DD ANC
1. Người Chăm có một nền âm nhạc truyền thống rất phong phú, được hình thành và phát triển sớm trong lịch sử dân tộc. (Nếu ta nhìn lên các tháp Chăm xây dựng từ những thế kỷ đầu công nguyên, ở khu thánh địa Mỹ Sơn ta sẽ thấy nhiều hình ảnh điêu khắc nghệ nhân Chăm đánh trống Ginăng, trống Paranưng, thổi kèn Saranai, diễn tấu phục vụ giải trí các vua-thần trong cung đình hay trong vườn thượng uyển. Điều đó chứng tỏ âm nhạc Chăm đã có từ xa xưa) 2. Âm nhạc có trong mọi mặt hoạt động của ng Chăm trong sản xuất nông nghiệp, đánh bắt hải sản, trong các lễ nghi, lễ hội hay sinh hoạt khác như tình yêu, đội nước về làng... 3. Đặc tính của âm nhạc Chămpa là chất thiêng nghiêng về triết lý nội suy, cố gắng chắt lọc cái tinh tế nhất của con người để tìm hiểu những bí mật tâm linh. Chất thiêng này vốn bắt nguồn từ vũ đạo Ấn Độ cùng với huyền thoại thần Siva đang thể hiện điệu múa vi diệu của vũ trụ. Do đó,vũ đạo Chămpa xem như là sáng tạo của thần linh. Âm nhạc trong vũ đạo là chất nhạc của thần linh 4. Đối với người Chăm âm nhạc gắn liền với lễ hội dân gian và tôn giáo, người Chăm có riêng cho mình 1 hệ thống nhạc lễ, là một cách sử dụng âm nhạc và vũ đạo trong việc tế lễ. Nghệ thuật âm nhạc kết hợp với múa tạo thành một chỉnh thể âm nhạc.(Múa bao giờ cũng dựa trên tiết tấu của âm nhạc, múa và nhạc luôn đồng điệu với nhau giữa các động tác và nhịp trống. ) 5. Để đáp ứng cho nhu cầu âm nhạc trong cuộc sống và tâm linh người Chămpa đã có rất nhiều loại hình: âm nhạc thế tục, âm nhạc cung đình, âm nhạc nghi lễ cũng như các loại nhạc cụ, chia làm 3 bộ chính : o bộ gõ gồm Paranưng, Ginăng, Hagar Prong (trống lớn), Chiêng. o Bộ thổi hơi gồm Saranai, Abaw (tù và), Taliak (sáo ngang). o Bộ kéo dây như Kanhi (đàn nhị mu rùa) Rabap Kadauh (đànbầu) Champi (Đàn Tranh)... Trong đó quan trọng nhất là bộ 3 trống Baraung, kèn Saranai và trống Ginăng.Trong dàn nhạc hợp xướng các bài nhạc truyền thống dân tộc Chăm bộ ba nhạc cụ này luôn luôn đi chung với nhau. Tạo một lối hòa âm hài hòa hết sức độc đáo. 6. Việc sử dụng các nhạc cụ Chăm cũng tùy nội dung bài hát, điệu múa lễ. Tùy vào từng buổi lệ mà ng nghệ nhân sẽ sử dụng và phối hợp các loại nhạc cụ lại vs nhau. (Ví như trong tang lễ thì nghệ nhân Chăm chỉ sử dụng độc nhất cây đàn nhị. Trong Tết Katê Chăm trên đền tháp, tất cả nhạc cụ, từ trống Ginăng, Paranưng, kèn Saranai phối hòa, hợptấu ) 7. Trong múa, ca của người Chăm có rất nhiều đoạn khác nhau, nhưng trong âm nhạc thì chỉ có hai giai điệu (hay là môtíp): o Môtíp A-tính chất bình tĩnh khoan thai như nhạc trong lễ hội Chà và lớn. o Môtíp B-tính chất sôi nổi tưng bừng. Tiết tấu này như hạt nhân của sức mạnh, tạo ra biến động tinh thần điệu múa. Tiết tấu nhanh và mạnh dần như điệu múa đạp lửa. 8. Nghệ thuật âm nhạc chịu ảnh hưởng rất sâu đậm truyền thống âm nhạc Ấn Độ. Chẳng hạn, chiếc đàn Vina, một trong những nhạc cụ truyền thống của người Ấn Độ,có mặt ở Chăm Pa từ thế kỷ 7 -10,trở nên phổ biến trong các dàn nhạc ở Chăm pa. Ở Ấn Độ, trống là loại nhạc cụ vô cùng quan trọng và hầu như có mặt trong mọi dàn nhạc lớn nhỏ. Có rất nhiều loại trống khác nhau. Trong, phổ biến nhất là trống mridang (ở miến Nam) và trống tabla (ở miền Bắc). Qua nghệ thuật điêu khắc, ta biết được cả hai loại trống này đều có mặt ở CP.Và ở Chăm pa bao giờ trống cũng giữ vị trí chủ yếu. Nếu phân tích kỹ, ta sẽ thấy trống ghinang của người Chăm sẽ có nhiều nét tương đồngvới trống mridang và trống tabla. 9. Cũng giống như hầu hết các lĩnh vực khác trong văn hóa của người Chăm, trong âm nhạc của thể hiện tính biểu tượng và mang triết lí Âm-Dương hài hòa sâu sắc. Bộ ba nhạc cụ chủ yếu có tính biểu tượng như là cơ thể của con người : Kèn Saranai, cấu tạo của loại kèn này là tượng trưng cho cái đầu của con người, gồm 7 lỗ (7 nốt) tượng trưng cho thị giác, khứu giác, thính giác và vị giác. Trống Baraưng biểu tượng cho thân mình của con người. Đối với trống Ginăng, tính biểu tượng cho loại nhạc cụ này là đôi chân của con người. Như chúng ta đã biết, trong đời sống tâm linh của người Chăm, thuyết Âm - Dương chi phối rất lớn, mọi sự vật đều có Âm - Dương ; Với trống Baraung trên mặt trống có 2 màu đỏ và xanh trong đó àu đỏ tượng trưng cho Dương, màu xanh tượng trưng cho Âm. Trong một cái trống Ginăng, mặt dùng dùi để đánh là Dương, và mặt dùng tay để vỗ là mặt Âm, khi sử dụng thì dùng theo cặp. =>Tóm lại âm nhạc đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thầncủa người Chăm, có quan hệ mật thiết với đời sống con người và thế giới xung quanh, và nó không thể thiếu được trong lễ nghi tín ngưỡng dân gian của người Chăm. Âm nhạc là một thành tố trọng yếu của "phần hồn" trong "nền tảng tinh thần" văn hóa của dân tộc Chăm
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro