Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Untitled Part 5

Câu 5: Ngôn ngữ văn học là gì?Phân tích những đặc điểm chính của NNVH. Lấy dẫn chứng để minh hoa.

1, Định nghĩa.

- Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm. Nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong sự tiếp xúc của con người với tác phẩm.

-  Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ toàn dân đã được nhà văn dày công sàng lọc, lựa chọn và nâng cao.

2, Đặc điểm của ngôn ngữ văn học:

- Tính chính xác:

          + Xuất phát từ một yếu tố rất quan trong đối với văn học là phải phản ánh hiện thực 1 cách chân thực như nhà bác học Lê Quý Đôn có nói : "Văn muốn hay trước hết phải đúng, nghĩa là khả năng của văn học có thể biểu hiện đúng điều mà nhà văn muốn nói, miêu tả đúng cái nhà văn cần tái hiện"

          + Để tạo ra tính chính xác của ngôn ngữ, người viết phải có con mắt quan sát tinh tế và óc liên tưởng nhạy bén; chọn từ ngữ thích hợp với đốitượng miêu tả và chọn ngữ cảnh đúng với ý nghĩa cần biểu hiện.

VD: Trong truyện Kiều của Nguyễn Du:

Tác giả có tả Thúy Vân:  "...Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da"

Tác giả tả Thúy Kiều: "... Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"

Nguyễn Du sử dụng từ  "thua", "nhường" để tả Thúy Vân và từ "ghen", "hờn" để tả vẻ đẹp của Thúy Kiều. Thông qua đó để nói một cách chính xách về số phận của hai người sau này.

- Tính hình tượng:

          + Khả năng của ngôn ngữ văn học có thể tái hiện mọi hiện tượng của đời sống 1 cách sinh động, cụ thể gần giống như trong thực tế bằng những từ ngữ gợi cảm, gợi hình, gợi thanh.

          + Con đường để ngôn ngữ trong văn chương có tính hình tượng đó là người viết phải có vốn sống phong phú, lựa chọn sử dụng từ ngữ sáng tạo và hợp lí thì hình tượng đó mới có sự tác động mạnh mẽ tới cảm nghĩ của người đọc.

VD: Trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

"Súng bên súng, đầu sát bên đầu

          Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ"

Tất cả hình ảnh "súng bên súng", "đầu sát bên đầu" và "đêm rét chung chăn" đã nói lên sự gắn bó, đoàn kết của tình đồng chí, đồng đội

 - Tính hàm súc:

          + Là khả năng nói được nhiều ý nghĩa mà tiết kiệm được lời.

          + Ngôn ngữ hàm súc là nn được lựa chọn tinh luyện tới mức khái quát và tiêu biểu nhất để với 1 lượng nn ít ỏi mà có sức biểu hiện thật lớn.

          + Con đường để nn trong văn chương mang tính hàm súc đó là người viết phải lao động công phu về mặt từ ngữ.

VD: Trong bài Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trại

"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn"

Tác giả sử dụng từ "nướng" đã chứa chất cả tinh thần phẫn nộ của ông đối với giặc Minh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #phiêulưu