Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

de cuong

Câu 1: Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa phương pháp

luận?

Trả lời:

. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

- Vật chất quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức.Vật chất là cái có trước,nó sinh ra

và quyết định ý thức:

Nguồn gốc của ý thức chính là vật chất : bộ não ngưòi – cơ quan phản ánh thế giơí xung

quanh,sự tác động của thế giới vật chất vào bộ não ngưòi,tạo thành nguồn gốc tự nhiên .

Lao động và ngôn ngữ(tiếng nói,chữ viết )trong hoạt động thực tiễn cùng với nguồn gốc tự

nhiên quyết định sự hình thành,tồn tại và phát triển của ý thức .

Mặt khác,ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.Vật chất là đối tượng,khách thể

của ý thức,nó quy định nội dung,hình thức,khả năng và quá trình vận động của ý thức .

-Tác động trở lại của ý thức

Ý thức do vật chất sinh ra và quy định,nhưng ý thức lại có tính độc lập tương đối của nó.Hơn

nữa,sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh tinh thần,phản ánh sáng tạo và chủ

động chứ không thụ động,máy móc,nguyên si thế giới vật chất,vì vậy nó có tác động trở lại đối

với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người .

Dựa trên các tri thức về quy luật khách quan,con người đề ra mục tiêu,phương hướng,xác định

phương pháp,dùng ý chí để thực hiện mục tiêu ấy.Vì vậy,ý thức tác động đến vật chất theo hai

hướng chủ yếu :Nếu ý thức phản ánh đúng đắn điều kiện vật chất,hoàn cảnh khách quan thì sẽ

thúc đẩy tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của đối tượng vật chất.Ngược lại,nếu ý thức phản

ánh sai lệch hiện thực sẽ làm cho hoạt động của con người không phù hợp với quy luật khách

quan,do đó:sẽ kìm hãm sự phát triển của vật chất.

Tuy vậy,sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ với một mức độ nhất định chứ nó

không thể sinh ra hoặc tiêu diệt các quy luật vận động của vật chất được.Và suy cho cùng,dù ở

mức độ nào nó vẫn phải dựa trên cơ sở sự phản ánh thế giới vật chất .

Biểu hiện ở mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống xã hội là quan hệ giữa tồn tại

xã hội và ý thức xã hội,trong đó tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội,đồng thời ý thức xã hội

có tính độc lập tương đối và tác động trở lại tồn tại xã hội .

Ngoài ra, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức còn là cơ sở để nghiên cứu,xem xét các mối

quan hệ khác như: lý luận và thực tiễn,khách thể và chủ thể,vấn đề chân lý …

Ý nghĩa Phương Pháp luận:

1

Nếu thừa nhận vật chất có trước ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức thì trong

hành động nhận thức cũng như hành động thực tiễn của con người phải luôn luôn xuất

phát từ thực tế khách quan tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.

Ý thức có tác động tích cực trở lại vật chất sinh ra nó cho nên ta phải biết phát huy

tinh năng động, sang tạo của ý thức, phát huy nhân tố chủ quan của con người. Nhận

thức được quy luật, xác định được mục tiêu, đề ra phương hướng hoạt động dạt hiệu

quả cao nhất.

Câu 2: : Phủ định biện chứng là gì? Nội dung quy luật phủ định của phủ định. Ý nghĩa

phương pháp luận của quy luật?

Trả Lời:

Phủ định biện chứng là:

Là quá trình khách quan, tự than, là qua trình kế thừa cái tích cực đã đạt được từ cái

cũ, là mắt khâu quan trong quá trình dẫ tới dự ra đời của sự vật hiện tượng mới cao hơn

tiến bộ hơn.

Nội dung của quy luật phủ định của phủ định

của sự vật, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ định

biện chứng diễn ra. Sự vật đó không còn nữa và bị thay thế bởi sự vật mới, trong đó có

những nhân tố tích cực được giữ lại. Song sự vật mới này sẽ lại bị phủ định bởi sự vật

mới khác. Sự vật mới khác ấy dường như là sự vật đã tồn tại, song không phải là sự

trùng lặp hoàn toàn, mà nó có được bổ sung những nhân tố mới và chỉ bảo tồn những

nhân tố tích cực, thích hợp với sự phát triển tiếp tục của nó. Sau khi sự phủ định diễn

ra 2 lần thì sự phủ định của phủ định được thực hiện, sự vật mới hoàn thành một chu

kỳ phát triển. Ph.Ăngghen đã đưa ra một thí dụ để hiểu về quá trình phủ định này:” Hãy

lấy ví dụ hạt đại mạch. Có hàng nghìn triệu hạt đại mạch được xay ra, nấu chín và

đem làm rượu, rồi lại tiêu dùng đi. Nhưng nếu một hạt đại mạch như thế gặp những

điều kiện bình thường đối với nó, nếu nó rơi vào một miếng đất thích hợp, thì nhờ ảnh

hưởng của sức nóng và độ ẩm, đối với nó sẽ diễn ra một sự biến hoá riêng, nó nẩy

mầm: hạt đại mạch biến đi, không còn là hạt đại mạch nữa , nó bị phủ định, bị thay thế

bởi cái cây do nó đẻ ra, đấy là sự phủ định hạt đại mạch. Nhưng cuộc sống bình thường

của cái cây này sẽ như thế nào? Nó lớn lên, ra hoa, thụ phấn và cuối cùng sinh ra những

hạt thóc mới, và khi hạt đại mạch nó chín thì thân cây chết đi, bản thân nó bị phủ định.

Kết quả của sự phủ định này là chúng ta lại có hạt đại mạch như ban đầu không chỉ là

Sự ra đời và tồn tại của sự vật đã khẳng định chính nó. Trong quá trình vận động

2

một hạt thóc mà nhiều gấp mười, hai mươi, ba mươi lần”.(Các Mác và Ăngghen

toàn tập , NXBCTQG, HN 1994, T20, tr 195)

Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn

trong bản thân sự vật quyết định. Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hoá

giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật- giữa mặt khẳng định và mặt phủ định. Sự

phủ định lần thứ nhất diễn ra làm cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập với mình. Sự

phủ định lần thứ hai được thực hiện dẫn tới sự vật mới ra đời. Sự vật này đối lập với cái

đựợc sinh ra ở lần phủ định thứ nhất. Nó được bổ sung nhiều nhân tố mới. Như vậy, sau

hai lần phủ định sự vật dường như quay trở lại cái cũ, nhưng trên cơ sở mới cao hơn là

đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển biện chứng thông qua phủ định của phủ định.

Phủ định của phủ định làm xuất hiện sự vật mới là kết quả của sự tổng hợp tất cả

nhân tố tích cực đã có và đã phát triển trong cái khẳng định ban đầu và trong những làn

phủ định tiếp theo. Do vậy, sự vật mới với tư cách là kết quả của phủ định của phủ định

có nội dung hoàn thiện hơn, phong phú hơn, có cái khẳng định ban đầu và kết quả của sự

phủ định lần thứ nhất.

Kết quả của sự phủ định của phủ định là điểm kết thúc của một chu kỳ phát triển và

cũng là điểm khởi đầu cho kỳ phát triển tiếp theo. Sự vật lại tiếp tục biện chứng chính

mình để phát triển. Cứ như vậy sự vật mới ngày càng mới hơn.

Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của sự vật- xu

hướng phát triển. Song sự phát triển đó không phải diễn ra theo đường thẳng, mà theo

đường “ xoáy ốc”.

Sự phát triển theo đường “xoáy ốc” là sự biểu thị rõ ràng, đầy đủ các đặc trưng của quá

trình phát triển biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên. Mỗi vòng

của đường “xoáy ốc” dường như thể hiện sự lặp lại nhưng cao hơn, thể hiện trình độ

cao hơn của sự phát triển. Tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao được thể hiện

ở sự nối tiếp từ dưới lên của các vòng trong đường “xoáy ốc”.

Nghiên cứu quá trình phát triển của sự vật theo quy luật phủ định của phủ định chúng

ta không được hiểu một cách máy móc là mọi sự vật trong thế giới hiện thực đều phải

trải qua hai lần phủ định phủ định mới hoàn thành một chu kỳ nhất định của chúng.

Trong hiện thực, một chu kỳ phát triển của sự vật cụ thể có thể bao gồm số lượng các

lần phủ định nhiều hơn hai. Có sự vật trải qua hai lần phủ định, có sự vật trải qua ba,

bốn, năm lần phủ định … mới hoàn thành một chu kỳ phát triển. Điều đó phụ thuộc vào

từng sự vật cụ thể. Chẳng hạn:

Vòng đời của con tằm: trứng - tằm - nhộng - ngài - trứng. Ở đây vòng đời của tằm trải

qua bốn lần phủ định.

3

Các nguyên tố hoá học trong bản Hệ thống tuần hoàn do Menđêlêép thể hiện khá rõ

điều khái quát nêu trên. Các nguyên tố hoá học phải trải qua rất nhiều lần phủ định mới

hoàn thành chu kỳ phát triển của chúng.

Từ sự phân tích đã được nêu ra ở trên, chúng ta khái quát về nội dung cơ bản của quy

luật phủ định của phủ định như sau:

Quy luật phủ định của phủ định nêu lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái khẳng định và

cái phủ định, nhờ đó phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển; nó bảo tồn nội

dung tích cực của các giai đoạn trước và bổ xung thêm những thuộc tính mới làm cho

sự phát triển đi theo đường “xoáy ốc”.

Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN:

• Cho ta cơ sở lý luận để hiểu biết về sự ra đời của cái mới. Cái mới nhất định sẽ thay thế

cái cũ, cái tiến bộ nhát định chiến thắng cái lạc hậu, cái mới ra đời từ cái cũ. Do đó cần

chống thái độ phủ định sạch trơn cái cũ.

• Trong công tác chúng ta cần phát hiện ra và quý trọng cái mới, phải tin tưởng vào

tương lai phát triển của cái mới, mặc dù lúc đầu nó còn yếu ớt, ít ỏi, phải ra sức bồi

dưỡng, phát huy cái mới, tạo điều kiện cho nó chiến thắng cái cũ.

• Trong khi đấu tranh với cái cũ, chúng ta phải biết sàng lọc, biết giữ lấy những gì tích

cực, có giá trị của cái cũ, biết cải tạo cái cũ cho phù hợp với điều kiện mới.

• Vừa phải chống lại thái độ hư vô chủ nghĩa trong khi nhìn nhận lịch sử, đánh giá quá

khứ, vừa phải chống lại thái độ bảo thủ, khư khư giữ lại cả những gì đã lỗi thời cản trở

bước tiễn của lịch sử.

Câu 3: Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất? Sự vận dụng

quy luật này của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay.

Trả lời:

*LLSX :

LLSX là sự kết hợp hữu cơ giữa người lao động với TLSX trước hết là công cụ lao động

tạo ra sức sản xuất nhất định.

Trong LLSX gồm người lao động với những kỹ năng, kinh nghiệm, tri thức, sức khoẻ của họ

4

và trong TLSX có công cụ lao động, đối tượng lao động.

Trong LLSX thì người lao động với tư cách là chủ thể sản xuất vật chất tác động vào đối

tượng lao động để tạo ra của cải vật chất, sáng tạo ra công cụ lao động. với ý nghĩa đó người

lao động được coi là nhân tố chủ yếu hàng đầu của LLSX.

Công cụ lao động là yếu tố quan trọng của LLSX chính là ý quan vật chất để nhân lên sức

mạnh con người trong quá trình lao động, đó là yếu tố quyết định đối với TLSX.

Trong thời đại ngày nay khoa học đang trở thành LLSX trực tiếp bởi lẽ những thành tựu khoa

học hiện đại được vận dụng nhanh chóng và rộng rãi vào sản xuất, tri thức khoa học là một bộ

phận quan trọng, kỹ năng người lao động khoa học đã được thẩm thấu vào trong tất cả các quá

trình sản xuất từ việc tham gia vào cải tiến công cụ lao động, vào quá trình quản lý sản xuất

cũng như hàm lượng giá trị sản xuất.

Các yếu tố cấu thành LLSX có quan hệ tác động biện chứng qua lại lẫn nhau nhưng trong đó

người lao động đóng vai trò quan trọng nhất.

* QHSX: là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất.

Trong QHSX bao gồm 3 yếu tố cơ bản : quan hệ sở hữu đối với TLSX, quan hệ tổ chức quản lý

sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm lao động.

Trong 3 loại quan hệ trên có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong đó quan hệ sở hữu đối với

TLSX luôn đóng vai trò quyết định, bởi lẽ ai nắm được TLSX trong tay người đó sẽ quyết định

tổ chức quản lý sản xuất cũng như phân phối sản phẩm lao động, ngược lại quan hệ tổ chức

quản lý và phân phối sản phẩm cũng rất quan trọng đối với TLSX ( sở hữu TLSX ).

* Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX - QHSX:

Sự tác động lẫn nhau giữa LLSX - QHSX được biểu hiện thành quy luật về sự phù hợp của

QHSX với trình độ phát triển của LLSX.

- LLSX quyết định QHSX:

+ LLSX là yếu tố độc nhất, CM nhất trong quá trình sản xuất, nó là nội dung của quá

5

trình sản xuất.

+ QHSX là yếu tố tương đối ổn định, nó là hình thức xã hội của quá trình sản xuất.

Trong mối quan hệ giữa LLSX và QHSX thì LLSX quyết định QHSX, điều này thể hiện ở chỗ:

LLSX phát triển thì sớm hay muộn QHSX cũng biến đổi theo cho phù hợp với trình độ phát

triển của LLSX. Khi LLSX phát triển đến 1 mức độ nhất định sẽ mâu thuẫn đến QHSX lạc

hậu, điều này đòi hỏi phải xoá QHSX cũ, xác lập QHSX mới phù hợp với trình độ của LLSX

để thúc đẩy phương thức sản xuất mới ra đời.

QHSX tác động trở lại LLSX: mặc dù bị quy định bởi LLSX nhưng QHSX có vai trò tác

-

động trở lại LLSX thể hiện ở chỗ:

+

Nếu QHSX phù hợp với trình độ của LLSX nó sẽ tạo ra địa bàn rộng lớn cho LLSX

phát triển, thúc đẩy, tạo điều kiện, hậu thuẫn cho LLSX phát triển.

+ QHSX phù hợp với trình độ của LLSX, nó được biểu hiện: năng suất lao động tăng,

đời sống công nhân tăng, cơ sở vật chất được tái đầu tư, môi trường làm việc được cải thiện,

người lao động được đào tạo lại.

+ Nếu QHSX không phù hợp với trình độ phát triển của LLSX biểu hiện ở chỗ: QHSX

có thể lạc hậu lỗi thời hay vượt trước quá xa trình độ phát triển của LLSX thì khi ấy sẽ kìm

hãm, cản trở sự phát triển của LLSX.

+ Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX còn thể hiện ở chỗ nó quy định mục đích

sản xuất ảnh hưởng đến thái độ lao động của người lao động, nó kích thích hoặc kìm hãm

công cụ lao động cũng như việc vận dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất.

Trong xã hội có giai cấp thì mâu thuẫn giữa LLSX & QHSX biểu hiện thành mâu thuẫn giai

cấp và chỉ thông qua đấu tranh giai cấp thì mới giải quyết được mâu thuẫn này.

Quy luật QHSX phù hợp với trình độ của LLSX không chỉ biểu hiện tính biện chứng giữa

LLSX & QHSX mà còn thể hiện là quy luật chung phổ biến trong mọi xã hội, làm cho xã hội

loài người phát triển từ thấp đến cao.

6

* Sự vận dụng của Đảng ta:

- Trước 1986 chúng ta có những biểu hiện vận dụng chưa đúng mối quan hệ biện chứng giữa

LLSX & QHSX, điều này thể hiện ở việc do ta chủ quan, nóng vội trong xây dựng QHSX

XHCN mà chưa tính tới trình độ LLSX ở nước ta thời điểm đó (LLSX còn thấp - QHSX quá

cao).

- Sau 1986 dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, nước ta, nhân dân ta đã lựa chọn con đường phát

triển kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN, điều này hoàn toàn đúng với quy luật về sự

phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX bởi lẽ: trình độ phát triển LLSX ở nước

ta vừa thấp vừa không đồng đều giữa các vùng, các ngành kinh tế,... Chính sự đồng đều về

trình độ phát triển của LLSX ở nước ta đã quy định tính đa dạng phong phú của quan hệ sở hữu

đối với TLSX, quan hệ tổ chức quản lý sản xuất & quan hệ phân phối sản phẩm lao động.

Nói cách khác, tính không đồng đều về trình độ phát triển của LLSX đã quy định tính đa dạng

của QHSX.

Thực tiễn kinh tế xã hội ở ViệtNamđã chứng minh được điều này là hoàn toàn đúng đắn, nó

thể hiện ở chỗ giải phóng được LLSX, năng suất lao động tăng lên, kinh tế xã hội phát triển,

thu hút được nhiều nguồn lực.

Câu 4: Thực tiễn là gì? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Liên hệ vận dụng đối với bản

thân?

Trả Lời:

Thực tiễn là gì:

7

Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử-xã hội

của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:

+) Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. Thông qua hoạt động thực tiễn, con người

nhận biết được cấu trúc; tính chất và các mối quan hệ giữa các đối tượng để hình thành

tri thức về đối tượng. Hoạt động thực tiễn bổ sung và điều chỉnh những tri thức đã

được khái

quát. Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và phát

triển của nhận thức. Chính nhu cầu giải thích, nhận thức và cải tạo thế giới buộc con

người tác động trực tiếp vào đối tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Chính sự

tác động đó đã làm cho các đối tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ

và các quan hệ khác nhau giữa chúng đem lại cho con người những tri thức, giúp

cho con người nhận thức được các quy luật vận động và phát triển của thế giới.

Trên cơ sở đó

hình thành các lý thuyết khoa học.

+) Thực tiễn là mục đích của nhận thức. Nhận thức không chỉ thoả mãn nhu

cầu hiểu biết mà còn đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực hoạt động để đưa lại

hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Thực tiễn

luôn vận động, phát triển

nhờ đó, thực tiễn thúc đẩy nhận thức vận động, phát triển theo. Thực tiễn đặt ra

những vấn đề mà lý luận cần giải quyết.

+) Thực tiễn là động lực thúc đẩy quá trình vận động, phát triển của nhận thức.

Hoạt động thực tiễn góp phần hoàn thiện các giác

quan, tạo ra khả năng phản ánh nhạy bén, chính xác, nhanh hơn; tạo ra các

công cụ, phương tiện để tăng năng lực phản ánh của con người đối với tự nhiên.

Những tri thức được áp dụng vào thực tiễn đem lại động lực kích thích quá trình

8

nhận thức tiếp theo.

+) Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý. Trong thực tiễn con người chứng

minh chân lý. Mọi sự biến đổi của nhận thường xuyên chịu sự kiểm nghiệm trực

tiếp của thực tiễn. Thực tiễn có vai trò là tiêu chuẩn, thước đo giá trị của những tri

thức đã đạt được,

đồng thời thực tiễn bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận

thức

Như vậy, thực tiễn vừa là yếu tố đóng vai trò quy định đối với sự hình thành và

phát triển của nhận thức, mà còn là nơi nhận thức phải luôn hướng tới để thể

nghiệm tính đúng đắn của mình. Vì thế, thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích

của nhận thức, vừa là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức.

* Liên hệ với bản thân:

Trong quá trình nhận thức phải luôn thấy rõ vai trò của hoạt động thực tiễn, không

được xa rời thực tiễn.

Trong học tập và nghiêm cứu khoa học phải kết hợp hoạt động sản xuất thực tiễn theo

phương châm hịc đi đôi với hành thì học tập và làm việc mới có kết quả cao.

Câu 5: Hàng hóa là gì? Tại sao hàng hóa lại có hai thuộc tính? Lượng giá trị của một

đơn vị hàng hóa được được xác định như thế nào?

Trả Lời:

Hàng Hóa là:

Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và

dùng để trao đổi với nhau. Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, sản xuất hàng hóa có

bản chất khác nhau, nhưng hàng hóa đều có hai thuộc tính:

-

Giá trị sử dụng:

-

Giá trị hàng hóa:

Tại sao hàng hóa lại có hai thuộc tính:

9

Bất kỳ sản phẩm lao động (hay hàng hoá) nào đều có giá trị và giá trị sử dụng.

Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con

người.Vật phẩm nào cũng có một số công dụng nhất định. Công dụng của vật phẩm do

thuộc tính tự nhiên của vật chất quyết định. Khoa học kỹ thuật càng phát triển, người

ta càng phát hiện thêm những thuộc tính mới của sản phẩm và lợi dụng chúng để tạo ra

những giá trị sử dụng mới. Giá trị sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng hay tiêu dùng. Nó là

nội dung vật chất của của cải. Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn.

Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Chất của

giá trị là lao động, vì vậy sản phẩm nào không có lao động của người sản xuất chứa đựng

trong đó, thì nó không có giá trị. Sản phẩm nào lao động hao phí để sản xuất ra chúng càng

nhiều thì giá trị càng cao.

Giữa hai thuộc tính của hàng hóa luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau.Nếu giá trị sử

dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hoá.Như vậy, hàng hoá

là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng là sự thống nhất của hai

mặt đối lập. Đối với người sản xuất hàng hoá, họ tạo ra giá trị sử dụng, nhưng mục đích

của họ không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, họ quan tâm đến giá trị sử dụng là để đạt

được mục đích giá trị mà thôi. Ngược lại, đối với người mua, cái mà họ quan tâm là giá trị

sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Nhưng, muốn có giá trị sử dụng thì phải

trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Như vậy, trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải thực

hiện giá trị của nó. Nếu không thực hiện được giá trị, sẽ không thực hiện được giá trị sử

dụng

Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được được xác định:

Để sản xuất ra hàng hóa cần phải chi phí lao động bao gồm lao động quá khứ tồn tại

trong các yếu tố tư liệu sản xuất như máy móc, công cụ, nguyên vật liệu và lao động

sống. Vì vậy, lượng giá trị hàng hóa được cấu thành bởi cả giá trị của những tư liệu sản

xuất đã sử dụng để sản xuất hàng hóa, tức là giá trị cũ ( ký hiệu là c) và hao phí lao động

10

sống của người sản xuất trong quá trình tạo ra hàng hóa, tức là giá trị mới ( ký hiệu là

v+m). Giá trị hàng hóa = giá trị cũ tái hiện + giá trị mới.

Ký hiệu W = c + v + m.

Câu 6: Phân tích nội dung và tác dụng của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hoá.

Trả Lời:

- Nội dung qui luật giá trị: Quy luật giá trị là quy luật nội dung quy lật kinh tế cơ bản

của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá dựa

trê trên cơ sở giá trị của nó, tức là trên cơ sở hao phí lao động xã hội càn thiết. Cụ thể là:

+ Trong sản xuất: Quy luật giá trịđòi hỏi người sản xuất phải căn cứ vào hao phí lao

động xã hội cần thiết, luôn có thức tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ hơn

hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết.

+ Trong lưu thông: Trao đổi phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá.

-

-

Cơ chế tác động của Quy luật giá trị đối với nền kinh tế hàng hoá là thông qua sự

lên xuống của giá cả thị trường.

Tác dụng của Quy luật giá trị:

+ Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá thông qua sự lên xuống giá cả, Quy luật

giá trị có tác dụng điều tiết và lưu thông.

Điều tiết sản xuất: Người sản xuất bỏ ngành có giá cả thấp, đổ xô ngành có giá

cả sản xuất cao, làm cho qui mô sản xuất của một số ngành được mở rộng, một số

ngành bị thu hẹp.

Điều tiết lưu thông: Làm cho hàng hoá lưu chuyển từ nơi có giá cả thấp đến nơi

có giá cả cao. Như vậy, Quy luật giá trị cũng tham gia vào phân phối các nguồn

hàng cho hợp lee hơn giữa các vùng.

+ Kích thích cãi tiến kỹ, thuật, hợp lý hoá sản xuất tăng năng suất lao động, hạ giá

thành sản phẩm.

11

Các hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau. Nhưng trên thị trường

đều phải trao đổi theo mức phí lao động xã hội cần thiết. Người sản xuất nào có giá trị cá biệt

của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội thì sẽ có lợi. Vì vậy, mỗi người sản xuất hàng hoá đều tìm

cách giãm giá trị cá biệt hàng hoá hàng hoá của mình xuống dưới mức giá trị xã hội bằng các

cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để tăng năng suất lao động. Sự cạnh tranh quyết liệt làm

cho năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giãm

xuống.

+ Phân bố những nhà sản xuất hàng hoá thành giàu, nghèo, làm xuất hiejn quan hệ sản

xuất tư bản chủ nghĩa.

Trong sản xuất hàng hoá, hàng hoá của nhà sản xuất nào có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị

xã hội thì người đó có lợi, ngược lại thì bị bất lợi và phá sản. Vì vậy, một số người phát tài, trở

nên giàu có, một số thì trở nên nghèo đói. Từ đó những người giàu trực tiếp mở rộng sản xuất

kinh doanh, thuê them công nhân và trở thành tư bản; những người bị phá sản trở thành những

người lao động làm thuê.

Ý nghĩa của việc phân tích trên:

+ Xem quy luật giá trị hoạt động trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay là một yếu tố

khách quan

+ Trong quá trình sản xuất cũng như trao đổi hàng hoá phải căn cứ vào thời gian lao động

xã hội càn thiết

+ Bản thân quy luật giá trị cũng có tính hai mặt (Tích cực và hạn chế). Đòi hỏi phải nắm

bắt và vận dụng tốt vào diều kiện sản xuất hàng hoá ở nước ta hiện nay.

Câu 7: Trình bày sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và những điều kiện khách quan

nào đã quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.?

Trả Lời:

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

12

Giai vấp công nhân là một tập đoàn xã hội, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển

của nền công nghiệp hiện đâị. Với sự phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa

ngày càng cao, lực lượng lao động cơ bản trực tiếp hay tham gia vào quá trình sản xuất và tái

sản xuất của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hooik, đại biểu cho lực lượng sản xuất và

phương thức sản xuất tiến tiến trông thời kỳ hiện nay.

Nói một cách khái quát, nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là xóa bỏ chế độ

TBCN, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dan lao động và

toàn thể nhân loại thoát khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng XH Cộng Sản

Chủ Nghĩa văn minh.

Theo quan điểm của Awnghen, nội dung sứ mệnh lịch sử là : “ Thực hiện sự nghiệp giải

phóng thế giới ấy – đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại”.

Theo Lênin: “Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó đã làm sáng rõ vai trò lịch

sử thế giới của giai cấp vô sản hiện đại”.

Điều Kiện Khách Quan:

Nền sản xuất công nghiệp ngàu càng hiện đại đã khách quan tạo ra giai cấp công nhân,

họ vốn có đặc điểm: Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, có lợi cơ bản đối lập

với lợi ích của giai cấp tư sản, có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỷ luật

cao, có hệ tư tưởng riêng. Do đó, không một giai cấp hay tầng lớp nào có đặc điểm như

giai cấp công nhân – “Giai cấp công nhân là sản phẩm của đại công nghiệp”.

Qua sự phát triển nền sản xuất công nghiệp, giai cấp công nhân được trang bị nhiều

kiến thức mới về văn hóa cơ bản, khoa học công nghệ… và đó cũng là yêu cầu khách

quan đối với giai cấp công nhân.

Nền sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa, quốc hóa ngày càng cao

thì giai cấp công nhân ngày càng được lôi cuốn, tham gia các quá trình sản xuất công

nghiệp hiện đại và nhiều hoạt động chính trị khác, họ cũng vươn lên làm chủ sản xuất,

làm chủ xã hội là một xu thế khách quan của lịch sử.

13

Trong CNTB có mâu thuẫn cơ bản đã hình thành một cách khách quan, gồm 2 mặt:

Mặt kinh tế: là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày càng xã hội hóa cao với chế độ

chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất.

Mặt chính trị - xã hội: là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.

Cả hai mặt của mâu thuẫn cơ bản này không thể được giải quyết triệt để trong khuôn khổ

CNTB, tất yếu dẫn đến cách mạng XHCN do giai cấp công lãnh đạo và tổ chức. Đó là sự quy

định khách quan cho sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Các giai cấp, tầng lớp khác trong

XH có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhan như trí thức, nông dân… sẽ

là lực lượng tham gia vào cuộc cách mạng XHCN, còn giai cấp lãnh đạo cuộc cách mạng tất

yếu này phải là giai cấp công nhan. Do mâu thuẫn cơ bản trong CNTB là mâu thuẫn giai cấp

công nhân và giai cấp tư sản, cuộc cách mạng này do giai cấp công nhân lãnh đạo nhằm mục

tiêu cao cả là lật đổ giai cấp tư sản, giải phóng giai cấp công nhân, giai cấp khác trong XH và

giải phóng con người.

Câu 8: Trình bày khái niệm, nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Ý nghĩa của việc

học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh?

Trả Lời:

1. Nguồn gốc:

Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm, lý luận mang giá trị như một học thuyết được

xây dựng trên một thế giới quan và phương pháp luận nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện

vọng của một giai cấp, một dân tộc, phù hợp với nhu cầu tiến hóa của thực tiễn nhất định, trở

lại chỉ đạo và cải tạo thực tiễn đó.

* Truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

14

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hình thành cho ViệtNamcác giá trị

truyền thống dân tộc phong phú, vững bền. Đó là ý thức chủ quyền quốc gia dân tộc, ý chí tự

lập, tự cường, yêu nước, kiên cường, bất khuất... tạo thành động lực mạnh mẽ của đất nước; là

tinh thần tương thân, tương ái, nhân nghĩa, cố kết cộng đồng dân tộc; thủy chung, khoan dung,

độ lượng; là thông minh, sáng tạo, quý trọng hiền tài, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm

phong phú văn hóa dân tộc... Trong nguồn giá trị tinh thần truyền thốn đó, chủ nghĩa yêu nước

là cốt lõi, là dòng chảy chính của tư tưởng văn hóa truyền thống ViệtNam, xuyên suốt trường

kỳ lịch sử, là động lực mạnh mẽ cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc. Chính sức mạnh

truyền thống tư tưởng và văn hóa đó của dân tộc đã thúc giục Hồ Chí Minh ra đi tìm tòi, học

hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu cho tư tưởng cách mạng và văn hóa của

Người.

* Tinh hoa nhân loại:

- Tinh hoa văn hoá phương Đông: Người tiếp thu Đạo phật và Nho giáo

+ HCM ra đời trong 1 gia đình Nho giáo nên Người đã tiếp thu những quan điểm tốt

đẹp của Nho giáo. Người đánh giá rất cao Khổng Tử. Ngày 19/5/1966, Người đến thăm Khổng

Tử, khắc chữ lên bia đá: “Khổng Tử là người thầy vĩ đại nhất của nhân loại”.

+ Người dùng rất nhiều những khái niệm, phạm trù nho giáo như: “Vì lợi ích mười năm

trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” (Thập niên thụ mộc, bách niên thụ nhân)

+ Người đánh giá rất cao tư tưởng bình đẳng của nhà Phật: “Ta là Phật đã thành còn

chúng sinh là Phật sẽ thành”

- Trong tinh hoa văn hóa phương Tây.

+ HCM đã nghiên cứu tiếp thu TT văn hoá dân chủ và CM của CM Pháp, CM Mỹ, trong

đó có Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp và Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của

Mỹ.

+ Người đánh giá rất cao về chúa Jêsu. Người tiếp thu những tư tưởng của những nhà

khai sáng Pháp.

15

Chủ nghĩa Mác-Lênin

Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất tư tưởng Hồ

Chí Minh. Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách

mạng và nhân dân ViệtNam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim

chỉ nam mà còn là mặt trời soi sáng đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa

xã hội và chủ nghĩa cộng sản”

Đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã nắm vững cái cốt lõi, linh hồn sống của

nó, là phương pháp biện chứng duy vật, học tập, lập trường quan điểm, phương pháp biện

chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin để giải quyết các vấn đề thực tiễn của cách mạng ViệtNam.

Các tác phẩm, bài viêt của Hồ Chí Minh phản ánh bản chất tư tưởng cách mạng của

Người theo thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đây là yếu tố quan

trọng nhất, quyết định việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

* Những phẩm chất cá nhân riêng của Hồ Chí Minh

- Hồ Chí Minh có một tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cùng với một đầu óc phê phán tinh

tường sáng suốt trong việc tìm hiểu tinh hoa tư tưởng văn hoá cách mạng trong nước và trên

thế giới.

- Sự khổ công rèn luyện học tập để chiếm lĩnh những tri thức phong phú của thời đại và

với kinh nghiệm đấu tranh trong phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân quốc

tế để tiếp cận với chủ nghĩa Mác Lênin một cách khoa học.

- Có một tâm hồn của nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành và

một trái tim yêu nước thương nòi, yêu thương những người cùng khổ, sãn sàng chịu đựng hi

sinh cao nhất vì độc lập của tổ quốc, vì hạnh phúc của đồng bào.

TTHCM là sản phẩm của sự tổng hoà và phát triển biện chứng TT văn hoá truyền thống

của dân tộc, tinh hoa TT văn hoá của phương Đông và phương Tây với chủ nghĩa M-L làm nền

tảng, cùng với thực tiễn của dân tộc và thời đại qua sự tiếp biến và phát triển của HCM - một

con người có tư duy sáng tạo, có PP biện chứng, có nhân cách, phẩm chất CM cao đẹp tạo nên.

16

TTHCM là TT VN hiện đại.

Ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh?

Trong giai đoạn hiện nay việc nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục tư tưởng HCM có ý nghĩa

và tầm quang trọng đối với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta…

-Học tập nghiên cứu tt của Người nhằm nâng cao thêm lòng yêu nước, tinh thần phục vụ nhân

dân và đạo đức cách mạng

- Tư tưởng HCM mãi là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng

-Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM, sống, lao động và học tập theo gương Bác Hồ

vĩ đại.

HCM am hiểu sâu sắc rất nhiều nền văn hóa trên thế giới. Người đã tiếp thu những tinh

hoa văn hóa của nhân loại để bồi đắp làm giàu trí tuệ của mình, đồng thời làm nên một nhân

cách văn hóa HCM rất phong phú và độc đáo, song rất gần gũi, quen thuộc với mọi dân tộc,

mọi lớp người. Vì vậy, cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng HCM trở thành đối tượng nghiên cứu

của nhiều ngành khoa học, nhiều giới nghiên cứu, cả ở trong nước và ngoài nước. Càng nghiên

cứu về HCM, ta càng nhận ra nhiều điểu mới mẻ, nhiều điều chưa biết về Người.

Câu 9: Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng. Giá trị thực tiễn của tư

tưởng này trong thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh" hiện nay?

Trả Lời:

Đạo đức cách mạng được Bác Hồ đề cập lần đầu trong tác phẩm “ Sửa đổi lề lối làm việc”

(1947). Theo Người đạo đức cách mạng thể hiện trong năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm.

Nhân: thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí, đồng bào, chống lại những người, những

việc có hại đến Đảng đến nhân dân, không ham giàu sang, không e cực khổ, không có lợi ích

riêng phải lo toan. Nghĩa: là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc

gì phải giấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích riêng phải lo toan. Lúc Đảng giao

17

cho việc, thì bất kì to nhỏ, đều ra sức làm cẩn thận. Thấy việc phải thì làm, thì nói. Không sợ

người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn.

Trí : vì không có tư tưởng nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt. Dễ hiểu lí

luận, dễ tìm phương hướng. Biết xem người, biết xét việc. Vì vậy, mà biết làm việc có lợi,

tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cần cất nhắc người tốt, đề phòng người gian.

Dũng: là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sửa chữa.

Cực khổ khó khăn, có gan chịu đựng, có gan chống lại những vinh hoa, phú quý. Nếu cần, thì

có gan hi sinh cả tính mạng cho Đảng, cho Tổ quốc, không rụt rè , nhút nhát.

Liêm: không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng , không ham người tâng

bốc mình. Vì vậy, mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá.

Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ.

Những người làm cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng

không thể lãnh đạo nhân dân.

Đạo đức cách mạng được hiểu là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó

là điều chủ chốt nhất. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỉ luật của Đảng, thực hiện tốt

đường lối, chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên

trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà

đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc.

Ra sức học tập chủ nghĩa Mác Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình để nâng cao tư tưởng và

cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ.

Câu 10: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung của đại đoàn kết dân tộc.

Trả lời:

- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của

cách mạng:

Hồ Chí Minh cho rằng, cuộc đấu tranh cứu nước của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, đầu

thế kỷ XX bị thất bại có một nguyên nhân sâu xa là cả nước đã không đoàn kết được thành một

khối thống nhất. Người thấy rằng, muốn đưa cách mạng đến thành công phải có lực lượng cách

18

mạng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội mới; muốn có lực lượng

cách mạng mạnh phải thực hiện đại đoàn kết, quy tụ mọi lực lượng cách mạng thành một khối

vững chắc. Do đó, đoàn kết trở thành vấn đề chiến lược lâu dài của cách mạng, là nhân tố bảo

đảm cho thắng lợi của cách mạng.

- Đại đoàn kết toàn dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng:

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, chúng ta không chỉ thấy rõ

việc Người nhấn mạnh vai trò to lớn của dân mà còn coi đại đoàn kết dân tộc là mục

tiêu của cách mạng. Do đó, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi

đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Trong Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng

Lao động ViệtNamngày 3-3-1951, Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn

thể dân tộc: Mục đích của Đảng Lao động ViệtNamcó thể gồm trong 8 chữ là: Đoàn kết toàn

dân, phụng sự Tổ quốc.

Xem dân là gốc, là lực lượng tự giải phóng nên Hồ Chí Minh coi vấn đề đoàn kết

dân tộc, đoàn kết toàn dân để tạo ra sức mạnh là vấn đề cơ bản của cách mạng. Hồ Chí

Minh còn cho rằng, đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của

Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Bởi vì, đại đoàn kết dân

tộc chính là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh

thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu

tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người.

- Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân:

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm Dân, có nội hàm rất rộng. Người dùng các khái

niệm này để chỉ "mọi con dân nước Việt", "con Rồng cháu Tiên", không phân biệt dân tộc thiểu

số với dân tộc đa số, người tín ngưỡng với người không tín ngưỡng, không phân biệt già, trẻ,

gái trai, giàu, nghèo. Nói đến đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa phải tập hợp được mọi người

dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung. Người đã nhiều lần nêu rõ: "Ta đoàn kết để đấu

tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có

tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ"1. Với

tinh thần đoàn kết rộng rãi, Người đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho

việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình cách mạng, bao gồm mọi giai cấp,

dân tộc, tôn giáo.

Câu 11: Quan niệm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân?

Trả Lời:

Quan điểm về nhà nước của dân, do dân, vì dân, chúng ta thấy trong di sản tư

tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở những nội dung cơ bản sau đây:

Nhà nước của dân:

Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là xác lập tất cả mọi quyền lực trong nhà nước

và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Trong 24 năm làm Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã lãnh

đạo soạn thảo hai bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959. Quan

điểm trên của Người được thể hiện trong các bản Hiến pháp đó. Chẳng hạn, Hiến pháp năm

19

1946 nêu rõ: tất cả quyền bính trong nước đều là của toàn thể nhân dân ViệtNam, không phân

biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo; những việc quan hệ đến vận mệnh quốc

gia sẽ đưa ra toàn dân phúc quyết.

Nhân dân lao động làm chủ Nhà nước thì dẫn đến một hệ quả là nhân dân có quyền

kiểm soát Nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu, ủy quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định

những vấn đề quốc kế dân sinh. Đây thuộc về chế độ dân chủ đại diện bên cạnh chế độ dân chủ

trực tiếp. Quyền làm chủ và đồng thời cũng là quyền kiểm soát của nhân dân thể hiện ở chỗ

nhân dân có quyền bãi miễn những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nào nếu

những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

Nhà nước do dân

Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh

thường nhấn mạnh nhiệm vụ của những người cách mạng là phải làm cho dân hiểu, làm cho

dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm làm chủ, nâng cao được ý thức trách nhiệm chăm

lo xây dựng nhà nước của mình. Hồ Chí Minh khẳng định: việc nước là việc chung, mỗi người

đều phải có trách nhiệm "ghé vai gánh vác một phần". Quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi

đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ.

• Nhà nước vì dân:

Nhà nước vì dân là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả

đều vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không có bất cứ một lợi ích nào khác. Đó là một nhà nước

trong sạch, không có bất kỳ một đặc quyền, đặc lợi nào. Trên tinh thần đó Hồ Chí Minh nhấn

mạnh: mọi đường lối, chính sách đều chỉ nhằm đưa lại quyền lợi cho dân; việc gì có lợi cho

dân dù nhỏ cũng cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố gắng tránh. Dân là gốc của

nước. Hồ Chí Minh luôn luôn tâm niệm: phải làm cho dân có ăn, phải làm cho dân có mặc, phải

làm cho dân có chỗ ở, phải làm cho dân được học hành. Cả cuộc đời Người "chỉ có một mục

đích là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân". Hồ Chí Minh viết: "khi tôi

phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó.

Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính phủ,

tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng - cũng vì mục đích đó". Một Nhà nước vì dân, theo

quan điểm của Hồ Chí Minh, là từ chủ tịch nước đến công chức bình thường đều phải làm công

bộc, làm đày tớ cho nhân dân chứ không phải "làm quan cách mạng" để "đè đầu cưỡi cổ nhân

dân" như dưới thời đế quốc thực dân. Ngay như chức vụ Chủ tịch nước của mình, Hồ Chí Minh

cũng quan niệm là do dân ủy thác cho và như vậy phải phục vụ nhân dân, tức là làm đày tớ cho

nhân dân. Hồ Chí Minh nói: "Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào.

Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một

người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi

rất vui lòng lui... Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu

cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì

với vòng danh lợi".

20

Câu 12: Trình bày các bài học kinh nghiệm và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống

Mỹ cứu nước từ (1954 - 1975)?

Trả Lời:

Cuộc kháng chiến chông Mỹ cứu nước kéo dài 21 năm đã để lại nhiều kinh nghiệm có giá trị

lịch sử và thực tiễn sâu sắc.

Một là, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhằm huy động

sức mạnh toàn dân đánh Mỹ, cả nước đánh Mỹ.

Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng Việt

Nam, được Đảng xác định ngay từ ngày mới ra đời. Bước vào giai đoạn chống Mỹ, cứu nước,

đứng trước âm mưu xâm lược miềnNamvà chia cắt đất nước ta của đế quốc Mỹ và bè lũ tay

sai, Đảng ta đã đề ra đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng dân

tộc dân chủ nhân dân ở miềnNamvà cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, hướng vào mục

tiêu chung chủ yếu trước mắt của cách mạng cả nước là đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải

phóng miềnNam, hòa bình thống nhất nước nhà để đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Hai là, Đảng đã tìm ra được phương pháp đấu tranh cách mạng đúng đắn, sáng tạo.

Đó là phương pháp sử dụng bạo lực cách mạng tổng hợp bao gồm: lực lượng chính trị quần

chúng kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân, bắt đầu khởi nghĩa từng phần ở nông thôn và từ

khởi nghĩa phát triển thành chiến tranh cách mạng, kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với đấu

tranh chính trị, và đến một giai đoạn nào đó thì kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự, đấu tranh

chính trị với đấu tranh ngoại giao; kết hợp khởi nghĩa quần chúng với chiến tranh cách mạng,

kết hợp nổi dậy với tiến công, tiến công với nổi dậy; đánh địch trên cả ba vùng: rừng núi, nông

thôn đồng bằng và đô thị, đánh địch bằng ba mũi giáp công: quân sự, chính trị và binh vận, kết

hợp ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương với chiến tranh của các binh đoàn chủ lực,

kết hợp đánh lớn, đánh vừa và đánh nhỏ, thực hiện làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để

làm chủ; nắm vững phương châm chiến lược đánh lâu dài, đồng thời biết tạo thời cơ mở những

cuộc tiến công chiến lược làm thay đổi cục diện chiến tranh, tiến lên thực hiện tổng tiến công

và nổi dậy đồng loạt, đè bẹp quân địch, giành thắng lợi cuối cùng.

Ba là, sự chỉ đạo chiến lược đúng đắn của Trung ương Đảng và công tác tổ chức chiến đấu

tài giỏi của Đảng qua các cấp bộ Đảng và các cấp chỉ huy quân đội.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng miềnNamvà chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, Trung

ương Đảng ta luôn luôn theo dõi âm mưu của địch, đánh giá đúng so sánh lực lượng, đề ra

những chủ trương chỉ đạo chính xác, sắc bén, linh hoạt, kịp thời, nhằm đánh bại từng bước âm

mưu và hành động của địch, tạo điều kiện để tiến lên giành thắng lợi cuối cùng. Song, đứng

trước một cuộc chiến tranh mà đế quốc Mỹ vừa đánh, vừa thăm dò, vừa thí nghiệm các chiến

lược, chiến thuật, một cuộc chiến tranh leo thang từng bước không có tiền lệ trong lịch sử, thì

việc tìm hiểu về địch và về ta là cả một quá trình. Phải thông qua thực tế chiến đấu với những

21

diễn biến cụ thể trong cuộc đọ sức trên chiến trường mà nhận thức của ta ngày càng sâu sắc,

rõ ràng hơn. Một trong những bài học về chỉ đạo chiến lược mà Đảng ta rút ra được là “trên cơ

sở phương hướng chiến lược đúng, hãy làm đi rồi thực tiễn sẽ cho phép ta hiểu rõ sự vật hơn

nữa”.

Bốn là, Đảng ta hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng cách mạng ở

miềnNamvà tổ chức xây dựng lực lượng chiến đấu trong cả nước.

Lực lượng cách mạng đó là các Đảng bộ miềnNamđược tôi luyện thành các bộ tham mưu

dày dạn trên tiền tuyến lớn, là khối liên minh công - nông được Đảng dày công xây đắp trong

suốt quá trình cách mạng dân tộc dân chủ, là đội quân chính trị quần chúng và lực lượng vũ

trang nhân dân, hai lực lượng cơ bản hùng hậu trong chiến tranh cách mạng, là Mặt trận Dân

tộc giải phóng miền Nam ViệtNamcùng với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền

Nam ViệtNamđã động viên, tập hợp ngày càng rộng rãi, đông đảo các tầng lớp nhân dân,

không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dân tộc vào cuộc kháng chiến, cứu nước; đồng thời tranh thủ

được sự đồng tình ủng hộ ngày càng to lớn của nhân dân và chính phủ nhiều nước yêu hòa bình

và công lý trên thế giới.

Ý nghĩa lịch sử:

Kết thúc thắng lợi 21 năm kháng chiến chống Mỹ xâm lược, 30 năm chiến tranh cách

mạng (tính từ 1945), 115 năm chống thực dân phương Tây (1858), đưa lại độc lập thống nhất

và toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên cả nước.

- Mở ra một kỷ nguyên mới,kỉ ng hòa bình thống nhất cả nước cùng đi lên CNXH.

- Tăng thêm thế và lực cho cm và dân tộc VN, nâng cao uy tín của đảng và nhà

nước VN trên trường quốc tế

- Đối với cách mạng thế giới: cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vì mục tiêu độc

lập dân tộc, dân chủ tự do và hoà bình phát triển của nhân dân ta.

Câu 13: Mục tiêu, quan điểm, nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng trong thời

kỳ đổi mới?

Trả lời:

Mục tiêu:

-

-

-

Mục tiêu kinh tế - xã hội

Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy

Bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó đặc biệt chú trọng ba chương

trình kinh tế lớn là lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, coi

đó là sự cụ thể hóa nội dung công nghiệp hoá trong chặng đường đầu của thời kỳ

quá độ. Làm cho thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa giữ vai trò chi phối, sử dụng

mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác trong sự liên kết chặt chẽ, dưới

22

sự chỉ đạo của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa. Tiến hành cải tạo xã hội chủ

nghĩa theo nguyên tắc phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu

nhập cho người lao động.

- Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và

trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

- Tạo ra chuyển biến về mặt xã hội, việc làm, công bằng xã hội, chống tiêu cực, mở

rộng dân chủ, giữ kỷ cương phép nước.

- Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh.

Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại nhằm góp phần giữ vững hòa bình ở Đông Dương,

ĐôngNamá và thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc

lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác toàn diện với

Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa; bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc vì lợi ích của

nhân dân hai nước, vì hòa bình ở ĐôngNamá và trên thế giới.

• Nội dung:

Quyết định của ĐH XX: chúng ta phải tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế

tạo ra và tiềm năng lợi thế của đất nước để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước theo

định hướng XHCN gắn với phát triển kinh tế tri thức. phải coi kinh tế tri thức là yếu tố

quan trọng của nền kinh tế và CNH, HĐH.

Phát triển mạnh các ngành, các sản phẩm có giá trị tăng cao nhưng phải dựa nhiều vào

tri thức, kết hợp với tri thức của người ViệtNamvới tri thức mới nhất của thời đại.

Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng.

Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý, tỉ trọng nông nghiệp giảm, tỉ trọng công

nghiệp và dịch vụ tăng.

+ Tính hiên đại: trình độ kĩ thuật của nền kinh tế không ngừng lớn mạnh, phù hợp với

yêu cầu tiến bộ XHCN.

+ Tính hiệu quả: cho phép khai thác được tiềm năng thế mạnh của các vùng, địa

phương, quốc gia.

+ Tính thị trường: cho phép tham gia phân công lao động, hợp tác quốc tế sôi động cơ

cấu kinh tế mới.

Câu 14 : Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới?

Trả lời:

23

a. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội VIII

Đây là giai đoạn hình thành và phát triển tư duy của Đảng về kinh tế thị trường. So với thời kì

trước đổi mới, nhận thức về kinh tế thị trường có sự thay đổi căn bản và sâu sắc.

- Một là, kinh tế thị trường không phải là cái riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu

phát triển chung của nhân loại. Kinh tế thị trường có lịch sử phát triển lâu dài, nhưng cho đến

nay nó mới biểu hiện rõ rệt nhất trong chủ nghĩa tư bản. Nếu trước chủ nghĩa tư bản, kinh tế

thị trường còn ở thời kì manh nha, trình độ thấp thì trong chủ nghĩa tư bản nó đạt trình độ cao

đến mức chi phối toàn bộ cuộc sống của con người trong xã hội đó. Điều đó khiến người ta

nghĩ rằng kinh tế thị trường là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản không

sản sinh ra kinh tế hàng hóa, do đó, kinh tế thị trường với tư cách là kinh tế hàng hóa ở trình độ

cao không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của

nhân loại. Chỉ có thể chế kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hay cách thức sử dụng kinh tế thị

trường theo lợi nhuận tối đa của chủ nghĩa tư bản mới là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản. Hai

là, kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Kinh tế

thị trường xét dưới góc độ “một kiểu tổ chức kinh tế” là phương thức tổ chức, vận hành nền

kinh tế, là phương tiện điều tiết kinh tế lấy cơ chế thị trường làm cơ sở để phân bổ các nguồn

lực kinh tế và điều tiết mối quan hệ giữa người với người. Kinh tế thị trường chỉ đối lập với

kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc chứ không đối lập với các chế độ xã hội. Bản thân kinh tế thị

trường không phải là đặc trưng bản chất cho chế độ kinh tế cơ bản của xã hội. Là thành tựu

chung của của văn minh nhân loại, kinh tế thị trường tồn tại và phát triển ở nhiều phương thức

sản xuất khác nhau. Kinh tế thị trường vừa có thể liên hệ với chế độ tư hữu, vừa có thể liên hệ

với chế độ công hữu và phục vụ cho chúng.

Vì vậy, kinh tế thị trường không đối lập với chủ nghĩa xã hội, nó tồn tại khách quan

trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và cả trong chủ nghĩa xã hội. Xây dựng và phát triển

kinh tế

thị trường không phải là phát triển tư bản chủ nghĩa hoặc đi theo con đường tư bản chủ

nghĩa

và tất nhiên, xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng không dẫn đến phủ định kinh tế thị

trường.

Ba là, có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở

nước ta.

Kinh tế thị trường không đối lập với chủ nghĩa xã hội, nó còn tồn tại khách quan trong

thời kì

quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây

24

dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Trước đổi mới, do chưa thừa nhận trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn

tại sản

xuất hàng hóa và cơ chế thị trường nên chúng ta đã xem kế hoạch là đặc trưng quan

trọng nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa, đã thực hiện phân bổ mọi nguồn lực theo kế

hoạch là chủ yếu, còn thị trường chỉ được coi là một thứ công cụ thứ yếu bổ sung cho

kế hoạch, do đó không cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã

hội.

Vào thời kì đổi mới, chúng ta ngày càng nhận rõ kinh tế thị trường, nếu biết vận dụng

đúng thì có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Có thể dùng cơ chế thị

trường làm cơ sở phân bổ các nguồn lực kinh tế, dùng tín hiệu giá cả để điều tiết chủng

loại và số lượng hàng hóa, điều hòa quan hệ cung cầu, điều tiết tỷ lệ sản xuất thông

qua cơ chế cạnh tranh, thúc đẩy cái tiến bộ, đào thải cái lạc hậu, yếu kém.Thực tế cho

thấy, chủ nghĩa tư bản không sinh ra kinh tế thị trường nhưng đã biết kế thừa và khai

thác có hiệu quả các lợi thế của kinh tế thị trường để phát triển. Thực tiễn đổi mới ở

nước ta cũng đã chứng minh sự cần thiết và hiệu quả của việc sử dụng kinh tế thị

trường làm phương tiện xây dựng chủ nghĩa xã hội.

b. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến Đại hội X

Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng (4/2001): xác định nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kì quá

độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo

cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đại hội X: Kế thừa tư duy của Đại hội IX, Đại hội X đã làm sáng tỏ thêm nội dung cơ

bản của định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, thể hiện ở

bốn tiêu chí là:

- Về mục đích phát triển: mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở nước ta nhằm thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,

văn minh” giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao cao đời

sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm

giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn.

- Về phương hướng phát triển: phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều

thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi tiềm năng trong mọi thành phần kinh tế, trong mỗi

cá nhân và mọi vùng miền…phát huy tối đa nội lực để phát triển nhanh nền kinh tế. Trong nền

kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là công cụ chủ yếu để nhà nước

điều tiết nền kinh tế, định hướng cho sự phát triển vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội

25

công bằng, dân chủ, văn minh.

- Về định hướng xã hội và phân phối: thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng

bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát

triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển

con người. hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường. Trong lĩnh vực phân phối, định

hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động,

hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội. Đồng thời để huy động mọi nguồn lực kinh tế cho sự phát

triển, chúng ta còn thực hiện phân phối theo mức đóng góp và các nguồn lực khác.

- Về quản lý: phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân. Bảo đảm vai trò quản lý,

điều tiết của nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Tiêu chí này thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa với kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực

của kinh tế thị trường, bảo đảm quyền lợi chính đáng của mọi người.

Câu 15 : Đánh giá về việc thực hiện đường lối đổi mới chính trị gần 30 năm đổi mới?

Trả lời:

Hạn chế và nguyên nhân:

Bên cạnh những thành công đã đạt được thì quá trình đã thực hiện đường lối mở quan hệ đối

ngoại, hội nhập kinh tế, quốc tế cũng bộc lộ những hạn chế. Trong quan hệ với các nước, nhất

là những nước lớn chúng ta còn lúng túng, bị động, chưa xây dựng quan hệ lợi ích đan xen tùy

thuộc lẫn nhau với các nước.

Một số chủ trương cơ chế:

Chính sách chậm đổi mới so với yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế, quốc tế,

hệ thống pháp luận chưa hoàn chỉnh, không đồng bộ gây khó khăn cho việc thực hiện các cam

kết của các tổ chức kinh tế quốc tế. chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể dài hạn về hội

nhập kinh tế quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết. Doanh nghiệp nước

ta hầu hết là quy mô nhỏ, yếu kém cả về quản lý và công nghệ trong lĩnh vực sản xuất công

nghiệp, trình độ trang thiết bị lạc hậu, kết cấu hạ tầng và các nghành dịch vụ cơ bản phục vụ sản

xuất kinh doanh đều kém phát triển và có chi phí cao hơn các nước khác trong khu vực. Đội ngũ

cán bộ lĩnh vực đối ngoại nhìn chung chưa đáp ứng được cả nhu cầu về số lượng và chất lượng.

26

Cán bộ doanh nghiệp ít hiểu biết về pháp luật quốc, về kỹ thuật kinh doanh, công tác chỉ đạo

còn chưa sát và chưa kịp thời.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #abc