
Câu 1. Quan điểm của Mác-Lenin về nguồn gốc ra đời và bản chất của NN
Câu 1: Trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nguồn gốc ra đời và bản chất của Nhà nước. Phân tích đặc trưng cơ bản của Nhà nước.
1. Nguồn gốc ra đời của Nhà nước là:
a) Khái niệm
NN là một tổ chức quyền lực cai trị đặc biệt do GC thống trị đặt ra nhằm bảo vệ, duy trì lợi ích của GC thống trị và quản lí XH để XH tồn tại và pt cho phù hợp với lợi ích của GC thống trị
b) Nguồn gốc ra đời của Nhà nước
Phải nghiên cứu nguồn gốc ra đời của Nhà nước vì:
- Nhà nước là 1 hiện tượng xã hội phức tạp do đó con người chỉ có thể hiểu được bản chất nhà nước, quy luật vận động và phát triển của nhà nước thì phải hiểu rõ nguồn gốc phát sinh của nhà nước. Vì vậy tìm hiểu nguồn gốc nhà nước trở thành nhu cầu tất yếu
- Khi giải thích sự ra đởi của nhà nước có nhiều quan điểm khác nhau. Có 2 loại quan điểm chính:
* Quan điểm Mác xít
- Thuyết thần học: xã hội loài người là do thượng đế sáng tạo ra, con người do chúa sinh ra, con người muốn cai quản xã hội. Vì vậy thượng đế đã sinh ra nhà nước để cai quản xã hội."dựa vào ý muốn của chúa, của trời, quan điểm duy tâm
- Thuyết Khế ước: Nhà nước ra đời do xã hội giao ước, nhà nước thay mặt xã hội quản lý để giữ cho xã hội trật tự. Nhà nước không hoàn thành nhiệm vụ, xã hội sẽ phế truất nhà nước, lập nên nhà nước khác
- Thuyết gia trưởng: gia đình là 1 xã hội thu nhỏ, xã hội của con người là 1 xã hội phóng to của gia đình. Trong gia đình để cai quản gia đình phải có người đứng đầu gia đình: trưởng gia nắm mọi quyền lực trong gia đình. Người quản lý, chỉ huy xã hội là nhà nước
- Thuyết bạo lực: cuộc đấu tranh giữa các thị tộc, các bộ lạc để lập ra nhà nước. Tổ chức này sử dụng bạo lực đè bẹp các thị tộc khác. Sự ra đời của nhà nước không dựa trên cơ sở khoa học mà dựa vào tư tưởng, ý thức để giải thích sự ra đời của nhà nước" giải thích không đúng sự ra đời của nhà nước
* Quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin
- Nhà nước là 1 phạm trù lịch sử: nhà nước chỉ ra đời và tồn tại trong những điều kiện lịch sử của xã hội loài người. Khi những điều kiện ấy không còn, nhà nước mất đi."Nhà nước là sản phẩm có điều kiện của xã hội loài người
- Có 2 tiền đề về sự xuất hiện nhà nước
+ Tiền đề kinh tế: chỉ khi lực lượng sản xuất phát triển tới mức độ nhất định thì việc sản xuất của xã hội mới xuất hiện của dư thừ. Một số người trong xã hội có sức mạnh hoặc nắm được quyền lực mà xã hội giao cho họ, họ sử dụng quyền lực ấy chiếm của dư thừa thành của riêng. Để việc chiếm được lâu dài họ phải chiếm được tư liệu sản xuất" chế độ tư hữu xuất hiện" bất bình đẳng trong xã hội
+ Tiền đề xã hội: cùng với sự xuất hiện chế độ tư hữu, xã hội có sự phân chia thành các giai cấp, lợi ích đối lập nhau" đấu tranh giai cấp. Giai cấp thống trị xã hội lập nên 1 tổ chức nhà nước đè bẹp sự phản kháng của giai cấp bị trị " Nhà nước xuất hiện.
Bản chất của Nhà nước:
NN là sp của XH có GC và là sự biểu hiện của sự không thể điều hoà được của các mâu thuẫn giai cấp đối kháng.
NN là tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt.
Trong xã hội có đối kháng giai cấp, sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác được thể hiện dưới ba hình thức: kinh tế, chính trị và tư tưởng.
Trong ba quyền lực, quyền lực kinh tế đóng vai trò chủ đạo, là cơ sở để đảm bảo cho sự thống trị giai cấp. Quyền lực kinh tế tạo ra cho chủ sở hữu khả năng bắt những người khác phụ thuộc vào mình về mặt kinh tế.
Tuy nhiên, bản thân quyền lực kinh tế lại không có khả năng duy trì quan hệ bóc lột, vì thế để bảo đảm cho quan hệ bóc lột, giai cấp nắm quyền lực kinh tế phải thông qua quyền lực chính trị.
Quyền lực chính trị xét về mặt bản chất là bạo lực có tổ chức của một giai cấp nhằm trấn áp các giai cấp khác trong xã hội. Thông qua nhà nước, giai cấp thống trị về kinh tế đã trở thành chủ thể của quyền lực chính trị. Nhờ nắm trong tay nhà nước, giai cấp thống trị đã tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của mình, hợp pháp hoá ý chí của giai cấp mình thành ý chí nhà nước và như vậy buộc các giai cấp khác phải tuân theo trật tự phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Bằng cách đó giai cấp thống trị đã thực hiện sự chuyên chính của giai cấp mình đối với các giai cấp khác.
Để thực hiện sự chuyên chính giai cấp, giai cấp thống trị không đơn thuần chỉ sử dụng bạo lực cưỡng chế mà còn thông qua sự tác động về tư tưởng. Chính vì vậy, khi nắm trong tay quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị, giai cấp thống trị còn thông qua nhà nước xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội, buộc các giai cấp khác phải lệ thuộc vào mình về mặt tư tưởng.
Như vậy, nhà nước là công cụ sắc bén thể hiện và thực hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, bảo vệ trước tiên lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội.
Các nhà nước tuy khác nhau về bản chất giai cấp, điều này đã được các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng: nhà nước là một hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng trên một cơ sở kinh tế nhất định, đó là công cụ để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác. Về bản chất giai cấp của nhà nước, V.I Lênin đã nhận định: "nhà nước là bộ máy để giai cấp này áp bức giai cấp khác, một bộ máy để duy trì dưới sự thống trị của một giai cấp tất cả các giai cấp bị lệ thuộc khác".
Khi xem xét bản chất của nhà nước, nếu chỉ đề cập đến bản chất giai cấp của nhà nước là phiến diện, bởi nhà nước còn mang trong mình một vai trò xã hội to lớn. Thực tiễn lịch sử đã chỉ ra rằng, một nhà nước không thể tồn tại nếu nó chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà không tính đến lợi ích các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Vì vậy, ngoài tư cách là công cụ bảo vệ, duy trì sự thống trị giai cấp, nhà nước còn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn, bảo đảm lợi ích chung của xã hội.
Trên thực tế, nhà nước nào cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong xã hội, bảo đảm cho xã hội được trật tự ổn định và phát triển, thực hiện một số chức năng phù hợp với yêu cầu chung của toàn xã hội và bảo đảm những lợi ích nhất định của các giai cấp và giai tầng khác trong chừng mực những lợi ích đó không mâu thuẫn gay gắt với lợi ích của giai cấp thống trị.
Qua những điều đã phân tích ở trên cho thấy rằng khi xác định bản chất của nhà nước phải dựa trên cơ sở đánh giá cơ cấu của xã hội, quan hệ giữa các giai cấp trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, nhà nước có bản chất khác nhau.
Đặc trưng của Nhà nước:
Nhà nước có 5 đặc trưng cơ bản:
1. NN phân chia và quản lý dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ.
NN thiết lập quyền lực trên các đơn vị hành chính lãnh thổ, quản lý cư dân theo đơn vị hành chính lãnh thổ mà khôngphụ thuộc vào huyết thống, giới tính, tôn giáo.v.v...
2. Nhà nước thiết lập quyền lực công để quản lý xã hộivà nắm quyền thống trị thông qua việc thành lập bộ máy chuyên là nhiệm vụ quảnlý nhà nước và bộ máy chuyên thực hiện cưỡng chế (quân đội, nhà tù, cảnsát.v.v...) để duy trì địa vị của giai cấp thống trị. Còn các tổ chức khác trongxã hội không có quyền lực này như tổ chức nghiệp đoàn, công đoàn, phụ nữ, đoànthanh niên, Mặt trận Tổ Quốc.v.v...
3. Nhànước có chủ quyền quốc gia
Chủ quyền quốc gia thể hiện ở quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình.
- Nhà nước tự quyết định về chính sách đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài
4. Nhànước ban hành pháp luật và thực hiện quản lý buộc các thành viên trong xã hộiphải tuân theo
- Nhà nước ban hành pháp luật và bảo đảm thựchiện bằng sức mạnh cưỡng chế.
- Thông qua pháp luật, ý chí của nhà nước trởthành ý chí của toàn xã hội, buộc mọi cơ quan, tổ chức, phải tuân theo.
- Trong xã hội, chỉ có Nhà nước mới có quyền banhành luật và áp dụng pháp luật.
5. Nhànước quy định và thực hiện thu thuế dưới hình thức bắt buộc
- Để duy trì bộ máy nhà nước.
- Bảo đảm cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xãhội, an ninh, quốc phòng,
- Giải quyết các công việc chung của xã hội
Qua năm đặc trương trên nhằm phân biệt nhà nướcvới các tổ chức chính trị, chính trị xã hội khác (Đảng phái chính trị, Đoànthanh niên, hiệp hội.v.v...), đồng thời cũng là để phân biệt với các tổ chức thịtộc (trong xã hội công xã nguyên thuỷ). Qua đó cho thấy vai trò to lớn của Nhànước trong hệ thống chính trị mà các tổ chức khác không có.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro