de cuong CNSX
yĐỀ CƯƠNG MÔN CNSX:
Câu 1;Nêu quy trình chung để sản xuất ra một chương trình truyền hình:
Trả lời:
-Sơ đồ:
(vẽ hình)
- Phân tích:
1_Biên tập, đạo diễn:
là những người xây dựng ra một chương trình truyền hình, là người sáng tác hay dựa theo một kịch bản có sẵn để xây dựng kịch bản truyền hình
- Kịch bản là một văn bản thể hiện chương trình truyền hình bằng từ ngữ
Có 2 loại kịch bản:
+ Kịch bản trường quay: là toàn bộ văn bản thể hiện bằng từ ngữ giúp cho người thể hiện được ý tưởng của đạo diễn.
+ Kịch bản dựng: là những văn bản giúp người dựng khi xem kịch bản biết được nội dung từng cảnh, thời lượng,..
2_Duyệt kịch bản:
Người phụ trách các ban biên tập sẽ duyệt và đưa ra quyết định sản xuất hay không sản xuất chương trình theo kịch bản đó nhằm tránh lãng phí trong việc sản xuất chương trình.
3_Điều độ sản xuất:
Sau khi kịch bản được phê duyệt thì việc bố trí nhân lực, phương tiện kĩ thuật là do khối này đăm nhiệm để thực hiện chương trình.
+ Nhân lực: người quay, kĩ thuật viên ánh sáng. Người hóa trang, đạo cụ.
+ Địa điểm: trong studio hay trong sân vận động của các tỉnh, thành phố.
+ Thời gian: quay tiền kỳ, hậu kỳ, dự định phát sóng.
- Tùy từng điều kiện của những chương trình mà người ta quy định trang thiết bị cho công việc.
4_Sản xuất tiền kỳ:
Biên tập, đạo diễn, quay phim, kĩ thuật, chủ nhiệm chương trình tuân thủ theo kịch bản đã đề ra.
+ Sản phẩm của khâu tiền kỳ là băng gốc để sản xuất hậu kỳ
+ T/h chương trình có thể được truyền tới phòng tổng khống chế để phát sóng trực tiếp từ khâu này.
5_Sản xuất hậu kỳ:
- Khi dựng trước tiên phải xem băng và phân cảnh, tìm cảnh rồi tiến hành dựng theo kịch bản dựng.
- Kiểm tra về hình ảnh, điều chỉnh về màu sắc, hình ảnh, bố cục khôn hình, sai thì chỉnh lại, cảnh nào không phù hợp thì bỏ. Khi đã hoàn chỉnh về hình, băng được đưa sang phòng tiếng để xử lí, hòa âm, lồng tiếng, nhac.
- Sản phẩm của khâu này là một băng thành phẩm có đầy đủ nội dung chương trình theo thời lượng đã quy định sau đó mang đi kiểm tra.
6_Khâu kiểm tra:
Khâu này sẽ do biên tập, đạo diễn kiểm tra.
- Kiểm tra về nội dung, hình thức, chất lượng kĩ thuật, xem đã chuẩn chưa nếu không có vấn đề gì thì băng được niêm phong và đưa đến khâu phát sóng.
7_Phát sóng:
Làm nhiệm vụ phát sóng băng thành phẩm đã qua kiểm tra bằng các phương tiện: cáp quang, vệ tinh, máy phát hình mặt đất.
Câu 5: Công nghệ sản xuất chương trình nghệ thuật bằng phương pháp Playback:
* Đặc điểm:
- Tận dụng được các băng âm thanh gốc có chất lượng cao và các tác phẩm âm nhạc được thu thanh chất lượng cao trong các studio.
-Tạo điều kiện cho diễn xuất của diễn viên được phong phú, không phụ thuộc vào vị trí đặt micro và tận dụng được ngoại cảnh thu chương trình hay trong trường quay.
- Trong một số trường hợp, ca sĩ không thể thực hiện bài hát hay hát yếu thì có thể sử dụng phương pháp lồng tiếng.
* Các bước công nghệ:
- Lựa chọn băng chương trình play back, chuẩn bị băng sẽ thu thanh tác phẩm mới nếu đạo diễn yêu cầu
Studio thu nhac:
(Vẽ hình)
Chương trình Playback:
(vẽ hình)
- Các băng chương trình sẽ được đưa vào máy ghi âm 1 và máy ghi âm 2 trộn với t/h của micro ( lời dẫn trước chương trình khi mở đầu hay kết thúc 1 tác phẩm), ở bàn trộn âm thanh t/h ở bàn trộn được đưa vào máy ghi âm 3 để ghi vào băng tại đây ta dduocwj1 băng playback gồm các bài hát theo nội dung đã biên tập.
* Thử và ghi trong trường quay:
(vẽ hình)
Tại studio đặt các Cam để thu hình ảnh diễn viên đưa đến bàn trộn video để xử lí t/h hình. Tại đậy có đặt các micro để thu t/h audio (lời dẫn chương trình) máy ghi âm có chương trình playback được chia làm 2 đường, 1 đường đưa ra loa sang studio để cho diễn viên nghe được lời bài hát và diễn xuất theo nội dung bài hát, 1 đường đưa tới bàn Mix Audio. t/h Audio và Video sau khi ghi được xử lí sẽ được đưa tới VTR ghi để ghi vào băng.
* Thử và ghi ngoài trường quay:
(vẽ hình)
Sử dụng 1 Cam để ghi hình ảnh của diễn viên và đưa thẳng tới VTR, máy ghi âm có playback chia làm 2 đường: 1 đường tăng âm KĐ đủ lớn để đưa ra để diễn viên nghe lời bài hát và diễn xuất theo nội dung bài hát, 1 đường ghi cùng t/h video. Dựng chương trình và làm kĩ xảo đầu và cuối sau đó để thực hiện chương trình playback ta sẽ sử dụng chế dựng sau:
+ Assemble
+ Insert A1+ A2
Băng playback hoàn chỉnh theo đúng nội dung biên tập sẽ được kiểm tra và phát sóng.
Câu 6: Công nghệ sản xuất chương trình thời sự:
Trả lời:
* Đặc điểm:
- Có 2 phần chính: _chương trình thời sự trong nước
_chương trình thời sự quốc tế.
+ Hàng ngày, Đài THVN phát đi 1 chương trình thời sự, chương trình gồm 2 phần chính là thời sự trong nước và thời sự quốc tế. Hai chương trình này mang tính liên tục, sự đa về nguồn tin cung cấp, chương trình thời sự thu thập từ nhiều gửi tới như phóng viên của Đài THVN, phóng viên của Đài khu vưc, phóng viên thường trú tại đại phương, phóng viên của thông tấn xã.
Sản phẩm phát sóng ở các loại băng khác nhau.
- Sản xuất chương trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương tiện và trang thiết bị máy móc, khả năng đội ngũ làm chương trình, khả năng kinh tế
- Tiếp nhận một số lượng lớn các thành phần tin tức về chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao...để gia công nhanh và phát sóng kịp thời trong ngày, đảm bảo tính thời sự của chương trình.
- Thành phần của của chương trình thời sự gồm: tin và phóng sự
+ tin là sự kết hợp giữa lời bình và hình ảnh (lời bình là chủ yếu)
Có thể tự sản xuất trong studio hay quay nhanh ở bên ngoài và gia công hậu kỳ.
Phương pháp đưa tin: Phóng viên, biên tập viên lên hình, thuyets minh theo hình ảnh dùng hình ảnh trong điện thoại của các phóng viên gửi về.
Gồm các tin vắn, ngắn, sâu, tổng hợp.
+ Phóng sự gồm hình ảnh lời bình, thời lượng dài hơn tin, thường quay ở ngoài dài ( từ 1 đến 5p).
-Yêu cầu của chương trình thời sự : bám sát vào các sự kiện quan trọng, hình thành 1 hệ thống thông tin cụ thể, thông tin phải chính xác, kịp thời, quan sát được các sự kiện đang diễn ra.
Các bước công nghệ:
- Sản xuất tin, phóng sự bên ngoài
(vẽ hình)
- Sản xuất các chương trình trong studio:
(vẽ hình)
- Thu thập chương trình:
(vẽ hình)
- Dựng chương trình:
(vẽ hình)
- Dựng hậu kì hình:
(vẽ hình)
- Dựng hậu kỳ tiếng:
(vẽ hình)
- Móc nối chương trình, chuẩn bị phát sóng
- Khi dựng, bắn chữ
+ Đối với tin: chỉ bắn tên người thực hiện
+ Đối với phóng sự: đầu, cuối, cuối bắn tên phóng sự, người được phỏng vấn, những người thực hiện.
Câu 7: Phân tích các chế độ dựng và sơ đồ đấu nối máy trong 1 phòng dựng chuyên dụng:
Trả lời:
- Sơ đồ:
(vẽ hình)
- Phân tích:
+ PVW_2600P là VTR để phát t/h A, V, xung điều khiển.
+ PVW_2800P là VTR ghi để ghi các t/h A, V, xung điều khiển
+ M1 monitor để kiểm tra t/h của máy phát
+M2 dùng để kt t/h của máy ghi
+M3 dùng để kiểm tra t/h của MJ_MX 50 A
+MJ_MX 50 A: bàn trộn, trộn hình ảnh từ các nguồn VTR phát để chuyển các đường tín hiệu. Tạo ra các hiệu ứng kỹ xảo hình ảnh, tạo t/h chuẩn blackburst để đồng bộ các thiết bị.
+PVE 500: bàn dựng hình, điều khiển từ xa cho các VTR
- Dây 9 pin là dây điều khiển để kết nối giữa VTR với bàn dựng.
- Blachburst là đường đồng bộ giữa VTR ghi và bàn Mixer
- t/h từ VTR phát sang VTR ghi là đường compoment ( 3 dây BNC)
- Máy tính dùng để bắn chữ, tạo tiêu đề.
Câu 8:Công nghệ sản xuất chương trình phóng sự truyền hình:
Trả lời:
* Đặc điểm:
- là 1 thể loại đặc thù trong chương trình thời sự.
- Mục đích: trả lời phản ánh đúng những sự kiện mới và gợi mở những vấn đề cần thiết cho dư luận.
- Các thể loại phóng sự:
+ Phóng sự ngắn (2p30s đến 5p): đây là chương trình có tính tự cao, tập trung thẳng vào 1 vấn đề mà xã hội đang quan tâm, có sự kết hợp giữa sự kiện và nhân chứng.
+ Phóng sự chuyên đề (độ dài hơn 7p): đây là phóng sự thường phản ánh sâu 1 vấn đề mà trong vấn đề đó phải có sự kiện, tính thời sự không đòi hỏi cao như phóng sự ngắn, bám sát theo diễn biến của sự kiện đang diễn ra.
+ Phóng sự điều tra, phóng sự tài liệu:
- Yêu cầu đối với phóng sự:
+ hình ảnh quay: quay các góc độ khác nhau, từng khuôn hình phải cso thông tin, chú ý vai trò chủ thể của con người, dùng nhiều hình ảnh tĩnh, hạn chế động tác máy.
+ hình ảnh dựng: tiến hành dựng không quá nhanh, phù hợp với nhịp điệu dựng, tránh lặp lại khuôn hình.
- Âm thanh: tận dụng tốt tiếng động đồng bộ, lời thoại khi phỏng vấn trong phóng sự.Hạn chế sử dụng tiếng động đồng bộ, thể hiện lời bình tốt.
* Các bước công nghệ:
- Chuẩn bị về biên tập và kĩ thuật.
+Biên tập xây dựng nội dung chương trình là cơ sở để tiến hành làm kịch bản quay và dựng.
+ Kĩ thuật: chuẩn bị thiết bị và phương tiện, băng.
- Đưa nhóm làm chương trình và phương tiện kĩ thuật đến địa điểm làm việc.
- Tiến hành quay và ghi hình theo kịch bản: quay dưới sự chỉ đạo của đạo diễn, tiếng động đồng bộ được ghi cùng với hình ảnh bằng micro gắn trên Cam hay mic độc lập và đầu ra của khâu này là 1 băng ghi các cảnh và kịch bản quay với đầy đủ các thông số cần thiết.
- Kiểm tra và lựa chọn cảnh: việc này quyết định tới độ dài ngắn của chương trình , mức độ về nghệ thuật yêu cầu.
- Dựng chương trình::
+ Hậu kì hình:
(vẽ hình)
+ Hậu kì tiếng:
(vẽ hình)
- Móc nối chương trình, phát sóng. Biên tập viên lên hình.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro