Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

De 7 TTT

DE 7

Cau 2 : anh huong cua Hàng treo den on dinh ban dau cua tau

Nếu có khối hàng trọng lượng p có trọng tâm khối hàng được treo trên tàu với thiết bị móc treo . Nếu hàng được cố định ở tại điểm này thì khi tàu nghiêng nó không thể dịch chuyển để gây momen nghiêng bổ sung làm xấu tính ổn định của tàu. Còn nếu hàng không được cố định thì khi tàu nghiêng, trọng tâm khối hàng sẽ dịch chuyển về phía nghiêng tới điểm B1, dây treo luôn có phương thẳng đứng vuông góc với mặt nước, vậy dây treo sẽ lệch đi một góc q bằng góc nghiêng của tàu. Do hàng dịch chuyển như thế nó tạo ra momen bổ sung là : dMn = plsinq                                 

Ở đây: l là chiều dài dây treo, lsinq là đoạn dịch chuyển của khối hàng (cung BB1) khi tàu nghiêng góc nhỏ thì:                 dMn = plq                                                               

Do momen bổ sung cùng chiều với momen làm nghiêng tàu, vậy momen hồi phục bị giảm đi. Vậy do ảnh hưởng của hàng treo momen hồi phục được tính toán là : Mh= D(ho – pl/D) q       

Tỷ số pl/D là lượng điều chỉnh chiều cao tâm nghiêng do tàu gây ra . dh = -pl/D

Lượng hiệu chỉnh nay luôn mang dấu âm. Tính toán ảnh hưởng của hàng treo đến ổn định của tàu có thể coi như hàng cố định nếu ta dịch chuyển khối hàng theo phương thẳng đứng từ điểm  B đến điểm A, lúc đó trọng tâm của tàu cũng thay đổi một lượng .dzg =  - dh = pl/D

Trị số này không phụ thuộc vào góc nghiêng dù là góc nghiêng nhỏ hay lớn, dù là nghiêng ngang hay nghiêng dọc. Bởi vậy lượng hiệu chỉnh chiều cao tâm chúi cũng là : dH =  - dzg = pl/D = dh

Cau 3 : đường cong hạ thủy của Anh

Đường cong hạ thủy của Anh gồm sáu đường cong biểu diễn sáu đại lượng phụ thuộc vào quãng đường S mà tàu đi qua trong giai đoạn hai, đó là các đại lượng sau:

1.             Trọng lượng hạ thủy Dc. Đường cong biểu diễn hàm Dc(S) là đường nằm ngang và là đường thẳng vì Dc = const

2.             Lực nổi gW - là đường cong

3.             Momen của trọng lượng đối với mép triền M'D = - Dc a. Đó là đường thẳng nghiêng cắt trục hoành ở S1 = l + L1, ứng với lúc trọng tâm tàu ở trên mép triền. Ở đây a = S - l - L1

4.             Momen của trọng lực đối với mép sau khung trượt MD = - DcL2. Đó là đường thẳng nằm ngang vì Dc = const và L2 = const.

5.             Momen của lực nổi đối với mép triền M'w = gW(S - l - L1+ xG - xw) – đường cong.

6.             Momen của lực nổi đối với mép sau khung trượt

                            Mw = gW(L2 + xG - xw) đó là đường cong.

Đường cong hạ thủy của Anh giới hạn trong quãng đường từ S = 0 đến S = SB, khi đó bắt đầu xảy ra hiện tượng nổi, MD = Mw và tàu bắt đầu quay quanh mép sau khung trượt. Trên đó cho phép xác định quãng đường SB. Tại vị trí SB trên đồ thị đường thẳng nằm ngang MD và đường cong Mw cắt nhau, đường thẳng đứng vạch qua giao điểm này giới hạn vùng áp dụng của đường cong hạ thủy Anh. Hiệu số giữa trọng lực Dc và lực nổi gW tại vị trí nổi lên của tàu (vị trí SB) cho ta trị số lớn nhất của áp lực cạnh Nd. Biết quãng đường tàu đi qua cho đến khi nổi lên, cần tìm độ ngập sâu của mép trước khung trượt đó là: T1max = SBb   và xét xem nước có ngập khoang đuôi của tàu không.

Nhờ đường cong hạ thủy Anh biết được trị số gW, Nd và SB, nó cho phép đánh giá ổn định của tàu tại thời điểm bắt đầu nổi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: