Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

ĐCS và cách mạng XHCN

Tính tất yếu,quy luật hình thành và vai trò của ĐCS,liên hệ với tính tất yếu ,quy luật ra đời của đảng cộng sản việt nam(theo tư tưởng hồ chí minh)

Tự bản than mình,giai cấp công nhân không thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử cảu giai cấp công nhân là khách quan,song để biến khà năng khách quan thành hiện thực thì phải thông qua những nhân tố chủ quan.Trong những nhân tố ấy việc thành lập đảng cộng sản với lý luận tiên phong,trung thành với sự nghiệp lợi ích giai cấp là nhân tố quyết định đảm bảo cho việc thực hiện sứ mệnh lịch sử thủ tiêu chủ nghĩa tư bản,xây dựng CNXH,chủ nghĩa cộng sản.

 2.1:khái niệm đảng cộng sản:

Đảng cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân.Nó là đội tiên phong,bộ tham mưu chiến đấu,lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân,đại biểu trung thành cho lợi ích giai cấp công nhân,của nhân dân lao động và của cả dân tộc.ĐCS bao gồm những bộ phận tiên tiến của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động.Đảng cộng sản lấy chủ nghĩa mác leenin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động,lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản của mình.

2.2 tính tất yếu ra đời của đảng cộng sản:

      ĐCS ra đời là tất yếu lịch sử của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Bởi vì, khi chưa có ĐCS lãnh đạo, g/c công nhân chỉ có thể đấu tranh tự phát, đấu tranh vì mục đích kinh tế, vì cơm ăn áo mặc, cải thiện sinh hoạt, chứ không phải đấu tranh với tư cách là một giai cấp nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Chỉ khi nào g/c công nhân đạt tới trình độ tự giác bằng việc tiếp thu lý luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin thì mới đưa cuộc đấu tranh tự phát lên cuộc đấu tranh tự giác, đấu tranh chính trị, đấu tranh với tư cách là một g/c có thể thực hiện sứ mệnh của mình. Muốn vậy, điều kiện quan trọng trược tiên là g/c công nhân phải tự xây dựng lên chính Đảng chính trị của mình, đó là ĐCS.

2.3 Quy luật ra đời của ĐCS:

Sự thâm nhập của CN Mác vào phong trào công nhân dẫn đến sự hình thành chính Đảng của g/c công nhân. V.I. Leenin chỉ ra rằng, ĐCS là sản phẩm của sự kết hợp CN Mác với phong trào công nhân. Nhưng trong mỗi nước, sự kết hợp ấy là sản phẩm của lịch sử lại được thực hiện bằng những con đường đặc biệt, tùy theo điều kiện không gian và thời gian. Ở nhiều nước thuộc địa thì ĐCS ra đời là kết quả của sự kết hợp CN Mác-Leenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. ĐCS ra đời đánh dấu sự phát triển nhảy vọt của phong trào công nhân từ tự phát lên tự giác, cuộc đấu tranh vì lợi ích kinh tế trong giới hạn của CNTB cho phép chuyển sang cuộc đấu tranh chính trị nhằm lật đổ g/c  tư sản, xóa bỏ CNTB, xây dựng CNXH, CN cộng sản.

2.4 Vai trò của ĐCS:

  đảng cộng sản là nhân tố quyết định trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.     Trong lịch sử không có giai cấp nào giành được địa vị thống trị,giữ vai trò lãnh đạo xã hội mà khong tạo ra được trong hang ngũ của mình một đảng chính trị,lực lượng tiên phong đểlãnh đạo toàn bộ cuộc đấu tranh.Trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản,chừng nào và chỉ khi nào giai cấp công nhân tự tổ chức ra chính đảng cảu mình để lãnh đạo cuộc đấu tranh thì mới đảm bảo giành được thắng lợi trọn vẹn,hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình.Nếu không có chính đảng lãnh đạo,giai capas công nhân chỉ có thể đấu tranh tự phát,đấu tranh vì mục đích kinh tế,chứ không phải là cuộc đấu tranh tự giác,vì mục đích chính trị.Chính vì vậy,đảng cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu đảm bảo cho giai cấp công nhân hoàn thàng sứ mệnh lịch sử của mình.

     Với 1 đảng cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của đảng chính là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.Đảng với giai cấp thống nhất.,nhưng đảng có độ lý luận và tổ chức cao nhất để lãnh đạo giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.Để làm tròn vai trò đó,đảng cộng sản phải là 1 đảng kiểu mới,một đảng macsxit-lêninnít .

2.5 tính tất yếu và quy luật ra đời của đảng cộng sản việt nam:

    Đảng cộng sản việt nam ra đời ngày 03/02/1930.Do hoàn cảnh của việt nam là 1 nước thuộc địa nửa phong kiến.ĐCS VN ra đời là sản phẩm cảu sự kết hợp của chủ nghĩa mác lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của ở nước ta.ĐCS việt nam đã đem lại yếu tố tự giác vào phong trào công nhân,làm cho phong trào cách mạng nước ta có 1 bước nhảy vọt về chất,lên 1 tầng cao mới.

    ĐCS việt nam là một đội tiên phong của giai cấp công nhân việt nam.đại biểu trung thành của lợi ích của giai cấp công nhân,nhân dân lao động và của dân tộc việt nam.ĐCS VN lấy chủ nghĩa mác leenin và tư tưởng hồ chí minh làm nền tảng tư tưởng,kim chỉ nam cho hành động,lây nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản,lấy sựu nghiệp giải phóng dân tộc,giải phóng giai cấp cong nhân và nhân dân lao động làm mục đích tối cao của mình.

    Từ khi ra đời cho đến nay,ĐCS VN đã thể hiện vai trò lành đo,tinh thần phụ trách trước giai cấp và dân tộc trong tiến trình cách mạng việt nam.Trong từng giai đoạn cách mạng,đảng cộng sản việt nam đã đề ra đường lối chiến lược ,sách lược,phương pháp cách mạng và lãnh đạo nhân dân việt nam hoàn thành từng mục tiêu của sứ nghiệp cách mạng,hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước và đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủn nghĩa.ĐCS VN đã đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước nhằm tạo ra bước ngoặt lịch sử,đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội,xây dựng nước ta theo mục tiêu” dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”

   Để đưa sự nghiệp đổi mới đến thắng lợi để đảm đương được vai trò lãnh đạo,đảng cộng sản việt nam coi việc tự đổi mới,tự chỉnh đốn đảng và nâng cao năng lực lãnh đạo là yêu cầu quan trọng hàng đầu,đảm bảo cho đảng luôn luôn ngang tầm nhiệm vụ cách mạng.”Đảng phải vững mạnh về chính trị tư tưởng và tổ chức phải thường xuyên tự đổi mới,tự chỉnh đốn,ra sức nâng cao trình độ trí tuệ,năng lực lánh đạo.Giữ vững truyền thống đàon kết,thống nhất trong đảng,đảm bảo đầy đủ dân chủ và kỉ luật trong sinh hoạt đảng.Thường xuyên phê bình và tự phê bình,đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân,chủ nghĩa cơ hội và mọi hành vi chia rẽ bè phái.Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ,đảng viên trong sạch có phẩm chất,có năng lực,có sức chiến đấu cao.Đảng quan tâm bồi dướng,đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của đảng và nhân dân” 

CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Khái niệm về cách mạng XHCN.

Cách mạng XHCN là cuộc cách mạng do giai cấp công nhân lảnh đạo,nhằm xoá bỏ chế độ xã hội cũ, nhất là chế độ TBCN, xây dụng thành công cnxh để tiến lên cncs. Tuy nhiên cnxh có lúc được nghiên cứu theo ngiã rộng có lúc được nghiên cứu theo nghĩa hẹp.

-    theo nghĩa hẹp:cách mạng xhcn là cuộc cách mạng về chính trị. Trong đó quần chúng lao động vùng dậy dưới sụ lảnh đạo của gccn để dành lấy chính quyền thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản(nhà nước của gccn và quần chúng nhân dân lao động) tạo tiền đề cho việc tiến hành cách mạng xhcn trên lỉnh cực kinh tể, văn hoá, tư tưởng ở giai đoạn tiếp theo.

-    Theo nghĩa rộng:cách mạng xhcn là một cuộc cách mạng xã hội. đó là quá trình cải biến một cách toàn diện trên tất cả các lỉnh vực của đời sống xh,bao gồm chính trị, kinh tế, văn hoá và tư tưởng…dưới sự lảnh đạo của gccn để xây dụng thành công cnxh tiến lên cncs.

 Như vậy, theo nghĩa rộng, cách mạng xnch bao gồm cả việc dành chính quyền về tay gccn, nhân dân lao động và cả quá trình cải tạo xh. Cũ xây dụng xã hội mới- xhcn trên tất cả mọi lỉnh vực của đời sống xh.

2. nguyên nhân của cách mạng xhcn

. Chủ nghĩa M-L cho rằng nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng xã hội là do sự phát triển của llsx. Khi llsx phát triển sẽ mâu thuẫn với quan hệ sx lỗi thời, kìm hãm nó và tất yếu fải thay thế quan hê sản xuát lỗi thời bằng qhsx mới tiên tiến hơn. Do vậy, dưói chủ nghía tư bản nhất là khi máy hơi nước ra đời làm cho llsx ngày càng phát triển, ngày càng mang tính chất xã hội hoá cao;dẫn đến mâu thuẫn với quan hệ sản xuất mang tinh chất tư nhân tư bản về tư liệu sx.

biểu hiện của mâu thuẫn trên, trong lỉnh vực kinh tế là tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng doanh nghiệp ngày càng tăng với tính tổ chức sản xuất toàn xh do tính cạnh tranh của nền sx hàng hóa tbch gây ra.

Quy luật cạnh tranh, tính chất vô chính phủ trong sx dãn tới khủng hoảng thừa, buộc một số doanh nghiệp fải ngừng sx, khi sx đình trệ, công nhân không có việc làm, họ đã đứng lên đấu tranh chồng lại gcts. để khắc phục tình trạng đó gcts đã tổ chức ra các xanhdica,tờ rớt, côngxocxiom và nhà nước tb ngày càng can thiệp sâu vào kinh tế, bằng cách quốc hữu hoá một số ngành khi khó khăn, tư hữu hoá khi thuận lợi.

Tuy rằng mâu thuẫn giữa llsx và qhsx ngày càng gay gắt, nhưng cách mạng xhcn không diễn ra một cách tự fát mà fải thông qua hoạt động của con ngưòi và những điêu kiện khách quan chủ quan nhất định.

3. những điều kiện khách quan, chủ quan của cách mạng xhcn.

Cách mạng xhcn muốn nổ ra và dành thắng lợi, phải có những điều kiện khách quan và chủ quan.

-  những điều kiện khách quan của cuộc cách mạng xhcn fải có những mâu thuẫn về kinh tế xã hội diễn ra gay gắt trong lòng xh tbch.đó là mâu thuẫn giữa llsx mang tính xã hội hoá cao với quan hệ sản xuát mang tình tư nhân về  tlsx. Đây là mâu thuẫn cơ bản, quyết định nhất của cách mạng xhcn. Mâu thuẫn kinh tế này đã dẫn đến mâu thuẫn về xh là mâu thuẫn giữa gcts và gcvs.

- dưới chế độ tbcn nền đại công nghiệp phát triển cao dựa trên cở sở sự phát triển mạnh mẽ của khkt đã hình thành những thành phố lớn,những khu công nghiệp tập trung, làm cho llsx đạt đến trình độ xh hoá cao. sự phát triển llsx đã tạo ra một đội ngũ công nhân ngày càng đông về số lượng và cao về chất lượng. họ gắn bó hữu cơ với nên sx hiện đại và giữ vai trò ngày càng cao trong việc tạo ra của cải vật chất cho xh nhưng cảu cải đó lại bị gcts chiếm đoạt. điều đó giúp cho công  nhân dẽ dàng nhận thấy sự tàn bạo của giai cấp ts và họ trở thành kẻ thù của gcts;làm cho mâu thuẫn cảu giái cấp công nhân và nhân dân lao động ngày càng sâu sắc.

- gcts không chỉ bóc lột gccn và nhân dan lao động trong nước, mà với lòng tham vô hạn, với khát vọng quyền lực, gcts đã tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược các nước khác, biến những nước này thành thuộc địa của chúng. điều đó làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước tb với các nước thuộc địa ngày càng trở nên găy gắt.

những mâu thuãn trên đã dẫn tới nguy cơ tạo thành cách mạng xh và nó đòi hỏi fải đựoc giải quyết băng cách mạng xh nhằm xoá bỏ sự áp bức bóc lột của gcts thiết lập một xã hội mới xã hội xã hội chủ nghĩa.

- những điêu kiên chủ quan của cách mạng xnch.

 những điều kiện khách quan đã tạo thanh ngui cơ tạo ra cuộc cách mạng xhcn nhung để nguy cơ đó trở thành hiện thực cần fải có những điều kiện chủ quan.

điều kiện chủ quan có ý nghĩa quyết định nhất là sự trưỏng thành của giai cấp công nhân, đặc biệt là khi nó đã có đảng tiên phong của mình là đảng cộng sản. lúc đó gccn mới có đủ khả năng điều kiện để đứng ra đảm đương sứ mệnh lịch sử của mình là tổ chức fát động quần chúng nhân dân lao động tiến hành cuộc cách mạng xnch.nếu không có điều kiện chủ quan này thì cách mạng xhcn vẫn không nổ ra. bằng chứng là ở các nước tbcn hiện nay như mỹ, nhật, anh, pháp…mâu thuẫn kinh tế xh đã có ,nhũng gccn và đảng cộng sản ở nước đó muốn phát động cuộc cách mạng xhcn. mặt khác sự khống chế của gcts ở nuớc đó quá chặt chẽ nên cách mạng xhcn chưa thể nổ ra được. điều kiện chủ quan thứ hai là sự liên minh giữa gccn với gcnd  và các tầng lớp lao động khác để tạo nên lực lượng khổng lồ, sức mạnh to lớn đảm bảo cho cách mạng thắng lợi. 

1. Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa:

Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa là giải phong xã hội, giải phóng con người, đó là mục tiêu cao cả mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Việc thực hiện mục tiêu đó gắn liền với từng giai đoạn của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

-        Mục tiêu trong giai đoạn thứ nhất của CMXHCN là giành lấy chính quyền về tay công nhân và nhân dân lao động.

-        Mục tiêu trong giai đoạn thứ hai của CMXHCN là xóa bỏ chế độ nhười người bóc lottj người, giải phóng xã hội, giải phóng con người, đưa lại cuộc sống ấm no hạnhphucs cho toàn dan; và khi xóa bỏ được tình trạng người bóc lột người thì tình trạng đan tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ.

2. Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa:

Cách mạng XHCN là cuộc cách mạng có nội dung toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội

. - Trên lĩnh vực chính trị:

Nội dung cơ bản của CMXHCN trên lĩnh vực chính trị là đưa quần chúng nhân dân lao động từ địa vị nô lệ, làm thuê, bị áp bức bóc lột trở thành người làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội. Muốn thực hiện được nội dung đó, giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản phải dùng bạo lực cách mạng đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp tư sản, như C.Mác – Ph. Ănghen nói: “ Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc” Bước tiếp theo là giai cấp công nhân phải xây dựng một nền dân chủ rộng rái cho nhân dân, đảm bỏ cho nhân đan lao động thực hiện dầy đủ quyền làm chủ về chính trị, tham gia vào công việc quản lý xã hội, quản lý nhà nước, làm cho nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân.

- Trên lĩnh vực kinh tế:

việc giành được chính quyền về tay giai cấp công nhân va nhân dân lao động mới chỉ là nhiệm vu quan trọng bước đầu. Nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa quyết định cho sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa phải là phát triển kinh tế; nâng cao chủ nghĩa là cuộc cách mạng về kinh tế. Trong điều lệ quốc tế I, C.Mác viết: “Bất cứ cuộc Cách Mạng chính trị nào cũng chỉ là thủ đoạn để giải phóng giai cấp công nhân về mặt kinh tế “. Trong hệ tư tưởng Đức, Ông nói : Xây dựng chủ nghĩa cộng sản về thực chất là xây dựng về kinh tế. Chỉ có giải phóng về kinh tế là cơ sở giải phóng giai cấp công nhân về mặt tinh thần, làm chr được kinh tế mới làm chủ được mặt tinh thần.

Nội dung của CMXHCN trên lĩnh vực kinh tế trước hết phải thay đổi vị trí, vai trò của người lao động đối với tư liệu sản xuất. Xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu, sản xuất dưới những hình thức thích hợp; thực hiện những biện pháp cần thiết gắn người lao động với tư liệu sản xuất. Sau đó phải cải tạo nền sản xuất cũ, lạc hậu thành nền sản xuát lớn xã hội chủ nghĩa có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến để đưa năng suất lao động lên cao, nhằm từng bước cải thiện đời sống nhân dân và tạo ra những cơ sở vật chất lỹ thuật cho chủy nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó, chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc “ Làm theo năng lực, hưởng theo lao động”.

- Trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng

Cách mạng XHCN tạo nên sự biến đổi căn bản trong phương thức và nội dung sinh hoạt tinh thần của xã hội thưo hướng tiến bộ. Trên cơ sở kế thừa và nâng cao các giá trị văn hóa truyên thống của dân tộc, thực hiện việc tiếp thu các giá trị văn  hóa tiên tiến của thời đại để thực hiện việc giải phóng những người lao động về mặt tinh thần qua việc xây dựng từng bước thế giới quan và nhân sinh quan cộng sản, xây dựng nền văn hóa mới và con người mới XHCN. Vì vậy, trong tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.MÁC – Ph. Ănghen đã chỉ rõ : “ Cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với những quan hệ sở hửu kế thừa của quá khứ; không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng trong tiến trình phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những tư tưởng kế thừa của quá khứ” Các nội dung trên diễn tả ra đồng thời và có quan hệ mật thiết, tác động, thúc đẩy lẫn nhau đưa đến sự thành công của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

3. Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa:

 Cách mạng xã hội chủ nghĩa với mục đích giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động ra khỏi tình trạng áp bức bóc lôt. Do vậy, nó thu hút sự tham gia đông đảo của giai cấp công nhân va tầng lớp nhân dân lao động, tạo thành những động lực to lớn của cách mạng.

Trước hết, đối với giai cấp công nhân: Giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong của nó là Đảng công sản, là động lực cơ bản, quan trọng nhất, bởi lẽ, giai cấp công nhân có vai trò quan trong trong lĩnh vực kinh tế, sản xuất ra nhiều của cải vật chất làm giàu cho xã hội. Mặt khác, giai cấp công nhân đề ra mục tiêu giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức, bất công, nghèo nàn, lạc hậu đã được các tâng lớp nhân dân hưởng ứng, đi theo tạo thành một sức mạnh đúng đắn đã đưa cách mạng từng bước đi đến thăng lợi. Do vậy, giai cấp công nhân và chính đảng của nó như là đầu tàu thúc đẩy cả con tàu cách mạng chuyển động đi về đích. Nên thực tế lịch sử cho thấy, khi nào và ở đâu phong trào công nhân vững mạnh, sự lảnh đạo của giai cấp công nhân sáng suốt thì cách mạng đi lên. Ở đâu phong trào công nhân suy yếu, sự lảnh đạo của giai cấp công nhân sai lầm thì phong trào cách mạng sẽ gặp khó khăn.

Thứ hai, đối với giai cấp nông dân: Giai cấp nông dân là động lực quan trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa vì giai cấp nông dân có nhiều lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân, là lực lượng xã hội to lớn, đông đảo trong dân cư, có khả năng cách mạng to lớn. Trong mỗi giai đoạn của cách mạng, không thể thiếu vai  trò của giai cấp nông dân.

Trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền, giai cấp công nhân chỉ giành được thắng lợi khi tập hợp được sức mạnh của giai cấp nông dân. C. Mác –Phănghen chỉ ra răng : “ Cách mạng vô sản( theo nghĩa hẹp) phải là bản đồng ca của hai giai cấp : Công nhân và nông dân. Trong các quốc gia còn tồn tại phổ biến là nông dân, nếu không có được bản đồng ca ấy thì bài đơn ca cua giai cấp công nhân sẽ thành một bài ca ai điếu.”

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, giai cấp nông dân là lực lượng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời là lực lượng to lớn bảo vệ vững chắc thành quả của CMXHCN, là điều kiện đảm bảo sự lảnh đạo của Đảng, là cơ sở xây dựng chính quyền nhà nước vững mạnh.

Thứ ba, đối với tầng lớp trí thức: Trí thức đóng vai trò quan trọng trong CMXHCN, đặc biệt là trong sự nghiệp xây dựng CHXN. V.I Lênin đã tưng khẳng định : “ Không có trí thức không thể CNXH”. Vì rằng, trí thức là những người có công lao chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phát triển dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước; tham gia xây dựng đương lối của Đảng, chính sách của nhà nước, đưa nó vào trong quần chúng nhân dân. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khi khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại phát triển thì vai trò động lực lượng lảnh đạo cách mạng vì họ không đại biểu cho bất kỳ một phương thức sản xuất nào; không có hệ tư tưởng độc lập. Trí thức phục vụ cho giai cấp thì mang ý thức hệ của giai cấp đó. Trí thức dưới chủ nghĩa xã hội mang ý thức hệ của giai cấp công nhân.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: