Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

de 5 ktdt

C1: đđ của đtư pt và quán triệt các đđ vào ctác qlý  C2:Trbày hđ đtư trong DN  C4: Kiều hối thuộc vào loại đtư nào ( đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước). giải thích

Câu 1: đặc điểm của đầu tư phát triển và quán triệt các đặc điểm vào công tác quản lý

1.Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn.

Vốn đầu tư nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Quy mô vốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm trọng điểm .

->Nguồn vốn huy động cho dự án có thể do ngân sách nhà nước cấp phát, ngân hàng cho vay, vốn góp cổ phần, vốn lien doanh d các bên lien doanh góp, vốn tự có hoặc vốn huy động từ các nguồn khác. Để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư của dự án và tránh ứ đọng vốn thì các nguồn tài trợ không chỉ xem xét về mặt số lượng mà còn phải đảm bảo thời điểm nhận được tài trợ (sao cho chi phí sử dụng vốn là rẻ nhất). Bên cạnh đó thì các nguồn vốn này phải đảm bảo sự chắc chắn (thể hiện ở tính pháp ls và cơ sở thực tế cảu của các nguồn vốn huy động).

Lao động cần sử dụng cho các dự án rất lớn, đăc biệt đối với các dự án trọng điểm quốc gia. Do đó, công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cần tuân thủ một kế hoạch định trước, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng loại nhân lực theo tiến độ đầu tư, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực do vấn đề “hậu dự án” tạo ra như việc bố trí lao động, giải quyết lao động dôi dư…

2. Thời kỳ đầu tư kéo dài.

Thời kỳ đầu tư được tính từ khi khởi công thực hiện dự án cho đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Do quy mô các dự án đầu tư thường rất lớn nên thời gian hoàn thành các dự án thường tốn rất nhiều thời gian.

Thời gian thực hiện các dự án đầu tư dài kéo theo sự ảnh hưởng đến tiến độ nghiệm thu công trình và đưa vào sử dụng, do đó có thể làm giảm hiệu quả đầu tư, thời gian thu hồi vốn chậm.Thời gian đầu tư càng dài thì rủi ro cũng như chi phí đầu tư lại càng lớn, hơn nữa, nó còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Do vốn lớn lại nằm khê đọng trong suốt quá trình  thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch vốn đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhằm hạn chế thấp nhất những mặt tiêu cực có thể xảy ra trong thời kỳ đầu tư.

->   Hoạt động đàu tư phát triển la fhoatj động rất phức tạp và trong một thời gian dài. Do đó, cần phải đề ra các kế hoạch thực hiện đầu tư một cách khoa học, bài bản, bố trí vốn đầu tư hợp lý, thực hiện phân kì đầu tư, hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, tránh tình trạng ứ đọng, không sinh lời. Tuy nhiên, việc thực hiện đầu tư vừa phải đảm bảo đúng tiến độ vừa phải đảm bảo tốt về chất lượng công trình.

3. Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài.

 Thời gian vận hành các kết quả đầu tư được tính từ khi đưa vào hoạt động cho đến khi hết hạn sử dụng và đào thải công trình.Các thành quả của hoạt động đầu tư có thể kéo dài hàng chục năm hoặc lâu hơn thế như Vạn lý trường thành ở Trung Quốc, nhà thờ và đấu trường La Mã ở Italia...trong quá trình vận hành các kết quả của đầu tư phát triển chịu tác động cả hai mặt, tích cực và tiêu cực của nhiêù yếu tố tự nhiên tiêu cực của nhiêù yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội...Do đó, công tác quản lý kế hoạch đầu tư cần chú ý một số nội dung :

-Cần xây dựng cơ chế và phương pháp dự báo khoa học ở cấp vĩ mô và vi mô về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm đầu tư trong tương lai, dự kiến khả năng cung hàng năm và toàn bộ còng đời dự án. Nếu như sản phẩm không có toàn bộ thông ti về nhu cầu thị trường thì hoạt động sản xuất kinh doanh cảu doanh nghiệp sẽ không được đảm bảo theo đúng quy luật cung-cầu, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay của nước ta. Mặt khác, nếu như việc dự bảo không được khoa hcoj và chính xác thì hoạt động của doanh nghiệp có thể bị mất phương hướng.

-Quản lý tốt quá trình vậ hành nhanh chóng đưa các thành quả hoạt động đầu tư vào sử dụng, hoạt động tối đa hóa công suất, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư tránh hao mòn vô hình. Đồng thời tuân thủ chiến lược về công suấ, sử dụng công suất ở mức thấp để đối phó với những thay đổi của thị trường. Vì trong thời gian đầu này sản phẩm mới được tung ra thị trường cần có thời gian để sản phẩm thích ứng với người tiêu dùng. Phần nữa do máy móc mới được đưa vào sử dụng cần phải hoạt động dưới mức công suất để đảm bảo cho máy móc lâu bền và cũng cần thời gian để người công nhân lao động quen với tay nghề.

4. Đặc điểm thứ tư là các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng. Các điều kiện tự nhiên của vùng như khí hậu, đất đai... có tác động rất lớn trong việc thi công, khai thác và vận hành các kết quả đầu tư. Không thể dễ dàng di chuyển các công trình đã đầu tư từ nơi này sang nơi khác, nên công tác quản lý hoạt động đầu tư cần chú ý :

-Cần phải có chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư đúng đắn. Đầu tư cái gì, đầu

tư bao nhiêu là đủ cần phải được nghiên cứu kĩ lưỡng dựa trên những căn cứ khoa học.

-Lựa chọn địa điểm đầu tư hợp lý dựa trên các căn cứ khoa hcoj, dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế chính trị, xã hội, môi trường, văn hóa. Cần xây dựng một bộ tiêu chí khac nhau và nhiều phương án so sánh để lựa chọn vùng lãnh thổ và địa điểm đầu tư cụ thể hợp lý nhất, sao cho khia thác được tối đa lợi thế vùng và không gian đầu tư cụ thể, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

5. Hoạt động đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. Mọi kết quả và hiệu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian. Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài...nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường rất cao. Có rất nhiều rủi ro trong hoạt động đầu tư:

+ Rủi ro do nguyên nhân khách quan : các rủi ro về thời tiết ví dụ như trong quá trình đầu tư gặp phải mưa bão, lũ lụt... làm cho các hoạt động thi công công trình đều phải dừng lại ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và hiệu quả đầu tư. Các rủi ro về thị trường như giá cả, cung cầu các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra thay đổi, ...Ngoài ra quá trình đầu tư còn thể gặp rủi ro do điều kiện chính trị xã hội không ổn định.

+ Rủi ro do nguyên nhân chủ quan : quản lý kém, chất luợng sản phẩm không đạt yêu cầu.

->Để quản lý hoạt động đầu tư phát triển hiệu quả cần phải thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro :

-Nhận diện rủi ro. Có nhiều nguyên nhân rủi ro, do vậy nhận diện đúng nguyên nhân rủi ro sẽ là khâu quan trọng đầu tiên để tìm ra giải pháp phù hợp.

-Đánh giá mức độ rủi ro để đưa ra các

biện pháp phòng chống cho phù hợp.

-Xây dựng các biện pháp phòng và chống rủi ro phù hợp với từng loại và từng mức độ rủi ro.

Câu 2: Trình bày hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp

Gồm 2 hoạt động là đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình.

1.Đầu tư vào tài sản hữu hình

Khái niệm: Đầu tư vào tài  sản hữu hình là hoạt động đầu tư vào phần giá trị hữu hình của doanh nghiệp: nhà xưởng, phương tiện vận tải, thiết bị, công cụ dụng cụ, nguyên nhiên vật liệu… nhằm mục đích nâng cao năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí. Bao gồm: đầu tư xây dựng cơ bản và hàng tồn trữ.

a.Đầu tư xây dựng cơ bản.

Đầu tư xây dựng cơ bản chính là đầu tư nhằm tái tạo tài sản cố định của doanh nghiệp. Đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm các hoạt động chính như: xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị, lắp đặt và sửa chữa nâng cấp.

-Xây dựng cơ sở hạ tầng:

Là đầu tư nhằm tạo ra không gian sản xuất, vận hành quản lý và lưu trữ hàng hóa hoặc nguyên vật liệu. Chất lượng cảu nhà xưởng và tính hợp lý của nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Do đặc điểm được sử dụng trong một thời gian dài nên tầm quan trọng của hệ thống nhà xưởng lại càng lớn, cần phải tính toán một cách kỹ lưỡng để tránh gây ra những hậu quả lâu dài.

-Hoạt động mua sắm thiết bị

+ Mua sắm thiết bị sản xuất: Thiết bị sản xuất không những ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sản phẩm mà còn quyết định đến ch phí thường xuyên của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần sử dụng thiết bị phù hợp với khả năng sản xuất, định hướng phát triển và khả năng tài chính của mình.

+ Mua sắm phương tiện vận tải và thiết bị truyền dẫn: Hệ thống phương tiện vận tải đóng vai trò vô cùng qua trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cảu doanh nghiệp. Trong rất nhiều doanh nghiệp, nó quyết định đến doanh số daonh số bán hàng, khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu thị trường, đặc biệt vơi các doanh nghiệp kinh doanh thương mại.

-Lắp đặt máy móc thiết bị:

Măc dù đầu tư cho việc xây lắp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đó là phần không thể thiếu trong doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng đến khả năng vận hành máy móc của doanh nghiệp.

-Sửa chữa và nâng cấp:

Trong quá trình sản xuất doanh nghiệp cần chú trọng đến việc bảo trì máy móc để tránh lám gián đoạn hoạt động sản xuất khi máy móc bị hỏng và gây lãng phí vì thiết bị tốn quá nhiều nhiên liệu. Việc sửa chữa và nâng cấp tuy không thực hiện thường xuyên nhưng  là phần không thể thiếu trong doanh nghiệp vì ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh, chi phí sản phẩm…

b.Đầu tư vào hàng tồn trữ

Hàng tồn trữ trongg doanh nghiệp là toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thành được tồn trữ trong doanh nghiệp.

-Đầu tư và nguyên nhiên vật liệu:

Nguyên vật liệu là một bộ phận hàng tồn trữ không thể thiếu trong doanh nghiệp sản xuất nhưng lại không có trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Đầu tư bổ sung nguyên nhiên vật liệu là cần thiết khi mà nguyên vật liệu đầu vào có tính chất không oone ddingj về số lượng hay chất lượng ở mỗi thời kỳ hoặc mùa vụ. Doanh nghiệp dự trữ các nguyên vật liệu cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất.

-Đầu tư vào bán thành phẩm:

Bán thành phẩm là sản phẩm chỉ mới trải qua một nửa trong chu trình sản xuất cần phải trải qua một số công đoạn để

thành một sản phẩm hoàn chỉnh để có thể đem ra tiêu thụ trên thị trường. Đầu tư vào dự trữ bán thành phẩm làm giảm bớt rủi ro đối với hàng hóa, đối với một số mặt hàng có yêu cầu bảo quản cao khi ở dạng thành phẩm.

-Đầu tư vào sản phẩm hoàn thành:

Sản phẩm hoàn thành là những sản phẩm đã là thành phẩm có thể xuất ra thị trường. Các sản phẩm này thường được các doanh nghiệp tồn trữ bào quản một phần, gọi là hàng tồn kho.

Vai trò của hàng tồn kho:

+ Tồn kho để giảm thời gian cần thiết đáp ứng nhu cầu

+Làm ổn định mức sản xuất của đơn vị trong khi nhu cầu biến đổi

+ Bảo vệ đơn vị trước những dựu báo thấp về nhu cầu.

2.Đầu tư vào tài sản vô hình.

Khái niệm: là việc sử dụng những nguồn lực có ở hiện tại như tiền, sưc lao động, trí tuệ… để tiến hành các hoạt động nhằm phát triển và tăng giá trị các tài sản vô hình trong tương lai.

Các hình thức đầu tư vào tìa sản vô hình

a.Đầu tư vào nguồn nhân lực.

Đối vơi doanh nghiệp, nguồn nhân lực có vị trí quan trọng. Đó là yếu tố duy nhất đưa lại lợi ích kinh tế, làm tăng của cải cho doanh nghiệp. Người lao động là yếu tố cách mạng nhất cảu quá trình sản xuất. Mặt khác, nguồn nhân lực có chất lương cao góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng thu hút đầu tư. Do vậy cần phải đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

Các hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực gồm:

-Đầu tư cho hoạt động đào tạo đội ngũ lao động: đào tạo ngắn hạn, dài hạn, chính quy, không chính quy, bồi dưỡng nghiệp vụ…Đầu tư cho hoạt động đội ngũ lao động có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và đất nươc nói chung.

-Đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe,

y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe,  y tế là công tác bắt buộc phải có tại các doanh nghiệp, hiện nay vừa thực hiện theo quy định của nhà nước vữa dảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.

-Đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện là việc cảu người lao động: nhân tố con người đóng vai trò quyết định đến sự thành bại cảu công ty, do vậy việc đảm bảo môi trường làm việc tốt cho người lao động là điều hết sức quan trọng để họ sản xuất và sáng tạo.

b.Đầu tư nghiên cứu và phát minh sang chế, ứng dụng khoa học công nghệ:

Đầu tư vào nghiên cứu công nghệ mới để chế tạo sản phẩm mới giupw doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường ( nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm). Công nghệ sang cao sẽ càng giúp doanh nghiệp tối thiểu chi phí sản xuất…Mặt khác, những công nghệ tiên tiến còn giúp bảo vệ môi trường. Bao gồm:

-Đầu tư nghiên cứu và phát triển (R&D)

R&D chính là chìa khóa quyết định khả năng cạnh tranh thành công của DN. Sựu phát triển bền vững của một Dn phải gắn chặt với hoạt động R&D. R&D giống như việc bỏ tiền trước mà kết quả thu lại sau, nếu lãnh đạo DN không nhận thwucs đúng về R&D, không có quan điểm, định hướng lâu dài, xuyên suốt cho hoạt động R&D thì DN khó có thể sống sót trong điều kiện canh tranh gay gắt như hiện nay.

-Chuyên giao công nghệ

Chuyên giao công nghệ giúp doanh nghiệp cso thể tiếp cận những công nghệ sản xuất mới, tăng tính canh tranh trên thị trường đồng thời tiết kiệm chi phí.

c.Đầu tư cho hoạt động maketing, quảng cáo phát triển nhãn hiệu, thương hiệu

Hoạt động maketing, quảng cáo giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, về lâu dài nó sẽ giúp doanh nghiệp tạo được niềm tin cũng như uy

tín trên thị trường, từ đó nâng cao giá trị thương hiệu cũng như nhẫn hiệu của doanh nghiệp. Đầutư cho hoạt động maketing bao gồm đầu tư cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu.

d.Đầu tư cho các tài sản vô hình khác: Đầu tư vào các tài sản vô hình khác đó là hoạt động đầu tư cho các hoạt động như dăng kí bản quyền về những phát minh sang chế, nhãn hiệu hàng hóa, đầu tư tạo quan hệ khách hàng, hay đầu tư để có được độc quyền khai thác 1 loại tài nguyên nào đó…

3.Mối quan hệ giữa đầu tư tài sản hữu hình và vô hình.

*Đầu tư vào tài sản hữu hình và vô hình là nguồn gốc cảu mọi thành công của doanh nghiệp, chúng có mối quan hệ khăng khít và tác động qua lại đến nhau.

Thứ nhất, tác động của đầu tư TSHH đến đầu tư TSVH:

-Đầu tư vào TSHH là cơ sở, nền tảng cho đầu tư vào TSVH: nếu coi hoạt động của doanh nghiệp như 1 cơ thể sống thì đầu tư vào TSHH đóng vai trò thể xác, tạo điều kiên cho “tâm hồn”_việc đầu tư vào TSVH được thuận lợi.

-Đầu tư vào tài sản hữu hình sẽ thưc đẩy tài sản vô hình phát triển và làm tăng giá trị của tài sản vô hình.

Thứ hai, tác động của đầu tư TSVH đến đầu tư vào TSHH:

-Đầu tư vào TSVH sẽ tạo động lực thúc đẩy đầu tư vào TSHH.

-Đầu tư vào TSVH làm tăng hiệu quả khi đầu tư vào TSHH.

*Tuy nhiên 2 hình thức này đôi khi kìm hãm lẫn nhau:

-Nguồn vón cho đầu tư vào TSHH tăng sẽ làm giảm nguồn vốn cho đầu tư TSVH và ngược lại.

- Đầu tư cho TSHH và VH sẽ tác động không tốt đến nhau nếu đầu tư không đồngbộ và không đúng hướng.

Kết luận: Quá trình đầu  tư vào TSHH và TSVH như vòng xoáy ốc. Nó đều tác

động đến nhau và đều làm cho Dn ngày càng được mở rộng và phát triển một cách bền vững. Nếu DN chỉ chú trọng đầu tư vào các TS vật chất mà quên đi việc đầu tư phát triển đội ngũ CBCNV sao cho phù hợp với trình độ công nghệ sẽ làm cho NSLD giảm, sản phẩm kém chất lượng, kìm hãm hiệu quả vốn đầu tư. Nhưng nếu chỉ chue trọng đến chất lượng sản phẩm mà quên đầu tư vào quảng bá sản phẩm, quảng bá thương hiệu thì liệu rằng sản phẩm đó có nhanh chóng được mọi người biết đến?

Câu 4: Kiều hối thuộc vào loại đầu tư nào ( đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước). giải thích

Theo WB: “Kiều hối bao gồm các khoản tiền chuyển từ nước ngoài có nguồn gốc là thu nhập của người lao động, dân di cư ở nước ngoài, được thể hiện trong cán cân thanh toán quốc tế là khoản chuyển tiền (ròng)”.

Theo cách đơn giản nhất “Kiều hối là sự di chuyển tiền bạc từ những người đang sống và lao động ở nước ngoài đến thân nhân của họ ở quê hương”

Nguồn kiều hối cso thể được chuyển vào Việt Nam thông qua kênh chính thức và kênh không chính thức. Các kênh chuyển kiều hối chính thức bao gồm các công ty kiều hối, các ngân hàng thương mại được phép làm dich vụ chuyển tiền quốc tế, các công ty chuyển tiền, công ty bưu chính. Kênh phi chính thức cũng rất đa dạng như: do kiều bào trực tiếp cầm về hoặc nhờ bạn bè, người than cầm giúp về…

Ưu điểm:

-Kiều hối là nguồn thu ngoại tệ ồn định, không hoàn lại và đặc biệt kiều hối tạo ra nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế, không tạo gánh nặng nợ nước ngoài cho nền kinh tế. Nguồn vốn này giúp đất nước giảm thiểu nhiều rủi ro trong quá trình huy động vốn, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài.

-Xuất khẩu đang là lĩnh vực tạo ra nguồn

thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Tuy nhiên, xuất khẩu hoặc du lịch phải đầu tư nhiều mới có được những khoản ngoại tệ nói trên, trong khi đó nguồn thu kiều hối dường như không phải đầu tư, hoặc nếu cso thì không đáng kể so với giá trị nó mang lại.

 - Việt Nam được coi là nơi đầu tư trực tiếp nước ngoài rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nguồn vốn này cúng có những tiêu cực như gây ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội gia tăng…Trong khi đó nguồn vốn kiều hối thì tránh được các mặt tiêu cực này.Còn với nguồn vốn ODA cũng là nguồn vốn quan trọng, nhưng 90% là vốn vay. Nguồn kiều hối không gây ra gánh nặng nợ nước ngoài cho nền kinh tế.

- Kiều hối đóng góp cho công cuộc xoa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người lao động. Nguồn vốn này chảy thẳng vào khu vực dân cư, do đó có tính thúc đẩy đầu tư tư nhân cao, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập.

- Nguồn vốn kiều hối có tác dụng hỗ trợ cán cân thanh toán quốc gia. Trong nhiều năm qua và cả hiên nay, Việt Nam là nước luôn nhập siêu, tính riêng năm 2010 nước ta nhập siêu khoảng 12,3 tỷ $, nguồn kiều hối nhận được trong năm 2010 là 8 tỷ $ bù đắp khoảng 67% thâm hụt cán cân thương mại.

Nhược điểm:

-Nguồn kiều hối chuyển về VN lại cũng chính là áp lực gia tăng tổng phương tiện

thanh toán thông qua gia tăng tài sản có yếu tố nươc ngoài ròng (NFA), gây khó kahwn cho Ngân hàng Nhà Nước trong việc kiểm soát tiền tệ.

- Nguồn kiều hối qua các kênh không chính thức sẽ không được thu hút hoàn toàn vào hệ thống ngân hàng dẫn đến một phần kiều hối bán ra chợ đen sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế, NHNN khó kiểm soát được hoàn toàn thị trường ngoại hối.

- Nguồn kiều hối đổ vào Việt Nam mà phần lớn số đó là các hộ gia đình hưởng, đem tiêu dung cũng làm tăng tổng cầu, có thể đã góp phần là mất cung-cầu hàng hóa, khiến lam phát dễ xảy ra.

Tóm lại kiều hối chỉ là dòng tiền về gọi chung là kiều hối , nó không thuộc dòng đầu tư nào cả. Khi người nhận sử dụng vào đầu thì khác.

-Nó không phụ thuộc sẽ đầu tư vào đâu vì tiền về rồi sử dụng thế nào thì đã chuyển sang vấn đề tiền bỏ ra đầu tư sử dụng thế nào thì do người nhận sử dụng.

-Nó mang tính chất chi tiêu các nhân tính vào đầu tư toàn xã hội (trong nước)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #ktdt