Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Phân tích khái niệm quy phạm pháp luật hành chính?

1.                 Phân tích khái niệm quy phạm pháp luật hành chính?

a. Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính

Là một dạng cụ thể của qppl được ban hành để điều chỉnh các qhxh phát sinh trong quá trình quản lí hcnn theo phương pháp mệnh lệnh đơn phương

b.    Đặc điểm quy phạm pháp luật hành chính

Là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật, nên các quy phạm pháp luật hành chính có đầy đủ các đặc điểm chung của quy phạm pháp luật như: là các quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của nhà nước; được nhà nước đảm bảo thực hiện; là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người về tính hợp pháp. Bên cạnh đó, quy phạm pháp luật hành chính còn có những đặc điểm sau đây:

+ Thứ nhất, các quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ban hành.

(cqQFNN: giám sát việc thực hiện pháp luật, quyết định những vấn đề chung, quan trọng của cả nước hoặc địa phương

Tòa án: xét xử

VKS: thực hành quyền công tố và kiển sát các hoạt động tư pháp -> chỉ ban hành QPPLHC nội bộ

cqhc: phần lớn ban hành QPPLHC, nhưng không có nghĩa cqhcnn được ban hành qpplhcnn)

Nguyên nhân: xuất phát từ yêu cầu thay đổi năng động, kịp thời, sáng tạo.

Ưu:

Nhược: cqhcnn vừa ban hành phần lớn qpplhc vừa chịu trách nhiệm tổ chức thi hành -> sự tùy tiện (giải thích pháp luật chính thức...)

+ Thứ hai, Các văn bản quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn và có hiệu lực pháp lý khác nhau.


Đa số VB luật, dưới luật thuộc thẩm quyền ban hành của nhiều cơ quan khác nhau đều là nguồn của luật hc.

~ Không gian: các CQTW ban hành QPPLHC có hiệu lực trên cả nước

các CQđp ban hành QPPLHC có hiệu lực trong địa phương ấy. VD: luật thủ đô

~ Thời gian:

Lâu dài: xác định được thời điểm phát sinh, chỉ hết hiệu lực khi bị bãi bỏ,... mang tính ổn định

Có thời hạn: Xác định được thời điểm phát sinh, chấm dứt.

Quy phạm áp dụng thử

( Có những văn bản áp dụng thử nhưng sống dai quá :P. VD luật thanh tra

Có những QP lâu dài lại chết iểu ^^)

+ Thứ ba, Các quy phạm pháp luật hành chính hợp thành một hệ thống trên cơ sở các nguyên tác pháp lý nhất định.

Ø Một là: Các QPPLHC do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của QPPL do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành.

Nếu không phù hợp phải có cơ chế kiểm tra, giám sát -> bãi bỏ hoặc đình chỉ thi hành hoặc đề nghị người có thẩm quyền bãi bỏ thùy từng trường hợp)

Ø Hai là: Các QPPLHC do cơ quan hành chính nhà nước, chủ tịch nước, TAND, VKSND ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của QPPL do cơ quan quyên lực nhà nước cùng cấp ban hành. (chỉ đầy đủ ở TW)

Ø Ba là: Các QPPLHC do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của QPPL của cqHCNN có thẩm quyền chung cùng cấp ban hành

Ø Bốn là: Các QPPLHC do người có thẩm quyền trong CQNN ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của QPPLHC do tập thể cơ quan dó ban hành. ( chỉ đúng trong tổ chức và hoạt động của CP và TANDTC)

Ø Năm là: bảo đảm tính thống nhất, phù hợp giữa các QPPLHC do các chủ thể có thẩm quyền ngang cấp, cùng địa vị pháp lý ban hành có hiệu lực pháp lí ngang nhau.

Ø Sáu là: Các QPPLHC phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục và dưới hình thức nhất định do pháp luật quy định.

+ thứ 4, là phương tiện chủ yếu và là cơ sở của qlhcnn.

c. Nội dung của quy phạm pháp luật hành chính

Các quy phạm pháp luật hành chính có thể có những nội dung cơ bản sau:

- Quy phạm pháp luật hành chính quy định địa vị pháp lý của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước tức là xác định quyền và nghĩa vụ cũng như mối liên hệ chủ yếu giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước.

- Quy phạm pháp luật hành chính xác định những thủ tục, trình tự cần thiết cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính và một số quan hệ pháp luật khác như quan hệ pháp luật lao động, tài chính, đất đai...

- Quy phạm pháp luật hành chính xác định các biện pháp khen thưởng và các biện pháp cưỡng chế hành chính đối với các đối tượng quản lý.

d. Phân loại quy phạm pháp luật hành chính

Để phân loại các quy phạm pháp luật hành chính có thể dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, trong giới hạn của chương trình học ta chỉ phân loại dựa trên một số tiêu chí chủ yếu. Các tiêu chí đó là các căn cứ về nội dung pháp lý, về tính chất của những quan hệ được quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh, về thời gian áp dụng, cơ quan ban hành cũng như căn cứ vào phạm vi hiệu lực pháp lý của các quy phạm hành chính.

- Căn cứ vào nội dung pháp lý của quy phạm pháp luật hành chính ta có ba loại quy phạm:

+ Quy phạm đặt nghĩa vụ: là quy phạm buộc các đối tượng có liên quan phải thực hiện những hành vi nhất định.

+ Quy phạm trao quyền: là quy phạm trao quyền cho các đối tượng có liên quan quyền thực hiện những hành vi nhất định. Qui phạm trao quyền được thể hiện rõ trong quan hệ pháp luật hành chính công khi cấp trên ban hành qui phạm trao quyền cho cấp dưới.

+ Quy phạm ngăn cấm: là quy phạm buộc các đối tượng có liên quan tránh thực hiện những hành vi nhất định.

- Căn cứ vào tính chất của những quan hệ được điều chỉnh ta có hai loại quy phạm:

+ Quy phạm nội dung: là quy phạm quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước.

+ Quy phạm thủ tục: là quy phạm quy định trình tự thủ tục mà các bên phải tuân theo trong khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

- Căn cứ vào cơ quan ban hành ta có các quy phạm sau:

+ Những quy phạm do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành.

+ Những quy phạm do Chủ tịch nước ban hành.

+ Những quy phạm do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành.

+ Những quy phạm do cơ quan hành chính nhà nước ban hành.

+ Những quy phạm do các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị-xã hội phối hợp ban hành.

Lưu ý rằng qui phạm pháp luật hành chính không chỉ được ban hành bởi cơ quan hành chính nhà nước, mà cả các cơ quan khác trong hệ thống cơ quan nhà nước.

Ví dụ: Quốc hội (hệ thống cơ quan dân cử), Hội đồng thẩm phán TAND tối cao (hệ thống cơ quan tư pháp).

Tuy nhiên, tất cả các văn bản của các tổ chức xã hội với tư cách độc lập của tổ chức xã hội đó, trong mọi trường hợp, không được xem là văn bản QPPL hành chính.

Ví dụ: Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt nam có tính chất chỉ đạo cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước, nhưng hoàn toàn không phải là văn bản QPPL hành chính.

- Căn cứ vào thời gian áp dụng chúng ta có ba loại quy phạm, đó là: quy phạm áp dụng lâu dài, quy phạm áp dụng có thời hạn và những quy phạm tạm thời.

+ Quy phạm áp dụng lâu dài: là quy phạm mà trong văn bản ban hành chúng không ghi thời hạn áp dụng, do vậy, chúng chỉ hết hiệu lực khi cơ quan có thẩm quyền tuyên bố bãi bỏ hay thay thế chúng bằng những quy phạm khác.

+ Quy phạm áp dụng có thời hạn: là những quy phạm mà trong văn bản ban hành chúng có ghi thời hạn áp dụng. Thường là những quy phạm được ban hành để điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong tình huống đặc biệt, khi tình huống này không còn thì quy phạm cũng hết hiệu lực.

Ví dụ: Quyết định về 5 biện pháp phòng chống lũ của tỉnh Cần thơ năm 2001, chỉ áp dụng cho việc phòng chống mùa lũ của năm 2001 của tỉnh Cần thơ.

+ Quy phạm tạm thời: là những quy phạm được ban hành để áp dụng thử. Nếu sau thời gian áp dụng thử mà xét thấy nó phù hợp thì sẽ ban hành chính thức. Có những trường hợp được ban hành thí điểm, áp dụng giới hạn ở một số địa phương nhất định. Sau một thời gian đánh giá hiệu quả hoạt động trên thực tế, sẽ ban hành đồng loạt.

Ví dụ: Văn bản QPPL về xoá đói giảm nghèo ở TP HCM, về thí điểm thực hiện một cửa một dấu ở TP HCM.

- Căn cứ vào phạm vi hiệu lực pháp lý ta có hai loại sau:

+ Quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực trên phạm vi cả nước.

+ Quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực pháp lý ở từng địa phương.

e. Hiệu lực và vấn đề thực hiện quy phạm pháp luật hành chính

- Hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính

Quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực về thời gian và không gian.

+ Hiệu lực về thời gian

Ø Đối với những quy phạm pháp luật hành chính được quy định trong văn bản luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố (trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác).

Ví dụ: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 06/07/1995, có qui định văn bản pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01/08/1995.

Ø Đối với những quy phạm pháp luật hành chính được quy định trong văn bản pháp luật của Chủ tịch nước (lệnh, quyết nghị) thì có hiệu lực kể từ ngày đăng công báo (trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác).

Ø Đối với quy phạm hành chính được quy định trong văn bản pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thì có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Ø Quy phạm pháp luật hành chính hết hiệu lực khi đã hết thời hạn có hiệu lực được quy định trong văn bản đó hay được thay thế bằng một văn bản mới của chính cơ quan đã ban hành văn bản đó hoặc bị hủy bỏ, bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ø Qui phạm pháp luật hành chính của UBND các cấp có hiệu lực kể từ ngày kí trừ trường hợp có qui định có hiệu lực về sau trong văn bản QPPL

+ Hiệu lực về không gian

Ø Đối với những quy phạm pháp luật hành chính do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành thì có hiệu lực trong phạm vi cả nước (trừ trường hợp có quy định khác, ví dụ quản lý khu vực biên giới, vùng đặc khu kinh tế).

Ví dụ: Nghị quyết của Quốc hội thì có hiệu lực pháp lý trên phạm vi cả nước.

Ø Đối với những quy phạm pháp luật hành chính do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành thì có hiệu lực trong phạm vi từng địa phương nhất định.

Ví dụ: Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Cần Thơ thì chỉ có hiệu lực pháp lý trên phạm vi tỉnh Cần Thơ.

Ø Quy phạm pháp luật hành chính cũng có hiệu lực pháp lý đối với các cơ quan, tổ chức và người nước ngoài ở Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật của Việt Nam hay điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro