De 6 KTD
De 6
6 - Yêu cầu chung của tuyến thử tàu
- Về vị trí : Vùng thử tàu ở không xa nơi đóng tàu hay căn cứ đỗ tàu, điều này cho phép tiết kiệm thời gian và nhiên liệu sử dụng để đến vùng thử tàu. Ngoài ra lượng tiêu hao nhiên liệu lớn khi vùng thử tàu ở xa sẽ khó đảm bảo lượng chiếm nước đã cho của tàu.
- Về độ sâu : Chiều sâu nước vùng thử tàu và độ sâu ở lối vào phần đo từ cả hai phía cũng như ở vùng tàu quay trở lại hành trình ngược cần đảm bảo loại trừ ảnh hưởng của nước cạn đối với sức cản của nước đến tốc độ tàu.
- Về điều kiện sóng, gió và dòng chảy : Vùng thử tàu nên bố trí ở vùng không có gió và sóng mạnh, có ảnh hưởng của dòng chảy là nhỏ nhất, có đủ không gian ở cả hai đầu của đường mức đo và đây là điều kiện bắt buộc. Không gian này cần cho tàu chạy tự do khi kết thúc hành trình trên đường đo để quay vòng và tăng tốc khi chuyển sang hành trình ngược lại.
- Về độ dài đoạn đo và đoạn chạy đà :
+ Độ dài đoạn đo:Đường chạy tàu trên đường mức đo phải cách vùng nguy hiểm của bờ không dưới 2 - 3 hải lý. Không tuân thủ điều kiện này sẽ gây nguy hiểm cho tàu, kể cả khi tàu chạy đúng tuyến nhưng khi bẻ lái tàu có thể mắc cạn.
Chiều dài nhỏ nhất của đoạn chạy tàu S ở đường mức đo cần thiết để thực hiện các số đo và để xác định tốc độ tàu được tính theo công thức: S = 0,067 vS Với vs( hải lý/h) – tốc độ tàu, S ( hải lý ) – quãng đường chạy tàu.
Trong thực tế, theo thống kê các trường thử tàu hiện có trên thế giới thì chiều dài đoạn đo S ³ 1 hải lý.
+ Độ dài đoạn chạy đà : Việc lựa chọn độ dài hợp lý phần chạy đà của đường mức đo đã được chú ý nhiều trong thực tế của ngành hàng hải tại nhiều nước và trong hàng loạt tác phẩm của nhiều tác giả nước ngoài.
Theo số liệu của tuyến thử tàu ROKLEND ( Mỹ ), đoạn chạy đà ở mỗi phía của đoạn đo là 3 hải lý.
- Lựa chọn vị trí các vật hiệu của tiêu trên đường mức đo CÓ HÌNH Ở ĐÂY
Hình1 - Sơ đồ bố trí tiêu vạch tuyến giới hạn độ đài đoạn đo trên đường mức đo
1 – Vật hiệu phía trước 2 – Vật hiệu phía sau
14 - Đo công suất trên trục chong chóng Công suất trên trục chong chóng có thể được xác định bằng phương pháp tính toán theo các giá trị đã biết của mômen xoắn và số vòng quay của trục chong chóng. Để đo mômen xoắn người ta sử dụng các dụng cụ chuyên môn là các đồng hồ đo độ xoắn. Thành phần đàn hồi trong các dụng cụ này là trục của tàu thuỷ hoặc phần lắp thêm đặc biệt vào trục, sự biến dạng của chúng tỉ lệ thuận với mômen xoắn đặt vào trục.
Theo phương pháp đo sự biến dạng, các đồng hồ đo xoắn có thể được phân chia ra: Đồng hồ đo xoắn kiểu cơ khí, kiểu quang học và kiểu điện. Đối với các đồng hồ - dụng cụ này, giá trị được đo của mômen xoắn có liên quan với các đặc tính đàn hồi và đặc trưng hình học của trục, cũng như với hệ số biến đổi của thiết bị đo.
Nếu tàu được thử nghiệm không trang bị các đồng hồ đo lực xoắn và do nguyên nhân nào đó không thể thực hiện việc đo nhờ thiết bị đo xách tay kiểu bộ cản tenxơ thì để xác định công suất động cơ chính, người ta dùng phương pháp đo gián tiếp. Trong trường hợp khi động cơ chính là Diesel thì phương pháp xác định công suất theo lượng tiêu hao nhiên liệu là phương pháp tin cậy nhất.
Lượng tiêu hao nhiên liệu được đo bằng các phương pháp cân và đo thể tích. Mặc dù phương pháp cân có độ chính xác cao hơn, nhưng trong thực tế hay sử dụng phương pháp đo thể tích. Số lượng nhiên liệu đã tiêu thụ người ta đo theo thời gian làm cạn hết cốc đo chuyên dụng, tức thời gian dùng hết nhiên liệu trong cốc này. Theo thời gian đo được để làm cạn hết bình, người ta tính lượng tiêu hao nhiên liệu là trọng lượng Q (Kg / giờ) theo công thức:
Q = VgT x3600/t
Với: V - Thể tích bình đo, dm3 ; gT - tỉ trọng nhiên liệu
t - thời gian làm cạn hết bình nhiên liêụ , giây
Đối với thiết bị tuốc-bin hơi, lượng tiêu hao nhiên liệu không phải là tiêu chuẩn đánh giá một cách tin cậy công suất tuốc-bin vì cần phải có một loạt các đại lượng cần thiết cho việc tính toán, các đại lượng này xác định các thông số làm việc của thiết bị nồi hơi, của các tuốc- bin chính và các máy phụ.
Việc xác định chính xác các thông số của chúng trong thực tế là không thể. Do vậy khi cần xác định công suất thiết bị tuốc-bin truyền động, người ta tính toán nó theo lượng tiêu hao hơi nước và theo các thông số hơi nước. Tính toán được thực hiện theo công thức:
Ne = H1QCEK x427he / 75
Trong đó :Ne - Công suất của tổ máy turbin hơi nước, mã lực
H1 - Độ gián đoạn nhiệt, KCal / kg ; QCEK - lượng tiêu hao hơi nước trong một giây
he - Hiệu suất có ích của thiết bị tuốc-bin
Trên các tàu thuỷ lắp đặt thiết bị truyền động điện, công suất đưa tới chong chóng được xác định theo công thức: N = 1,36 . 10 –3 IUThDhB
Trong đó: I - Cường độ dòng điện của phần ứng động cơ điện
UT - Điện áp trong cuộn dây phần cứng ; hD - Hiệu suất động cơ chong chóng
hB - Hiệu suất chong chóng
22 - Đo momen trên trục lái
Việc đo mômen xoắn trên trục lái đòi hỏi sử dụng các thiết bị đo tương đối phức tạp và chuẩn bị trước nghiêm ngặt. Vì vậy, trong chương trình thử nghiệm bàn giao tàu những phép đo tương tự không được đưa vào.
30 - Nội dung thử tàu đường dài phần thân tàu (thử chạy dích dắc thử thả xuồng cứu sinh cấp cứu,)
1 – Thử chạy dích dắc : Thực hiện thử để kiểm tra khả năng thay đổi hướng đi của tàu khi máy chính hoạt động ở số vòng quay tương ứng với 100% công suất. Đo các thông số:
+ Thời gian và góc quay ban đầu khi bắt đầu thử.
+ Thời gian để thay đổi quay bánh lái cho mỗi giai đoạn.
+ Ghi ở dạng bảng : vòng quay chong chóng, tốc độ, hướng đi của tàu.
2 – Thử thả xuồng cứu sinh cấp cứu: Trước khi thử phải kiểm tra hồ sơ, chứng chỉ và tình trạng của xuồng, kiểm tra hệ thống giá đỡ, hệ thống tháo dây, thiết bị hãm và cố định xuồng cứu sinh.
Tháo gỡ các thiết bị hãm, hạ xuồng cứu sinh xuống nước bằng cẩu xuồng khi tàu chạy tiến với tốc độ 5 hải lý vào lúc thời tiết tốt, biển lặng, tầm nhìn xa tốt. Xuồng được trang bị đầy đủ ( hoặc xếp thêm vào các bao cát thay toàn bộ số người trên xuồng ) phải trượt nhẹ nhàng, thuận tiện, không vướng hoặc va vào các cơ cấu, thiết bị khác. Xuồng được kéo lên khi tàu đỗ yên. kiểm tra các thông số:
+ Thời gian thả và độ cao thả xuồng.
+ Tốc độ kéo xuồng ( lớn hơn 0,3 m/giây ).
+ Kiểm tra cơ cấu tự hãm khi xuồng về vị trí niêm cất
38 - Nội dung thử tàu đường dài phần điện, nghi khí hàng hải và VTĐ ( thử máy đo độ sau, điều chỉnh tốc kế, thử hệ thống dịnh vị GPS)
1 – Thử máy đo độ sâu: Máy đo sâu được kiểm tra và xác nhận trong thời gian thử đường dài.
2 - Điều chỉnh tốc kế:
Tốc kế được kiểm tra và được hiệu chỉnh với tốc độ đo được khi chạy thử đường dài.
3 – Thử Radar: Radar được kiểm tra và thử trong quá trình thử đường dài.
4 – Thử hệ thống định vị vệ tinh GPS:
Hệ thống GPS sẽ đượckiểm tra thông qua việc đo vị trí liên tục trong quá trình thử đường dài.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro