3. Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự ?
KHÁI NIỆM : Phương pháp điều chỉnh được hiểu là cách thức, biện pháp mà nhà nước tác động vào
các hành vi của chủ thể, nhằm định hướng cách thức xử sự của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ đó.
Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự: là cách thức, biện pháp mà nhà nước tác động lên các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chí của nhà nước phù hợp với ba lợi ích (nhà nước, xã hội, cá nhân )
Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân theo nghĩa rộng: dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại, kinh doanh, thương mại, lao động.
Đặc điểm:
-Các chủ thể tham gia các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân do luật điều chỉnh độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý. Độc lập về tổ chức, tài sản tạo tiền đề cho sự bình đẳng về các quan hệ mà chủ thể tham gia <= do các quan hệ tài sản (LDS điều chỉnh) mang tính chất hàng hóa – tiền tệ và đền bù tương đương khi trao đổi => Không độc lập về tài sản và bình đẳng về địa vị pháp lý thì không tạo ra sự đền bù tương đương được.
-Tự định đoạt của các chủ thể trong việc tham gia các quan hệ tài sản. Do tham gia QHTS, mỗi chủ thể đều có mục đích + động cơ nhất định > căn cứ vào khả năng, điều kiện, mục đích để họ lựa chọn một Quan hệ cụ thể mà tham gia vào.
Tự định đoạt còn thể hiện : chọn đối tác sẽ tham gia, nội dung quan hệ tham gia, biện pháp thực hiện quyền và nghĩa vụ, cách đảm bảo, hình thức và phạm vi trách nhiệm, cách thức áp dụng trách nhiệm khi có một bên không thực hiện đúng thỏa thuận.
Tự định đoạt # Tự do định đoạt. Pháp luật luôn đặt ra các giới hạn, vạch ra hành lang pháp lý an toàn, cần thiết mà trong các hành lang đó, các chủ thể có quyền tự do hành động. ( Điều 10 BLDS) Khi vi phạm nguyên tắc này, làm thiệt hại tới quyền và lợi ích của người khác sẽ phải bồi thường.
-đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp dân sự là “hòa giải” :Do sự bình đẳng giữa các chủ thể, quyền tự định đoạt của họ khi tham gia QHDS (quy định tại điều 12).Vì thế các tranh chấp dân sự do các bên tự thỏa thuận, k thỏa thuận được > Hòa giải.
-Trách nhiệm dân sự đặt ra trước tiên là trách nhiệm tài sản: Do QHDS điều chỉnh chủ yếu các quan hệ tài sản(tính chất hàng hóa-tiền tệ) => vi phạm nghĩa vụ của một bên sẽ dẫn tới thiệt hại đối với bên kia. Trách nhiệm DS có thể không chỉ do pháp luật quy định mà có thể do các bên quy định và phương thức áp dụng trách nhiệm.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro