de 1 ktdt
ĐỀ 1 C1: Gthích:đt là yếu tố qđịnh sự pt và là chìa khóa tăng trưởng mỗi QG C2:Tbầy 1 số lt KT và đt chủ yếu .gthích vtrò của đt với tăng trưởng và pt mỗi QG C3: Tbầy pp tính, ưu nhược điểm của hệ số ICOR C4:Đt ptán dàn trải và thiếu một clược tổng thể là những khuyếm khuyết chính trong hđ đtpt ở nước ta trong thời gian qua .bình luận ý kiến trên
Câu 1: Giả thích luận điểm :đt là yếu tố quyết định sự phat triển và là chỡa khúa tăng trưởng của mỗi quốc gia .
Mục đích của ĐTPT là vì sự phát riển bền vững, vì lợi ích quốc gia cộng đồng và nhà đầu tư. Trong đó đầu tư nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinhtế, tăng thu nhập quốc dân, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của các thành viên trong xã hội. Đầu tư của doanh nghiệp nhằm tối thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực…
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì. Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế.
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế là một khái niệm rộng hơn tăng trưởng. Nếu tăng trưởng được xem là quá trình biến đổi về lượng thì phát triển là quá trình biến đổi cả về lượng và chất của nền kinh tế. Đó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của cả hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia.
Phát triển kinh tế bao gồm có tăng trưởng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tiến bộ (thường xét đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành: sự gia tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp), sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội (xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, tăng tuổi thọ bình quân, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch của người dân, đảm bảo phúc lợi xã hội, giảm thiểu bất bình đẳng trong XH
Đầu tư phát triển là yếu tố quyết định đến sự phát triển và là chìa khóa tăng trưởng của mọi quốc gia do:
Đầu tư tác động đến cả tổng cung tổng cầu của nền kinh tế, đầu tư tác động đến cả tốc độ và chất lượng tăng trưởng, đầu tư tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cuối cùngđầu tư tác động tới sự phát triển của khoa học công nghệ.
Thứ nhất: Đầu tư tác động đến cả tổng cung tổng cầu của nền kinh tế
Đối với tổng cầu tác động của đầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn. Xét theo mô hình kinh tế vĩ mô, đầu tư là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi gia tăng đầu tư làm cho tổng cầu tăng (nếu các yếu tố khác không đổi)
AD = C + I + G + (X – IM)
Trong đó: C: Tiêu dùng, I: đầu tư, G: chi tiêu của chớnh phủ, X: xuất khẩu, IM: nhập khẩu.
Tổng cung của nền kinh tế gồm 2 nguồn chính là cung trong nước và cung nước ngoài. Bộ phận chủ yếu cung trong nước là 1 hàm của các yếu tố sản xuất
Y = f (K, L, R,T)
Trong đó Y- đầu ra; K: vốn sản xuất; L - lao động; R- tài nguyờn; T- khoa học cụng nghệ.
Như vậy tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế. Mặt khác tác động của vốn đầu tư còn được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ… Do đó đầu tư lại gián tiếp làm gia tăng tổng cung của nền kinh tế.
Thứ hai:Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng
Tăng quy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lí là những nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất nhân tố tổng hợp, tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH-HĐH, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế... Do đó nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Biểu hiện tập trung của mối quan hệ giữa đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế thể hiện ở công thức tính hệ số ICOR
(Incermental Capital Output Ratio- tỉ số gia tăng của vốn so với sản lượng) là tỉ số giữa quy mô đầu tư tăng them với mức gia tăng sản lượng, hay suất đầu tư cần thiết để tạo ra một đơn vị sản lượng (GDP) tăng thêm
Hệ số ICOR được tính:
ICOR = (tỉ lệ vốn đầu tư/GDP) / (tốc độ tăng trưởng kinh tế)
Hệ số ICOR của nền kinh tế cao hay thấp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố:
Thứ nhất do thay đổi cơ cấu đầu tư ngành
Thứ hai sự phát triển của khoa học công nghệ
Thứ ba do thay đổi cơ chế chính sách và phương pháp quản lý
Đầu tư tác động đến chất lượng tăng trưởng
g = Di+Dl+TFP
Di: Phần đóng góp của VĐT vào tăng trưởng
Dl: Phần đóng góp của lao động vào tăng trưởng
TFP: Phần đóng góp của các yếu tố năng suất vào tăng trưởng
1.3.1. Đầu tư phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là cơ cấu tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có quan hệ chặt chẽ với nhau, được biểu hiện cả về mặt chất và mặt lượng, tùy theo mục tiêu của nền kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Sự chuyển dịch kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều về quy mô tốc độ giữa các ngành, vùng.
Những cơ cấu kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân bao gồm kinh tế ngành, lãnh thổ, theo thành phần kinh tế.
Vai trò của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp quy luật và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc
gia trong từng thời kỳ, tạo ra sự cân đối trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành, vùng, phát huy nội lực của nền kinh tế, trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực.
Đối với cơ cấu ngành, vốn đầu tư vào ngành nào, quy mô vốn đầu tư từng ngành nhiều hay ít, việc sử dụng vốn hiệu quả thấp hay cao… đều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành, tạo tiền đề vật chất để phát triển các ngành mới… do đó, làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành.
Đối với cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất mát cân đối về phát triển giữa các vũng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị… của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển.
1.3.2.Tác động của đầu tư phát triển đến khoa học công nghệ
Đầu tư là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát triển khoa học, công nghệ của một doanh nghiệp và quốc gia. Công nghệ bao gồm các yếu tố cơ bản: phần cứng (máy móc thiết bị), phần mềm (các văn bản, tài liệu. các bí quyết…), các yếu tố con người (các kỹ năng quản lý, kinh nghiệm), yếu tố tổ chức… Muốn có công nghệ cần phải đầu tư vào các yếu tố cấu thành.
Trong mỗi thời kỳ các nước có bước đi khác nhau để đầu tư phát triển công nghệ. Ban đầu sử dụng các lọai công nghệ sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu sau đó giảm dần thông qua việc tăng dần hàm lượng đầu tư vào công nghệ. Đến giai đoạn phát triển, xu hướng đầu tư mạnh vốn thiết bị và gia tăng hàm lượng tri thức chiếm ưu thế tuyệt đối. Tuy nhiên quá trình chuyển từ giai đoạn một sang giai đoạn ba là quá trình
chuyển từ đầu tư ít sang đầu tư lớn, thay đổi cơ cấu đầu tư. Không có vốn đầu tư đủ lớn sẽ không đảm bảo sự thành công của quá trình chuyển đổi và sự phát triển của khoa học công nghệ.
Công nghệ là do doanh nghiệp nhập khẩu từ bên ngoài hoặc do tự nghiên cứu và ứng dụng đều đòi lượng vốn đầu tư lớn. mỗi doanh nghiệp, mỗi nước khác nhau cần có bước đi phù hợp để lựa chọn công nghệ thích hợp. Trên cơ sở đó đầu tư có hiệu quả để phát huy lợi thế so sánh của từng đơn vị cũng như toàn ngành kinh tế quốc dân.
Câu 2: Trình bầy một số lý thuyết kinh tế và đt chủ yếu .giải thích vai trò của đt đói với tăng trưởng và phát triển mỗi quốc gia .
1. Mô hình số nhân đầu tư .
Số nhân đầu tư phản ánh vai trò của đầu tư đối với sản lượng. Nó cho thấy sản lượng gia tăng bao nhiêu khi đầu tư gia tăng một đơn vị.
Công thức tính (1)
k =
Trong đó:
ΔY là mức gia tăng sản lượng
ΔI là mức gia tăng đầu tư
k là số nhân đầu tư
Từ công thức (1) ta có :
ΔY= k .ΔI
Như vậy việc gia tăng đầu tư có tác dụng khếch đại sản lượng tăng lên số nhân lần. Trong công thức trên, k là một số dương lớn hơn 1.
Nếu MPC càng lớn thì k càng lớn, do đó, độ khếch đại của sản lượng càng lớn. Sản lượng càng tăng, công ăn việc làm càng gia tăng.
Thực tế, gia tăng đầu tư, dẫn đến gia tăng cầu về các yếu tố tư liệu sản xuất (máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu…) và qui mô lao động. Sự kết hợp hai yếu tố này làm cho sản xuất phát triển, kết quả là, gia tăng sản lượng của nền kinh tế.
2. Gia tốc đầu tư
Số nhân đầu tư giải thích mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư gia tăng sản lượng hay việc gia tăng đầu tư có ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng. Như vậy, đầu tư xuất hiện như một yếu tố của tổng cầu. Theo Keynes (nhà kinh tể học trong thập niên 30 thế kỉ trước), đầu tư cũng được xem xét từ góc độ tổng cung, nghĩa là, mỗi sự thay đổi của sản lượng làm thay đổi đầu tư như thế nào.
Theo lí thuyết này, để sản xuất ra 1 đơn vị đầu ra cho trước cần phải có một lượng vốn đầu tư nhất định. Tương quan giữa sản lượng và vốn đầu tư có thể được biểu diễn như sau:
x = (4)
Trong đó:
K: Vốn đầu tư tại thời kì nghiên cứu
Y: Sản lượng tại thời kì nghiên cứu
x : Hệ số gia tốc đầu tư
Từ công thức (4) suy ra:
K = x * Y (5)
Như vậy, nếu x không đổi thì khi quy mô sản lượng sản xuất tăng dẫn đến nhu cầu vốn đầu tư tăng theo và ngược lại. Nói cách khác, chi tiêu đầu tư tăng hay giảm phụ thuộc nhu cầu về tư liệu sản xuất và nhân công. Nhu cầu các yếu tố sản xuất lại phụ thuộc vào quy mô sản phẩm cần sản xuất.
có thể kết luận:sản lượng phải tăng liên tục mới là cho đầu tư tăng cùng tốc độ, hay không đổi so với thời kì trước.
3.Quỹ nội bộ của đầu tư
Theo lí thuyết này,đầu tư có quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận thực tế:
I = f (lợi nhuận thực tế). Do đó, dự án đầu tư nào đem lại lợi nhuận cao sẽ được lựa chọn. Vì lợi nhuân cao, thu nhập giữ lại cho đầu tư sẽ lớn và mức đầu tư sẽ cao hơn. Nguồn vốn cho đầu tư có thể huy động bao gồm: Lợi nhuận giữ lại, tiền trích khấu hao, đi vay các loại trong đó bao gồm cả việc phát hành trái phiếu và bán cổ phiếu. Lợi nhuận giữ lại và tiền trích khấu hao tài sản là nguồn vốn nội bộ của doanh nghệp, còn đi vay và phát hành trái phiếu, bán cổ phiếu là nguồn vốn huy động từ bên ngoài. Vay mượn thì phải trả nợ, trường hợp nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, doanh nghiệp có thể không trả được nợ và lâm vào tình trạng phá sản. Do đó việc đi vay không phải là điều hấp dẫn, trừ khi được vay ưu đãi. Cũng tương tự, việc tăng vốn đầu tư bằng phát hành trái phiếu cũng không phải là biện pháp hấp dẫn. Còn bán cổ phiếu để tài trợ cho đầu tư chỉ được các doanh nghiệp thực hiện khi hiệu quả của dự án đầu tư là rõ ràng và thu nhập do dự án đem lại trong tương lai lớn hơn các chi phí đã bỏ ra.
Chính vì vậy, theo lí thuyết quỹ nôi bộ của đầu tư, các doanh nghiệp thường chọn biện pháp tài trợ cho đầu tư từ các nguồn vốn nội bộ và chính sự gia tăng của lợi nhuận sẽ làm cho mức đầu tư của doanh nghiệp lớn hơn.
Sự khác nhau giữa lí thuyết gia tốc đầu tư và lí thuyết nàydẫn đến việc thực thi các chính sách khác nhau để khuyến khích đầu tư. Theo lí thuyết gia tốc đầu tư, chính sách tài khóa mở rộng sẽ làm cho mức đầu tư cao hơn và do đó sản lượng thu được cũng sẽ cao hơn. Còn việc giảm thuế lợi tức của doanh nghiệp không có tác dụng kích thích đtư
Ngược lại, theo lí thuyết quỹ nội bộ của
đầu tư thì việc giảm thuế lợi tức của doanh nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận từ đó tăng đầu tư và tăng sản lượng, mà tăng lợi nhuận có nghĩa là tăng quỹ nội bộ. Quỹ nội bộ là một yếu tố quan trọng để xác định lượng vốn đầu tư mong muốn, còn chính sách tài khóa mở rộng không có tác dụng trực tiếp làm tăng đầu tư theo lí thuyết này.
3. Lí thuyết tân cổ điển
Theo lí thuyết này thì đầu tư bằng tiết kiệm (ở mức sản lượng tiềm năng). Còn: tiết kiệm S = s*y trong đó 0 .
s: Mức tiết kiệm từ 1 đơn vị sản lượng(thu nhập) và tỷ lệ tăng trưởng của lao động bằng với tỷ lệ tăng dân số và kí hiệu là n.
Theo hàm sản xuất,các yếu tố của sản xuất là vốn và lao động có thể thay thế cho nhau trong tương quan sau đây:
y = A* ert* Kα* N (1-α ) (12)
Trong đó:
y : Sản lượng
Kα: Vốn đầu tư
N (1-α): Lao động
A*ert biểu thị ảnh hưởng của yếu tố công nghệ.
α và 1-α là hệ số co giãn thành phần của sản xuất với các yếu tố vốn và lao động (thí dụ nếu α=0.25 thì 1% tăng lên của vốn sẽ làm cho sản lượng tăng lên 25%). Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo thì a và 1-α biểu thị phần thu nhập quốc dân từ vốn và lao động.
Từ hàm sản xuất Cobb Douglas trên đây ta có thể tính được tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng như sau:
g = r + (13)
Trong đó:
g: Tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng
h: Tỷ lệ tăng trưởng của vốn
n: Tỷ lệ tăng trưởng lao động
Biểu thức trên cho thấy:tăng
trưởng của sản lượng có mối quan hệ thuận với tiến bộ của công nghệ và tỷ lệ tăng trưởng của vốn và lao động.
Trong một nền kinh tế ở “thời đại hoàng kim”có sự cân bằng trong tăng trưởng của các yếu tố sản lượng,vốn và lao động.
Gọi đầu tư ròng là và
suy ra
Chia cả 2 vế cho K, ta
Hoặc: h = s *
Khi h không đổi,s không đổi thì cũng không đổi và Y phải tăng trưởng cùng tỷ lệ như h và K.
Khi đó: g =
Ở đây g là tỷ lệ tăng trưởng ở “thời đại hoàng kim”.
Suy ra: g -
(1-)*n
Hay g = (14)
Như vậy, trong “thời đại hoàng kim”, tỷ lệ tăng trưởng g phụ thuộc vào tỷ lệ tăng trưởng của công nghệ và lao động. Điều này cho thấy,không thể có thu nhập trên đầu người tăng nếu không có sự tiến bộ của công nghệ.
4. Mô hình Harrod - Domar
Mô hình Harrod - Domar giải thích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với yếu tố tiết kiệm và đầu tư.
Để xây dựng mô hình, các tác giả đưa ra 2 giả định:
- Lao động đầy đủ việc làm, không có hạn chế với cung lao động.
- Sản xuất tỷ lệ với khối lượng máy móc.
Nếu gọi: Y Là sản lượng năm t
g = :Tốc độ tăng trưởng kinh tế
: Sản lượng gia tăng trong ky
S: Tổng tiết kiệm trog nam
s = : Tỷ lệ tiết kiệm/GDP
ICOR :Tỷ lệ gia tăng của vốn so với sản lượng
Từ công thức:ICOR =
Nếu , ta có :ICOR =
Ta lại có: I = S =s *Y. Thay vào công thức tính ICOR,ta có:
ICOR = Từ đây suy ra:
Phương trình phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Cuối cùng ta có:
Như vậy, theo Harrod - Domar, tiết kiệm là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Muốn gia tăng sản lượng với tốc độ g thì cần duy trì tỷ lệ tích luỹ để đầu tư trong GDP là s với hệ số ICOR không đổi. Mô hình thể hiện S là nguồn vốn của I, đầu tư làm gia tăng vốn sản xuất (K), gia tăng vốn sản xuất sẽ trực tiếp gia tăng Y. Cũng lưu ý rằng, do nghiên cứu ở các nước tiên tiến,nhằm xem xét vấn đề: để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 1% thì đầu tư phải tăng
bao nhiêu, nên những kết luận của mô hình cẩn được kiểm nghiệm kỹ khi nghiên cứu đối với các nước đang phát triển như ở nước ta. Ở những nước đang phát triển, vấn đề không đơn thuần chỉ là duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế như cũ mà quan trọng là phải tăng với tốc độ cao hơn. Đồng thời do thiếu vốn, thừa lao động, họ thường sử dụng nhiều nhân tố khác phục vụ tăng trưởng.
Cau 3: Trình bầy phương pháp phân tích ưu nhược điểm của hệ số ICOR. Trong trường hợp nào ICOR đc xem là chỉ tiêu đánh giá hiêu quả cua ĐTPT
Phương pháp tính hệ số ICOR
Hệ số ICOR được tính:
ICOR = (tỉ lệ vốn đầu tư/GDP) / (tốc độ tăng trưởng kinh tế)
Hệ số ICOR phản ánh quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư (mô hình Harrod - Domar).
Tính hệ số này dựa trên các giả định chủ yếu sau:
- Mọi nhân tố khác không thay đổi
- Chỉ có giá tăng vốn dẫn tới gia tăng sản lượng
Vận dụng chỉ tiêu ICOR
Một là: Xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho thời kỳ mới khi xác định được khả năng tiết kiệm của nền kinh tế thời kỳ gốc và dự báo hệ số ICOR thời kỳ kế hoạch là một trong những căn cứ quan trọng đối với các nhà hoạch định trong xây dựng chiến lược phát triển
kinh tế, xã hội.
Hai là: Khi đứng trước một mục tiêu tăng trưởng do yêu cầu của các cấp lãnh đạo đặt ra, mô hình cho phép chúng ta xác định được nhu cầu tích luỹ cần có để đạt được mục tiêu đó. Là căn cứ để đánh giá khả năng đạt mục tiêu đã đề ra
Nhược điểm của ICOR:
- Là một chỉ số đã được đơn giản hóa nên khó đánh giá các hiệu quả kinh tế - xã hội.
- Đầu tư ở đây chỉ là đầu tư tài sản hữu hình, còn đầu tư tài sản vô hình, tài sản tài chính không được tính đến, nên phản ánh chưa trung thực ảnh hưởng của đầu tư tới thu nhập quốc dân.
- Chỉ số này không biểu hiện được rõ ràng trình độ kỹ thuật của phía sản xuất, vì ICOR là tỷ lệ đầu tư/sản lượng gia tăng. Chẳng hạn một bên có kỹ thuật sản xuất kém hơn, với một lượng đầu tư tương đối cũng có thể cải thiện chỉ số ICOR xấp xỉ với bên có trình độ kỹ thuật cao hơn, do kỹ thuật càng cao thì càng chậm cải tiến.
Ý nghĩa của hệ số ICOR
- Phản ánh số lượng vốn cần thiết để gia tăng được một đơn vị sản lượng.
- Phản ánh trình độ của công nghệ sản xuất
* Công nghệ cần nhiều vốn hệ số ICOR cao.
· Công nghệ cần ít vốn, nhiều lao động thì hệ số ICOR thấp.
- Phản ánh hiệu quả sử dụng vốn: so sánh hiệu quả sử dụng vốn (hay hiệu quả đầu tư)
· Giữa các thời kỳ. Hệ số ICOR cao hơn chứng tỏ thời kỳ đó hoặc nền kinh tế đó sử dụng vốn kém hơn. Tuy nhiên cách so sánh này thường xuyên vi phạm các giả thiết bởi vì giữa các thời kỳ dài khác nhau thì sự thay đổi công nghệ hay tỷ lệ kết hợp giữa vốn và lao động ít khi giống nhau.
· Giữa các nền kinh tế. Xu hướng những nền kinh tế phát triển sử dụng những công nghệ cao cần nhiều vốn thì hiệu quả sử dụng vốn thấp như hiệu quả sử dụng vốn trong công nghiệp thấp hơn trong nông nghiệp.
· Giữa các ngành:VD: hiệu quả sử dụng vốn trong công nghiệp thấp hơn trong nông nghiệp.
· Giữa các khu vực sản xuất: Các khu vực sản xuất kinh doanh cũng có sự khác biệt như ở các nước đang phát triển, khu vực kinh tế nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn khu vực tư nhân nhiều.
- So sánh vai trò của vốn với các nhân tố tăng trưởng khác:
ICOR cho biết một đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng sản lượng. Qua đó người ta có thể thấy được vốn đầu tư so với các nhân tố tăng trưởng khác có ý nghĩa thế nào đối với tăng trưởng sản lượng. ICOR càng cao chứng tỏ vốn đầu tư càng quan trọng. Trong khi đó, ICOR thấp có thể hàm ý vai trò của các nhân tố tăng trưởng khác như công nghệ đang tăng vai trò của mình đối với tăng trưởng
- Sử dụng để lập kế hoạch kinh tế, cần đầu tư bao nhiêu vốn để đạt được
mục tiêu đề ra.
* Hệ số ICOR của nền kinh tế cao hay thấp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố:
Thứ nhất do thay đổi cơ cấu đầu tư ngành
Thứ hai sự phát triển của khoa học công nghệ
Thứ ba do thay đổi cơ chế chính sách và phương pháp quản lý
Câu 4:Đt phân tán dàn trải và thiếu một chiến lược tổng thể là những khuyếm khuyết chính trong hoạt động đtpt ở nước ta trong thời gian qua .bình luận ý kiến trên.
Biểu hiện ở việc quá nhiều các dự án đầu tư có cùng tính chất tập trung ở một nơi, đầu tư nhiều khi mang tính tự phát, “ mạnh ai nấy làm ”, thay vì phân công hợp tác lại cạnh tranh nhau, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Một ví dụ đó là tình trạng đầu tư cảng biển dàn trải, thiếu tính khoa học ở các địa phương. Theo Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nước ta có khoảng 160 bến cảng, 305 cầu cảng trải dọc bờ viển từ Bắc vào Nam ( gần nữ mỗi địa phương có một cảng. Như vậy, về số lượng cảng biển chúng ta không thiếu, tuy nhiên tồn tại một số vấn đề như: Thứ nhất, quy mô cảng biển nước ta quá nhỏ, số lượng cầu cảng có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải trên 5 vạn tấn ( tàu trung bình trên thế giới ) rất ít. Đa số cầu cảng chỉ có khả năng tiếp nhận tàu từ 1-2 vạn tấn ( chiếm 46.53%) . Việc xây dựng các cảng nước sâu để có thể đón tàu trọng tải lớn lại chưa chú ý đến độ sâu của luồng tàu vào cảng. dẫn đến tình trạng nhiều cảng đầu tư hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỉ đồng lại ở tình trạng hoạt động cầm chừng, vắng tàu vào cảng, ví dụ như cảng Cái Lân, Cái Cui
Ngay trong một địa phương, việc bố trí vốn cũng tồn tại nhiều bất cập. Bên cạnh những nhu cầu thực sự về đầu tư phát triển trong địa bàn mỗi tỉnh ( thành phố ) phát sinh trong năm, tính cục bộ, địa phương, mỗi thành viên chủ chốt trong cấp ủy đều muốn quê hương minhg có một công trình, huyện nào, xã nào cũng muốn được cấp vốn đầu tư ngân sách địa phương bị phân tán vào nhiều hạng mục đầu tư, nhiều công trình thi công bị chậm tiến độ do thiếu vốn, vốn của công trình đã được bố trí chỉ trong năm nay vẫn có trong danh mục
bố trí trong năm sau …. Tình trạng này diễn ra ở nhiều địa phương, ngay cả ở những thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhất là ở các dự án xây dựng công trình giao thông. Việc chỉnh trang đô thị như xén hè, mở rộng lòng đường, làm cầu vượt, cải tạo nút giao thông được tiến hành theo kiểu “được đến đâu, hay đến đó”, vốn ít thì chỉ thi công từng đoạn, đang thi công thì dừng lại chờ kinh phí khiến cho các công trình thi công tiếp tục bị kéo dài, kinh phí đầu tư tăng và hậu quả là ách tắc giao thông diễn ra trầm trọng hơn.
Ngoài ra, tình trạng đầu tư phân tán không chỉ có giữa các địa phương, mà còn diễn ra ngay trong nội bộ một ngành hẹp, chẳng hạn như chương trình đầu tư phát triển cơ sở đóng tàu của ngành Công nghiệp tàu thủy. Thay vì tập trung xây dựng một vài cụm công nghiệp đóng tàu lớn ( như của Nhật Bản hay Hàn Quốc ) nhằm hình thành hạt nhân kinh tế cho khu vực, thì Việt Nam lại phát triển hàng chục nhà máy đóng tàu lớn nhỏ, trải dài suốt từ Bắc tới Nam. Với các thức đầu tư như vậy thì khó có thể phát triển các cơ sở đóng tàu có kỹ thuật cao và có khả năng cạnh tranh với các nước khác. Tuy rằng hiện này, chúng ta vẫn có nhiều đơn hàng đóng tàu lớn do lợi thế về nhân công rẻ, nhưng đây không phải lợi thế lâu dài của ngành này.
Không thể không nói tới tình trạng đầu tư dàn trải ở các DNNN: là một trong những nguyên nhân khiến cho hiệu quả đầu tư thấp. Các DNNN hiện vẫn đóng góp nhiều nhất vào ngân sách, nhưng câu hỏi đặt ra hiện nay là “ liệu đóng góp đó có tương xứng với tỷ lệ tài nguyên quốc gia họ đang được quản lý và sử dụng không?”. Hiệu quả của hoạt động của các DNNN, nhất là các tập đoàn kinh tế (TĐ) , các tổng công ty (TCT) đang được đặt dấu hỏi vì được đầu tư nhiều nhưng doanh thu còn chưa
tương xứng, nhiều nơi thu không đủ bù chi. Đặt biệt là trong thời gian gần đây, khi mà vốn của các doanh nghiệp này đang được đầu tư vào những ngành nghề, những dự án không thuộc vào lĩnh vực chính mà doanh nghiệp đang hoạt động, nhất là đầu tư vào các lĩnh vực “ nóng” như ngân hàng, chứng khoán, tài chính, bảo hiểm, quỹ đầu tư đa ngành là nhằm “khai thác tối đa nguồn lực, thế mạnh hiện có để tối đa hóa lợi nhuận sản xuất, kinh doanh, đồng thời tạo cơ chế san sẻ rủi ro qua nhiều lĩnh vực hoạt động”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khá nhiều các TĐ và TCT đã bị thua lỗ khi thị trường của các lĩnh vực nói trên biến động, thay đổi và sụt giảm về giá trị như trong thời gian qua. Bản than các DNNN của ta trình độ quản lý còn chưa cao, quản lý tốt lĩnh vực vủa mình đã là đỏi hỏi lớn thì việc dàn trải đầu tư ra các ngành ngoài (nhất là những ngành không đầu tư vào sản xuất, không tạo ra giá trị thực trong GDP như chứng khoán, bảo hiểm) là mạo hiểm và nhiều rủi ro, phung phí nguồn vốn ngân sách vốn đã eo hẹp.
Hậu quả của việc đầu tư dàn trải Đầu tư dàn trải trong nội bộ ngành vừa tạo ra sự cạnh tranh thiếu bình đẳng do có quá nhiều chủ thể tham gia đầu tư, vừa kém hiệu quả vì vốn không tập trung thì năng lực và trình độ sản xuất sẽ hạn chế, khó mà cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nước ngoài trong bối cảnh chúng ta đang hội nhập ngày càng sâu. Đầu tư dàn trải của các DNNN vừa kém hiệu quả vừa gây lãng phí tiền của của nhân dân, trong khi các DNNN được giao trọng trách lại không làm tròn nhiệm vụ. Chính những hoạt động đầu tư dàn trải, kém hiệu quả của cán bộ, ngành, địa phương, của DNNN là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tính trạng bất ổn của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua như tăng trưởng “nóng”, kém bền vững, lạm phát
cao, bất ổn định kinh tế vĩ mô, suy giảm tăng trưởng … Như vậy, chủ trương đầu tư chưa rõ rành, hợp lý, đầu tư dàn trải gây hậu quả to lớn đối với nền kinh tế. Cũng cần phải nói rằng những sai – hỏng trong khâu tổ chức thực hiện đầu tư, từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công, kiểm tra, giám sát cũng là nguyên nhân không nhỏ làm đầu tư kém hiệu quả.
ĐTPT thiếu một chiến lược tổng thể được thể hiện ở những thiếu sót sau:
Một là: Chất lượng một số quy hoạch chưa cao, chua có tầm nhìn dài hạn vẫn tồn tại tình trạng quy hoạch đi sau thực tế phát triển. Chính do thiếu tầm nhìn dài hạn trong quy hoạch phát triển vùng đã khiến cho công tác này phải làm đi làm lại và gây tồn kém lãng phí vốn nhà nước vì chi phí cho các dự án quy hoạch thường lớn lên đến hàng nghìn tỉ đồng. Sự thiếu tầm nhìn dài hạn còn thể hiện ở việc phát triển ồ ạt các cảng biển, cảng hàng không, sân bay, khu kinh tế trong thời gian qua, nhất là khu vực miền Trung mà chưa tính đến sự gắn kết trong việc khai thác kết cấu hạ tầng hiệu quả và khả nawg huy động vốn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, tiết kiệm đầu tư, gây lãng phí vốn nhà nước.
Hai là: Quy hoạch chưa phù hợp với kinh tế thị trường. Thực tế cho thấy, nhiều quy hoạch còn xuất phất từ ý muốn chủ quan chưa gắng vơi snghieen cứu nhu cầu thị trường và khả năng của doanh nghiệp tạo ra sự dư thừa nhu cầu, khiến cho bà con nông dân được mùa nhưng mất giá.
Bà là: Việc lồng ghép các quy hoạch giữa các ngành vơi snhau và giữa các ngành với vùng chưa tốt. Hiện nay công tác quy hoạch chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Mỗi ngành có quy hoạch phát triển riêng của ngàn đó, mỗi địa phương có quy hoạch riêng của địa phương đó. Những quy hoachjrieeng lẻ này nhiều khi mâu thuẫn, chồng chéo nhau, không tuân thủ quy hoạch tổng thể chung xủa vùng và quốc gia dẫn đến lãng phí vốn nhàn nước.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro