Ngoài lề một chút (LSVN) (P3)
Hehe, tui hứa là tui làm mà :)))
Chuyên mục nhậu và ngoại giao không khó gọi tên hoàng tử Trần Nhật Duật
Ngừ trình bày: tui :))))
Thật sự thì từ trước đến nay có rất nhiều phương pháp ngoại giao khác nhau. Nhưng có lẽ theo tui nha, một đứa làm kinh doanh và hay đi tiếp khách cùng chồng cũ thì nhậu chính là một trong những biện pháp ngoại giao thuộc hàng dễ thở nhất đối với mọi công cuộc bàn chuyện. Rượu vào lời ra, mọi thứ cực ổn khi có rượu vào mồm (nhưng tổ khổ ngừ nhà). Ngừ xa lạ thành ngừ quen khi uống rượu là chuyện thường tình.
Và cái vụ này đã được cụ Trần Nhật Duật chứng minh là nó đúng :))))
Củm ơn facebook đã chi tui biết về page Đại Việt Kỳ Nhân để bú những câu chiện của Sử Việt :))))
Cụ bảnh tỏn quá mấy má ơi ;-;
Simp cụ hồi nào hong biết luôn. Cụ xứng đáng là Idol muôn đời của giới trẻ!!!!!!!!!!!
Flex nhẹ vài thứ của cụ :))))
Điều đặc biệt, vị tướng Trần Nhật Duật khá giống với anh trai của ông là Trần Quang Khải ở tính cách nghệ sĩ, dù có vẻ mềm mại nhưng bản lĩnh cứng cỏi đến độ phi thường. Đặc biệt, vị tướng này say mê và có khả năng học nhiều ngoại ngữ được xem là xưa nay hiếm. Ông đã vận dụng thế mạnh này trong chiến trận như dùng Triệu Trung đã nói ở trên và ở những lần thu phục các chúa vùng biên.
Sách sử còn kể lại, Trần Nhật Duật thường cưỡi voi đến thôn Bà Già (Hà Nội, nơi định cư của người Chiêm) để học hỏi về ngôn ngữ, văn hóa người Chiêm. Ông thường đến thăm chùa Tường Phủ đàm đạo với tăng sĩ người Tống. Ông hay trò chuyện với Trần Đạo Chiêu, người Tống, hàng tiếng đồng hồ. Ông giỏi tiếng Trung Quốc đến nỗi sứ thần Trung Quốc khăng khăng ông là người Chân Định (một vùng văn vật của Trung Quốc, gần Bắc Kinh) dù ông đã nói rõ ông là người Việt.
Dưới triều Trần Nhân Tông, có lần nước Sách Mã Tích (có thể là Singapore ngày nay) sang triều cống, không ai hiểu tiếng nước này, vua phải cho gọi Trần Nhật Duật đến phiên dịch. Cũng do thông thạo nhiều thứ tiếng của dân tộc thiểu số mà Trần Nhật Duật khi mới 20 tuổi được vua cử phụ trách các vấn đề về dân tộc.
Khá nhiều câu chuyện về Trần Nhật Duật nói đến sự điềm tĩnh đến kỳ lạ của ông trong cuộc sống. Tuy nhiên, nói về bản lĩnh phi thường của ông sách Sử ký Đại Việt toàn thư cũng như các sách sử sau này nhắc đến chuyện ông một mình tay không tấc sắt dám vào trại của chúa đạo Đà Giang, miền núi Tây Bắc, Trịnh Giác Mật. Đó là vào năm 1280, Trịnh Giác Mật tụ họp dân nổi lên chống lại triều đình. Lúc này quân Nguyên Mông cũng đang chuẩn bị đánh Đại Việt. Trần Nhật Duật được vua cử đi dẹp loạn.
Chúa Đà Giang Trịnh Giác Mật bắn tin nếu Trần Nhật Duật dám một mình một ngựa đến gặp hắn, hắn sẽ ra hàng. Trịnh Giác Mật tin rằng không ai có thể vào rừng dao biển lửa được. Trước kia có chuyện Quan Vân Trường một mình, một đao phó hội gặp Lỗ Túc - Đại đô đốc Đông Ngô cho thấy đảm lược của vị tướng này.
Nhưng có lẽ Trần Nhật Duật đảm lược không kém vì ông thân vào rừng núi hiểm trở không có đường thoát như Quan Vân Trường, với một đối thủ khó lường hơn rất nhiều là một vị chúa đất đang nổi loạn chống triều đình. Trần Nhật Duật chỉ mang theo mấy tiểu đồng cắp tráp đi hầu, thản nhiên, sắc mặt không đổi khi đi qua rừng gươm giáo của quân Trịnh Giác Mật.
Khi ngồi tiếp chuyện, Trần Nhật Duật nói với Giác Mật bằng chính ngôn ngữ và theo đúng phong tục của dân tộc vùng Đà Giang: "Lũ tiểu đồng của ta khi đi đường thì nóng tai trái, vào đây thì nóng tai phải, cũng bởi Trịnh thủ lĩnh đối xử với ta quá trọng đãi đây".
Trịnh Giác Mật và các đầu mục đều kinh ngạc trước sự am hiểu tiếng nói và tục lệ của Trần Nhật Duật. Khi mâm rượu được bưng lên, Trịnh Giác Mật đưa tay mời có ý thách thức. Ông không chút ngần ngại cầm thịt ăn rồi vừa nhai vừa ngửa mặt, cầm gáo rượu bầu từ từ dốc vào mũi hết sức thành thạo như người địa phương. Trịnh Giác Mật kinh ngạc thốt lên: "Chiêu Văn Vương là anh em với ta".
Trần Nhật Duật đáp lại "chúng ta xưa nay vẫn là anh em", rồi sai tiểu đồng mở tráp lấy ra những chiếc vòng bạc trao cho từng đầu mục Đà Giang. Những người cầm đầu đạo Đà Giang hoan hỉ đón lấy tặng phẩm kết nghĩa theo đúng tục lệ của họ từ tay Trần Nhật Duật mà họ vừa nhận làm anh em. Đà Giang đã được quy thuận như thế: Không đổ một giọt máu, không mất một mũi tên.
Trịnh Giác Mật cảm phục Trần Nhật Duật (lúc đó mới 27 tuổi) và xin hàng triều đình. Như vậy, Trần Nhật Duật không mất mũi tên nào mà dẹp được phản loạn, hơn thế còn thu phục họ, để họ còn giúp sức cho triều đình trong việc giữ yên bờ cõi.
Lúc bấy giờ, theo thông lệ, khi sứ phương Bắc sang, triều đình phải sai phiên dịch viên làm trung gian, tể tướng không được là người trực tiếp đối thoại, đề phòng việc xảy ra sai sót gì còn có thể đổ lỗi cho người phiên dịch.
Nhưng tể tướng Trần Nhật Duật, khi tiếp sứ nhà Nguyên ông thường nói chuyện trực tiếp với họ, khi sứ về nơi nghỉ thì dắt tay cùng vào, ngồi uống rượu vui vẻ như bạn vẫn quen biết. Chính tiếng Hán lưu loát và sự am hiểu văn hóa Hán đã khiến sứ nhà Nguyên tưởng Trần Nhật Duật là người Hán di cư sang Đại Việt.
Vua Trần Nhân Tông cũng có lần nói với ông rằng "chú Chiêu Văn có lẽ là kiếp sau của người phiên lạc nên mới giỏi tiếng các nước đó".
Cụ đẹp zai quá sức tưởng tượng ;-;
-----
Khủng khiếp... cụ thánh mẹ rồi chứ cụ hong phải con ngừ nữa ;-;
Báo nhưng được cái có chiện là mấy ông con ông cháu làm rất giỏi ạ :)))))
Lê Hiển Tông: xin vía cụ chứ giờ bầy rể nhà Diêu nó hơi báo...
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro