đề cương đầy đủ pháp luật đai cương-nokiatin
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Họ và tên :Đoàn Quang Chức
Lớp : 01 ĐH Tin
Câu 1:
Pháp luật là gì?
Pháp luật là hệ thống các quy tắc hành vi, quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận đựoc nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điểu chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
Phân tích bản chất và các thuộc tính của pháp luật ?
Thuộc tính :
Pháp luật bao gồm các thuộc tính sau:
a- Tính phổ biến
Được hiểu là tính bắt buộc thực hiện mọi quy định của pháp luật hiện hành đối với mọi cá nhân, tổ chức. Bởi vì, pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và có giá trị bắt buộc thực hiện đối với moi ngừoi cứ trú trên lãnh thổ nước nước đó và đối với mọi công dân.
Thuộc tính này được phân biệt qua các yếu tố biểu hiện như: Dự liệu tình huống điển hình, xác định cách hành xử bắt buộc, đưa ra cách xử lý khi không tuân theo.
b- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Đặc trưng của pháp luật là phải rõ ràng, chuẩn xác nội dung của pháp luật bằng các điều khoản , vắn bản quy phạm pháp luạt và hệ thông văn bản quy pahmj pháp luật tươgn xứng
- Yêu cầu cơ bản để đảm bảo tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật cần đáp ứng yêu cầu sau:
+ xác định mối tương quan giữa nội dung và hình thức của pháp luật
+ Chuyển tải một cách chính các những chủ trương chính sách của Đảng sang các phạm trù, cấu trúc pháp lý thích hợp.
+ Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động xây dựng pháp luật
+ Mỗi văn bản pháp luật phải xác định rõ phạm vi điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền ra văn bản.
+ Phân định phạm vi, mức độ của hoặt động lập pháp, lập quy.
c- Tính bảo đảm thực hiện bằng nhà nước của pháp luật
Để thực hiện, nhà nước đưa vào quy phạm pháp luật tính quyền lực áp đặt đối với mọi chủ thể, bằng cách gắn cho pháp luật tính bắt buộc chung.
Nhà nước sử dụng các phương iện khác nhau để thực hiện pháp luật: phương pháp hành chính,, kinh tế, tổ chức tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và các biện pháp cưỡng chế. Việc sử dụng các biện pháp này, biện pháp khác hay kết hợp các biện pháp truỳ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Biện pháp cưỡng chế chỉ áp dụng khi các biện pháp khác không phát huy tác dụng.
d- Tính hệ thống, tính thống nhất, tính ổn định và tính năng động
- Tất cả các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp dưới phải phù hợp với văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và không trái với Hiến pháp.
- Pháp luật khi ban hành phải có giá trị trong một thời gian tương đối dài và phải phù hợp với các quy luật khách quan và chỉ được sửa đổi, bổ sung khi điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi.
Bản chất của pháp luật:
Pháp luật cũng giống như nhà nước chỉ tồn tại trong xã hội có già cấp. Pháp luật của ai, do dai và vị lợi ích của giai cấp nào thì thể hiện bản chất của giai cấp đó và được đề lên thành luật
Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị, thì nội dung của pháp luật thể hiện điều kiện sinh hoạt, vật chất cỉa giái cáp thông chị và do giai cấp đó quyết dịn. Vì vạy bản chất của pháp luật được xem xét dưới những khía cạnh khác nhau:
- Bản chất giai cấp của pháp luật.
Khi nói đến pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị cũng ó nghĩa là khẳng định bản chất giai cấp của pháp luật
+ Pháp luật chủ nô là ý chí của giai cấp chủ nô côngkhai qui định quyền lực vô hạn của chủ nô còn giai cấp nô lệ thì không có quyền gì
+ Pháp luật phong kiến là công cụ của nhà nước phong kiến thể hiện ý chí của giai cấp địa chủ, phong kiến.
+ Pháp luật tư sản thể hiện ý chí của giai cáp tư sản dù có nhiều tiến bộ hơn so với pháp luật chủ nô và phong kiến nhưng vẫn bảo vệ những đặc quyền, đặc lợi của giai câp stư sản.
+ Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân lao động
Như vậy, pháp luật là sản phẩm hoạt động của nhà nước. Nhà nước nào bản chất ra sao thì nội dung hình thành pháp luật đố thể hiện bản chất của nhà nước đó thể hiện bằng ý chí của giai cấp nắm quyền trong xã hội.
- Tính xã hội của phấp luật
+ Pháp luật là công cụ để điều chỉnh hành vi của con người
+ Pháp luật là chân lý khách quan, mang tính chuẩn mực vì:
• Pháp luật thể hiện những giá trị nhân đạo (Mức độ nhân đạo tuỳ thuộc vào mỗi kiểu nhà nước), truyền tải những giá trị xã hội đến với từng người (Sự nhận thức, giáo dục)
Vì vậy thông qua nhà nước xã hội ghi nhận cách xử sự hợp lý, khách quan, của pháp luật và được đa số chấp nhận, phù hợp với số đông
- Tính dân tộc, tính thời đại của pháp luật
Pháp luật muốn được công nhận thì phải được xây dựng trên nền tảng dân tộc, tức là:
+ Pháp luật phải phản ánh các phong tục tập quán
+ Pháp luật phải phản ánh những đặc điểm lịch sử, điều kiện địa lý, trình độ văn minh của dân tộc
- Pháp luật phải truyền tải và phản ánh được những thành tựu văn hoá, văn minh pháp lý của nhân loại để làm giàu kinh nghiệm cho mình (Còn gọi là tính mở của pháp luật).
Nêu vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa?
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là phương tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính, trong đó có ý thức đạo đức.
Trong quá trình phát triển lịch sử nhân loại, cùng với Nhà nước, pháp luật ra đời nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh đạo đức và dư luận xã hội, pháp luật là công cụ quản lý xã hội chủ yếu của Nhà nước.
Giữa đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ qua lại, tác động tương hỗ lẫn nhau. Để nâng cao vai trò và phát triển ý thức đạo đức, ngoài các biện pháp tích cực khác, thì không thể thiếu vai trò của pháp luật và ý thức pháp quyển. Pháp luật càng chặt chẽ, càng đầy đủ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề cao, khả năng điều chỉnh và giáo dục của đạo đức càng được mở rộng và ảnh hưởng một cách toàn diện, tích cực đến mọi hành vi, mọi mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội.
Từ khi xuất hiện, pháp luật luôn gắn với giai cấp cầm quyền. Đối với xã hội có phân chia và đối kháng giai cấp, mọi hoạt động của đời sống xã hội được đưa vào trong khuôn khổ pháp luật nhằm mang lại lợi ích cho giai cấp thống trị. Trên thực tế, pháp luật của những Nhà nước gắn với giai cấp tiên tiến của thời đại thì thường phù hợp với xu hướng phát triển tiến bộ, vì nó bao hàm những chuẩn mực, những quy định nhằm bảo vệ lợi ích chân chính và phẩm giá con người. Ngược lại, nếu pháp luật của Nhà nước gắn với giai cấp đang suy tàn, không còn vai trò lịch sử thì thường chứa đựng yếu tố trì trệ, bảo thủ, đi ngược lại lợi ích chân chính. Trong trường hợp như vậy, pháp luật sẽ không phản ánh được những yêu cầu đạo đức tiến bộ, phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của thời đại.
Trước đây, trong lịch sử, Nho giáo đã lấy đạo đức để răn dạy con người. Với chủ trương "đức trị", Nho giáo đã "đạo đức hoá chính trị” và đề cao, thậm chí đến mức tuyệt đối hoá việc quản lý xã hội bằng cách nêu gương, cảm hoá, làm cho dân chúng an tâm và từ đó, hy vọng tạo nên sự ổn đình xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng to lớn, tích cực đối với đời sống xã hội, Nho giáo cũng có những mặt hạn chế, tiêu cực và bảo thủ.
Đối lập với chủ trương "đức trị" là tư tưởng "pháp trị". Thực tế cho thấy, đã từng có những vị vua đùng pháp luật để cai trị đất nước. Với chủ trương "pháp trị", họ đã có những chính sách thiết thực, thưởng phạt phân minh, đưa xã hội đi vào cuộc sống có quy củ, vận hành theo khuôn khổ của phép nước. Tuy nhiên, cả tư tưởng "đức trị" và "pháp trị" thời phong kiến, bên cạnh mặt tích cực, đều có tính chất phiến diện. Thực ra, những tư tưởng ấy chỉ là những biện pháp khác nhau mà các thế lực thống trị sử dụng để củng cố địa vị và quyền lực của mình.
Trong xã hội không còn đối kháng giai cấp, Nhà nước là người đại điện cho nhân dân lao động. Cho nên, hoạt động của Nhà nước và hệ thống pháp luật tự thân đã bao hàm trong đó ý nghĩa đạo đức. Trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, pháp luật luôn có vai trò bảo vệ các giá trị chân chính, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của con người, đồng thời, tạo điều kiện cho con người phát huy những năng lực thực tiễn của mình. Việc thực thi pháp luật cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo trên thực tế các quyền thiêng liêng của con người, sự tôn trọng các giá trị xã hội. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thể hiện đúng đắn ý chí và nguyện vọng của số đông, phù hợp với xu thế vận động của lịch sử sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội. Do đó, pháp luật cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ nền đạo đức của xã hội. Có thể nói, pháp luật là phương tiện không thể thiếu được cho sự tồn tái bình thường của xã hội nói chung và nền đạo đức nói riêng. Bởi lẽ, "pháp luật bao giờ cũng là một trong những biện pháp để khẳng định một chuẩn mực đạo đức và biến nó thành thói quen. Chuẩn mực càng khó khẳng định bao nhiêu thì vai trò của pháp luật càng quan trọng bấy nhiêu. Vì vậy, không thể buông lỏng pháp luật nếu việc này chưa được chuẩn bị bằng sự tiến bộ đạo đức của xã hội".
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa hiện nay, yêu cầu đặt ra đối với pháp luật là phải tác động tích cực đến nền đạo đức của xã hội. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi cá nhân trong hoạt động của mình phải tính toán chặt chẽ những điều kiện khách quan và hiệu quả kinh tế. Khi đời sống kinh tế - xã hội đã và đang có những chuyển biến lớn, thì quan hệ giữa con người với con người không thể chỉ là "mối quan hệ trự.
Câu 2: Qui phạm pháp luật là gì?
Quy phạm pháp luật (QPPL) là những quy tắc, chuẩn mực chung mang tính bắt buộc phải thi hành đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan, và được ban hành bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cấu tạo của 1 QPPL nếu đầy đủ sẽ gồm 3 phần: Giả định, quy định và chế tài. Tuy nhiên, thường thì chỉ có 2 trong 3 bộ phận trên trong 1 QPPL, trong đó phần quy định là bộ phận bắt buộc.
- Phần giả định: đây là bộ phận của QPPL quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà nếu hoàn cảnh, tình huống đó xảy ra thì các chủ thể phải hành động theo quy tắc xử sự mà quy phạm đặt ra. Đây là phần nêu lên trường hợp sẽ áp dụng QPPL đó.
- Phần quy định: là bộ phận trung tâm của QPPL, nêu lên quy tắc xử sự mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà phần giả định đã đặt ra. Đây là phần bắt buộc phải có trong QPPL.
- Phần chế tài: là bộ phận của QPPL chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự đã được nêu trong phần quy định của QPPL. Đây là phương tiện đảm bảo thực hiện phần quy định của QPPL.
Phân biệt vớ các qui phạm xã hội khác:
Pháp luật là nhân tố điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Nhưng để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, pháp luật không phải là nhân tố dy nhất. Bên cạnh páp luật còn có các nhân tố khác cùng điều chỉnh các quan hệ xã hội như các quy phạm đạo đức, các phong tục và các quy phạm xã hội khác.
Quy phạm xã hội là các quy phạm do các tổ chức xã hội đặt ra, nó tồn tại và được thực hiện trong các tổ chức xã hội đó.
II. Phần nội dung.
Khái niệm:
Quy phạm pháp luật:
Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự có tính chất khuôn mẫu, bắt buộc với mọi chủ thể phải tuân thủ, được biểu thị bằng hình thức nhất định, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được nhà nước đảm bảo thực hiện và có cả các biện pháp cưỡng chế của nhà nước, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Nguồn gốc:
Do sự xuất hiện cả chế độ tư hữu về tài sản và sự phân hóa xã hội thành các giai cấp mà giữa các giai cấp có lợi ích đối kháng không thể điều hòa được. Vì vậy mà pháp luật ra đời để giải quyết những mưu thuẩn, các quan hệ xã hội.
Đặc điểm:
- Quy phạm pháp luật là do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo vệ và được nhà nước đảm nhiệm thực hiện. - Quy phạm pháp luật được thực hiện bằng các hệ thống pháp luật: tòa án nhân dân, viện kiểm xoát nhân dân, công an, cảnh sát… Những ngươì cố tình không chấp hành pháp luật thì bi chừng phạt bằng các văn bản quy định của pháp luật (làm trái luật). Đó là các biên pháp cưỡng chế.
- Phạm vi áp dụng rộng: Quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc chung với tất cả mọi người trong xã hội không bỏ qua bất kì một ai.
- Quy phạm pháp luật cũng như nhà nước thể hiện ý chí và nhằm đảm bảo quyền lực và lợi ích cho giai cấp thống trị( thể hiện tính giai cấp).
Các quy phạm pháp luật không dễ dàng thay đổi. Nếu muốn thay đổi thì nó phải được thể hiện trên văn bản phải có tính thống nhất cao, phải rõ ràng, phải cụ thể.
b.Qui phạm xã hội khác:
- Các quy phạm xã hội khác là các quy phạm do các tổ chức xã hội đặt ra, nó được tồn tại và thực hiện trong các tổ chức xã hội.
+ Các quy phạm đạo đức là những quy tắc hành vi được hình thành trong xã hội trên cơ sở quan niệm về đạo đức và được con người tự giác thực hiện.
niệm
+ Các phong tục được hình thành trong lịch sử và nó đã biến thành thói quen của mọi người trong xã hội.
Nguồn gốc.
Các quy phạm xã hội khác được hình thành do các tổ chức xã hội quy định.
Đặc điểm:
Còn các quy phạm xã hội khác như quy phạm xã hội, quy phạm đạo đức, phong tục không do nhà nước quy định mà do các tổ chức xã hội quy đinh hay do các quan niệm đạo đức hình thành nên hoặc được hình thành một cách tự phát do thói quen trong xã hội.
- Các quy phạm của các tổ chức được thực hiện không có sự tham gia trực tiếp của pháp luật. Các quy phạm của các tổ chức xã hội được thực hiện dựa vào các tổ chức vào các lực lượng và uy tín của tổ chức đó. Các quy phạm đạo đức được thực hiện trong đời sống nhờ lòng tin của con người; còn các phong tục được thực hiện trong xã hội nhờ thói quen của mọi người.
Phạm vi bó hẹp:
Các quy phạm xã hội khác chỉ bắt buộc và có hiệu lực đối với những thành viên nằm trong tổ chức đó mà thôi.
Các quy phạm xã hội thì thể hiên ý chí và bảo vệ cho đông đảo tầng lớp trong tổ chức.
Các quy phạm xã hội khác có thể dễ dàng thay đổi nếu thấy nó không còn phù hợp nửa. Không có tính thống nhất, rõ ràng, cụ thể như các quy phạm pháp luật.
Cấu trúc của của qui phạm páp luật:
Cấu trúc của quy phạm pháp luật là cấu trúc bên trong, là các bộ phận hợp thành của quy phạm pháp luật.
Trong khoa học pháp lý có 2 quan điểm về cấu trúc của quy phạm pháp luật. Quan điểm thứ nhất cho rằng: quy phạm pháp luật bao gồm 3 bộ phận: giả định, quy định và chế tài.
Quan điểm thứ hai cho rằng bất kỳ quy phạm pháp luật nào cũng chỉ gồm 2 bộ phận: những điều kiện tác động của quy phạm pháp luật và hậu quả pháp lý. Hậu quả pháp lý có thể là phần quy định và cũng có thể là phần chế tài. Phần lớn các nhà nghiên cứu ủng hộ quan điểm thứ nhất.
*1.Giả định: là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức nào ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó.
Trong giả định của quy phạm pháp luật cũng nêu lên chủ thể nào ở vào những điều kiện, hoàn cảnh đó.
Ví dụ: “người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm” (khoản 1, Điều 202 Bộ luật Hình sự năm 1999), bộ phận giả định của quy phạm là: “người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gật thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác”.
Trường hợp khác, “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng” (khoản 1, Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000), bộ phận giả định của quy phạm là: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó; Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận ”.
Bộ phận giả định của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Tổ chức, cá nhân nào? Khi nào? Trong những hoàn cảnh, điều kiện nào?
Giả định của quy phạm pháp luật có thể giản đơn (chỉ nêu 1 hoàn cảnh, điều kiện), ví dụ: “Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi la công dân Việt Nam)” (khoản 1, Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam 1998); hoặc có thể phức tạp (nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều kiện), ví dụ: “Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm”(khoản 1, Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 1999).
**2. Quy định: là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép hoặc buộc phải thực hiện.
Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào?
Ví dụ: “công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” (Điều 57 Hiến pháp năm 1992), bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì).
Hoặc “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không thoả thuận, thì có thể áp dụng tập quán hoặc quy định tương tự của pháp luật, nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong bộ luật này”(Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2005), bộ phận quy định của quy phạm là: “thì có thể áp dụng tập quán hoặc quy định tương tự của pháp luật, nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong bộ luật này”.
Mệnh lệnh được nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật có thể dứt khoát (chỉ nêu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà không có sự lựa chọn. Ví dụ khoản 1, Điều 17 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: Khi việc kết hôn trái pháp luật bị huỷ thì hai bên nam nữ phải chấm dứt quan hệ vợ chồng). Hoặc không dứt khoát (nêu ra 2 hoặc nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức hoặc cá nhân có thể lựa chọn cho mình cách xử sự thích hợp từ những cách xử sự đã nêu, ví dụ: Điều 12 Luật hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: “Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn.
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nahu ở nước ngoài”).
****3. Chế tài: là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.
Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật có thể sẽ được áp dụng với tổ chức hay cá nhân nào vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.
Ví dụ: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm” (khoản 1, Điều 121 Bộ luật Hình sự .
Câu 3:
Quan hệ pháp luật là gì?
Quan hệ pháp luật là hình thức biến thể của một quan hệ xã hội do một quy phạm pháp luật điều chỉnh ,trong đó quyền và nghĩa vụ được nhà nước quy định và đảm bảo thực hiện.
Đặc điểm của quan hệ pháp luật :
a) Khái niệm:
QHPL là quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật, trong đó các bên tham gia có các quyền, nghĩa vụ pháp lý cụ thể.
b) Các đặc điểm của QHPL:
- Là quan hệ xã hội có ý chí: Xuất hiện trên cơ sở ý chí nhà nước va ý chí của các bên tham gia quan hệ. Vì vậy, các bên tham gia quan hệ pháp luật khác với các bên tham gia quan hệ xã hội thông thường.
- Xuất hiện trên cơ sở các QHPL- tức là trên cơ sở ý chí nhà nước. Vì thế, QHPL mang tính giai cấp sâu sắc.
-Nội dung của QHPL được cấu thành bởi các quyền. nghĩa vụ pháp lý và việc thực hiện được đảm bảo bằng sự cưỡng chế của nhà nước.
2. Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPL:quy phạm pháp luật, năng lực chủ thể và sự kiện pháp lý.
a) Quy phạm pháp luật
Đây là căn cứ lam phát sinh, thay đổi, chấm dứt một QHPL. Một quan hệ xã hội chỉ trở thành QHPL khi có QHPL quy định quyền, nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ, nghĩa là các quyền chủ thể, nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ được NN xác lập và đảm bảo thực hiện.
b) Sự kiện pháp lý:
*khái niệm: Sự kiện pháp lý là những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống trong đời sống thực tế được chỉ ra trong phần giả định của QPPL với sự tồn tại của nó.
*Phân loại sự kiện pháp lý:
Theo tiêu chuẩn ý chí thì sự kiện pháp lý được phân làm 2 loại:
- Sự biến pháp lý: là những hiện tượng tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, sinh tử, tình trạng sức khỏe của con người hay sự luân chuyển của thời gian xảy ra không phụ thuộc ý chí con người.
- Hành vi: là những sự kiện sảy ra theo ý chí của con người, là hình thức biểu thị ý chí của chủ thể pháp luật được thể hiện dưới dạng hành động hay không hành động. Có 2 dạng hành vi:
+Hành vi hợp pháp.
+Hành vi không hợp pháp.
Điều kiện để trở thành chủ thể quan hệ pháp luật:
+ Là những quan hệ nảy sinh trong đời sống XH
+ trong đó có các chủ thể tham gia có những quyền & nghĩa vụ được pháp luật quy định & đảm bảo thực hiện.
Đặc điểm :
+ QHPL là loại QH tư tưởng trong kiến trúc thượng tầng
+ QHPL mang tính ý chí
+ QHPL được tạo bởi những quyền và nghĩa vụ của chủ thể
+ QHPL phát sinh trên cơ sở có QPPL
+ QHPL nảy sinh, thay đổi, chấm dứt do ý chí của các bên tham gia quan hệ
+ QHPL là quan hệ mà chủ thể tham gia quan hệ đó hưởng quyền và gánh các nghĩa vụ pháp lý.
+ Việc thực hiện QHPL được đảm bảo bằng sự cưỡng chế của Nhà nước.
Cấu trúc QHPL:
Chủ thể: là những cá nhân hay tổ chức có đủ điều kiện do PL quy định khi tham gia vào QHPL nhất định.
+ Cá nhân: là công dân VN, người nước ngoài, người ko quốc tịch.
+ Tổ chức: gồm các tổ chức XH, tổ chức Nhà nước.
Điều kiện để trở thành chủ thể QHPL: Đảm bảo 2 điều kiện sau:
- Năng lực pháp luật:
+ là khả năng của chủ thể có những quyền và nghĩa vụ pháp lý mà Nhà nước quy định.
+ Năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện kể từ khi cá nhân sinh ra và mất đi, khi cá nhân đó chết hoặc bị tuyên bố chết.
- Năng lực hành vi:
+ là khả năng của chủ thể thực hiện hành vi nhận thức được hậu quả của hành vi đó và chịu trách nhiệm về hậu quả hành vi đó.
+ Đối vơi công dân có năng lực PL, chưa hẳn đã có Năng lực hành vi. Năng lực hành vi chỉ xuất hiện khi công dân đó đã đến độ tuổi nhất định & đạt được những điều chỉnh nhất định.
Khách thể: là những lợi ích về kinh tế, chính trị, XH mà các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật mong muốn đạt được.
+ Khách thể QHPL là những vấn đề quan trọng đối với việc phân tích sự vận động của QHPL
+ Khách thể của QHPL phản ánh lợi ích của chủ thể.
Vì vậy sự quan tâm nhiều hay ít của chủ thể QHPL đối với khách thể là động lực thúc đẩy sự phát sinh, tồn tại hay chấm dứt QHPL.
Nội dung:
Nội dung của QHPL gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể.
- Quyền chủ thể: là khả năng xử sự của chủ thể pháp luật mà cách xử sự đó PL cho phép
Đặc điêm:
+ Khả năng được hành động trong khuôn khổ do QPPL xác định trước
+ Khả năng yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ của họ
+ Khả năng yêu cầu Nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết đối với bên kia
- Nghĩa vụ: là cách xử sự mà Nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng quyền của chủ thể khác.
Đặc điểm:
+ Là sự bắt buộc phải có những xử sự nhất định do QPPL quy định
+ Sự băt buộc phải có xử sự bắt buộc nhằm thực hiện quyền của chủ thể bên kia.
+ Trường hợp chủ thể ko thực hiện nghĩa vụ pháp lý, Nhà nước đảm bảo bằng sự cưỡng chế.
Câu 4 Vi phạm pháp luật là gì?
Trả lời: Vi phạm pháp luật là hành vi của những người không làm đúng những quy định trong các quy phạm pháp luật, gây tổn hại cho xã hội. Vi phạm pháp luật là cơ sở nảy sinh trách nhiệm pháp lí.
Các dấu hiệu:
+ Vi phạm pháp luật là hành vi của các cá nhân hoặc tổ chức cụ thể, được thể hiện dưới dạng hành động hay không hành động. Mọi suy nghĩ của con người dù tốt dù xấu cũng không thể coi là hành vi vi phạm pháp luật.
+ Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, vi phạm những quy định trong các quy phạm pháp luật.
+ Vi phạm pháp luật là hành vi gây thiệt hại cho xã hội. Thiệt hại đó được coi là thiệt hại nói chung chứ không phải thiệt hại riêng đối với những vật cụ thể.
+ Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi. Lỗi là thái độ tâm trạng của con người đối với hành vi trái với pháp luật do bản thân họ gây nên, làm phương hại cho xã hội. Hành vi đó phải thực hiện bởi chủ thể có năng lực hành vi.
+ Vi phạm pháp luật là hành vi theo quy định của pháp luật phải bị trừng phạt. Nghĩa là hành vi không bị pháp luật trừng phạt thì không phải là vi phạm pháp luật
Các bộ phận cấu thành vi phạm pháp luật là:
Chủ thể và khách thể của vi phạm pháp luật
a. Chủ thể của vi phạm pháp luật
Khái niệm Vi phạm pháp luật cho thấy chủ thể của vi phạm pháp luật có thể là cá nhân hay tổ chức; mà cá nhân hay tổ chức này thực hiện các hành vi phản ứng tiêu cực, gây hại cho nhà nước, xã hội và nhân dân, đi ngược lại với ý chí của nhà nước.
Chủ thể của vi phạm pháp luật có thể là chủ thể của các quan hệ pháp luật, đó là những cá nhân hay tổ chức dựa trên cơ sở của các quy phạm pháp luật mà tham gia vào các quan hệ pháp luật, trở thành người mang các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể. Chủ thể của quan hệ pháp luật phải có năng lực chủ thể, bao gồm hai yếu tố: năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Vi phạm pháp luật có nhiều loại như: Vi phạm hình sự, vi phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm kỷ luật; chính vì vậy, tương ứng với mỗi vi phạm thì chủ thể sẽ có các điều kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi khác nhau.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, mỗi vi phạm pháp luật khác nhau được quy định điều kiện của chủ thể khác nhau. Đối với pháp luật dân sự, chủ thể là cá nhân của vi phạm pháp luật phải có cả năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. năng lực pháp luật dân sự được quy định tại Điều 14 Bộ luật Dân sư 2005, cụ thể là:
"1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết."
Theo đó, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp khác do pháp luật quy định. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân bao gồm: quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản; quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản và quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
Vì mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau, nên khi có vi phạm pháp luật dân sự, trước hết phải xác định xem chủ thể vi phạm đó đã có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hay chưa, từ đó mới có thể xác định được trách nhiệm pháp lý của cá nhân đó. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự, trên sáu tuổi và dưới mười tám tuổi có năng lực hành vi dân sự nhưng chưa đầy đủ, người đủ mười tám tuổi trở lên không bị bệnh tâm thần là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Người hạn chế năng lực hành vi dân sự là những người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình. Cơ sở để Bộ luật Dân sự quy định năng lực hành vi dân sự như trên đó là quá trình phát triển tâm sinh lý của con người cũng như nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật dân sự.
Khác với vi phạm dân sự, chủ thể của vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm) là người có năng lực pháp luật hình sự và năng lực hành vi hình sự. Theo quy định của Bộ luật Hình sự, người từ đủ mười bốn tuổi đến dưới mười sáu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt ngiêm trọng; người từ đủ mười sáu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Vì quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ pháp luật giữa một bên chủ thể đặc biệt đó là Nhà nước với các cá nhân, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hình sự, do đó, nếu vi phạm hình sự xảy ra thì mức độ nghiêm trọng của nó không chỉ gây nguy hại cho các cá nhân tổ chức khác như vi phạm dân sự, mà nó còn gây thiệt hại cho nhà nước cũng như nguy hại cho xã hội, chính vì vậy cần phải quy định năng lực hành vi theo độ tuổi ít hơn năng lực hành vi dân sự. Chủ thể của tội phạm chỉ có thể là cá nhân chứ không thể là pháp nhân hay tổ chức như các vi phạm pháp luật khác.
Chủ thể của vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý hành chính về hành vi vi phạm đó. Một người có thể bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ của mình. Một công ty có thể bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm luật thuế thu nhập doanh nghiệp... Tuy nhiên cần phân biệt rõ vi phạm pháp luật hành chính và vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm nhẹ hơn tội phạm, theo đó, từng trường hợp vi phạm cụ thể pháp luật có quy định riêng về mức độ nghiêm trọng của vi phạm để xác định xem đó là vi phạm hành chính hay tội phạm hình sự.
Chủ thể của vi phạm kỷ luật là các cá nhân trong các tổ chức có quy định, quy chế, điều lệ cụ thể. Theo đó, các tổ chức này đề ra các quy định riêng của tổ chức mình, thành viên nào trong tổ chức vi phạm các quy định đó sẽ bị áp dụng biện pháp kỷ luật do tổ chức đề ra.
b. Khách thể của Vi phạm pháp luật
Khách thể của Vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội đang được pháp luật bảo vệ và đang bị xâm hại. Tính chất của khách thể phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật.
Khách thể của vi phạm pháp luật dân sự là những quan hệ xã hội được pháp luật dân sự bảo vệ và đang bị xâm hại. Ví dụ, để bảo vệ khách thể là quan hệ mua bán trong một hợp đồng dân sự, Bộ luật Dân sự 2005 có quy định về Trách nhiệm do giao vật không đồng bộ tại Ðiều 436, cụ thể là:
"1. Trong trường hợp vật được giao không đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của vật không đạt được thì bên mua có một trong các quyền sau đây:
a) Nhận và yêu cầu bên bán giao tiếp phần hoặc bộ phận còn thiếu, yêu cầu bồi thường thiệt hại và hoãn thanh toán phần hoặc bộ phận đã nhận cho đến khi vật được giao đồng bộ;
b) Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Trong trường hợp bên mua đã trả tiền nhưng chưa nhận vật do giao không đồng bộ thì được trả lãi đối với số tiền đã trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do giao vật không đồng bộ, kể từ thời điểm phải thực hiện hợp đồng cho đến khi vật được giao đồng bộ."
Theo đó, nếu bên bán vi phạm hợp đồng, giao vật không đồng bộ theo như thỏa thuận giữa hai bên thì bên mua sẽ có một trong các quyền được quy định tại Điểm a, b Khoản 1. Vì pháp luật dân sự được xây dựng và thực thi dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và tự thỏa thuận của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự, do đó khi vi phạm pháp luật dân sự xảy ra, chủ thể vi phạm và chủ thể bị vi phạm có thể tự thỏa thuận với nhau dựa trên các quy định của pháp luật về khách thể bị vi phạm.
Khách thể của tội phạm hình sự là các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Đây cũng là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự 2006. Ví dụ theo Điều 161 Bộ luật Hình sự quy định về Tội trốn thuế
"1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.
2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.”
Khách thể trong trường hợp này là việc nộp thuế của cá nhân đối với Nhà nước. Vi phạm pháp luật xảy ra, khi cá nhân phải nộp thuế theo quy định của pháp luật nhưng lại không thực hiện.
Câu 5: Trách nhiệm pháp lí là gì?
VD: Anh A là 1 vận động viên môn điền kinh, trong 1 lần thi chạy tiếp sức, a đã chơi xấu bằng cách đạp chân làm cho đối thủ tuột giày, hậu quả là anh ta bị vấp phải dây giày và bị thương rất nặng, vậy A có chịu trách nhiệm pháp lí về hành động của mình ko và trách nhiệm đó như thế nào?
Trách nhiệm pháp lí (TNPL) là hậu quả của việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật (VPPL) chỉ phát sinh khi có sự việc VPPL. Cho nên cần phải xét xem liệu anh A có VPPL không?
VPPL nào cũng có 5 đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản sau:
1.VPPL phải là hành vi khách quan, nguy hiểm cho xã hội và được con người thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, xâm hại đến các lợi ích (khách thể) nhất định và gây ra (hoặc có khả năng thực tế gây ra) hậu quả nguy hại cụ thể cho lợi ích công dân, cho xã hội hoặc cho Nhà nước.
Có thể thấy hành vi của anh A có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe cũng có thể đến tính mạng của đối thủ anh ta.
2.VPPL phải là hành vi được thực hiện bởi người có năng lực TNPL (người ở trong trạng thái bình thường và hoàn toàn có khả năng nhận thức được đầy đủ hành vi của mình).
Anh A chắc chắn nhận thức được hành vi của mình.
3. VPPL phải là hành vi do người đủ tuổi chịu TNPL thực hiện.
Anh A đã ở tuổi trưởng thành, đủ tuổi chịu TNPL.
4.VPPL à hành vi có tính chất lỗi (lỗi là thái độ tâm lý của người VPPL thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý).
Hành vi đạp chân rõ ràng có tính chất lỗi.
5. VPPL phải là hành vi trái pháp luật , xâm phạm đến lợi ích được pháp luật bảo vệ, tức là vi phạm điều cấm được quy định trong luật.
Rõ ràng trong luật hình sự có điều khoản về tội cố ý gây thương tích cho người khác, (mình chưa học LHS nên không nêu rõ ở đây được).
Từ 5 dấu hiệu trên suy ra anh A VPPL và chắc chắn phải chịu TNPL mặc cho anh ta có bị thương do hành động của mình.
Ngoài ra cũng tùy vào mức độ người bị hại của anh ta có bị thương hay không, mức độ nặng nhẹ thế nào.
Trách nhiệm pháp lý dân sự và trách nhiệm pháp lí hình sự
I. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm dân sự
Trách nhiệm dân sự luôn được các luật gia Việt Nam hiện nay xem là một loại trách nhiệm pháp lý – một vấn đề pháp lý quan trọng được nghiên cứu tổng quát trong môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Trách nhiệm pháp lý được cho là việc một chủ thể phải gánh chịu những hậu quả bất lợi theo quy định của pháp luật do có hành vi vi phạm pháp luật (1). Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp lý giữa trái chủ và người thụ trái xác định, tại đó người thụ trái bị pháp luật cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ. Việc vi phạm nghĩa vụ được xem như vi phạm pháp luật. Về điểm này, Bộ luật Dân sự Pháp qui định “hợp đồng giao kết hợp pháp có giá trị như luật đối với các bên giao kết” (Điều 1134), tức là nghĩa vụ hợp đồng cũng có giá trị như luật. Vì vậy, người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi là trách nhiệm dân sự – một loại trách nhiệm pháp lý mà, theo nghiên cứu của học giả Lê Văn Cảm, có các đặc điểm: (1) Là hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm; (2) Luôn luôn được thực hiện trong phạm vi quan hệ giữa Nhà nước và bên vi phạm; (3) Được xác định bằng trình tự đặc biệt do pháp luật quy định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (4) Được thực hiện trong phạm vi văn bản đã có hiệu lực pháp luật đối với người vi phạm; (5) Có thể áp dụng đối với cả pháp nhân đối với vi phạm ngoài luật hình sự (2).
Khác với quan điểm này và có phần cô đọng hơn, một số học giả khác của Việt Nam cho rằng, trách nhiệm dân sự cũng có các đặc điểm như trách nhiệm pháp lý, bao gồm: (1) chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật và chỉ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm đó; (2) là một hình thức cưỡng chế nhà nước và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng; và (3) luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm pháp luật (3).
Có học giả cho rằng, việc phân biệt giữa trách nhiệm dân sự và trách nhiệm pháp lý cũng không ít quan điểm khác nhau, tuy nhiên nhiều ý kiến đồng nhất về các đặc điểm của trách nhiệm dân sự như sau:
Thứ nhất, trách nhiệm dân sự là quan hệ luật tư giữa hai chủ thể độc lập có địa vị pháp lý bình đẳng, và bên vi phạm phải gánh chịu trực tiếp trước bên có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm chứ không phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước hoặc người khác, trừ trường hợp chế tài vô hiệu hợp đồng do chống lại trật tự công cộng và đạo đức xã hội;
Thứ hai, trách nhiệm dân sự bao giờ cũng là trách nhiệm tài sản;
Thứ ba, trách nhiệm dân sự được áp dụng đối với bên vi phạm phải tương xứng với hậu quả của hành vi vi phạm, tức là tương xứng với mức độ tổn thất về vật chất hoặc tinh thần mà người thiệt hại phải gánh chịu;
Thứ tư, trách nhiệm dân sự phải được áp dụng thống nhất và như nhau đối với các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự (4).
Khi khái quát các ý kiến chung của các luật gia về các đặc điểm của trách nhiệm dân sự như trên, người khái quát không chỉ rõ đó là ý kiến chung của các luật gia trên thế giới thuộc các họ pháp luật khác nhau hay chỉ thuộc một họ pháp luật, hay đó là ý kiến chung của các luật gia Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, bản thân người khái quát như vậy cũng tự nhận thấy có quá nhiều điểm ngoại lệ với so với các đặc điểm được khái quát, chẳng hạn liên quan tới phạt vi phạm hợp đồng, tới vô hiệu hoá các hợp đồng chống lại trật tự công cộng và đạo đức xã hội.
Trước hết, nói tới đặc điểm thứ ba trong nghiên cứu khái quát trên. Mức độ tổn thất về tinh thần khó có thể vật chất hoá, do đó, khó có thể xác định được mức độ tương xứng về bồi thường vật chất. Nên thông thường, trong việc xâm phạm quyền nhân thân, hầu hết các nền tài phán đều kết hợp nhiều loại chế tài đối với người vi phạm mà bù đắp tổn thất chỉ là một trong số đó. Điều 611, khoản 2, Bộ luật Dân sự 2005 có nhắc tới việc bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị vi phạm, tuy nhiên không hề bày tỏ tinh thần bù đắp tương xứng với thiệt hại về tinh thần, nên tự đưa ra một giới hạn tối đa cho khoản bù đắp đó là không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, trong trường hợp các bên không thể thoả thuận được mức bồi thường.
Khi đưa ra đặc điểm thứ ba nêu trên, tác giả của nó cũng đã phân vân và lập luận rằng: (1) pháp luật có thể quy định những trường hợp ngoại lệ mà trách nhiệm dân sự không nhất thiết phải phù hợp và tương xứng với mức độ tổn thất về vật chất và /hoặc tổn thất về tinh thần do hành vi vi phạm gây ra; và (2) phạt vi phạm hợp đồng theo thoả thuận là một minh chứng cho ngoại lệ này; và (3) “tuy nhiên, điều cần lưu ý là ngay cả đối với một số dạng, loại hợp đồng có thoả thuận phạt vi phạm, quy tắc “phù hợp và tương xứng” vẫn được áp dụng ở mức độ nào đó”, và “điển hình là quy định về mức phạt vi phạm tại Điều 301 Luật Thương mại năm 2005” (5). Về các lập luận này, có thể nói ngay, chưa kể đến sự đúng sai, nhưng khác hẳn với tinh thần của Điều 301, Luật Thương mại 2005, một mức phạt không giới hạn được Bộ luật Dân sự 2005 cho phép trong Điều 422.
Tại một hội thảo quốc tế về hợp đồng thương mại quốc tế, trong phần tham luận của mình, Bernado M. Cremades nhận định: các điều khoản quy định việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp không thực hiện hợp đồng, cũng như các điều khoản phạt vi phạm là những điều khoản thông dụng trong một số loại hợp đồng quốc tế (thuê, vay, thực hiện dịch vụ định kỳ…). Ông chỉ rõ điểm khác biệt cơ bản giữa điều khoản bồi thường và điều khoản phạt ở chỗ: điều khoản phạt nhằm mục đích bảo đảm thực hiện hợp đồng, còn điều khoản bồi thường thiệt hại nhằm mục đích xác định khoản bồi thường khi một bên không thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, các nền tài phán có cách nhìn nhận rất khác nhau về điều khoản phạt. Chẳng hạn toà án Anh Quốc coi điều khoản phạt là có tính chất trừng phạt, do đó không có hiệu lực; còn điều khoản bồi thường chỉ hợp lệ khi mức bồi thường thiệt hại được các bên thoả thuận thực sự thể hiện được mức thiệt hại ước lượng do vi phạm hợp đồng, với điều kiện phải thoả mãn tiêu chí là khoản bồi thường đã được các bên đánh giá hoặc dự kiến hợp lý bù trừ công bằng cho việc không thực hiện hợp đồng hoặc khó có thể xác định được chắc chắn về mức bồi thường. Trong khi đó, một số hệ thống pháp luật lại cho phép thiết lập các điều khoản phạt vi phạm hợp đồng như một biện pháp răn đe. Chẳng hạn, luật dân sự Tây Ban Nha thừa nhận chế tài kép vừa phạt vi phạm, vừa bồi thường thiệt hại (6).
Các phân tích này cho thấy, đặc điểm thứ ba của trách nhiệm dân sự được khái quát nêu trên không thoả đáng, bởi không mang tính khái quát cao. Tuy nhiên, nó cũng phần nào phản ánh được ước vọng thiết lập nên một nguyên tắc công bằng trong quan hệ hợp đồng hay quan hệ nghĩa vụ.
Phản ánh quan điểm của hầu hết các luật gia Nga, O. S. Ioffe đưa ra định nghĩa; “Trách nhiệm dân sự – đó là những chế tài đối với vi phạm nghĩa vụ mà việc áp dụng những chế tài đó sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý bất lợi cho bên vi phạm dưới hình thức tước quyền dân sự (như tước quyền sở hữu, tước quyền thừa kế…) và/hoặc bằng hình thức đặt ra cho họ những nghĩa vụ mới hoặc nghĩa vụ bổ sung như nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nộp phạt vi phạm hoặc trả tiền lãi đối với khoản nợ chậm trả” (7). Dường như định nghĩa này đã đồng nhất giữa trách nhiệm dân sự với chế tài dân sự, và cho rằng trách nhiệm dân sự chỉ áp dụng cho vi phạm nghĩa vụ. Trong khi đó, một số luật gia Nhật Bản phân tích: trách nhiệm được thể hiện bằng hình thức cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ đối với tài sản của người mắc nợ; tuy nhiên, có thể có trường hợp trách nhiệm không có nghĩa vụ, chẳng hạn trách nhiệm áp dụng đối với người bảo lãnh, người thứ ba sở hữu tài sản thế chấp (8). Vậy không phải bất kể trường hợp nào bị áp dụng chế tài cũng đều có sự vi phạm nghĩa vụ. Pháp luật dân sự Nhật Bản ấn định gánh nặng tương đương lên người bảo lãnh như người thụ trái chính trong trong nghĩa vụ bảo đảm. Khi có một bảo lãnh đối với một nghĩa vụ chuyển giao mà không thay thế, thì nó được xem như một điều kiện đình chỉ chuyển đổi thành nghĩa vụ chi trả bồi thường bởi sự không thực hiện nghĩa vụ chính (9).
Dưới chế độ cũ ở Việt Nam, có luật gia quan niệm: “Trách nhiệm dân sự là một nguồn gốc của nghĩa vụ căn cứ vào hành vi mà Dân luật coi như là trái luật (illicite). Do đó dân luật đã bắt buộc người làm ra hành vi trái luật phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Tóm lại, trách nhiệm dân sự phát sinh ra nghĩa vụ bồi thường đối với người nào đã làm ra một hành vi gì trái luật mà gây tổn thiệt cho người khác” (10). Quan niệm này có phản ánh được đầy đủ các khía cạnh của trách nhiệm dân sự hay không là một câu trả lời không quá khó. Tuy nhiên, đâu là điểm hợp lý của định nghĩa này và chúng phát xuất từ đâu thì cần phải tìm hiểu.
Luật La Mã xác định, ngoài các nguyên nhân hợp pháp như hợp đồng và chuẩn hợp đồng, nghĩa vụ còn phát sinh ra bởi nguyên nhân bất hợp pháp như vi phạm (delictum) và chuẩn vi phạm (quasi ex delicto). Vi phạm được chia thành hai loại là tội hình sự và dân sự phạm. Đối với dân sự phạm, nạn nhân có thể kiện ra toà xin bồi thường. Dân sự phạm (damnum injuria) là sự thiệt hại gây ra một cách bất chính đáng cho người khác, làm nghèo cho nạn nhân nhưng không làm giàu thêm cho người vi phạm (11). Vi phạm được quy định bởi luật Aquilia. Tuy nhiên các luật gia La Mã chưa bao giờ đạt tới nguyên tắc chung rằng mọi người phải chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại mà mình gây ra cho người khác. Mãi tới thế kỷ XVII và XVIII, nó mới được đưa ra bởi các luật gia thuộc trường phái luật tự nhiên, tiêu biểu là Grotius và Domat, rồi được ghi nhận trong các bộ luật của Châu Âu (12). Ngày nay, Bộ luật Dân sự Pháp có qui định nguyên tắc tổng quát: “Bất cứ hành vi nào của một người mà gây thiệt hại cho người khác, thì người đã gây ra thiệt hại do lỗi của mình phải bồi thường thiệt hại” (Điều 1382). Tuy nhiên nhiều hệ thống pháp luật thuộc Họ pháp luật La Mã – Đức ngày nay đã tiếp nhận các thành tựu của Luật La Mã liên quan tới lỗi Aquilia, tố quyền Paulus, chuẩn vi phạm… Các vi phạm do luật Aquilia điều chỉnh bao gồm: (1) Giết bất hợp pháp nô lệ hay gia súc bốn chân; (2) một chủ nợ phụ tha cho con nợ làm thiệt hại cho chủ nợ chính; và (3) những thiệt hại nhỏ gây ra cho nô lệ hoặc gia súc. Theo luật Aquilia hành vi gây thiệt hại có hai đặc tính là bất hợp pháp và do chính người vi phạm gây ra. Chế tài đối với những vi phạm này có cả tính hình sự và dân sự như tù giam, bồi thường thiệt hại. án lệ La Mã đã chuyển hoá từ quan niệm việc làm trái pháp luật (injuria) sang lỗi (culpa). Lỗi này được xem là hành động cố ý gây thiệt hại hoặc bất cẩn đáng chê trách (lỗi Aquilia). Người La Mã lúc này đã phân biệt giữa lỗi và sự vô tình (casus). Lúc đầu thiệt hại do vi phạm gây ra được tính theo năm trước khi xảy ra thiệt hại. Lâu dần được tính toàn bộ thiệt hại, kể cả lợi tức để bồi thường. Luật La Mã tại đây đã phát hiện ra hai vấn đề pháp lý quan trọng là sự thiệt hại phát sinh và khoản lời bị mất. Hai vấn đề này được tiếp nhận vào Điều 1149, Bộ luật Dân sự Pháp (13): “Những thiệt hại phải bồi thường cho người có quyền gồm những khoản mà họ mất và món lợi mà họ không được hưởng, ngoại trừ những biệt lệ và sửa đổi dưới đây”. Nguyên lý này cũng được phản ánh trong Điều 307, khoản 2, Bộ luật Dân sự 2005: “Trách nhiệm bồi thường về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút”. Trong các dân sự phạm, theo Luật La Mã, có một vi phạm đặc biệt làm phát sinh ra tố quyền Paulus (14). Người thụ trái không có khả năng trả nợ, nếu có hành vi gian trá tẩu tán tài sản làm ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của mình, thì tố quyền Paulus được áp dụng. Về nguyên tắc tất cả các tài sản của con nợ là bảo đảm chung cho các chủ nợ. Nguyên tắc này đã được phản ánh vào Điều 2092, Bộ luật Dân sự Pháp rằng: “Người nào bị ràng buộc vào một nghĩa vụ cá nhân thì phải thực hiện nghĩa vụ bằng tất cả tài sản của mình, động sản và bất động sản, hiện có và sẽ có”. Do vậy, khi người thụ trái tẩu tán tài sản của mình gây thiệt hại cho trái chủ, thì tố quyền Paulus là biện pháp bảo toàn tài sản cho trái chủ bằng cách cho phép trái chủ kiện gián tiếp hành vi tẩu tán tài sản nhằm buộc người thứ ba trả lại tài sản cho người thụ trái. Tố quyền này cũng được ghi nhận vào Bộ luật Dân sự Pháp (15): “Người có quyền cũng có thể, nhân danh cá nhân, khởi kiện chống lại các hành vi mà người có nghĩa vụ đã thực hiện một cách gian lận, có hại đến quyền của mình” (Điều 1167). Sự tiếp nhận các nguyên lý pháp lý này từ Luật La Mã cũng được tìm thấy trong các Bộ luật Dân sự Đức, Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Bộ luật Dân sự Quebéc (Canada), Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan và dĩ nhiên là các Bộ luật Dân sự cũ ở Việt Nam.
Ngày nay, về học thuật người ta bàn tới việc hợp nhất lý thuyết về trách nhiệm hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng (16). Theo pháp luật dân sự Pháp, các trách nhiệm này đều có các thành tố giống nhau, tuy nhiên khác nhau về nguồn gốc phát sinh, nên cũng khác nhau về nghĩa vụ chứng minh.
Ở Common Law, người ta quan niệm luật hợp đồng liên quan tới các thoả thuận bị ràng buộc. Vấn đề phát sinh từ đây là ràng buộc là gì. Ràng buộc có nghĩa là nếu một bên trong quan hệ hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, thì toà án, khi bên bị vi phạm yêu cầu, ấn định các điều kiện đối với bên vi phạm. Và các điều kiện này có mục đích định ra một chế tài, nhưng không phải là một hình phạt đối với bên vi phạm. Trong luật hợp đồng các chế tài được thiết kế để bồi thường, không phải để phạt (17). Trách nhiệm dân sự (civil liability) được các luật gia thuộc Common Law coi là sự chịu trách nhiệm trước tố quyền dân sự đối lập với tố quyền hình sự; tìm kiếm các chế tài tư hoặc thi hành các quyền đối nhân trên cơ sở hợp đồng, vi phạm ngoài hợp đồng (tort)(18).
Vũ Văn Mẫu khẳng định: Trách nhiệm dân sự là một nguồn gốc của nghĩa vụ không căn cứ vào ý chí của đương sự, tức là nguồn gốc bất hợp pháp; vì vậy trách nhiệm dân sự làm phát sinh ra nghĩa vụ bồi thường đối với người đã làm một hành vi trái luật gây tổn thiệt cho một người khác (19).
Từ các nghiên cứu trên đây về khái niệm trách nhiệm dân sự, có thể rút ra được một số đặc điểm của trách nhiệm dân sự như sau:
Trước hết, trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý, khác với trách nhiệm đạo đức, mà ở đây trách nhiệm pháp lý có mục đích xác lập các chế tài cụ thể.
Thứ hai, trách nhiệm dân sự không phải là một sự trừng phạt mà là một biện pháp buộc người có hành vi vi phạm pháp luật vào nghĩa vụ bồi thường cho người bị tổn hại do hành vi đó gây ra. Trách nhiệm dân sự khác với trách nhiệm hình sự ở chỗ: trách nhiệm hình sự tập trung sự chú ý vào hành vi; còn trách nhiệm dân sự tập trung sự chú ý vào thiệt hại hay hậu quả của hành vi. Do đó, trong trách nhiệm dân sự, dù có hành vi vi phạm nhưng không có sự thiệt hại, thì không dẫn tới nghĩa vụ bồi thường. Tuy nhiên, trong trách nhiệm hình sự người ta cũng quan tâm tới hậu quả ở mức độ nhất định. Và trong trách nhiệm dân sự đôi khi người ta (ở một số nền tài phán) cũng chỉ chú ý tới hành vi trong một dạng trách nhiệm nhất định nào đó. Trách nhiệm hình sự thể hiện sự phản ứng của xã hội đối với kẻ phạm tội trên cơ sở suy diễn hành vi bị trừng phạt đó chống lại sự bình ổn chung của cộng đồng. Ngược lại, trách nhiệm dân sự không phải là sự phản ứng của xã hội đối với người vi phạm mà là sự hỗ trợ của pháp luật đối với người bị thiệt hại do vi phạm gây ra để khôi phục lại tình trạng tài chính như khi không có sự vi phạm. Vì vậy các chế tài dân sự mang tính chất tư, chứ không mang tính chất công như chế tài hình sự. Dù sao cũng có những vi phạm xảy ra làm phát sinh cả trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm lương tâm.
Thứ ba, trách nhiệm dân sự được chia thành trách nhiệm hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng. Có tác giả chia trách nhiệm ngoài hợp đồng thành trách nhiệm dân sự phạm và trách nhiệm chuẩn dân sự phạm (20). Trách nhiệm hợp đồng phát sinh khi hợp đồng không được thực hiện gây thiệt hại cho bên bị vi phạm và bên bị vi phạm đòi bồi thường. Trách nhiệm ngoài hợp đồng phát sinh khi một người có lỗi gây thiệt hại cho một người khác và người bị thiệt hại đòi hỏi sự bồi thường. Trách nhiệm hợp đồng hay trách nhiệm ngoài hợp đồng giống nhau ở chỗ đều phát sinh từ việc vi phạm nghĩa vụ, nhưng được phân biệt bởi nghĩa vụ bị vi phạm phát sinh từ hợp đồng hoặc từ pháp luật. Tuy nhiên sự phân biệt có ý nghĩa trong việc chứng minh. ở đây, cần phân biệt thêm rằng, trách nhiệm hợp đồng là một nguồn gốc phát sinh nghĩa vụ khác với hợp đồng. Nghĩa vụ hợp đồng phát sinh trên cơ sở sự thống nhất ý chí của các đương sự hay hành vi pháp lý. Còn nghĩa vụ bồi thường phát sinh ngoài ý chí của đương sự, có nghĩa là do luật định. Quan niệm này có thể còn phải tranh luận, ví dụ trong hợp đồng có thể qui định về chế tài vi phạm hợp đồng, và khi hợp đồng bị vi phạm, bên vi phạm tự nguyện thi hành. Nhưng cũng có ý kiến phân tích: khi hợp đồng bị vi phạm thì người vi phạm không mong muốn phải gánh chịu chế tài như vậy. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng nếu các bên đặt ra các giải pháp và tự thi hành trong việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, thì không dẫn tới tranh chấp pháp lý, do đó không cần thiết sự cưỡng chế thi hành. Nên đặt vấn đề nghĩa vụ trong trường hợp này ít có ý nghĩa.
II. Đặc điểm của trách nhiệm hợp đồng và ý nghĩa của việc phân biệt nó với trách nhiệm ngoài hợp đồng
Việc phân biệt giữa trách nhiệm hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng có một vài ý nghĩa pháp lý quan trọng, nhất là trong việc xác định nghĩa vụ chứng minh. Đối với trách nhiệm ngoài hợp đồng, nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bị đơn đã gây thiệt hại cho nguyên đơn. Khác hơn, trong trách nhiệm hợp đồng, nguyên đơn không phải chứng minh lỗi của bị đơn. Ngược lại, bị đơn phải chứng minh sự vi phạm hợp đồng không do lỗi của bị đơn nếu bị đơn không muốn gánh chịu chế tài.
Đối với trách nhiệm ngoài hợp đồng, pháp luật đã đặt ra nghĩa vụ cẩn trọng tổng quát, có nghĩa là trong bất kể trường hợp nào mỗi người phải cẩn trọng. Bộ luật Dân sự 2005 đã đưa ra ý niệm về nguyên tắc này tuy không thật rõ ràng trong các Điều 9, 10 và 11. Trong đời sống xã hội, khi xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ, mỗi người phải tôn trọng và không được xâm phạm tới lợi ích của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước và phải tuân thủ pháp luật. Pháp luật tôn trọng và bảo vệ các quyền dân sự của mọi người và mỗi người. Khi các quyền dân sự bị xâm phạm thì chủ thể có quyền tự bảo vệ hay yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ. Hệ quả tất yếu của các nguyên tắc này là: “Người nào có lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” (Điều 604, khoản 1, Bộ luật Dân sự 2005). Điều luật này cho thấy yếu tố lỗi là trọng yếu trong việc xác định trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên theo học thuyết rủi ro, điều kiện về lỗi bị phủ nhận. Học thuyết này cho rằng, khi một người vì hoạt động của mình tạo ra một rủi ro gây tai nạn cho một người khác, thì nạn nhân có thể đòi bồi thường mà không phải chứng minh lỗi của bị đơn (21).
Thế nhưng đối với trách nhiệm hợp đồng, có sự phức tạp riêng, trước hết bởi tính chất đa dạng của các quan hệ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Phần phân loại nghĩa vụ đã nói tới một cách phân loại có ý nghĩa rất lớn trong việc chứng minh sự vi phạm, mà Bộ luật Dân sự 2005 không đề cập tới – chỉ được đề cập tới một cách không thật sự rõ ràng trong Luật Thương mại 2005 – đó là nghĩa vụ mẫn cán trung thực và nghĩa vụ thành quả. Trong thực tiễn tư pháp của Pháp, vụ Bác sĩ Nicolas kháng vợ chồng Mercier là một vụ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những nội dung của cách thức phân loại nghĩa vụ này. Vụ việc này đã ảnh hưởng sâu sắc tới nền tư pháp của Việt Nam dưới các chế độ cũ mà đã được Trần Thúc Linh và Nguyễn Văn Thọ trích dịch trong cuốn “Những án – lệ quan – trọng, Dân – luật, Luật nghĩa – vụ” xuất bản tại Viện Đại học Huế 1962.
Vợ chồng Mercier kiện đòi bác sĩ Nicolas bồi thường 200.000 franc vì thiệt hại do bác sĩ gây ra cho bà Mercier khi chữa bệnh cho bà bằng tia X mà không sử dụng các biện pháp phòng ngừa nguy hiểm (1929). Bác sĩ yêu cầu tòa sơ thẩm Marseille bác đơn vì cho rằng: kiện về tội bất cẩn gây thương tích, nên tố quyền đã hết thời hiệu ba năm theo tố tụng hình sự. Tòa Sơ thẩm, rồi đến tòa Thượng thẩm Aix (1931) đã bác lý lẽ của Nicolas và chấp nhận đơn của vợ chồng Mercier. Bác sĩ Nicolas chống án với lý do: (1) Tòa án đã coi tố quyền này là tố quyền đòi bồi thường do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, theo đó bác sĩ phải chăm sóc bệnh nhân “chuyên cần, sáng suốt và thận trọng”; (2) nhưng theo bác sĩ, thực chất sự bất cẩn của bác sĩ là một vi phạm ngoài hợp đồng bởi bác sĩ chỉ cam đoan với bệnh nhân chữa bệnh để lấy thù lao, còn không qui định điều gì rõ ràng, không có sự bảo đảm mọi tai nạn vô ý gây ra, nên tố quyền đã hết thời hiệu. Tòa Phá án đã buộc bệnh nhân phải chứng minh bác sĩ vi phạm nghĩa vụ chăm sóc bệnh nhân, tức là chứng minh lỗi của bác sĩ. Tại đây có vấn đề phát sinh là: một mặt tòa án Pháp đã công nhận giữa bác sĩ và bệnh nhân có quan hệ hợp đồng, và vi phạm của bác sĩ là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; mặt khác bệnh nhân (trái chủ) lại có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bác sĩ (người thụ trái) giống như trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng (22).
Xung quanh việc phân loại nghĩa vụ này, theo Vũ Văn Mẫu, khi nguyên đơn yêu cầu bồi thường vì bị đơn đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, vấn đề cần xem xét trước tiên là bị đơn có thật vi phạm vào nghĩa vụ mà bị đơn phải thi hành không. Và để giải quyết được vấn đề này thì cần phải biết rõ nghĩa vụ ấy thuộc loại nào. Nếu nghĩa vụ đó là nghĩa vụ mẫn cán trung thực thì nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh như đối với trách nhiệm ngoài hợp đồng là bị đơn đã phạm lỗi (23). Dĩ nhiên đối với nghĩa vụ thành quả hay nghĩa vụ xác định, thì nguyên đơn không cần phải chứng minh lỗi của bị đơn, bởi việc không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đã được xem là có lỗi – “lỗi hợp đồng”. Nghĩa vụ mẫn cán trung thực mà người Pháp gọi là nghĩa vụ cấp phương tiện được giải thích trên căn bản: người thụ trái cam kết sử dụng mọi phương tiện để mang lại kết quả, chứ không cam kết mang lại một kết quả cụ thể, do đó, người ta không xem đến kết quả ra sao mà chỉ xem xét tới người thụ trái đã sử dụng mọi phương tiện cần thiết hay chưa để thực hiện nghĩa vụ, và từ đó xác định có hay không sự vi phạm của người thụ trái (24).
Giải thích về sự khác biệt đối với nghĩa vụ chứng minh trong trách nhiệm hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng (trách nhiệm vi phạm và chuẩn vi phạm), có ý kiến cho rằng: nguyên đơn trong trách nhiệm ngoài hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh, còn trong trách nhiệm hợp đồng được miễn nghĩa vụ này là do chính tính chất của nghĩa vụ. Các nghĩa vụ hợp đồng phần lớn là các nghĩa vụ thành quả hay nghĩa vụ xác định. Vì vậy, kết quả mong đợi không đạt được do sự không thực hiện nghĩa vụ của người thụ trái, thì trái chủ có quyền yêu cầu bồi thường mà không cần phải chứng minh lỗi của người thụ trái. Ngược lại, trong vi phạm và chuẩn vi phạm, pháp luật đã dự liệu nghĩa vụ cẩn trọng tổng quát. Nên nguyên đơn muốn đòi bồi thường thì phải chứng minh lỗi của bị đơn (25). Lý giải này gợi ý cho việc hiểu sâu sắc hơn trong nghĩa vụ cần mẫn trung thực hay nghĩa vụ cấp phương tiện phát sinh do hợp đồng, nếu nguyên đơn muốn yêu cầu bồi thường cũng phải chứng minh lỗi của bị đơn.
Khác hơn các vấn đề được nghiên cứu ở đây, Luật Thương mại 2005 đã buộc bị đơn (bên vi phạm hợp đồng) phải chứng minh mình không có lỗi để được hưởng chế độ miễn trách nhiệm trong bất kể sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nào kể cả nghĩa vụ mẫn cán trung thực, mặc dù trong đạo luật này có đề cập tới việc phân loại nghĩa vụ thành nghĩa vụ thành quả và nghĩa vụ mẫn cán trung thực như đã trình bày ở trên. Điều 294, khoản 2 của đạo luật này qui định “bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm”. Vì vậy, việc phân biệt giữa nghĩa vụ thành quả và nghĩa vụ mẫn cán trung thực theo pháp luật Việt Nam hiện nay không có ý nghĩa thực tế.
Trách nhiệm hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng về lý thuyết còn có sự khác biệt về một số phương diện như thẩm quyền của toà án giải quyết vụ việc, thời hiệu, phạm vi đòi bồi thường và mức độ bồi thường. Bên cạnh việc quy định về thẩm quyền khác nhau của toà án đối với các vụ việc liên quan đến trách nhiệm hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng, và quy định thời hiệu khác nhau đối với chúng, pháp luật trước kia còn quy định trách nhiệm vi phạm và chuẩn vi phạm là những loại trách nhiệm có tính cách toàn ngạch, có nghĩa là giống như trách nhiệm liên đới, có lợi cho nạn nhân bởi họ không phải kiện tất cả các người đồng phạm để bắt mỗi người bồi thường thiệt hại theo từng phần (26). Pháp luật Việt Nam hiện nay có điểm phân biệt như trên, nhưng cũng có sự xoá nhoà ranh giới giữa trách nhiệm hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng ở một vài điểm. Có thể lấy các ví dụ sau:
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 quy định về nguyên tắc, toà án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về dân sự và thương mại là toà án nơi nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức) (Điều 35, khoản 1, điểm a). Tuy nhiên, Bộ luật này còn đưa ra các qui tắc khác biệt theo sự lựa chọn của các đương sự hoặc nguyên đơn. Trong khi đó, pháp luật của các chế độ cũ ở Việt Nam có khuynh hướng qui định toà án có thẩm quyền đối với trách nhiệm dân sự phạm là toà án nơi xảy ra sự thiệt hại hoặc nơi cư sở của bị đơn, còn đối với hợp đồng thương mại là toà án nơi đã thiết lập hợp đồng hoặc nơi giao đồ vật hay nơi trả tiền (27).
Bộ luật Dân sự 2005 quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị xâm phạm (Điều 607) và thời hiệu khởi kiện để yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự cũng là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị xâm phạm (Điều 427). Thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng thương mại cũng là hai năm theo Điều 319, Luật Thương mại 2005. Riêng đối với kinh doanh dịch vụ logistics, Luật Thương mại 2005 quy định thời hiệu chín tháng kể từ ngày giao hàng (Điều 237). Thời hiệu đối với trách nhiệm hợp đồng theo Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ là 20 năm (Điều thứ 857) và theo Bộ luật Dân sự Trung Kỳ là 10 năm (Điều thứ 935). Pháp luật của các chế độ cũ của Việt Nam xây dựng theo mô hình của Pháp còn đưa ra nguyên tắc thời hiệu khởi kiện đối với trách nhiệm dân sự bị phụ thuộc vào thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nếu sự kiện gây ra sự tổn thất vừa có tính cách hình sự, vừa có tính cách dân sự. Bộ luật Dân sự 2005 có nguyên tắc “thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời” (Điều 605), và tiếp sau quy định cụ thể: “Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau” (Điều 616). Khác hơn, trong trách nhiệm hợp đồng, sự bồi thường được phân bổ đều cho những người thụ trái, trừ khi những người này cam kết rõ ràng trong hợp đồng chịu trách nhiệm liên đới (28).
Trách nhiệm dân sự là một chế định lớn, vô cùng quan trọng, và chứa đựng nhiều kỹ thuật pháp lý phức tạp, cũng như có nhiều quan điểm khác nhau về nhiều vấn đề trong đó. Nên chăng, cần có một sự nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa để sửa đổi thích hợp các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và các đạo luật khác liên quan tới trách nhiệm dân sự?
Trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý
của việc phạm tội thể hiện ở trách nhiệm của người phạm tội trước Nhà nước
phải chịu những tác động pháp lý bất lợi được quy định trong luật hình sự do
Tòa án áp dụng theo một trình tự tố tụng nhất định.
1. Trách nhiệm hình sự là "hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở chố người
đã gây tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước".
2. Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là trách nhiệm của người
khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong PLHS bằng một
hậu quả bất lợi do Tòa án áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm
của hành vi mà người đó thực hiện.
3. Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thể
hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng
chế của Nhà nước do luật hình sự quy định. 4. TNHS là một dạng của trách nhiệm pháp lý bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác
động của hoạt động truy cứu TNHS, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của
TNHS (hình phạt, biện pháp tư pháp) và mang án tích.
Các đặc điểm của TNHS
1. TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm
Xuất phát từ nguyên tắc có luật, có tội và trách nhiệm hình sự, nên TNHS chỉ đặt
ra khi có một tội phạm được thực hiện. Điều 2 BLHS 1999 quy định: "Chỉ người
nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự".
Chính việc thực hiện tội phạm là sự kiện pháp lý làm phát sinh TNHS. Do vậy,
TNHS phát sinh và tồn tại khách quan kể từ khi tội phạm được thực hiện không
phụ thuộc vào việc cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện được tội phạm và người
phạm tội chưa.
2. TNHS là một dạng trách nhiệm nghiêm khắc nhất trong các trách nhiệm
pháp lý
Trách nhiệm pháp lý gồm nhiều loại:
Trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hành chính Trách nhiệm vật chất
Trách nhiệm kỷ luật
Tính chất nghiêm khắc vượt trội của TNHS thể hiện ở chổ người phạm tội bị Tòa
án kết ản, phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp và mang án tích,
Hình phạt, biện pháp tư pháp và án tích vừa là nội dung của TNHS vừa là hình
thức thực hiện TNHS
Bằng việc ra bản án kết tội đối với một người, tòa án nhân danh nhà nước chính
thức lên án người phạm tội. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế chủ yếu của luật
hình sự không chỉ hạn chế quyền tự do, quyền tài sản, quyền chính trị mà thậm chí
có thể tước bỏ cả quyền sống của người phạm tội.
Ngoài ra, người bị kết án phải chấp hành các biện pháp tư phap như bị tịch thu vật,
tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt
hại, buộc công khai xin lỗi, bắt buộc chữa bệnh, giáo dục tại phường xã thị trấn,
đưa vào trường giáo dưỡng.
Án tích là một tình trạnh pháp lý bất lợi về hình sự đối với người phạm tội thể hiện
ở chổ án tích là dấu hiệu định tội dối với một số trường hợp được quy định tại
Phần các tội phạm BLHS. Án tích cũng là điều kiện để xác định tái phạm, tái
phạm nguy hiểm trong vụ án hình sự. Người phạm tội bị mang án tích kể từ khi bị
kết án cho đến khi được xóa án hoặc miễn TNHS. 3. THHS là trách nhiệm cá nhấn của người phạm tội trước nhà nước.
Đặc điểm này xuất phát từ quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa Nhà nước và
người phạm tội và hàm chứa hai nội dung.
1. TNHS là trách nhiệm cá nhân của người phạm tội. Những người thân
thích của họ không phải cùng chịu TNHS. Một người khi phạm tội đã gây
nguy hiểm cho xã hội thì cá nhân họ phải chịu TN về việc phạm tội.
2. Với ý nghĩa là phản ứng của Nhà nước trước TP nên TNHS mang tính
công công. Nghĩa là chỉ có Nhà nước mới có thẩm quyền truy cứu TNHS
đối với người phạm tội. Người phạm tội không chịu TNHS trước cá nhân
hoặc tổ chức đã bị tội phạm trực tiếp gây thiệt hại.
4. TNHS được xác định bằng trình tự đặc biệt được quy định trong luật tố
tụng hình sự
Chỉ có những cơ quan tiến hành tố tụng mới có thẩm quyền xác định TNHS đối
với người phạm tội. Việc xác định TNHS đó không được tùy tiện mà phải tuân thủ
trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ để tránh oan sai, bảo đảm quyền con người trong
tố tụng hình sự.
5. TNHS được phản ánh trong bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án Quyết định về TNHS chỉ có thể được thể hiện trong bản án hoặc quyết định của
Tòa án, Kết quả của việc xác định TNHS theo luật tố tụng hình sự phải được phản
ánh trong phán quyết kết tội của tòa án thể hiện bản án hoặc quyết định của Tòa
án.
TNHS phát sinh khi một tội phạm được thực hiện. TNHS được thực hiện kể từ
khi bản án kết tội có hiệu lực và được đưa ra thi hành. TNHS chấm dứt thì không
còn những tác động pháp lý về hình sự bất lợi đối với người phạm tội. Trong thực
tiễn, TNHS chấm dứt khi người phạm tội được miễn TNHS hoặc được xóa án tích. Câu 6: Nghĩa vụ của công đân
Câu 12: Khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là những quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp - đạo luật cơ bản của quốc gia. Những quyền và nghĩa vụ ngày được Hiến pháp quy định cho tất cả mọi công dân, hoặc cho cả một tầng lớp, một giai cấp, chứ không quy định cho từng người trong từng điều kiện cụ thể. Những quyền cơ bản xuất phát từ quyền con người. Những quyền và nghĩa vụ cơ bản là cơ sở chủ yếu xác định địa vị pháp lý của công dân, cơ sở cho mọi quyền và nghĩa vụ cụ thể của mỗi công dân.
Câu 13: Hệ thống các quyền cơ bản của công dân.
- Quyền về chính trị
ü Điều 53 quy định: Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
ü Quyền bầu cử và ứng cử: công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.
ü Quyền khiếu nại, tố cáo: Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất kỳ cá nhân nào.
ü Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do biểu tình, tự do hội họp.Điều 69 của Hiến pháp quy định: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
- Về kinh tế, văn hóa, xã hội
ü Quyền lao động: Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều công ăn việc làm cho người lao động (điều 55). Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động. Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương; khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động (điều 56);
ü Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật (điều 57).
ü Quyền học tập: Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí. Công dân có quyền học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức. Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng. Nhà nước có chính sách học phí, học bổng. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hóa và học nghề phù hợp (điều 59).
ü Quyền được bảo vệ sức khỏe: Công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe. Nhà nước quy định chế độ viện phí, chế độ miễn, giảm viện phí. Công dân có nghĩa vụ thực hiện các quy định về vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh công cộng. Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma tùy khác. Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm (điều 61).
ü Quyền xây dựng nhà ở: Công dân có quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật. Quyền lợi của người thuê nhà và người có nhà cho thuê được bảo hộ theo pháp luật (điều 62).
ü Quyền bình đẳng nam nữ: Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Lao động nữ là nam làm việc như nhau thì tiền lương ngang nhau. Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức nhà nước và người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội; chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ sở phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập , chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ (điều 63).
Caau7:
1/ Khái niệm bộ máy Nhà nước:
*Bộ máy nhà nước: là hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở những nguyên tắc chung, thống nhất, nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng chung của nhà nước.
*Bộ máy nhà nước CHXHCNVN có đặc trưng:
- Cơ cấu tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước bảo đảm tính thống nhất của quyền lực nhà nước. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan đại diện do nhân dân lập ra. Các cơ quan khác của nhà nước đều bắt nguồn từ cơ quan đại diện dân cử, chịu trách nhiệm và báo cáo trước cơ quan đó.
- Tuy bộ máy nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng trong bộ máy nhà nước có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp nhằm tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn, lẫn lộn chức năng giữa chúng.
- Bộ máy nhà nước thống nhất quản lý các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
*Chức năng của bộ máy nhà nước: thể hiện trên ba lĩnh vực hoạt động: lập pháp, hành pháp, tư pháp.
+ Trên lĩnh vực lập pháp: Bộ máy nhà nước thể chế hoá đường lối, quan điểm của Đảng Cộng Sản thành pháp luật của nhà nước.
+ Trên lĩnh vực hành pháp: Bộ máy nhà nước bằng hoạt động cụ thể, đưa pháp luật vào đời sống xã hội, bảo đảm để pháp luật nhà nước trở thành khuôn mẫu hoạt động của nhà nước, xã hội bảo đảm thực hiện thống nhất trong toàn quốc.
+ Trên lĩnh vực tư pháp: Bằng hoạt động cụ thể của từng cơ quan, bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm nhằm duy trì trật tự, kỷ cương, ổn định xã hội.
2/ Cơ quan nhà nước:
* Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước.
* Đặc điểm cơ bản của cơ quan nhà nước:
- Các cơ quan nhà nước được thành lập theo trình tự nhất định được quy định trong pháp luật.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định.
- Hoạt động của cơ quan nhà nước mang tính quyền lực và được bảo đảm bằng quyền lực nhà nước. Hoạt động đó được tuân theo thủ tục do pháp luật quy định.
Những người đảm nhiệm chức trách trong các cơ quan nhà nước phải là công dân Việt Nam.
II/ HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
1/ Quốc Hội nước CHXHCNVN:
- QH là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN.
- QH là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
- QH quyết định những vấn đề cơ bản nhất về đối nội và đối ngoại của đất nước, các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.
- QH xác định các nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, trực tiếp bầu, bổ nhiệm các chức vụ cao nhất trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương.
- QH là cơ quan thực hiện quyền giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của nhà nước, giám sát việc tuân theo hiến pháp và pháp luật.
*Cơ cấu tổ chức của QH gồm:
+ Uỷ ban Thường vụ QH
+ Hội đồng dân tộc
+ Các uỷ ban QH
+ Đoàn đại biểu QH và đại biểu QH
a/ Uỷ ban thường vụ QH:
- UBTVQH là cơ quan thưòng trực của QH gồm có: Chủ tịch QH, các phó chủ tịch QH, các uỷ viên được lập ra tại kỳ họp thứ nhất mỗi khoá QH. Thành viên UBTVQH không thể đồng thời là thành viên chính phủ.
- Với chức năng là cơ quan thường trực của QH, UBTVQH được hiến pháp trực tiếp trao những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, đồng thời được thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của QH giữa hai kỳ họp của QH.
Những nhiệm vụ, quyền hạn của UBTVQH do hiến pháp quy định được cụ thể hoá trong luật tổ chức QH thể hiện vị trí pháp lý đặc biệt của cơ quan thường trực của QH trong cơ cấu tổ chức của QH. Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó chính là sự bảo đảm tính hoạt động liên tục của QH bên cạnh các cơ quan khác của nhà nước.
- UBTVQH là người tổ chức hoạt động của QH: công bố, chủ trì việc bầu cử đại biểu QH, tổ chức chuẩn bị việc triệu tập, chủ trì các kỳ họp của QH; chỉ đạo, điều hoà phối hợp hoạt động của hội đồng dân tộc, các uỷ ban của QH, giữ mối liên hệ chặt chẽ với đoàn đại biểu QH.
- UBTVQH thực hiện một phần chức năng lập pháp, giám sát tối cao, quyến định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước, tổ chức bộ máy nhà nước.
- Ban hành pháp lệnh về những vấn đề được QH trao trong chương trình làm luật của QH, giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh.
- Thực hiện quyền giám sát việc thi hành hiến pháp, luật, nghị quyết của QH, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; giám sát hoạt động của chính phủ, toà án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao; đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với hiến pháp, luật, nghị quyết của QH trình QH quyết định và huỷ bỏ các văn bản do các cơ quan trên ban hành nếu các văn bản đó trái với pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH.
- Giám sát, hướng dẫn hoạt động của hội đồng nhân dân, bãi bỏ những nghị quyết sai trái của HĐND cấp tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương; giải tán HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân.
- Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp trong phạm vi cả nước hoặc từng địa phương; thực hiện quan hệ đối ngoại của QH; tổ chức trưng cầu ý kiến nhân dân theo quyết định của Quốc hội.
-Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược và báo cáo trước Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội.
Những nhiệm vụ, quyền hạn trên của UBTVQH được tập thể uỷ ban bàn bạc, thảo luận tập thể, quyết định theo đa số. Kết quả trên được thể hiện bằng hai loại văn bản là pháp lệnh và nghị quyết. Pháp lệnh và nghị quyết của UBTVQH do chủ tịch QH ký chứng thực và phải được công bố trong vòng 15 ngày sau khi thông qua, trừ trường hợp Chủ tịch nước trình QH xem xét lại.
- Chủ tịch QH có vị trí đặc biệt trong tổ chức của QH. Đồng thời là chủ tịch UBTVQH; Chủ tịch QH lãnh đạo công tác của UBTVQH, chủ tọa các phiên họp của QH, ký chứng thực luật, nghị quyết của QH; chỉ đạo thực hiện công tác đối ngoại của QH, chỉ đạo thực hiện ngân sách của QH, bảo đảm thi hành quy chế đại biểu QH và giữ mối liên hệ với đại biểu QH.
b/ Hội đồng dân tộc:
Vấn đề dân tộc có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng việt nam, đảm bảo sự phát triển bình đẳng, đồng đều của các dân tộc việt nam là mục đích phấn đấu của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy, trong cơ cấu tổ chức của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, hội đồng dân tộc được lập ra nhằm giúp cho nhà nước giải quyết có hiệu quả các vấn đề dân tộc.
Hội đồng dân tộc nghiên cứu, kiến nghị với QH những vấn đề dân tộc, thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, hội đồng dân tộc còn thẩm định các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản khác của nhà nước có liên quan đến vấn đề dân tộc, có quyền kiến nghị về luật, pháp lệnh, về chương trình làm luật của QH.
Cơ cấu của hội đồng dân tộc có: chủ tịch, các phó chủ tịch và các uỷ viên do QH bầu, trong đó có một số thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách.
c/ Uỷ ban của QH:
Các uỷ ban của QH được thành lập theo các lĩnh vực hoạt động của QH nhằm giúp QH thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các uỷ ban của QH là hình thức thu hút các đại biểu vào việc thực hiện công tác chung của QH.
Nhiệm vụ của các uỷ ban QH là nghiên cứu,thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, pháp lệnh và các dự án khác, những báo cáo được QH hoặc UBTVQH có ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của uỷ ban.
QH thành lập 7 uỷ ban: uỷ ban pháp luật; uỷ ban kinh tế - ngân sách; uỷ ban quốc phòng, an ninh; uỷ ban văn hoá - giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; uỷ ban về các vấn đề xã hội, uỷ ban khoa học – công nghệ - môi trường; uỷ ban đối ngoại.
Cơ cầu của uỷ ban QH gồm có: chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và các uỷ viên, trong đó có một số thành viên hoạt động theo chế độ chuyên trách.
d/ Đại biểu QH:
Đại biểu QH là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đồng thời là đại biểu cấu thành cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Đại biểu QH vừa chịu trách nhiệm trước cử tri, vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Chức năng đại biểu QH là thu thập và phản ánh ý kiến của cử tri, biến ý chí của nhân dân thành ý chí của nhà nước; đưa các quy định của luật, các nghị quyết của QH vào cuộc sống.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu QH thể hiện tập trung chủ yếu tại kỳ họp QH, tham gia đầy đủ, có chất lượng kỳ họp, quyết định chương trình kỳ họp, đề nghị bổ sung chương trình kỳ họp. Đại biểu QH có quyền cơ bản: Kiến nghị về luật và trình dự án luật trước QH; chất vấn, tham gia thảo luận và biểu quyết các dự án luật, các dự án và nghị quyết; có quyền bầu cử và được bầu vào các chức vụ lãnh đạo khác nhau của các cơ quan QH, nhà nước.
- Giữa hai kỳ họp QH, đại biểu có những nhiệm vụ, quyền hạn: tiếp xúc và báo cáo cử tri về hoạt động của mình, QH xem xét và đôn đốc, theo dõi việc giải quyết, khiếu nại, tố cáo của công dân; yêu cầu chấm dứt việc làm trái pháp luật; yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội cung cấp tình hình, tài liệu liên quan đến hoạt động của các đại biểu, các uỷ ban và hội đồng của QH; giữ mối liên hệ thường xuyên với chủ tịch QH và uỷ ban mặt trận Tổ quốc ở địa phương. Đại biểu QH làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách. Đối với các đại biểu không chuyên trách được giành 1/3 thời gian cho hoạt động của QH.
Đại biểu QH có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và một số quyền ưu đãi khác.
e/ Hình thức hoạt động của QH:
- Hoạt động của QH thể hiện bằng nhiều hình thức: hoạt động của các cơ quan của QH, đại biểu QH, các đoàn đại biểu QH. Nhưng hoạt động chủ yếu của QH là kỳ họp của QH, kết quả hoạt động của các hình thức khác được thể hiện tập trung tại các kỳ họp của QH.
- Kỳ họp của QH là nơi biểu hiện trực tiếp, cụ thể, tập trung tính chất đại biểu cao nhất và tính quyền lực nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, nơi phản ánh tập trung trí tuệ, ý chí, quyền làm chủ của nhân dân thông qua các đại biểu QH.
Nơi thực hiện quyền giám sát tối cao của QH đối với các hoạt động của cơ quan nhà nước; nơi ra đời của các quyết sách của nhà nước liên quan trực tiếp đến phát triển đất nước, xã hội về mọi phương diện.
QH họp mỗi năm hai kỳ. Trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ hoặc ít nhất 1/3 số đại biểu, QH có thể tiến hành kỳ họp bất thường. Việc triệu tập và chuẩn bị, chủ trì các cuộc họp của QH do UBTVQH thực hiện.
Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá QH, vấn đề tư cách đại biểu được quy định: bầu các chức danh lãnh đạo cao nhất trong bộ máy nhà nước. Tại các kỳ họp khác, QH thực hiện chức năng, nhiệm vụ thông qua việc bàn bạc, thảo luận, quyết định các dự án kế hoạch nhà nước, tổng dự toán ngân sách, các báo cáo dự án luật và các dự án phát triển kinh tế - xã hội khác của nhà nước theo trình tự:
+ Các cơ quan soạn thảo, trình bày dự án trước QH.
+ Thuyết trình việc thẩm tra dự án.
+ Thảo luận dự án.
+ Biểu quyết thông qua dự án.
Một phần thời gian thích đáng của các kỳ họp QH dành cho chất vấn của đại biểu QH đối với chủ tịch nước, chủ tịch QH, chính phủ, các thành viên của chính phủ, chánh án toà án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đây là biện pháp thực hiện hữu hiệu quyền giám sát của QH. Những người bị chất vấn có trách nhiệm phải trả lời chất vấn theo quy định của pháp luật.
2/ Chủ tịch nước CHXHCNVN:
Chủ tịch là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước trong các quan hệ đối nội và đối ngoại
Chủ tịch nước có phạm vi, quyền hạn khá rộng, bao quát nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội.
Trong tổ chức nhân sự của bộ máy nhà nước, chủ tịch có quyền về tổ chức nhân sự của bộ máy hành pháp và tư pháp: đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm phó chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, chánh án toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các phó chánh án toà án nhân dân tối cao và thẩm phán toà án nhân dân tối cao; phó viện trưởng và kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các phó thủ tướng và các thành viên khác của chính phủ theo Nghị quyết của QH, Uỷ ban thường vụ QH.
Trong lĩnh vực an ninh quốc gia, Chủ tịch nước giữ chức chủ tịch Hội đồng quốc phòng – an ninh, thống lĩnh các lực lượng vũ trang, có quyền tuyên bố các tình trạng khẩn cấp, chiến tranh theo quyết định của QH, uỷ ban thường vụ QH, phong hàm cấp sỹ quan cao cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp đại sứ…
Quyền hạn của chủ tịch nước còn thể hiện trên các lĩnh vực ngoại giao; vấn đề thôi, nhập quốc tịch, vấn đề đặc xá.
Ngoài ra chủ tịch nước còn ký lệnh công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh. Và một quyền quan trọng của Chủ tịch nước là đề nghị Uỷ ban thường vụ QH xem xét lại pháp lệnh, nghị quyết của uỷ ban thường vụ QH về các vấn đề thuộc quyền giải quyết của QH nhưng do uỷ ban thường vụ QH quyết định giữa hai kỳ họp QH. Trong trường hợp uỷ ban thường vụ QH vẫn biểu quyết tán thành, mà chủ tịch nước không nhất trí thì có quyền đề nghị QH xem xét lại các quyết định đó. Khi thực hiện quyền hạn, chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định.
3/ Chính phủ nước CHXHCNVN:
a/ Vị trí của chính phủ trong bộ máy nhà nước:
Hệ thống các cơ quan thực hiện quyền hành pháp có chính phủ và UBND các cấp. Trong đó chính phủ được quy định là “cơ quan chấp hành của QH, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN”.
Là cơ quan chấp hành của QH, chính phủ chịu sự giám sát của QH, chấp hành hiến pháp, luật, nghị quyết của QH, pháp lệnh, nghị quyết của uỷ ban thường vụ QH; lệnh, quyết định của chủ tịch nước. Trong hoạt động, chính phủ phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước QH, uỷ ban thường vụ QH và chủ tịch nước.
Với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của cả nước, chính phủ có chức năng thống nhất quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, lãnh đạo thống nhất bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở về tổ chức cán bộ, bảo đảm thi hành hiến pháp và pháp luật, quản lý việc xây dựng kinh tế quốc dân, thực hiện chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, quản lý y tế, giáo dục, quản lý ngân sách nhà nước. Thi hành các biện pháp cần thiết bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, quản lý công tác đối ngoại, thực hiện chính sách xã hội của nhà nước.
Khi thực hiện chức năng quản lý, điều hành các quy trình xã hội, hoạt động của chính phủ chỉ tuân theo hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, chính phủ có toàn quyền giải quyết công việc với tính sáng tạo, chủ động, linh hoạt tránh được sự can thiệp từ các cơ quan khác và sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ.
Chính phủ có quyền tham gia vào hoạt động lập pháp bằng quyền trình dự án luật trước QH, dự án pháp lệnh trước uỷ ban thường vụ QH, trình QH các dự án kế hoạch, ngân sách nhà nước và các dự án khác.
b/ Cơ cấu thành phần của chính phủ:
Theo hiến pháp 1992, chính phủ có thủ tướng chính phủ được quy định là người đứng đầu chính phủ, do QH bầu ra trong số đại biểu QH. Các phó thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng, các cơ quan ngang bộ là thành viên chính phủ, được thủ tướng chính phủ lựa chọn, không nhất thiết phải là đại biểu QH và đề nghị sang QH phê chuẩn. Trong chính phủ không tổ chức ra cơ quan Thường vụ mà một trong các Phó thủ tương đảm nhiệm chức vụ Phó thủ tướng thường trực.
Chế độ làm việc của Chính phủ là sự kết hợp chế độ lãnh đạo tập thể với chế độ thủ trưởng. Những vấn đề quan trọng có tính chiến lược của hoạt động hành pháp do tập thể bàn bạc, thảo luận, quyết định theo đa số. Những vấn đề có tính tác nghiệp, điều hành hàng ngày, vấn đề xây dựng bộ máy hành pháp được quy định do thủ tướng giải quyết với tư cách cá nhân nhằm bảo đảm quản lý tập trung thống nhất và nhanh chóng.
c/ Cơ cấu tổ chức của chính phủ: Bộ và cơ quan ngang bộ
Bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là Bộ) là bộ phận cấu thành của chính phủ.
Bộ là cơ quan của chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước.
Bộ và ngành là hai khái niệm không đồng nhất:
- Bộ là khái niệm về tổ chức hành chính nhà nước, là cơ quan trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo nguyên tắc tổ chức hành chính nhà nước đối với một ngành hoặc nhóm nghành kinh tế, kỹ thuật, văn hoá, xã hội…
- Ngành là một phạm trù dùng để chỉ một nhóm quan hệ thuộc một lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm các tổ chức, cơ quan ở các cấp khác nhau nhưng giống nhau về cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động và sản phẩm làm ra. Vì vậy trong tổ chức hành chính nhà nước, một bộ có thể quản lý một ngành hoặc một nhóm ngành.
Khác với chính phủ (là cơ quan quản lý nhà nước thẩm quyền chung), Bộ là cơ quan quản lý theo ngành hoặc lĩnh vực công tác (quản lý nhà nước thẩm quyền riêng). Vì vậy có 2 loại bộ: Bộ quản lý ngành và bộ quản lý theo lĩnh vực (chức năng)
+ Bộ quản lý ngành: là cơ quan của chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước những ngành kinh tế, kỹ thuật hoặc sự nghiệp như: nông nghiệp, công nghiệp, y tế, giáo dục, giao thông vận tải… Bộ thực hiện thống nhất quản lý trong ngành, chỉ đạo toàn diện những cơ quan, đơn vị trực thuộc từ trung ương đến địa phương.
+ Bộ quản lý theo lĩnh vực: là cơ quan của chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực lớn như: tài chính, kế hoạch đầu tư, lao động xã hội, khoa học công nghệ… hoạt động của bộ này có liên quan tới hoạt động của tất cả các bộ, các cấp quản lý, tổ chức xã hội và công dân, nhưng không can thiệp vào hoạt động quản lý nhà nước của các cấp chính quyền và quyền tự chủ, sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Bộ quản lý lĩnh vực có trách nhiệm giúp chính phủ nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung, xây dựng các dự án kế hoạch tổng hợp và cân đối liên ngành, xây dựng chế độ chính sách chung (tham mưu) hoặc tự nó ra những văn bản pháp quy thuộc lĩnh vực phụ trách, hướng dẫn tạo điều kiện để các bộ, các cấp, các ngành hoàn thiện nhiệm vụ.
Bộ trưởng là thành viên chính phủ, người đứng đầu cơ quan quản lý ngành hay lĩnh vực, một mặt tham gia cùng chính phủ quyết định tập thể những nhiệm vụ của chính phủ tại các kỳ họp chính phủ; mặt khác chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực ngành mình phụ trách trong phạm vi cả nước.
4/ HĐND và UBND:
HĐND và UBND (chính quyền, địa phương) được thiết lập ở các cấp hành chính, lãnh thổ: tỉnh, huyện và xã.
Các cơ quan chính quyền địa phương được thiết lập để quản lý địa phương bảo đảm thực hiện thống nhất, có hiệu quả hiến pháp, luật, các văn bản cơ quan nhà nước cấp trên trên địa bàn lãnh thổ.
a/ Về hội đồng nhân dân:
HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Trong quá trình hoạt động, HĐND chịu sự giám sát, hướng dẫn của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất thông qua uỷ ban thường vụ QH; sự kiểm tra hướng dẫn của chính phủ, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Đại diện cho nhân dân địa phương, HĐND căn cứ vào quyết định của các cơ quan nhà nước ở trung ương, quyết định những chủ trương biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, nâng cao mức sống của nhân dân, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước; giám sát hoạt động của thường trực HĐND, toà án nhân dân, và viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát thực hiện nghị quyết của HĐND, việc tuân theo hiến pháp, pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân ở địa phương (được cụ thể hoá trong luật tổ chức HĐND và UBND 2003)
Để thực hiện những nhiệm vụ trên, HĐND ban hành nghị quyết để định chủ trương, biện pháp lớn và giám sát thực hiện nghị quyết.
Nhiệm vụ của HĐND được thực hiện thông qua các hình thức hoạt động của thường trực của HĐND, các ban và đại biểu HĐND và hình thức hoạt động chủ yếu là các kỳ họp của HĐND.
Về cơ cấu tổ chức, HĐND cấp tỉnh, cấp huyện có thường trực HĐND gồm: chủ tịch, phó chủ tịch và uỷ viên thường trực; cấp xã thường trực HĐND gồm: chủ tịch, phó chủ tịch HĐND.
HĐND cấp tỉnh thành lập ba ban: ban kinh tế và ngân sách, ban văn hoá-xã hội, ban pháp chế, nơi có nhiều dân tộc thì có thể thành lập ban dân tộc.
HĐND cấp huyện thành lập hai ban: ban kinh tế - xã hội, ban pháp chế.
b/ Về UBND:
UBND do HĐND bầu,là cơ quan chấp hành của HĐND và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
UBND chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND.
UBND có nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống địa phương; thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp tại các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân; quản lý hộ khẩu, hộ tịch, quản lý công tác tổ chức, biên chế lao động, tiền lương, tổ chức thu chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu của UBND có chủ tịch, các phó chủ tịch và các uỷ viên, trong đó chủ tịch nhất thiết phải là đại biểu HĐND cùng cấp do HĐND bầu ra, các chức danh khác trong UBND không nhất thiết phải bầu từ đại biểu HĐND.
Trong nhiệm kỳ nếu khuyết chủ tịch UBND thì chủ tịch HĐND cùng cấp giới thiệu người ứng cử chủ tịch UBND để HĐND bầu. Người được giữ chức vụ chủ tịch UBND trong nhiệm kỳ không nhất thiết là đại biểu HĐND.
UBND được ban hành quyết định và chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình. UBND có các cơ quan chuyên môn để giúp thực hiện các chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở.
5/ Toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân:
Toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân nước CHXHCNVN, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ chế độ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân là những khâu trọng yếu, cơ bản thuộc hệ thống các cơ quan tư pháp, thực hiện quyền tư pháp.
a/ Toà án nhân dân:
Toà án nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp luật thông qua hoạt động xét xử. Đây là chức năng riêg có của các toà án.
Hiến pháp 1992: "Toà án nhân dân tối cao, các toà án nhân dân địa phương, các toà án quân sự và các toà án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN" (điều 127)
* Hoạt động xét xử của các toà án có đặc điểm đặc thù:
- Nhân danh nhà nước CHXHCNVN, căn cứ vào pháp luật của nhà nước đưa ra phán xét quyết định cuối cùng nhằm kết thúc vụ án, là sự thể hiện trực tiếp thái độ, quan điểm của nhà nước đối với một vụ án cụ thể. Thái độ, quan điểm đó chính là sự thể hiện trực tiếp bản chất của nhà nước. Nhà nước chịu trách nhiệm về nội dung và hậu quả của các quyết định giải quyết các vụ việc do toà án đưa ra.
- Xét xử và kiểm tra hành vi pháp lý của các cơ quan nhà nước, các cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước, trong quá trình giải quyết các vụ việc có liên quan đến việc bảo vệ các quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản của con người, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân.
- Xét xử nhằm ổn định trật tự pháp luật, giữ vững kỷ cương xã hội, tự do an toàn của con người, làm lành mạnh hoá các quan hệx ã hội.
- Xét xử mang nội dung giáo dục pháp luật với bản thân đương sự cũng như với xã hội, tạo ý thức pháp luật cho mỗi cá nhân, từ đó có được những hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật trong mối quan hệ xã hội, tạo tinh thần tích cực đấu tranh của công dân chống các hành vi vi phạm pháp luật.
* Cơ cấu tổ chức của hệ thống toà án gồm:
Toà án nhân dân tối cao, toà án nhân dân cấp tỉnh, toàn án nhân dân cấp huyện, toà án quân sự trung ương, toà án quân sự quân khu, toà án quân sự khu vực và các toà án khác được thành lập theo quy định của pháp luật
* Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động:
- Thẩm phán toà án nhân dân các cấp được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ và có thể bị miễn nhiệm, cách chức nếu không hoàn thành chức trách.
- Việc xét xử của toà án nhân dân có hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của pháp luật. Đối với hội thẩm nhân dân của toà án tối cao và toà án quân sự được thực hiện theo chế độ cử, còn đối với toà án nhân dân địa phương thực hiện theo chế độ bầu.
- Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
- Các chánh án toà án nhân dân phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác các cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.
- Nguyên tắc quản lý các toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức do bộ trưởng bộ tư pháp đảm nhiệm có sự phối hợp chặt chẽ với chánh án toà án nhân dân tối cao.
* Các nguyên tắc xét xử của toà án nhân dân:
- Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập chỉ tuân theo pháp luật.
- Toà án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp đặc biệt do luật định.
- Toà án bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo và quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
- Công dân thuộc các dân tộc ít người được quyền dùng tiếng nói và chữ viết dân tộc mình trước phiên toà.
- Các bản án, quyết định của toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh. Trong trường hợp cần thiết để bảo đảm thi hành các bản án, quyết định của toà án, nhà nước thực hiện sự cưỡng chế tương ứng.
b/ Viện kiểm sát nhân dân:
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hiện quyền công tố theo quy định của hiến pháp và pháp luật là chức năng riêng có của viện kiểm sát nhân dân trong thực hiện quyền tư pháp, nhằm bảo đảm cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh, thống nhất trong phạm vi cả nước.
* Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của viện kiểm sát:
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các văn bản pháp quy của các cơ quan từ cấp độ trở xuống.
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra của các cơ quan điều tra.
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của toà án nhân dân và thực hiện quyền công tố theo pháp luật.
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của toà án nhân dân, cơ quan thi hành án, chấp hành viên cơ quan, đơn vị cá nhân có liên quan trong việc thi hành án.
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc giam giữ, cải tạo.
* Về phương diện tổ chức:
Viện kiểm sát nhân dân là hệ thống cơ quan bao gồm: viện kiểm sát nhân dân tối cao, các viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, các viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và các viện kiểm sát quân sự. Cơ cấu tổ chức của mỗi viện kiểm sát được quy định trong luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân.
* Nguyên tắc tổ chức và hoạt động:
- Viện kiểm sát nhân dân do viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân địa phương, viện trưởng viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Tại viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập uỷ ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng theo quy định của luật tổ chức kiểm sát nhân dân.
- Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao do QH bầu, miễn nhiệm, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước QH hoặc trước uỷ ban thường vụ QH giữa hai kỳ họp QH, trước chủ tịch nước, phải trả lời chất vấn của đại biểu QH.
- Chủ tịch nước thực hiện việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với phó viện trưởng và kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Viện trưởng, phó viện trưởng, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân các địa phương và các viện kiểm sát quân sự do viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức.
- Viện trưởng các viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu trách nhiệm báo cáo trước HĐND cùng cấp về tình hình pháp luật ở địa phương và trả lời chất vấn của đại biểu HĐND.
6/ Quan hệ công tác trong hệ thống bộ máy các cơ quan Nhà nước:
Quan hệ công tác trong bộ máy nhà nước là quan hệ nội bộ nhà nước được quy định trong pháp luật về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan và được cụ thể hoá trong quy chế làm việc của cơ quan.
Quan hệ công tác trong bộ máy nhà nước gồm:
- Quan hệ công tác giữa các cơ quan nhà nước.
- Quan hệ nội bộ trong một cơ quan.
a/ Quan hệ công tác giữa các cơ quan nhà nước được thể hiện tính chất của các quan hệ:
+ Thứ nhất: Quan hệ theo cấp. Trong quan hệ này cơ quan cấp trên quyết định và cấp dưới phải chấp hành. Tính kỷ cương của quan hệ này trong quản lý hành chính nhà nước được thể hiện ở chỗ quyết định phải được chấp hành ngay, nếu có vấn đề vướng mắc phải đề nghị và giải quyết sau, trừ nội dung quyết định vi phạm pháp luật rõ ràng.
+ Thứ hai: Quan hệ song trùng trực thuộc trong quan hệ này cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự tác động quản lý của hai chủ thể:
- Một chủ thể thực hiện quan hệ trực thuộc về tổ chức.
- Chủ thể khác thực hiện quan hệ trực thuộc về chuyên môn.
Trong trường hợp này có quan hệ "ngang" và quan hệ "dọc".
+ Thứ ba: Quan hệ chủ từ, phối hợp. Trong trường hợp này một cơ quan, tổ chức khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phải phối hợp, hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật. Quá trình thực hiện quan hệ để thống nhất ý kiến tham mưu, giúp việc hoặc để ban hành những văn bản liên tịch.
b/ Quan hệ công tác trong một cơ quan nhà nước: gồm
+ Thứ nhất: Quan hệ giữa tổ chức, chức vụ có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân tham mưu giúp việc.
+ Thứ hai: Quan hệ giữa người đứng đầu cơ quan và cấp phó của người đứng đầu cơ quan với tư cách là người giúp người đứng đầu cơ quan thực hiện nhiệm vụ và được người đứng đầu cơ quan phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác hoặc uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ cụ thể.
+ Thứ ba: Quan hệ chủ từ phối hợp giữa các cơ cấu tổ chức của cơ quan trong thực hiện nhiệm vụ tham mưu, hướng dẫn, giúp việc.
c/ Mục đích của việc quan hệ trong bộ máy nhà nước:
+ Nhằm thực hiện thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đều phải tuân theo quy trình, thủ tục do pháp luật và quy chế hoạt động của cơ quan, tổ chức đó quy định
+ Trong quản lý hành chính nhà nước phải thực hiện quan hệ công tác theo thủ tục hành chính, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo thủ tục pháp luật, pháp quy.
+ Giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi giải quyết công việc của dân phải thực hiện quan hệ nội bộ nhằm bảo đảm, bảo vệ các đề nghị, yêu cầu về tự do quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
Tóm lại: Toàn bộ quan hệ công tác trong bộ máy nhà nước đều hướng đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức.
CHUYÊN ĐỀ 2
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CHÍNH PHỦ,
CỦA BỘ, NGÀNH, CỦA UBND TỈNH, HUYỆN
I. Chính phủ
1. Vị trí của chính phủ trong bộ máy hành chính nhà nước.
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam (điều 1 Luật tổ chức Chính phủ năm 2002 và điều 109 HP 1992 sửa đổi).
- Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ có chức năng thống nhất việc quản lý các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
- Là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, Chính phủ lãnh đạo trực tiếp các bộ và chính quyền địa phương.
Chính phủ lãnh đạo hoạt động của các bộ và chính quyền địa phương trên hai phương diện:
Thứ nhất: Chính phủ với tư cách là cơ quan chấp hành cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất thực hiện quyền lập quy bằng việc ban hành các văn bản pháp quy dưới luật để thực hiện các đạo luật của quốc hội có tính chất bắt buộc trên phạm vi cả nước mà các bộ và các địa phương có nghĩa vụ phải thực hiện.
Thứ hai: Chính phủ với tư cách là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt nam, là cấp cao nhất của toàn bộ hệ thống hành chính Nhà nước
2.Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ được quy định tại điều 112 HP 1992 Sửa đổi và chương II từ điều 18 đến điều 19 của luật tổ chức Chính phủ năm 2002 trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh đối ngoại.
Những quyền rất cơ bản của Chính phủ là:
- Quyền kiến nghị lập pháp: Thực hiện dự thảo các văn bản luật trình Quốc hội, các pháp lệnh trình UBTV Quốc hội, các dự án khoa học Nhà nước, ngân sánh Nhà nước, các chính sách lớn về đối nội, đối ngoại trình Quốc hội.
- Quyền lập quy tức là ban hành các văn bản có tính chất quy phạm nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước thống nhất.
- Quyền quản lý và điều hành toàn bộ công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá, xã hội … theo đúng đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hệ thống quy phạm của Chính phủ.
- Quyền xây dựng và lãnh đạo toàn bộ hệ thống các tổ chức các cơ quan quản lý Nhà nước, thành lập các cơ quan trực thuộc và các cơ quan giúp việc cho thủ tướng Chính phủ.
- Quyền tổ chức các đơn vị, sản xuất kinh doanh và lãnh đạo theo kế hoạch, đúng pháp luật.
- Quyền hướng dẫn kiểm tra HĐND các cấp.
3. Hoạt động của chính phủ
*Hoạt động của Chính phủ được tiến hành theo 3 hình thức:
+ Các phiên họp của Chính phủ(hoạt động tập thể của chính phủ).
+ Sự chỉ đạo điều hành của thủ tướng và các phó thủ tướng theo sự phân công của thủ tướng.
+ Sự hoạt động của các bộ trưởng với tư cách là thành viên tham gia vào công việc chung của Chính phủ và với tư cách là người đứng đầu bộ hay cơ quan ngang bộ.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của thủ tướng chính phủ
Được quy định tại điều 114 HP 1992 Sửa đổi và Chương III Điều 20 luật tổ chức chính phủ năm 2002 gồm những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
4.1.Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
-Quyết định các chủ trương, biện pháp cần thiết để lãnh đạo và điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở.
-Chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật trình Quốc hội, các dự án pháp lệnh trình Ủy ban thường vụ Quốc hội; các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ và thủ tướng Chính phủ.
-Quy định chế độ làm việc của thủ tướng với thành viên Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
-Chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ, quyết định những vấn đề có ý kiến khác nhau giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
-Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện những quyết định của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng ở các ngành, các cấp.
4.2.Triệu tập và chủ toạ các phiên họp của Chính phủ:
4.3.Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ, trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác đối với phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, trong thời gian Quốc hội không họp trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
4.4. Thành lập hội đồng, ủy ban thường xuyên hoặc lâm thời khi cần thiết để giúp thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành.
4.5.Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn việc bầu cử các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương, phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
4.6. Quyết định các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, đề cao kỷ luật, ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong bộ máy và trong cán bộ, công chức viên chức nhà nước.
4.7. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên.
4.8. Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ.
4.9. Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thông qua những báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, trả lời của Chính phủ đối với chất vấn của đại biểu Quốc hội và ý kiến phát biểu với cơ quan thông tin đại chúng.
II-Bộ, cơ quan ngang bộ.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ cấu tổ chức của Chính phủ
- Điều 22 Luật tổ chức Chính phủ năm 2002 quy định: Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước, quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực, thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại Doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Bộ là một phạm trù tổ chức Nhà nước, là cơ quan trung ương quản lý Nhà nước theo nguyên tắc tổ chức hành chính Nhà nước.
2. Phân loại bộ: Có thể chia thành 2 nhóm bộ. Bộ quản lý đối với lĩnh vực và Bộ quản lý Nhà nước đối với ngành.
- Bộ quản lý lĩnh vực (Bộ chức năng cơ bản): Là những loại bộ mà bất cứ quốc gia nào cũng phải có và tồn tại. Đó là cơ quan Nhà nước Trung ương của Chính phủ thực hiện sự quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực lớn như: Kế hoạch, tài chính, khoa học, công nghệ, lao động, giá, nội vụ, ngoại giao, tổ chức và công vụ. các lĩnh vực này liên quan đến hoạt động của tất cả các bộ, các cấp quản lý Nhà nước, các tổ chức trong xã hội và công dân. Bộ quản lý lĩnh vực có trách nhiệm giúp Chính phủ nghiên cứu và xây dựng chiến lược kinh tế - xã hội chung; xây dựng các dự án kế hoạch tổng hợp và cân đối liên ngành; xây dựng các quy định chính sách, chế độ chung hoặc tự mình ra những pháp quy về lĩnh vực mình phụ trách và hướng dẫn các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội, thi hành kiểm tra và bảo đảm sự chấp hành thống nhất pháp luật Nhà nước trong hoạt động của các bộ cho quản lý ngành hoàn thành nhiệm vụ.
- Bộ quản lý ngành (Bộ chuyên ngành kinh tế - kĩ thuật, sự nghiệp): là cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương của Chính phủ có trách nhiệm quản lý những ngành kinh tế kỹ thuật văn hoá, xã hội cũng có thể các ngành tập hợp lại thành một nhóm liên ngành. Đó là nhữnng bộ có trách nhiệm chỉ đạo toàn diện các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước sự nghiệp; thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước trên các lĩnh vực cụ thể do bộ phụ trách. Số lượng, quy mô của các bộ này có thể tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội, tình hình chính trị sắc tộc.
3.Vai trò, thẩm quyền, nhiệm vụ của bộ trưởng:
3.1.Trình Chính phủ kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm của ngành, lĩnh vực, tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học trong phạm vi cả nước.
3.2.Chuẩn bị các dự án Luật, Pháp lệnh và các dự án khác theo sự phân công của Chính phủ.
3.3. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.
Quyết định các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành thuộc thẩm quyền.
3.4. Trình Chính phủ việc ký kết, tham gia, phê duyệt các điều ước quốc tế thuộc ngành, lĩnh vực, tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế theo quy định của Chính phủ.
3.5. Tổ chức bộ máy quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của Chính phủ, trình Chính phủ quyết định phân cấp nhiệm vụ quản lý Nhà nước cho UBND địa phương về nội dung quản lý ngành, lĩnh vực công tác.
Đề nghị thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và chức vụ tương đương, căn cứ vào chính sách chung của Nhà nước tổ chức thực hiện công tác đào tạo tuyển dụng, sử dụng tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và các chế độ khác đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý của mình.
3.6. Quản lý Nhà nước các tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở theo quy định của pháp luật, bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân do ngành, lĩnh vực mình phụ trách.
3.7. Quản lý Nhà nước các tổ chức kinh tế, sự nghiệp ngoài quốc doanh thuộc ngành lĩnh vực.
3.8. Quản lý và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ.
3.9. Trình bày trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo của Bộ theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
3.10. Tổ chức và chỉ đạo việc chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong ngành, lĩnh vực mình phụ trách.
3.11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do thủ tướng uỷ nhiệm
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng phụ trách một số công tác do Chính phủ quy định.
III.NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA UBND TỈNH, HUYỆN:
1.UBND – Cơ quan hành chính ở địa phương.
1.1.Vai trò của UBND.
Điều 123, 124 HP 1992 sửa đổi và điều 2 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 xác định vai trò của UBND các cấp như sau:
- UBND do HĐND bầu ra là cơ quan chấp hành của HĐND, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan Nhà nước cấp trên.
- UBND là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp, luật và các quy định của cơ quan Nhà nước cấp trên thi hành thống nhất trên cả nước và chịu sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất.
- UBND quản lý toàn diện công tác hành chính Nhà nước ở địa phương giữa hai kỳ họp của HĐND và báo cáo công việc trước HĐND cùng cấp và UBND cấp trên.
1.2.Hoạt động của UBND
-UBND làm việc theo chế độ tập thể, trong đó mỗi thành viên UBND -chịu trách nhiệm cá nhân về phần công việc trước HĐND và UBND và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND trước HDND cùng cấp và trước cơ quan Nhà nước cấp trên.
-Chủ tịch UBND là người đứng đầu, lãnh đạo công việc của UBND chỉ đạo các thành viên khác thực hiện công việc được phân công và có một số nhiệm vụ quyền hạn riêng được luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định cụ thể ở từng cấp, tỉnh, huyện, xã.
2.Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND tỉnh:
2.1.Trong lĩnh vực kinh tế:
-Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành, phát triển đô thị và nông thôn trong phạm vi quản lý; xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trình HĐND thông qua để trình Chính phủ phê duyệt;
-Tham gia với các bộ, ngành trung ương trong việc phân vùng kinh tế, xây dựng các chương trình, dự án của bộ, ngành trung ương trên địa bàn tỉnh; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc chương trình, dự án được giao;
-Lập dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn; lập phương án phân bổ dự toán ngân sách của cấp mình trình HĐND cùng cấp quyết định; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; quyết toán ngân sách địa phương trình HĐND cùng cấp xem xét theo quy định của pháp luật;
-Chỉ đạo, kiểm tra cơ quan thuế và cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách tại địa phương theo quy định của pháp luật
-Xây dựng đề án thu phí, lệ phí các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động vốn trình HĐND quyết định.
-Xây dựng đề án phân cấp chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương theo quy định của pháp luật để trình HĐND quyết định; tổ chức, chỉ đạo thực hiện đề án sau khi được HĐND thông qua.
-Lập quỹ dự trữ tài chính theo quy định của pháp luật trình HĐND cùng cấp và báo cáo cơ quan tài chính cấp trên;
-Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp và quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai tại địa phương theo quy định của pháp luật
2.2.Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai:
-Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi, các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phát triển sản xuất và bảo vệ cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh.
-Chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc sản xuất, sử dụng giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y và các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp.
-Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để trình HĐND cùng cấp thông qua trước khi trình Chính phủ xét duyệt, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của UBND cấp dưới trực tiếp, quyết định việc giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra việc quản lý, sử dụng đất và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
-Chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo quy hoạch; tổ chức khai thác rừng theo quy định của Chính phủ; chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
-Chỉ đạo và kiểm tra việc khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên nước, xây dựng khai thác bảo vệ các công trình thủy lợi vừa và nhỏ; quản lý, bảo vệ hệ thống đê điều, các công trình phòng chống lũ lụt, chỉ đạo và huy động lực lương chống và khắc phục hậu quả thiên tai; bão lụt trên địa bàn tỉnh.
2.3. Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
-Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh; tổ chức quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.
-Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phát triển công nghiệp, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp; khu chế xuất, khu kinh tế theo quy hoạch đã được phê duyệt chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch và các ngành nghề khác, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. Phát triển cơ sở chế biến nông lâm thủy sản và các cơ sở công nghiệp khác.
-Tổ chức việc thực hiện bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác ở địa phương, tổ chức và kiểm tra việc khai thác tận thu ở địa phương.
2.4.Trong lĩnh vực giao thông vận tải:
-Chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông của tỉnh phù hợp với tổng sơ đồ phát triển và quy hoạch chương trình giao thông vận tải của trung ương.
-Tổ chức quản lý công trình giao thông đô thị, đường bộ và đường thuỷ nội địa ở địa phương theo quy hoạch của pháp luật.
-Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám định kỹ thuật an toàn các loại phương tiên cơ giới đường bộ, đường thuỷ nội địa, kiểm tra cấp giấy phép lưu hành xe, các phương tiện giao thông đường thuỷ nội địa và giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật
-Tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra, bảo vệ công trình giao thông và bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
2.5.Trong lĩnh vực xây dựng quản lý và phát triển đô thị:
-Tổ chức việc lập trình duyệt, xét duyệt theo thẩm quyền các quy hoạch xây dựng vùng, xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh, quản lý kiến trúc, xây dựng, đất xây dựng theo quy hoạch đã được duyệt, phê duyệt kế hoạch, dự án đầu tư các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền, quản lý công tác xây dựng và cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh.
-Quản lý đầu tư, khai thác, sử dụng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu đô thị, điểm dân cư nông thôn; quản lý việc thực hiện các chính sách về nhà ở, đất ở; quản lý quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước do Chính phủ giao.
-Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng; quản lý việc khai thác và sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.
2.6.Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch:
-Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ du lịch, hướng dẫn sắp xếp mạng lưới thương mại, dịch vụ du lịch trên địa bàn; tham gia hợp tác quốc tế về thương mại, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
-Cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, khách sạn, lữ hành nội địa của tỉnh theo quy định của pháp luật.
-Tổ chức quản lý xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật; chỉ đạo công tác quản lý thị trường.
-Quy định các nguyên tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động thương mại dịch vụ du lịch.
-Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch.
2.7. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
-Quản lý Nhà nước đối với các loại hình trường, lớp được giao trên địa bàn tỉnh, trực tiếp quản lý các trường cao đẳng sư phạm, trường trung học chuyên nghiệp, trường trung học phổ thông, trường bổ túc văn hoá, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong tỉnh từ trình độ cao đẳng sư phạm trở xuống, cho phép thành lập các trường ngoài công lập theo quy định của pháp luật.
-Quản lý và kiểm tra việc thực hiện về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và việc cấp văn bằng theo quy định của pháp luật.
-Thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2.8.Trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục thể thao:
-Quản lý Nhà nước đối với các hoạt động văn hoá thông tin quảng cáo, báo chí, xuất bản, thể dục thể thao theo quy định của pháp luật, tổ chức và quản lý các đơn vị sự nghiệp về văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình của tỉnh.
-Tổ chức hoặc được ủy quyền tổ chức các cuộc triển lãm, hội chợ, sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao quốc gia, quốc tế trên địa bàn tỉnh.
-Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ trùng tu, bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa, nghệ thuật theo thẩm quyền; hướng dẫn xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá.
-Kiểm tra, ngăn chặn việc kinh doanh, lưu hành sách báo, văn hoá phẩm đôi trụy, phản động.
2.9.Trong lĩnh vực y tế và xã hội:
-Quản lý hoạt động của các đơn vị y tế thuộc tỉnh và cấp giấy phép hành nghề y, dược.
-Chỉ đạo và kiểm tra việc tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ , chăm sóc người già tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, bảo vệ, chăm sóc bà mẹ trẻ em thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
-Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc và giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước.
-Thực hiện kế hoạch, biện pháp về sử dụng lao động và giải quyết các quan hệ lao động; giải quyết việc làm, điều động dân cư trong phạm vi tỉnh.
-Thực hiện chính sách bảo hộ lao động bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân; hướng dẫn thực hiện công tác từ thiện, nhân đạo, phòng chống các tệ nạn xã hội và dịch bệnh ở địa phương.
2.10.Trong lĩnh vực khoa học,công nghệ tài nguyên môi trường:
-Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môt trường; thực hiện các biện pháp khuyến khích việc nghiên cứu, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống;
-Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các biện pháp quản lý và sự dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển tại địa phương theo quy định của pháp luật.
-Quản lý các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh hoặc được cấp trên giao, quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ, tham gia giám định Nhà nước về công nghệ đối với các dự án đầu tư quan trọng ở địa phương.
-Chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc bảo vệ, cải thiện môi trường; phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và xác định trách nhiệm phải xử lý về môi trường đối với tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
-Chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm; an toàn và kiểm soát bức xạ, sở hữu công nghiệp, việc chấp hành chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường ở địa phương; ngăn chặn việc sản xuất, lưu hành hàng giả và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
2.11.Trong lĩnh vực quốc phòng an ninh và trật tự an toàn văn hoá:
-Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng lực lượng công an nhân dân, chỉ đạo công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, chống tham nhũng, chống buộn lậu và gian lận thương mại, bảo vệ bí mật nhà nước, xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội; quản lý và kiểm tra việc vận chuyển, sử dụng vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, chất độc, chất phóng xạ, quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt theo quy định của pháp luật.
-Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý hộ khẩu; quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương.
-Thực hiện các biện pháp xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phòng toàn dân; chỉ đạo công tác giáo dục quốc phòng toàn dân trong nhân dân và trường học ở địa phương; tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng tỉnh thành khu vực phòng thủ vững chắc; chỉ đạo việc xây dựng và hoạt động tác chiến của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, chỉ đạo và kiểm tra tổ chức thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự; xây dựng lực lượng dư bị động viên và huy động lực lượng khi cần thiết, đáp ứng yêu cầu của địa phương và cả nước trong mọi tính huống.
-Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương, thực hiện việc kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh, tổ chức quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự trên địa bàn tỉnh.
2.12.Trong lĩnh vực chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo:
-Tổ chức chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện pháp luật và chính sách dân tộc tổ chức chỉ đạo thực hiện biện pháp bảo đảm các điều kiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao dân trí của đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và có khó khăn đặc biệt.
-Bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giữ gìn tăng cường đoàn kết và tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc ở địa phương.
-Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án của tỉnh đối với các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn đặc biệt.
-Xem xét và giải quyết việc đề nghị sửa chữa các công trình thờ tự, tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật; xử lý hành vi vi phạm tự do tính ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2.13.Trong lĩnh vực thi hành pháp luật:
-Tổ chức chỉ đạo và kiểm tra việc thi hành hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp; tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục ở địa phương.
-Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân.
-Tổ chức chỉ đạo công tác thanh tra Nhà nước, tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo quy định của pháp luật.
-Tổ chức, chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật.
-Tổ chức, chỉ đạo việc quản lý hộ tịch; thực hiện công tác công chứng, giám định tư pháp, quản lý tổ chức luật sư và tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật.
-Tổ chức đăng ký, quản lý hộ tịch có yếu tố nước ngoài.
2.14.Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính:
-Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác bầu cử đại biểu quốc hội, đại biểu HĐND theo quy định của pháp luật.
-Xây dựng đề án thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân theo hươ'ng dẫn của Chính phủ trình hội đồng nhân dân quyết định.
-Quy định tổ chức bộ máy và nhiệu vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp mình.
-Quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công trên cơ sở quy hoạch và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thực hiện quản lý nhà nước đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị của trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.
-Cho phép thành lập, giải thể cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, cấp thu hồi giấp phép thành lập doanh nghiệp, công ty cho phép các tổ chức kinh tế trong nước đặt văn phòng đại diện, chi nhánh hoạt động trên đại bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
-Cho phép lập hội; quản lý, hướng dẫn và kiểm tra việc thành lập và hoạt động của hội theo quy định của pháp luật.
-Quyết định phân bổ chi tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp đối vơiù các đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp huyện; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tài chính và tổ chức đối với các đơn vị sự nghiệp theo phân cấp của chính phủ.
-Tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Công chức Nhà nước và cán bộ, công chức cấp xã, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước cho đại biểu hội đồng nhân dân cấp huyện và cấp xã theo hướng dẫn của chính phủ.
-Xây dựng đề án thành lập mới, nhập chia, điều chỉnh địa giới hành chính trình hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
-Chỉ đạo và kiểm tra việc quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới và bản đồ địa giớt hành chính của tỉnh và các đơn vị hành chính trong tỉnh.
-Xây dựng phương án đặt tên, đổi tên đường, phố, quảng trường, công trình công cộng trong tỉnh trình hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện:
3.1.Trong lĩnh vực kinh tế:
-Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hàng năm trình HĐND cùng cấp thông qua để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó.
-Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toán ngân sách địa phương; lập điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình hội đồng nhân dân cùng quyết định và báo cáo ủy ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.
-Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra ủy ban nhân dân xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của HĐND theo quy định của pháp luật.
3.2.Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai:
-Xây dựng, trình hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua các chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương và tổ chức thực hiện các chương trình đó.
-Chỉ đạo ủy ban nhân dân xã thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tếâ phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản, phát triển ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản.
-Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia đình, giải quyết các tranh chấp đất đai của ủy ban nhân dân xã, thị trấn.
-Xây dựng quy hoạch thủy lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thủy nông trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
3.3.Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ủy ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ quyền hạn sau đây:
-Tham gia với Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện.
-Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghệ, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở các xã, thị trấn.
-Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống, sản xuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân tỉnh.
3.4.Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
-Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xây dựng thị trấn, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện; quản lý việc thực hiện quy hoạch xây dựng đã được duyệt.
-Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng cơ sở theo sự phân cấp.
-Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý đất ở và quỹ nhà sở hữu nhà nước trên địa bàn.
-Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo phân cấp Ủy ban nhân dân tỉnh.
3.5.Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch, Ủy ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây :
-Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn huyện.
-Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn.
-Kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn.
3.6.Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể thao Ủy ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
-Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hóa, giáo dục, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
-Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cập giáo dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề; tổ chức các trường mầm non; thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục trên địa bàn; chỉ đạo việc xóa mù chữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử.
-Quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn các phong trào về văn hóa, hoạt động của các trung tâm văn hóa – thông tin, thể dục thể thao; bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh do địa phương quản lý.
-Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y tế; trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khỏe nhận dân; phòng chống dịch bệnh; bảo vệ và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
-Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm.
-Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; tổ chức thực hiện phong trào xóa đói, giảm nghèo, hướng dẫn hoạt động từ thiện, nhân đạo.
3.7.Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, Uûy ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
-Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương.
-Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt.
-Tổ chức thực hiện các quy định của luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hóa trên địa bàn huyện; ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng tại địa phương.
3.8. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự ,an toàn xã hội, ủy ban nhân dân thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
-Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phòng toàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ huyện; quản lý lực lượng dự bị động viên; chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, công tác huấn luyện dân quân tự vệ.
-Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhập ngũ, giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
-Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng công an nhân dân huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương.
-Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương.
-Tuyên truyền giáo dục vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3.9.Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Ủy ban nhân dân huyện có những nhiệm vu, quyền hạn sau đây :
-Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc và tôn giáo.
-Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao về các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn đặt biệt.
-Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân ở địa phương.
-Quyết định biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái những quy định của pháp luật và chính sách của nhà nước theo quy định của pháp luật.
3.10.Trong việc thi hành pháp luật, Ủy ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vu, quyền hạn sau đây :
-Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp;
-Tổ chức thực hiện và chỉ đạo ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác nhau của công dân.
-Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn.
-Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định của pháp luật.
-Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước, tổ chức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân hướng dẫn, chỉ đạo công tác hòa giải ở xã, thị trấn.
3.11.Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính Uûy ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
-Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.
-Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp mình theo hướng của Ủûy ban nhân dân cấp trên.
-Quản lý công tác tổ chưcù, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp của ủy ban nhân dân cấp trên.
-Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện.
-Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở đại phương trình hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp trên xem xét, quyết định.
3.12.UBND thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điều 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107 của Luật này và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây :
-Xây dựng quy hoạch phát triển đô thị của thị xã, thành phố thuộc tỉnh trình HĐND cùng cấp thông qua để trình cấp trên phê duyệt.
-Thực hiện các nghị quyết của HĐND về quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển đô thị của thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên cơ sở quy hoạch chung, kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, biện pháp bảo đảm trật tự công công, giao thông, phòng chống cháy, nổ bảo vệ mội trường và cảnh quan đô thị; biện pháp quản lý dân cư đô thị.
-Thực hiện quản lý và kiểm tra việc sử dụng quỹ nhà thuợc sở hữu Nhà nước trên địa bàn theo sự phân cấp của Chính phủ; tổ chức thực hiện các quyết định xử lý vi phạm trong xây dựng, lấn chiếm đất đai theo quy định của pháp luật.
-Quản lý, kiểm tra đối với việc sử dụng các công trìng công cộng được giao trên địa bàn; việc xây dựng trường phổ thông quốc lập các cấp; việc xây dựng và sử dụng các công trình công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông nội thị, nội thành, an toàn giao thông, vệ sinh đô thị ở địa phương.
-Quản lý các cơ sở văn hoá – thông tin, thể dục thể thao của thị xã, thành phố thuộc tỉnh; bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh do thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý.
CHUYÊN ĐỀ 3
VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VÀ KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN
A-VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC:
I-Những vấn đề chung:
1.Khái niệm:
1.1.Văn bản (nói chung) là phương tiện để ghi tin (cố định thông tin) và để truyền tin.
1.2.Văn bản quản lý nhà nước là một văn bản do cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo đúng thể thức, thủ tục và thẩm quyền để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
2.Chức năng:
2.1.Chức năng thông tin:
Thông tin là chức năng cơ bản nhất của văn bản quản lý nhà nước. Giá trị của văn bản được thể hiện bởi chức năng này.
2.2.Chức năng pháp lý:
Chức năng pháp lý của văn bản quản lý nhà nước thể hiện trên hai phương diện:
-Chúng chứa đựng các QPPL.
-Là căn cứ pháp lý để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể.
2.3.Chức năng quản lý:
Chức năng quản lý của văn bản quản lý nhà nước thể hiện trên 2 phương diện:
-Dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
-Dùng để xây dựng tổ chức quản lý nhà nước và cơ chế vận hành của bộ máy tổ chức đó.
2.4.Các chức năng khác:
Văn bản quản lý nhà nước còn có nhiều chức năng khác mà ta dễ dàng nhận ra và có thể chứng minh như chức năng giáo dục, chức năng lịch sử…
II-Phân loại văn bản QPPL (theo hiệu lực pháp lý):
1.Văn bản QPPL:
1.1.Văn bản luật: Hiến pháp, luật, pháp lệnh…
1.2.Văn bản dưới luật (được ban hành trong quá trình lập quy nên còn gọi là văn bản pháp quy): Nghị quyết, nghị định, chỉ thị, quyết định, thông tư.
2.Văn bản áp dụng pháp luật:
Là loại văn bản chỉ chứa đựng các biện pháp áp dụng pháp luật, áp dụng một lần cho một đối tượng (nên còn gọi là văn bản cá biệt) như nghị quyết, nghị định, quyết định.
3-Văn bản hành chính thông thường:
Công văn, công điện, thông báo, báo cáo, tờ trình, biên bản, đề án, kế hoạch, chương trình, diễn văn, các loại giấy, các loại phiếu…
4-Văn bản chuyên môn, kỹ thuật:
4.1.Văn bản chuyên môn: Được dùng trong các lĩnh vực có đặc thù chuyên môn cao như tài chính, y tế, giáo dục…
4.2.Văn bản kỹ thuật: Được dùng trong các lĩnh vực kỹ thuật.
III-Thể thức văn bản quản lý nhà nước:
1.Khái niệm: Thể thức là những yếu tố bắt buộc phải có về hình thức của một văn bản quản lý nhà nước.
2.Các yếu tố về thể thức:
-Tiêu đề:
+Quốc hiệu: Là một ngữ gồm quốc danh và thể chế.
+Tiêu ngữ: Là một ngữ chỉ mục tiêu phấn đấu.
-Tác giả văn bản: Tên cơ quan ban hành văn bản.
-Ký hiệu: Là tên viết tắt của văn bản thường gồm 02 phần, một bằng số và một bằng các chữ viết tắt.
-Địa danh và thời điểm ban hành:
+Địa danh: Tên địa phương mà cơ quan đóng trụ sở.
+Thời điểm ban hành: Ngày, tháng, năm ban hành văn bản.
-Tên loại và trích yếu nội dung:
+Tên loại: Tên văn bản như quyết định, báo cáo, đề án…
+Trích yếu nội dung: Là một ngữ hoặc một câu nêu lên nội dung chủ yếu của văn bản.
-Nội dung văn bản: Phần diễn đạt các thông tin cần truyền đạt của văn bản.
-Đề ký, chữ ký, con dấu:
+Đề ký: Ghi chức danh của người ký.
+Chữ ký: Ký và họ, tên người ký.
+Con dấu: Con dấu hợp pháp của cơ quan ban hành văn bản.
-Nơi nhận: Ghi tên cơ quan nhận và số lượng bản nhận.
Ngoài 08 yếu tố trên còn có các yếu tố chỉ có ở một số loại văn bản như: dấu chỉ mức độ mật, khẩn; phụ chú; số phụ lục…
IV- Hiệu lực và nguyên tắc áp dụng văn bản quản lý nhà nước:
1-Hiệu lực:
Một văn bản quản lý nhà nước phải quy định rõ các hiệu lực sau:
-Hiệu lực về thời gian.
-Hiệu lực về không gian.
-Hiệu lực về đối tượng.
2-Nguyên tắc áp dụng:
Điều 80 Luật ban hành văn bản QPPL quy định:
2.1.Văn bản QPPL được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực. Văn bản QPPL được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có quy định hiệu lực trở về trước, thì áp dụng theo quy định đó.
2.2.Trong trường hợp các văn bản QPPL có quy định, quyết định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
2.3.Trong trường hợp các văn bản do một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định, quyết định của văn bản được ban hành sau.
2.4.Trong trường hợp văn bản mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
V-Thủ tục ban hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ văn bản:
1.Thủ tục ban hành:
1.1.Thủ tục chuyển:
-Văn bản phải gửi đúng tuyến, không vượt cấp, đúng địa chỉ cơ quan hoặc tên người nhận.
-Không được ghi ý kiến vào văn bản của cấp dưới để chuyển tiếp lên cấp trên.
-Khi ghi ý kiến vào văn bản của cấp trên để chuyển tiếp xuống cấp dưới hoặc cấp ngang phải có chức danh và thời gian, chữ ký.
1.2.Thủ tục trình ký:
Khi trình ký phải có hồ sơ trình ký. Nếu văn bản đơn giản thì người trình phải trực tiếp trình bày với người ký.
1.3.Thủ tục ký:
Người ký văn bản là người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung và hình thức văn bản.
1.4.Thủ tục sao:
-Sao văn bản phải có đầy đủ các yếu tố về thể thức.
-Trong phần nội dung phải ghi rõ sao y hay sao lục.
1.5.Thủ tục lưu:
-Văn bản đến, giai đoạn đầu lưu ở bộ phận văn thư.
-Văn bản đi phải lưu tối thiểu 02 bản, một ở bộ phận soạn thảo và một ở bộ phận văn thư.
2.Thủ tục sửa đổi hoặc bãi bỏ văn bản:
-Tất cả các văn bản không hợp pháp, không hợp lý, không hợp thức đều phải sửa đổi hoặc bãi bỏ.
-Khi sửa đổi hoặc bãi bỏ một văn bản không được sử dụng văn bản hành chính thông thường.
B-KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN QLNN:
I-Kỹ thuật biên tập nội dung văn bản:
1.Yêu cầu nội dung văn bản:
1.1.Thể chế hóa và cụ thể hóa được văn bản cấp trên.
1.2. Đảm bảo tính khoa học:
Một văn bản đảm bảo tính khoa học phải đồng thời thỏa mãn hai yếu tố sau:
-Chính xác, chân thực.
-Khách quan.
1.3.Đảm bảo tính đại chúng:
-Nội dung phải phù hợp với đại đa số quần chúng (về quyền lợi, điều kiện thực hiện…).
-Phù hợp với trình độ người đọc, trình độ dân trí.
1.4.Đảm bảo tính khả thi:
-Phải thích hợp với trình độ, khả năng người thực thi.
-Phải thỏa mãn các điều kiện thực hiện.
2.Kết cấu nội dung văn bản:
2.1.Loại văn bản viết theo kiểu văn điều khoản:
Những văn bản viết theo kiểu văn điều khoản chỉ có một cách kết cấu nội dung: chia văn bản làm 02 phần, phần viện dẫn (đưa ra các căn cứ) và phần nội dung (thường được diễn đạt bằng các, khoản, mục…).
2.2.Loại văn bản viết theo kiểu văn xuôi pháp luật:
2.2.1.Kết cấu chủ đề:
Khi văn bản chỉ có một chủ đề thuần nhất, cách kết cấu này, mọi chi tiết luôn xoay quanh chủ đề để làm rõ nó.
2.2.2.Kết cấu dàn bài:
Ở cách kết cấu này, người ta chia nội dung thành nhiều phần, mỗi phần lại được chia thành nhiều phần nhỏ hơn…và mỗi phần đều có tên gọi riêng để dễ nhận biết, dễ nhớ.
2.2.3.Kết cấu dàn bài - chủ đề (hay còn gọi là kết cấu ý tứ, lôgic):
Đây là kiểu kết cấu kết hợp 02 kiểu trên, chia nội dung văn bản ra thành nhiều phần và mỗi phần có một nội dung thuần nhất.
3-Phương pháp trình bày nội dung văn bản:
3.1.Luận chứng về nội dung:
Một văn bản thường phải kết hợp một cách khéo léo cả hai loại luận chứng sau:
-Luận chứng bằng lý lẽ: Dùng lý lẽ để tác động vào tình cảm người đọc, làm cho họ hiểu.
-Luận chứng bằng số liệu, sự kiện, sự việc: Dùng số liệu, sự kiện, sự việc tác động vào ý chí người đọc, làm cho họ tin.
3.2.Các phương pháp diễn đạt nội dung:
-Phương pháp diễn dịch.
-Phương pháp quy nạp.
Trong một văn bản có thể sử dụng thuần túy một phương pháp diễn đạt hoặc có thể kết hợp cả hai phương pháp.
II-Kỹ thuật biên tập hình thức văn bản:
Soạn thảo một văn bản quản lý nhà nước phải biết cách lựa chọn ngôn ngữ và văn phong thích hợp. Văn phong hành chính có các đặc điểm cơ bản sau: 1.Tính khách quan; 2.Tính ngắn gọn, chính xác, đầy đủ thông tin; 3.Tính khuôn mẫu, điển hình và tiêu chuẩn hóa các thuật ngữ; 4.Tính rõ ràng, cụ thể của quan điểm chính trị với lối truyền đạt phổ thông, đại chúng, vừa đảm bảo nguyên tắc, vừa lịch thiệp, đúng mực.
1-Kỹ thuật sử dụng từ ngữ:
1.1.Nhóm từ ngữ hành chính thường dùng:
-Nhóm từ phổ thông, đa phong cách.
-Nhóm từ mang đặc thù phong cách hành chính.
-Nhóm từ luật học, khoa học.
1.2.Từ ngữ thường dùng:
-Từ đơn nghĩa (độc nghĩa).
-Từ ngữ trung tính, khách quan.
-Từ ngữ dễ hiểu, phổ thông.
-Từ ngữ trang trọng, lịch thiệp, nhã nhặn.
1.3.Những lỗi thường gặp về dùng từ ngữ:
-Dùng từ thiếu chuẩn xác, khó hiểu, thiếu nhất quán.
-Dùng từ địa phương, quá cũ, thông tục, quá bóng bẩy, có sắc thái biểu cảm.
2-Kỹ thuật sử dụng câu và dấu câu:
-Văn hành chính ưu tiên sử dụng câu đơn, ít sử dụng câu ghép (nếu dùng câu ghép phải chú ý đến sự cân đối giữa các vế để câu không sai ngữ pháp).
-Văn hành chính sử dụng nhiều câu tường thuật (câu kể) và câu mệnh lệnh, không sử dụng câu cảm thán, câu hỏi và câu lửng (câu có dấu chấm lửng vân vân ở cuối).
-Khi dùng câu phủ định hoặc câu khẳng định cần cân nhắc sao cho phù hợp.
-Khi dùng câu chủ động hay câu bị động cần chú ý để thành phần cần nhấn mạnh giữ vai trò chủ ngữ trong câu.
-Ngoài các dấu chấm than (!), chấm hỏi (?), chấm lửng (…) không được dùng trong văn hành chính, các dấu câu còn lại cần được tận dụng và sử dụng hợp lý.
3-Kỹ thuật sử dụng đoạn văn:
-Mỗi đoạn văn trong văn bản là một ý nên cần chia nội dung văn bản thành nhiều ý nhỏ để có đoạn ngắn, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ.
-Chú ý sử dụng các liên từ, liên ngữ (quan hệ từ…) ở đầu đoạn để diễn đạt mối quan hệ giữa các đoạn văn, tạo cảm giác liên tục trong một văn bản.
-Trong một đoạn văn cần sắp xếp các câu theo một lôgíc nào đấy để tạo sự chặt chẽ, làm cho người đọc dễ hiểu.
4-Kỹ thuật sử dụng các yếu tố phụ trợ:
-Khi chia văn bản thành các phần, cần đặt tên để người đọc dễ nhớ.
-Có thể in nghiêng, in đậm, gạch chân… một từ, một ngữ… nào đấy để nhấn mạnh nó.
-Có thể sử dụng đồ thị, sơ đồ, bảng, biểu… để diễn đạt một khối thông tin nào đấy để người học dễ nhận biết.
-Khi sử dụng các thuật ngữ chuyên môn hay tiếng nước ngoài thì cần có sự giải thích rõ ràng để tránh nhầm lẫn về ngữ nghĩa.
CHUYÊN ĐỀ 4
MỘT SỐ VẤN ĐỀ
VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
I-Quan niệm chung về quản lý hành chính nhà nước:
1.Quản lý là gì?
Quản lý là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định.
Với cách diễn đạt như vậy thì quản lý bao gồm các yếu tố sau:
-Chủ thể quản lý: là con người hoặc tổ chức, tạo ra tác động quản lý và tác động đến đối tượng quản lý thông qua công cụ, phương tiện và nguyên tắc nhất định.
-Đối tượng quản lý: tiếp nhận trực tiếp sự tác động của chủ thể quản lý. Tuỳ theo từng loại đối tượng khác nhau mà người ta chia ra các dạnh quản lý khác nhau.
-Khách thể quản lý: chịu sự tác động hay chịu sự điều chỉnh của chủ thể quản lý, đó là hành vi của con người và các quá trình xã hội.
-Mục tiêu quản lý: là cái đích cần phải đạt tới do chủ thể quản lý định trước.
Quản lý ra đời là nhằm đạt hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn trong công việc. Nhưng quản lý lại là một hoạt động rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: yếu tố con người, yếu tố chính trị, tổ chức, quyền lực, thông tin và yếu tố văn hóa.
2.Quản lý Nhà nước là gì?
Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước. Xét về mặt chức năng quản lý nhà nước bao gồm hoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành chính của Chính phủ và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp.
Trong xã hội, tồn tại nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội như Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể nhân dân, các hiệp hội. Trong đó quản lý của nhà nước có những điểm khác biệt:
-Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp.
-Đối tượng quản lý nhà nước là toàn thể nhân dân sống, làm việc trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
-Quản lý nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại.
-Quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, lấy pháp luật làm công cụ quản lý chủ yếu.
Như vậy: Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
3-Quản lý hành chính nhà nước là gì?
Trong quản lý nhà nước, hoạt động quản lý hành chính nhà nước là trung tâm, chủ yếu. Tuy nhiên, quản lý hành chính nhà nước có phạm vi hẹp hơn so với quản lý nhà nước.
Quản lý hành chính nhà nước được hiểu trên 3 nội dung quan trọng sau đây:
Một là: Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp; hành pháp là một trong 3 quyền của quyền lực nhà nước thống nhất. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp cao nhất đối với toàn dân, toàn xã hội.
Hai là: Quản lý hành chính nhà nước là tác động có tổ chức và điều chỉnh.
Tổ chức ở đây là tổ chức hành chính nhà nước. Trong quản lý hành chính nhà nước chức năng tổ chức rất quan trọng, vì không có tổ chức thì không thể quản lý được.
Điều chỉnh là sự quy định về mặt pháp lý thể hiện bằng các quyết định quản lý về nguyên tắc, tiêu chuẩn, biện pháp nhằm tạo sự phù hợp của các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người.
Ba là: Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động bằng pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế. Quyền lực Nhà nước mang tính mệnh lệnh đơn phương và tính tổ chức cao. Pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
4-Tính chất, đặc điểm, các lĩnh vực và quy trình quản lý hành chính nhà nước:
4.1.Tính chất cơ bản của quản lý hành chính nhà nước:
-Tính chính trị xã hội chủ nghĩa: Nền hành chính nhà nước là một bộ phận trọng yếu của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, là công vụ để thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức.
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi nhiệm vụ chính trị, phục tùng và phục vụ chính trị, thực hiện đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhưng quản lý hành chính nhà nước chỉ có tính độc lập tương đối trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
-Tính chất dân chủ xã hội chủ nghĩa: Bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Do vậy quản lý hành chính nhà nước phải tạo điều kiện để thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào quản lý các quá trình xã hội với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
-Tính chất khoa học: Quản lý không chỉ là một khoa học mà nó còn là một nghệ thuật.
Nó là một khoa học vì có tính quy luật, có các nguyên lý và mối quan hệ tương hỗ với các môn khoa học khác.
Quản lý hành chính nhà nước là một nghệ thuật vì nó phụ thuộc vào tài nghệ, bản lĩnh, nhân cách, trí tuệ, kinh nghiệm của nhà quản lý.
Quản lý hành chính nhà nước là biểu hiện quan trọng và tập trung nhất trong toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế và đời sống xã hội. Do vậy, cán bộ, công chức phải có kiến thức, hiểu biết về quy luật của hoạt động quản lý nói chung, quản lý nhà nước nói riêng.
-Tính chất bao quát ngành và lĩnh vực: Quản lý hành chính nhà nước không chỉ tổ chức, điều chỉnh từng lĩnh vực mà còn phải liên kết, phối hợp các lĩnh vực thành một thể thống nhất để đảm bảo cho xã hội phát triển đồng bộ, cân đối, có hiệu quả. Tuy nhiên cần phải hiểu rằng: quản lý toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội không có nghĩa là các cơ quan hành chính nhà nước điều chỉnh mọi khía cạnh hoạt động xã hội mà chỉ điều chỉnh các khía cạnh do luật định.
4.2.Các đặc điểm cơ bản của quản lý hành chính nhà nước:
-Quản lý hành chính nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức rất cao và tính mệnh lệnh đơn phương của Nhà nước, Đây là đặc điểm để phân biệt hoạt động quản lý nhà nước với các hoạt động quản lý khác.
-Quản lý hành chính nhà nước có mục tiêu chiến lược, có chương trình và có kế hoạch để thực hiện mục tiêu.
Mục tiêu quản lý là căn cứ để các chủ thể quản lý đưa ra những tác động thích hợp với những hình thức và phương pháp phù hợp. Mục tiêu của quản lý hành chính nhà nước là mục tiêu tổng hợp bao gồm: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao.
-Quản lý hành chính nhà nước có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong điều hành phối hợp, huy động mọi lực lượng, phát huy sức mạnh để tổ chức lại nền sản xuất và cuộc sống con người theo phân công, phân cấp, đúng thẩm quyền và theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
-Quản lý hành chính nhà nước có tính liên tục và tương đối ổn định trong tổ chức và hoạt động.
-Quản lý hành chính nhà nước có tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao. Quản lý hành chính nhà nước không chỉ được coi là một nghề mà còn được coi là một nghề tổng hợp, phức tạp, sáng tạo nhất trong các nghề. Do vậy cán bộ, công chức hành chính nhà nước không chỉ có chuyên môn sâu mà còn phải có kiến thức rộng trên nhiều lĩnh vực.
-Quản lý hành chính nhà nước có tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ, là một hệ thống thông suốt từ trên xuống dưới, cấp dưới phục tùng cấp trên, nhận chỉ thị và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên.
-Quản lý hành chính nhà nước không có sự cách biệt tuyệt đối về mặt xã hội giữa người quản lý và người bị quản lý.
-Quản lý hành chính nhà nước xã hội chủ nghĩa không vụ lợi.
-Quản lý hành chính nhà nước xã hội chủ nghĩa mang tính nhân đạo.
4.3.Các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước:
-Quản lý hành chính nhà nước về kinh tế- tài chính.
-Quản lý hành chính nhà nước về văn hóa – xã hội, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường.
-Quản lý hành chính nhà nước về hành chính – chính trị (quản lý nội chính).
4.4.Quy trình hoạt động chủ yếu của quản lý hành chính nhà nước:
Để thực hiện hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ của nền hành chính, trong hoạt động quản lý cần tuân thủ quy trình hành động gồm các nội dung sau:
-Xây dựng quy hoạch, kế hoạch.
-Xây dựng tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.
-Sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức.
-Ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định quản lý hành chính nhà nước.
-Phối hợp.
-Sử dụng nguồn tài lực.
-Giám sát, kiểm tra, báo cáo, tổng kết, đánh giá.
II-Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước:
Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước là tư tưởng chỉ đạo hành động, hành vi quản lý nhà nước của các cơ quan và cán bộ, công chức Nhà nước.
1.Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia, giám sát của nhân dân đối với quản lý hành chính nhà nước:
Đảng Cộng Sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Đảng lãnh đạo quản lý hành chính nhà nước bằng các nghị quyết đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ cho quản lý nhà nước; Đảng lãnh đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ; hoạt động tổ chức, tuyên truyền, kiểm tra sự thực hiện nghị quyết của Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước, của tổ chức Đảng các cấp và đảng viên.
Đảng lãnh đạo quản lý nhà nước nhưng không làm thay các cơ quan nhà nước. Nhân dân có quyền tham gia quản lý hành chính nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Nhân dân có quyền tham gia quản lý nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
2.Nguyên tắc tập trung dân chủ:
Nguyên tắc tập trung dân chủ quy định trước hết là sự tập trung đối với những vấn đề cơ bản chính yếu nhất, bản chất nhất. Sự tập trung đảm bảo cho cơ quan cấp dưới, địa phương và cơ sở khả năng thực hiện quyết định của Trung ương căn cứ vào điều kiện thực tế của mình. Bên cạnh đó phải đảm bảo tính sáng tạo, quyền chủ động của địa phương và cơ sở.
Tập trung dân chủ được biểu hiện rất đa dạng trong mọi lĩnh vực, mọi cấp quản lý từ vấn đề tổ chức bộ máy đến cơ chế vận hành của bộ máy.
3-Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước bằng pháp luật và tăng cường pháp chế:
Đây là nguyên tắc hiến định. Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước phải dựa trên cơ sở pháp luật. Điều đó có nghĩa là hệ thống hành chính nhà nước phải chấp hành luật, khi ban hành quyết định quản lý hành chính phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật. Pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Nếu sai phạm trong hoạt động quản lý thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4-Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ:
Quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ là hai mặt không tách rời nhau mà phải kết hợp chặt chẽ với nhau, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế. Các đơn vị kinh tế bất kể các thành phần kinh tế nào nằm trên địa bàn quản lý đều thuộc một ngành kinh tế kỹ thuật nhất định và phải chịu sự quản lý của ngành. Nhưng các đơn vị kinh tế -kỹ thuật đó đều được phân bổ trên những địa bàn nhất định nên phải chịu sự quản lý của địa phương. Đây là sự thống nhất giữa hai mặt: cơ cấu kinh tế ngành với cơ cấu kinh tế lãnh thổ trong một cơ cấu kinh tế chúng.
5-Nguyên tắc phân biệt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh:
Nhà nước ta có nhiệm vụ tổ chức và quản lý nền kinh tế quốc dân trên quy mô cả nước, trực tiếp tổ chức và quản lý các thành phần kinh tế nhưng Nhà nước không trực tiếp kinh doanh và quản lý kinh doanh.
Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế bao gồm các nội dung chính sau:
-Tạo môi trường và điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Định hướng và hỗ trợ phát triển kinh tế thông qua kế hoạch và các chính sách kinh tế.
-Hoạch định và thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo phát triển kinh tế đi đôi với phát triển xã hội.
-Quản lý và kiểm soát việc sử dụng tài nguyên và tài sản quốc gia.
-Tổ chức nền kinh tế và điều chỉnh bằng các công cụ và biện pháp vĩ mô.
-Tổ chức, giám sát hoạt động tuân thủ pháp luật của các đơn vị kinh tế.
Các tổ chức kinh doanh trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh, có quyền tự chủ về tài chính, thực hiện hoạch toán kinh tế, có nhiệm vụ kinh doanh có hiệu quả trong khuôn khổ pháp lý và chịu sự quản lý bằng pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước.
6-Nguyên tắc công khai:
Tổ chức và hoạt động hành chính của Nhà nước là nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích hợp pháp của công dân nên cần phải công khai hóa. Phải quy định các hoạt động cần công khai cho dân biết, tạo điều kiện thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động hành chính nhà nước.
III-Chủ thể và khách thể trong quản lý hành chính nhà nước:
1.Chủ thể quản lý hành chính nhà nước:
Chủ thể quản lý hành chính nhà nước là cơ quan hành chính nhà nước, các viên chức lãnh đạo, các cá nhân, tổ chức được uỷ quyền.
-Cơ quan hành chính nhà nước nếu dựa theo thẩm quyền được chia làm 02 loại cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền riêng.
-Các viên chức lãnh đạo và quản lý hành chính nhà nước có 03 phương thức hình thành: Bầu, bổ nhiệm, bầu kết hợp với bổ nhiệm.
-Công chức có thể trở thành chủ thể quản lý khi có sự uỷ quyền như: thuế vụ, kiểm lâm, hải quan, cảnh sát giao thông…
2.Khách thể quản lý hành chính nhà nước:
Khách thể quản lý hành chính nhà nước là cái mà hoạt động quản lý tác động tới – đó là quá trình xã hội và hành vi của con người hoặc tổ chức của con người.
Con người có rất nhiều hành vi nhưng không phải hành vi nào của con người cũng hợp pháp và phù hợp với lợi ích xã hội. Do vậy các quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bằng sự quản lý của Nhà nước.
Khách thể và chủ thể trong quản lý hành chính nhà nước được tách biệt tương đối. Bởi con người vừa là chủ thể vừa là khách thể quản lý hành chính nhà nước.
IV-Hình thức, công cụ và phương pháp quản lý hành chính nhà nước:
1.Hình thức quản lý hành chính nhà nước:
1.1.Hình thức pháp lý: Là hình thức được pháp luật quy định cụ thể về nội dung, trình tự, thủ tục.
-Hoạt động ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước là hình thức pháp lý quan trọng được phân loại như sau:
+Ban hành văn bản QPPL: Đây là hình thức pháp lý quan trọng nhất trong hoạt động của chủ thể quản lý hành chính nhà nước. Thông qua hình thức này, các cơ quan hành chính nhà nước quy định quy tắc xử sự chung trong lĩnh vực quản lý; nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính; xác định thẩm quyền, thủ tục tiến hành hoạt động của đối tượng quản lý.
+Ban hành văn bản áp dụng pháp luật: Đây là hình thức hoạt động chủ yếu của các cơ quan hành chính nhà nước. Nội dung chủ yếu của nó là áp dụng một hay nhiều QPPL vào một trường hợp cụ thể, trong những điều kiện cụ thể.
-Các hoạt động mang tính pháp lý khác: Đây là hình thức pháp lý quan trọng trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Hình thức hoạt động này được tiến hành khi phát sinh những điều kiện tương ứng được định trước trong QPPL nhưng không cần ban hành văn bản áp dụng pháp luật.
+Áp dụng các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm pháp luật như kiểm tra bằng lái xe; kiểm tra việc đăng ký tạm trú, tạm vắng…
+Đăng ký những sự kiện nhất định như đăng ký khai sinh, kết hôn…
+Lập và cấp một số giấy tờ nhất định như lập biên bản về vi phạm hành chính.
+Hoạt động công chứng.
1.2.Hình thức không pháp lý:
Đó là hình thức hoạt động thuộc phạm vi, chức năng, thẩm quyền, pháp luật cho chủ thể có thẩm quyền được lựa chọn việc thực hiện để đảm bảo tính chủ động, hiệu quả của hoạt động.
Ví dụ: Hình thức hội nghị ở cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền riêng nơi thực hiện theo chế độ thủ trưởng, kết quả hội nghị không ban hành quyết định có tính pháp lý.
2.Công cụ quản lý hành chính nhà nước:
Để thực hiện chức năng, thẩm quyền các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu sau:
-Công sở: Là trụ sở cơ quan; là nơi làm việc của cơ quan; là nơi viên chức lãnh đạo, công chức và nhân viên thực thi công vụ, ban hành các quyết định hành chính và tổ chức thực hiện các quyết định; là nơi giao tiếp đối nội, đối ngoại…
-Công sản: Vốn, các điều kiện, phương tiện để hoạt động.
-Quyết định quản lý hành chính nhà nước.
3.Phương pháp quản lý hành chính nhà nước:
Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là các thủ đoạn điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước, các chức vụ quản lý hành chính nhà nước nhằm đảm bảo việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước.
Có 02 nhóm phương pháp mà quản lý hành chính nhà nước sử dụng:
-Nhóm 1: Gồm phương pháp của các khoa học khác được quản lý hành chính nhà nước vận dụng như: Phương pháp kế hoạch hóa; phương pháp thống kê; phương pháp toán học; phương pháp tâm lý – xã hội; phương pháp sinh lý học.
-Nhóm 2: Gồm 04 phương pháp của khoa học quản lý:
+Phương pháp giáo dục tư tưởng đạo đức: Đây là phương pháp tác động về tư tưởng và tinh thần để con người giác ngộ lý tưởng, ý thức chính trị và pháp luật, nhận biết việc làm tốt, vinh, thiện… việc làm xấu, nhục, ác…
Ý thức đúng thì hành động tốt, trên cơ sở đó sẽ có trách nhiệm, có kỷ luật, có lương tâm, không vi phạm pháp luật, hăng hái lao động, đem hết sức mình ra cống hiến.
+Phương pháp tổ chức: Là biện pháp đưa con người vào khuôn khổ kỷ luật, kỷ cương. Để thực hiện phương pháp này điều quan trọng nhất phải có là quy chế, quy trình, nội quy hoạt động của cơ quan, bộ phận, cá nhân và phải kiên quyết thực hiện.
Làm tốt biện pháp này thì trách nhiệm và kỷ luật sẽ được giữ vững và tăng lên, hiệu quả công việc sẽ cao, đoàn kết nội bộ được giữ vững.
+Phương pháp kinh tế: Là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của các đối tượng quản lý thông qua sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của con người.
Sự tác động bằng lợi ích và thông qua lợi ích để làm cho các khách thể quản lý suy nghĩ đến lợi ích của mình, tự giác thực hiện bổn phận và trách nhiệm một cách tốt nhất mà không phải đôn đốc, nhắc nhở nhiều.
+Phương pháp hành chính: Là phương pháp ra các mệnh lệnh hành chính dứt khoát, bắt buộc đối tượng quản lý. Đây là sự tác động trực tiếp lên đối tượng bằng cách quy định đơn phương nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản lý.
Đây là phương pháp cần thiết để đảm bảo cho hoạt động quản lý được tiến hành có hiệu quả và đảm bảo kỷ cương, phép nước.
CHUYÊN ĐỀ 5
PHÁP LỆNH CÁN BỘ CÔNG CHỨC
VÀ VIỆC TUYỂN DỤNG - SỬ DỤNG - QUẢN LÝ CBCC
TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Pháp lệnh cán bộ, công chức ra đời năm 1998 vừa được sửa đổi 2 lần: lần 1 vào năm 2000 và lần 2 vào năm 2003.
I-Đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh CBCC:
Cán bộ, công chức được quy định trong Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi năm 2003 là công dân Việt Nam, trong biên chế, có thể hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc từ các nguồn thu sự nghiệp.
*Pháp lệnh cán bộ, công chức chỉ điều chỉnh các đối tượng sau:
1-Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp huyện.
2-Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội từ Trung ương đến cấp huyện.
3-Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc được giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện.
4-Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
5-Thẩm phán Toà án nhân dân, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân.
6-Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.
7-Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, đảng uỷ và những người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.
8-Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.
*Những đối tượng không nằm trong sự điều chỉnh của Pháp lệnh cán bộ, công chức:
1-Những người do bầu cử nhưng không giữ một chức vụ gì trong hệ thống chính trị.
2-Sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng.
3-Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp công an nhân dân.
4-Thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng và các cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước.
II-Nghĩa vụ của cán bộ, công chức:
Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là những gì mà cán bộ, công chức phải làm; là bổn phận, trách nhiệm của cán bộ, công chức với nhà nước, với nhân dân.
Việc quy định nghĩa vụ giúp cho cán bộ, công chức xác định đúng đắn, đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình đồng thời đây là cơ sở quan trọng cho tổ chức, cơ quan và nhân dân kiểm soát hành vi của cán bộ, công chức.
Theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức hiện hành cán bộ, công chức có các nghĩa vụ sau đây:
1-Trung thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2-Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
3-Tận Tụy phục vụ nhân dân.
4-Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với dân nơi cư trú, chịu sự giám sát của dân.
5-Có lối sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
6-Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác.
7-Thường xuyên học tập nâng cao trình độ.
8-Chấp hành sự điều đồng, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
9-Cán bộ, công chức lãnh đạo ngoài chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành công vụ của mình còn chịu trách nhiệm việc thi hành nhiệm vụ công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền mình quản lý.
10-Cán bộ, công chức phải chấp hành nghiêm quyết định của cấp trên; khi có căn cứ để cho quyết định đó là trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; nếu phải làm thì báo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
III-Quyền lợi của cán bộ, công chức:
Quyền lợi của cán bộ, công chức là những cam kết hay đó là nghĩa vụ của nhà nước với cán bộ, công chức.
Theo quy định hiện hành cán bộ, công chức có 02 loại quyền lợi sau đây:
Thứ nhất: Được hưởng tất cả quyền lợi như người lao động khác theo quy định của Bộ luật lao động: được nghỉ hàng năm; nghỉ các ngày lễ; nghỉ về việc riêng; nghỉ không hưởng lương; hưởng chế độ trợ cấp BHXH, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí, chế độ tử tuất…
Thứ hai: Ngoài những quyền lợi trên cán bộ, công chức còn được:
1-Được hưởng tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, công vụ; có chính sách về nhà ở, các chính sách khác và được đảm bảo điều kiện làm việc.
2-CBCC làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo hoặc làm việc trong các ngành nghề độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi của Chính phủ.
3-CBCC được tham gia hoạt động chính trị xã hội theo quy định của pháp luật; được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ, được quyền nghiên cứu khoa học, sáng tạo, được khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công vụ.
4-Có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc làm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mình cho là trái pháp luật đến nơi có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
5-Khi thi hành nhiệm vụ công vụ cán bộ, công chức được pháp luật và nhân dân bảo vệ.
6-Hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ công vụ được xem xét để công nhận là liệt sĩ. Nếu cán bộ, công chức bị thương khi thi hành nhiệm vụ công vụ thì được xem xét để áp dụng chính sách, chế độ tương tự như thương binh.
IV-Những việc cán bộ, công chức không được làm:
1-Cán bộ, công chức không được chây lười, trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ công vụ; không được gây bè phái, mất đoàn kết, cục bộ, tự ý bỏ việc.
2-Không được cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc.
3-Không được thành lập, tham gia thành lập, tham gia quản lý điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư.
4-Cán bộ, công chức không được làm tư vấn:
-Những việc liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác.
-Những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
-Những việc mà làm tư vấn có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia.
5-Trong thời hạn ít nhất là 5 năm kể từ khi có quyết định nghỉ hưu hoặc thôi việc, không được làm việc cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào trong phạm vi công việc có liên quan đến bí mật trước đây mình đảm nhiệm.
6-Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan vợ hoặc chồng những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
7-Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan tổ chức không được bố trí vợ hoặc chồng, bố mẹ, con, anh chị em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân sự; kế toán – tài vụ; làm thủ quỹ, thủ kho; tổ chức mua bán vật tư hàng hóa, giao dịch, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức đó.
V-Hưu trí và thôi việc:
1-Hưu trí:
-Cán bộ, công chức đủ điều kiện về tuổi đời và có thời gian đóng BHXH quy định trong Bộ luật lao động thỉ được hưởng chế độ hưu trí và các chế độ khác.
-Trong một số trường hợp cán bộ, công chức đã đủ điều kiện nghỉ hưu có thể được kéo dài thêm. Thời gian kéo dài không quá 5 năm, trong trường hợp đặc biệt có thể kéo dài thêm.
Nhưng phải đảm bảo nguyên tắc sau:
+Cơ quan tổ chức sử dụng cán bộ, công chức thực sự có nhu cầu.
+Cán bộ, công chức tự nguyện và có đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc.
2-Thôi việc:
-Cán bộ, công chức (trừ những người do bầu cử) được thôi việc và hưởng chế độ thôi việc trong 02 trường hợp sau:
+Do sắp xếp tổ chức, giảm biên chế.
+Có nguyện vọng thôi việc được cấp có thẩm quyền đồng ý.
-Cán bộ, công chức tự ý bỏ việc thì bị kỷ luật, không được hưởng chế độ thôi việc và các quyền lợi khác, phải bồi thường chi phí đào tạo.
-Chưa cho thôi việc khi cán bộ, công chức đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
VI-Khen thưởng và xử lý vi phạm:
1-Khen thưởng:
-Cán bộ, công chức có thành tích xuất sắc được xem xét khen thưởng với các hình thức sau đây:
+Giấy khen.
+Bằng khen.
+Danh hiệu vinh dự Nhà nước.
+Huy chương.
+Huân chương.
-Cán bộ, công chức (trừ các chức danh do bầu cử) lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ công vụ thì được xem xét nâng ngạch, nâng bậc lương trước thời hạn.
2-Kỷ luật:
-Cán bộ, công chức (trừ các chức danh do bầu cử) vi phạm quy định pháp luật nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau:
+Khiển trách.
+Cảnh cáo.
+Hạ bậc lương.
+Hạ ngạch.
+Cách chức.
+Buộc thôi việc.
-Cán bộ, công chức vi phạm pháp luật mà có dấu hiệu của phạm tội thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
-Nếu có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại cho người khác thì phải hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ quan, tổ chức đã bồi thường cho người bị hại.
-Việc kỷ luật cán bộ, công chức phải được Hội đồng kỷ luật của cơ quan xem xét, đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyết quyết định.
-Trong thời gian bị xem xét kỷ luật, cán bộ, công chức có thể bị tạm đình chỉ công tác. Thời hạn tạm đình chỉ không quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 03 tháng. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.
-Cán bộ, công chức (trừ chức danh bầu cử) bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức thì bị kéo dài thời gian nâng bậc lương thêm 01 năm. Nếu bị kỷ luật từ hình thức khiển trách đến cách chức thì không được bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời hạn ít nhất là 01 năm kể từ khi có quyết định kỷ luật.
-Cán bộ, công chức vi phạm pháp luật bị tòa án phạt tù mà không cho hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc.
VII-Tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức:
1-Phạm vi điều chỉnh:
-Vấn đề tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức pháp lệnh cán bộ, công chức đã dành 02 chương nói về vấn đề này.
-Nghị định 117/2003/NĐ-CP và Thông tư 09/2004/TT-BNV quy định việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
2-Đối tượng điều chỉnh:
Công chức nói tại Nghị định 117/2003/NĐ-CP: là công dân Việt Nam, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, làm việc trong các cơ quan sau đây:
-Văn phòng Quốc hội.
-Văn phòng Chủ tịch nước.
-Các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện.
-Tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân.
-Cơ quan đại diện nhà nước ta ở nước ngoài.
-Đơn vị thuộc quân đội, công an nhân dân.
-Bộ máy giúp việc thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến huyện.
3-Phân loại công chức:
Hiện nay có 03 cách phân loại công chức:
-Phân loại theo trình độ đào tạo: chia công chức thành 03 loại:
+Công chức loại A: Là người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn giáo dục đại học và sau đại học gồm: cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
+Công chức loại B: Là người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn giáo dục nghề nghiệp.
+Công chức loại C: Là người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn dưới giáo dục nghề nghiệp.
-Phân loại theo ngạch công chức:
+Chuyên viên cao cấp và tương đương trở lên.
+Chuyên viên chính và tương đương.
+Chuyên viên và tương đương.
+Cán sự và tương đương.
+Nhân viên và tương đương.
-Phân loại theo vị trí công tác: Chia làm 02 loại:
+Công chức lãnh đạo, chỉ huy.
+Công chức chuyên môn, nghiệp vụ.
4-Tuyển dụng công chức:
*Với cán bộ, công chức nói chung việc tuyển dụng có 02 hình thức: Thi tuyển và xét tuyển.
Xét tuyển trong những trường hợp người tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vùng dân tộc ít người.
*Điều kiện đăng ký dự tuyển:
+Là công dân Việt Nam có địa chỉ thường trú tại Việt Nam.
+Tuổi từ 18 đến 40. Một số trường hợp có thể cao hơn nhưng không quá 45.
+Làm đầy đủ, đúng yêu cầu hồ sơ dự tuyển.
*Nguyên tắc tuyển dụng:
+Bình đẳng.
+Khách quan.
+Nguyên tắc ưu tiên.
+Công khai.
+Chất lượng.
+Xuất phát từ yêu cầu thực tế.
*Người được tuyển dụng phải trải qua một thời gian tập sự theo quy định (trừ 1 số trường hợp không thực hiện chế độ tập sự).
*Sau thời gian tập sự nếu đạt yêu cầu cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức.
5-Sử dụng công chức:
*Bố trí phân công công tác:
-Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức chịu trách nhiệm bố trí, phân công giao nhiệm vụ cho công chức; bảo đảm các điều kiện cần thiết để công chức thi hành công vụ, thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách với công chức.
-Bố trí, phân công công tác cho công chức phải: phù hợp nhiệm vụ được giao với ngạch công chức được bổ nhiệm, công chức ở ngạch nào thì bố trí công việc phù hợp với ngạch đó.
*Chuyển ngạch:
-Ngạch công chức là chức danh công chức được phân theo ngành, thể hiện cấp độ về chuyên môn nghiệp vụ.
-Chuyển ngạch là chuyển từ ngạch này sang ngạch khác có cùng cấp độ về chuyên môn nghiệp vụ.
-Công chức được phân công nhiệm vụ mà không phù hợp với ngạch công chức đang giữ thì phải chuyển ngạch cho phù hợp với vị trí và chuyên môn nghiệp vụ.
-Chuyển ngạch không thi nhưng phải qua kiểm tra, sát hạch của hội đồng kiểm tra về trình độ, năng lực của công chức.
*Nâng ngạch và nâng bậc lương:
-Nâng ngạch là nâng từ ngạch thấp lên ngạch cao hơn trong cùng một ngành chuyên môn nghiệp vụ.
-Công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch và còn ngạch trên trong cùng một ngành chuyên môn thì có thể được nâng ngạch. Việc nâng ngạch cho công chức phải qua kỳ thi nâng ngạch.
-Nâng lương cho công chức được thực hiện thông qua nâng bậc lương theo thâm niên và nâng bậc lương trước thời hạn.
6-Quản lý công chức: Nội dung quản lý công chức gồm:
-Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản QPPL, điều lệ, quy chế, phân cấp quản lý công chức.
-Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng công chức.
-Quy định chức danh và tiêu chuẩn công chức.
-Quyết định biên chế công chức trong cơ quan hành chính nhà nước.
-Tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức.
-Ban hành quy chế tuyển dụng, nâng ngạch, chế độ tập sự.
-Đánh giá công chức.
-Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ tiền lương, chính sách chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật công chức.
-Thực hiện chế độ báo cáo và thống kê công chức.
-Thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định của pháp luật về công chức.
-Chỉ đạo, tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức.
Trả lời : Quốc hội là cơ quan đại diện do cử tri cả nước bầu ra, theo Hiến pháp năm 1992 xác định như sau: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Quốc hội có 3 chức năng quan trọng:
+Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Mỗi năm Quốc hội bàn luận và thông qua nhiều đạo luật có tác động đến các nhóm dân cư và toàn thể xã hội, cũng như đến sự phát triển của quốc gia;
+Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân;
+Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Nhân dân cả nước đều có thể theo dõi những phiên chất vấn chính phủ, những phiên thảo luận các báo cáo của các cơ quan nhà nước …
Câu 8:
Thế nào là xử lý vi phạm hành chính? Hãy nêu nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính?
* Xử lý vi phạm hành chính: bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác.
- Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
- Các biện pháp xử lý hành chính khác được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
* Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
1. Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật quy định cụ thể trong các văn bản luật của Quốc hội, pháp lệnh của ủy ban Thường vụ Quốc hội và nghị định của Chính phủ.
Các văn bản do Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân ban hành để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền không được quy định hành vi vi phạm hành chính và hình thức, mức xử phạt;
Cá nhân chỉ bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nếu thuộc một trong các đối tượng được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp lệnh này.
3. Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần, cụ thể:
a) Một hành vi vi phạm đã được người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt hoặc đã lập biên bản để xử phạt thì không được lập biên bản, ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với chính hành vi đó nữa. Trong trường hợp hành vi vi phạm vẫn tiếp tục được thực hiện mặc dù đã bị người có thẩm quyền xử phạt ra lệnh đình chỉ thì bị áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 8 Điều 9 của Pháp lệnh;
b) Một hành vi vi phạm hành chính đã được người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt thì không đồng thời áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh đối với hành vi đó;
c) Trong trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm bị chuyển hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự mà trước đó đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người đã quyết định xử phạt phải huỷ bỏ quyết định xử phạt; nếu chưa ra quyết định xử phạt thì không xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó;
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi đó và người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà ra quyết định xử phạt đối với từng người cùng thực hiện vi phạm hành chính;
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung (khoản 2 Điều 56 của Pháp lệnh.).
5. Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.
6. Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
1. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
d) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;
đ) Biện pháp khắc phục hậu quả khác do người có thẩm quyền quyết định áp dụng theo quy định của Chính phủ.
4. Người nước ngoài vi phạm hành chính còn có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.
Điều 13. Cảnh cáo
Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
Điều 14**. Phạt tiền
1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là từ 10.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
2. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được quy định như sau:
a) Phạt tiền tối đa đến 30.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quản lý và bảo vệ các công trình giao thông; khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; lao động; đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hoá; kế toán; thống kê; tư pháp; bảo hiểm xã hội; phòng cháy, chữa cháy;
b) Phạt tiền tối đa đến 40.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: giao thông đường bộ; giao thông đường thủy nội địa; văn hoá - thông tin; du lịch; phòng, chống tệ nạn xã hội; đê điều, phòng chống lụt, bão; y tế; giá; điện lực; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; thú y; giống cây trồng; giống vật nuôi; quốc phòng; dân số và trẻ em; lao động đi làm việc ở nước ngoài; dạy nghề; biên giới quốc gia;
c) Phạt tiền tối đa đến 70.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: thương mại; phí, lệ phí; hải quan; an toàn và kiểm soát bức xạ; giao thông đường sắt; bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện; chuyển giao công nghệ; kinh doanh bảo hiểm; quản lý vật liệu nổ công nghiệp; thể dục, thể thao;
d) Phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: hàng hải; hàng không dân dụng; khoa học, công nghệ; đo đạc, bản đồ; giáo dục; công nghệ thông tin; tài nguyên nước; thuế;
đ) Phạt tiền tối đa đến 500.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: bảo vệ môi trường; chứng khoán; xây dựng; đất đai; ngân hàng; sở hữu trí tuệ; quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; nghiên cứu, thăm dò và khai thác nguồn lợi hải sản, dầu khí và các loại khoáng sản khác.
3. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong những lĩnh vực quản lý nhà nước chưa được quy định tại khoản 2 Điều này thì Chính phủ quy định mức phạt tiền, nhưng tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng.
Trong trường hợp luật quy định mức phạt tiền tối đa khác với quy định tại Điều này thì áp dụng theo quy định của luật.
Điều 15. Trục xuất
Trục xuất là buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ quy định thủ tục trục xuất.
Điều 16. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Điều 17. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
1. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là việc sung vào quỹ nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính.
2. Không tịch thu tang vật, phương tiện bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chiếm đoạt, sử dụng trái phép mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, người sử dụng hợp pháp.
Điều 18. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép
Cá nhân, tổ chức phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính của mình gây ra hoặc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện thực hiện thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế.
Điều 19. Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải đình chỉ ngay các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh và phải thực hiện các biện pháp để khắc phục; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện thực hiện thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế.
Điều 20. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện
Hàng hoá, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật hoặc hàng tạm nhập tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quy định của pháp luật thì bị buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất. Cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí để thực hiện biện pháp này.
Điều 21. Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại
Vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại là tang vật vi phạm hành chính phải bị tiêu huỷ. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện thực hiện thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế.
Điều 21a. Chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả
Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thể thực hiện được biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra quy định tại các điều 18, 19, 20 và 21 của Pháp lệnh này hoặc bỏ trốn mà việc khắc phục hậu quả là thật cần thiết để kịp thời bảo vệ môi trường, đảm bảo giao thông và trật tự, an toàn xã hội thì cơ quan quản lý có thẩm quyền sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan mình để thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Chương 3:
CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH KHÁC
Điều 22*. Các biện pháp xử lý hành chính khác
Các biện pháp xử lý hành chính khác bao gồm:
1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
2. Đưa vào trường giáo dưỡng;
3. Đưa vào cơ sở giáo dục;
4. Đưa vào cơ sở chữa bệnh;
5.
Điều 23. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) quyết định đối với những người được quy định tại khoản 2 Điều này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú.
Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là từ ba tháng đến sáu tháng.
2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bao gồm:
a) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự;
b) Người từ đủ 12 tuổi trở lên nhiều lần có hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng;
c) Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên, người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 14 tuổi trở lên có nơi cư trú nhất định;
d) Người trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam thực hiện hành vi vi phạm pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 25 của Pháp lệnh này.
3. Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là sáu tháng, kể từ khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a hoặc kể từ khi thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 2 Điều này; thời hiệu nói trên cũng được áp dụng đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này, kể từ khi thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 25 của Pháp lệnh này.
4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tại cơ sở và gia đình quản lý, giáo dục các đối tượng này.
5. Bộ Công an thống nhất chỉ đạo việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Điều 24. Đưa vào trường giáo dưỡng
1. Đưa vào trường giáo dưỡng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quyết định đối với người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại khoản 2 Điều này để học văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của trường.
Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là từ sáu tháng đến hai năm.
2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:
a) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự;
b) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định;
c) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định.
3. Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được quy định như sau:
a) Một năm kể từ khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Sáu tháng kể từ khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b hoặc kể từ khi thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
4. Bộ Công an thành lập các trường giáo dưỡng theo khu vực; trong trường hợp địa phương có nhu cầu thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) đề nghị Bộ Công an thành lập trường giáo dưỡng tại địa phương mình.
Bộ Công an thống nhất quản lý các trường giáo dưỡng, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc tổ chức, quản lý các trường giáo dưỡng phù hợp với lứa tuổi từ đủ 12 tuổi đến dưới 15 tuổi và từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Điều 25. Đưa vào cơ sở giáo dục
1. Đưa vào cơ sở giáo dục do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại khoản 2 Điều này để lao động, học văn hoá, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục.
Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là từ sáu tháng đến hai năm.
2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài, tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài, vi phạm trật tự, an toàn xã hội có tính chất thường xuyên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định.
Không đưa vào cơ sở giáo dục người chưa đủ 18 tuổi, nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi.
3. Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là một năm, kể từ khi thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Bộ Công an thành lập các cơ sở giáo dục theo khu vực; trong trường hợp địa phương có nhu cầu thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Bộ Công an thành lập cơ sở giáo dục tại địa phương mình.
Bộ Công an thống nhất quản lý các cơ sở giáo dục, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc tổ chức, quản lý các cơ sở giáo dục.
Điều 26. Đưa vào cơ sở chữa bệnh
1. Đưa vào cơ sở chữa bệnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại khoản 2 Điều này để lao động, học văn hoá, học nghề và chữa bệnh dưới sự quản lý của cơ sở chữa bệnh.
Cơ sở chữa bệnh phải tổ chức khu vực dành riêng cho người dưới 18 tuổi.
Cơ sở chữa bệnh phải thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác.
Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người nghiện ma tuý là từ một năm đến hai năm, đối với người bán dâm là từ ba tháng đến mười tám tháng.
2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bao gồm:
a) Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định;
b) Người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 16 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định.
Không đưa vào cơ sở chữa bệnh người bán dâm dưới 16 tuổi hoặc trên 55 tuổi.
3. Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh là sáu tháng kể từ khi thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này.
Nếu sau ba tháng kể từ khi thực hiện lần cuối hành vi vi phạm mà người vi phạm có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật thì không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh.
4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập và quản lý cơ sở chữa bệnh theo địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam trong việc xây dựng chương trình học tập, lao động, chữa bệnh phù hợp với từng loại đối tượng trong các cơ sở chữa bệnh.
Ví dụ:Không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy sẽ bị sử phạt hành chính
Câu 9:
. Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3, Đối với cấu thành tội phạm .
Cấu thành tội phạm thì ta có thể hiểu là tội phạm được hợp thành bởi các yếu tố, và các yếu tố này không thể tách rời nhau, nhưng có thể phân chia được tư duy và có thể nghiên cứu độc lập với nhau.
Các yếu tố đó là:
Chủ thể của tội pham, khách thể của tội phạm,mặt chủ quan củ tội phạm và mặt khách quan của tội phạm.
Chủ thể: ở đây phải là con người cụ thể, có năng lực trách niệm hình sự và đạt đến dộ tuổi nhất định và đã thực hiện hành vi phạm tội.
Khách thể đó là những quan hệ xã hội bị tộ phạm xâm hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.Bất kỳ tội phạm nào cụng gâ thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho một quan hệ xã hội nhất định và được luật hình sự bảo vệ, không có sự xâm hại quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ thì không có tội phạm.
Mặt Chủ quan của tội phạm là những biểu hiện tâm lý bên trong của tôi phạm gồm: lỗi động cơ mục đích tội phạm.
Mặt khách quan của tội phạm:Là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm như: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả...
Để cấu thành tội phạm thì phải có 4 yếu tố trên, nếu thiếu bất kỳ yếu tố nào cũng không có tội phạm.
Câu 10 : Khái niệm hình phạt
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội.
Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Toà án quyết định.
Điều 27. Mục đích của hình phạt
Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Điều 28. Các hình phạt
Hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Cải tạo không giam giữ;
d) Trục xuất;
đ) Tù có thời hạn;
e) Tù chung thân;
g) Tử hình.
2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
b) Cấm cư trú;
c) Quản chế;
d) Tước một số quyền công dân;
đ) Tịch thu tài sản;
e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
3. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Điều 29. Cảnh cáo
Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.
Điều 30. Phạt tiền
1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
2. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma tuý hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
3. Mức phạt tiền được quyết định tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động giá cả, nhưng không được thấp hơn một triệu đồng.
4. Tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Toà án quyết định trong bản án.
Điều 31. Cải tạo không giam giữ
1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ.
2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, Toà án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.
Điều 32. Trục xuất
Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trục xuất được Toà án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.
Điều 33. Tù có thời hạn
Tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi năm.
Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù.
Điều 34. Tù chung thân
Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.
Không áp dụng tù chung thân đối với người chưa thành niên phạm tội.
Điều 35. Tử hình
Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.
Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.
Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.
Điều 36. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó, thì có thể gây nguy hại cho xã hội.
Thời hạn cấm là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Điều 37. Cấm cư trú
Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú và thường trú ở một số địa phương nhất định.
Thời hạn cấm cư trú là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Điều 38. Quản chế
Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo Điều 39 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định.
Thời hạn quản chế là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Điều 39. Tước một số quyền công dân
1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
a) Quyền ứng cử, quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước;
b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Điều 40. Tịch thu tài sản
Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ nhà nước. Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp do Bộ luật này quy định.
Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.
Điều 41. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
1. Việc tịch thu, sung quỹ nhà nước được áp dụng đối với:
a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có;
c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.
2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
3. Vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nước.
Điều 42. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi
1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.
2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.
Điều 43. Bắt buộc chữa bệnh
1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại khỏan 1 Điều 13 của Bộ luật này, thì tùy theo giai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh; nếu thấy không cần thiết phải đưa vào một cơ sở điều trị chuyên khoa, thì có thể giao cho gia đình hoặc người giám hộ trông nom dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Đối với người đang chấp hành hình phạt mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt.
Điều 44. Thời gian bắt buộc chữa bệnh
Căn cứ vào kết luận của cơ sở điều trị, nếu người bị bắt buộc chữa bệnh quy định tại Điều 43 của Bộ luật này đã khỏi bệnh, thì tuỳ theo giai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Tòa án xét và quyết định đình chỉ việc thi hành biện pháp này.
Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
Câu 11:
KHÁI NIỆM THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
Thừa kế theo pháp luật là hình thức để lại di sản thừa kế trên cơ sở các quy định của pháp luật trong trường hợp người chết không để lại di chúc hoặc toàn bộ hay một phần di chúc để lại không có hiệu lực pháp luật.
- Khi nào được hưởng thừa kế:
+ Theo di chúc: là khi người chết có di chúc để lại và di chúc đó hợp pháp (thỏa mãn điều kiện tại Điều 652 BLDS), những người được nhắc tên trong di chúc có đủ điều kiện nhận di sản và họ không từ chối nhận.
+ Theo pháp luật: là khi:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.
hoặc sẽ chia thừa kế theo pháp luật đối với những phần di sản không được nhắc đến trong di chúc, di sản liên quan đến di chúc không có hiệu lực,....
- Đối tượng được hưởng thừa kế:
+ Theo di chúc: những người được nhắc tên trong di chúc và sẽ được hưởng đúng theo sự phân chia của người để lại di sản;
+ Theo pháp luật:
*) Những người thuộc các hàng thừa kế theo quy định của pháp luật (Điều 676 BLDS) sẽ được hưởng thừa kế. Cùng 1 hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Không có ai thuộc hàng thừa kế trước thì những người thuộc hàng thừa kế tiếp theo mới được hưởng.
*) Những người đương nhiên được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
Câu 12
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
VD:
Trong một lần mâu thuẫn với một người hàng xóm, A chạy về nhà lấy một đoạn tuýp sắt sang để đánh nhau. A cầm tuýp sắt vụt anh K nhưng anh K tránh được nên bị thương nhẹ. Cùng lúc em anh K và anh K vụt chồng tôi bằng gậy gỗ, đến khi A ngất, mọi người nghĩ A chết nên can ngăn để đưa đi cấp cứu. K cũng phải đi bệnh viện để điều trị vết thương.
ên.
Để đánh giá một hành vi chống trả của K có cần thiết hay không thì cần phải căn cứ nhiều yếu tố như tương quan lực lượng giữa hai bên, hung khí sử dụng khi đánh nhau. Thực tế ở đây K còn có em của K giúp về tinh thần và vật chất còn A có một mình và ở thế bị động khi mà bước vào nhà A không quan sát được nên bị tấn công từ phía sau, vì vậy K ở thế hoàn toàn chủ động tấn công chồng chị. A là người cầm gậy sang nhà K với mục đích đánh nhau, hành vi này vi phạm pháp luật cũng không thể chấp nhận được. Khi A bị đánh gục, không còn phản xạ nữa vẫn bị đánh thì đây không còn là hành vi chống trả cần thiết nữa, hành vi này sẽ được cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc hành vi giết người nếu anh ấy chết và ở đây em của K cũng có hành vi đồng phạm cùng tội danh với K.
Kết quả giám định đã nói lên thương tích của A là quá nặng, vụ việc cần phải xử lý bằng Luật Hình sự, không thể cho là phòng vệ chính đáng để xử lý hành chính như công an huyện thông báo. Tìm hiểu bản chất của tình thế cấp thiết
Tình thế cấp thiết trong pháp luật Hình sự là một trong các tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi gây thiệt hại bên cạnh các tình tiết khác như phòng vệ chính đáng, bắt giữ người phạm pháp, thi hành mệnh lệnh cấp trên, thực hiện chức năng nghề nghiệp, rủi do trong sản xuất…
Tại điều 14 BLHS 1985, và Điều 16 BLHS 1999 thì tình thế cấp thiết được quy định như sau:
“ tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà Nước, của tập thể, lợi ích chính đáng của chính mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
Nếu gây thiệt hại rõ ràng là quá đáng, tức là vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người có hành vi đó phải chịu trách nhiệm Hình sự.
Như vậy, quy định này xác định việc gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa không bị coi là tội phạm. Đồng thời, người có hành vi gây thiệt hại sẽ không bị truy cứu trách nhiệm Hình sự.
Tuy nhiên, quy định này chưa chỉ ra được một cách tõ ràng là tại sao gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết lại không có tính nguy hiểm cho xã hội. Để có cơ sở lí luận cho hoạt động thực tiễn, chúng ta cần tìm hiểu bản chất của tình thế cấp thiết đồng thời phải giải quyết hệ thống các vấn đề có liên quan với nó. Có như vậy ta mới trả lời được câu hỏi thứ hai về tình thế cấp thiết thì phải chịu trách nhiệm Hình sự.
2. Tình thế cấp thiết không chỉ được quy định tại BLHS mà còn được quy định trong BLDS 2005 tại Điều 262 và Điều 614:
- Điều 262 quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết như sau:
“ tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích của Nhà Nước, của tập thể, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.
Trong tình thế cấp thiết, chủ sở hữu tài sản không được cản trở người khác dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với tài sản đó để ngăn chặn, làm giảm mối nguy hiểm hoặc gây thiệt hai lơn hơn có nguy cơ xảy ra.
Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu. Chủ sở hữ được bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 3 Điều 614 của Bộ luật này”
Như vậy, quy định về tình thế cấp thiết trong BLHS không chỉ xác định việc gây thiệt hại không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu mà còn xác định nghĩa vụ của chủ sở hữu trong trường hợp này là không được cản trở người khác dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối vớ tài sản của mình
- Điều 614 quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết như sau:
“ Người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại.
Trong trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại.
Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị bị thiệt hại”
Nếu quy định về tình thế cấp thiết trong BLHS xác định việc gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm và người gây thiệt hại không bị truy cứu trách nhiệm Hình sự thì các quy định về tình thế cấp thiết trong BLDS tập trung xác định việc gây thiệt hại này không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu. Đồng thời, các quy phạm quy định của luật Dân sự còn quy định cụ thể nghĩa vụ của chủ sở hữu trong trường hợp này. Qua đó, ta thấy có sự thống nhất về mặt phá lí giữa các quy định của pháp luật Việt Nam. Đáng chú ý là khi quy định về trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, BLHS xác định đây là trường hợp phạm tội đặc biệt và người phạm tội phải bị truy cứu TNHS. Bên cạnh đó, người phạm tội còn phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
3. Nguyên tắc cơ bản được lí luận công nhận và thực tế đã chứng minh trong tình thế cấp thiết là người hoạt động gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết đã hi sinh lợi ích nhỏ đề bảo vệ lợi ích lớn hơn.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết có trái pháp luật không chúng ta còn dựa vào các quy định của pháp luật Hình sự và Dân sự để xác định. Theo các quy định này thì tình thế cấp thiết là những việc làm mà Nhà Nước khuyến khích mọi công dân thực hiện. Nó không những phù hợp với lợi ích xã hội, đáp ứng các đòi hỏi cảu xã hội đối với mỗi công dân mà còn phù hợp với đạo đức xã hội.
Để xem xét hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết có lỗi hay không? Phải dựa vào lí luận về lỗi trong luật Hình sự. Một người bị coi là có lỗi khi thực hiện một hành vi, nếu hành vi đó là kết quả của sự lựa chọn của chủ thể trong khi có đủ điều kiện lựa chọn và quyết định một sử sự khác phù hợp với đoì hỏi của xã hội. theo định nghĩa này thì người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết đã lựa chọn và quyết định các hình thức xử sự phù hợp đòi hỏi của xã hội và như vậy họ không có lỗi.
4. Vấn đề trong tình thế cấp thiết cần được chú ý là hình thức gây thiệt hại ra. Chúng ta cho rằng, hình thức thiệt hại gồm các loại sau:
- Thiệt hại đến tính mạng con người:
- Thiệt hại đến sức khỏe con người.
- Thiệt haị đến tài sản;
- Thiệt hại liên quan đến quyền tự do cơ bản của công dân:
Đối với thiệt hại đến tính mạng con người cần phải được chú ý đặc biệt bởi vì tính mạng là cái quý giá nhất của con người. Về nguyên tắc, không thể hi sinh tính mạng của người khác để bảo vệ tính mạng của bản thân mình. Điều này không phù hợp với quy định về tình thế cấp thiết là hi sinh lợi ích nhỏ để bảo vệ lợi ích lớn. Nó cũng không phù hợp với đạo đức xã hội. Chỉ trong trường hợp đặc biệt mới được phép gây thiệt hại đến tính mạng con người.
Thiệt hại đến sức khỏe và tài sản của công dân là thiệt hại dễ hình dung và đã được thực tế chứng minh. Loại thiệt hại sau cùng ở đây là những hạn chế đối vớ các quyền tự do cơ bản của công dân.ta có thể thấy trường hợp này trong các gia đình chăm sóc người thân thích là nhười bị bệnh tâm thần. Ở đây, vì lợi ích của chính mình mà những người khác phải hạn chế các quyền tự do cảu họ bằng các hình thức khác nhua như nhốt, giữ trong nhà, theo dõi, giám sát chặt chẽ khi ra đường…
5. Dấu hiệu cơ bản của mặt chủ quan của người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết là phải có mục đích bảo về lợi ích của Nhà Nước, của tập thể, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác trước nguy cơ bị đe dọa gây thiệt hại.
Nếu thiếu dấu hiệu về mục đích này thì sự gây thiệt hại sẽ không còn nằm trong phạm vi tình thế cấp thiết nữa. Nó sẽ là tội phạm có thể ở gia đoạn hoàn thành hoặc phạm tội chưa đạt. Là tội phạm hoàn thành khi thiệt hại này phù hợp với dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Nếu thiệt haị chưa đạt đến hậu quả nguy hiểm cho xã hội thì nó là tội phạm ở guia đoạn phạm tội chưa đạt.
Mục đích hành động trong tình thế cấp thiết có các hình thức sau:
- Bảo vệ lợi ích của Nhà Nước:
- Bảo vệ lợi ích của tập thể:
- Bảo về lợi ích của tập thể:
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mình:
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của người khác:
Khi hoạt động, người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải có ít nhất một trong các mục đích kể trên. Trên cơ sở lí luận về việc hình thành hành động của con người, chúng ta biết rằng mỗi hành động của con người không chỉ nhằm mục đích mà còn thể hiện nhằm nhiều mục đích khác nhau.
Nếu người hành động trong tình thế cấp thiết có nhiều mục đích và là những mục đích kể trên thì đương nhiên đây là tình thế cấp thiết: Ví dụ : Muốn tránh nguy cơ hỏa hoạn, người gây thiệt hại vừa có mục đích bảo vệ tài sản của Nhà Nước vừa có mục đích bảo vệ tài sản của công dân.
Vấn đề đặt ra ở đây là người gây tiệt hại có nhiều mục đích trong đó cos một trong những mục đích kể trên thì có được coi là tình thế cấp thiết không? Ví dụ: muốn tránh nguy cơ hỏa hoạn cho kho tài sản lớn của Nhà Nước, người gây thiệt hại đã chủ động phá tài sản của hang xóm không thân thiện với mình để tạo lối đi cho xe cứu hỏa đang vào. Chúng tôi cho rằng mặc dù có mục đích phá tài sản của hàng xóm thì hành vi trên vẫn được coi là tình thế cấp thiết.
6. Nguyên tắc trong tình thế cấp thiết là hi sinh lợi ích nhỏ để bảo vệ lợi ích lớn. Nếu ngược lại thì quy định của tình thế cấp thiết có tính chất là hướng dẫn cách xử sự của con người sẽ vô nghĩa.
Ở đây, cần chú ý mối tương quan giữa lợi ích hi sinh và lợi ích cần bảo vệ. Không phải mọi trường hợp, lợi ích cá nhân đều được đánh giá thấp hơn lợi ích Nhà Nước và của tập thể, ví dụ: Có thể hi sinh tài sản của Nhà Nước để bảo vệ tính mạng con người. Cũng không phải mọi trường hợp gây thiệt hại nhỏ hơn để bảo vệ lợi ích lớn hơn đều là tình thế cấp thiết vì nó còn phải phù hợp với đạo đức xã hội, Ví dụ: Khi người bị bệnh nặng cần tiếp máu thuộc nhóm hiến máu thì không thể dùng vũ lực để lấy máu của người khác tiếp cho người này.
Khi có nhiều lợi ích cần bảo vệ, về nguyên tắc, người hoạt động trong tình thế cấp thiết phải bảo vệ lợi ích cao hơn, Ví dụ; Có nhiều bệnh nhân cấp cứu nhưng bệnh viện lại chỉ có một máy trợ tim, phổi.
7. Nguồn Nguy hiểm trong tình thế cấp thiết rất đa dạng, có thể là con người, súc vật, sức mạnh tự nhiên.. gây ra. Trường hợp nguồn nguy hiểm do con nghười gây ra cũng có thể chia làm 2 loại.
- Loại thứ nhất là con người vô ý gây ra. Nếu người gây ra sự nguy hiểm lại có hành vi gây thiệt hại nhỏ hơn để bảo vệ lợi ích lớn thì tình thế cấp thiết đó vẫn hợp pháp. Theo quy định về tình thế cấp thiết thì vieecjgaay thiệt hại đó không phải là tội phạm và người gây thiệt hại không bị truy cứu TNHS và theo Điều 614 BLDS, người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại.
- Loại thứ hai con người cố ý gây ra. Nếu người gây thiệt hại cố ý gây ra. Nếu người gây ra nguồn nguy hiểm với mục đích là tạo cơ sở để từ đó có lí do gây thiệt hại cho người khác hoặc cho lợi ích của Nhà Nước, của tập thể thì theo chúng tôi đó không còn là tình thế cấp thiết. Bởi vì, người gây thiệt hại trong trường hợp này không xuất phát từ mục đích bảo vệ lợi ích của Nhà Nước, của tập thể và lợi ích chính đáng của bản thân mình hay của người khác. Trường hợp này thiếu dấu hiệu chủ quan về mục đích của tình thế cấp thiết.
Trên cơ sơ các vấn đề đã nêu, sở bộ có thể rút ra một số kết luận sau:
- Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết là việc làm không trái pháp luật và không có lỗi:
- Thiệt hại trong tình thế cấp thiết là thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản và trong trường hợp đặc biệt là quyền tự do của công dân:
- Mục đích bảo vệ lợi ích Nhà Nước, tập thể hoặc lợi ích chính đáng của công dân là dấu hiệu bắt buộc của tình thế cấp thiết. Nó có thể kết hợp với đạo đức xã hội:
- Lợi ích cần hi sinh trong tình thế cấp thiết không những phải nhỏ hơn lợi ích được bảo vệ mà còn phải phù hợp với đạo đức xã hội:
Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và phạm tội hoàn thành của tội phạm cố ý là ba mức độ thực hiện tội phạm khác nhau có ba mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau theo hướng từ thấp đến cao. Chuẩn bị phạm tội bao gồm các hành vi khác tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm.Tuy nhiên, những hành vi đó chưa xâm hại trực tiếp đến quan hệ xã hội là khách thể trực tiếp của tội định phạm nên so với phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành thì chuẩn bị phạm tội có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp nhất.
Trong trường hợp có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn chuẩn bị phạm tội nhưng lại thấp hơn tội phạm hoàn thành là phạm tội chưa đạt. Đó là hành vi bắt đầu thực hiện tội phạm, tuy chưa phải là hành vi thực hiện tội phạm hoàn thành nhưng đã xâm phạm trực tiếp đến khác thể hoặc đe dọa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Đối với các hành vi thực hiện tội phạm các mức độ khác nhau có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau thì cũng cầ phải xác định cho các hành vi đó các mức độ TNHS khác nhau. Đó là cơ sở căn bản để quy định cũng như phân hóa TNHS trong luật Hình sự đối với chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành của một số tội phạm cố ý.
Ngoài ra, các hành vi chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt của các loại tội cố ý khác nahu về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Đây cũng là cơ sở phân hóa TNHS đối với chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt không chỉ của một loại tội cố ý khác nhau.
Luật Hình sự Việt Nam qua các thời kì và luật Hình sự của các nước đã có những quy định khác nhau về TNHS của chuẩn bị phạm tội và về phân ghóa trách nhiệm Hình sự đối với chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành của các tội phạm tội cố ý.
2. Về trách nhiệm Hình sự của người có hành vi phạm tội chưa hoàn thành, BLHS năm 1985 đã quy định: Người chuẩn bị phạm tội nghiêm trọng ( tội có mức cao nhất của khung hình phạt là 5 năm tù) và người có hành vi phạm tội chưa đạt trong mọi trường hợp phải chịu TNHS. Quy định này đã thể hiện sự phân hóa trong trong việc quy định có TNHS hay không có TNHS đối với chuẩn bị phạm tội và phạm chưa đạt của các tội phạm tội cố ý. Chỉ có những người có hành vi chuẩn bị phạm tội, tội gây nguy hại lớn cho xã hội mà được luật Hình sự quy định là tội nghiêm trọng mới phải chịu TNHS. Quy định trên cũng chính thức thừa nhận rằng so với phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành thìchuẩn bị phạm tội có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp nhất và chuẩn bị phạm tội tội ít nghiêm trong ít nguy hiểm hơn chuẩn bị phạm tội nghiêm trọng.
Tuy nhừa nhận mức độ TNHS đặt ra cho chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành của một loại tội cố ý không ngang bằng nhau mà phải khác nhau song BLHS năm 1985 đã không thể hiện rõ tinh thần này. Theo điều 15 BLHS năm 1985 thì người chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt chịu TNHS về cùng một tội danh, theo cùng một điều luật và trong cùng một phạm vi chế tài như trường hợp tội phạm hoàn thành. Điều đó cũng có nghĩa mức tối đa và mức tối thiểu của một khung hình phạt và các loại hình phạt có thể áp dụng cho các hành vi đó ( các hành vi thực hiện tội phạm ở các mức độ khác nhau và có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau ) là giống nhau. Nếu áp dụng một cách máy móc quy định trên thì vẫn có thể quyết định hình phạt cho chuẩn bị phạm tội một tội nghiêm trọng hoặc phạm tội chưa đạt ở mức độ cao nhất hoặc ở mức thấp nhất của khung hình phạt quy định cho tội phạm ở giai đoạn hoàn thành.
Quy định nêu trên về TNHS cho người có hành vi phạm tội chưa hoàn thành của BLHS năm 1985 là chưa hợp lí, chưa tạo cơ sở pháp lí đầy đủ để phân hóa TNHS đối với các hành vi thực hiện tội phạm ở các mức độ khác nhau cho tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đó. Sự phân hóa TNHS đối với chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và phạm tội hoàn thành của một loại tội cố ý chỉ có thể thực hiện được một cách triệt để nếu đảm bảo được nguyên tắc tương xứng giữa mức độ TNHS cần xác định với mức độ nguy hiểm của hành vi đó. Như vậy, để tương xứng với mức độ nguy hiểm của các hành vi thực hiện một phạm cố ý ở các mức độ khác nhau thì rõ rang thông qua các quy định của mình luật Hình sự phải thể hiện được nguyên tắc xử lí là chuẩn bị phạm tội bị xử nhẹ hơn phạm tội chưa đạt và phạm tội chưa đạt phải bị xử nhẹ hơn tội phạm hoàn thành ( nếu có các tình tiết khác tương đương).
Từ những phân tích trên có thể khẳng định rằng đối với chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt của các tội cố ý, BLHS năm 1985, tuy đã thể hiện được sự phân hóa hợp lí trong quy định về xác lập TNHS nhưng vẫn chưa thể hiện được sự phân hóa hợp lí trong quy định về xác định TNHS.
3. Với mục đích khắc phục những hạn chế của BLHS năm 1985 và phân hóa cao hơn TNHS đối với hành vi thực hiện tội phạm cố ý ở các mức độ khác nhau, BLHS năm 1999 đã có hang loạt quy định mới liên quan đến TNHS của hành vi phạm tội và phạm tội chưa đạt.
Theo quy định của BLHS năm 1999 thì TNHS đối với chuẩn bị phạm tội chỉ đặt ra khi đó là hành vi chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng
Tuy thừa nhận mức độ TNHS đặt ra cho người chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, phạm tội hoàn thành của một loại tội cố ý không ngang bằng nhau mà phải khác nhau song BLHS năm 1985 đã không thể hiện rõ tinh thần này. Theo điều 15 BLHS 1985 thì người chuẩn bị phạm tội và người phạm tội chưa đạt chịu TNHS về cùng một tội danh, theo cùng một điều luật và trong cùng một phạm vi chế tài như trường hợp phạm tội hoàn thành. Điều đó cũng có nghĩa mức tối đa và mức tối thiểu của khung hình phạt và loại hình phạt có thể áp dụng cho các hành vi đó ( các hành vi thực hiện tội phạm ở các mức độ khác nhau và có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau ) là giống nhau. Nếu áp dụng một cách máy móc quy định trên thì vẫn có thể quyết định hình phạt cho chuẩn bị phạm tội một tội nghiêm trọng hoặc tội phạm chưa đạt ở mức cao nhất của khung hình phạt quy định cho tội đó ở giai đoạn hoàn thành.
Quy định nêu trên về TNHS cho người có hành vi phạm tội chưa hoàn thành của BLHS năm 1985 là chưa hợp lí, chưa tạo cơ sở pháp lí đầy đủ để phân hóa TNHS đối với các hành vi thực hiện tội phạm ở các mức độ khác nhau cho tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó. Sự phân hóa TNHS đối với chuẩn bị phạm tội và phạm tội hoàn thành của một loại tội cố ý chỉ có thể thực hiện một cách triệt để nếu đảm bảo được nguyên tắc về sự tương xứng giữa mức độ TNHS cần xác định với mức độ nguy hiểm của hành vi đó. Như vậy, để tương xứng với mức độ nguy hiểm của các hành vi thực hiện một phạm tội cố ý ở các hành vi thực hiện một phạm tội cố ý ở các mức độ khác nhau thì rõ ràng thông qua các quy định của mình luật Hình sự phải thể hiện được nguyên tắc xử lí là chuẩn bị phạm tội bị xử nhẹ hơn phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành ( nếu có các tình tiết khác tương đương).
Từ những phân tích trên có thể khẳng định rằng đối với chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt của các tội cố ý , BLHS năm 1985, tuy đã thể hiện sự phân hóă hợp lí trong quy định về xác lập TNHS nhưng vẫn chưa thể hiện được sự phân hóa hợp lí trong quy định về TNHS.
3. Với mục đích khắc phục những hạn chế của BLHS năm 1985 và phân hoa hơn TNHS đối với các hành vi thực hiện tội phạm cố ý ở các mức độ khác nhau, BLHS năm 1999 thì có hàng loạt các quy định mới liên quan đến TNHS của hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt.
Theo quy định của BLHS năm 1999 thì TNHS đối với chuẩn bị phạm tội chỉ đặt ra khi đó là hành vi chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng ( tội có mức độ cao nhất của khung hình phạt từ trên 7 năm đến 15 năm tù) và tội đặc biệt nghiêm trọng ( tội có mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù ). Với quy định này, BLHS năm 1999 đã thu hẹp hơn so với BLHS năm 1985 diện các hành vi chuẩn bị phạm tội phát sinh TNHS. Đó là các hành vi chuản bị phạm các tội có mức cao nhất của khung hình phạt là từ 5 năm đến 7 năm tù. Cũng theo quy định của BLHS năm 1999 người chuẩn bị phạm tội, người phạm tội chưa đạt chịu TNHS về cùng một tội danh, theo cùng một điều luật như trường hợp phạm tội hoàn thành nhưng không trong cùng một phạm vi chế tài quy định cho tội phạm hoàn thành như đã được quy định trong BLHS năm 1985. Chế tài được áp dụng để xác định TNHS cho chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt tuy vẫn là chế tài quy định cho tội phạm cố ý ( ở gian đoạn hoàn thành ) nhưng bị giới hạn thấp hơn về hình phạt nặng nhất hoặc về mức cao nhất của khung hình phạt nặng nhất ( mà vẫn giữ nguyên mức tháp nhất của khung hình phạt ).
Quy định trên đã xuất phát từ cơ sở lí luận là chế tài quy định trong các điều luật trong phần các tội phạm của BLHS là chế tài dành cho các tội danh hoàn thành. Vì vậy, loại hình phạt nghiêm khắc như tù chung thân hoặc tử hình trong trường hợp được quy định trong điều luật về tội phạm cụ thể không thể áp dụng cho phạm tội chưa đạt tội phạm đó trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng : mức cao nhất của khung hình phạt tù quy định trong điều luật cũng không thể áp dụng cho chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt của tội phạm được quy định trong điều luật.
Tuy nhiên, quy định trên cũng chưa giải quyết được triệt để vấn đề phân hóa giữa TNHS của chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành của một loại tội hoặc của các tội phạm cố ý khác nhau.
Dựa vào quy định của Điều 52 BLHS năm 1999 thì có thể hình thành ba khung hình phạt khác nhau cho ba mức độ thực hiện tội phạm khác nhau của một loại tội. Ba khung hình phạt đó giống nhau về mức thấp nhất và chỉ khác nhau về mức cao nhất. CỤ thể, mức cao nhất của khung hình phạt tù quy định cho chuẩn bị phạm tội không quá 1/2 mức cao nhất của khung hình phạt quy định cho tội phạm hoàn thành, còn mức cao nhất của khung hình phạt quy định cho phạm tội chưa đạt là không vượt quá 3/4 mức cao nhất của quy định cho phạm tội hoàn thành.
Liên hệ với các quy định của BLHS năm 1999 cho thấy có nhiều bất hợp lí từ các khung hình phạt được hình thành cho chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt do áp dụng quy định của điều 52 nêu trên. Sau đây xin nêu một số ví dụ điển hình.
Khoản 1 ĐIều 93 BLHS quy định chế tài áp dụng cho hành vi giết người theo khoản 1 là hình phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; và theo quy định của khoản 2 Điều 53 BLHS thì khung hình phạt được hình thành để chuẩn bị giết người theo khoản 1 điều 93 BLHS là hình phạt từ 12 năm đến 20 năm . Đây cũng là khung hình phạt thường áp dụng để quyết định hình phạt cho các trường hợp giết người hoàn thành được quy định tai khoản 1 điều 93 BLHS. Đối với chuẩn bị phạm tội này áp dụng cùng khung hình phạt trên với mức thấp nhất 12 năm tù là quá nghiêm khắc vì so với tội phạm này thì chuẩn bị phạm tội tội này có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn rất nhiều ( nếu có cá tình tiết khác tương đương).
Một bất hợp lí khác liên quan đến quy định về TNHS đối với quy định về TNHS đối với chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng mối liên hệ với quy định về các hình phạt kế tiếp nhau được thể hiện phổ biến trong BLHS năm 1999. Tội phạm rất nghiêm trọng theo quy định của BLHS năm 1999. Tiội phạm rất nghiêm trọng theo quy định của BLHS năm 1999 là tội có mức cao nhất của khung hình phạt tù là từ 7 năm đến 15 năm. Do BLHS năm do BLHS năm 1999 quy định trong phần chế tài của các điều luật về tội phạm cụ thể thường là các khung hình phạt kế tiếp nhau về hình phạt tù đối với tội phạm nghiêm trọng ( có mức cao nhất của khung hình phạt trên 7 năm đến 15 năm ) thường là 7 năm hoặc tù hoặc 5 năm tù, trong một số ít trường hợp là 3 năm tù. Như vậy, theo quy định của BLHS Hình sự năm 1999 thì các hành vi chuẩn bị phạm tội những người phạm tội cố ý sẻ rơi vào tình trạng bị xử lí quá khác nhau, như hoặc không có TNHS hoặc có TNHS và bị xử lí quá nghiêm khắc ( thường là mức thấp nhất của khung hình phạt tù ). Hơn nữa, các khung hình phạt tù được quy định có mức thấp nhất là 7 năm tù thì thường có mức cao nhất là 15 năm tù mà theo quy định của Khoản 3 DDIeeuf 52 BLHS thì khung hình phạt được hình thành áp dụng cvho chuẩn bị phạm tội là từ 7 năm đến 7 năm 6 tháng tù. Ví dụ, khung hình phạt áp dụng cho chuẩn bị phạm tội giết người theo quy định của khoản 2 Điều 93 và tội hiếp dâm trẻ em theo quy định của khoản 1 điều 112 là 7 năm tù đến 7 năm 6 tháng tù. Đó không thể được gọi là khung hình phạt và quy định này đã buộc tòa án phải xử các trường hợp chuẩn bị phạm tội của các tội phạm này gần giống nhau về mức độ TNHS cũng như không thể hiện được việc cá thể hóa hình phạt.
4. Từ các phân tích trên cho thấy, để tạo cơ sở pháp lí đầy đủ và triệt để cho sự phân hóa TNHS đối với chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành của loại tội cố ý thì luật Hình sự phải quy định cho các loại hình hành vi này các khung hình phạt khác nhau về mức độ nguy hiểm của các hành vi đó. Cụ thể, đối với một loại tội cố ý thì khung hình phạt áp dụng cho phạm tội chưa đạt phải nhẹ hơn khung hình phạt áp dụng cho tội phạm hoàn thành, khung hình phạt áp dụng cho chuẩn bị phạm tội phải nhẹ hơn khung hình phạt áp dụng cho phạm tội chưa đạt. Các khung hình phạt giảm nhẹ theo đúng nghĩa phải được quy định á dụng trong các trường hợp phạm tội chưa hoàn thành. Khung hình phạt giảm nhẹ là khung hình phạt phải được giảm cả ở mức thấp nhất của khung hình phạt được giảm cả ở mức thấp nhất và mức cao nhất của khung hình phạt chứ không phải chỉ giảm ở mức cao nhất theo quy định hiện nay của điều 52 BLHS năm 1999. Điều 52 BLHS năm 1999 cần phải được sữa đổi theo hướng quy định bổ sung mức thấp nhất của khung hình phạt tù tương ứng với tỉ lệ giảm mức cao nhất của khung hình phạt tù tương ứng với tỉ lệ giảm mức cao nhất của khung hình phạt đã được quy định. Hơn nữa, ĐIều 52 cũng không nên chỉ quy định giảm nhẹ khung hình phạt đối với các hình phạt nặng nhất mà phải quy định giảm nhẹ tất cả các khung hình phạt của các loại hình phạt đã được quy định trong điều luật về tội phạm cụ thể ( cho trường hợp hoàn thành) để hình thành chế tài giảm nhẹ đối với các trường hợp phạm tội chưa hoàn thành. Tất nhiên, nêus quy định theo hướng này thì mức thấp nhất của khung hình phạt được giảm không thể xuống dưới mức thấp nhất của khung hình phạt có khung.
5. Kinh nghiệm quy định theo hướng này có thể thấy trong quy định của BLHS một số nước trên thế giới mà điển hình là BLHS của Cộng hòa Liên Bang Đức và CNDTH Trung Hoa.
Theo quy định của Điều 23 BLHS của CHLB Đức, trong trường hợp phạm tội chưa hoàn thành thì chỉ phạm tội chưa đạt của các trường hợp sau mới phải chịu TNHS: Phạm tội chưa đạt tội nghiêm trọng phải cịu TNHS trong mọi trường hợp, phạm tội chưa đạt ít nghiêm trọng phải chịu TNHS nếu điều này được quy định tại điều luật về tội phạm cụ thể. Do phạm tội chưa đạt được coi là tình tiết giảm nhẹ hoặc đặc biệt nên mức độ TNHS của phạm tội chưa đạt được quy định thấp hơn so với tội phạm hoàn thành. Điều 49 BLHS quy định cụ thể mức độ giảm nhẹ ( cả mức cao nhất và mức thấp nhất )của khung hình phạt áp dụng cho tội phạm chưa đạt so với tội phạm hoàn thành. Theo điều 49 thì hình phạt được giảm nhẹ cho tội phạm chưa đạt cũng như các trường hợp khác có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt sau: Hình phạt chung thân được thay thế bằng hình phạt tù có thời hạn không dưới 3 năm: đối với hình phạt tù có thời hạn thì mức cao nhất chỉ bằng 3/4 mức cao nhất của khung hình phạt quy định. Số ngày lương tối đa ở hình phạt phạt tiền cũng được tính tương tự như vậy: Mức cao nhất của khung hình phạt tù là 10 năm hoặc 5 năm được giảm xuống còn 2 năm; Mức thấp nhất của khung hình phạt tù là 1 năm được giảm xuống còn 3 tháng.
Khác với BLHS của CHLB Đức, BLHS của CHND Trung hoa không quy định cụ thể về mức độ giảm nhẹ của hình phạt áp dụng cho các trường hợp phạm tội chưa hoàn thành nhưnh cũng có quy định thể hiện chuẩn bị phạm tội bị xử lí nhẹ hơn chưa đạt và phạm tội cbhưa đạt bị xử lí nhẹ hơn tội phạm hoàn thành, như đã quy định mức xử lí thấp nhất cho chuẩn bị phạm tội là nhẹ nhất có thể tới miễn hình phạt và có thể quyết định hình phạt cho chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy định cho tội hoàn thành. Cụ thể Điều 22 và Điều 23 BLHS quy định: Đối với chuẩn bị phạm tội có thể quyết định hình phạt nhỵe hơn so với tội phạm hoàn thành hoặc quyết định hình phạt nhẹ hơn hoặc miễn hình phạt: Đối với phạm tội chưa đạt có thể quyết định hình phạt nhẹ hơn so với tội phạm hoàn thành hoặc quyết định một hình phạt nhẹ. Quyết định một hình phạt nhẹ theo quy định của điều 63 BLHS là quyết định hình phạt nhẹ hơn mức tối thiểu của khung hình phạt.
Như vậy, BLHS của CHND Trung Hoa cũng coi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt cũng là các trường hợp phạm tội có tình tiết giảm nhẹ nên cũng được xử lí giảm nhẹ TNHS. Ý nghĩa đích thực của mức độ giảm nhẹ TNHS đối với chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt thể hiện ở quy định có thể xử nhẹ cho các trường hợp này dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy định cho tội phạm hoàn thành và riêng đối với chuẩnbị phạm tội có được thể được miễn hình phạt./.
Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và phạm tội hoàn thành của tội phạm cố ý là ba mức độ thực hiện tội phạm khác nhau có ba mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau theo hướng từ thấp đến cao. Chuẩn bị phạm tội bao gồm các hành vi khác tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm.Tuy nhiên, những hành vi đó chưa xâm hại trực tiếp đến quan hệ xã hội là khách thể trực tiếp của tội định phạm nên so với phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành thì chuẩn bị phạm tội có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp nhất.
Trong trường hợp có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn chuẩn bị phạm tội nhưng lại thấp hơn tội phạm hoàn thành là phạm tội chưa đạt. Đó là hành vi bắt đầu thực hiện tội phạm, tuy chưa phải là hành vi thực hiện tội phạm hoàn thành nhưng đã xâm phạm trực tiếp đến khác thể hoặc đe dọa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Đối với các hành vi thực hiện tội phạm các mức độ khác nhau có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau thì cũng cần phải xác định cho các hành vi đó các mức độ TNHS khác nhau. Đó là cơ sở căn bản để quy định cũng như phân hóa TNHS trong luật Hình sự đối với chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành của một số tội phạm cố ý.
Ngoài ra, các hành vi chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt của các loại tội cố ý khác nhau về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Đây cũng là cơ sở phân hóa TNHS đối với chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt không chỉ của một loại tội cố ý khác nhau.
Luật Hình sự Việt Nam qua các thời kì và luật Hình sự của các nước đã có những quy định khác nhau về TNHS của chuẩn bị phạm tội và về phân ghóa trách nhiệm Hình sự đối với chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành của các tội phạm tội cố ý.
2. Về trách nhiệm Hình sự của người có hành vi phạm tội chưa hoàn thành, BLHS năm 1985 đã quy định: Người chuẩn bị phạm tội nghiêm trọng ( tội có mức cao nhất của khung hình phạt là 5 năm tù) và người có hành vi phạm tội chưa đạt trong mọi trường hợp phải chịu TNHS. Quy định này đã thể hiện sự phân hóa trong trong việc quy định có TNHS hay không có TNHS đối với chuẩn bị phạm tội và phạm chưa đạt của các tội phạm tội cố ý. Chỉ có những người có hành vi chuẩn bị phạm tội, tội gây nguy hại lớn cho xã hội mà được luật Hình sự quy định là tội nghiêm trọng mới phải chịu TNHS. Quy định trên cũng chính thức thừa nhận rằng so với phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành thì chuẩn bị phạm tội có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp nhất và chuẩn bị phạm tội tội ít nghiêm trong ít nguy hiểm hơn chuẩn bị phạm tội nghiêm trọng.
Tuy thừa nhận mức độ TNHS đặt ra cho chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành của một loại tội cố ý không ngang bằng nhau mà phải khác nhau song BLHS năm 1985 đã không thể hiện rõ tinh thần này. Theo điều 15 BLHS năm 1985 thì người chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt chịu TNHS về cùng một tội danh, theo cùng một điều luật và trong cùng một phạm vi chế tài như trường hợp tội phạm hoàn thành. Điều đó cũng có nghĩa mức tối đa và mức tối thiểu của một khung hình phạt và các loại hình phạt có thể áp dụng cho các hành vi đó ( các hành vi thực hiện tội phạm ở các mức độ khác nhau và có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau) là giống nhau. Nếu áp dụng một cách máy móc quy định trên thì vẫn có thể quyết định hình phạt cho chuẩn bị phạm tội một tội nghiêm trọng hoặc phạm tội chưa đạt ở mức độ cao nhất hoặc ở mức thấp nhất của khung hình phạt quy định cho tội phạm ở giai đoạn hoàn thành.
Câu 13:
a-Khái niệm: Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ nhân thân và tài sản của những người có quan hệ về hôn nhân huyết thống hay nuôi dưỡng.
b-Các nguyên tắc cơ bản:
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
-Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài dược tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc giúp đỡ nhau.
- Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai với con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.
- Nhà nước xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ trẻ em, giúp các bà mẹ thực hiện tối chức năng cao quý của người mẹ.
Câu 14: Phân tích chế định kết hôn và quan hệ giữa vợ với chồng, cha mẹ và các con, những người thân thích trong gia đình trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2000?
a-Chế định kết hôn:Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Kết hôn là một giao dịch pháp lý long trọng mà việc xác lập phải tuân theo những điều kiện pháp luật quy định một cách chặt chẽ, chi tiết.
-Điều kiện kết hôn: Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên, Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.
-Cấm kết hôn: Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây: Người đang có vợ hoặc có chồng hợp pháp; Người mất năng lực hành vi dân sự; Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Giữa những người cùng giới tính.
-Đăng ký kết hôn: Đối với các cuộc kết hôn thông thường đăng ký tại UBND cấp xã nơi một trong hai bên có hộ khẩu thường trú. Đối với các trường hợp có yếu tố nước ngoài đăng ký tại UBND cấp tỉnh nơi bên VN cư trú, cơ quan đại diện của Việt Nam , lãnh sự quán ở nước ngoài đối với trường hợp công dân VN đăng ký kết hôn với nhau ở nước ngoài.
b- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình:
* Vợ chồng:
- Quan hệ nhân thân: Vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương kính trọng thủy chung chăm sóc giúp đỡ lấn nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Vợ chồng có nghĩa vụ giữ gìn nhân phẩm của nhau. Vợ chồng có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, tự do tham gia các hoạt động kinh tế chính trị xã hội. Có quyền đại diện hay ủy quyền cho nhau theo quy định pháp luật.
-Quan hệ tài sản:
+Đối với tài sản chung: Tài sản chung bao gồm tài sản tạo ra, thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được tặng - cho chung, thừa kế tài sản chung, tài sản vợ chồng coi là chung. Tài sản chung của hai vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất, hai bên có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.
+Đối với tài sản riêng: Tài sản riêng là tài sản có trước thời kỳ hôn nhân , tài sản được tặng - cho - thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được chia trong thời kỳ hôn nhân. Vợ chồng có quyền độc lập tỏn việc chiếm hữu sử dụng,định đoạt và chịu trách nhiện với tài sản riêng của minh ngoài ra có thể nhập vào tài sản chung.
+Thừa kế và cấp dưỡng: Vợ chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau thậm chí ngay cả khi đã ly hôn.
*Cha mẹ con:
- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc lợi ích hợp pháp của con cái; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất trí tuệ và đạo đức trở thành người con co hiếu trong gia đình và người công dân tốt cho xã hội. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, hành hạ xúc phạm con, không được lạm dụng sức lao động khi con chưa thành niên; không được xúi giục ép buộc con làm những việc trái đạo đức và trái pháp luật.
- Con có bổn phận hiếu thảo, kính trọng biết ơn chăm sóc cha mẹ, giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Điều kiện hôn nhân hợp pháp:
//
UBND cấp tỉnh có quyền không ký Giấy chứng nhận kết hôn (Nghị định 184/CP không có quy định này), trong các trường hợp một hoặc cả hai bên đương sự chưa đủ tuổi kết hôn theo pháp luật Việt Nam (nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên); bên đương sự người nước ngoài chưa đủ tuổi kết hôn theo pháp luật của nước mà người đó là công dân hoặc thường trú (đối với người không quốc tịch); việc kết hôn không do nam nữ tự nguyện quyết định; có sự lừa dối, cưỡng ép kết hôn; một hoặc cả hai bên đương sự là người đang có vợ hoặc có chồng; một hoặc cả hai bên đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự; các đương sự là người cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời; các đương sự đang hoặc đã từng là cha mẹ nuôi và con nuôi, bố chồng và con dâu, mẹ vợ và con rể, bố dượng và con riêng của vợ, mẹ kế và con riêng của chồng; các đương sự là người cùng giới tính (nam kết hôn với nam, nữ kết hôn với nữ); việc kết hôn là giả tạo, không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; kết hôn nhằm mục đích mua bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác.
Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài và phù hợp pháp luật nước đó (về nghi thức kết hôn), thì được mặc nhiên công nhận tại Việt Nam, nếu công dân Việt Nam không vi phạm các quy định về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn theo pháp luật Việt Nam.
Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài phải được ghi chú vào sổ hộ tịch tại Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
Các chế độ bảo hiểm xã hội:
Về chế độ ốm đau, số ngày nghỉ chế độ ốm đau của người lao động có sự thay đổi trong những trường hợp ốm đau thông thường. Theo Nghị định số 12/CP, số ngày nghỉ là 30, 40 hoặc 50 ngày/năm tuỳ theo số năm đóng BHXH. Nay theo quy định mới về bảo hiểm bắt buộc, số ngày nghỉ tăng lên là 30, 40 hoặc 60 ngày/năm. Mức lương trong thời gian nghỉ vẫn là 75%.
Về chế độ thai sản, theo quy định mới về bảo hiểm bắt buộc, khi sinh con, ngoài 100% lương được hưởng tính theo thời gian nghỉ, với mỗi đứa con, người mẹ được hỗ trợ 2 tháng lương tối thiểu. Điều đáng lưu ý là, để được hưởng chế độ thai sản, người mẹ phải đảm bảo đã đóng BHXH ít nhất là 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Đây là quy định mới nhằm tránh tình trạng lợi dụng các quy định về bảo hiểm thai sản nhằm hưởng chế độ khi chưa đủ thời gian đóng góp BHXH; hoặc chỉ tham gia để hưởng chế độ thai sản, sau khi sinh con xong lại không tham gia BHXH.
Về chế độ BHXH đối với người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp (TNLĐ/BNN). Theo quy định tại Nghị định 12/CP, chế độ đối với người bị TNLĐ/BNN có thể là trợ cấp 1 lần đối với người suy giảm sức lao động từ 5%- 30% theo 3 mức từ 4, 8 hoặc 12 tháng lương tối thiểu; trợ cấp hàng tháng đối với người bị suy giảm từ 31%- 100% theo các mức từ 0,4 đến 1,6 mức lương tối thiểu. Cách tính này không thể hiện được nguyên tắc hưởng thụ theo đóng góp của BHXH, mà chỉ đảm bảo mức chi trả BHXH trên cơ sở mức suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn.
Nay theo cách tính mới, trợ cấp TNLĐ/BNN phải căn cứ vào hai yếu tố là tỷ lệ suy giảm sức lao động và đóng góp trước đó của người bị tai nạn. Cụ thể là, người lao động hưởng trợ cấp 1 lần như sau: suy giảm 5% khả năng lao động được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung; ngoài ra còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH, từ 1 năm trở xuống tính bằng 0,5 tháng lương liền kề của người lao động, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng lương đóng BHXH liền kề. Mức trợ cấp hằng tháng (áp dụng đối với người suy giảm từ 31% sức lao động trở lên) được quy định như sau: Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung; Ngoài mức trợ cấp này, hằng tháng ngêi lao ®éng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Về chế độ hưu trí, luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành bảo hiểm xã hội bắt buộc đã có những thay đổi đáng chú ý như: điều kiện để được hưởng lương hưu hàng tháng quy định chặt chẽ hơn, cách tính tiền lương hưu (hằng tháng hoặc 1 lần) có sự thay đổi để đảm bảo người lao động sẽ được hưởng chế độ hưu trí phù hợp với đóng góp trước đó của họ khi tham gia BHXH.
Cụ thể là, người lao động khi đã đạt đến mức tối đa của lương hưu là 75% , họ sẽ được hưởng thêm tiền trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu mỗi năm là 0,5 tháng lương tương ứng với số năm tiếp tục tham gia BHXH của họ. Mức trợ cấp này theo Nghị định 12/CP tối đa là 5 tháng lương (tương ứng với 10 năm tiếp theo tham gia BHXH). Theo luật BHXH, mức này không bị khống chế tối đa mà được tính căn cứ số năm tham gia BHXH của người lao động sau khi đã tính đủ tỷ lệ 75% lương hưu (đối với nam tính từ năm thứ 31 trở đi, đối với nữ tính từ năm thứ 26 trở đi).
Cách tính chế độ hưu trí 1 lần đối với người lao động chưa đủ điều kiện hưởng hưu trí hàng tháng cũng có sự thay đổi. Trước kia, theo Nghị định 12/CP, mỗi năm tham gia BHXH người lao động được hưởng 1 tháng lương. Nay theo Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, mức này tăng lên 1,5 tháng lương đối với mỗi năm tham gia BHXH .
Về chế độ tử tuất, cũng có một số điểm thay đổi về cách tính tiền mai táng phí và tiền tuất đối với người chết. Cụ thể là, tiền mai táng phí tăng từ 8 tháng tiền lương tối thiểu (theo Nghị định 12/CP) lên 10 tháng tiền lương tối thiểu (theo luật BHXH) để chi phí cho tang lễ của người lao động bị chết. Tiền tuất hằng tháng đối với thân nhân người chết nếu đủ điều kiện hưởng tiền tuất hàng tháng có hai mức là 50% hoặc 70% mức lương tối thiểu/người/tháng (tuỳ thuộc vào việc những thân nhân này còn người trực tiếp nuôi dưỡng ngoài người đã chết hay không). Mức này theo quy định của Nghị định 12/CP là 40% và 70%. Tiền tuất 1 lần cũng tăng từ 1 tháng lương đối với mỗi năm đóng BHXH lên 1,5 tháng lương đối với mỗi năm đóng BHXH. Nhìn chung, sự thay đổi này đã thể hiện rõ quan điểm có tính định hướng khi xây dựng luật BHXH là bên cạnh mục đích tương trợ cộng đồng, luật BHXH phải đảm bảo người lao động được hưởng BHXH theo đóng góp trước đó của chính họ.
Với những thay đối như trên, có thể thấy các quy định về bảo hiểm bắt buộc theo Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành có nhiều điểm tiến bộ hơn so với các văn bản trước đó như: i) Quy định một cách tương đối thống nhất các chế độ BHXH bắt buộc đối với người lao động; ii) Từng bước điều chỉnh mức đóng và hưởng BHXH bắt buộc nhằm đảm bảo cân đối thu- chi BHXH; iii) Điều chỉnh việc chi trả BHXH bắt buộc nhằm đảm bảo nguyên tắc “mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia xẻ”; iv) Mở rộng dần các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc cũng như tăng các chế độ BHXH đối với người lao động nhằm đảm bảo mọi người lao động đều có quyền hưởng BHXH khi bị giảm hoặc mất thu nhập./.
Câu 15:
1. Khái niệm quan hệ pháp luật lao động
Quan hệ pháp luật lao động là các quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng sức lao động của người lao động ở các cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các gia đình hay cá nhân có thuê mướn lao động, được các quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh.
Quan hệ pháp luật lao động thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động. Khi tham gia quan hệ pháp luật này người lao động phải hoàn thành công việc như đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, chấp hành nội quy lao động và chịu sự quản lý điều hành của người chủ. Ngược lại, người sử dụng lao động phải đảm bảo trả lương và chế độ khác cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động phù hợp với pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật lao động
Thứ nhất, quan hệ pháp luật lao động được thiết lập chủ yếu dựa trên cơ sở giao kết hợp đồng lao động. Các bên tham gia phải là người trực tiếp giao kết và thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận. Trong quan hệ pháp luật lao động, người lao động phải tự mình hoàn thành công việc được giao dựa trên trình độ chuyên môn sức khỏe của mình. Nếu không có sức khỏe và trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của công việc thì người lao động không thể giao kết hợp đồng lao động được.
Pháp luật lao động quy định: công việc theo hợp đồng lao động phải do người giao kết thực hiện, không được giao cho người khác nếu không có sự đồng ý của người sử dụng lao động. Quy định này dựa trên cơ sở là việc thực hiện công việc không chỉ liên quan đến tiền lương, mà còn liên quan đến rất nhiều yếu tố khác như: các quyền về nhân thân, trách nhiệm nghề nghiệp v.v... .
Thứ hai, trong quan hệ pháp luật lao động, người sử dụng lao động có quyền tổ chức, quản lý, kiểm tra, giám sát quá trình lao động của người lao động. Khi tham gia quan hệ pháp luật lao động, người lao động tự đặt hoạt động của mình vào sự quản lý của người sử dụng lao động, phải tuân thủ kỷ luật lao động, nội quy doanh nghiệp, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, phải chịu sự kiểm tra giám sát quá trình lao động của người sử dụng lao động. Bù lại sự lệ thuộc ấy, người lao động có quyền nhận được tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi của doanh nghiệp cũng như các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội mà Nhà nước đã quy định.
Quyền này không có trong quan hệ dân sự (hay quan hệ dịch vụ), vì các bên trong quan hệ dịch vụ thường chỉ có liên quan đến nhau về kết quả lao động và tiền công.
Thứ ba, trong quá trình tồn tại, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật lao động thường có sự tham gia của đại diện tập thể lao động (tổ chức Công đoàn). Tùy từng trường hợp cụ thể mà xác định mức độ tham gia của công đoàn trong khuôn khổ quy định của pháp luật song sự tham gia đó là bắt buộc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Quy định tại khoản 3 Điều 37 BLLĐ: “Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày; người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu tháng liền thì phải báo trước ít nhất ba ngày".
Theo quy định này, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có nguyện vọng nghỉ việc, sau khi gửi thông báo nghỉ việc 45 ngày (không cần phải nêu lý do nghỉ), có thể nghỉ việc (đơn phương chấm dứt hơp đồng). Trường hơp này, người lao động được coi là đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật Lao động (kể cả khi không có chấp thuận của người sử dụng lao động) và sẽ được hưởng quyền lợi khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật, cụ thể:
- Khoản 1 Điều 42 BLLĐ: “Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ một năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có”.
Chi tiết về trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động (trách nhiệm chi trả, nguồn kinh phí, thời gian làm việc tính trợ cấp thôi việc, mức lương phụ cấp tính trợ cấp thôi việc…) tại Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về HĐLĐ.
- Điều 43 BLLĐ: “Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản thì các khoản có liên quan đến quyền lợi của người lao động được thanh toán theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp.
Người sử dụng lao động ghi lý do chấm dứt hợp đồng lao động vào sổ lao động và có trách nhiệm trả lại sổ cho người lao động. Ngoài các quy định trong sổ lao động, người sử dụng lao động không được nhận xét thêm điều gì trở ngại cho người lao động tìm việc làm mới”.
Câu 16:
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một Công ty Cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Công ty cổ phần là một trong loại hình công ty căn bản tồn tại trên thị trường và nhất là để niêm yết trên thị trường chứng khoán
Theo quy định tại khoản 1 điều 77 Luật Doanh nghiệp, Công ty cổ phần có các đặc điểm sau:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác và cổ đông sáng lập nắm giữ cổ phần phổ thông trong thời hạn 3 năm theo quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận (Luật Doanh nghiệp). Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.
Đặc điểm:
- Công ty có tối đa 50 thành viên trong suốt quá trình hoạt động
- Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng kí kinh doanh. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.
- Công ty chịu trách nhiệm hữu hạn. Thành viên chịu trách nhiệm vềcác khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.
- Các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn khi muốn chuyển nhượngvốn góp trước hết phải ưu tiên cho các thành viên khác của công ty.
- Trên bảng hiệu hóa đơn chứng từ và các giấy tờ giao dịch khác của công ty phải ghi rõ tên công ty kèm theo cụm từ “trách nhiệm hữu hạn”.
Nguyễn Trãi University
CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
Thương lượng
Hòa giải
Trọng tài thương mại
Tòa án
1.1.1. Ưu điểm của thương lượng:
ν Không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý
ν Không tốn chi phí
ν Không làm tổn hại quan hệ đối tác
ν Giữ được bí mật kinh doanh
1.1.2. Hạn chế của thương lượng:
ν Việc thực hiện các kết quả thương lượng phụ thuộc vào sự tự nguyện thi hành của các bên, không được đảm bảo bằng cơ chế pháp lý mang tính bắt buộc
1.2. HÒA GIẢI
Là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua vai trò trung gian của bên thứ ba
trong việc tìm kiếm giải pháp nhằm giải quyết mâu thuẫn Bên trung gian không đưa ra bất kỳ quyết định nào mà chỉ hỗ trợ các bên tìm ra giải pháp hoặc đề nghị các giải pháp và thuyết phục các bên lựa chọn
1.2.1. Ưu điểm của hòa giải:
- Đơn giản, chi phí ít
- Có sự tham gia của người thứ ba - trung gian hòa giải có kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực và vấn đề đang tranh chấp, có uy ín đối với các bên
- Kết quả hòa giải được ghi nhận và chứng kiến bởi người thứ ba nên mức độ tuân thủ các cam kết đã đạt được trong quá trình hòa giải cao
1.2.2. Hạn chế của hòa giải:
- Kết quả hòa giải phụ thuộc vào thiện chí và sự tự nguyện thi hành của mỗi bên.
- Do có sự tham gia của trung gian trong quá trình hòa giải nên uy tín cũng như bí mật kinh doanh của các bên bị ảnh hưởng.
- Chi phí tốn kém hơn thương lượng vì phải trả khoản dịch vụ cho trung gian hòa giải.
1.3. TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
1.3.1. Khái niệm
Là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thoả thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh trọng
tài thương mại năm 2003 qui định
1.3.2. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng t ọrng tài thương mại
Tranh chấp được giải quyết bằng trọng
tài thương mại, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thoả thuận trọng
tài
Thỏa thuận trọng tài có thể được ghi trong hợp đồng hoặc bằng văn bản riêng
Ưu điểm của T ọrng tài thương mại:
- Đảm bảo quyền tự do định đoạt của các bên: các bên có quyền lựa chọn Trọng tài viên, địa điểm, ngôn ngữ, quy tắc tố tụng, Luật áp dụng giải quyết tranh chấp
- Trọng tài viên là các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực như hàng hải, sở hữu trí tuệ, ngoại thương, công nghệ thông tin …
- Việc xét Trọng tài được giữ bí mật
- Tính minh bạch cao trong xét các tài liệu, chứng tức của một bên đều được Trọng tài ngay cho các đương sự còn lại để họ phản biện hay kiện lại
Nguyên tắc ra quyết định trọng tài:
Quyết định trọng tài của Hội đồng Trọng tài được lập theo nguyên tắc đa số
Quyết định trọng tài phải được công
bố trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng.
Toàn văn quyết định trọng tài phải được ghi cho các bên ngay sau ngày công bố.
Hiệu lực của quyết định trọng tài:
Quyết định trọng tài là chung thẩm
Trừ trường hợp Toà án huỷ quyết định trọng tài
Thẩm quyền hủy quyết định trọng tài: Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài ra quyết định trọng tài
Thời hạn yêu cầu hủy quyết định trọng tài: 30 ngày, kể từ ngày các bên nhận được quyết định trọng tài
Căn cứ để huỷ quyết định trọng:
- Không có thoả thuận trọng tài
- Thoả thuận trọng tài vô hiệu
- Thành phần Hội đồng Trọng tài và tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên
- Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của hội đồng Trọng tài
- Trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ củaTrọng tài viên
2.2. Toà án
Là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán Nhà nước, nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành.
Đặc điểm:
- Phán quyết của Tòa án được bảo đảm thi hành bằng biện pháp ưỡcng chế
- Việc giải quyết tranh chấp tuân thủ các quy định ủca pháp luật tố tụng
- Tòa án giải quyết tranh chấp theo hai
Cấp xét : sơ thẩm & phúc thẩm.
Bản án
có hiệu lực pháp luật có thể được xét lại theo thủ tục: giám đốc thẩm, tái thẩm
- Tòa án giải quyết theo nguyên tắc xét tính thể và quyết định theo đa số
ưu điểm :
- Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ, hiệu lực của phán quyết có tính khả thi cao hơn so với tố tụng trọng tài
- Chi phí hành chính hợp lý
- Các tòa án đại diện cho chủ quyền quốc gia có điều kiện tốt hơn trọng tài viên trong việc tiến hành điều tra, có quyền cưỡng chế, triệu tập bên thứ ba đến tòa
Nhược điểm:
- Phán quyết của tòa án thường bị kháng cáo, quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn kéo dài
- Không phải tất cả thẩm phán đều có chuyên môn sâu về kinh doanh.
- Không bảo vệ được bí mật kinh doanh và uy tín trên thương trường khi xét công khai
Câu 18:
So sánh giải thể và phá sản:
* Giống nhau:
- Doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh
- Bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản
* Khác nhau:
- Giải thể xuất phát chủ yếu từ ý chí chủ quan của chủ sở hữu Doanh nghiệp tư nhân), tất cả các thành viên hợp danh ( Công ty hợp danh), Hội đồng thành viên, chủ sở hữu Công ty (Công ty TNHH), Đại hội đồng cổ đông (Công ty cổ phần) khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không tìm được hướng đi mới.
- Phá sản khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.
- Giải thể theo quyết định của chủ Doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân), tất cả các thành viên hợp danh ( Công ty hợp danh), Hội đồng thành viên, chủ sở hữu Công ty (Công ty TNHH), Đại hội đồng cổ đông (Công ty cổ phần).
- Phá sản theo quyết định của Tòa án
(Nói cách khác giải thể doanh nghiệp thực hiện theo trình tự thủ tục của luật doanh nghiệp, phá sản thực hiện theo trình tự thủ tục của luật phá sản)
- Doanh nghiệp giải thể chỉ đơn thuần là giải quyết dứt điểm tình trạng công nợ, Thanh lý tài sản chia cho các cổ đông, trả giấy phép.
- Phá sản sẽ chuyển quyền điều hành cho một ủy ban tạm thời quản lý để giải quyết tình trạng công nợ trên cơ sở phân chia toàn bộ tài sản của doanh nghiệp sau khi thanh lý một cách hợp lý cho tất cả các chủ nợ liên quan trong giới hạn của số tài sản đó.
- Chủ doanh nghiệp sau khi phá sản hầu như không có quyền gì liên quan đến tài sản của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp giải thể sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản vẫn có thể chuyển sang một ngành nghề kinh doanh khác nếu có thể
- Giám đốc doanh nghiệp giải thể có thể đứng ra thành lập, điều hành công ty mới
- Giám đốc doanh nghiệp phá sản phải ngừng giữ chức giám đốc ở một doanh nghiệp khác ít nhất là hai năm.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro