Các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính?
1. Các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính?
- Việc thực hiện quy phạm pháp luật hành chính
Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính là việc dùng quy phạm pháp luật hành chính để tác động vào hành vi của các bên tham gia quan hệ quản lý nhà nước, được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng quan trọng nhất là bốn hình thức là sử dụng, tuân thủ, chấp hành và áp dụng quy phạm pháp luật hành chính.
+ Sử dụng là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các cơ quan, tổ chức, các cá nhân thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép. (quyền chủ quan) -> bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể tuân thủ vi phạm.
+ Tuân thủ là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân kiềm chế ko thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính ngăn cấm.
-> nghĩa vụ của chủ thể.
-> bảo vệ lợi ích của nhà nước, cơ quan khác, không phải của chủ thể tuân thủ vi phạm.
+ Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính: là một hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính, trong đó các cơ quan, cá nhân, tổ chức thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính bắt buộc họ phải thực hiện.
Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính bao gồm: tuân thủ theo đúng những quay tắc hành vi chứa trong quy phạm (không làm việc bị cấm...), thi hành (làm việc phải làm), hoặc sử dụng quyền chủ thể.. Chủ thể thi hành QPPLHC có thể là bất kỳ ai: cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, hoặc công dân.
+ Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính: là việc cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền nhân danh nhà nước căn cứ vào pháp luật hiện hành để giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước. Việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.
Chúng liên quan trực tiếp tới việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào quan hệ quản lý hành chính nhà nước, đặc biệt là đối với tổ chức, công dân.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro