Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Câu 2


Câu 2: Phân tích sự tác động của quy luật giá trị trong sản xuất hàng hoá, ý nghĩa lý luận và thực tiễn về sự nghiệp đổi mới của đất nước ta hiện nay.

Trả lời:

*Sự tác động của quy luật giá trị trong sản xuất hàng hoá:

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Ở đâu có trao đổi và sản xuất hàng hóa thì ở đấy có sự hoạt động của quy luật giá trị. Trong nền sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Đó là: điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa; kích thích tiến bộ, nâng cao năng suất lao động; phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu - nghèo. Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. Điều hòa, hòa phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế thế. Sự biến động của giá cả thu hút nguồn hàng từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao. Điều tiết sản xuất là sự dịch chuyển tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành này sang ngành khác, làm cho quy mô của ngành sản xuất này được mở rộng, ngành khác bị thu hẹp. Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong ba trường hợp sau: nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy, lãi cao, người sản xuất đổ xô vào. Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị sẽ bị lỗ vốn. Còn nếu như mặt hàng nào đó có giá trị bằng giá trị thì thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này. Điều tiết lưu thông là sự dịch chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác ( từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao). Do đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.

Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi theo giá trị xã hội. Người sản xuất có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội, khi bán theo giá trị xã hội sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, người sản xuất có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ gặp bất lợi hoặc thua lỗ. Để đứng vững trong cạnh tranh và tránh không bị phá sản, người sản xuất phải luôn tìm cách làm cho giá trị cá biệt hàng hóa của mình nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội. Muốn vậy, phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản lý, thực hiện tiết kiệm,... Kết quả lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động xã hội tăng lên, chi phí sản xuất hàng hóa giảm xuống. Trong lưu thông, để bán được nhiều hàng hóa, người sản xuất phải không ngừng tăng chất lượng phục vụ, quảng cáo, tổ chức tốt khâu bán hàng,... làm cho quá trình lưu thông được hiệu quả cao hơn, nhanh chóng, thuận tiện với chi phí thấp nhất.

Thứ ba, phân hóa những người sản xuất thành những người giàu, người nghèo một cách tự nhiên. Cũng theo yêu cầu của quy luật giá trị, sản xuất và trao đổi phải theo thời gian lao động xã hội cần thiết, nhưng trên thực tế, thế do có điều kiện sản xuất không giống nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi người khác nhau câu. Những người sản xuất nhạy bén với thị trường, trình độ năng lực giỏi, sản xuất với hao phí cá biệt thấp hơn mức hao phí chung của xã hội sẽ trở nên giàu có. Ngược lại, những người do hạn chế về vốn, kinh nghiệm sản xuất thấp kém, trình độ công nghệ lạc hậu... thì giá trị cá biệt xe cao hơn giá trị xã hội và dễ lâm vào tình trạng thua lỗ dẫn đến phá sản.

Quy luật giá trị vừa có tác dụng đào thải cái lạc hậu, lỗi thời, kích thích sự tiến bộ, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, vừa có tác dụng lựa chọn, đánh giá người sản xuất, bảo đảm sự bình đẳng đối với người sản xuất, vừa có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Các tác động đó diễn ra một cách khách quan trên thị trường.

*Ý nghĩa của quy luật giá trị trong sự nghiệp đổi mới của đất nước ta hiện nay:

Thứ nhất: Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá trên thị trường. Điều tiết sản xuất tức là điều khiển, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành kinh tế,các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Thứ hai: Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, muốn phát triển hoạt động sản xuất cũng như muốn hoạt động sản xuất này có lãi thì nhà sản xuất luôn luôn phải nâng cao trình độ kỹ thuật, máy móc, nâng cao năng lực của người lao động tìm ra các biện pháp hữu hiệu để làm cho việc sản xuất phát triển không ngừng, từ đó mà kích thích lực lượng sản xuất xã hội phát triển. Thứ ba:Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, làm cho lực lượng sản xuất xã hội phát triển. Người sản xuất muốn đứng vững phải liên tục đổi mới kỹ thuật vì kỹ thuật tiên tiến thì giá trị cá biệt của hàng hoá sẽ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá như vậy người sản xuất mới có lãi nhất. Để giành được lợi thế cạnh tranh thì người sản xuất phải dùng các biện pháp để tối đa hóa chi phí sản xuất, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, tạo ra cho mình những lợi thế cạnh tranh. Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã vận dụng quy luật giá trị để phát triển kinh tế và đem lại nhiều thành tựu. Việc vận dụng quy luật giá trị đã có nhiều tác động đối với sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam. Nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định trên tất cả các lĩnh vực. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất – kỹ thuật, hạ tầng kinh tế – xã hội và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động cũng như thu hút được mạnh mẽ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khá cao so với nhiều nước trong khu vực và nhiều kỳ vọng về sự tăng trưởng cao hơn nữa trong tương lai. Về cơ cấu GDP theo ngành đã có chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro