de cuong dau tu
Chương I: những vấn đề chung về luật đầu tư.
1. Khái quát về đâu tư.
· Đầu tư:
- Khái niệm:k1đ3 LĐT 2005.
- Đặc điểm:Chủ thể thực hiện đầu tư: nhà đầu tư. Nội dung đầu tư: bỏ vốn hình thành tài sản tiến hành hoạt động đầu tư. Mục đích đầu tư: theo sự điều chỉnh của LĐT 2005.ít nhất 1 bên phải có mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
· Hoạt động đầu tư:
- Khái niệm: K7đ3LĐT
- Đặc điểm: hoạt động đầu tư theo quy định của luật đầu tư chính là một loại hoạt động thương mại. hoạt động đầu tư có đầy đủ đặc điểm của hoạt động thương mại. đặc thù của hoạt động đầu tư: hoạt động đầu tư là hoạt động có tính chất tạo lập (bỏ vốn, tài sản để hình thành cơ sở vật chất, kĩ thuật … để thực hiện hoạt động tìm kiếm lợi nhuận). Nhà đầu tư là các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của luật pháp luật VN.
2. Phân loại đầu tư.
· Căn cứ vào mục đích đầu tư: đâu tư phi lợi nhuận và đầu tư kinh doanh
- Đầu tư phi lợi nhuận: là việc sử dụng các nguồn lực để thực hiện các hoạt động không nhằm mục tiêu thu lợi nhuận. Đây là các hoạt động đầu tư của nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội.
- Đầu tư kinh doanh: là hoạt động đầu tư sử dụng các nguồn lực để kinh doanh thu lợi nhuận. Được thực hiện bằng nhiều hình thức và phương thức tổ chức khác nhau: đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng…
· Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư;
- Đầu tư trong nước: Là hoạt động đầu tư mà các nguồn lực đầu tư được huy động từ ngân sách nhà nước và từ các tổ chức, cá nhân trong nước. Theo luật đầu tư 2005, đầu tư trong nước là việc các nhà đầu tư bỏ vốn bằng tiền và tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại VN.
- Đầu tư nước ngoài: là hoạt động đầu tư mà nguồn lực đầu tư được huy động từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc của nước nhận đấu tư định cư ở nước ngoài đầu tư về nước. Theo luật đầu tư 2005, đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ VN ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư.
· Căn cứ vào tính chất quản lí của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư:
- Đầu tư trực tiếp: k2đ3 đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lí hoạt động đầu tư.
- Đầu tư gián tiếp: k3đ3 là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư CK và thông qua các định chế tài chính khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
3. Hình thức đầu tư.
· Các hình thức đầu tư trực tiếp.đ21.
- Đầu tư thành lập tổ chức kt. Đ22. Có nội dung là việc nhà đầu tư bỏ vốn thành lập mới các cơ sở kinh doanh hoặc góp vốn vào vốn điều lệ nắm quyền quản trị của đơn vị kinh doanh đang hoạt động.
- Đầu tư theo hợp đồng. Đ23. Việc đầu tư vốn để kinh doanh của nhà đầu tư được tiến hành trên cơ sở hợp đồng được giao kết giữa các nhà đầu tư hoặc giữa nhà đầu tư với nhà nước (cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Nhà đầu tư trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh với tư cách pháp lí của mình phù hợp với nội dung thỏa thuận trong hợp đồng.
- Đầu tư phát triển kinh doanh. Đ24. Là hinh thức đầu tư theo đó, nhà đầu tư bỏ vốn để mở rộng quy mô hoặc/và nâng cao năng lực hoạt động của cơ sở kinh doanh.
- Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp. Đ25. Sáp nhập doanh nghiệp là hình thức đầu tư được thực hiện thông qua việc chuyển toàn bộ tài sản, quyên, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bị sáp nhập sang doanh nghiệp nhận sáp nhập đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Mua lại doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp là hình thức đầu tư theo đó nhà đầu tư nhận chuyển giao quyên sở hữu doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp có thanh toán.
· Các hình thức đầu tư gián tiếp. Đ26.
4. Phân biệt giữa hình thức đầu tư trực tiếp và hình thức đầu tư gián tiếp.
- Khái niệm. đầu tư trực tiếp.k2đ3. đầu tư gián tiếp.k3đ3.
- Mức độ, phạm vi quản lí và kiểm soát của chủ đầu tư vs hđkd
Đầu tư trực tiếp:nhà đầu tư trực tiếp nắm quyền quản trị kinh doanh.
Đầu tư gián tiếp: nhà đầu tư k tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và sử dụng nguồn lực đầu tư. Nhà đầu tư gián tiếp về cơ bản chỉ được hưởng các lợi ích kinh tế từ hoạt động đầu tư.
- Các hình thức đầu tư:
Đầu tư trực tiếp: đ21.
Đầu tư gián tiếp: đ26.
5. Khái niệm luật đầu tư:
Luật đầu tư là các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh.
Chương III. Các biện pháp bảo đảm đầu tư.
1. Khái niệm các biện pháp bảo đảm đầu tư và khuyến khích đầu tư.
· Biện pháp bảo đảm đầu tư: là cam kết từ phía nhà nước tiếp nhận đầu tư, thể hiện thiện chí của nước tiếp nhận đầu tư với hoạt động đầu tư. Các biện pháp bảo đảm đầu tư được áp dụng đối với tất cả các dự án đầu tư, k phân biệt quy mô, lĩnh vực đầu tư; được áp dụng một cách tự nhiên k cần thông qua bất cứ một thủ tục đầu tư nào.
Các biện pháp bảo đảm đầu tư bao gồm: bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư; bảo đảm việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư ra nước ngoài; bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi bất thường của chính sách, pháp luật và một số biện pháp bảo đảm đầu tư khác.
Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm đầu tư:
- Được hình thành bởi hoạt động của chủ đầu tư hoặc nhà nước tiếp nhận đầu tư;
- Phòng và giải quyết các rủi ro có thể xảy ra với các dự án đầu tư.
- Chủ yếu liên quan đến vđ vốn của dự án đầu tư.
· Các biện pháp khuyến khích đầu tư: là tất cả các quy định của nhà nước ban hành nhằm tạo đk thuận lợi hoặc tạo ra những lợi ích nhất định cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào nền kinh tế, trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhà nước, của nền kinh tế - xã hội và của các nhà đầu tư.
Theo luật đầu tư 2005, các biện pháp khuyến khích đầu tư bg các biện pháp ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư.
2. Cơ sở pháp lý để áp dụng biện pháp bảo đảm đầu tư và khuyến khích đầu tư:
· Các biện pháp bảo đảm đầu tư:
- Văn bản pháp luật trong nước: luật đầu tư 2005, luật khuyến khích đầu tư trong nước 1998 (sửa đổi); bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác.
- Các điều ước quốc tế
· Các biện pháp khuyến khích đầu tư:
- Văn bản pháp luật trong nước:
- Các hiệp định mà VN ký kết hoặc tham gia với nước ngoài:
3. Vai trò của biện pháp bảo đảm đầu tư và khuyến khích đầu tư.
· Vai trò của những biện pháp bảo đảm đầu tư:
- Góp phần tăng thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài: hệ thống các biện pháp bảo đảm đầu tư tốt chính là một trong những yếu tố giúp nhà nước có môi trường đầu tư tốt. tuy nhiên, việc đánh giá môi trường đầu tư của một quốc gia sẽ k có nhiều ý nghĩa nếu bỏ quan việc gắn với khả năng thu hút vốn đầu tư của môi trường đầu tư đó. Trên thực tế, môi trường đầu tư được đánh giá là tốt khi nó có khả năng thu hồi vốn đầu tư mạnh mẽ và ngày càng tăng. Chính vì vậy, vai trò của các biện pháp đảm bảo đầu tư được phát huy khi chúng góp phần làm tăng sức hút các nguồn vốn của môi trường đầu tư.
- Các biện pháp bảo đảm đầu tư là công cụ thể hiện rõ nét nhất thái độ của nhà nước đối với các nhà đầu tư và dự án của họ: sự xuất hiện của các biện pháp bảo đảm đầu tư là một sự thể hiện chắc chắn và k thể phủ nhận được về thái độ của nhà nước tiếp nhận đầu tư đối với các nhà đầu tư. Thông thường. mức độ mong chờ vốn đầu tư của một quốc gia tỉ lệ thuận với với số lượng và chất lượng các biện pháp bảo đảm đầu tư mà quốc gia đó dành cho các nhà đầu tư.
- Thể hiện được tính nhất quán giữa pháp luật về đầu tư và pháp luật chuyên ngành khác: một khi pháp luật đầu tư ghi nhận các biện pháp bảo đảm đầu tư, để các biện pháp này có thể được thực thi trên thực tế nhằm bảo vệ một cách tối đa quyền lợi cho các nhà đầu tư thì các quy phạm pháp luật chuyên ngành có liên quan khác cũng phải nhất quán với những biện pháp bảo đảm đầu tư đó
· Vai trò của biện pháp khuyến khích đầu tư:
- Thu hút vốn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài:
- Nhà nước chủ động lại cơ cấu nền kinh tế thông qua việc ban hành và áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư.
- Tạo ra sự đồng bộ của hệ thống pháp luật đầu tư, phù hợp với thông lệ quốc tế
4. Phân biệt bảo đảm đầu tư do chủ đầu tư tự tiến hành với bảo đảm đầu tư theo luật đầu tư.
Chủ đầu tư
Luật đầu tư
Chủ đầu tư mua bảo hiểm hợp đồng, bảo hiểm dự án
Nhà nước ban hành các quy định pháp luật
Tránh và giải quyết được các rủi ro về thị trường, điều kiện kinh doanh và những sự kiện bất khả kháng.
Tránh được các khuyết tật của pháp luật
Chủ đầu tư mất thêm một khoản chi phí đáng kể
Chủ đầu tư k phải mất thêm chi phí
Phát huy hiệu lực khi có các rủi ro về thị trường, các trường hợp bất khả kháng.
Phát huy hiệu lực khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các quy định của pháp luật.
5. Phân biệt bảo đảm đầu tư và ưu đãi đầu tư.
Bảo đảm đầu tư
Ưu đãi đầu tư
Đáp ứng được yêu cầu công bằng, minh bạch.
Đáp ứng được yêu cầu công bằng, minh bạch và hiệu quẩ.
Tập trung chủ yếu vào vốn của dự án đầu tư.
Tập trung chủ yếu vào hai lĩnh vực thủ tục đầu tư và giảm chi phí đầu tư.
Áp dụng đối với tất cả các dự án đầu tư.
Áp dụng đối với các dự án ưu đãi đầu tư (xác định theo lĩnh vực địa bàn đầu tư)
Là công cụ để thu hút vốn, bảo đảm tính ổn định của thị trường đầu tư.
Là công cụ để thu hút vốn đầu tư, điều tiết đầu tư (chuyển dịch cơ cấu kinh tế) theo định hướng.
6. Nội dung pháp luật về biện pháp bảo đảm đầu tư và khuyến khích đầu tư:
- Bảo đảm đầu tư: đ6-đ12.
- Khuyến khích đầu tư: chương V luật đầu tư.
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH
I. Khái niêm, đặc điểm:
1. Kn: khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005.
2. Đặc điểm:
- Về tính chất: là quan hệ đầu tư được thiết lập trên cơ sở hợp đồng, các nhà đầu tư chung vốn kinh doanh nhưng không thành lập bất kỳ tổ chức kinh tế mới nào, mọi quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích của các bên được thực hiện thông qua thỏa thuận của các bên, các chủ thể tham gia quan hệ đầu tư chỉ ràng buộc với nhau bởi hợp đồng mà không có sự ràng buộc về mặt tổ chức như ở các hình thức đầu tư chung vốn thành lập doanh nghiệp.
Về chủ thể của hợp đồng: Hợp đồng BCC là một hình thức đầu tư, do đó đương nhiên chủ thể trong các hợp đồng này chính là các nhà đầu tư bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Số lượng chủ thể trong từng hợp đồng cũng không giới hạn, chủ thể của hợp đồng có thể bao gồm hai hoặc nhiều nhà đầu tư cùng có quan hệ hợp tác kinh doanh với nhau, tùy vào từng quy mô của dự án cũng như nhu cầu, khả năng và mong muốn của các nhà đầu tư.
- Mục đích của các bên tham gia hợp đồng: nhằm thực hiện hợp tác kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, thông qua hoạt động mà không thành lập pháp nhân.
- Về nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh: Cũng như các quan hệ đầu tư khác, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC cũng đòi hỏi các nhà đầu tư phải cùng góp vốn, cùng phân chia kết quả kinh doanh theo theo thỏa thuận trong hợp đồng, theo nguyên tắc “lời ăn, lỗ chịu” tương ứng với các hợp đồng thương mại khác, Ở các hợp đồng mua bán, cung ứng dịch vụ tùy thuộc sự thỏa thuận của các bên về thời điểm giao hàng, thời điểm cung ứng, thời điểm chuyển giao giấy tờ mà hoàn toàn có thể xác định lợi nhuận hay rủi ro về bên nào.
Luật đầu tư ko quy định về ndung của HĐ BCC, Điều 55 NĐ 108 quy định chỉ dành riêng cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn đối với dự án đầu tư trong nước ko bắt buộc phải tuân theo.
- Hình thức của hợp đồng: Luật đầu tư không quy định rõ ràng bắt buộc phải bằng văn bản. Tuy nhiên theo quy định từ điều 45-48 LĐT thì HĐ BBC phải bằng văn bản trong trường hợp dự án đầu tư bằng HĐ BBC phải làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư. Còn HĐ BBC ko phải làm thủ tục đăng đăng ký đầu tư thì có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói hoặc hành vi cụ thể
* Vai trò của HĐ BCC:
- Ko phải thành lập PN mới, các bên ko phải tiến hành thủ tục thành lập DN nên nhanh chóng tiến hành hoạt động kinh doanh đặc biệt với dự án có vốn đầu tư nc ngoài.
- Giúp các nhà đầu khắc phục đc điểm yếu của mình và sdung đc hầu hết các lợi thế trong kdoanh.
- Khi ký HĐ BCC các bên độc lập và nhân danh chính mình trong quá trình hđộng
* Ưu nhược điểm của HĐ BCC:
Đối với nước tiếp nhận:
-Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu cnghệ, tạo ra thị trường mới nhưng vấn đảm bảo được an ninh quốc gia và nắm được quyền đièu hành dự án
-Nhược điểm: khó thu hút đầu tư ,chỉ thực hiện được đối với một số ít lĩnh vực dễ sinh lời
Đối với nước đầu tư:
-Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của dối tác nước sở tại vào được những linh vực hạn chế đầu tư thâm nhập được nhưng thị trường truyền thống của nước chủ nhà; không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ; không bị tác động lớn do khác biệt về văn hoá; chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư.
-Nhược điểm: không được trực tiếp quản lý điều hành dự án, quan hệ hợp tác với đối tá nước sở tại thiếu tính chắc chắn làm các nhà đầu tư e ngại.
II. Nội dung của HĐ hợp tác kinh doanh (BCC)
1.Tên, địa chỉ người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia HĐ hợp tác KD; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án.
2.Mục tiêu và phạm vi kinh doanh,
3.Đóng góp của các bên hợp doanh, việc phân chia kết quả kinh doanh, tiến độ thực hiện HĐ.
4.Tiến độ thực hiện dự án.
5. Thời hạn HĐ: phù hợp với thời hạn đầu tư.
+ Dự án đầu tư trong nước không có thời hạn tối đa.
+ Dự án nước ngoài: thời hạn HĐ của dự án là k quá 50 năm.trường hợp cần thiết chính phủ quyết định thời hạn dài hơn nhưng k quá 70 năm.
6. Quyền và nghĩa vụ của các bên hợp doanh.thường:
- Cam kết về công việc tối thiểu phải thực hiện: ND công việc, tiến độ thực hiện.
- Thời hạn HĐ.
-Nghĩa vụ góp vốn đầu tư.
-Phân chia rủi ro.
-Các quyền và nghĩa vụ khác.
7. Các nguyên tắc tài chính
8. Thể thức sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng.
9. Trách nhiệm do vi phạm HĐ, phương thức giải quyết tranh chấp.
- Tranh chấp giữa các bên hợp doanh (hoặc có 1 bên là hợp doanh) là nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giải quyết thông qua: Tòa án VN, Trọng tài VN, Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế, Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập (trọng tài vụ việc)
-Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan quản lí nhà nước VN liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Vn được giải quyết thông qua trọng tài hoặc TA VN, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong ĐƯQT mà Vn là thành viên.
II. Thủ tục đầu tư theo HĐ hợp tác kinh doanh. (điều 45-46 LĐT)
Có 3 nhóm.
1. Dự án đầu tư (bao gồm cả dự án đầu tư theo HĐ BCC) không phải làm thủ tục đăng kí đầu tư, phải đáp ứng 3 điều kiện:
-Là dự án đầu tư trong nước.
-Vốn dưới 15 tỉ đồng
-Không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện.
2. Dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng kí đầu tư:
- Quy mô từ 15-300 tỉ (đối với đầu tư trong nước): các bên hợp doanh đều là nhà đầu tư trong nước.
- Quy mô dưới 300 tỉ (với đầu tư nước ngoài): ít nhất 1 bên hợp doanh là tổ chức cá nhân nước ngoài mang vốn vào VN đẻ đầu tư.
- Không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Nhà đầu tư phải đăng kí nội dung:
+Tư cách pháp lí của nhà đầu tư
+ Mục tiêu quy mô địa điểm thực hiện dự án đầu tư.
+Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án
+Nhu cầu sử dụng đất và cam kết bảo vệ MT
+Kiến nghị ưu đãi đầu tư
Nếu có vốn đầu tư nước ngoài trong dự án phải bổ sung báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư và hợp động hợp tác kinh doanh (đối với dự án đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh)
3.Dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư:
-Có quy mô đầu tư từ 300 tỉ đồng VN trở lên và k thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện.
-Dự án thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện
HỢP ĐỒNG BOT, BTO, BT
1, Khái niệm.
1.1, Hợp đồng BOT.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT lần đầu tiên được quy định trong Luật sửa đổi , bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1992, theo đó nhà đầu tư nước ngoài ký kết hợp đồng với một cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư về xây dựng, khai thác, kinh doanh, công trình hạ tầng. Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, Luật đầu tư năm 2005 đã đưa ra những quy định hoàn thiện về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT
Hợp đồng BOT là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
VD: Tối 22/4/2010, tại Hà Nội, năm hợp đồng liên quan đến dự án BOT nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 với tổng mức đầu tư trên 2,1 tỷ USD đã được ký kết giữa chủ đầu tư là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện lực Mông Dương AES-TKV và các đối tác Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, dự án BOT Mông Dương 2 là dự án BOT nguồn điện đầu tiên được ký kết chính thức kể từ năm 2001. Việc ký kết chính thức này sẽ tạo sự khơi thông và thuận lợi cho việc ký kết và triển khai các dự án BOT khác về nguồn điện có yếu tố nước ngoài tham gia.
* Đặc điểm:
- Chủ thể:
+ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Nhà đầu tư: 1 hoặc nhiều nhà đầu tư.
- Đối tượng của HĐ đầu tư: Các công trình kết cấu hạ tầng.
- ND của HĐ: các quyền và nghĩa vụ liên quan đến 3 hành vi chính: Xây dựng – kinh doanh – chuyển giao.
* Ưu nhược điểm của BOT, BT, BTO
Đối với nước chủ nhà:
-Ưu điểm: thu hút được vốn đầu tư vào những dự án co9ư sở hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, do đó giảm được sức ép cho ngân sách nhà nước, đồng thời nhanh chóng có được công trình kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh giúp khơi dậy các nguồn lực trong nước và thu hút thêm FDI để phát triển kinh tế.
-Nhược điểm: khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lí và khó kiểm soát công trình. Mặt khác, nhà nước phải chịu mọi rủi ro ngoài khả năng kiểm soát của nhà đầu tư.
Đối với đầu tư nước ngoài:
-Ưu điểm: hiệu quả sử dụng vốn được bảo đảm; chủ động quản lí, điều hành và tự chủ kinh doanh lợi nhuận, hông bị chia sẻ và được nhà nước sở tại đảm bảo, tránh những rủi ro bất thường ngoài khả năng kiểm soát.
-Nhược điểm: việc đàm phán và thực thi hợp đồng BOT thương gặp nhiều khó khăn tốn kém nhiều thời gian và công sức.
1.2, Hợp đồng BTO :
Là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
* Đặc điểm:
- Chủ thể:
+ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Nhà đầu tư: 1 hoặc nhiều nhà đầu tư.
- Đối tượng của HĐ đầu tư: Các công trình kết cấu hạ tầng.
- ND: Gồm 3 hành vi giống BOT nhưng có đặc điểm là chuyển giao xong mới kinh doanh.
1.3, Hợp đồng BT
Là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, CHính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện một dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.
VD: Sáng 18/6/ 2009, tại Hội trường UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội), lễ ký kết hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đoạn qua địa bàn Thủ đô đã diễn ra giữa đại diện Thành phố Hà Nội và nhà đầu tư - liên danh Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng Việt Nam và Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Thành Nam (Coma - Cotana).
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, đầu tư ra nước ngoài trở thành một xu hướng tất yếu đối với các nhà đầu tư. Nắm bắt xu hướng đó, trong những năm gần đây, các nhà đầu tư Việt Nam cũng đã và đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài, không chỉ ở những thị trường truyền thống như Lào, Campuchia, Liên bang Nga... mà còn mở rộng sang các nước và thị trường mới như Mỹ La Tinh, Đông Âu, châu Phi, dựa trên cơ sở lợi thế so sánh và thực lực của các thành phần kinh tế trong nước. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, bài viết dưới đây xin được đi vào phân tích đặc điểm pháp lý của hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.
1. Khái niệm hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
Theo quy định của khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005, khái niệm đầu tư ra nước ngoài được hiểu là “việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư”.
Khái niệm của Luật Đầu tư năm 2005 về hoạt động đầu tư ra nước ngoài như vậy về cơ bản là toàn diện. Quan hệ đầu tư không còn bị bó hẹp theo tiêu chí và hình thức đầu tư và chủ thể của quan hệ đầu tư như Nghị định số 22 /1999 NĐ – CP của Chính phủ. Theo đó, đầu tư ra nước ngoài có thể bao gồm cả đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp của các tổ chức kinh tế, cá nhân mà theo quy định của pháp luật Việt Nam được phép tiến hành hoạt động đầu tư.
2. Đặc điểm pháp lý của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
Từ khái niệm trên, ta có thể rút ra được các đặc điểm pháp lý của hoạt động đầu tư ra nước ngoài như sau:
2.1. Chủ thể của hoạt động đầu tư
Chủ thể đầu tư ra nước ngoài bao gồm tất cả các nhà đầu tư tại Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế xã hội không kể nhà đầu tư trong nước là doanh nghiệp hay là không phải là doanh nghiệp, không phân biệt nhà đầu tư có vốn đầu tư trong nước hay nhà đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài. Với quy định này cho ta thấy, pháp luật Việt Nam khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước đầu tư ra nước ngoài. Theo Điều 2 Nghị định số 78/2006/ NĐ – CP quy định về việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì nhà đầu tư ra nước ngoài bao gồm: Các loại hình công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005; Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp nhà nước chưa tiến hành đăng ký lại; Doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội chưa đăng ký lại theo Luật doanh nghiệp; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã; Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và du lịch và các dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi.
2.2. Hình thức đầu tư ra nước ngoài
Hình thức đầu tư ra nước ngoài bao gồm cả hình thức đầu tư trực tiếp và hình thức đầu tư gián tiếp. Các hình thức đầu tư trực tiếp như: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế mới dưới dạng thành lập một doanh nghiệp một chủ hoặc thành lập công ty; Mua cổ phần, góp vốn để trực tiếp tham gia quản lý và điều hành doanh nghiệp tại nước tiếp nhận đầu tư; Thực hiện các hoạt động sáp nhập, mua lại các doanh nghiệp của nước sở tại…
Bên cạnh đó, nhà đầu tư còn có thể lực chọn hình thức đầu tư gián tiếp như đầu tư thông qua các thị trường tài chính hoặc chứng khoán để mua cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư để hưởng cổ tức hoặc lãi suất mà không tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp…
Việc quy định đa dạng hình thức đầu tư chắc chắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi lựa chọn hình thức đầu tư nào phù hợp với mục đích và chiến lược đầu tư cũng như phù hợp với quy định pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư về hình thức đầu tư.
2.3. Lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài
Khi các nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài, dĩ nhiên các nhà đầu tư phải tìm hiểu lĩnh vực được nước tiếp nhận đầu tư cho phép đầu tư từ nước ngoài. Theo thông lệ quốc tế, luật của mỗi quốc gia sẽ quy định các lĩnh vực mà họ cấp phép đầu tư nước ngoài, các lĩnh vực được họ khuyến khích đầu tư và có cả những lĩnh vực mà họ không cấp giấy phép đầu tư. Vì vậy, tìm hiểu vấn đề này tại luật đầu tư của các nước mà các nhà đầu tư Việt Nam muốn đầu tư là rất cần thiết. Tuy vậy, bên cạnh đó, các nhà đầu tư Việt Nam khi tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài cũng cần phải tuân thủ pháp luật Việt Nam về lĩnh vực đầu tư. Theo quy định của pháp luật đầu tư Việt Nam thì nhà đầu tư được phép đầu tư ra nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề của nền kinh tế quốc dân, trong đó, nhà nước khuyến khích đầu tư thuộc các lĩnh vực mang lại nguồn lợi lớn cho quốc gia, giải quyết các vấn đề tạo việc làm cho người lao động, cung cấp nguyên liệu từ tài nguyên thiên nhiên cho đất nước và những ngành nghề được xem là thế mạnh của VIệt Nam, bao gồm: Xuất khẩu nhiều lao động, phát huy có hiệu quả các ngành nghề truyền thống của Việt Nam; Mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư, tăng khả năng xuất khẩu thu ngoại tệ; Ngoài ra, để đảm bảo lợi ích quốc gia, nhà nước không cho phép nhà đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án gây phương hại đến bí mật quốc gia, an ninh quốc phòng, lịch sử, văn hóa, thuần phong mĩ tục của Việt Nam (Điều 76 Luật Đầu tư 2005).
2.4. Điều kiện và thủ tục đầu tư ra nước ngoài
- Điều kiện đầu tư tương ứng với hình thức đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư. Cụ thể: Nếu các nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư ra nước ngoài là hình thức đầu tư trực tiếp thì điều kiện là: có dự án đầu tư ra nước ngoài; Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; được cơ quan quản lý nhà nước cấp giấy chứng nhận đầu tư; Còn nếu các nhà đầu tư đầu tư ra nước ngoài theo hình thức gián tiếp thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật ngân hàng, chứng khoán và pháp luật có liên quan.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư còn phải tuân thủ các quy định về sử dụng vốn nhà nước.
- Về thủ tục đầu tư, trước đây theo Nghị định số 22/1999/ NĐ – CP thì thủ tục đầu tư ra nước ngoài khá rườm rà và phức tạp, bao gồm hai thủ tục đó là thủ tục Đăng ký cấp giấy phép đầu tư và thủ tục Thẩm định cấp giấy phép đầu tư. Căn cứ để phân chia hai loại thủ tục này ở trên nhiều tiêu chí như đối tượng dự án đầu tư thuộc thành phần kinh tế nào (giữa thành phần kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác có sự phân biệt), kết hợp với tiêu chí quy mô vốn (trên hay dưới 100000 USD). Bên cạnh đó, khi tiến hành thủ tục thẩm tra còn phải đợi lấy ý kiến của các Bộ ngành liên quan mới được cấp phép. Như vậy thủ tục đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Nghị định số 22 đã hạn chế cơ hội đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư, bên cạnh đó còn không tạo ra sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội.
Để khắc phục tình trạng này, Luật Đầu tư năm 2005, bên cạnh đó Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 78/2006/NĐ – CP để đơn giản hóa thủ tục đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, Nghị định 78/2006 đã đưa ra một tiêu chí để xác định loại thủ tục đầu tư đó là quy mô vốn, cụ thể: “1. Quy trình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam. 2. Quy trình thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam trở lên.”(Điều 11); Khắc phục thứ hai là thay vì hỏi ý kiến các bộ - ngành khác trước khi cấp giấy chứng nhận thì hai công việc này được tiến hành cùng một lúc, cụ thể : “Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đồng thời sao gửi Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.” (Khoản 3 Điều 13). Quy định như vậy đã giúp làm giảm tối đa sự can thiệp bằng cách lấy ý kiến của các bộ - ngành như trước.
2.5. Quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư có hoạt động đầu tư ra nước ngoài
Về cơ bản, Luật Đầu tư đã tạo ra được khung pháp lý chung để các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế có cơ hội bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích để thúc đẩy hoạt động này của các nhà đầu tư góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Các quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư có hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã được quy định rõ tại Điều 77, 78 của Luật Đầu tư năm 2005, cụ thể như sau:
- Về quyền, nhà đầu tư được chuyển vốn, tài sản hợp pháp khác ra nước ngoài để thực hiện đầu tư theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối; Tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm việc ở nước ngoài tại các cơ sở do các nhà đầu tư thành lập.
- Về nghĩa vụ, nhà đầu tư phải tuân thủ pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư;
Chuyển lợi nhuận và các khoản tiền thu nhập từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật; Thực hiện chế độ báo cáo tài chính và hoạt động đầu tư định kì ở nước ngoài;
Khi kết thúc hoạt động đầu tư chuyển toàn bộ vốn, tài sản hợp pháp về nước theo quy định của pháp luật, trường hợp chưa chuyển về nước các khoản vốn, tài sản, thu nhập về nước thì phải có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các nghĩa vụ mà pháp luật đặt ra cho các nhà đầu tư chủ yếu nhằm mục đich đảm bảo sự đầu tư của cá nhà đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài sẽ góp phần xây dựng đất nước, làm cho nền kinh tế phát triển.
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (gọi chung là khu công nghiệp) là mô hình phát triển kinh tế hết sức quan trọng. Điều này đã được khẳng định trong các văn bản quan trọng của nhà nước Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Đại hội Đảng và trong cả mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Do vậy, tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của khu công nghiệp nói chung thông qua đó giúp chúng ta phân biệt được các loại hình khu công nghiệp đó với nhau là điều rất cần thiết.
I. Đặc điểm pháp lý của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
1. Khu công nghiêp
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì khái niệm KCN được hiểu là: “khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ”. (Khoản 20 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005).
Từ khái niệm này ta có thể rút ra những đặc điểm pháp lý của KCN là:
Về không gian, KCN là khu vực có ranh giới xác định, phân biệt với các vùng, lãnh thổ khác và không có dân cư sinh sống. Về mặt địa lý, các KCN đều được xác định ranh giới một cách cụ thể, phân biệt với vùng, lãnh thổ khác bằng hàng rào KCN. Sự phân định ranh giới đó thể hiện rõ ràng trong quyết định thành lập KCN. Sự phân định ranh giới này còn là điều kiện để xác định quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN và phân biệt với các doanh nghiệp khác. Mọi hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bên trong hàng rào đó, không chỉ được điều chỉnh bởi quy định pháp luật hiện hành mà còn phải tuân thủ quy chế pháp lý riêng và được hưởng rất nhiều ưu đãi. Việc quy định KCN không có dân cư sinh sống tạo điều kiện để các công ty phát triển hạ tầng thực hiện triệt để việc bảo vệ môi trường và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng.
Về chức năng hoạt động, KCN là khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Trong KCN không thể có hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và các dịch vụ phục vụ cho các loại hình sản xuất này.
Về cơ cấu tổ chức, KCN có thể có khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất. Khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất này có ranh giới địa lý xác định, phân biệt với các khu vực còn lại của KCN và áp dụng theo quy chế riêng. Quy định này tạo điều kiện đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp trong hoạt động của KCN, đồng thời đẩy mạnh hoạt động trong xuất khẩu trong KCN.
Về thành lập, KCN là khu vực có điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, được thành lập theo quy định của Chính phủ, điều này cho ta thấy yếu tố nhà nước trong sự hình thành và hoạt động của KCN, tạo điều kiện thuận lợi cho KCN phát triển. Chính vì vậy, việc đầu tư thành lập và phát triển các KCN phải được Nhà nước xem xét, thẩm định kĩ, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định thành lập trên những địa bàn cụ thể tránh tình trạng các địa phương đua nhau thành lập KCN mà không tính đến yếu tố hiệu quả và hợp lý.
2. Khu chế xuất
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, KCX được hiểu là “KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định được thành lập theo quy định của Chính phủ”. (Khoản 21 Điều 3 Luật Đầu tư 2005).
Từ khái niệm trên, ta có thể rút ra được đặc điểm pháp lý của KCX:
Về bản chất, KCX là một loại hình KCN vì thế nó cũng mang những đặc điểm của KCN như có ranh giới địa lý xác định và không có dân cư sinh sống. KCX chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo quy định của Chính phủ và hoạt động theo quy chế riêng.
Về không gian, KCX có ranh giới địa lý xác định, ranh giới địa lý của KCX được coi là ranh giới hải quan, thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài. Điều này tạo điều kiện để thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với hình thức này, mặt khác cũng là cơ sở để thực hiện các chính sách ưu đãi cho KCX nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Hơn nữa, việc xác định ranh giới của KCX có tâm quan trong trong quản lý hàng hóa vào KCX và doanh nghiệp chế xuất.
Về mục tiêu hoạt động, các doanh nghiệp trong KCX chuyên sản xuất hàng xuất khẩu hoặc thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Nếu như doanh nghiệp trong KCX có thể tiêu thụ hàng hóa tại thị trường trong nước hoặc thị trường khu vực và thế giới điều này tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, khai thác thị trường khu vực và quốc tế.
3. Khu công nghệ cao
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khu công nghệ cao được hiểu là “khu chuyên nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ”.(khoản 22 Điều 2 Luật Đầu tư 2005).
Từ khái niệm trên, ta rút ra được các đặc điểm pháp lý của KCNC là:
Về tính chất, KCNC là khu kinh tế - kĩ thuật đa chức năng, chức năng của KCNC có thể là sản xuất hàng công nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu, nghiên cứu, ứng dụng sản phẩm công nghệ cao, đào tạo nhân lực, ươm doanh nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra, khu hành chính và khu dân cư cũng được thành lập tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế kĩ thuật của KCNC và phù hợp với loại hình kinh tế đặc biệt quy mô lớn.
Về chức năng kinh tế - kỹ thuật, các hoạt động kinh tế kĩ thuật, đào tạo,... của khu công nghiệp cao đều liên quan đến công nghệ cao, bao gồm: sản xuất kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, nghiên cứu – phát triển và ứng dụng công nghệ cao…Đây là đặc điểm phân biệt KCNC với KCN, KCX.
Về thành lập và tổ chức hoạt động, KCNC được thành lập theo quy định của Chính phủ, có ranh giới đại lý xác định và hoạt động theo quy chế pháp lý do Chính phủ quy định.
4. Khu kinh tế
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì khái niệm KKT được hiểu là “khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh, đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được xác định theo quy định của Chính phủ”. (khoản 23 Điều 3 Luật Đầu tư 2005).
Từ khái niệm trên ta có thể rút ra được những đặc điểm của KKT là:
Về không gian thành lập, KKT được thành lập trên cơ sở diện tích đất tự nhiên rất rộng lớn, có tính đặc biệt về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi.
Về quy hoạch tổng thể, KKT được chia làm hai khu vực thuế quan và khu vực phi thuế quan. Khu vực thuế quan có ranh giới địa lý xác định, được ngăn cách bằng hàng rào cứng với khu vực xung quanh không có dân cư sinh sống. Các hoạt động trong khu phi thuế quan bao gồm: sản xuất hàng xuất khẩu, hàng phục vụ tại chỗ, thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, xúc tiến thương mại và các hoạt động thương mại khác. Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào khu vực phi thuế quan hoặc từ khu vực phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài không thuộc diện phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Trong khu thuế quan có các KCN, KCX, khu giải trí đặc biệt, hàng hóa vào khu thuế quan phải tuân thủ các quy định về xuất nhập khẩu nhưng được áp dụng những thủ tục hải quan thuận lợi.
Về lĩnh vực đầu tư, KKT cho phép đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực nhưng có mục tiêu trọng tâm phù hợp với từng KKT được thành lập ở mỗi địa bàn khác nhau.
II. Phân biệt khu chế xuất và khu công nghiệp; khu công nghiệp và khu kinh tế
1. Phân biệt khu chế xuất và khu công nghiêp
Tiêu chí phân biệt
Khu chế xuất
Khu công nghiệp
- Mục đích thành lập
KCX được thành lập để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
KCN được thành lập nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư từ cả trong và ngoài nước.
- Ranh giới địa lý
Ranh giới địa lý của KCX là biên giới hải quan, thuế quan của một nước.
Ranh giới địa lý của KCN là sự xác định mốc giới phân biệt với các lãnh thổ khác bằng hệ thống hàng rào.
- Cơ cấu, tổ chức
KCX bao gồm các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu.
KCN bao gồm các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
- Chức năng, hoạt động
Chức năng hoạt động của KCX là sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ cho hàng xuất khẩu.
Chức năng của KCN là sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp.
2. Phân biệt khu công nghiệp và khu kinh tế
Tiêu chí phân biệt
Khu công nghiệp
Khu kinh tế
- Cơ sở hạ tầng
KCN được thành lập trên cơ sở có sự giải phóng mặt bằng, thiết kế và xây dựng mới theo quy hoạch.
KKT được xây dựng trên cơ sở một diện tích đất tự nhiên, đã tồn tại sẵn các điều kiện nhất định về địa lý, dân cư.
- Lĩnh vực đầu tư
Lĩnh vực đầu tư chủ yếu của KCN là sản xuất công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho sản xuất công nghiệp; trong KCN không có các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các dịch vụ phục vụ cho các loại hình sản xuất này.
Phạm vi đầu tư của KKT rộng hơn. KKT đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực, nhưng có mục tiêu trọng tâm phù hợp với từng khu kinh tế thành lập ở mỗi địa bản khác nhau.
- Vấn đề dân cư
Nhằm mục đích bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam quy định không được phép xây dựng các khu dân cư trong các KCN được thành lập theo quy hoạch.
KKT có thể xem là một mô hình đặc biệt, với quy mô lớn (không chỉ tập trung phất triển công nghệp hay chế biến xuất khẩu) và có ranh giới địa lý xác định nhưng lại không tách biệt với khu dân cư.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro