de 3 ktdt
C1:thế nào là cơ cấu đt hợp lý? những cơ cấu đt trên pvi QG C2: Mối qhệ giữa đt với ttr?g và pt KT thể hiện ntn qua lt số nhân đt và lt gia tốc đt C3: Gthích: trả lương đúng ,đủ cho người lđ cũng là đtpt C4: Cho VD.qua đó gthích ý nghĩa của hệ số ICOR trong ctác dự báo KT
Câu 1: Theo bạn .thế nào là cơ cấu đầu tư hợp lý ? những cơ cấu đt trên pham vi quốc gia ,trình bầy giải pháp chủ yếu xd 1 cơ cấu đt hợp lý ở nước ta .
Cơ cấu đầu tư là cơ cấu các yếu tố cấu thành đầu tư như cơ cấu về vốn, nguồn vốn, cơ câu huy động và sử dụng vốn…quan hệ hữu cơ, tương tác qua lại giwuax các bộ phận trong không gian và thời gian, vận động theo hướng hình thành một cơ cấu đầu tư hợp hý và tạo ra những tiềm lực lớn hơn về mọi mặt kinh tế-xã hội.
Cơ cấu đầu tư hợp lý là:
-đt phù hợp với quy luật khách quan, các điều kiện kinh tế xã hội, lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn phát triển
-đt phù hợp và phục vụ chiên lược phát triển kinh tế xã hội của từng cơ sở ngành, vùng, lãnh thổ.
-Có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu theo hướng hợp lý hơn, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực trong nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế, phù hợp với xu thế kinh tế chính trị của thế giới và khu vực.
Những cơ cấu đầu tư trên phạm vi quốc gia:
1. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn
Vốn trong nước:
- Vốn ngân sách nhà nước: Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước được hình thành từ nhiều nguồn thu khác nhau như thuế, phí tài nguyên, bán hay cho thuê các tài sản thuộc sở hữu của nhà nước... Đây chính là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư.
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước: Tín dụng nhà nước về thực chất có thể coi như một khoản chi của ngân sách nhà nước, vì cho vay theo lãi suất ưu đãi, tức lãi suất cho vay thường thấp hơn lãi suất trên thị trường tín dụng, nên Nhà nước phải dành ra một phần ngân sách trợ cấp bù lãi suất.
-Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước: Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước. Vai trò chủ yếu của nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước là đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp
- Vốn đầu tư của tư nhân và dân cư:Nguồn vốn của khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Chúng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, mở mang ngành nghề, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và vận tải trên các địa phương.
3.1.2 Nguồn vốn nước ngoài:
- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI): Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư của quốc gia này (thường là một công ty hay một cá nhân cụ thể) mang các nguồn lực cần thiết sang một quốc gia khác để thực hiện đầu tư; chủ đầu tư trực tiếp tham gia vào quá trình khai thác kết quả đầu tư và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn của mình theo quy định của quốc gia nhận đầu tư
- Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức – ODA: ODA là nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ nước ngoài bao gồm các khoản viện trợ cho vay với các điều kiện hết sức ưu đãi. Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức được dành cho các nước đang và kém phát triển được các cơ quan chính thức và các cơ quan thừa hành của chính phủ, các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ tài trợ.
- Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế: Đây là nguồn vốn mà các nước nhận vốn vay từ các ngân hàng thương mại quốc tế với một mức lãi suất nhất định. Sau một thời gian, các nước này phải hoàn trả cả vốn và lãi, các ngân hàng thương mại quốc tế sẽ thu được lợi nhuận từ lãi suất của khoản vay.
- Nguồn vốn huy động qua thị trường vốn quốc tế: Là nguồn vốn huy động từ thị trường chứng khoán trên thế giới, bằng việc bán trái phiếu của chính phủ, các công ty trong nước ra nước ngoài. Khả năng thanh toán cao do có thể mua bán, trao đổi trên thị trường thứ cấp, chính vì vậy hình thức này tương đối hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
2. Cơ cấu vốn đầu tư:
2.1. Khái niệm
Cơ cấu vốn đầu tư là cơ cấu thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa từng loại vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội, vốn đầu tư của doanh nghiệp hay của một dự án.
2.2. Đặc điểm
Trong thực tế, có một số cơ cấu đầu tư quan trọng cần được chú ý xem xét bao gồm: cơ cấu kĩ thuật của vốn(vốn xây lắp và vốn máy móc thiết bị trong tổng vốn đâu tư); Cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt động xây dựng cơ bản,công tác triển khai khoa học và công nghệ, vốn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực,tái tạo tài sản lưu động và những chi phí khác ( chi phí quảng cáo, tiếp thị…); Cơ cấu vốn đầu tư theo quá trình lập và thực hiện dự án như chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thưc hiện đầu tư…
Một cơ cấu đầu tư hợp lý là cơ cấu mà vốn đầu tư được ưu tiên cho bộ phận quan trọng nhất, phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đầu tư và nó thường chiếm một tỷ trọng khá cao.
3. Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành
Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành là cơ cấu thực hiện đầu tư cho từng nghành kinh tế quốc dân cũng như trong từng tiểu ngành, thể hiện việc thực hiện chính sách ưu tiên phát triển, chính sách đầu tư đối với từng ngành trong một thời kỳ nhất định.
Sau đây là ba cách tiếp cận thông thường:
+ Phân chia theo cách truyền thống: Nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ: Mục đích là đánh giá, phân tích tình hình đầu tư
+ Phân chia theo nhóm ngành kết cấu hạ tầng và sản xuất sản phẩm xã hội: Nghiên cứu tính hợp lý của đầu tư cho từng nhóm ngành
+ Phân chia theo khối ngành: Khối ngành chủ đạo và khối ngành còn lại. Đầu tư phải đảm bảo tương quan hợp lý giữa hai khối ngành này để duy trì thế cân bằng giữa những sản phẩm chủ đạo và những sản phẩm của các ngành khác
4. CCĐT phát triển theo địa phương, vùng lãnh thổ :
4.1. Khái niệm: CCĐT theo địa phương và vùng lãnh thổ là CCĐT vốn theo không gian, nó phản ánh tình hình sử dụng nguồn lực địa phương và việc phát huy lợi thế cạnh tranh của từng vùng.
4.2. Đặc điểm
Vốn đầu tư xã hội được xem xét, phân bổ trên các vùng:
+ Miền núi phía bắc
+ Đồng bằng sông Hồng
+ Vùng Bắc trung Bộ
+Vùng duyên hải miền trung
+ Tây Nguyên
+ Đông nam bộ
+ Đồng bằng sông Cửu Long
Một CCĐT theo địa phương hay vùng lãnh thổ được xem là hợp lý nếu nó phù hợp với yêu cầu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát huy lợi thế sẵn có của vùng trong khi vẫn đảm bảo hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chung của các vùng khác, đảm bảo sự thống nhất và những cân đối lớn trong phạm vi quốc gia và giữa các ngành. Thông thường vốn đầu tư được tập trung phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, từ đó kéo theo sự phát triển của các vùng kinh tế lân cận và tạo ra động lực phát triển cho toàn bộ nền kinh tế.
Những giải pháp chủ yếu để xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý:
1.Xây dựng nâng cao chất lượng quy hoạch đầu tư tổng thể với một cơ cấu đầu tư hợp lý.
Quy hoạch đầu tư tổng thể phải gắn với quy hoạch, kế hoạch về sản phẩm và thị trường của từng ngành. Các quy hoạch, kế hoạch đầu tư phải được xây dựng trên cơ sở:
-Coi trọng công tác điều tra nghiên cứu thị trường và các dự báo thay đổi của thị trường.
-Đánh giá đầy đủ: nguồn lực thực hiện, cơ hội và thách thức khi thực hiện quy hoạch tổng thể.
-Dự báo tiến bộ khoa học kỹ thuật, các thay đổi về thể chế, chính sách.
-Phải gắn quy hoạch, kế hoạch với chính sách và các giải pháp thực hiện.
2.Giải pháp về nguồn vốn đầu tư.
Thứ nhất, Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đầu tư. Có các biện pháp khuyến khích đầu tư tư nhân.
Thứ hai,nâng cao khả năng sử dụng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao mức sinh lời của vốn.
Thứ ba, tạo lập thị trường tài chính lành mạnh và ổn định để lưu thông vốn dễ dàng.
3.Giải pháp về chính sách đầu tư
Thứ nhất, chuyển hướng từ đầu tư theo chiều rộng sang đầu tư theo chiều sâu trong tất cả các ngành kinh tế.
Thứ hai, cân đối đầu tư theo lãnh thổ.
Thứ ba, tập trung đầu tư đổi mới công nghệ cho một số ngành công nghệ mũi nhọn.
Thứ tư, vận hành các công cụ kinh tế vĩ mô cho phù hợp để điều chỉnh cơ cấu đầu tư.
4.Xác định cơ cấu từng ngành cụ thể
- Nông ngiệp:, nhà nước nên phân bổ cơ cấu đầu tư và có chính sách đầu tư thỏa đáng để phát triển hai lĩnh vực lâm nghiệp và thủy sản. Điểu quan trọng là phải gắn hoạt động sản xuất của hai lĩnh vực lâm nghiệp và thủy sản với thị trường: phát triển thủy sản cho mục tiêu xuất khẩu, phát triển lâm nghiệp gắn với công nghiệp làm giấy và công nghiệp khai thác chế biến gỗ(một ngành vô cùng tiềm năng).
- Công nghiệp:
+ Chuyển dần đầu tư vào những ngành áp dụng công nghệ cao, hướng về xuất khẩu, chú ý các ngành điện tử, sản xuất phần mềm tin học cơ khí gia dụng.
+ Khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất.
+ Chú ý đầu tư xây dựng một số ngành công nghiệp mũi nhọn mà Việt Nam có lợi thế phát triển
- Đối với các ngành dịch vụ, giáo dục , đào tạo: giải pháp cho chúng ta bây giờ cần những tiêu chuẩn quốc tế để hội nhập vào với xu thế toàn cầu hóa.
Câu 2: : Mối quan hệ qua lại giữa đt với tăng trưởng và phát triển kinh tế thể hiện như thế nào qua lý thuyết số nhân đt và lý thuyết gia tốc đt vân dụng phân tích hd đt ở nước ta
Đầu tư là việc hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm mang lại kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một thời gian nhất định. Đây là sự gia tăng về lượng của nền kinh tế.
Phát triển kinh tế là sự gia tăng cả về chất và lượng của nền kinh tế. Đây là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện cả về mặt kinh tế và mặt xã hội của một quốc gia.
Mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế thể hiện qua:
v Lý thuyết số nhân đầu tư:
Số nhân đầu tư phản ánh vai trò của đầu tư với sản lượng. Nó cho thấy khi đầu tư gia tăng 1 đơn vị thì sản lượng gia tăng bao nhiêu.
Công thức tính:k=(1)
Trong đó:
∆Y là mức gia tăng sản lượng
∆I là mức gia tăng đầu tư
k là số nhân đầu tư
từ công thức (1) ta có:
∆Y= k*∆I (2)
Như vậy việc gia tăng đầu tư có tác dụng khuyến khích đại sản lượng tăng lên số nhân lần. Trong công thức trên, k là một số dương lớn hơn 1.
Vì khi I=S có thể biến đổi công thức (2) thành:
k= = = = = =
Trong đó :
MPC= : khuynh hướng tiêu dùng biên
MPS= : khuynh hướng tiết kiệm biên
Nếu MPC càng lớn thì k càng lớn, do đó độ khuyếch đại của sản lượng càng lớn. sản lượng càng tăng, công ăn việc làm càng gia tăng.
Thực tế, việc gia tăng đầu tư dẫn đến gia tăng cầu về các yếu tố tư liệu sản xuất (máy móc thiết bị, nguyên vật liêu…) và qui mô lao động. Sự kết hợp hai yếu tố này làm cho sản xuất phát triển, kết quả là gia tăng sản lượng nền kinh tế.
Tóm lại đầu tư làm tăng tổng cầu kéo theo sự tăng lên thu nhập và tăng trưởng kinh tế nói chung.
Số nhân đầu tư giải thích mối quan hệ giữa việc gia tăng đầu tư với gia tăng sản lượng . Như vậy, đầu tư xuất hiện như một yếu tố của tổng cầu . Nếu xem xét về vấn đề tổng cung thì sự thay đổi của sản lượng sẽ thay đổi về đầu tư như thế nào?
v Lý thuyết gia tốc đầu tư:
Lý thuyết số nhân đầu tư xem xét đàu tư như thành tố của tổng cầu thì lý thuyết giá tốc đầu tư xem xét Đt dưới góc độ tong cung trong nền kinh tế. Theo lý thuyết này để sản xuất ra một đơn vị đầu ra trước hết cần phải có một lượng vốn đầu tư nhất định. Tương quan giữa sản lượng và vốn đầu tư có thế được biểu diễn như sau:
x= (4)
Trong đó:
K là vốn đầu tư tại thời kỳ nghiên cứu
Y là sản lượng tại thời kỳ nghiên cứu
x là hệ số gia tốc đầu tư
Từ công thức (4) suy ra:
K= x * Y (5)
Như vậy, nếu x không đổi thì khi quy mô sản lượng sản xuất tăng dẫn đến nhu cầu vốn đầu tư tăng theo và ngược
lại. Nói cách khác, chi tiêu đầu tư tăng hay giảm phụ thuộc vào nhu cầu về tư liệu sản xuất và nhân công. Nhu cầu các yếu tố sản xuất lại phụ thuộc vào quy mô săn phẩm cần sản xuất.
Theo công thức (5), có thể kết luận: Sản lượng phải tăng liên tục mới làm cho đẩu tư tăng cùng tốc độ, hay k đổi so với thời kỳ trước.
Vận dụng phân tích hoạt động đầu tư của nước ta:
v Áp dụng lý thuyết số nhân đầu tư:
Chúng ta cần xem ĐT với tư cách một thành tố cấu thành tổng cầu
-Trong giai đoạn hiện nay, cần tăng vốn đầu tư xã hội của nền kinh tế, việc gia tăng đầu tư này tạo ra một đòi hỏi chung là phải tăng số lượng lao động trong nền kinh tế, chuẩn bị tốt nguồn cung lao động cho thị trường, hơn nữa phải tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, không nên coi nguồn nhân lực rẻ là một lợi thế mà nên chuyển hướng coi nguồn nhân lực chất lượng là một lợi thế, tiếp đó chuẩn bị và cung ứng đầy đủ các nguuofn nguyên, nhiên vật liệu cho hoạt động đầu tư. Ở đây chúng ta cần nhấn mạnh là cần thiết phải đầu tư hơn cho công nghiệp phụ trợ trong nước – ngành công nghiệp cung cấp cá sản phẩm đầu vào cho ngành công nghiệp chính, từ đó là cơ sở cho chúng ta chủ động nguồn cung yếu tố đầu vào cho sản xuất ở trong nước ổn định hơn.
-Cần đầu tư có hiệu quả hơn nữa để nguồn vốn sử dụng cho đầu tư không lãng phí và đạt kết qủa cao, xứng tầm với nguồn lực đã bỏ ra.
-Hệ số k phụ thuộn khá nhiều và MPC, MPC càng cao thì k càng cao, như vậy chính phủ cần có các biện pháp khuyến khích tiêu dùng trong nền kinh tế. Các biện pháp này sẽ đem lại hiệu quả trong việc tạo ra sản lượng cao hơn do cầu
tiêu dùng tăng cao trong xã hội.
Với lý thuyết gia tốc đầu tư: Trong những năm qua chúng ta đã được những gì mình mong muốn là có được tăng trưởng cao, song bài học đắt giá đó chính là ngay tại thời điểm này Việt Nam đang đối mặt với các yếu tố vĩ mô bất lợi, tăng trưởng cao mà dựa trên nền tảng không vững chắc đã cho thấy hậu quả là ngăn cản đầu tư trong nề kinh tế. Vì vậy việc đặt ra bây giờ là tăng rưởng kinh tế phải đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, để các nhà đầu tư yên tâm và tiếp tục đầu tư. Hơn nữa, cần có chính sách tăng trưởng hướng tới mục tiêu trung và dài hạn để đảm bảo đàu tư có được môi trường nhất quán, ổn định, tầm nhìn xa trong việc hoạch định chính sách là yếu tố quan trọng và thành công của các quốc gia.
Câu 3: Giải thích luận điểm trả lương đúng ,đủ cho người lao động cũng là đtpt
Trả lương đúng và đủ cho người lđ là một nội dung trong hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực- một bộ phận quan trọng của đầu tư phát triển.
Trước đây người ta coi tiền lương là một khoản chi phí của doanh nghiệp và vì thế người ta tìm mọi cách để giảm thiểu khoản chi trả lương. Ngày nay các doanh nghiệp cũng đã nhìn thấy những vai trò nhất định của hoạt động thanh toán lương cho người lao động đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Lương phù hợp với khả năng khiến người lao động vững tâm và phấn đấu hơn trong công việc. Họ đóng góp, cống hiến nhiều hơn, năng suất lao động cao hơn… góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy xu hướng chung hiện nay là nhìn nhận việc trả lương dưới góc độ đầu tư phát triển và xem nó như là một hoạt động đầu tư.
Mức lương được trả cho người lao động dự trên quan hệ cung cầu và giá cả dưc lao động trên thị trường. Đối với người lao động, tiền lương là thu nhập từ quá trình lao động của họ. Phấn đấu naangc ao tiền lương là mục đích của hết thảy mọi người lao dộng. Mục đích này tạo ra động lực để người lao động phát triển trình độ và khả năng lao động của mình. Mặt khác, tiền lương là hình thức đầu tư trực tiếp cho con người tái tạo sức lao động, kỹ năng, trí tuệ đẻ đàu tư cho phát triển kinh tế-xã hội, góp phần naangc ao chất lượng nguồn nhân lực, naangc ao khả năng cống hiến cảu đội ngũ cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ và cũng là yếu tố để hạn chế, khắc phục tệ nạn tiêu cực, tham nhũng do lương không đủ sống.
Trả lương đúng và đủ cho người lao động cuãng được xem là ĐTPT bởi vì lao động là yếu tố đặc biệt hơn so với các yếu khác dành cho ĐT. Lao động sử dụng kỹ năng của mình tham gia đầu tư, nhưng lại có yếu tố khác thường xuyên chi phối chất lượng kỹ năng này của người lao động là tâm lỹ và đời sống cảu ngươi lao động, do vậy để giả thích cho luận điểm trên chúng ta có thể xem xét trên vài luận cứ sau:
Thứ nhất, người lao động khi nhận lương đúng và đủ sẽ có được tâm trạng thoải mái khi mà thành quả lao động của họ được ghi nhận, từ đó người lao động sẽ tiếp tục duy trì và phấn đấu năng suất, chất lượng công việc tốt trong quá trình sản xuất mà họ tham gia. Thực tiễn cho thấy các vụ đình công của công nhân thời gian qua có rất nhiều vụ việc liên quan tới vấn đề trả lương chậm của chủ doanh nghiệp, công nhân chán nản khi họ thường xuyên bị trả chậm lương dẫn đến tâm lý bi quan và xa rời công việc của họ, họ thường tổ chức các cuộc đình công tự phát, điều này trên tổng thể có ảnh
hưởng khá xấu tới vậ hành các kết qảu đàu tư cảu doanh nghiệp do sản xuất bị đình trệ.
Thứ hai, người lao dộng tron phạm vi nền kinh tế quôc dân còn được xem xét như là những người tiêu dung, họ luôn có xu hướng duy trì và nâng cao đời sống của họ thông qua việc mua các hàng hóa. Việc trả lương đúng và đủ sẽ là điều kiện tốt để nười lao động mua hàng, qua đó tăng sức mua cảu nền kinh tế, hàng hóa tiêu thụ nhiều lại đòi hỏi cung hàng hóa, từ đó tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, vấn đề này xét trên tổng thể nền kinh tế là có lợi.
Vì vậy cần chú trọng đến vấn đề trả lương đúng và đủ cho người công nhân:
+Tiền lương phủ hợp khuyến khích nhân viên làm việc, duy trì nhân viên giỏi và thu hút nhân tài cho doanh nghiệp. Nhận thức rõ vai trò cảu tiền lương tới cung cách, thái độ và hiệu quả làm việc của người lao động các doanh nghiệp đều đưa ra những chiến lược phù hợp trong việc trả lương cho lao động.
+Bên cạnh việc xác định mức lương phù hợp thì cần phải trả đúng và đủ cho người lao động. Tăng lương hợp lý có thể coi là biện pháp kích cầu lành mạnh để thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tiền lương và tăng trưởng kinh tế so mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nền kinh tế có tăng trưởng thì tiền lương mới tăng và ngược lại thu nhập tăng kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
Kết luận: Trả lương đúng và đủ cho người lao động cũng là ĐTPT.
Câu 4: Cho VD .qua đó giả thích ý nghĩa của hệ số ICOR trong công tác dự báo kinh tế
ĐT vừa tắc động đến tốc đọ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng. Việc tăng quy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả là một công việc quan trọng và cần cân nhắc kỹ của các doanh nghiệp và chính các nhà hoạch định chính sách quốc gia.
Biểu hiện tập trung giữa mối quan hệ của đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế thể hiện ở hệ số ICOR.
Hệ số ICOR là tỷ số giữa quy mô đầu tư tăng thêm với mức gia tăng sản lượng, hay là mức đầu tư cần thiết để tạo ra một đơn vị sản lượng (GDP) tăng thêm.
ICOR= (1)
Ví dụ: năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 5,3%, tỷ lệ vốn đầu tư xã hội trên GDP đạt 42,4% thì hệ số ICOR= 42,4%:5,3% = 8
Nếu 2010, hệ số ICOR không có gì biến động lớn và mục tiêu đặt ra cho tăng trưởng kinh tế là 6,5%/năm thì dựa công thức (1), cần phải huy động một lượng vốn đầu đạt trên 52% của GDP .
Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vốn đầu tư. Theo một số nghiên cứu của các nhà kinh tế, muốn giữ tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định thì tỷ lệ đầu tư phải chiếm khoảng trên 25% so với GDP, tùy thuộc vào ICOR của mỗi nước.
Việc phân tích ICOR giúp ta cụ thể hóa mối liên hệ giữa mức tăng trưởng GDP của thời kì sau với mức đầu tư của thời kì trước.
ICOR phản ánh trình độ kĩ thuật của sản xuất, năng lực của vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Một trong những ý nghĩa của ICOR là
sử dụng để lập kế hoạch kinh tế, cần đầu tư bao nhiêu vốn để đạt được mục tiêu đề ra.
-Xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho thời kỳ mới khi xác định được khả năng tiết kiệm của nền kinh tế thời kỳ gốc
-Xác định được nhu cầu tích luỹ cần có để đạt được mục tiêu đó. Là căn cứ để đánh giá khả năng đạt mục tiêu đã đề ra .
Vì vậy ICOR là chỉ tiêu quan trọng để dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc dự báo quy mô vốn đầu tư cần thiết để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhất định trong tương lai. Kết quả dự báo là cơ sở quan trọng để xây dựng các chính sách kinh tế xã hội và lập các kế hoạch liên quan.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro