương đều mong muốn được đưa vào quy hoạch và được có các công trình, dự án này. Và không ít các dự án qui hoạch chỉ xuất phát từ những bức xúc, bất cập và nhu cầu thực tế trước mắt của ngành, địa phương, chưa tính đến triển vọng phát triển kinh tế, công nghệ và hội nhập.
Một ví dụ điển hình, nổi cộm gây thất thoát lãng phí là hiên trạng qui hoạch cảng biển của Việt Nam. Nước ta có hơn 3000km bờ biển, và đây là một lợi thế lớn để phát triển ngành khai thác thuỷ hải sản, giao thông đường biển; dẫn đến hiện tượng bùng nổ phát triển cảng biển ở những địa phương có lợi thế xây dựng cảng: Theo kế hoạch xây dựng cảng, từ nay đến năm 2010, bình quân cứ 300km bờ biển lại đầu tư ít nhất một cảng biển. So sánh với các nước có ngành hàng hải phát triển, con số này là bất hợp lý bởi lẽ đầu tư như vậy quá dàn trải, sẽ dẫn đến hiện tượng nhiều cảng nhưng cảng nào cũng nhỏ lẻ, manh mún, không phát huy hết công suất, lãng phí nguồn lực. Ngoài ra, cả nước có hơn 100 cảng biển nhưng lại không có cảng nước sâu tầm cỡ quốc tế.
Năm 2007, số lượng hàng hoá thông qua biển Bắc chiếm 25-30% công suất cả nước (công suất vẫn còn thừa); cảng phía Nam 57% quá tải. Trong khi đó miền Trung chiếm 30% tổng chiều dài cầu cảng cả nước nhưng khối lượng vận chuyển chỉ đạt 13%, ở tình trạng thiếu hàng .
Do công tác qui hoạc kém thiếu đồng bộ giữa bộ ngành địa phương, cơ chế xin - cho xuất hiện phổ biến tại các ngành, địa phương và quyết định đầu tư không gắn liền với trách nhiệm huy động vốn nên hiện tượng thiếu vốn cho công trình, dở dang công trình gây ứ đọng vốn; những đồng vốn đã bỏ ra đầu tư là những đồng vốn “chết’’, không phát huy được hiệu quả sử dụng, gây thất thoát lãng phí.
3.Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
Dự án đầu tư được thực hiện với 1 lượng vốn đầu tư nhất định phải đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất hoặc phải đật đạt được hiệu quả kinh tế xã hội đã dự kiến nhưng với chi phí đầu tư thấp nhất.
Nguyên nhân gây thất thoát lãng phí:
- Đầu tư không có quy hoạch hoặc có quy hoạch nhưng quy hoạch không tốt.
- Do sai lầm trong khâu xác định chủ trương đầu tư thuộc hướng đầu tư sai lầm dẫn đến lãng phí những cố gắng tiếp theo để triển khai dự án đó.
- Do khâu thẩm định, phê duyệt kĩ thuật, tổng dự toán -> duyệt những bản thể không tốt phải sửa chữa gây nên lãng phí.
- Do khâu kế hoạch hoá đầu tư: Ở Việt Nam kế hoạch hoá là kế hoạch “ước muốn”, không phù hợp với nguồn lực thực tế, thiếu vốn triển khai dự án, vừa thực hiện, vừa chờ vốn, hàng loạt dự án dở dang, kéo dài đẫ tới tăng chi phí công trình, lỡ mất cơ hội kinh doanh của dự án.
- Do khâu đấu thầu.
- Do cơ chế quản lý giả trong xây dựng, do khâu thanh toán và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
- Do khâu tổ chức thực hiện đầu tư.
Biểu hiện:
Nước ta còn tình trạng thất thoát và lãnh phí xảy ra trầm trọng,đầu tư không trọng tâm trọng điểm,tài nguyên khai thác không hiệu quả…
công trình không đảm bảo, chậm trễ tiến độ, giải ngân chậm, đấu thầu thông đồng móc nối, tham nhũng tiêu cực...
Theo điều tra, trong giai doạn 2001-2007, các nhà máy(NM) chế biến rau quả của nước ta hầu như chỉ hoạt động với 25-30% công suất. Một điển hình là NM chế biến cà chua của công ty xuất nhập khẩu rau quả đặt tại Hải Phòng. Hoàn thành từ năm 2001 nhưng mỗi năm NM chỉ ho?t động với 4,5% công suất do không có đủ nguyên liệu. Thời điểm thu mua nhiều nhất của NM kể từ khi hoạt động là 150-170 tấn/ngày, dù vậy vẫn chưa đủ do công suất NM lên tới 240 tấn nguyên liệu/ngày.Được đầu tư dây chuyền hiện đại của Italy với tổng vốn đầu tư nhà nước trên 52 tỷ đồng, NM hoạt động không hi?u quả đã làm lãng phí nguồn vốn đầu tư.
Cả trăm công trình thủy lợi dang dở đang đắp chiếu
Khô hạn và lũ lụt mấy năm qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Có một nguyên nhân quan trọng là thiếu công trình thủy lợi. Thế nhưng hiện có cả trăm công trình thủy lợi thi công dang dở và đang đắp chiếu do đầu tư dàn trải, thiếu vốn.
Điển hình là hồ chứa nước Thanh Lanh ở xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc có tổng vốn đầu tư 53,4 tỷ đồng. Nằm giữa vùng đồi thấp của xã, hồ Thanh Lanh có dung tích thiết kế 9,9 triệu m3, phục vụ tưới cho 1.200 ha đất canh tác, cung cấp nước sinh hoạt cho số đông người dân Trung Mỹ trong mùa khô hạn. Nhưng chỉ được vài tháng sau đó, 3 đơn vị thi công là Công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, Công ty xây dựng 1 và Công ty xây dựng 2 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đều rút lui khỏi công trường. Các hạng mục đang thi công dang dở như đập tràn nằm trơ khấc, sắt hoen gỉ, 3 năm chờ đợi chưa có một giọt nước chảy qua. Đập chính với chiều cao hơn 1m đá kè nay đã bị xói lở bởi mưa lũ. Ngay cả xe tải, máy xúc, máy ủi nằm phơi mưa, phơi nắng chờ vốn lâu quá cũng đã hoen gỉ, có nguy cơ biến thành sắt vụn.
4.Nguyên tắc tập trung – dân chủ
Trong quản lý hoạt động đầu tư, khi giải quyết bất kì vấn đề gì phát sinh, một mặt ta phải dựa vào ý kiến, nguyện vọng, lực lượng, tinh thần, chủ động, sáng tạo của các đối tượng bị quản lý. Mặt khác, phải có một trung tâm quản lý tập trung, thống nhất với mức độ phù hợp để không xảy ra tình trạng tự do vô chính phủ, tình trạng vô chủ trong quản lý nhưng cũng đặc biệt không ôm đồm, tránh tình trạng quan liêu gia trưởng độc đoán.
Biểu hiện:
Nguyên tắc này được thể hiện khá rõ tại nghị định 12 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
-Người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật Xây dựng.
-Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. Ban Quản lý dự án có thể được giao quản lý nhiều dự án nhưng phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và phải bảo đảm nguyên tắc: từng dự án không bị gián đoạn, được quản lý và quyết toán theo đúng quy định. Việc giao nhiệm vụ và uỷ quyền cho Ban Quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban Quản lý dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý dự án.
2. Ban Quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư uỷ quyền. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền.
5.Nguyên tắc kết hợp hài hoà các loại lợi ích trong đầu tư
Trong hoạt động kinh tế có nhiều loại lợi ích: có thể là lợi ích kinh tế, xã hội hay lợi ích hà nước, tập thể, cá nhân hay lợi ích gián tiếp trực tiếp…Trong đó lợi ích kinh tế là động lực quá trình thúc đẩy mọi hoạt động đầu tư. Tuy nhiên lợi ích kinh tế của các đối tượng khác nhau vừa có tính thống nhất lại vừa có mâu thuẫn. Chỉ có sự kết hợp hài hoà lợi ích mọi đối tượng trong hoạt động kinh tế thì mới tạo ra động lực cùng chiều cho mọi hoạt động trong xã hội, hoạt động đầu tư mới đi đến đích.
Biểu hiện:
Huy động vốn theo hình hợp tác Nhà nước- Tư nhân (PPP) đang được các cơ quan chức năng kỳ vọng sẽ là “phương thuốc” giải bài toán thiếu vốn cho công tác đầu tư XDCB giao thông trong tương lai. Tuy nhiên, mô hình PPP cũng còn những trở ngại, đặc biệt trong bối cảnh cơ chế chính sách và việc giải quyết hài hòa các lợi ích giữa nhà nước- tư nhân là không hề dễ dàng.
Trong khi các văn bản quy định pháp lý về đầu tư cơ sở hạ tầng theo mô hình PPP đang được Chính phủ cho xây dựng và dự kiến sẽ hoàn thành vào giữa năm nay, mới đây Bộ GTVT đã chủ động đưa ra danh sách kêu gọi đầu tư theo mô hình PPP đối với khoảng 10 dự án lớn về đầu tư xây dựng đường cao tốc, với tổng số vốn lên đến trên 10 tỉ USD.
Một số dự án đang được “nhắm” để triển khai theo hình thức PPP là đường cao tốc Dầu Giây- Phan Thiết, Ninh Bình- Thanh Hóa, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Mỹ Thuận - Cần Thơ, Nội Bài - Hạ Long, Hạ Long - Móng Cái, Dầu Giây - Đà Lạt, Bến Lức - Long Thành, cảng quốc tế Hải Phòng, đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Cần Thơ,...
Hiện nay, nhu cầu cho đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam khoảng 16 tỷ USD/năm trong khi khả năng đáp ứng của Nhà nước chỉ khoảng 7-8 tỷ USD. Từ nay đến năm 2020, vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng ước tính chiếm khoảng từ 10% đến 11% GDP. Trong điều kiện tài chính hiện tại thì khả năng cân đối ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển cũng có những hạn chế nhất định.
Chính vì vậy, rất nhiều cơ quan chức năng đang kỳ vọng trong thời gian tới PPP sẽ là phương thuốc hiệu nghiệm để giải bài toán thiếu vốn cho đầu tư hạ tầng nói chung và XDCB giao thông nói riêng.
Hiện tại, Bộ GTVT cũng đang kiến nghị Chính phủ bố trí đủ kinh phí cho công tác chuẩn bị cho các dự án PPP giao thông nói trên để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có đủ dữ liệu cần thiết về phương án tài chính, mức hỗ trợ tài chính chi tiết làm cơ sở mời thầu và đàm phán với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư, dù có nhiều ưu điểm, song ở nhiều nước trên thế giới PPP cũng chỉ được xem là một hình thức đầu tư bình thường như bao phương thức khác. Một số nước đã thành công với PPP và huy động được vốn cho công tác đầu tư hạ tầng, nhưng cũng không ít nước thất bại và không thu hút được bao nhiêu nguồn lực từ PPP này.
Trên thực tế đầu tư theo mô hình PPP chỉ mới chứng minh thành công ở một số nước phát triển, những nơi năng lực quản lý của cơ quan công quyền cũng phát triển và minh bạch như: Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Phi, Úc,...
Hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng chỉ mới tiến hành theo phương thức này như Singapore chỉ mới phát triển PPP từ 2-5 năm trở lại đây và cũng đang gặp nhiều khó khăn. Indonesia cũng tiến hành khoảng 3-4 năm nay.
Tại cuộc hội thảo gần đây về vấn đề đầu tư theo hình thức PPP, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cũng đưa ra những ý kiến phân tích về cách hiểu chuẩn của PPP và cảnh báo những rủi ro có thể xảy ra đối với phương thức này. Bản chất PPP chính là làm sao Chính phủ có thể đảm bảo được những lợi ích thiết yếu cho người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội. Thế nhưng, nhu cầu của xã hội thì bao giờ cũng lớn trong khi nguồn lực lại có hạn.
Chính vì vậy, để tìm được tiếng nói chung giữa nhà nước với tư nhân trong mô hình PPP chính là bài toán khó nhất hiện nay. Hơn nữa, để mô hình PPP thành công, phải có những khung pháp lý đủ rộng vì thực tế trong suốt thời hạn của một dự án cơ sở hạ tầng, các nhà đầu tư tư nhân phải đối mặt với nhiều rủi ro mà họ cần xem xét như: rủi ro đấu thầu, rủi ro đàm phán, rủi ro xây dựng, rủi ro hoạt động và rủi ro từ Chính phủ.
6.Nguyên tắc tăng cường pháp chế trong quản lý hoạt động đầu tư
Khái niệm: Nguyên tắc này không cho phép các cơ quan Nhà Nước quản lý hoạt động đầu tư một cách chủ quan, tuỳ tiện, mà phải dựa vào pháp luật, làm đúng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
· Ba điều kiện để thực hiện tốt nguyên tắc:
- Xây dựng và hoàn chỉnh Luật pháp.
- Phải giáo dục pháp luật cho người dân.
- Phải xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật.
Biểu hiện:
Ngoài việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, Luật Đầu tư chỉ rõ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cơ quan đầu mối giúp chính phủ quản lý hoạt động đầu tư trên phạm vi cả nước, tổ chức việc thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư theo pháp Luật. Luật cũng đã giao cho Chính phủ quy định việc phân cấp quản lý hoạt động đầu tư. Theo đó, chính phủ phân cấp mạnh mẽ quản lý hoạt động đầu tư cho các địa phương. Các cơ quan trung ương chủ yếu xử lý những dự án lớn, hoạch định chính sách về đầu tư và hỗ trợ các địa phương trong công tác quản lý hoạt động đầu tư.
Câu 2: Trình bày các phương pháp quản lý hoạt động đầu tư. Liên hệ việc áp dụng các phưưong pháp đó trong công tác quản lý hoạt động đầu tư hiện nay.
Trả lời:
1. PP hành chính.
Khái niệm: Là cách tác động trực tiếp bằng các quy định dứt khoát mang tính chất bắt buộc của nhà nước lên đối tượng bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong những tình huống nhất định
Đặc điểm:
· Tính bắt buộc: đòi hỏi các đối tượng bị quản lý phải chấp hnàh nghiêm chỉnh các tác động hành chính mà không được quyền lựa chọn, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng.
· Tính quyền lực: đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước chỉ được phép các tác động hành chính đúng với thẩm quyền của mình. Các quyết định này phải dứt khoát, dễ dàng, dễ hiểu, có địa chỉ người thực hiện để loại trừ khả năng có sự giải thích khác đối với nhiệm vụ được giao.
Yêu cầu:
- Người ra quyết định phải hiểu rõ tình hình kinh tế, nắm vững tình hình cụ thể, dự đoán được những nét phát triển chính, những mặt tích cực cũng như những khía cạnh tiêu cực có thể đưa ra khi quyết định thi hành.
- Khi sử dụng phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm của người ra quyết định.
Ưu và nhược.
- Ưu điểm: Tạo lập trật tự, kỉ cương làm việc trong hệ thống, giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý rất nhanh chóng mà vẫn giữa đc ý đồ hoạt động.
- Nhược điểm: Phương pháp này dễ dẫn tới tình trạng quan liêu, máy móc, bộ máy hành chính cồng kềnh và độc đoán.
2. PP kinh tế:
Khái niệm: PP kinh tế tác động vào đối tượng bị quản lý thông qua các lợi ích kinh tế ( biện pháp đòn bảy kinh tế: giảm thuế, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, miễn tiền thuê đất…) để cho đối tượng bị quản lý lựa chọn mục tiêu và phương án hoạt động có hiệu quả nhất để đầu tư thuộc hướng vừa lợi nhà, vừa ích nước.
Đặc điểm:
- Nhà nước chỉ đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phải đạt, đưa ra những điều kiện khó khăn về kinh tế, những phương tiện vật chất có thể sử dụng để các chủ đầu tư tự tổ chức việc thực hiện nhiệm vụ.
Yêu cầu:
- Khi sử dụng phương pháp này, nhà nước phải biết tạo ra những tình huống, những điều kiện để lợi ích cá nhân và lợi ích của các DN phù hợp với lợi ích chung của nhà nước.
- Đòi hỏi cán bộ quản lý phải là người có trình độ và năng lực về nhiều mặt.
Vai trò:
- Các phương pháp kinh tế tạo ra sự quan tâm vật chất thiết thân của đối tượng bị quản lý à Tác động rất nhạy bén, linh hoạt, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người lao động và các tập thể lao động. Vì với 1 biện pháp kinh tế đúng đắn thì chủ đầu tư sẽ tích cực thực hiện dự án đem lại lợi ích cho mình, đồng thời nhiệm vụ chung cũng được giải quyết nhanh chóng, có hiệu quả.
- Là biện pháp tiết kiệm nhất vì nó mở rộng quyền hành động cho các cá nhân, DN, đồng thời cũng tăng trách nhiệm kinh tế cảu họ. Điều đó đã giúp nhà nước giảm rất nhiều trong việc điều hành. kiểm tra, đôn đốc chi li vụn vặt, mang tính chất sự việc hành chính, nâng cao ý thức tự giác của con người, của mọi DN.
3. PP giáo dục.
Khái niệm: PP giáo dục là các tác động vào nhận thức và tình cảm của con người, vận dụng các quy luật tâm lý mà đặc trưng là tính thuyết phục à làm cho đối tượng bị quản lý phân biệt được phải trái, đúng sai, lợi hại.
Ý Nghĩa: Do các đặc điểm của hoạt động đầu tư là sử dụng vốn lớn, kỹ thuật phức tạp, liên quan tới nhiều ngành, nhiều nghề, lao động vất vả, luôn di động nên rất khó kiểm tra, kiểm soát nên trong hoạt động đầu tư luôn đòi hỏi tính tự giác cao trong lao động để đảm bảo đúng chương trình, tránh tình trạng phá đi, làm lại.
Liên hệ việc áp dụng các phương pháp đó trong công tác quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hiện nay:
- Hiện nay những khâu nào do Nhà nước quản lý trực tiếp => thường sử dụng biện pháp hành chính mang tính nguyên tắc, 1 chiều, mệnh lệnh có lúc cho hiệu quả tốt, nhưng có lúc thì lại kém hiệu quả do tính nguyên tắc, thủ tục rườm rà …
- Những khâu mà Nhà nước không quản lý trực tiếp, giao cho các đơn vị bên ngoài (các doanh nghiệp) được quyết định thì các doanh nghiệp thường áp dụng phương pháp kinh tế. Việc áp dụng phương pháp kinh tế là rất tốt, thưởng cũng dùng kinh tế, phạt cũng dùng kinh tế, sẽ tạo động lực tốt cho mọi người cùng phấn đấu vì lợi ích của chính mình, họ sẽ có ý thức làm việc tốt hơn. Khi doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đóng góp của họ với Ngân sách nhà nước cũng nhiều hơn, đây chính là vừa ích nước, vừa lợi nhà.
- Phương pháp giáo dục là phương pháp rất tốt bởi vì phương pháp này giúp người ta nhận thức phải trái đúng sai => tự ý thức được việc mình làm là đúng.
- Trong thực tế, để đạt được hiệu quả quản lý tối đa người ta thường kết hợp các phương pháp trên, ít khi áp dụng riêng lẻ.
Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư hiện nay? Giải pháp để khắc phục.
*Nguyên nhân
- Đầu tư không có quy hoạch hoặc quy hoạch chất lượng không tốt
Ví dụ: Xây dựng không đúng quy hoạch thì phải đập đi xây lại , mỗi lần như thế sẽ rất tốn kémà lãng phí.
- Thất thoát lãng phí do khâu xác định chủ trương đầu tư
Ví dụ: Nhà máy lọc dầu Tuy Hạ đầu tư 20 tỷ đồng sau đó hủy bỏ do trình độ quan điểm của người chủ trương chưa đủ tầm
- Do khâu thẩm định phê duyệt thiết kế kĩ thuật, tổng dự toán : Do trình độ không đủ tầm duyệt cả bản thiết kế không đúng kĩ thuật nên phải sửa lại thiết kế , mất nhiều tiền gây lãng phí
Ở VN các dự án vừa thiết kế vừa thi công gây ra tình trạng thi công phần sau thấy không hợp lại với thiết kế lại đập đi xây lại gây ra lãng phí.
- Do khâu kế hoạch hóa đầu tư ( Ở VN kế hoạch là kế hoạch ước muốn): Khi lên kế hoạch thì lên kế hoạch nhiều dự án nhưng không đủ nguồn lực, vốn nên dự án nào cũng dở dang, bộ máy quản lý rất tốn kém, gây lãng phí, mất cơ hội kinh doanh cho các DN.
Bố trí kế hoạch dàn trải theo kiểu chia phần, 1 năm bố trí vài nghìn dự án trong đó có dự án chỉ được bố trí 10 – 12% số vốn cần thiết à 1 dự án kéo dài 10 năm, vốn bị ứ đọng trong xây dựng dở dangà tăng chi phí quản lý, đẩy giá công trình tăng cao.
- Do khâu đấu thấu: Liên minh trong bóng tốià Nhà thầu và chủ đầu tư bắt tay nâng giá dự án rút tiền của nhà nước.
- Do công tác chuẩn bị xây dựng: đền bù giải phóng mặt bằng gây thất thoát lớn nhất.
- Do cơ chế quản lý giá trong xây dựng ,trong khâu thanh toán, do khâu quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
- Do khâu tổ chức thực hiện đầu tư: ăn cắp xi măng sắt thép.
*Giải pháp
- đổi mới nội dung và phương pháp lập QH phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Các QH làm phải sát với thực tiễn, tránh tình trạng thay đổi nhiều lần, gây lãng phí vốn đầu tư.
- Phương pháp làm Qh của nước ta hiện nay còn mang tính truyền thống rất cao và ảnh hưởng nhiều của các nước XHCN trước đây. Những phương pháp quy hoạch này đã có từ rất lâu , vẫn được ỏp dụng ở Việt Nam trong khi hầu hết các nước phát triển xung quanh đều thay đổi theo xu hướng hiện đại.
- tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ làm QH; đồng thời nâng cao chất lượng công tác dự báo, cung cấp thông tin kinh tế: về thị trường đầu vào, đầu ra cho sản phẩm và khoa học công nghệ phù hợp, giúp cho công tác dự báo có tầm nhìn dài hạn.
- Mọi dự án đều phải được đưa ra đấu thầu công khai, hạn chế tối đa sự khép kín trong cùng một bộ ngành chủ quản.
- Tăng cường kiểm tra giám sát giữa các khâu để hạn chế tình trạng tiêu cực giữa những người tham gia thẩm định và chủ đầu tư và công tác lập dự án được diễn ra khách quan, chính xác.
- Đầu tư trọng tâm trọng điểm
- Tập trung vào các yếu, giải pháp đối với con người.
Câu 4: Trình bày các công cụ quản lý hoạt động đầu tư và cho biết tác dụng của mỗi công cụ đó trong công tác quản lý hoạt động đầu tư hiện nay.
- Bộ máy quản lý hoạt động đầu tư từ TW đến địa phương
- Hệ thống luật pháp: hệ thống luật pháp liên quan và thường được áp dụng để quản lý hoạt động đầu tư như luật đầu tư, luật công ty, luật xây dựng, luật đất đai, luật bảo vệ môi trường, luật lao động, luật bảo hiểm, luật thuế, luật phá sản và các văn bản dưới luật kèm theo về quản lý hoạt động đầu tư như các quy chế về quản lý tài chính, vật tư, thiết bị, lao động, tiền lương, sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên khác …
- Các quy hoạch tổng thể và chi tiết: các quy hoạch tổng thể và chi tiết của ngành, địa phương về đầu tư và xây dựng là những công cụ quan trọng được sử dụng để quản lý hoạt động đầu tưà đây là công cụ quan trọng được sử dụng để quản lý hoạt động đầu tư
- Các kế hoạch ( kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm): là các kế hoạch định hướng và một số kế hoạch trực tiếp về đầu tư của ngành và đơn vị.
- Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư: danh mục các dự án được xếp theo thứ tự ưu tiên.
- Các định mức và tiêu chuẩn trong quá trình xây dựng và vận hành hoạt động kinh doanh do các bộ ban hành.
- Các chính sách và đòn bẩy kinh tế có tác dụng tác động vào sự phân bổ các nguồn vốn thực hiện theo các quy hoạch, kế hoạch nhà nước đề ra. Những chính sách và đòn bẩy kinh tế quan trọng thường được áp dụng để quản lý hoạt động đầu tư gồm: chính sách giá cả, tiền lương, tài chính tín dụng, chính sách khuyến khích đầu tư…à đây là công cụ linh họat nhất để quản lý hoạt động đầu tư, có độ nhạy cảm cao trước những biến động của đời sống kinh tế xã hội của 1 quốc gia.
- Các hợp đồng kinh tế: là hợp đồng được ký kết giữa các cá nhân và các đơn vị tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
- Những thông tin và dự báo cần thiết về tình hình cung cầu thị trường, kinh nghiệm quản lý, giá cả, các tài liệu phân tích đánh giá kết quả, hiệu quả của hoạt động đầu tư và các thông tin khác có liên quan đến đầu tư.
Câu 5: Nội dung quản lý ĐT của nhà nước, bộ ngành, địa phương
Trả lời
Nội dung quản lý hoạt động ĐT của NN
Nhà nước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống luật pháp các văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động ĐT
Xây dựng các chiến lược quy hoạc kế hoạch
Ban hành kịp thời các chính sách chủ trương ĐT
Ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật các chuẩn mực ĐT
Đề ra chính chủ trương hợp tác chính sách ĐT với nước ngoài
Ban hành các chính sách thuộc lĩnh vực ĐT
Quản lý trực tiếp nguồn vốn nhà nước
Kiểm tra giám sát
Nội dung quản lý hoạt động Đt của bộ ngành địa phương
Các bộ ngành địa phương sẽ ban hành các văn bản quản lý thuộc bộ ngành địa phương mình liên quan đến ĐT
Các bộ ngành địa phương xây dựng chiến lược quy hoạch ĐT cho bộ ngành địa phương mình
Danh mục các dự án ĐT của ngành địa phương mình
Xây dựng các kế hoạch huy động vốn…
Hướng dẫn các nhà DDT thuộc ngành mình, địa phương và lập DA và triển khai thực hiện DA
Thẩm định DA để cấp phép ĐT
Thẩm định hồ sơ xin thuê đất
Hỗ trợ và trực tiếp sử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình ĐT như cấp đất giải phóng mặt bằng thuê và tuyển dụng lao động , xây dựng công trình
Lựa chọn đối tác đàm phán ký kết hợp đồng liên doanh liên kết trong hợp tác ĐT với nước ngoài
Trực tiếp Kiểm tra giám sát hoạt động của các dự án ĐT thuộc ngành thuộc địa phương theo chức năng và nhiệm vụ được phân cấp quản lý
Kiến nghị với cấp trên điều chỉnh sưa đổi bổ sung những bất hợp lý trong cơ chế chính sách trong các quy định dưới luật nhằm nâng cao hiệu qur quany lý nhà nước và hiệu quả KT-XH của ĐT
Chương 4:
Câu 1: Trình bày các nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư. Biểu hiện của các nguyên tắc đó trong công tác lập kế hoạch đầu tư hiện nay.
Trả lời:
1. Kế hoạch đầu tư phải dựa vào kế hoạch, vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, ngành, địa phương, cơ sở.
- Biểu hiện: Dựa vào quy hoạch đô thị và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội, dự án tàu điện ngầm đã được phê duyệt, tuyến tàu điện Nhổn - Ga Hà Nội dài 12 km, lộ trình Nhổn - Cầu Diễn - Mai Dịch - Cầu Giấy - Kim Mã - Núi Trúc - Giảng Võ - Cát Linh - Quốc Tử Giám - Ga Hà Nội (điểm cuối trên đường Trần Hưng Đạo). Tàu điện sẽ đi nổi từ đầu tuyến đến Kim Mã rồi đi ngầm trong lộ trình còn lại. Để thực hiện dự án đường dẫn vào khu depot, lãnh đạo thành phố chỉ đạo các sở thống nhất về địa điểm, quy hoạch, giao đất khu tái định cư đối với các hộ dân bị giải tỏa để hoàn thành giải phóng mặt bằng trước tháng 6/2011.
2. Kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ tình hình cung cầu của thị trường.
Chứng minh: Tín hiệu thị trường cho biết nên đầu tư cái gì, bao nhiêu vốn và đầu tư khi nào. Thoát ly thị trường thì sẽ chứa những yếu tố không khả thi. Tuy nhiên thị trường chỉ có thể giải quyết các vấn đề có tính ngắn hạn, riêng lẻ mà không thấy được các vấn đề lợi ích có tính dài hạn, bền vững, toàn cục nên nhà nước phải sử dụng kế hoạch như một công cụ để điều chỉnh thị trường hướng tới sự phát triển của đất nước.
- Biểu hiện: Đứng trước nhu cầu về nhà ở của những người có thu nhập thấp tại Hà Nội. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã đồng ý giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ đô làm chủ đầu tư lập và thực hiện Dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại ô đất có ký hiệu B4-CT1 và B5-CT2 thuộc quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu vực Bắc Cổ Nhuế-Chèm, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm. Dự kiến tổng mức đầu tư của Dự án lên tới trên 178 tỷ đồng. Phạm vi đất nghiên cứu dự án khoảng 17.909m2, trong đó khuôn viên ô đất ký hiệu B4-CT1 có diện tích 4.446m2 và B5-CT2 có diện tích 13.463m2. Việc xây dựng khu nhà ở này sẽ giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người có thu nhập thấp của thành phố, góp phần xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh khu vực Bắc Cổ Nhuế-Chèm (huyện Từ Liêm) theo quy hoạch đã được Ủy ban Nhân dân thành phố phê duyệt.
3. Lập kế hoạch phải dựa trên khả năng huy động các nguồn lực ở trong nước và nước ngoài, phải phù hợp với tình hình của đất nước.
- Biểu hiện: Nhờ có sự tài trợ về vốn cũng như giúp đỡ về kỹ thuật của 1 số nước như: Nga, Pháp… dự án tàu điện ngầm tại Hà Nội đã được phê duyệt và đang bắt đầu vào triển khai.
4. Kế hoạch đầu tư phải có mục đích rõ ràng: nhằm đạt được cái gì, đáp ứng được yêu cầu nào của nền kinh tế.
Ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển thường nguồn lực khan hiếm nên không thể đáp ứng được cùng một lúc tất cả các nhu cầu phát triển vì vậy khi lập kế hoạch đầu tư phải chọn được những mục tiêu ưu tiên mà không dàn trải.
- Biểu hiện: Tỉnh Điện Biên vừa thông qua 16 danh mục dự án công nghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh được ưu tiên đầu tư giai đoạn từ nay đến năm 2020. Tổng số vốn đầu tư cho các danh mục dự án này ước tính trên 700 tỷ đồng.
Trong 16 danh mục dự án công nghiệp khai khoáng được ưu tiên đầu tư trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 5 danh mục có quy mô vừa và lớn do Trung ương quản lý, 11 danh mục còn lại do tỉnh quản lý. Đáng chú ý, trong danh mục do Trung ương quản lý có 2 mỏ trữ lượng lớn gồm: mỏ quặng chì kẽm Háng Trợ, huyện Điện Biên Đông, với công suất ước khoảng 25-30 nghìn tấn/năm; mỏ quặng đồng Nậm He và Huổi Sáy, huyện Mường Chà, với công suất dự ước 5.000 tấn/năm. Tổng số vốn đầu tư cần cho hai danh mục dự án này đã lên đến trên 410 tỷ đồng. Ngoài các danh mục dự án do Trung ương quản lý, các dự án ưu tiên đầu tư thuộc tỉnh Điện Biên quản lý chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khai khoáng đá xây dựng, đá ốp lát, than, nước khoáng nóng, vàng... với tổng mức đầu tư từ 5 đến 20 tỷ đồng/dự án.
Với việc tập trung ưu tiên đầu tư 16 danh mục dự án nêu trên, tỉnh Điện Biên đang hướng đến việc phát triển bền vững ngành công nghiệp khai khoáng để khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Mục tiêu là đến năm 2020, ngành công nghiệp khai khoáng của tỉnh Điện Biên sẽ phát triển mạnh với năng lực khai thác đạt trên 28.000 tấn than sạch/năm; 20.000 tấn quặng sắt xuất khẩu/năm; 30.000 tấn quặng, tinh quặng chì, kẽm và sản phẩm chế biến sâu/năm, 8.000 tấn quặng, tinh quặng đồng/năm...
5. Phải coi trọng công tác dự báo khi lập kế hoạch đầu tư. Vì bản chất của kế hoạch là hướng tới các quá trình tương lai nên nó luôn gắn với các hoạt động dự báo. Với tư cách là một khâu tiền kế hoạch thì dự báo cần đi trước để tạo cơ sở cho việc hoạch định chiến lược xây dựng kế hoạch.
- Biểu hiện: Huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long có diện tích đất nông nghiệp 23.000 ha (trong đó đất trồng cây ăn trái 9.000 ha, đất trồng lúa 14.000 ha), trong diện tích đất trồng cây ăn trái được người dân trồng các loại cây như: sầu riêng, xoài, chôm chôm, nhãn, cây có múi, dừa… Riêng diện tích trồng cây dừa toàn huyện có 2.500 ha, diện tích này cho giá trị sản xuất bình quân khoảng 25-30 triệu/ha/năm, ngoài ra ở các xã còn một số diện tích vườn cây ăn trái kém hiệu quả cho giá trị sản xuất dưới 20 triệu/ha/năm.
Theo dự báo hiện nay và trong thời gian tới nhu cầu về hạt ca cao khô để chế biến một số sản phẩm phục vụ tiêu dùng, sinh hoạt trong nước, trên thế giới ngày càng tăng nhưng sản lượng cung cấp chưa đáp ứng. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, các nhà khoa học việc phát triển ca cao trong thời gian tới là rất phù hợp và có hiệu quả nhất là các khu vực có diện tích trồng dừa, khu vực có nguồn nước ngọt quanh năm, có lao động phổ thông nhàn rổi…
Xuất phát từ tình hình trên đầu năm 2006, được sự thống nhất của UBND tỉnh giao cho huyện Vũng Liêm xây dựng mô hình phát triển trồng ca cao xen trong vườn dừa, vườn cây ăn trái kém hiệu quả, sau khi có chủ trương của UBND Tỉnh thì Huyện Uỷ, UBND huyện, các ngành chức năng tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu sâu về quy trình sản xuất cây giống, trồng cây thương phẩm, sơ chế ca cao ở tỉnh Bến Tre và một số tỉnh khác nhận thấy các điều kiện của huyện Vũng Liêm nếu phát triển cây ca cao gắn với liên kết đầu tư tiêu thụ sản phẩm sẽ cho hiệu quả và tăng thu nhập cho nông dân.
Qua 4 năm thực hiện dự án (giai đoạn 2006-2010) đã đạt được một số kết quả đáng kể. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được về thực hiện dự án trồng cây ca cao giai đoạn 2006-2010. Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vũng Liêm đề ra phương hướng về phát triển cây ca cao giai đoạn 2011-2015 đạt tổng số 1.500 ha (chiếm 70% diện tích vườn dừa) để đạt được mục tiêu trên đề nghị các ngành chức năng Trung ương, Tỉnh tiếp tục hỗ trợ đầu tư và có chính sách để việc phát triển cây ca cao trên địa bàn huyện Vũng Liêm được bền vững, đạt hiệu quả cao.
6. Phải đảm bảo tính khoa học, tính đồng bộ của kế hoạch.
7. Kế hoạch phải linh hoạt, kịp thời.
Kế hoạch cho nền kinh tế thị trường không phải là kế hoạch cứng nhắc mà tùy tình hình biến đổi của thị trường ta phải có kế hoạch thích ứng cho yêu cầu của thị trường mà vẫn đảm bảo được các mục tiêu của kế hoạch.
- Biểu hiện: Tập đoàn Vinashin mắc phải những sai lầm đặc biệt nghiêm trọng, nợ lương công nhân, nợ nước ngoài đến hạn trả. Đến khi sự việc được phát hiện ra, NN phải yêu cầu chuyển 12 công ty con của Vinashin về Tập đoàn Dầu khí (PVN) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Như vậy, 1 số dự án đang đầu tư dở dang của Vinashin được chuyển giao sang tập đoàn khác, tất yếu phải có sự thay đổi đề phù hợp, bên cạnh đó, 1 số dự án không khả thi sẽ có thể tạm dừng.
8. Kế hoạch phải có tính liên tục và tính gối đầu.
Thực hiện nguyên tắc này sẽ khắc phục được tính nhất thời và sự không phù hợp giữa mục tiêu kế hoạch đề ra với điều kiện thay đổi thường xuyên của môi trường.
- Biểu hiện: Dựa vào quy hoạch của ngành thép, nhà nước đã đưa ra kế hoạch thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm, với thời gian thực hiện hợp lý, tránh sự trùng lặp hoặc thiếu vốn vào 1 thời điểm nhất định:
+Liên hợp thép Hà Tĩnh, sử dụng quặng sắt mỏ Thạch Khê: công suất dự kiến 4,5 triệu tấn/năm, chia thành 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 khoảng 2 - 2,5 triệu tấn. Hình thức đầu tư dự kiến hợp tác đầu tư trong và ngoài nước. Thời gian đưa vào sản xuất giai đoạn 1 dự kiến 2011 - 2012
+ Liên hợp thép Dung Quất (Quảng Nghãi) công suất 5 triệu tấn/năm, chia làm 2 giai đoạn, sử dụng quặng sắt trong nước và nhập khẩu. Hình thức đầu tư - 100% vốn nước ngoài. Thời gian đưa vào hoạt động giai đoạn 2 dự kiến 2011 - 2015
+ Dự án nhà máy thép cuộn cán nóng, cán nguội và mạ kẽm chất lượng cao với công suất 3 triệu tấn/năm, trong đó giai đoạn 1 đạt 0,7 triệu tấn/năm. Chủ đầu tư là Tập đoàn Posco (Hàn Quốc), 100% vốn đầu tư nước ngoài;
+ Dự án nhà máy thép cuộn, thép lá cán nóng chất lượng cao, công suất 2 triệu tấn/năm. Hình thức đầu tư - liên doanh giữa Tập đoàn ESSA (Ấn Độ) và một số doanh nghiệp trong nước. Dự kiến triển khai xây dựng nhà máy trong giai đoạn 2007 - 2009
+ Dự án mở rộng sản xuất Công ty Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2: đầu tư đồng bộ các công đoạn mỏ, luyện kim (lò cao-lò thổi ôxy). Công suất khoảng 0,5 triệu tấn phôi vuông/năm, dự kiến đưa vào sản xuất trong giai đoạn 2009 - 2010
+ Liên hợp thép Lào Cai, sử dụng quặng sắt mỏ Quý Xa: luyện gang lò cao, luyện thép lò điện với công suất 0,5 triệu tấn phôi vuông/năm; dự kiến đưa vào sản xuất trong giai đoạn 2009 - 2010. Trong giai đoạn 2016 - 2025 nếu có thị trường sẽ đầu tư thêm dây chuyền cán thép hiện đại công suất 0,5 triệu tấn/năm;
+ Phát triển các dự án sản xuất gang lò cao quy mô vừa và nhỏ tại Lào Cai, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn và Yên Bái với tổng công suất đạt khoảng 1 triệu tấn gang/năm; các nhà máy sản xuất phôi dẹt của Công ty Thép Cửu Long, phôi vuông của Công ty Thép Việt và Công ty Thép miền Nam (VSC)...;
+ Hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác một số dự án cán sản phẩm thép dẹt quy mô nhỏ hơn: 2 nhà máy sản xuất thép tấm cán nóng của VINASHIN và của Công ty Thép Cửu Long; các nhà máy sản xuất thép cuộn cán nguội của LILAMA, giai đoạn 2 của Công ty Thép tấm là Phú Mỹ (VSC), Công ty Hoa Sen, Formosa Steel, Sun Steel, Công ty Bạch Đằng .
9. Đẩy mạnh công tác hóa đầu tư theo các chương trình và theo các dự án.
- Biểu hiện: Để kích thích kinh tế, TP.HCM vừa đưa ra chương trình kích cầu đầu tư bù 50-100% lãi suất cho một số dự án nằm trong chương trình này. Theo Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM, nguồn vốn cho kích cầu đầu tư lên đến 20.000 tỷ đồng.
Nhóm dự án được hỗ trợ 100% lãi vay
- Xây dựng mới, cải tạo mở rộng, mua sắm trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật cao như: bệnh viện từ 100 giường bệnh trở lên; trường học; công trình văn hóa, nhà hát, rạp chiếu phim quy mô trên 1.000 chỗ ngồi, cơ sở thể dục thể thao nhằm mục tiêu đào tạo, huấn luyện các vận động viên thành tích cao (không gồm dự án sân golf).
- Ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất các loại cây, con giống; sản xuất hóa dược, thuốc kháng sinh, văcxin; sản xuất trang thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu thí nghiệm.
- Sản xuất sản phẩm điện tử, robot công nghiệp, thiết bị thông tin, viễn thông và các loại hệ thống thiết bị tự động hóa; sản xuất chất bán dẫn; chip bán dẫn, tấm panel pin mặt trời; sản xuất vi mạch, nghiên cứu phát triển phần cứng và phần mềm được tiêu thụ trong nước.
- Sản xuất máy móc, thiết bị thế hệ mới hoặc sử dụng công nghệ mới được điện tử hóa, tự động hóa, điều khiển theo các chương trình máy tính được tiêu thụ trong nước.
- Xây dựng ký túc xá cho sinh viên; xây dựng nhà ở cho công nhân các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải, cơ sở xử lý chất thải bệnh viện, các khu công nghiệp tập trung và cụm công nghiệp; dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung; trồng rừng nhằm cải thiện môi trường sinh thái.
Nhóm dự án được hỗ trợ 50% lãi vay
- Sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xác, máy móc thiết bị kiểm tra an toàn trong quá trình sản xuất công nghiệp.
- Đổi mới thiết bị, công nghệ cho các ngành sản xuất vật liệu composite, vật liệu mới chất lượng cao; sản phẩm in phức hợp, bao bì màng đa lớp, in vải kỹ thuật số; cơ khí làm khuôn mẫu.
- Đầu tư phát triển các sản phẩm như điện gia dụng, dây cáp điện, dây điện từ, đèn compact, máy biến áp, ống thép không gỉ, côppha nhựa, lốp ôtô được tiêu thụ trong nước.
- Sản xuất các loại động cơ như diesel, xăng loại nhỏ, máy kéo phục vụ công - nông nghiệp.
- Đầu tư sản xuất và nội địa hóa lắp ráp ôtô; sản xuất các phương tiện vận tải như ôtô 12-60 chỗ, ôtô tải nhẹ, ôtô chuyên dùng.
- Chế biến lương thực, thực phẩm có giá trị gia tăng cao.
10. Kế hoạch đầu tư của nhà nước phải đảm bảo cân đối chủ yếu các lĩnh vực then chốt của nhà kinh tế.
- Biểu hiện: Trong giai đoạn 2011-2015, dự kiến các tiêu chí phân bổ vốn đầu tư phát triển theo năm nhóm dân số; trình độ phát triển; diện tích; đơn vị hành chính cấp huyện; các tiêu chí bổ sung. Chính phủ cũng đề xuất việc xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ các chương trình hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương.
11. Kế hoạch đầu tư của nhà nước cần coi trọng kế hoạch định hướng và kế hoạch trực tiếp.
Kế hoạch trực tiếp nhà nước cần nắm vị trí độc quyền hoặc chủ đạo ở một số ngành then chốt, những ngành có tính đột phá, tạo đà cho các ngành khác phát triển. Những ngành mang tính toàn vùng hoặc toàn quốc mà có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng, những ngành liên quan đến vốn nhà nước, những ngành này nhà nước phải có kế hoạch trực tiếp.
Những ngành mang tính kinh doanh thì nhà nước chỉ có kế hoạch dự báo, định hướng để cung cấp thông tin kinh tế.
Qua những kế hoạch mang tính định hướng đó mà nhà nước sẽ hướng mọi nỗ lực kinh tế quốc dân vào việc thực hiện mục tiêu phát triển của nền kinh tế.
- Biểu hiện: Tại Việt Nam, theo Quyết định số 38/2007/QĐ-TTg ban hành ngày 20-3-2007 của Thủ tướng Chính phủ, có 19 ngành, lĩnh vực do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và 27 ngành, lĩnh vực Nhà nước chi phối nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần đối với những doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa.
12. Kế hoạch đầu tư trực tiếp của nhà nước phải được xây dựng theo nguyên tắc từ dưới lên ( vì từ trên xuống mang tính áp đặt, chia phần).
Biểu hiện: Các tỉnh, địa phương xem xét và đệ trình lên nhà nước những dự án đầu tư phục vụ cho nhu cầu lợi ích của tỉnh mình. Nếu được phê duyệt, dự án đó sẽ được thực hiện dưới sự quản lý của NN cùng với địa phương và các ban ngành liên quan.
Câu 2: Trình bày quy trình lập kế hoạch đầu tư ở các địa phương
Quy trình lập kế hoạch đầu tư ở các địa phương trải qua 7 bước:
Bước 1: đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kì trước để:
- Phân tích đúng và nắm rõ nguyên nhân thành công và chưa thành công để đề ra biện pháp tốt, các giải pháp đúng đắn và đưa ra các quyết định chính xác cho kì kế hoạch tới.
- Phân tích khả năng tổ chức điều hành các cấp , ngành để xem xét sửa đổi cho phù hợp
- Rút kinh nghiệm cho kỳ kế hoạch tới
- Nếu kế hoạch chưa phù hợp thì kiến nghị, sửa đổi
Bước 2: xây dựng các quan điểm phát triển:
- Quan điểm phát triển toàn diện đa ngành
- Tốc độ tăng trưởng cao
- Bằng mọi cách thu hút đầu tư nước ngoài…
Bước 3: Dự báo các nguồn lực, cân đối lớn: Tài nguyên lao động, đất đai, vốn tài chính, vốn công nghệ…có thể khai thác đưa vào sử dụng trong kỳ kế hoạch
Bước 4: Xác định mục tiêu trong kỳ kế hoạch và các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của từng tỉnh. Các chỉ tiêu mang tính định lượng.
Bước 5: Xây dựng các kịch bản phát triển để lựa ra những phương án phát triển phù hợp với từng tình huống có thể diễn ra trong tương lai. Trong đó thường ít nhất phải xây dựng 2 phương án: Phương án cao và phương án thấp
- Phương án cao: (là phương án lạc quan nhất): Dựa vào khả năng vượt những khó khăn tồn tại và phát triển những yếu tố thuận lợi để tạo ra động lực phát triển nhằm đạt được kết quả tối đa.
- Phương án thấp: Với dự báo nhiều khó khăn nhiều biến động xảy ra làm ảnh hưởng đến quá trình phát triểnà phương án này là để chủ động trong việc điều hành kế hoạch trong suốt thời gian thực hiện.
Chú ý: các phương án đưa ra phải có tính khả thi và phải có mức tăng trưởng cao hơn năm trước với khả năng cho phép.
Bước 6: Xây dựng định hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực chủ yếu của tỉnh, các ngành hẹp trong các ngành lớn. Kết thúc bước 6 phải lập được danh mục các dự án đầu tư cho từng ngành từng lĩnh vực.
Bước 7: đưa ra các giải pháp, cơ chế chính sách để thực hiện được kế hoạch đã đề ra.
Câu 3: Trình bày các chỉ tiêu phân bổ vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước cho các địa phương.
- Tiêu chí về dân số:
+ Cứ 100.000 người thì được 1 điểm
+ dưới 500.000 người thì được 5 điểm.
+ Số người dân tộc thiểu số: cứ 100.000 người thì được 1 điểm.
- Tiêu chí về trình độ phát triển:
+ tỷ lệ hộ nghèo là 10 % thì được 1 điểm
+ Thu nội địa( trừ thu dầu khí, thuê đất, xổ số)
< 200 tỷ đồng
0.2 điểm
200 – 500 tỷ đồng thì cứ 100 tỷ đồng tăng thêm
0.2 điểm
500 – 1000 tỷ đồng thì cứ 100 tỷ đồng tăng thêm
0.4 điểm
…
15.000 – 25.000 tỷ đồng thì cứ 100 tỷ đồng tăng thêm
1.6 điểm
+ Tỷ lệ điều tiết về Ngân sách TW
Cứ 1% điều tiết về NSTW
1 điểm
5 – <60% cứ 1 % điều tiết về NSTW
1.5 điểm
70 % trở lên cứ 1% điều tiết về NSTW
5 điểm
- Tiêu chí về diện tích tự nhiên
< 200.000 ha
3 điểm
200.000 – <500.000 ha
Cứ tăng 100.000 ha được thêm
0.3 điểm
1000.000 ha trở lên
Cứ 100.000 ha được thêm
0.1 điểm
- Tiêu chí về đơn vị hành chính cấp huyện
Từ 8 huyện trở xuống
3 điểm
9 huyện trở lên cứ 1 huyện tăng thêm
0.1 điểm
+ Đối với huyện miền núi, cứ 1 huyện thêm được 0.2 điểm
+ nếu là huyện biên giới, mỗi huyện được 0.2 điểm
+ huyện vùng cao hải đảo: 0.2 điểm
- Các tiêu chí bổ sung
+ Hà Nội, TP HCM : 40 điểm
+ Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ: 30 điểm
+ Huế: 6 đ
+ các thành phố thuộc vùng kinh tế tronhj điểm: 6 đ
+ Trung tâm phát triển vùng: 6 đ
Gọi Ui_ số điểm của tỉnh thứ i
Số điểm của cả nước là: Y=
Gọi K: Tổng số vốn đầu tư phát triển từ NS phân cho các địa phương
Z: số vốn định mức cho 1 điểm
Z=K/Y
Gọi Xi: số vốn được giao cho địa phương i:
Xi=Z. Ui
Chương 5
Câu 2: Trình bày các giai đoạn hình thành và thực hiện 1 dự án đầu tư, qua đó cho biết vai trò của mỗi giai đoạn đối với sự thành công hay thất bại của dự án.
Trả lời:
Các giai đoạn hình thành và thực hiện một dự án đầu tư: gồm 3 giai đoạn
1, Giai đoạn Chuẩn bị đầu tư:
- Đặc điểm: 4 giai đoạn nhỏ của chuẩn bị đầu tư là 1 quá trình tuần tự nhưng trùng lặp, dẫn đến những bước quay trở lại cái cũ, phân tích các vấn đề kinh tế, kỹ thuật, thể chế xã hội ở những mức độ chi tiết khác nhau, chính xác khác nhau.
- 4 giai đoạn nhỏ gồm có:
+ Nghiên cứu cơ hội đầu tư
+ Nghiên cứu tiền khả thi (báo cáo đầu tư)
+ Nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật)
+ Thẩm định dự án đầu tư
- Vai trò: giai đoạn này có vai trò quan trọng nhất trong 3 giai đoạn lớn của dự án, tạo cơ sở cho 2 giai đoạn sau, quyết định sự thành công hay thất bại của dự án trong điều kiện không có sai sót nghiêm trọng ở 2 giai đoạn sau.
2, Giai đoạn Thực hiện đầu tư
- Đặc điểm:
+ Là giai đoạn chi phí vốn được tiến hành dồn dập với khối lượng lớn thường chiếm khoảng 90 => 98 % tổng vốn đầu tư vì vậy vấn đề thời gian ở giai đoạn này cực kỳ quan trọng vì trong suốt thời gian thực hiện đầu tư thì đồng tiền bị khê đọng không sinh lời.
+ Những công việc tiến hành ở giai đoạn thực hiện đầu tư thì phải dựa vào báo cáo nghiên cứu khả thi. Tuy nhiên thì do những dự kiến => có thể sai lệch nên trong quy trình thực hiện đầu tư nếu phát hiện ra những sai lệch thì phải điều chỉnh bổ sung ngay.
- Gồm có các giai đoạn con:
+ Đàm phán ký kết hợp đồng, hoàn tất các thủ tục đầu tư
+ Thiết kế, lập tổng dự toán
+ Xây dựng, mua và lắp đặt thiết bị, tuyển dụng và đào tạo cán bộ công nhân viên
+ Bàn giao, nghiệm thu, thanh quyết toán
- Vai trò: Là giai đoạn có vai trò cực kỳ quan trọng, có lượng vốn đầu tư chiếm tỉ trọng 90 => 98% tổng vốn đầu tư, khối lượng công việc rất lớn, quyết định tới chất lượng và tiến độ của dự án. Trong thực tế có nhiều dự án mặc dù giai đoạn chuẩn bị đầu tư làm rất tốt nhưng kết quả là dự án vẫn chậm tiến độ do giai đoạn thực hiện đầu tư làm không tốt.
3, Giai đoạn Vận hành kết quả đầu tư
- Đặc điểm: dự án đi vào sản xuất, kinh doanh. Giai đoạn này được tiến hành dựa trên cơ sở kết quả của 2 giai đoạn đầu, những thiếu sót của các công việc đã thực hiện ở 2 giai đoạn trên nếu sửa đổi trong giai đoạn này thì sẽ rất khó khăn nhiều khi vượt quá khả năng của chủ đầu tư và do đó mà dự án hoạt động không có hiệu quả.
- Vai trò: biểu hiện cụ thể hiệu quả của cả dự án nói chung và của giai đoạn thực hiện đầu tư nói riêng, đem lại lợi ích kinh tế, xã hội…
Ghi chú: Câu hỏi này mang tính tổng quát, bọn mình thi tới 3 câu lý thuyết, với thời gian như vậy tớ chỉ trình bày mang tính tổng quát chứ không đi chi tiết từng bước nhỏ của mỗi giai đoạn (Nếu làm hết thì hết 7 mặt giấy vở cơ).
Câu 3: Trình bày tóm tắt những nội dung cần nghiên cứu khi lập dự án đầu tư (Lập báo cáo nghiên cứu khả thi). Theo anh chị 1 dự án như thế nào được coi là khả thi? (có thể thực thi được trên thực tế).
Trả lời:
Các nội dung cần nghiên cứu khi lập dự án đầu tư:
1, Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội tổng quát liên quan đến dự án
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng … có ảnh hưởng tốt xấu tới dự án (lúc xây dựng, sau này)
- Dân số, số người trong độ tuổi lao động, tập quán ảnh hưởng gì tới dự án
- Sự phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội của địa phương nơi dự án định đầu tư
- Sự phát triển của ngành mà dự án định đầu tư
2, Nghiên cứu thị trường
Mục đích
Nội dung
Xác định sản phẩm của dự án
- Nghiên cứu thị trường tổng thể
- Phân đoạn thị trường
- Xác định thị trường mục tiêu
- Xác định sản phẩm của dự án
Xác định thị phần của dự án
- Xác định cầu
- Xác định cung
- Xác định chênh lệch giữa cung và cầu
Xác định cách thức chiếm lĩnh thị trường đó
- Nghiên cứu khả năng tiếp thị: quảng cáo, khuyến mại
- Nghiên cứu khả năng cạnh tranh: Đối thủ là ai? Mạnh yếu thế nào? Đã đang và sẽ sản xuất gì?
3, Nghiên cứu kỹ thuật
- Xác định quy mô, công suất của dự án: nhu cầu thị trường, khả năng của bản thân (vốn)
- Lựa chọn hình thức đầu tư
- Lựa chọn công nghệ, thiết bị dự án: phù hợp với túi tiền, trình độ của người lao động
- Lựa chọn nguyên liệu cho dự án
- Cơ sở hạ tầng
- Địa điểm
- Giấy phép xây dựng
- Đánh giá tác động của dự án đối với môi trường
4, Tổ chức quản trị dự án
- Tổ chức: Nêu cơ cấu, bộ máy điều hành dự án thông qua việc vẽ sơ đồ, nói rõ nhiệm vụ chức năng và mối quan hệ của các bộ phận
- Lao động: Tính toán số lượng lao động, nhu cầu lao động cho từng thời kỳ, từng bộ phận của dự án, nói rõ cả lương, phụ cấp để phục vụ tài chính sau này
5, Lịch trình thực hiện đầu tư và lịch trình sản xuất kinh doanh
- Liệt kê tất cả những việc phải làm trong dự án, công việc nào làm trước, công việc nào làm sau, công việc nào có thể làm song song
- Ngày bắt đầu và kế thúc của từng việc
- Ngày bắt đầu và kết thúc của cả dự án
6, Phân tích tài chính của dự án
6.1 Nghiên cứu khả năng về vốn
- Xác định tổng vốn đầu tư của dự án (ban đầu) = c.phí xây dựng + c.phí thiết bị + c.phí GPMB + c.phí quản lý dự án + c.phí tư vấn đầu tư và xây dựng + c.phí khác + c.phí dự phòng
- Xác định nguồn vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu trên: vốn tự có, vốn đi vay, liên doanh liên kết, ngân sách nhà nước, quà tặng, viện trợ của các tổ chức quốc tế.
6.2 Thiết lập các báo cáo tài chính (dự kiến): doanh thu, chi phí hàng năm, lãi lỗ …
6.3 Tính các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án: NPV, IRR, T
6.4 Phân tích độ nhạy cảm của dự án: khi các yếu tố tạo nên dự án thay đổi (giá mua …) thì hiệu quả dự án giảm sút thế nào?
7. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội
- Đóng góp cho ngân sách nhà nước thông qua các loại thuế
- Tạo việc làm
- Nâng cao trình độ công nghệ trong nước
- Nâng cao trình độ người lao động (cán bộ quản lý, công nhân)
- Mở rộng thị trường và mức độ chiếm lĩnh thị trường mới
- Tác động của dự án đến môi trường, chính trị xã hội, ngoại giao
Theo em, một dự án được coi là khả thi khi:
Khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi trải qua đầy đủ các bước trên, các kết quả nghiên cứu, tính toán của mỗi bước đều cho kết quả phù hợp tiêu chuẩn đặt ra, thể hiện dự án mang tính khả thi. Đặc biệt là chúng ta không chỉ quan tâm tới lợi nhuận (quan tâm tới các chỉ số hiệu quả tài chính của dự án) mà còn phải chú ý tới hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Chúng ta làm kinh tế nhưng không phải làm kinh tế bằng mọi giá mà còn phải chú ý tác động của dự án tới môi trường, tạo công ăn việc làm, đóng góp cho ngân sách nhà nước ….
Câu 4: Trình bày tóm tắt các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính, hiệu quả KT-XH của 1 dự án
1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính
1.1. Lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án
- Lợi nhuận thuần (W - Worth): được tính cho từng năm, cả đời dự án hoặc bình quân năm của đời dự án
+ Lợi nhuận thuần từng năm: = -
Trong đó : : Doanh thu thuần năm i
: Chi phí năm i tất cả các khoản thu có liên quan đến SX, KD
- Thu nhập thuần: là chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi phí của cả đời dự án sau khi đưa về cùng một thời điểm (đầu thời kỳ phân tích - PV hay cuối thời kỳ phân tích - FV), thường được tính chuyển về mặt bằng hiện tại đầu thời kỳ phân tích, ký hiệu NPV
Trong đó: : Khoản thu năm i
: Khoản chi năm i
n: Số năm hoạt động của đời dự án
r: Tỷ suất chiết khấu được chọn
1.2. Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T): Số thời gian cần thiết mà dự án cần hoạt động để thu hồi số vốn đầu tư ban đầu. Thời gian thu hồi vốn đầu tư có thể được xác định khi chưa tính đến yếu tố thời gian của tiền (thời gian thu hồi vốn giản đơn) và thời gian thu hồi vốn đầu tư có tính đến yếu tố thời gian của tiền
1.3. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính các khoản thu, chi của dự án về cùng mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi
1.4. Điểm hòa vốn: điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ để trang trải các khoản chi phí bỏ ra
1.5. Tỷ số lợi ích – chi phí (B/C): được xác định bằng tỷ số giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra. Lợi ích và chi phí của dự án có thể tính theo giá trị ở thời điểm hiện tại hoặc thời điểm tương lai
1.6. Số lần quay vòng của vốn lưu động: vốn lưu động quay vòng càng nhanh thì càng cần ít vốn và do đó càng tiết kiệm vốn đầu tư
1.7. Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư: phản ánh mức lợi nhuận thuần (tính cho từng năm) hay thu nhập thuần (tính cho cả đời dự án) thu được từ 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng
1.8. Tỷ suất sinh lời của vốn tự có: phản ánh mức lợi nhuận thuần (tính cho từng năm) hay thu nhập thuần (tính cho cả đời dự án) tính trên 1 đơn vị vốn tự có bình quân của năm đó hay cả đời dự án
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả KT- XH
- Mức đóng góp cho ngân sách: thông qua các khoản nộp như thuế, phí, lệ phí..
- Tạo việc làm: số chỗ làm việc tăng thêm từng năm và cả đời dự án
- Số ngoại tệ thực thu từ hoạt động đầu tư từng năm và cả đời dự án
- Mức tăng năng suất lao động sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư từng năm và bình quân cả đời dự án
- Mức nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động, trình độ quản lý cho cán bộ quản lý
- Tạo thị trường mới và mức độ chiếm lĩnh thị trường
- Nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất
- Tác động đến môi trường sinh thái, đến xã hội, chính trị, văn hóa, ngoại giao
- Đáp ứng việc thực hiện mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ
Câu 5: Dự án, chu kỳ của dự án, mối quan hệ giữa các bước của dự án đầu tư
- Khái niệm dự án là tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau được kế hoạch hóa nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong thời gian nhất định thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
- Chu kỳ của dự án: là các bước, giai đoạn mà 1 dự án phải trải qua bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý đồ cho đến khi kết thúc dự án. Chu kỳ của dự án được thực hiện thông qua 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư (gđ tiền đầu tư), Thực hiện đầu tư (gđ đầu tư), Vận hành các kết quả đầu tư (SX-KD)
Trong 3 giai đoạn của dự án, giai đoạn chuẩn bị đầu tư có nghĩa quan trọng nhất, tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở 2 giai đoạn sau, đặc biệt là với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Ở giai đoạn này, vấn đề chất lượng, chính xác của kết quả nghiên cứu. Tổng chi phí giai đoạn chuẩn bị đầu tư chiếm từ 0.5-15% vốn đầu tư chảy vào dự án. Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư sẽ tạo tiền đề cho việc sử dụng tốt phần vốn còn lại, tạo cơ sở cho quá trình hành động của dự án được thuận lợi, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư là có lãi, nhanh chóng phát huy hết nguồn lực phục vụ dự kiến.
Do tầm quan trọng của giai đoạn chuẩn bị đầu tư, tiến hành nghiên cứu từng bước của giai đoạn này: nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi
- Nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư: Mục đích là xác định mộtc cách nhanh chóng, nhưng ít tốn kém về các cơ hội đầu tư trên cơ sở những thông tin cơ bản từ đó nhà đầu tư dự án có thể triển khai hay không. Nội dung là xem xét các nhu cầu và khả năng cho việc tiến hành các công cuộc đầu tư các kết quả và hiệu quả sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư. Đặt rõ vấn đề mà ta có ý tưởng thực hiện dự án. Trình bày lý giải cho cơ quan thẩm quyền ban đầu cho việc nghiên cứu dự án, tại sao làm thực hiện sáng kiến của dự án thì lại giải quyết được vấn đề đưa ra. Đưa ra một hệ thống các giải pháp để thực hiện ý tưởng, sau đó lựa chọn dự án khả thi
- Nghiên cứu tiền khả thi: Mục đích là chọn lựa các dự án tốt nhất: đầu tư lớn nhưng vẫn chưa chắc chắn cần lựa chọn, sàng lọc các cơ hội đầu tư hoặc để khẳng định lại cơ hội, đầu tư được lựa chọn liệu có đảm bảo tính khả thi. Nội dung bao gồm: Các bối cảnh chung về tình hình kinh tế xã hội, pháp luật có ảnh hưởng đến dự án, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu kĩ thuật, nghiên cứu về tổ chức và người sử dụng, nghiên cứu tài chính, nghiên cứu lợi ích kinh tế, xã hội.
- Nghiên cứu khả thi: bước sang lọc lần cuối để lựa chọn dự án tối ưu, ở giai đoạn này phải khẳng định cơ hội đầu tư có khả thi hay không, có vững chắc, hiệu quả hay không. Đây là bước cuối để xem xét đi đến kết luận xác định mọi vấn đề cơ bản của dự án, thông qua những số liệu được tối đa một cách cẩn thận chi tiết, đưa ra các đề án kinh tế, kĩ thuật, thực hiện dự án, làm cơ sở ra các quyết định đầu tư. Không gian nghiên cứu phát triển có luận chứng kinh tế kĩ thuật khả thi. Giống như nghiên cứu tiền khả thi về mặt nội dung nhưng mặt khía cạnh được xem xét chi tiết và thực tế hơn. Những vấn đề, xem xét tình hình kinh tế khái quát có liên quan đến dự án : điều kiện địa lý, dân số, chính trị, định hướng, hệ thống chính sách, kinh tế, ngoại thương… Nghiên cứu thị trường: với thị trường nội địa: nhu cầu hiện tại, tương lai với sản phẩm của dự án, nhu cầu hiện tại được đáp ứng ra sao, ước lượng muốn tăng giá bán, chất lượng sản phẩm.. Nghiên cứu kĩ thuật: mô tả sản phẩm, xác định công suất của dự án, công nghệ sử dụng, quản lý công nghệ, khả năng về vốn và lao động Nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội
Mối quan hệ giữa 3 bước: Các công việc được tiến hành không biệt lập mà đan xen gối đầu , bổ sung cho nhau, nhằm nâng cao dần mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu và tạo thuận lợi cho việc tiến hành nghiên cứu ở các bước kế tiếp. Giai đoạn trước tạo tiền đề cho giai đoạn sau: Giai đoạn trước nghiên cứu không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến giai đoạn sau, giai đoạn nghiên cứu sau nghiên cứu kĩ hơn các khía cạnh mà giai đoạn trước còn phân vân, chứa chắc chắn, nhằm tiếp tục lựa chọn, sàng lọc. Giai đoạn nghiên cứu cơ hội đầu tư nhằm loại bỏ ngay những dự kiến không khả thi đựoc chứng minh bằng các số liệu thống kê, thông tin kinh tế dễ tìm, giúp cho tiết kiệm thì giờ, chi phí các nghiên cứu khác. Giai đoạn tiền khả thi nhằm bỏ các dự án bấp bênh, những dự án mà kinh phí đầu tư quá lớn, mức sinh lợi nhỏ, không thuộc loại ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược sản xuất kinh donah. Nhờ đó mà có thể hoặc loại bỏ hẳn dự án để khỏi tốn thời gian và kinh phí, hoặc tạm lập dự án lại, chờ cơ hội thuận lợi hơn. Nghiên cứu khả thi: Được tiến hành dựa vào kết quả của các nghiên cứu cơ hội đầu tư và tiền khả thi đã được các cấp có thẩm quyền chấp nhận. Đây là lần xem xét cuối cùng nhằm đi đến kết luận xác đáng về mọi vấn đề cơ bản của dự án bằng caá số liệu đã được tính toán cẩn thận, chi tiết, các đề án kinh tế mĩ thuật, các lịch biên và tiến độ thực hiện dự án trước khi quyết định đầu tư chính thức.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro