de_cuong_doi_ngoai
1. Các giai đoạn và mâu thuẫn chủ yếu của thời đại ngày nay.
Thời đại ngày nay là sự quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới mở đầu bằng CMT10 Nga.
* TĐNN chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn từ 1917 đến 1945: xuất hiện nhà nước XHCN đầu tiên mở đầu cho sự xuất hiện một hệ thống XHCN, tạo sự so sánh lực lượng mới, một kiểu quan hệ quốc tế mới.
- Giai đoạn từ 1954 đến cuối những năm 1970 của thế kỷ XX: CNXH trở thành một hệ thống, là chỗ dựa cho phong trào CM và hòa bình thế giới nhưng cũng đã xuất hiện những khuyết tật chậm được khắc phục-tiền đề cho khủng hoảng ở các nước XHCN sau này.
- Giai đoạn từ cuối những năm 70 đến đầu những năm 90: CNXH lâm vào khủng hoảng, Đông Âu và Liên Xô tan rã.
- Giai đoạn từ 1991 đến nay:
+ Cách mạng KHCN phát triển mạnh mẽ.
+ Cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc diễn ra gay go, quyết liệt dưới những hình thức mới, trong giai đoạn mới.
+ Xuất hiện các vấn đề toàn cầu đòi hỏi sự hợp tác và trách nhiệm của tất cả các nước.
* Những mâu thuẫn cơ bản:
- Giữa CNXH và CNTB - là mâu thuẫn cơ bản, xuyên suốt; từ các cuộc chiến tranh trong lịch sử đến chiến lược "DBHB", BLLĐ; trong điều kiện mới đang xuất hiện những hình thức đấu tranh mới.
- Giữa lao động và tư bản trong các nước TBCN: CNTB đang có những hình thức thích nghi mới nhưng mặt trái KTTT, khoảng cách giàu nghèo...làm cho mâu thuẫn này ngày càng gay gắt.
- Giữa các nước đế quốc với các nước đang phát triển: sự lệ thuộc kinh tế, các gói nợ, sự xâm lược về thị trường, bao vây kinh tế...
- Giữa các nước đế quốc với nhau: 3 trung tâm kinh tế lớn Mỹ-Tây Âu-Nhật Bản, giữa các tập đoàn tư bản, các công ty xuyên quốc gia, cạnh tranh kinh tế, chạy theo lợi nhuận...
2. Một số bài học kinh nghiệm về cải cách, cải tổ, đổi mới trong các nước XHCN. Liên hệ Việt Nam.
CNXH hiện thực ra đời là sản phẩm của cuộc đấu tranh lâu dài, quyết liệt của giai cấp công nhân và những người lao động chống giai cấp tư sản; nó ra đời từ những nước TBCN phát triển trung bình và những nước lạc hậu; những nước bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh.
Sự cải cách, cải tổ, đổi mới trong các nước XHCN là một tất yếu về lý luận và thực tiễn xây dựng CNXH, nhất là từ các sai lầm, khuyết điểm. Cải cách, cải tổ, đổi mới là một quá trình tìm tòi, sáng tạo và phải tiến hành trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quá trình đó cho chúng ta những bài học kinh nghiệm thành công, không thành công và những bài học chung.
* Bài học thành công:
+ Của Trung Quốc: Thấm nhuần nhận thức về lý luận"CNXH mang đặc điểm TQ"; tìm ra những sự cản trở trong cơ chế, thay thế một cách thận trọng, vững chắc; giải quyết những bất hợp lý trong các quan hệ kinh tế; vận dụng đúng đắn các quy luật kinh tế.
+ Của Việt Nam (qua 17 năm đổi mới): kiên trì mục tiêu ĐLDT gắn liền CNXH trên nền tàng chủ nghĩa ML, tư tưởng HCM; dựa vào dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn luôn sáng tạo; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nhân tố quyết định thành công là đường lối đúng đắn của Đảng.
* Bài học không thành công: đường lối cải tổ sai lầm; lãnh đạo ĐCS chưa tiên phong; cơ hội chủ nghĩa; lãnh tụ đảng không kiên trì mục tiêu, lý tưởng cộng sản; phê phán lịch sử không thỏa đáng.
* Bài học chung:
- Kiên trì đường lối XHCN của đổi mới, đổi mới có nguyên tắc.
- Đổi mới phải tiến hành đồng bộ trên các lĩnh vực đời sống xã hội và có bước đi thích hợp(trên lĩnh vực chính trị +kinh tế)
- Mở rộng và phát huy dân chủ XHCN (đối với mọi tầng lớp, trên tất cả các lĩnh vực, đấu tranh với các loại kẻ thù của nhân dân)
- Bắt đầu từ đổi mới và chỉnh đốn Đảng (làm sáng tỏ hơn bản chất giai cấp công nhân và vai trò lãnh đạo tuyết đối của đảng; đổi mới về chức năng, phương thức lãnh đạo; khắc phục tình trạng thiếu dân chủ trong đảng; sắp xếp lại bộ máy tổ chức)
- Đổi mới phải khách quan và thận trọng khi đánh giá lịch sử
3. Thực trạng, xu hướng vận động của các nước đang phát triển hiện nay.
Các nước đang phát triển là khái niệm chỉ hơn 130 nước ở châu Á, châu Phi và Mỹ La Tinh, chiếm hơn 2/3 thành viên LHQ, là thành quả tổng hợp của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân để trở thành quốc gia độc lập về chính trị, tuy nhiên vẫn còn tình trạng lạc hậu, kinh tế kém phát triển, hiện đang trong quá trình lựa chọn định hướng chiến lược phát triển.
* Thực trạng:
+ Về kinh tế: các nước đang phát triển đi lên từ một di sản kinh tế thấp kém, què quặt- hậu quả của thời kỳ thuộc địa và chiến tranh lạnh; trong giai đoạn đổi mới, hội nhập hiện nay nhiều nước đã có những bước phát triển nhanh, song nhìn chung các nước đang phát triển đang tiến hành các công cuộc xây dựng, CNH, HĐH, giải quyết nợ, phụ thuộc nhiều vào hệ thống kinh tế TBCN.
+ Về chính trị: các nước đang phát triển là tập hợp các quốc gia có nhiều chế độ chính trị khác nhau và ở nhiều nấc thang phát triển khác nhau. Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở nhiều quốc gia phát triển phức tạp, nhiều nước tình hình chính trị không ổn định.
Trong xu thế hội nhập, đổi mới hiện nay, nhiều nước đang phát triển đã có chính sách phát triển đúng đem lại đời sống ấm no cho nhân dân, tình hình chính trị ổn định. Vị thế chính trị của các nước đang phát triển ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Thiết lập nhiều mối quan hệ chính trị lành mạnh, đa phương hóa, đa dạng hóa.
+ Về văn hóa - xã hội: nhìn chung vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, kém phát triển, nhiều vấn đề nan giải về xã hội như bệnh tật, đói nghèo, mù chữ vẫn phổ biến, chậm khắc phục; tiềm lực khoa học kỹ thuật còn nhỏ bé, vấn đề môi trường, dân số, các bệnh tật hiểm nghèo, các phong tục tập quán lạc hậu vẫn là một rào cản đáng kể trên con đường hội nhập và phát triển.
* Xu hướng vận động:
- Giữ vững độc lập về chính trị, tiếp tục giành và củng cố độc lập về kinh tế. (loại bỏ dần sự phụ thuộc vào các nước TBCN thông qua hợp tác, tăng cường nội lực, tranh thủ ngoại lực, đi tắt đón đầu)
- Tích cực hội nhập quốc tế, liên kết khu vực, tham gia toàn cầu hóa và định hướng con đường phát triển của mỗi nước.(những thuận lợi và khó khăn khi hội nhập; lựa chọn chế độ chính trị - xã hội, tìm con đường phát triển đúng đắn..)
- Đấu tranh thiết lập trật tự thế giới mới bình đẳng, dân chủ, hợp tác và phát triển (trên lĩnh vực kinh tế và chính trị)
4. Quá trình hình thành, phát triển của phong trào cộng sản quốc tế.
Phong trào cộng sản quốc tế là một lực lượng chính trị to lớn, có vai trò thúc đẩy lịch sử phát triển nhanh chóng. Giai cấp vô sản là giai cấp có bản chất quốc tế nên các ĐCS và công nhân ở các nước tất yếu có nhu cầu liên hệ, hợp tác, phối hợp về tư tưởng, lý luận và thực tiễn.
- Năm 1847, tổ chức "Đồng minh những người cộng sản" ra đời.
- Năm 1917, CMT10 Nga thành công, một loạt ĐCS ra đời.
- Năm 1919, Quốc tế cộng sản thành lập
- Sau 1945, thế chiến 2 kết thúc, CNXH trở thành hệ thống trên thế giới, phong trào cộng sản quốc tế lãnh đạo, dẫn dắt phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.
- Ngày nay, phong trào cộng sản quốc tế góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới, vì dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Trong quá trình vận động, phong trào cộng sản quốc tế cũng gặp phải những khó khăn: sự bất đồng quan điểm về các vấn đề quốc tế, về đường lối làm cho một số ĐCS mâu thuẫn; sự lạc hậu về lý luận và đường lối xây dựng CNXH; sự sa sút vai trò của một số ĐCS ở khu vực; đường lối cải tổ sai lầm của ĐCS Liên Xô; sự bao vây của CNTB...
- Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay: phong trào cộng sản quốc tế đã có cải cách, đổi mới để bảo vệ và phát triển CNXH ở các nước XHCN.
5. Sự phát triển tư duy đối ngoại của Việt Nam từ 1986 đến nay. Chứng minh bằng thực tiễn của Việt Nam.
* Đặc điểm tình hình:
- Thế giới: cuộc CM KHCN hiện đại có bước nhảy vọt, tác động đến tất cả các lĩnh vực đời sống mỗi quốc gia và các mối quan hệ quốc tế đương đại; toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu; cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc vẫn diễn ra gay gắt, quyết liệt; sự sụp đổ mô hình XHCN ở Liên Xô và Đông Âu.
- Trong nước: một nước nông nghiệp lạc hậu, chiến tranh tàn phá nặng nề; các thế lực bao vây cấm vận, gây xung đột vũ trang, làm mất ổn định chính trị.
* Sự phát triển tư duy đối ngoại đổi mới của Đảng:
- Trước đại hội VI: đoàn kết với các nước trong phe XHCN, các nước thuộc thế giới thứ ba.
- Đại hội VI: thêm bạn, bớt thù; mở cửa hội nhập quốc tế, quan hệ với tất cả các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- Đại hội VII: đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế: Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc và phát triển. Các nước có chế độ chính trị khác nhau vẫn có thể tìm thấy tiếng nói chung trên nhiều vấn đề mà mỗi nước quan tâm.
- Đại hội VIII (sau sự sụp đổ của Liên Xô): nhiệm vụ đối ngoại phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH: củng cố môi trường hòa bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội...; tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại; củng cố quan hệ truyền thống; coi trọng các nước đang phát triển và các trung tâm thế giới...
- Đại hội IX: phải chủ động hội nhập kinh tế quốc tế: VN sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế.
6. Vai trò kinh tế của khu vực châu Á - TBD. Vai trò của khu vực châu Á - TBD đối với Việt Nam.
Khu vực Châu Á - TBD gồm các nước Nam TBD, các bang của Mỹ thuộc bờ Đông TBD, Canađa và các nước Trung Mỹ, Mỹ Latinh nằm trên bờ Đông TBD và các nước thuộc châu Á.
Vai trò kinh tế:
- Đây là khu vực gồm các nền kinh tế đa dạng về dân số, tài nguyên thiên nhiên, tầm vóc kinh tế và trình độ phát triển, nổi bật là sự trái ngược của nền kinh tế Trung Quốc và Nhật Bản.
- Là khu vực phát triển năng động nhất thế giới và đã trở thành nhân tố có ảnh hưởng lớn đến nhịp độ tăng trưởng toàn cầu với tốc độ tăng trưởng liên tục tăng cao gấp 2-3 lần các khu vực khác của thế giới.
- Là một trong ba trung tâm kinh tế thế giới (cùng với Mỹ và EU).
- Đang diễn ra sự hợp tác đan xen, phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ.
Vai trò khu vực châu Á - TBD đối với Việt Nam:
- Một trong những thị trường chủ yếu của VN.
+ Thị trường chủ yếu tiêu thụ các sản phẩn xuất khẩu chủ lực: dầu thô, cao su, than đá, gạo, cà phê. Các nước này cũng cung cấp phần lớn máy móc thiết bị và nguyên liệu nhập khẩu của VN.
+ Bạn hàng lớn của VN là Nhật Bản, hiện nay mở rộng sang các nước công nghiệp mới, ASEAN, Trung Quốc; thị trường lớn ở nước ta là Mỹ.
+ Hiệu ứng Singapo có ảnh hưởng quan trọng tới hàng xuất khẩu của VN.
- Nguồn cung cấp chủ yếu về vốn và công nghệ cho VN.
+ Đầu tư trực tiếp (FDI) từ các nước công nghiệp mới; Nhật Bản; ASEAN; các công ty Mỹ.
+ Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro