Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

•Hồng Bàng - Văn Lang•

I. THỜI HỒNG BÀNG (2879tcn - 2524tcn)
Câu 1: Thời Hồng Bàng thuộc giai đoạn nào trong lịch sử Việt Nam?
A. Thời thượng cổ
B. Thời trung cổ
C. Thời cổ đại
D. Thời trung đại

Câu 2: Tên của quốc gia này là:
A. Vạn Xuân
B. Đại Ngu
C. Xích Quỷ
D. Nam Triều

Câu 3: điền thứ tự
Lãnh thổ của nước Việt thời Hồng Bàng vô cùng rộng lớn, phía Đông giáp với ............................ , phía Tây giáp với........................ , phía Nam giáp với ............................ , phía Bắc giáp với ...........................

1. Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương)
2. Ba Thục (ngày nay là Tứ Xuyên)
3. Hồ Tôn (Chiêm Thành)
4. Sông Dương Tử

A. 4 - 3 - 2 - 1
B. 2 - 1 - 4 - 3
C. 1 - 2 - 3 - 4
D. 3 - 4 - 1 - 2

Câu 4: Vị vua đầu tiên của quốc gia này là ai?
A. Kinh Dương Vương
B. Lạc Long Quân
C. Âu Cơ
D. Đế Lai

Câu 5: Tên thật của vị vua này là:
A. Đế Nghi
B. Lộc Tục
C. Sùng Lãm
D. Thần Nông

Câu 6: Sau thời vị vua thứ nhất, người thứ hai lên ngôi là ai?
A. Hồng Vương
B. Nam Long Quân
C. Lạc Long Quân
D. Đức Long Quân

Câu 7: Tên thật của vị vua thứ hai này là:
A. Sùng Lãm
B. Thần Nông
C. Lộc Tục
D. Đế Lai

Câu 8: Vị vua này là nhân vật chính của câu chuyện cổ tích nào?
A. Truyền thuyết trăm trứng
B. Lạc Long Quân và Âu Cơ
C. Cả A và B
D. Một đáp án khác

Câu 9:
a) Và về sau đời của Lạc Long Quân, nước Xích Quỷ được chia thành nhiều nước nhỏ, mặc dù không được sử sách công nhận nhưng nó vẫn có tên là:
A. Lĩnh Nam
B. Văn Lang
C. Bách Việt
D. Một đáp án khác

b) và đây chính là lý do dân tộc Việt Nam có:
A. Nhiều bộ tộc
B. Trăm họ
C. Nhiều họ
D. Một đáp án khác

Câu 10: vào đầu thời kỳ đồ đồng, người Việt chia thành nhiều nhóm nhỏ.

a) đã có 15 nhóm Lạc Việt sống trên khu vực:
A. Vùng núi miền Bắc
B. Miền Châu Thổ sông Hồng
C. Cả A và B
D. Không có câu trả lời nào đúng

b) và đã có thể có hơn 12 nhóm Âu Việt sống ở khu vực:
A. Vùng Tây Bắc
B. Vùng biển
C. Vùng Đông Bắc
D. Vùng đồng bằng sông Hồng

c) chưa kể đã có một số nhóm người Việt sinh sống ở khu vực:
A. Thượng lưu sông Hồng
B. Lưu vực đồng bằng sông Hồng
C. Lưu vực Thanh Nghệ Tĩnh ngày nay
D. Lưu vực sông Đà

Câu 11: trống đồng Đông Sơn là biểu hiện cho điều gì vào thời này?
A. Sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Đông Sơn
B. Sự phát triển của cả một nền nông nghiệp lúa nước
C. Sự phát triển của kiến trúc, tôn giáo, nghệ thuật, âm nhạc,...
D. Cả A, B và C

°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°

II. THỜI VĂN LANG (2524tcn - 258tcn)
Câu 1: Lý do nào 15 bộ tộc Lạc Việt lại hợp lại thành một nước?
A. Tiện cho việc trao đổi hàng hóa
B. Phòng chống lụt lội
C. Giải quyết những xung đột cả trong lẫn ngoài
D. Cả A, B và C

Câu 2: Quốc gia này có tên là:
A. Văn Lang
B. Âu Lạc
C. Bách Việt
D. Một đáp án khác

Câu 3: người lập ra nước Văn Lang lấy hiệu là:
A. Hùng Vương
B. Nam Vương
C. An Dương Vương
D. Một đáp án khác

Câu 4: điền từ
Lãnh thổ của nước này: Đông giáp với........................, Tây giáp với........................, Nam giáp với.........................., Bắc giáp với.................... .

1. Nam Hải (tức biển Đông)
2. Ba Thục (ngày nay là Tứ Xuyên)
3. Hồ Tôn (Chiêm Thành)
4. Hồ Động Đình

A. 1 - 3 - 2 - 4
B. 1 - 2 - 4 - 3
C. 1 - 2 - 3 - 4
D. 1 - 3 - 4 - 2

Câu 5: thủ đô của quốc gia này là:
A. Bạch Hạc
B. Phú Thọ - Việt Trì
C. Cả A và B
D. Tất cả đều sai

Câu 6: Quốc gia này được chia làm bao nhiêu bộ (bộ: đơn vị hành chính trung gian giữa trung ương và làng, chạ)
A. 12
B. 13
C. 14
D. 15

Câu 7: những quan văn của nhà nước này được gọi là:
A. Lạc Tướng
B. Lạc Hầu
C. Quan Văn
D. Thượng Thư

Câu 8: những quan võ của nhà nước này được gọi là:
A. Lạc Tướng
B. Lạc Hầu
C. Quan Văn
D. Thượng Thư

Câu 9: về hậu duệ của những vị vua:

a) con gái được gọi là:
A. Công chúa
B. Mị Châu
C. Mị Nương
D. Không có

b) con trai được gọi là:
A. Quan Lang
B. Thái tử
C. Vương gia
D. Không có

Câu 10: trình độ về thủ công và kĩ thuật luyện kim cũng như thể hiện rõ nét nhất về nền văn hóa của người Lạc Việt được thể hiện rõ nhất được thể hiện bằng những đồ vật nào?
A. Trống đồng
B. Vũ khí
C. Các loại dụng cụ nông nghiệp
D. Cả A, B và C

Câu 11: nói về các nghề thủ công thì những nghề nào được chuyên môn hóa?
A. Đồ gốm
B. Dệt vải, lụa
C. Xây nhà, đóng thuyền
D. Cả A, B và C

Câu 12: loại nhà ở phổ biến của thời này là:
A. Nhà sàn
B. Nhà cấp 4
C. Biệt thự
D. Nhà lá

Câu 13: xã hội thời này đã được chia làm bao nhiêu giai cấp?
A. 1
B. 3
C. 5
D. 7

Câu 14: đền Hùng nằm ở đâu?
A. Hà Nội
B. Mê Linh
C. Cao Bằng
D. Phú Thọ

Câu 15: lễ hội đền Hùng thường diễn ra và
A. Mồng 8 tháng 3
B. Mồng 10 tháng 3
C. Mồng 12 tháng 3
D. Mồng 14 tháng 3

Câu 16:
a) theo truyền thuyết vào đời vua hùng thứ 6, ai là người đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi đất nước?
A. Thánh Gióng
B. Những vị Lạc Tướng
C. Chử Đồng Tử
D. Giặc cảm thấy khó khăn nên tự rút

b) để nhớ ơn vị anh hùng có công đánh đuổi giặc dữ, vua đã ban cho vị anh hùng đó là:
A. Văn Lang thần
B. Nam Công Thiên Vương
C. Phù Đổng Thiên Vương
D. Quân Tử Thiên Vương

c) truyền thuyết về vị anh hùng này chính là đại diện cho:
A. Những công cuộc phát triển công - nông nghiệp của đất nước
B. Những công cuộc phát triển đất nước
C. Những công cuộc bảo vệ đất nước trước giặc ngoại xâm
D. Những công cuộc phát triển văn hóa xã hội của đất nước

d) lễ hội Gióng ở Phù Đổng diễn ra vào ngày nào và tại nơi nào?
A. 7/4 âm lịch tại Hà Nội
B. 8/4 âm lịch tại Hà Nội
C. 9/4 âm lịch tại Hà Nội
D. Cả A, B và C

e) lễ hội Gióng ở Sóc Sơn diễn ra vào ngày nào và tại nơi nào?
A. Mồng 9 tháng Giêng, Hà Nội
B. Mồng 8 tháng Giêng, Hà Nội
C. Mồng 7 tháng Giêng, Hà Nội
D. Mồng 6 tháng Giêng, Hà Nội

Câu 17:
a) câu chuyện cổ tích trầu cau được nhắc đến đời Hùng Vương thứ mấy?
A. 2
B. 4
C. 6
D. 8

b) câu chuyện cổ tích trầu cau là câu chuyện nhắc đến tập tục nào của người Việt?
A. Tập tục thờ cúng tổ tiên
B. Tập tục ăn trầu của người Việt
C. Tập tục về thờ cúng các lực lượng thiên nhiên
D. Tập tục tổ chức đám tang của người Việt

c) tục ăn trầu còn nói lên điều gì?
A. Tình nghĩa thắm thiết của anh em
B. Tình nghĩa vợ chồng
C. Không có, nó chỉ là một tập tục đại diện cho văn hóa người Việt
D. Cả A và B

Câu 18:
a) Hai loại bánh nào làm ra vào đời Hùng Vương thứ 6?
A. Bánh Chưng, bánh Dày
B. Bánh Tét, bánh Chưng
C. Bánh Đậu Xanh
D. Bánh Tôm cổ truyền

b) loại bánh nào tượng trưng cho trời?
A. Dày
B. Chưng
C. Đậu Xanh
D. Pía

c) loại bánh nào tượng trưng cho đất?
A. Chưng
B. Dày
C. Đa
D. Ú

d) hai loại bánh này còn có ý nghĩa nào?
A. Nhắc nhở đời sau về truyền thống của đất nước
B. Nói về tầm quan trọng của cây lúa nước
C. Nói về những món ăn mới mà người Việt Cổ sáng tạo được
D. Cả A, B và C

Câu 19: trái dưa tây (dưa hấu) nói lên điều gì của dân tộc Việt Nam?
A. Nói về những giống trái cây mới mà người Việt Cổ phát hiện ra được
B. Nói về những đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam
C. Không có
D. Cả A và B

Câu 20: truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh nói về điều gì của dân tộc Việt Nam?
A. Giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt
B. Ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng
C. Ước mơ chế ngự và làm chủ thiên nhiên của người Việt Cổ
D. Cả A, B và C




------------------
Tôi chân thành cảm ơn mọi người đã bỏ thời gian ra để giải cái test đầy thiếu sót này. Nếu có điểm nào sai sót thì xin mọi người nói ra để tôi khắc phục những sai sót đó và rút được nhiều kinh nghiệm hơn nhé. Xin chào và hẹn gặp lại vào ba ngày sau trong phần test của triều đại Âu Lạc.



_________________[ một cái góc giải thích nho nhỏ]_______________
Phù.... cuối cùng cũng xong được cả hai triều đại này mọi người ạ, lúc đầu tôi tính tách ra thành 2 chap, nhưng cuối cùng tôi buộc phải gộp lại thành 1 chap. Nói thật thì tôi cũng không dám đào quá sâu về cả hai triều đại này bởi vì đây là hai triều đại gây tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam. Nó có qúa nhiều những truyền thuyết và bị thêu dệt thành những câu chuyện nhuốm đầy màu thần thoại. Mặc dù tôi có sách vở để ngay bên cạnh nhưng cuối cùng tôi cũng không dám đào sâu vào đó, nếu đào thì đôi lúc sẽ có những sai sót không thể nào chấp nhận nổi. Tôi đã cố gắng lượt bớt một số câu hỏi vì nó có phần truyền thuyết hóa và không thực tế cho lắm, cộng thêm có một số câu hỏi gần như chưa được các nhà Sử học chứng minh mặc dù có những cuốn sách cổ ghi lại hoặc là chưa có các bằng chứng để chứng minh điều này là thật. Đây là trường hợp mà tôi đau đầu nhất trong suốt những năm tôi ngồi ôm bản thảo tới tận giờ. Thật sự ngồi học hết lịch sử Việt Nam thì đây là cái triều đại tôi nổi điên và thắc mắc nhiều nhất, càng học càng cảm thấy có những chi tiết vô lý và cái điệp khúc mở đầu là ''từ xa xưa'' hay ''theo truyền thuyết kể rằng'', ... vân vân và mây mây. Chưa kể có những tài liệu bị thất lạc nên gây ra những thiếu sót rất lớn để nghiên cứu nữa, và gần đây nhất thì tôi suýt một phen được thông não khi đọc cực kỳ có lý lẽ và không nhuộm màu thần thoại, đó là nước Xích Quỷ có hơn mười mấy đời vua, và nước Văn Lang thật sự có hơn 40 vị vua Hùng, 18 đời mà truyền thuyết nhắc thì nó lại là thời Hạ Hùng Vương, gần 30 đời kia thì gọi là thời Thượng Hùng Vương, tôi mừng gần chết đấy chứ nhưng cuối cùng ngồi mò nguồn thì mới biết đây là một quyển sách có tên là Long Hoa Mật Tạng. Vòng xoáy truyền thuyết lại tiếp tục đi ám đầu óc tôi (thở dài nhưng không chán nản)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro