Tiểu luận cnxh
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
NHỮNG MÂU THUẪN VÀ GIẢI PHÁP
A, PHẦN MỞ ĐẦU
1, Tính cấp thiết của đề tài:
Ở nước ta, công bằng xã hội luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm, nằm trong năm thành tố của mục tiêu phấn đấu xây dựng chủ nghĩa xã hội "Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh". Quá trình thực hiện công bằng xã hội ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được những kết quả khả quan góp phần quan trọng vào công bằng xã hội Việt Nam, đem lại niềm tin cho nhân dân, đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc thực hiện công bằng xã hội luôn là một bài toán khó. Bởi lẽ muốn thực hiện công bằng xã hội phải có sự tác động của nhiều yếu tố khách quan, chủ quan khác nhau, phải giải quyết được nhiều mối quan hệ đa dạng và phức tạp trên mọi lĩnh vực của đời sống và xã hội, đặc biệt là mối quan hệ không dễ điều hòa giữa phát triển kinh tế và công bằng xã hội, giữa quy luật cạnh tranh thị trường cùng những hệ lụy của nó tới mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng và tiến bộ.
Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết trên đây, tôi lựa chọn đề tài "Chủ nghĩa xã hội và công bằng xã hội. Thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Những mâu thuẫn và giải pháp" làm tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội khoa học của mình.
2, Kết cấu nội dung:
Ngoài phần mở đầu đã nêu ở trên, những phần còn lại là:
B. Nội dung
I, Điều kiện ra đời và đặc trưng của chủ nghĩa xã hội
1, Điều kiện ra đời của chủ nghĩa xã hội
2, Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội
II, Công bằng xã hội
1, Khái niệm công bằng xã hội
2, Nội dung của công bằng xã hội
3, Điều kiện thực hiện công bằng xã hội
4, Công bằng xã hội- mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
III, Thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Những mâu thuẫn và giải pháp
1, Thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay.
2, Những mâu thuẫn và giải pháp
B, NỘI DUNG:
I, Điều kiện ra đời và đặc trưng của chủ nghĩa xã hội:
1, Điều kiện ra đời của chủ nghĩa xã hội:
*Điều kiện kinh tế- xã hội:
-Vào những năm 40 thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản ở châu Âu đã đạt được những bước phát triển rất quan trọng trong kinh tế, đặc biệt là ở Anh và Pháp. Nước Anh đã trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất với lực lượng công nghiệp hùng mạnh. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Pháp đang được hoàn thành.
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ. Nhờ vậy, tính hơn hẳn của chế độ tư bản chủ nghĩa so với chế độ phong kiến được thể hiện một cách rõ rệt. Giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị về chính trị trên thế giới, ngày càng thể hiện bản chất bóc lột.
- Mâu thuẫn xã hội phát triển, đặc biệt là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản => đấu tranh của công nhân nổ ra và thất bại.
=> Điều kiện đó là cơ sở để nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản kỹ hơn, khoa học hơn, đồng thời điều kiện KT-XH cũng yêu cầu cần có một lý luận mới ra đời để chỉ đạo phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.
2, Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội:
1. Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất công nghiệp hiện đại.
2. Chủ nghĩa xã hội đã xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu.
3. Chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới.
4. Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động – nguyên tắc phân phối cơ bản nhất.
5. Chủ nghĩa xã hội có Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu mới, nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân.
6. Chủ nghĩa xã hội đã giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo những điều kiện cơ bản để con người phát triển toàn diện.
II, Công bằng xã hội
1, Khái niệm công bằng xã hội:
- Lịch sử ra đời và phát triển: Trong khi khái niệm công bằng xã hội có thể được bắt nguồn từ thần học của và triết học của , thuật ngữ "công bằng xã hội" đã được sử dụng chính thức vào những năm 1780. Một linh mục tên là Luigi Taparelli thường được ghi công trong việc đặt ra thuật ngữ này và nó đã lan rộng trong với tác phẩm của Antonio Rosmini Serbati. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng việc sử dụng cách diện đạt "công bằng xã hội" đã có từ trước đó (thậm chí trước thế kỷ 19).
- Hiện nay, công bằng xã hội được quan niệm theo chủ nghĩa xã hội là:
"Công bằng xã hội là một giá trị nhằm định hướng cho sự phát triển con người được hình thành trên cơ 41 sở của bình đẳng giữa những con người về nghĩa vụ và quyền lợi, về cống hiến và hưởng thụ, giữa phẩm chất và năng lực với cơ hội và điều kiện phát triển... trên mọi phương diện của đời sống xã hội, phù hợp với điều kiện hiện thực của xã hội."
2, Nội dung công bằng xã hội:
a, Nguyên tắc cơ bản của công bằng xã hội:
Thứ nhất, nguyên tắc bảo đảm quyền lợi. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tôn trọng và bảo đảm quyền con người. Mỗi cá nhân có quyền cơ bản, như quyền sinh sống, quyền bảo đảm xã hội, quyền nhận được sự giáo dục. Nguyên tắc bảo đảm quyền lợi là quốc gia và xã hội đối với các quyền cơ bản của công dân đều phải được duy trì và bảo vệ, bảo đảm mỗi công dân đều được tôn trọng.
Thứ hai, nguyên tắc công bằng về cơ hội. Công bằng về cơ hội bao hàm 3 tầng ý: một là, bình đẳng, phàm là con người sinh ra đều giống nhau; hai là, thực hiện quá trình bình đẳng trong quá trình thực hiện cơ hội tất yếu loại trừ các yếu tố không chính đáng, can dự đặc quyền; ba là, thừa nhận và tôn trọng sự khác biệt tự nhiên trong quá trình phát triển về phương diện tiềm năng của con người,
Thứ ba, nguyên tắc phân phối theo sự cống hiến. Trong sản xuất và sinh hoạt, mỗi một cá nhân đầu tư vào chất lượng và số lượng lao động, yếu tố sản xuất của đầu tư hoàn toàn không giống nhau, do đó cống hiến cụ thể trong xã hội cũng có sự khác biệt. Trong phân phối người ta căn cứ theo cống hiến, thể hiện ra tính khác biệt của phân phối. Năng lực và cống hiến không giống nhau, thu nhập sẽ khác biệt, đó là công bằng. Phương thức phân phối cũng có lợi cho sự điều động tính tích cực của con người, có lợi cho hình thức sức hoạt động của chỉnh thể xã hội.
Thứ tư, nguyên tắc quan tâm đến người yếu thế. Một xã hội quá cường điệu sự bình đẳng khó tránh khỏi rơi vào bình quân chủ nghĩa, sẽ tổn hại nghiêm trọng đến tính tích cực của người lao động, rơi vào hiệu suất thấp, không phù hợp với nguyên tắc công bằng. Nhưng do kết quả là không bình đẳng, vị trí xã hội của lợi ích các nhóm yếu thế do sự khác biệt về giàu nghèo cũng tạo thành hiện tượng không công bằng.
b, Đặc trưng cơ bản của công bằng xã hội:
Thứ nhất, công bằng xã hội là một giá trị nhằm xác lập mối quan hệ giữa người với người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, v.v..) theo nguyên tắc tương xứng giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa phẩm chất và năng lực với cơ hội và điều kiện phát triển.
Thứ hai, công bằng xã hội là khái niệm mang tính lịch sử cụ thể. Công bằng xã hội không phải là một khái niệm bất di bất dịch. Với tư cách là sản phẩm của đời sống xã hội, mà đời sống xã hội luôn vận động, biến đổi nên nội dung của công bằng xã hội cũng phải biến đổi cho phù hợp. Không thể có một quan niệm chung về công bằng xã hội cho mọi thời đại, dân tộc và giai cấp.
Thứ ba, công bằng xã hội là một trường hợp riêng của bình đẳng xã hội. Công bằng xã hội có khía cạnh bình đẳng, đồng thời có khía cạnh bất bình đẳng. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân trước pháp luật; bình đẳng về nhân phẩm, chủng tộc, giới tính, tín ngưỡng tôn giáo chống lại mọi sự kỳ thị, phân biệt đối xử là những yêu cầu của công bằng xã hội. Tuy nhiên, trong chủ nghĩa xã hội, sự bất bình đẳng về hưởng thụ do sự không ngang nhau về phẩm chất và năng lực trong lao động, cống hiến cũng là một yêu cầu của công bằng xã hội.
3, Điều kiện thực hiện công bằng xã hội:
Trình độ phát triển kinh tế. Trình độ phát triển kinh tế của một nước là nhân tố đặc biệt quan trọng để thực hiện công bằng xã hội. Kinh tế phát triển tạo tiền đề vật chất cần thiết cho việc đảm bảo thực hiện tốt các chính sách công bằng xã hội. Không thể có công bằng xã hội trên cơ sở một nền kinh tế trì trệ, suy thoái. Kinh tế phát triển, nhà nước mới có điều kiện vật chất để giải quyết tốt hơn các vấn đề: xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm công ăn việc làm, đầu tư cho giáo dục, y tế, văn hóa...
Chế độ chính trị, đặc biệt là bản chất của giai cấp cầm quyền và của nhà nước ở mỗi nước chi phối, quy định công bằng xã hội và việc thực hiện công bằng xã hội ở nước đó. Quan điểm về công bằng xã hội và chủ trương, giải pháp thực hiện công bằng xã hội ở những nước ấy là của giai cấp cầm quyền, được thực hiện chủ yếu thông qua nhà nước của họ.
Các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Văn hóa là tập hợp những tư tưởng, tình cảm, tập quán, thói quen trong tư duy, lối sống và ứng xử của mỗi người, cộng đồng - đó là yếu tố tinh thần trong đời sống con người. Các giá trị văn hoá và truyền thống lịch sử dân tộc của mỗi nước tác động và là một trong những động lực của sự phát triển của người dân và xã hội, hướng tới xã hội tươi đẹp, công bằng, nhân ái, văn minh... chi phối mạnh mẽ việc thực hiện công bằng xã hội.
Tính chất của thời đại. Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa, kinh tế tri thức một mặt tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện tốt hơn công bằng xã hội.
4, Công bằng xã hội- mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
Sau đây chúng tôi xin trình bày một nội dung của công bằng xã hội: "Thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Những mâu thuẫn và giải pháp"
III, Thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Những mâu thuẫn và giải pháp
1, Thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay.
1.1.Thành tựu:
a, Thực hiện công bằng xã hội trong lĩnh vực phân phối đảm bảo điều kiện kinh tế cho sự phát triển con người Việt Nam hiện nay
- Thực hiện công bằng trong phân phối tư liệu sản xuất thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhân dân
- Thực hiện công bằng trong phân phối sản phẩm đảm bảo lợi ích vật chất cho người lao động, phát triển kinh tế
b, Thực hiện công bằng xã hội đảm bảo cho sự phát triển con người về trí lực, thể lực và tâm lực
Thứ nhất, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống cung ứng dịch vụ y tế khá hoàn chỉnh với mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp giúp người dân dễ dàng tiếp cận và thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe. Thứ hai, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em ngày càng được chú ý. Thứ ba, bảo hiểm y tế đang đóng vai trò tích cực giúp tăng khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế.
c, Thực hiện công bằng xã hội tạo môi trường chính trị - xã hội ổn định cho sự phát triển con người Việt Nam hiện nay
d, Nguyên nhân của những thành tựu
Thứ nhất, trong những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn tích cực đổi mới trong tư duy lý luận về công bằng xã hội, thực hiện công bằng xã hội và phát triển con người. Quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đổi mới là phát triển vì con người và do con người.
Thứ hai, sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đạt được những thành tựu cơ bản tạo tiền đề quan trọng đảm bảo thực hiện có hiệu quả công bằng xã hội ở nước ta. tạo tiền đề vật chất cho việc thực hiện công bằng xã hội vì mục tiêu phát triển con người.
Thứ ba, truyền thống dân tộc là một trong những nhân tố có tác động không nhỏ tới việc thực hiện công bằng xã hội. Hiện nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, giá trị truyền thống ngày càng phát huy tác dụng trong việc hình thành nhân cách, lối sống tốt đẹp của mỗi cá nhân, khắc phục chủ nghĩa vị kỷ, sùng bái vật chất, đồng tiền, coi trọng tập thể, cộng đồng. Đây cũng là cơ sở để những quan điểm, đường lối về thực hiện công bằng xã hội có điều kiện nhanh chóng đi vào đời sống xã hội.
1.2. Hạn chế
a, Sự bất cập của thực hiện công bằng xã hội trong phân phối dẫn đến cản trở sự phát triển con người
- Sự bất cập của việc thực hiện công bằng xã hội trong phân phối tư liệu sản xuất hạn chế việc phát huy vai trò chủ thể của người lao động: Trước tiên phải kể đến sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận tư liệu sản xuất. Vẫn còn phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Việc quá ưu ái đối với thành phần kinh tế nhà nước đã mang lại nhiều hậu quả xấu cho nền kinh tế như nợ công, nợ xấu ngày càng lớn và càng phổ biến; tham nhũng, tham ô tràn lan không kiểm soát được; sự thao túng của các nhóm lợi ích ngày càng rõ rệt và có ảnh hưởng tiêu cực chi phối đến nền kinh tế.
- Sự bất cập của thực hiện công bằng xã hội trong phân phối thu nhập hạn chế việc phát triển con người Việt Nam hiện nay:
- Những hiện tượng làm giàu bất chính dẫn đến bất công đang cản trở sự phát triển con người Việt Nam: Thực trạng báo động ở nước ta hiện nay là tệ tham nhũng ngày càng trầm trọng, trở nên phổ biến. Nó xuất hiện ở tất cả các khâu của quá trình phân phối và bóp méo kết quả phân phối ở nước ta.
b, Sự bất cập của thực hiện công bằng về cơ hội cản trở sự phát triển năng lực con người Việt Nam
- Sự bất cập của thực hiện công bằng về cơ hội trong giáo dục, đào tạo làm hạn chế sự phát triển trí lực con người Việt Nam: Bằng cấp không phản ánh đúng thực chất trình độ của người có bằng. Xu thế thương mại hóa giáo dục, đào tạo và bằng cấp đang tiếp tục làm suy giảm chất lượng giáo dục, đào tạo.
- Sự bất cập của thực hiện công bằng về cơ hội trong y tế làm hạn chế sự phát triển thể lực con người Việt Nam: Thứ nhất, phân bổ nguồn lực và tài chính cho y tế còn nhiều bất hợp lý. Thứ hai, bất bình đẳng về cơ hội tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế. Thứ ba, tỷ lệ chi tiền túi hộ gia đình cho y tế vẫn cao so với thu nhập.
- Công bằng về cơ hội trong tiếp cận thông tin, văn hóa còn nhiều bất cập làm hạn chế sự phát triển tâm lực của con người Việt Nam: Sự phân hóa trong thu nhập giữa các vùng, miền, giữa các nhóm dân cư đã kéo theo sự phân hóa trong đời sống văn hóa. Các nhóm xã hội có thu nhập, trình độ học vấn khác nhau có nhu cầu hưởng thụ văn hóa, lối sống, định hướng giá khác nhau, hình thành các nhóm văn hóa trung lưu, văn hóa người giàu, văn hóa người nghèo
c, Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, những khó khăn, phức tạp của việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, sự thiếu đồng bộ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội, cùng với những hạn chế trong việc triển khai, tổ chức thực hiện chính sách đã gây khó khăn cho việc thực hiện công bằng xã hội vì mục tiêu phát triển con người.
Thứ ba, hạn chế về năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đã làm giảm vai trò của việc thực hiện công bằng xã hội với việc phát triển con người.
Thứ tư, hạn chế trong nhận thức về công bằng xã hội đã và đang làm giảm vai trò của việc thực hiện công bằng xã hội với việc phát triển con người.
2, Những mâu thuẫn và giải pháp:
a, Mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội:
Mâu thuẫn bao trùm nhất trong lĩnh vực công bằng xã hội ở nước ta hiện nay là mâu thuẫn giữa cá nhân với xã hội. Đại bộ phận các hiện tượng bất công, tiêu cực trong xã hội ta hiện nay, như tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lừa đảo, gian lận thương mại, giết người, cướp của, khiếu kiện, bạo loạn... đều ít nhiều có liên quan đến mâu thuẫn cá nhân và xã hội. Ta nhận thấy các mâu thuẫn đối kháng, giai cấp sẽ mất đi, nhưng mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội - một loại mâu thuẫn không đối kháng, thì lại càng có xu hướng phát triển phức tạp hơn.
Mối quan hệ có mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, nếu không được giải quyết một cách đúng đắn, sẽ biểu hiện thành những hiện tượng tiêu cực dẫn đến bất công xã hội. Trong mối quan hệ này, nếu lợi ích của cá nhân bị vi phạm thì xã hội sẽ mất đi một động lực to lớn của sự phát triển xã hội. Còn ngược lại, nếu cá nhân có lợi nhưng lợi ích của xã hội bị vi phạm thì nạn nhân của sự bất công lại là cộng đồng xã hội.
ð Giải pháp: Cần tránh hai khuynh hướng cực đoan: hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích cộng đồng xã hội và hy sinh lợi ích cộng đồng vì lợi ích của một số cá nhân. Muốn vậy, một mặt, Nhà nước cần phải tạo ra môi trường pháp 1 thông thoáng để tạo điều kiện cho sự phát triển tự do và toàn diện của cá nhân. Mặt khác, Nhà nước phải kiên quyết ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân cực đoan, nhất là phải mạnh tay trừng trị các hiện tượng quan liêu, tham nhũng, hối lộ trong bộ máy Nhà nước và tội phạm ngoài xã hội.
b, Mâu thuẫn giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội của Nhà nước.
Một là, việc thực hiện chính sách kinh tế trong khi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy luật của kinh tế thị trường, phải đảm bảo tính hiệu quả kinh tế, phải chấp nhận cạnh tranh, phá sản, thất nghiệp và có thể, còn dẫn đến mâu thuẫn với chính sách xã hội, chính sách đảm bảo sự phát triển hài hòa của mọi lợi ích xã hội với tư cách một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Hai là, mặc dù trong chính sách kinh tế đã hàm chứa những giải pháp xã hội, nhưng nhiệm vụ chủ yếu của nó là giải quyết những vấn đề kinh tế. Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, bất cứ một giải pháp kinh tế nào cũng trước hết, phải chú trọng đến hiệu quả kinh tế. Do vậy, chính sách kinh tế, dù tối ưu đến đâu cũng không thể bao quát và giải quyết được tất cả những khía cạnh phức tạp của lĩnh vực xã hội rộng lớn. Theo đó, những giải pháp kinh tế, nếu không đi kèm theo các giải pháp xã hội nhất định, sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội nhức nhối
Ngược lại, việc thực hiện các chính sách xã hội cũng có thể mâu thuẫn với chính kinh tế. Bởi vì, việc thực hiện các chính sách này vượt quá khả năng cho phép của nền kinh tế, hoặc vi phạm những nguyên tắc công bằng trong kinh tế sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
ð Giải pháp: phải kết hợp hài hòa hai loại chính sách đó cả trong việc hoạch định lẫn trong việc thực hiện chúng. Sự kết hợp giữa chúng phải nhằm mục đích vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo thực hiện các mục tiêu xã hội, trong đó có công bằng và bình đẳng xã hội. Nói cách khác, sự kết hợp đó phải nhằm đảm bảo việc thực hiện chính sách kinh tế không dẫn đến những hậu quả xã hội tiêu cực và việc thực hiện chính sách xã hội, đến lượt nó, chẳng những không cản trở, mà còn trở thành động lực của sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
c, Mâu thuẫn giữa lợi ích nhà đầu tư và lợi ích người lao động:
Đầu tiên, ta cần hiểu rằng thực ra, chúng ta cần ở doanh nhân không phải chủ yếu ở nguồn vốn của họ, mà quan trọng nhất là ở năng lực, kinh nghiệm tổ chức, quản lý, điều hành doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ. Đây chính là một loại lao động - lao động quản lý, là cái rất cần thiết cho xã hội ta hiện nay và là cái mà không phải ai cũng có được. Khi thừa nhận giá trị của loại lao động này, chúng ta cũng phải thừa nhận thu nhập chính đáng của họ dựa trên lao động đó. Đương nhiên, bóc lột sức lao động là điều không thể tránh khỏi ở những loại doanh nghiệp này.
Những nhà đầu tư, nếu không có sự can thiệp, điều chỉnh của Nhà nước thì họ có khuynh hướng giảm thiểu thu nhập và những điều kiện thiết yếu của người lao động đến mức thấp nhất để lợi nhuận của họ đạt đến mức tối đa.
ð Giải pháp: Nhà nước cần tạo điều kiện thông thoáng để cho nhà đầu tư sản xuất kinh doanh, bảo đảm lợi ích chính đáng của họ, đánh giá đúng vai trò và những đóng góp của họ. Đồng thời, Nhà nước cần có những quy định bắt buộc đối với nhà đầu tư về việc đảm bảo mức sống tối thiểu và những điều kiện thiết yếu cho người lao động. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích nhà đầu tư không ngừng nâng cao mức sống và phúc lợi cho người lao động để động viên người lao động gắn bó với doanh nghiệp, tăng năng suất và chất lượng lao động, đảm bảo hai bên cùng có lợi.
d, Mâu thuẫn trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo:
Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, nếu để xảy ra tình trạng chạy theo lợi ích cá nhân, cục bộ, để cho những lợi ích này mâu thuẫn với lợi ích toàn xã hội thì không tránh khỏi xảy ra những hiện tượng tiêu cực, bất công. Bệnh thành tích cũng dẫn đến nhiều bất công trong lĩnh vực này.
Về phía chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có mâu thuẫn: muốn nâng cao chất lượng đào tạo nhưng không muốn tăng ngân sách. Với một ngân sách đầu tư có hạn của Nhà nước và một khoản học phí ít ỏi từ người học, thử hỏi lấy tiền đâu để tăng cường cơ sở vật chất cho đào tạo, tăng lương và phụ cấp cho giáo viên. Đối xử thiếu công bằng với đội ngũ giáo viên, giảng viên là một trong những nguyên nhân yếu kém của nền giáo dục - đào tạo ở một số nước kém phát triển.
ð Giải pháp: Một mặt, cần thực hiện xã hội hóa giáo dục - đào tạo, mặt khác, cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng giáo dục ' đào tạo của các cơ sở. Một mặt, cần chống thương mại hóa giáo dục, nhưng mặt khác, cũng nên khuyến khích cạnh tranh trong giáo dục - đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng. Cần xử lý nghiêm những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh của một số cơ sở đào tạo. Đối với giáo viên, giảng viên, Nhà nước cần nâng cao mức sống cho họ mới có thể khắc phục được tình trạng chạy xô, dạy thêm tràn lan. Đồng thời, Nhà nước cũng cần phải có chính sách ưu đãi đối với những nhà giáo có trình độ, có tâm huyết để khuyến khích nhân tài.
Trên đây là một số mâu thuẫn của việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam. Đương nhiên, mâu thuẫn là nguồn gốc, là động lực của sự phát triển, chúng tôi không phủ nhận điều này mà chỉ đi sâu khai thác một khía cạnh của vấn đề: mâu thuẫn nếu không được giải quyết tôi sẽ dẫn đến bất công, tiêu cực xã hội. Để thực hiện công bằng xã hội, chúng ta cần phải mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật, chấp nhận và tìm phương án, biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong lĩnh vực này.
Hết
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro